amouruniversel

CÙng HỌc LỤc NhÂm

49 bài viết trong chủ đề này

. cháu chào bác Hà Uyên,

Trước khi trình bày giải đoán của cháu về "case" này, xin trình bày trước bối cảnh của người xem bói như sau: cô này là một cô bạn mới quen, hỏi quẻ cháu qua yahoo rằng chuyện của cô ấy năm Canh Dần này thế nào (mà không nói là chuyện gì). Cháu có nói cô ấy specify vấn đề cần hỏi là gì, tình duyên, công danh.... nhưng cô ấy hình như e thẹn, nói là cứ xem tất. Bởi vậy cháu mới dựa vào quẻ lập được nói trên và thấy được mấy điểm sau:

1. Quẻ thuộc về thiệp hại khóa, cách là thiệp tặc bởi vì có chữ dưới khóa 1 và chữ dưới khóa 4 khắc lên. Theo bảng thiệp hại mà tính thì quẻ phát dụng sơ truyền tại Can thượng thần (Thìn). Quẻ thiệp hại thuộc về quẻ khảm, chỉ sự trùng trùng khó khăn nên có thể thấy là vấn đề gì đó của cô gái muốn hỏi về đại thể là không thuận.

2. Thìn là Thiên cương (tinh tú) đóng vào Thái tuế địa bàn, nên đoán là tâm trạng của người hỏi quẻ lo lắng ghê lắm (mà quả đúng là vậy). Ngày Giáp có Can thượng thần là Thìn tác hào Thê tài (ngôi vị của người vợ) phát dụng làm sơ truyền (là trọng tâm câu chuyện), quẻ lại là thiệp tặc (nghĩa là dưới chống trên) nên có thể thấy hình tượng của người vợ chống lại người chồng, nhưng cô này chưa có chồng, vậy đoán là liên quan tới chuyện cô ta có gì chống lại bạn trai.

3. Trong quẻ có bao gồm các cách sau:

TRÙNG THẨM KHÓA, QUÝ ĐĂNG THIÊN MÔN, CƯƠNG TÁC QuỶ MỘ CÁCH, LỤC DƯƠNG + TAM QUANG KHÓA

TRẢM QUAN KHÓA, XUNG PHÁ KHÓA, CÔ QuẢI KHÓA, TỬ KỲ KHÓA, TAI ÁCH KHÓA, GIÁN TRUYỀN KHÓA (long đăng tam thi)

Theo môn lục nhâm thì gặp Trảm Qua khóa thì người hỏi quẻ đang muốn bứt phá ra khỏi chuyện gì, Cô quải khóa – Tử kỳ khóa – Tai ách khóa là những cách xấu đại khái chỉ về tai họa, cô đơn, bất đắc chí. Cách gián truyền khóa là “Long đăng tam thi” là cách rất tốt, nhưng trung và mạt bị Tuần không nên cách này hỏng.

4. Nơi Can ngày, Can thượng thần là Thiên cương có thừa sao Thiên hợp chuyên ứng về bạn bè, chuyện mai mối, Thiên hợp gia lâm vào Dần địa bàn thì gọi là “Cô dâu ngồi kiệu hoa”, nay thấy Thiên cương lâm vào Thái tuế địa bàn (Thìn thiên bàn ngồi lên Dần địa bàn), lại thấy trung truyền và mạt truyền bị Tuần không đóng mất nên gọi là “tam truyền bất truyền”, vì vậy chuyện cô gái quan tâm ắt hẳn đang gặp chuyện rất lo lắng, thế của tam truyền đáng lẽ tốt lắm nhưng lại bị Tuần không đóng nên câu truyện cô gái quan tâm bế tắc không thông. Xem kỹ hơn tại Can ta sẽ thấy nơi này có Nguyệt tú, Tang môn, Nguyệt khâu, Táng phách, phát dụng làm sơ truyền thì gọi là Tai ách khóa ứng vào chuyện xấu.

5. Chi ngày tại Thân địa bàn, tức nơi gia đình hay đối tượng quan tâm của cô gái thấy sao Huyền vũ, Tuế hổ, Thiên hỷ, Hỷ thần đóng cùng. Sao Thiên hỷ và Hỷ thần là sao chỉ chuyện vui vẻ, đóng cùng Huyền vũ là sao chuyên ứng chuyện sai lạc, hư thoát, Huyền vũ tại Thân gọi là “Đạo tặc gẫy chân”, Huyền vũ thừa Tuất thiên bàn thì trở nên rất hung dữ, nay đóng vào Chi ngày thì ắt hẳn chuyện ghê gớm xảy ra nơi gia trạch của cô gái, hoặc là đối với đối tượng cô gái quan tâm.

6. Quẻ thấy Can Chi ở hai cung đối xung nhau, Thiên tướng đóng ở cung Can (ứng cho người hỏi quẻ là cô gái) là Thiên hợp rất hiền, còn Thiên tướng đóng ở Chi (ứng cho gia trạch cô gái) là Huyền vũ có thừa thần là Tuất thì rất hung ác. Nay đối xung nhau cho thấy cái thế chẳng hòa giữa cô gái và gia đình. Thêm vào trong tam truyền thấy hào Thê tài phát dụng làm sơ truyền, chuyện khởi đầu ắt hẳn từ phía cô gái, thấy trung truyền là Thanh long (sao của chú rể :D) bị tuần không, mạt truyền là Bạch hổ thừa Thân thiên bàn là hào Quan quỷ (ứng với người chồng) lâm vào không địa, 2 vị này gặp Tuần không nên bị hóa ra hư vô cả.

Qua nhiêu đó chi tiết cháu nói với cô gái rằng “chuyện em đang muốn hỏi ắt hẳn liên quan tới 1 trong 2 việc em đang quan tâm, một là hỏi chuyện tiền bạc, hai là chuyện tình cảm mai mối cưới xin, gia đình gì đó. Và em đang rất lo lắng trong lòng, không biết tiến thoái ra sao”. Cuối cùng qua trò chuyện, cô gái tâm sự rằng đã quen bạn trai được mấy năm, 2 bên gia đình đã làm đám hỏi rồi, nhưng chưa tiến tới hôn nhân được là vì cô chê anh bạn trai (là dân buôn bán nhỏ) không biết cách cư xử, lại ít học, nhiều lần làm cô cảm thấy phật lòng. Vì vậy cô quyết định đơn phương chia tay, chàng trai và gia đình đằng trai rất tức giận với cô gái, và có nhiều hành động như nói xấu, hù dọa vvv… làm cô gái rất lo lắng trong lòng. Lại thêm tuổi cũng lớn rồi, quen nhau lâu năm nay lại chia tay nên trong lòng cũng rất buồn, lại vừa lo sợ anh chàng kia làm điều gì xấu để trả thù…

Chuyện chỉ có vậy, cháu giải quẻ nhăng nhít, mong bác Hà Uyên và các bạn đừng cười :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

2. Thìn là Thiên cương (tinh tú) đóng vào Thái tuế địa bàn, nên đoán là tâm trạng của người hỏi quẻ lo lắng ghê lắm (mà quả đúng là vậy). Ngày Giáp có Can thượng thần là Thìn tác hào Thê tài (ngôi vị của người vợ) phát dụng làm sơ truyền (là trọng tâm câu chuyện), quẻ lại là thiệp tặc (nghĩa là dưới chống trên) nên có thể thấy hình tượng của người vợ chống lại người chồng, nhưng cô này chưa có chồng, vậy đoán là liên quan tới chuyện cô ta có gì chống lại bạn trai.

Cảm ơn Amour, bạn đã thông được Lục Nhâm rồi, chúc mừng bạn.

1- Chữ "TÁC" thep tôi hiểu: có nghĩa là khắc bản thân. (!)

2- Thiên chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, và Địa chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, đều không được người xưa quy định là nơi sở ký của Thiên can và Địa can, không hiểu vì nguyên nhân gì lại như vậy (?). Không biết có phải 4 cung Thiên chi là nơi thường tụ hội "phách", còn 4 cung Địa chi thường là nơi tụ hội "du hồn" hay không (?)

3- Thiên can chữ Giáp, phối với Địa chi mang chữ Thân => mang 8 ý nghĩa. Điều này được quy định rất rõ ràng, bởi sự lệ thuộc của 60 Can Chi, thông qua 8 vòng (60 x 8 = 480). Khi Thiên can Địa chi Giáp Thân chỉ mang một ý nghĩa thôi, thì chắc người xưa khó gọi là "Tam minh" (tam thức).

Hà Uyên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Hà Uyên đã động viên và tận tình chỉ bảo, những người đi sau như chúng cháu không được tiếp xúc nhiều sách vở liên quan tới chủ đề này, vì vậy có rất nhiều thuật ngữ bác nói mà cháu không hiểu (cũng vì một phần không biết tiếng Hán). Vì vậy mong bác khi nói tới một thuật ngữ nào đó, bác làm ơn giải thích (chua trong ngoặc) để chúng cháu học cho dễ. Cám ơn bác nhiều lắm! :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về chữ "Tác" nói trên, cháu lại hiểu hơi khác là "đóng vai trò", ở trên nói "Thìn thiên bàn tác hào thê tài" diễn nôm na là: chữ Thìn thiên bàn đó (hành thổ) trong bối cảnh tương tác giữa ngũ hành của nó và ngũ hành của can ngày là Giáp (hành mộc), nên nó "đóng vai trò" hào thê tài. Phần sau trong mục "Các lý thuyết được áp dụng trong Tam truyền" cháu sẽ đề cập tới mấy quy tắc, thuật ngữ quan trọng hay được dùng, trong đó có nói về "lục hào".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Amour, bạn đã thông được Lục Nhâm rồi, chúc mừng bạn.

1- Chữ "TÁC" thep tôi hiểu: có nghĩa là khắc bản thân. (!)

2- Thiên chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, và Địa chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, đều không được người xưa quy định là nơi sở ký của Thiên can và Địa can, không hiểu vì nguyên nhân gì lại như vậy (?). Không biết có phải 4 cung Thiên chi là nơi thường tụ hội "phách", còn 4 cung Địa chi thường là nơi tụ hội "du hồn" hay không (?)

3- Thiên can chữ Giáp, phối với Địa chi mang chữ Thân => mang 8 ý nghĩa. Điều này được quy định rất rõ ràng, bởi sự lệ thuộc của 60 Can Chi, thông qua 8 vòng (60 x 8 = 480). Khi Thiên can Địa chi Giáp Thân chỉ mang một ý nghĩa thôi, thì chắc người xưa khó gọi là "Tam minh" (tam thức).

