Posted 3 Tháng 6, 2010 Amour thấy rằng học tập mà có thể cùng bạn bè trao đổi, các bậc tiền bối vào chỉ bảo cho thì nhanh thành tựu. Nay muốn lập topic này để post bài học lên đây, qua đó mọi người cùng trao đổi, không biết có nên chăng? Nếu được thì Amour xin đánh liều post từng bài theo dạng giáo án, căn cứ vào bộ NHÂM ĐỘN ĐẠI TOÀN mà tiến hành, ACE thấy sao? xin cho biết ý kiến 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2010 Amour post từng bài theo dạng giáo án: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2010 Amour lập ra topic này, trước là tự học, sau là hi vọng những anh chị em yêu thích thuật số nếu chưa biết qua môn Lục nhâm có thể cùng nhau học hỏi, và khoe cái dốt của mình để các bậc tiền bối chấn chỉnh giúp cho. Do amour cũng mới học môn này chưa tới đâu nên nội dung chắc chắn sẽ có vô vàn sai lầm, amour tự thấy là gan mình hơi bị to mới dám lập topic này, nhưng do mong muốn được học hỏi nên đành liều post lên. Các bài học về môn lục nhâm nơi đây được rút tỉa từ bộ "Bí tàng đại lục, Nhâm độn đại toàn" của tác giả Bùi Ngọc Quảng, cũng như bộ sách lục nhâm (nội dung tương tự) của ông Nguyễn Ngọc Phi. Nói là soạn theo hình thức giáo án cho oai, chứ thực tế chỉ là nhai lại từ bộ sách trên theo sự hiểu thiển cận của amour mà thôi. BÀI 1: DẪN NHẬP Mục tiêu học tập: sau khi đã đọc qua bài học này, chúng ta cần phải đạt được mục tiêu sau: • hiểu định nghĩa lục nhâm là gì, và công dụng của môn lục nhâm • hiểu một cách tổng quát cấu trúc của môn lục nhâm • có thể lập được một quẻ nhâm sơ khởi (mà chưa giải đoán được) NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM 1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM 1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM 1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN 1.3.2 AN TỨ BẢN 1.3.3 AN THIÊN BÀN 1.3.4 LẬP TỨ KHÓA 1.3.5 AN THIÊN TƯỚNG 1.3.6 LẤY TAM TRUYỀN 1.4 PHẦN THỰC HÀNH 1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM Trong sách "Bí tàng đại lục, nhâm độn đại toàn" của ông Bùi Ngọc Quảng có nói về môn Lục nhâm như sau: "Lục nhâm là 6 chữ Nhâm trong lục thập hoa giáp, bao gồm Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Môn Đại Lục Nhâm kết hợp âm dương ngũ hành, 10 can, 12 chi, 24 tiết khí trong năm để tìm ra nguyệt tướng, lấy giờ chiêm quẻ để lập ra thiên bàn và địa bàn, 12 thiên thần, 12 thiên tướng, sử dụng sự chế hóa sinh khắc của âm dương ngũ hành, vượng tướng hưu tù (nói về thiên thời), sinh - vượng - mộ - tuyệt (nói về vòng tràng sinh hay quy tắc vòng đời), hình - xung - phá - hại (nói về sự tương tác qua lại). Tất cả những cái đó dệt nên một tấm lưới của tại hóa... vô cùng rộng lớn, vô cùng sâu sắc" Lời bàn: môn Lục nhâm chính là một môn bói toán hiểu nôm na, hiểu một cách khác thì môn Lục nhâm chính là một hệ quy chiếu, hay là một hình thức "lập bản đồ" để miêu tả thế giới tự nhiên và các quy luật vận hành của nó. Lập quẻ lục nhâm chính là hành động vẽ bản đồ, giải quẻ lục nhâm chính là hành động xem bản đồ để hiểu vị trí của sự vật/sự việc ở đâu, qua đó mà người sử dụng có thể ra được quyết định. Đây chính là nghĩa của câu nói "tri thiên mệnh để tận nhân lực". 1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM Nhìn một cách giản dị nhất, một bản đồ lục nhâm được xây dựng từ các vật liệu sau: 1. Bảng lục thập hoa giáp: bao gồm 10 can, 12 Chi để thể hiện các đơn vị thời gian năm - tháng - ngày - giờ 2. Vòng Hoàng đạo được chi tiết hóa bằng quy tắc về Nguyệt tướng và 24 tiết khí, Nguyệt kiến (kiến trừ 12 thần) 3. Vòng Quý nhân: quy tắc căn bản nhất về khuynh hướng sự việc cát hung qua 12 thiên tướng (Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Thiên hợp, Câu trận, Thanh long, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hợp). 4. Các thần sát đủ loại 1. Bảng lục thập hoa giáp: là một chu kỳ thời gian 60 đơn vị cấu thành từ sự vận hành của 10 Can và 12 Chi. Bảng Lục thập hoa giáp này dùng để miêu tả sự vận hành của thời gian (Năm - Tháng - Ngày - Giờ). TUẦN THỦ Tuần Giáp Tý Tuần Giáp Tuất tuần Giáp Thân tuần Giáp Ngọ tuần Giáp Thìn tuần Giáp Dần TUẦN ẤT Ất Sửu Ất Hợi Ất Dậu Ất Mùi Ất Tị Ất Mão TUẦN BÍNH Bính Dần Bính Tý Bính Tuất Bính Thân Bính Ngọ Bính Thìn TUẦN ĐINH Đinh Mão Đinh Sửu Đinh Hợi Đinh Dậu Đinh Mùi Đinh Tị TUẦN MẬU Mậu Thìn Mậu Dần Mậu Tý Mậu Tuất Mậu Thân Mậu Ngọ TUẦN KỶ Kỷ Tỵ Kỷ Mão Kỷ Sửu Kỷ Hợi Kỷ Dậu Kỷ Mùi TUẦN CANH Canh Ngọ Canh Thìn Canh Dần Canh Tý Canh Tuất Canh Thân TUẦN TÂN Tân Mùi Tân Tị Tân Mão Tân Sửu Tân Hợi Tân Dậu TUẦN NHÂM Nhâm Thân Nhâm Ngọ Nhâm Thìn Nhâm Dần Nhâm Tý Nhâm Tuất TUẦN VĨ Quý Dậu Quý Mùi Quý Tị Quý Mão Quý Sửu Quý