- Ví dụ như Thiên can Giáp phối với Địa chi Thân, ở vòng 3 mang ý nghĩa hình tượng: "có tâm chí lánh trốn đính chính". Cũng vẫn là can chi Giáp Thân, nhưng ở vòng 1 lại mang theo ý nghĩa hình tượng: "lợi về sự xuất hiện đại nhân"

Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin bác giải thích mấy vấn đề như sau:

VẤN ĐỀ 1: trong trang 1 của topic này bác có nói: "Một ngày có 12h, phối hợp với 60 Can Chi, thì ta có 12 x 60 = 720 quẻ". theo cháu hiểu câu bác nói thì 12 quẻ trong một ngày có thể diễn dịch ra 720 quẻ khác nhau. Cháu chưa hiểu và thắc mắc như sau:

1. Cách phối hợp 60 mươi đơn vị ngày của bảng hoa giáp với 12 quẻ (giờ) trong ngày như thế nào để ra được 720 quẻ?

2. Ý nghĩa và công dụng của việc phối hợp này như thế nào? Áp dụng thực tiễn ra sao?

VẤN ĐỀ 2: Bác vừa nói ở trên là:

[2- Thiên chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, và Địa chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, đều không được người xưa quy định là nơi sở ký của Thiên can và Địa can, không hiểu vì nguyên nhân gì lại như vậy (?). Không biết có phải 4 cung Thiên chi là nơi thường tụ hội "phách", còn 4 cung Địa chi thường là nơi tụ hội "du hồn" hay không?]

Cháu thấy rằng vòng độn can cho phép các thiên chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu có được các Thiên can (miễn là không bị Tuần không thì thôi), bác nói là chúng không có sở ký các Thiên can nghĩa là sao?

VẤN ĐỀ 3: Bác vừa nói ở trên là:

[3- Thiên can chữ Giáp, phối với Địa chi mang chữ Thân => mang 8 ý nghĩa. Điều này được quy định rất rõ ràng, bởi sự lệ thuộc của 60 Can Chi, thông qua 8 vòng (60 x 8 = 480).]

Xin bác giải thích câu nói trên của bác rõ hơn, (a) thiên can Giáp phối với địa chi mang chữ Thân => mang 8 ý nghĩa, là những ý nghĩa nào? (:D bác đề cập tới 8 vòng của các cặp Thiên Can Địa Chi (tổng cộng 60 của bảng hoa giáp), xin hỏi bác là 8 vòng gì? Và con số 60 x 8 = 480 mang ý nghĩa gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về chữ "Tác" nói trên, cháu lại hiểu hơi khác là "đóng vai trò", ở trên nói "Thìn thiên bàn tác hào thê tài" diễn nôm na là: chữ Thìn thiên bàn đó (hành thổ) trong bối cảnh tương tác giữa ngũ hành của nó và ngũ hành của can ngày là Giáp (hành mộc), nên nó "đóng vai trò" hào thê tài. Phần sau trong mục "Các lý thuyết được áp dụng trong Tam truyền" cháu sẽ đề cập tới mấy quy tắc, thuật ngữ quan trọng hay được dùng, trong đó có nói về "lục hào".

Hay quá, nếu vậy thì Amour dùng nghĩa chữ "tác" của Amour đã nhận thức nghĩ như vậy.

Can Chi thật giản dị, vậy mà nghiên cứu về hệ thống này, Tôi thấy còn nhiều lúng túng. Chẳng hạn như ví dụ mà Amour nhằm ngày Giáp Thân, là ngày "trùng lưu" với 12 ngày trước, là ngày Nhâm Thân. Theo thứ tự 60 can chi, thì thứ tự của Nhâm Thân là 9, thứ tự của Giáp Thân là 21, có nghĩa rằng 9 = 21 hay Giáp Thân = Nhâm Thân

Theo sự khảo cứu của tôi về Lục Nhâm, thì ngày Giáp Thân đang ở vòng 4 với hàm nghĩa: "làm cho tắt, hay làm phá vỡ sự BĨ, nhưng trong lòng (nội) lúc nào cũng tự nhủ: có thể mất đấy, có thể mất đấy"

Mừng cho Amour trong sự khảo cứu Lục Nhâm.

Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

2.3 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO TAM TRUYỀN

Phần này amour tìm hiểu theo sự mò mẫm và với sự hiểu biết rất ư là nông cạn, nếu có gì sai lầm xin các cụ vào chỉ cho, để tránh các bạn đọc bài sau này gặp sai lầm nữa, xin đội ơn các cụ trước.

LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG:

Lý thuyết âm dương trước tiên được dùng vào việc thành lập các khóa thể qua việc phân biệt ngày âm và ngày dương:

* ngày dương: Giáp - Bính - Mậu - Canh - Nhâm (Tý - Dần - Thìn - Ngọ - Thân - Tuất)

* ngày âm: Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý (Sửu - Mão - Tị - Mùi - Dậu - Hợi)

Quy tắc âm dương được áp dụng trực tiếp vào cách thành lập các khóa thể sau:

- bài 3: Tri nhất khóa (ngày dương trong tứ khóa có nhiều khóa khắc/tặc, thấy có 1 chữ khóa khắc/tặc là dương thì lấy làm sơ truyền, ngày âm trong tứ khóa có nhiều khóa khắc/tặc, thấy có 1 chữ khóa khắc/tặc là âm thì lấy chữ âm đó làm sơ truyền)

- bài 4: Thiệp hại khóa

- bài 6: Mão tinh khóa

- bài 7: Biệt trách khóa

- bài 8: Bát chuyên khóa

- bài 64: Lục thuần khóa

LÝ THUYẾT NGŨ HÀNH

Môn lục nhâm xử dụng lý thuyết ngũ hành trong nhiều cấp độ khác nhau, tạm nêu ra một vài cấp độ như sau:

1. Phân biệt ngũ hành của Can ngày và Chi ngày, từ đây lập ra tứ khóa và:

2. Trong phạm vi tứ khóa, xét quan hệ sinh khắc ngũ hành của chữ trên và chữ dưới để lập ra tam truyền

3. Từ ngũ hành của 10 can và 12 chi, xét quan hệ của 12 thiên tướng, 12 thiên thần

4. Xây dựng quy tắc về "Lục hào", một lý thuyết nền tảng cực kỳ quan trọng trong việc giải đoán

5. Xây dựng quy tắc về quan hệ (trong phạm vi lý thuyết ngũ hành) giữa 10 can/12 chi và 4 mùa thời tiết Xuân Hạ Thu Đông: tức là quy tắc về "vượng, tướng, hưu, tù, tử". Đây là quy tắc rất quan trọng để

1 & 2. Xét ngũ hành của ngày coi quẻ để từ đó lập thành các khóa thể:

* Giáp Ất - Dần Mão: hành mộc (Giáp, Dần là dương mộc; Ất, Mão là âm mộc)

* Bính Đinh - Tị, Ngọ: hành hỏa (Bính, Ngọ là dương hỏa; Đinh, Tị là âm hỏa)

* Mậu Kỷ - Thìn Tuất Sửu Mùi: hành thổ (Mậu, Thìn, Tuất là dương thổ; Kỷ, Sửu, Mùi là âm thổ)

* Canh Tân - Thân Dậu: hành kim (Canh, Thân là dương kim; Tân, Dậu là âm kim)

* Nhâm Quý - Tý Hợi: hành thủy (Nhâm, Tý là dương thủy; Quý, Hợi là âm thủy)

Từ căn bản lý thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc, tương tỉ của 10 can và 12 chi, môn lục nhâm áp dụng vào "tứ khóa" trong tứ khóa nhằm phân biệt ra vấn đề "khắc" và "tặc" "tỉ" xảy ra giữa thiên bàn và địa bàn của mỗi khóa, do đó mà lập được thành "tam truyền":

Khắc: là chữ trên khắc xuống chữ dưới (hay Thiên bàn khắc xuống Địa bàn hoặc Can ngày), sở dĩ dùng chữ "khắc" là bởi vì trên mà khắc dưới là thuận lý, cũng như kẻ trên mà dạy bảo/cai trị người dưới.

Tặc: là chữ dưới khắc lên chữ trên (hay Địa bàn khắc lên Thiên bàn), sở dĩ dùng chữ "tặc" là bởi vì dưới mà chống lại trên là nghịch lý, cũng như kẻ dưới mà chống lại người trên.

3 & 5. Xét ngũ hành của các thiên thần, thiên tướng

trong môn lục nhâm có các loại thần sát như sau:

Vòng sao Quý nhân

12 Thiên thần: chính là 12 chi thiên bàn nhưng mang tên khác đi

Thần sát được lập thành từ các quy tắc (nào đó) của các đơn vị thời gian

- Thần sát lập từ Can ngày

- Thần sát lập từ Chi ngày

- Thần sát lập từ đơn vị Năm

- Thần sát lập từ đơn vị Mùa (4 mùa)

- Thần sát lập từ đơn vị Tháng

- Thần sát lập từ đơn vị Ngày

ta sẽ cùng nghiên cứu quy tắc lập thành và bản chất của các thần sát vào một dịp khác, ở đây ta xem xét quy tắc tương sinh, tương khắc của các thần sát này. Trong môn lục nhâm quy định đặc tính tốt hay xấu cho mỗi thần sát khác nhau, và dựa trên quy tắc sinh/khắc của ngũ hành ta cần chú ý các điểm sau:

Đắc địa/Thất địa: một thần sát đắc địa là nó nằm đúng phương vị của nó thì gọi là đắc địa, phương vị của thần sát được quy định bởi địa bàn lục nhâm. Ví dụ: sao Quý nhân nằm tại Hợi địa bàn thì đắc địa, sao Câu trận nằm tại Tị địa bàn là đắc địa. Đối với cát tướng thì khi đắc địa thì tác phúc mạnh, còn đối với hung tướng đắc địa thì bớt hung. Tại sao lại có khái niệm "đắc địa" và "thất địa" trong môn lục nhâm? Khi dùng quy tắc ngũ hành sinh/khắc ta có thể hiểu được điều này, ví dụ: sao Câu trận mang hành thổ, khi đóng vào Dần/Mão địa bàn mang hành mộc nên bị khắc, vì vậy gọi là nó đóng nơi "Thất địa", còn khi Câu trận đóng nơi Tị địa bàn mang hành hỏa nên nó được địa bàn sinh, vì vậy gọi là "đắc địa".

Vượng - tướng - hưu - tù - tử: là quy tắc miêu tả "khí lực" của các thần sát, vượng khí tức là khí lực của thần sát đó mạnh do nó gặp chính thời, tướng khí là khi thần sát được ngũ hành của mùa sinh ra nó, hưu khí là ngũ hành của thần sát đó sinh ra mùa xem quẻ, tù khí là khi ngũ hành của thần sát đó khắc ngũ hành của mùa xem quẻ (bởi thần sát khắc lại thời cũng như kẻ yếu chống lại người mạnh, tất sẽ thua), tử khí là khi ngũ hành của thần sát bị ngũ hành của mùa xem quẻ khắc (mạnh mà khắc yếu thì yếu tất chết). Ví dụ thần sát hành Mộc mà xem vào mùa Xuân thì vượng khí, xem vào mùa Hạ thì hưu khí, xem vào mùa thu thì tử khí, xem vào các tháng 3, 6, 9, 12 là các tháng hành thổ thì bị tù khí. Còn một trường hợp khác tính là "vượng khí" là khi có nhiều thần sát có cùng một hành gặp nhau tại 1 cung, ví dụ như sao Thiên hợp mà có Dần thiên bàn đóng thì gọi là Thiên hợp vượng khí.

4. quy tắc về lục hào:

Một quẻ lục nhâm bao gồm 10 can, 12 chi được diễn ra thành vô vàn các thần sát khác nhau. Người học môn lục nhâm sẽ bị xa vào mê hồn trận và không thể giải đoán nếu không nắm vững hai quy tắc sau:

a) quy tắc về lục hào

:D quy tắc về "loại thần"

lục hào được lập thành qua sự diễn giải quy tắc "tương sinh", "tương khắc", "tương tỉ" của 10 can và 12 chi như sau:

Hào của bản thân ta: đó chính là Can ngày, cũng từ bản thân ta mới biết được các hào vị khác

Hào huynh đệ: địa chi nào có ngũ hành tương đồng/tương tỉ với Can ngày thì gọi là "hào huynh đệ", ý là ngang bằng vai với ta chính là anh em/bạn bè.

Hào tử tôn: Ta sinh ra ai thì đó là con ta, vì vậy ngũ hành của Can ngày mà sinh ra địa chi thì địa chi đó chính là hào tử tôn.

Hào thê tài: theo quy tắc tự nhiên thì con mái phải phục tùng con trống, nói một cách khác là con trống phải chế ngự được con mái, chồng phải khắc chế được vợ. Do đó ngũ hành của địa chi nào bị Can ngày khắc thì gọi địa chi đó là hào thê tài.

Hào Phụ mẫu: ai sinh ra ta thì đó là cha mẹ ta, vì vậy địa chi nào có ngũ hành sinh ra ngũ hành của Can ngày thì địa chi đó chính là hào Phụ mẫu.

Hào Quan quỷ: Quan quỷ có nhiều ý nghĩa khác nhau như cấp trên, quan trên, thần thánh, quỷ thần. Đó là những nhân vật có thể khắc chế được ta. Vì vậy địa chi nào có ngũ hành khắc với ngũ hành thì địa chi đó gọi là hào Quan quỷ.

Ở trên chỉ giải thích về lục hào đối với 12 địa chi (thiên bàn), đối với 10 Can cũng có thể diễn dịch theo quy tắc lục hào. Tuy nhiên, ta phải nhớ rằng 10 Can luôn đứng sau lưng của 12 địa chi, do đó ta gọi là "Độn Can". Và "hào vị" của Can luôn có chữ "Ám", ví dụ khi một độn can mà khắc với Can ngày thì đó gọi là "Hào ám quỷ". Bạn có thể hỏi là "tại sao lại phải quan tâm tới quy tắc lục hào?", câu trả lời là nếu bạn không biết phân biệt lục hào thì bạn sẽ không thể giải nổi một quẻ lục nhâm. Ví dụ: một người vợ muốn chiêm đoán về chồng mình, ắt phải tìm hào quan quỷ (tượng của người chồng" mà đoán, một người muốn hỏi về cha mẹ, ắt phải tìm hào "Phụ mẫu" mà đoán: giả sử vào ngày Ất mà một người cha chiêm đoán về con mình, ông ta phải tìm về thiên bàn Tị và Ngọ là nơi tác hào tử tôn để đoán.

"Loại thần" là thuật ngữ của môn lục nhâm chỉ về các đối tượng mà các thần sát làm đại diện, ví dụ: sao Bạch hổ làm đại diện cho sự tàn sát, đường đi, tiền bạc; còn sao Thiêp hợp đại diện cho tính riêng tư, bạn bè, người mai mối. Người học lục nhâm phải nắm rõ về "loại thần" để có thể kết hợp với quy tắc lục hào nhằm giải đoán một cách uyển chuyển và chính xác việc mình quan tâm.

LÝ THUYẾT VÒNG TRƯỜNG SINH

Một quy tắc căn bản mang tính then chốt và không thể thiếu trong khi lập thành cũng như luận giải môn lục nhâm, đó là lý thuyết về "vòng trường sinh", ta có thể thấy vòng trường sinh miêu tả 12 giai đoạn diễn giải một cách cặn kẽ quy luật "thành - thịnh - suy - hủy" của vạn vật. Nói một cách nôm na thì nó được lập ra để miêu tả "vòng đời" của mọi sự vật/sự việc trên cõi đời:

Sinh: giai đoạn được sinh ra

Bại (Mộc dục): giai đoạn non nớt, như cây mới nảy chồi

Đái (Quan đới): giai đoạn lớn hơn, như trẻ em đã biết mặc áo đội mũ, đi học hành

Quan (Lâm quan): giai đoạn vào đời, thời kỳ biết lao động

Vượng (Đế vượng): giai đoạn trưởng thành hoàn toàn, xung mãn nhất

Suy: giai đoạn bắt đầu ở phía bên kia của đỉnh dốc, đang trên đà đi xuống

Bệnh: giai đoạn đi xuống dốc, như người đã suy kiệt tới bệnh hoạn

Tử: giai đoạn lìa bỏ, chết, đối nghịch với nghĩa được sinh ra

Mộ: giai đoạn phân hủy, có thể tạm hiểu như khái niệm "cõi trung ấm" của đạo Phật, sau cái chết mà chưa đầu thai lại.

Tuyệt: giai đoạn lìa bỏ giai đoạn "trung ấm", cuộc sống cũ hoàn toàn chấm dứt để đi vào một cuộc sống mới

Thai: giai đoạn "đầu thai", cũng như thân trung ấm nhập thai để bắt đầu cơ thể mới

Dưỡng: giai đoạn thai nghén trưởng thành, cũng như một bào thai được nuôi dưỡng

Trong một quẻ lục nhâm, chỉ cần nhìn thấy trong lục xứ, nhất là tam truyền ở giai đoạn nào của vòng đời đã cho phép người xem quẻ có một khái niệm khá rõ rệt về một thời kỳ của vật/việc mà họ quan tâm, ví dụ: nhìn thấy chữ "Mộ" đóng nơi Can ngày đủ thấy một vòng sinh tử đã kết thúc, và hiện sự vật/sự việc mà Can ngày đại diện đang mơ mơ màng màng, hốt hốt hoảng hoảng tựa như linh thức của người chết trong cõi trung ấm.

LÝ THUYẾT VỀ VÒNG THÁI TUẾNgười xưa chỉ dùng 10 can và 12 chi mà miêu tả được a) không gian (thiên bàn), :D thời gian (địa bàn, c) vạn vật (loại thần) một cách cực kỳ sâu rộng và chi tiết. Trong đó, đơn vị thời gian của năm và vòng tuần hoàn của nó được thể hiện trong "Vòng thái tuế". Amour không hiểu rõ về quy tắc lập thành của vòng thái tuế, nhưng trong phạm vi của môn lục nhâm, ta biết rằng vòng thái tuế được lập thành để miêu tả cái gọi là "thần sát" theo đơn vị thời gian năm như sau:

1. Thái Tuế

2. Thiếu Dương

3. Tang Môn

4. Thiếu Âm

5.Quan Phù

6.Tử Phù

7. Tuế Xung

8.Long Đức

9. Tuế Hổ

10.Phúc Đức

11.Điếu Khách

12.Bệnh Phù

Trong đó ta quan tâm nhiều hơn hết là Thái tuế - Tang môn - Tuế hổ - Điếu khách - Bệnh phù. Trong các sách nói rằng Thái tuế là đơn vị địa chi thống lĩnh khí huyết của một năm, đóng vai trò như một vị vua năm (Tuế quân) oai quyền. Vì vậy chỉ nên "tọa vào" (cùng hướng) chứ không nên "hướng vào" (đối kháng). Còn các vị thần sát còn lại mỗi vị lại mang một vai trò và ý nghĩa cụ thể.

LÝ THUYẾT VỀ VÒNG SAO QUÝ NHÂN

Amour chưa hiểu được về quy tắc lập thành và lý thuyết của vòng sao Quý nhân. Tuy nhiên, để nắm được một vài quy tắc kỹ thuật về vòng sao quý nhân thì có các điểm sau cần lưu ý:

ngũ hành của Thiên tướng: môn lục nhâm có sử dụng 12 thiên tướng làm thần sát quan trọng bậc nhất, thể hiện rõ ràng nhất về sự may rủi cần dự đoán, trong đó:

Quý nhân = Sửu (âm thổ); Đằng xà = Tị (âm hỏa), Chu tước = Ngọ (dương hỏa), Thiên hợp = Mão (âm mộc), Câu trận = Thìn (dương thổ), Thanh long = Dần (dương mộc), Thiên không = Tuất (dương thổ), Bạch hổ = Thân (dương kim), Thái thường = Mùi (âm thổ), Huyền vũ = Hợi (âm thủy), Thái âm = Dậu (âm kim), Thiên hậu = Tý (dương thổ).

Trong tam truyền, nếu có Thiên tướng nào khắc ngược lên Thiên bàn thừa thần của nó thì gọi là "Thiên tướng ngoại chiến", còn chữ Thiên bàn thừa thần của nó khắc xuống Thiên tướng cùng cung thì gọi là "Thiên tướng nội chiến". Trong môn lục nhâm có câu 86 trong phần "Tất pháp tập" nói rằng "Tướng phùng nội chiến sở mưu nguy", tức là khi nào trong một cung ta đang xem xét thấy có chữ địa bàn khắc lên chữ thiên bàn, rồi chữ thiên bàn đó khắc xuống thiên tướng thì gọi là "Tướng phùng nội chiến", ứng với điềm có nội loạn đối với vấn đề mình đang muốn hỏi bói. Còn Thiên tướng ngoại chiến thì ứng với sự khắc ít nghiêm trọng hơn.

LÝ THUYẾT VỀ CÁC LOẠI HÌNH QUAN HỆ CỦA 12 ĐỊA CHI

Giữa 12 địa chi với nhau, ta có được các loại hình về loại hình quan hệ của chúng như sau:

1. Quan hệ ngũ hành: Giữa 12 địa chi có các mối quan hệ về được hình thành từ quy tắc tương sinh tương khắc ngũ hành của chúng ( "sinh", "khắc", "tỉ hòa").

2. Quan hệ "Hình": giữa 10 can và 12 chi có tồn tại một loại quan hệ gọi là "hình", có nghĩa là "hình phạt". Đó là khi một đơn vị này công phạt, làm thương tổn một đơn vị khác.

3. Quan hệ "Hại": giữa 10 can và 12 có tồn tại một loại quan hệ gọi là "hại", có nghĩa là không hòa thuận, ngấm ngầm làm hại nhau.

4. Quan hệ "Xung": là loại quan hệ chỉ sử "đối kháng và hóa giải" giữa 12 địa chi với nhau, quan hệ đối kháng này có thể tốt, có thể xấu bởi vì khi sự tốt bị hóa giải mất thì không hay, còn việc xấu bị hóa giải lại là chuyện lành.

5. Quan hệ "Phá": là loại quan hệ mang ý nghĩa "làm cho mất đi', "chia lìa, tán nhỏ', "di chuyển, di dời, chuyển đi", "đổi bỏ, dời đổi".

6. Quan hệ "Hợp": là loại quan hệ mang ý nghĩa "hài hòa", "kết hợp", "hòa hợp". Quan hệ hợp này được chia ra làm hai loại nhỏ hơn: a) tam hợp, :wub: lục hợp. Loại quan hệ này được áp dụng vào cả 10 can lẫn 12 chi.

Sáu loại quan hệ này tạo nên một mối tương tác vô cùng, vô tận của quẻ lục nhâm, cái lợi của chúng là ta có thể tiến hành "vi phân tích" sự việc tới những chi tiết rất nhỏ, cái khó của chúng là nó tạo nên một mạng lước các mối quan hệ chằng chịt và rối rắm. Tuy nhiên, nếu ta biết áp dụng quy tắc loại thần và lục hào, tập trung vào "lục xứ" thì có thể áp dụng các loại quan hệ này một cách thuận lợi trong việc giải đoán.

LÝ THUYẾT VỀ "CHỦ" VÀ "KHÁCH" TRONG LỤC NHÂM

Trong một quẻ lục nhâm, nơi Can ngày đại diện cho bên "Chủ" và nơi Chi ngày đại diện cho bên "Khách". Khi giải đoán quẻ lục nhâm, nếu không thông về lý thuyết "Chủ" và "Khách" thì người giải quẻ sẽ có thể gặp nhiều sai lầm, cho dù anh ta có thông thuộc tất cả các quy tắc và lý thuyết đã nói phần trên. Để giải thích cho ý này, trước tiên ta tìm hiểu thế nào là "chủ", thế nào là "khách":

ta không nên hiểu rằng "chủ" có nghĩa là người sở hữu, hay người làm chủ, còn "khách" có nghĩa là người mà ta tiếp đón (theo nghĩa "khách khứa")

chữ "Chủ" trong môn lục nhâm (theo amour hiểu) có nghĩa là: trong một bối cảnh câu chuyện/sự vật/sự việc mà bên nào chịu thụ động, tĩnh, ra tay sau thì gọi là "Chủ", tức là bên mang vị thế ứng phó trong bối cảnh đó (hậu phát chế nhân

còn bên nào chủ động ra tay trước thì gọi là "khách", mang tính cách động, phát trước (tiên phát chế nhân)

Bởi nếu không phân biệt được "chủ" hay "khách" thì lắm khi người giải quẻ sẽ lâm vào tình trạng "râu ông nọ cắm cằm bà kia", cho dù anh ta có nắm được vững các quy tắc khác. Tuy nhiên, riêng phần "Chủ/khách" này chỉ là sự hiểu mang tính chủ quan của amour, các bạn nên tự mình tìm hiểu thêm, và rất mong được các tiền bối chỉ dạy thêm.

LÝ THUYẾT VỀ "ĐỨC" VÀ "HÌNH"

Về vấn đề "Đức" và "Hình" amour còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, xin hẹn tới phần 65 bài khóa sẽ trình bày.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên, bạn Amouruniversel,

VinhL biết bác Hà Uyên và bạn Amouruniversel nghiên cứu nhiều về Lục Nhâm, không biết có khám phá ra được nguyên lý về Can ký (Giáp Khóa Dần, Ất khóa Thìn, vv…), và tại sao Tý Ngọ Mão Dậu thì không có Can nào ký?

VinhL nghe nó về Lục Nhâm Kim Khẩu Quyết là do Tôn Tẫn, đệ tử của Quỷ Cốt Tử viết ra, không biết bác Hà Uyên có nghiên cứu qua Lục Nhâm Kim Khẩu Quyết không?

Mong được trao đỗi và học hỏi nhiều về Lục Nhâm từ bác Hà Uyên và bạn Amouruniversel.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn, chào Amour

Amour đã nói:

"Amour thấy rằng học tập mà có thể cùng bạn bè trao đổi, các bậc tiền bối vào chỉ bảo cho thì nhanh thành tựu. Nay muốn lập topic này để post bài học lên đây, qua đó mọi người cùng trao đổi, không biết có nên chăng? Nếu được thì Amour xin post từng bài theo dạng giáo án, căn cứ vào bộ NHÂM ĐỘN ĐẠI TOÀN mà tiến hành"

Khi Amour copy xong 12 quẻ của ngày Giáp Ngọ, chúng ta cùng các anh chị em luận giải. Rồi tiếp đến 12 quẻ của ngày Ất Mùi, ...v.v... Chẳng nhẽ chỉ có mình Tôi và Amour cùng "tự học" hay sao ?

Hà Uyên.

Kính bác Hà Uyên.

Có Thiên Sứ cũng đang xem nữa ạh.

Tôi xin đề nghị lập một chuyên đề riêng cho mục này. Chủ đề chính là topic này và cần thêm những topic phụ, như: Trao đổi về Lục Nhâm, Bàn về Lục nhâm.....

Mong được sự đồng ý của anh Amour và bác Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên sứ,

Được chú Thiên sứu ưu ái cho lập cả một chuyên mục riêng cho Lục nhâm thì hay quá. Lại được anh VinhL tham gia là nhất rồi. Cám chú rất nhiều!

Anh VinhL thân mến,

Em có hứa gửi ebook cho anh mà chưa làm đc, vả lại em kiểm tra nội dung mình đã đánh may thấy sai nhiều quá nên em cũng không muốn gửi, thêm vào đó nữa là anh hẳn cũng đã có đủ mấy cuốn ebook lục nhâm của tg Nguyễn Ngọc Phi, vì vậy em tính là khi nào mình đã thông rồi sẽ post lên để mọi người cùng tham gia chỉnh sửa, góp ý và hoàn thiện theo cách phân tích, chương cú hiện đại cho bạn đọc dễ hiểu, dễ dùng. Mong anh thông cảm và ủng hộ.

Cheers!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Có Thiên Sứ cũng đang xem nữa ạh.

Tôi xin đề nghị lập một chuyên đề riêng cho mục này. Chủ đề chính là topic này và cần thêm những topic phụ, như: Trao đổi về Lục Nhâm, Bàn về Lục nhâm.....

Mong được sự đồng ý của anh Amour và bác Hà Uyên

Chào anh Thiên Sứ

Cảm ơn sự quan tâm của Anh tới chuyên đề này.

Kiến thức trong Ất - Giáp - Nhâm hình thành trong tôi, như một người bạn mà tôi dành thời gian đã tạm đủ, vậy mà cũng còn nhiều khái niệm mà tôi vẫn tồn nghi cho tới hôm nay. Khi được trao đổi học thuật cùng Anh Chị Em trên diễn đàn, đặc biệt được sự quan tâm và ủng hộ của Anh, chúng ta sẽ từng bước khai mở những tinh túy còn ẩn tàng bên trong lớp toán Tam minh này, để ứng dụng trong thực tiễn, mang lại giá trị có hiệu quả cho từng người.

Bạn Amour đứng vai trò nòng cốt, bên cạnh có VinhL như có Tả Hữu cùng nhau trao đổi học thuật. Tôi không thể cố được, nhưng sẽ gắng theo, cùng các bạn đối với chuyên đề LỤC NHÂM này.

Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép các cụ, amour xin được qua bài 3:

BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP LẤY TAM TRUYỀN

3.1 LẤY TAM TRUYỀN TỪ 10 BÀI KHÓA CĂN BẢN NHẤT

3.2 GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG TAM TRUYỀN

3.3 LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐOÁN

Mục tiêu của bài học số 3:

• Hiểu rõ và thành thục về phương pháp lấy tam truyền

• Làm quen với các mối quan hệ trong nội bộ của từng truyền, cũng như các mối quan hệ của từng truyền với các truyền khác với nhau

• Giới thiệu sơ qua về phương pháp giải đoán quẻ lục nhâm.

Sau khi học xong bài này rồi, chúng ta nên luyện thành khả năng lập tam truyền và giải quẻ một cách căn bản để làm nền tảng phát triển tiếp cho việc giải đoán lục nhâm sau này.

3.1 LẤY TAM TRUYỀN TỪ 10 BÀI KHÓA CĂN BẢN NHẤT

Trong môn Đại Lục Nhâm tất cả các kỹ thuật giải đoán hầu hết tập trung vào tứ khóa và tam truyền, nếu có sai lầm trong việc lấy tam truyền thì tất cả các giải đoán kể như sẽ sai lầm hết. Trong phần "Tất pháp tập" có câu "Võng dụng tam truyền tai phúc dị", có nghĩa là nếu dùng nhầm tam truyền thì việc cát hung đoán ra sẽ chẳng được chính xác như thực tế, vì vậy người học môn lục nhâm này tất phải nắm rất vững cách lấy tam truyền. Cả môn Đại lục nhâm này có tổng cộng 65 bài khóa, nhưng may mắn thay là kỹ thuật lấy tam truyền chỉ nằm vỏn vẹn trong 10 bài khóa đầu tiên. Trong phần 3.1 này chúng ta sẽ học cách lấy tam truyền dựa vào việc quan sát tứ khóa, can chi. Để hiểu được một cách dễ dàng phương pháp lấy tam truyền, ta cần nhớ rằng "quy trình lấy tam truyền" được tiến hành như sau:

bước 1: an Can, Chi

bước 2: từ cung an Can ngày và cung an Chi ngày lập thành tứ khóa

bước 3: lấy tam truyền, bằng cách đi xem xét 3 loại quan hệ cơ bản nhất (tương tác ngũ hành bao gồm: tương sinh, tương khắc, tương tỷ) giữa chữ trên và chữ dưới của từng khóa một. Lưu ý trong tam truyền sẽ chia ra hai trường hợp tổng quát nhất, đó là:

• trường hợp 1: trong tứ khóa có loại quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa

• trường hợp 2: trong tứ khóa không có quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

Xem trong hình minh họa dưới đây, ta có thể thấy rằng 2 trường hợp lấy tam truyền đó sẽ bao gồm các bài khóa liên quan:

• trường hợp 1: trong tứ khóa có loại quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa

+ bài khóa 1: Nguyên thủ khóa

+ bài khóa 2: Trùng thẩm khóa

+ bài khóa 3: Tri nhất khóa

+ bài khóa 4: Thiệp hại khóa

• trường hợp 2: trong tứ khóa không có quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa:

+ bài 5: Dao khắc khóa

+ bài 6: Mão tinh khóa

+ bài 7: Biệt trách khóa

+ bài 8: Bát chuyên khóa

+ bài 9: Phục ngậm khóa

+ bài 10: Phản ngậm khóa

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

KHÓA TẶC VÀ KHÓA KHẮC

Dùng công thức lập quẻ trong bài 1, chúng ta đã có thể lập ra được tứ khóa. Trong mỗi một khóa của bốn khóa của quẻ lục nhâm sẽ bao gồm một chữ trên và một chữ dưới. TRONG MỖI KHÓA, nếu có quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của khóa đó ta sẽ có một trong hai trường hợp sau:

• Chữ trên khắc xuôi xuống chữ dưới: thì gọi là khóa khắc

• Chữ dưới khắc ngược lên chữ trên: thì gọi là khóa tặc

Ngoài ra, nếu thấy chữ dưới và chữ trên không khắc cũng không sinh ra nhau thì gọi là quan hệ " khóa tỷ hòa", còn sinh ra thì gọi là "khóa sinh"

Tại sao cùng là tương khắc mà lại chia ra làm 2 tên (một gọi là khóa tặc, một gọi là khóa khắc)? bởi vì chữ trên của mỗi khóa được lấy ở chữ Thiên bàn, còn chữ dưới của mỗi khóa được lấy từ chữ Địa bàn (hoặc lấy ở Can ký, đối với khóa 1). Mà trong kinh dịch thì quan niệm rằng:

"Thiên tôn địa ty. Càn Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường, Cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ; vật dĩ quần phân, cát sinh sinh hĩ. Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa kiến hĩ."

Nghĩa là

"Trời cao Đất thấp. Càn khôn ổn định. Cao thấp tỏ bày, sang hèn định vị. Động tĩnh luôn thường, cương nhu phán đoán. Cùng loại thì tụ, vật chia nhóm bày, cát hung nảy sinh. Ở trời là tượng, ở đất là hình, biến hóa định rõ"

Vì quan niệm như vậy, nên khi trong một khóa có chữ trên khắc xuống chữ dưới cũng như trên cai trị dưới, nên gọi là "khóa khắc". Còn đất mà dám chống trời, dưới mà dám chống trên thì tức là làm phản, vì vậy gọi khóa có chữ dưới khắc ngược lên chữ trên là "khóa tặc".

KHÓA TẶC - KHÓA KHẮC và 4 BÀI KHÓA NỀN TẢNG

Khi quan sát trong tứ khóa để lấy tam truyền, việc đầu tiên mà chúng ta đi tìm là phải xem trong từng khóa một có những quan hệ tương khắc hay không. Nếu trong tứ khóa có trường hợp tương khắc, thì việc lấy tam truyền sẽ rơi vào 1 trong 4 bài khóa sau đây:

• trường hợp có 1 khóa khắc (trong tứ khóa chỉ có một khóa có chữ trên khắc chữ dưới, 3 khóa còn lại là khóa sinh, khóa tỷ): trường hợp này được gọi là "Nguyên thủ khóa", nghĩa là khóa đứng đầu. Tại sao có tên này? Bởi vì trong 4 khóa bao gồm 8 chữ cả trên cả dưới, mà chỉ có một chữ có khả năng khắc xuống, đó chính là tượng của một người đứng đầu, có khả năng cai trị tất cả thần dân còn lại.

• trường hợp có 1 khóa tặc (trong tứ khóa chỉ có 1 chữ dưới khắc lên chữ trên, 3 khóa còn lại là các khóa sinh, khóa tỷ hoặc cả khóa khắc): trường hợp này được gọi là "Trùng thẩm khóa", nghĩa là "suy đi tính lại nhiều lần". Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trong cả 4 khóa bao gồm 8 chữ chỉ có 1 chữ dưới dám "khắc lên" khóa trên, đây là hình tượng của một người rắp tâm làm phản, chống lại người trên. Mà làm phản thì nguy hiểm lắm, bởi vậy phải cân đi nhắc lại xem có làm được không, vì vậy gọi là Trùng thẩm khóa.

• trường hợp có nhiều khóa tặc hay khóa khắc, nhưng chỉ có 1 chữ trên của của các khóa tặc/khắc đó là cùng vị âm dương với ngày: trường hợp này gọi là "Tri nhất khóa". Tri nhất có nghĩa là biết một, nghĩa là chỉ dùng 1 khóa đồng vị âm/dương với ngày coi quẻ để lập tam truyền thôi. Lý do là quy tắc của "dịch" là cái gì ít thì làm chủ, nay trong đám khóa khắc hay khóa tặc đó chỉ có 1 chữ trên đồng vị âm dương với ngày coi quẻ thì đương nhiên nó sẽ làm chủ mà phát dụng thành Sơ truyền, vì vậy gọi là khóa "Tri nhất".

• Trường hợp có nhiều khóa tặc/khắc: được gọi là "Thiệp hại khóa", "thiệp" có nghĩa là lướt qua, "hại" ám chỉ các quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới. Sở dĩ gọi như vậy là trong tứ khóa có nhiều hơn 1 khóa bị tặc hoặc bị khắc, lại không thể theo quy tắc đồng vị âm dương ngày để chọn ra Sơ truyền nên phải tính xem từ chỗ tặc/khắc đó "lướt" về bản gia của nó, chữ thiên bàn nào xảy ra nhiều lần tặc/khắc nhất sẽ được chọn để phát dụng làm Sơ truyền. Ở đây ta lại chia ra nhiều cách lấy tam truyền, tùy thuộc vào các yếu tố sau:

- tứ khóa nhiều khóa khắc, mà không có khóa tặc: thì gọi là quẻ Thiệp khắc

- tứ khóa có nhiều khóa tặc, có hoặc không có khóa khắc: thì gọi là quẻ Thiệp tặc

- gặp quẻ Thiệp tặc, mà trong các chữ trên của khóa "Tặc" đó có chữ sinh ra Can ngày: thì gọi là quẻ "Tỷ dụng cách"

- tứ khóa có nhiều khóa tặc, khắc mà các lần tặc khắc tính được của các khóa tặc/khắc đó bằng nhau, có nghĩa là không thể tìm ra Sơ truyền bằng cách tính số lượng thần của các chữ trên mỗi khóa đó tương khắc với chữ dưới của nó. Trong trường hợp này thì hễ chữ trên (Thiên bàn) gia lên Mạnh địa bàn (nghĩa là các chữ địa bàn Dần - Thân - Tị - Hợi) thì lấy chữ trên đó làm Sơ truyền. Cách này được gọi là "Kiến cơ cách", "Kiến cơ" có nghĩa là nhìn thấy cơ hội, bởi vì các chữ trên của bốn khóa bất phân thắng phụ, nay có một chữ gia lên Mạnh địa bàn là đất của trường sinh, đó chính là nơi phát xuất của mọi chuyện, vì vậy chọn nó làm Sơ truyền nên gọi là Kiến cơ cách.

- cũng như Kiến cơ cách, nhưng lại không tìm ra được chữ trên nào của các khóa tặc/khắc đó nằm trên Mạnh địa bàn, thì ta tiếp tục xét các chữ nằm trên Trọng địa bàn (tức các địa bàn mang tên Tý - Ngọ - Mão - Dậu), gọi là "Sát vi cách", "Sát vi" có nghĩa là xét cái nhỏ, bởi lớn không có nên phải xét cái nhỏ nên gọi là sát vi cách.

- cách cuối cùng của "Thiệp hại khóa" chính là "Xuyết hà cách": với các điều kiện như sau:

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

Xuyết hà có nghĩa là gắn ngọc, ngày xưa việc gắn ngọc lên mũ thì phải chọn nơi cao để gắn ngọc vào. Sở dĩ gọi tên quẻ như vậy là vì Quẻ Xuyết hà lấy sơ truyền theo ngày Âm/Dương, còn Trung truyền, Mạt truyền lấy theo nguyên thủ khoá. Xuyết hà có nghĩa là kết ngọc, ví như gắn ngọc lên mũ, tất phải chọn phía trước hoặc phía sau, hoặc chỗ cao hơn để gắn vào. Nhìn cách lấy sơ truyền của xuyết hà cách sẽ thấy.

CÁC KHÓA TƯƠNG SINH, TƯƠNG TỶ VÀ 6 BÀI KHÓA NỀN TẢNG

Theo phương pháp loại suy, hễ trong tứ khóa có khóa nào xảy ra mối quan hệ tương khắc, ta sẽ phải lấy tam truyền theo công thức đã nói phần trên. Còn nếu cả trong 4 khóa không hề có mối quan hệ tương khắc nào thì chúng ta sẽ có công thức lấy tam truyền theo 6 bài khóa căn bản sau:

------------------------------------------------------------

1. DAO KHẮC KHÓA:

Trong tứ khóa không hề có khóa khắc hay khóa tặc (tức không phát sinh quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của mỗi khóa", nhưng trong 4 chữ trên của 4 khóa lại có 1 chữ tương khắc với CAN NGÀY. "Dao khắc" có nghĩa là khắc từ xa, gọi như vậy bởi vì giữa Can ngày và các chữ trên của khóa 2, 3, 4 có xảy ra loại quan hệ tương khắc (vì nếu xảy ra tại khóa 1 nơi có Can ngày ký vào chữ địa bàn thì đã trở thành khóa tặc hoặc khóa tỷ). Dao khắc khóa cũng chia làm 2 cách:

Cao thỉ cách: là 1 chữ trên trong khóa 2, 3, 4 khắc Can ngày

Đạn xạ cách: là Can ngày khắc 1 chữ trên trong khóa 2, 3, 4

Cách lấy tam truyền là chữ trên nào tác tương khắc với Can ngày thì lấy chữ đó phát dụng làm Sơ truyền.

------------------------------------------------------------

2. MÃO TINH KHÓA

Quẻ Mão Tinh thì trong tứ khóa không có khóa tặc, không có khóa khắc, không có khóa dao khắc, 4 khóa lấy từ 4 cung khác nhau. Gọi là "Mão tinh khóa" vì bởi vì quẻ này phải sử dụng chữ địa chi "Dậu" để lấy tam truyền. Một quẻ lục nhâm mà trong tứ khóa không hề có điểm nào tương khắc, cũng không hề có tứ khóa nào chung đụng với nhau nên cũng chẳng phát sinh xung đột gì, đó chính là hình tượng của một vũ trụ đã vào trạng thái quy tàng bởi vạn vật không còn tương tác với nhau nữa. Quẻ này dùng phương vị tại ngôi sao Mão tinh là ngôi sao Mão Nhật Kê để phát dụng làm Sơ truyền, ngôi sao Mão là sao thứ 18 trong nhị thập bát tú. Ngôi sao này nằm chính giữa cung Dậu của vòng hoàng đạo, lúc này thời gian tại trái đất đã tới kỳ ngưng kết theo thiên đạo, Dậu là tháng 8 khoảng tiết Bạch Lộ, khí thu phân lúc khí âm đang thịnh, sương mù kéo tới, lá vàng cỏ cây khô héo, đây là thời kỳ vạn vật tiềm ẩn sự sống vào bên trong và lộ sự chết ra bên ngoài. Quẻ này cũng phân ra làm 2 cách:

Xem vào ngày Dương thì gọi là "Mão tinh dương nhật", vì ngày Dương nên miêu tả khí dương vươn lên, nên từ địa bàn cung Dậu (Dậu địa bàn) ngó lên, lấy chữ Thiên bàn làm sơ truyền.

Xem vào ngày Âm thì gọi là "Mão tinh âm nhật", vì ngày Âm nên miêu tả khí âm chìm xuống, nên từ Dậu thiên bàn ngó xuống, thấy địa bàn của Dậu thiên bàn tên gì thì lấy Thiên bàn nào cùng tên với địa bàn của Dậu thiên bàn làm Sơ truyền.

Cách lấy tam truyền của quẻ "Mão tinh dương nhật"

Xem quẻ vào ngày dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), mà trong tứ khóa không có khóa tặc/khắc, cũng không có khóa dao khắc nhưng bốn khóa ở bốn cung khác nhau thì gọi là quẻ Mão Dương Tinh Nhật hay Hồ Thỉ Chuyên Bồng.

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

Cách lấy tam truyền như sau: tìm tới Dậu địa bàn, lấy chữ Thiên bàn trong cung Dậu địa bàn làm Sơ truyền. Dùng chi thượng thần làm trung truyền. Dùng can thượng thần làm mạt truyền.

giải thích:

Dậu thượng thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung Dậu địa bàn

Chi thượng thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung có an chi

Can thượng thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung có an can.

Cách lấy tam truyền của quẻ "Mão tinh âm nhật"

gày xem quẻ là ngày âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) mà trong tứ khóa không có khóa tặc/khắc, khóa dao khắc. Bốn khóa ở khác cung nhau thì gọi là Mão Tinh Âm Nhật hay Đông Xà Yếm Mục.

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

Lấy tam truyền như sau:

Sơ truyền: tìm tới cung có Dậu thiên bàn đóng, lấy chữ địa bàn dưới cung Dậu thiên bàn làm sơ truyền.

Trung truyền: lấy Can thượng thần làm trung truyền

Mạt truyền: lấy Chi thượng thần làm mạt truyền

------------------------------------------------------------

3. BIỆT TRÁCH KHÓA

Trong tứ khóa không có khóa tặc, không có khóa khắc, cũng không có khóa giao khắc, nhưng có 2 khóa trong tổng số 4 khóa được lấy từ 1 cung khác nhau thì gọi là "Biệt trách khóa". Khóa Biệt trách chia ra làm 2 trường hợp:

Xem vào ngày Dương: thì gọi là "Biệt trách dương nhật"

Xem vào ngày Âm: thì gọi là "Biệt trách âm nhật"

Cách lấy tam truyền của "Biệt trách dương nhật"

Xem quẻ vào ngày dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm):

trong tứ khóa không có khóa tặc, khóa khắc, không có khóa dao khắc, nhưng có:

HAI KHÓA CÙNG Ở MỘT CUNG ĐỊA BÀN LÀM RA

thì gọi là Biệt Trách Dương Nhật.

Cách lấy tam truyền là:

Sơ truyền: lấy "Can hợp thượng thần" làm Sơ truyền

Trung truyền: lấy "Can thượng thần" làm Trung truyền

Mạt truyền: lấy "Can thượng thần" làm Mạt truyền

Trong 5 ngày dương thì chỉ có 2 ngày là có quẻ Biệt trách dương nhật, đó là ngày Bính và ngày Mậu. Ngày Bính thì can hợp là can Tân, mà can Tân thì ký tại Tuất địa bàn, vì vậy lấy chữ Thiên bàn nào đóng trên cung Tuất địa bàn làm Sơ truyền. Ngày Mậu thì can hợp là can Quý, mà can Quý thì ký tại Sửu địa bàn, vì vậy lấy chữ thiên bàn nào đóng trên cung Sửu địa bàn làm Sơ truyền. Trung truyền và Mạt truyền thì lấy Can thượng thần, tức là chữ thiên bàn nào đóng bên trên Can.

Cách lấy tam truyền của "Biệt trách âm nhật"

Ngày xem quẻ là ngày âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) mà trong tứ khóa thấy:

không có khóa tặc/khắc, khóa dao khắc, đồng thời:

Có hai khóa cùng lấy tại một cung địa bàn

thì gọi là "Biệt Trách Âm Nhật".

Cách lấy tam truyền

Sơ truyền: lấy "tiền chi tam hợp" làm Sơ truyền

Trung truyền: lấy "Can thượng thần" làm trung truyền

Mạt truyền: lấy "Can thượng thần" làm mạt truyền

Ngày âm thì có 2 bộ tam hợp là "Tị - Dậu - Sửu" và "Hợi - Mão - Mùi". "Tiền chi tam hợp" chính là chữ nào cùng thuộc trong bộ tam hợp với Chi ngày xem và đứng trước Chi ngày.

------------------------------------------------------------

.

4. BÁT CHUYÊN KHÓA

Gọi là quẻ "Bát chuyên" là bởi vì thấy có Can ngày và Chi ngày đóng chung vào một cung. Quẻ này chỉ có vào 5 ngày sau:

Giáp Dần Đinh Mùi Kỷ Mùi Canh Thân Quý Sửu

Quẻ bát chuyên có tất cả 5 cách như sau:

• Bát chuyên hữu khắc

• Bát chuyên tiến

• Bát chuyên thoái

• Bát chuyên duy bạc bất tu

• Bát chuyên độc túc

Riêng cách "Bát chuyên hữu khắc" đã thuộc vào trường hợp có khóa khắc trong tứ khóa nên cách lấy tam truyền quay lại phần các bài:

+ bài khóa 1: Nguyên thủ khóa

+ bài khóa 2: Trùng thẩm khóa

+ bài khóa 3: Tri nhất khóa

+ bài khóa 4: Thiệp hại khóa

Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên tiến"

Xem quẻ vào ngày dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), mà trong tứ khóa:

• không có khóa tặc, khóa khắc. Đồng thời:

• Can + Chi ở cùng một cung

thì gọi là quẻ Bát Chuyên Tiến.

Cách lấy tam truyền: xem quẻ vào ngày Dương (nói chính xác ra là vào hai ngày Giáp Dần và Canh Thân) mà thấy quẻ không có tặc, khắc lại thấy Can, Chi đồng cung thì ta lấy tam truyền như sau:

• Sơ truyền: tính từ cung an Can ngày xem là 1, đếm thuận (từ trái qua phải) tới cung thứ 3 và lấy chữ Thiên bàn cung đó làm Sơ truyền.

• Trung truyền: lấy Can thượng thần làm Trung truyền

Mạt truyền: lấy Can thượng thần làm Mạt truyền

Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên thoái"

Xem quẻ vào ngày âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) mà thấy:

• can và chi ở cùng một cung

• trong tứ khóa không có: a) khóa tặc, http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/cool.gif khóa khắc

thì gọi là quẻ "Bát Chuyên Thoái".

Cách lấy tam truyền:

• Sơ truyền: gọi chữ trên của khoá 4 (Chi âm thần) là 1, đếm lùi tới 3 rồi lấy chữ thiên bàn cung thứ 3 đó làm Sơ truyền

• Trung truyền: dùng Can thượng thần làm Trung truyền

• Mạt truyền: dùng Can thượng thần làm Mạt truyền

Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên duy bạc bất tu"

Trong quẻ bát chuyên tiến hay bát chuyên thoái mà thấy tam truyền có một hay hai thiên tướng sau đây:

• Thiên hợp

• Huyền vũ

• Thái âm

• Thiên hậu

thì gọi là quẻ Bát chuyên duy bạc bất tu.

CÁCH LẤY TAM TRUYỀN

Vì quẻ này có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp bát chuyên tiến và bát chuyên thoái. Vì vậy:

• nếu là quẻ thuộc bát chuyên tiến thì tam truyền lấy theo bát chuyên tiến

• nếu quẻ thuộc bát chuyên thoái thì tam chuyền lấy theo bát chuyên thoái

Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên độc túc"

Vào ngày Kỷ Mùi, thấy Tý thiên bàn gia Tuất địa bàn thì chính đây là quẻ Bát Chuyên Độc Túc. Quẻ này đặc điểm là quẻ bát chuyên mà thấy tam truyền có 3 chữ giống hệt nhau (cùng ở một cung địa bàn). Do lấy quẻ vào ngày Kỷ Mùi là ngày âm, can và chi được an tại cùng một cung Mùi địa bàn, trong tứ khóa không có khóa tặc, khóa khắc.

CÁCH LẤY TAM TRUYỀN:

• Giống như cách lấy tam truyền của quẻ "Bát chuyên thoái"

------------------------------------------------------------

.

5. PHỤC NGẬM KHÓA

Khóa này có bốn cách như sau:

• A. Phục ngâm tương khắc

• B. Phục ngậm tự ngậm

• C. Phục ngậm tự tín

• D. Phục ngậm đô truyền

A. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm tương khắc"

Lấy quẻ mà thấy:

• 12 cung thiên bàn chữ nào cũng gia trên bản vị của nó (ví dụ: Tý thiên bàn gia Tý địa bàn; Sửu thiên bàn gia Sửu địa bàn...)

• trong tứ khóa, thấy có khóa khắc

Gọi là quẻ Phục Ngậm Tương Khắc.

CÁCH LẤY TAM TRUYỀN

• Cách lấy sơ truyền: dùng chữ trên của khóa tương khắc để làm sơ truyền

• Cách lấy trung truyền: sơ truyền hình chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm trung truyền (tức là dùng chữ thiên bàn bị sơ truyền hình).

• Cách lấy mạt truyền: trung truyền hình chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm mạt truyền

Chú ý: khoá khắc là khoá có chữ trên khắc chữ dưới. Ngoài ra phải chú ý, nếu thấy chữ Sơ truyền là chữ tự hình (hoặc cả 3 truyền đều là chữ tự hình) thì là khoá "Phục ngậm đô truyền" chứ không phải là khoá "Phục ngậm tương khắc".

B. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm tự ngậm"

NHẬN DẠNG

Xem quẻ vào các ngày dương (Giáp - Bính - Mậu - Canh - Nhâm) mà:

• trong quẻ thấy 12 chữ thiên bàn đều gia trên bản vị của nó

• trong quẻ không thấy có khóa khắc

gọi là phục ngâm tự ngậm.

CÁCH LẤY TAM TRUYỀN

• Sơ truyền: lấy chữ thiên bàn trong cung chứa can để làm sơ truyền

• Trung truyền: sơ truyền hình chữ nào thì dùng chữ thiên bàn đó làm trung truyền (tức là chữ thiên bàn bị sơ truyền hình)

Mạt truyền: Trung truyền hình chữ nào thì dùng chữ thiên bàn đó làm mạt truyền

C. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm tự tín"

NHẬN DẠNG

Xem qủe vào các ngày âm Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý, mà:

• thấy 12 chữ thiên bàn gia trên bản vị của chính chúng

• trong tứ khóa không có khóa khắc

thì gọi là "Phục ngậm tự tín". Sở dĩ có tên này là do quẻ Phục ngậm ngày âm không có khoá khắc nên phải lấy sơ truyền tại Chi, mà Can là mình, Chi là tay chân hay hoặc là gia trạch của mình, sơ truyền là nơi động chuyện mà lấy tại Chi thì phải tự tin nơi bản thân mình.

CÁCH LẤY TAM TRUYỀN

• Sơ truyền: dùng chữ thiên bàn trên cung chi làm sơ truyền

• Trung truyền: sơ truyền hình chữ nào, lấy chữ thiên bàn đó làm trung truyền

Mạt truyền: trung truyền hình chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm mạt truyền.

D. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm đô truyền"

Khi gặp các quẻ phục ngâm mà thấy sơ truyền là chữ tự hình (tức là các chữ Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi) thì chính là quẻ phục ngâm đô truyền. Quẻ này khác với 3 quẻ trước ở chỗ là tam truyền có tự hình. Chú ý là:

• nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại Can thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Chi.

• nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại chi thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Can. Không bao giờ có mạt truyền là chữ tự hình.

Nếu gặp phải quẻ:

• phục ngâm đô truyền là phục ngâm tương khắc

• phục ngâm đô truyền là phục ngâm tự ngậm

sẽ xử lý như sau:

1. Nếu chữ sơ truyền là chữ tự hình: thì lấy chữ thiên bàn trên cung Chi mà làm trung truyền

2. Nếu chữ trung truyền cũng là chữ tự hình nữa, thì trung truyền xung với chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm mạt truyền

Chú ý là:

• nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại Can thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Chi.

• nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại chi thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Can.

Sơ truyền:

• phục ngậm tương khắc: chữ trên khóa khắc

• phục ngậm tự ngậm: can thượng thần

• phục ngậm tự tín: chi thượng thần

Trung truyền:

• nếu sơ truyền là Can thượng thần thì lấy chi thượng thần làm trung truyền..

• nếu sơ truyền là Chi thượng thần thì lấy Can thượng thần làm trung truyền.

Mạt truyền:

• nếu trung truyền là chữ tự hình: tìm chữ nào bị trung truyền xung làm mạt truyền.

nếu trung truyền không phải chữ tự hình, tìm chữ nào bị trung truyền hình làm mạt truyền.

------------------------------------------------------------

.

6. PHẢN NGẬM KHÓA

Khóa này mỗi chữ Thiên bàn đều gia lên cung địa bàn đối xung với bản địa của chúng. Khóa chia ra làm 2 cách:

• Phản ngâm hữu khắc: là quẻ phản ngậm mà trong đó có tương khắc ở nơi tứ khóa.

• Phản ngậm vô khắc: là quẻ phản ngậm mà không có quan hệ tương khắc nơi tứ khóa

đối với "Phản ngậm hữu khắc" thì cách lấy tam truyền giống như: Nguyên Thủ, Trùng Thẩm, Tri Nhất, Thiệp Hại. Còn "Phản ngậm vô khắc" có cách lấy tam truyền như sau:

Cách lấy tam truyền của "Phản ngậm vô khắc"

• Sơ truyền: tìm cung có an chi và lấy cung ấy là số 1, đếm thuận tới cung thứ 5 thì lấy cung đó làm sơ truyền

• Dùng chi thượng thần (là chữ thiên bàn của cung có an chi) làm trung truyền

• Dùng can thượng thần (là chữ thiên bàn của cung an can) làm mạt truyền.

Chỉ có hai ngày Sửu - Mùi là có quẻ phục ngâm vô khắc mà thôi, vì vậy ngày Sửu lấy chữ thiên bàn trên cung Tị địa bàn làm sơ truyền, bởi vì từ Sửu đếm thuận tới cung thứ 5 đúng là cung Tị. Ngày Mùi thì dùng chữ thiên bàn trên cung Hợi địa bàn làm sơ truyền, bởi vì từ Mùi đếm thuận tới 5 là đúng cung Hợi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên, chào bạn Amouruniversel,

http://img576.imageshack.us/i/vongquynhan1.jpg/

Bản an Quý Nhân trên theo sách Bí Tàng Đại Lục Nhâm có vấn đề:

Nếu ta cho Dấu + là Dương Quý, dấu – là Âm Quý, thì ta có 2 bản như sau:

Dương Quý

[Nhâm Quý +][Tân..................+][...........][..................]

[---------------].........................................[..................]

[...................].........................................[--------------]

[...................][Giáp Mậu Canh +][Ất Kỷ +][bính Đinh +]

Âm Quý

[..................][..............][Giáp Mậu Canh –][Ất Kỷ...... –]

[--------------]............................................[bính Đinh –]

[Nhâm Quý –]............................................[-------------]

[Tân...........–][..............][.........................][................

]

Theo hình trên ta thấy cách an quý nhân này mất đi tính quy luật.

Theo bộ “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành”, Quý Nhân được an như sau:

Canh Mậu Kiến Ngưu Dương, Giáp Quý Mùi Sửu Tường

Ất Quý Thân Tý Thị, Kỷ Quý Thư Hầu Hương.

Bính Quý Dậu Ngọ Chước, Đinh Quý Trư Kê Phương

Quí Quý Tầm Tỵ Mão, Nhâm Quý Thố Xà Tàng

Lục Tân Phùng Mã Hổ, Đán Mộ Định Âm Dương

Tóm lại theo bài thơ này ta có

Giáp.………….Mùi +, Sửu –

Ất.……………Thân +, Tý –

Bính………….Dậu +, Hợi –

Đinh………….Hợi +, Dậu –

Mậu, Canh……Sửu +, Mùi –

Kỷ……………Tý +, Thân –

Tân…………..Dần +, Ngọ –

Nhâm………..Mão +, Tỵ –

Quí…………..Tỵ +, Mão –

Như vậy Dương Quý được bày bố như sau:

[Quí........][..................][Giáp +][Ất.... +]

[----------]................................[bính. +]

[Nhâm. +]................................[--------]

[Tân.... +][Mậu, Canh +][Kỷ… +][Đinh +]

Và Âm Quý được bày bố như sau:

[Nhâm -][Tân. -][Mậu, Canh -][Kỷ.. -]

[---------]..............................[Đinh -]

[Quí.... -]..............................[-------]

[...........][Giáp -][Ất........... -][bính -]

Theo cách này thì ta có thể thấy tính quy luật của vòng Quý Nhân, Dương Quý khởi tại Mùi thuận bố, Âm Quý khởi tại Sửu nghịch bố, gặp cung Thìn Tuất thì không vào, Mậu Kỷ thổ thì chuyển hướng, đặc biệt Mậu thì bỏ một cung.

Lục Nhâm Đại Độn dùng cung ký của Can để khởi khóa, nhưng nguyên lý của cách khởi khóa này đến nay vần chưa thấy sách nào nói đến. Nếu tra xét kỷ thì thấy ký cung này an gần giống như Nhật Lộc (Lâm Quan).

Nếu ta lấy Trường Sinh theo cách Dương Sinh Âm Tử, Dương Tử Âm Sinh thì ta có

Giáp Dương Mộc Lộc tại Dần, Ất Âm Mộc Lộc tại Mão (Không lấy Mão mà lấy Thìn)

Bính Dương Hỏa Lộc tại Tỵ, Đinh Âm Hỏa Lộc tại Ngọ (Không lấy Ngọ mà lấy Mùi)

Mậu theo Bính Hỏa, Kỷ theo Âm Hỏa

Canh Dương Kim Lộc tại Thân, Tân Âm Kim Lộc tại Dậu (Không lấy Dậu mà lấy Tuất)

Nhâm Dương Thủy Lộc tại Hợi, Quí Âm Thủy Lộc tại Tý. (Không lấy Tý mà lấy Sửu)

Nhưng vì đâu lại dời Lộc của các Âm hành một cung, tức không lấy Tý Ngọ Mão Dậu, mà lấy Thìn Tuất Sửu Mùi cho các Âm hành làm cung Lộc?

Hay là vòng trường sinh của cung Ký nào là an theo Dương Sinh Âm Mộ, Âm Sinh Dương Mộ???

Nếu là vậy thì cách an cung ký này hoàn toàn hợp lý và ta sẻ có các vòng trường sinh của các hành như sau:

Giáp Dương Mộc Sinh tại Hợi, Lâm Quan (Lộc) tại Dần, Mộ tại Mùi

Ất Âm Mộc Sinh tại Mùi, Lâm Quan tại (Lộc) tại Thìn, Mộ tại Hợi

Cho nên Giáp khóa Dần hề, Ất khóa Thìn

Bính Dương Hỏa Sinh tại Dần, Lâm Quan (Lộc) tại Tỵ, Mộ tại Tuất

Đinh Âm Hỏa Sinh tại Tuất, Lâm Quan (Lộc) tại Mùi, Mộ tại Dần

Cho nên Bính (Mậu) ký tại Tỵ, Đinh (Kỷ) ký tại Mùi

Canh Dương Kim Sinh tại Tỵ, Lâm Quan (Lộc) tại Thân, Mộ tại Sửu

Tân Âm Kim Sinh tại Sửu, Lâm Quan (Lộc) tại Tuất, Mộ tại Tỵ

Cho nên Canh ký tại Thân, Tân ký tại Tuất

Nhâm Dương Thủy Sinh tại Thân, Lâm Quan (Lộc) tại Hợi, Mộ tại Thìn

Quí Âm Thủy Sinh tại Thìn, Lâm Quan (Lộc) tại Sửu, Mộ tại Thân

Cho nên Nhâm ký tại Hợi, Quí ký tại Sửu

Theo vòng Trường Sinh Dương Mộ Âm Sinh, Âm Mộ Dương Sinh thì Âm Dương Đế Vượng tại cùng một cung.

Nhưng vấn đề là vòng Trường này chưa bao giờ thấy trong các sách vỡ.

Vậy thì Chân lý của vòng ký Can này ở đâu???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Vinh,

Vòng quý nhân là một đề tài rất quan trọng, theo em chúng ta nên mở một topic chuyên để mổ xẻ vòng quý nhân, và tiếp tục sau đó tới các topic về vòng thái tuế, vòng trường sinh, vòng lộc tồn, Thiên mã vvv. Ý anh thế nào ạ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Amouruniversel,

VinhL hoàn toàn đồng ý vì vòng quý nhân vô cùng quan trọng trong Kỳ Môn lẫn Lục Nhâm, xét ra kỷ thì giữa hai phương pháp trên khác biệt ở năm Can: Giáp Ất Bính Tân Nhâm mà chổ lạ là sự khác biệt chỉ là ở đổi cung nhau qua trục Thìn Tuất, như phương pháp trong Bí Tàng Đại Lục Nhâm cho can Giáp ở Sửu (+) Mùi (-) thì trong Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành là ở Mùi (+) Sửu (-), can Ất ở Tý (+) Thân (-) thì trong Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành thì ở Thân (+) Tý (-). Các can Bính Tân Nhâm đều là như thế, y như là cố ý đã bị sửa sai đi!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Vinh,

Về vấn đề này, em cũng mơ mơ màng màng thôi. Mong anh giải thích chi tiết (và minh họa nếu đc) để cho em học hỏi với.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Amouruniversel,

Xin lỗi mấy tuần nay bận nên chưa trả lời cho bạn được.

Bạn chỉ cần liệt kê các cách an Quý Nhân theo từng can thì sẻ thấy được sự khác biệt.

VinhL nghỉ cái mấu chốt của Lục Nhâm chính là khoảng cách giữa Thời Chi và Nguyệt Tướng (Chi).

Trong trùng quái dịch thì ta thấy lúc nào khoảng cách giửa các hào là 2 (Như Tý, Dần, Thìn, vv…)

Trong Lục Nhâm Tứ Khóa Tam Truyền đều được cấu tạo do khoảng cách giữa Thời Chi và Nguyệt Tướng.

Nếu hiểu được vấn đề đó thì bạn có thể bấm quẻ Lục Nhâm trên tay dễ dàng. Sách thì dạy tường tận nên phải vẻ ra 12 cung, nhưng khi ứng dụng chỉ cần bấm trên tay là có thể lấy quẻ.

Khoảng cách giữa Thời Chi và Nguyệt Tướng từ 0 đến 11 cung, tức 12 trường hợp. Mỗi can kết hợp với 6 chi (Lục Giáp) cho nên 6 x 12 thành ra mỗi can có 72 quẻ lục nhâm, có 10 can thành ra có 720 quẻ Lục Nhâm.

720 quẻ này có thể thu gọn vào trong 12 bản theo khoảng cách giữa Thời Chi và Nguyệt Tướng.

720 là 2 x 360. Xem ra Thái Ất cùng Lục Nhâm có chổ tương đồng, đều có số 360 làm gốc.

Thân

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL xin dẫn ra một thí dụ để lấy quẻ trên bàn tay.

Ngày Bính Tuất giờ Tỵ, Thân Tướng.

Bắt đầu từ cung Tỵ (Thời Chi) đếm là 0, đi thuận, Ngọ 1, Mùi 2, Thân (Nguyệt Tướng) 3. Ta có khoảng cách là 3.

Khoảng Cách 3 chính là mấu chốt để lập Tứ Khóa Tam Truyền.

Ngày Bính ký ở Tỵ. Khởi từ Tỵ là 0, Ngọ 1, Mùi 2, Thân 3 vậy ta có Bính Hỏa, Thân Kim, Khoá 1 là Tặc.

Từ Thân đếm là 0, Dậu 1, Tuất 2, Hợi 3, ta có Thân Kim Hợi Thũy Nghịch Sinh (Hạ Sinh Thượng) Khóa 1 là Sinh.

Lấy Chi Tuất đếm 0, Hợi 1, Tý 2, Sửu 3, ta có Tuất Thổ Sửu Thổ Tỷ Hòa, Khóa 3 Tỷ

Lại đếm Sửu là 0, Dần 1, Mão 2, Thìn 3, ta có Sửu Thổ Thìn Thổ vậy Khóa 4 là Tỷ.

Trong 4 khóa Bính Hỏa Khắc Thân Kim (Tặc) vậy Thân là Sơ Truyền.

Từ Thân đếm 0, Dậu 1, Tuất 2, Hợi3, vậy Hợi là Trung Truyền

Từ Hợi đếm 0, Tý 1, Sửu 2, Dần 3, vậy Dần là Mạt Truyền.

Như trên ta thấy từ Tứ Khóa đến Tam Truyền đều dùng khoảng cách 3 của Thời Chi và Nguyệt Tướng mà lập thành. Hiểu được vậy thì chúng ta có thể bắt chước các tiền bố thời xưa mà bấm độn lục nhâm trên tay để biết việc thế sự J

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Amouruniversel,

VinhL hoàn toàn đồng ý vì vòng quý nhân vô cùng quan trọng trong Kỳ Môn lẫn Lục Nhâm, xét ra kỷ thì giữa hai phương pháp trên khác biệt ở năm Can: Giáp Ất Bính Tân Nhâm mà chổ lạ là sự khác biệt chỉ là ở đổi cung nhau qua trục Thìn Tuất, như phương pháp trong Bí Tàng Đại Lục Nhâm cho can Giáp ở Sửu (+) Mùi (-) thì trong Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành là ở Mùi (+) Sửu (-), can Ất ở Tý (+) Thân (-) thì trong Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành thì ở Thân (+) Tý (-). Các can Bính Tân Nhâm đều là như thế, y như là cố ý đã bị sửa sai đi!!!

Anh Vinh kính mến, em cũng công nhận là cuốn "Bí tàng đại lục" có nhiều chỗ cố ý bị sửa sai đi, các thần sát lập thành không chính xác, ngay trong nội bộ cuốn sách có nhiều chỗ thông tin trước sau không nhất quán. Tuy nhiên em vẫn thấy bộ này giá trị bởi các nội dung (không sai) khác đều rất hay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

<br />Anh Vinh kính mến, em cũng công nhận là cuốn "Bí tàng đại lục" có nhiều chỗ cố ý bị sửa sai đi, các thần sát lập thành không chính xác, ngay trong nội bộ cuốn sách có nhiều chỗ thông tin trước sau không nhất quán. Tuy nhiên em vẫn thấy bộ này giá trị bởi các nội dung (không sai) khác đều rất hay.<br />

<br /><br /><br />

Chào bạn Amouruniversel,

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn về quyển “Bí Tàng Đại Lục Nhâm”, ngoài quyển này ra còn rất nhiều quyển để chúng ta tham khảo thêm. Mình sẻ gữi tặng bạn vài quyển mong bạn tham khảo và phát huy học thuật Lục Nhâm để sau này truyền thụ lại cho mọi người (dĩ nhiên trong đó có mình nữa:-)

Thân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có một người bạn, có biết qua Lục Nhâm, nói rằng cuốn "Bí tàng đại lục nhâm độn đại toàn" (2 tập) là 2 cuốn viết còn thiếu một phần quan trọng và người viết cố tình đão lộn cũng như đưa ra những ví dụ có vẽ cụ thể lắm nhưng đọc càng thấy không có hệ thống, đầu xuống đít, đít lên đầu. Nói chung là thấy có vẽ tỉ mỉ, chi tiết, nhưng chính những chi tiết đó lại rối, do không có thứ tự.

Không biết ở đây các vị có thấy vậy không. Thiên Đồng nghe nói vậy hoảng quá nên đọc vài trang rồi bỏ. hic. :D

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Amour cho rằng chúng ta nghiên cứu là vì lòng yêu thích, và bất cứ môn gì cũng có vàng thau lẫn lộn. Vì vậy mỗi người đóng góp trau dồi một chút, rút cục sẽ có học thuật hoàn chỉnh. Rất mong các bậc tiền bối đi trước chỉ đường.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites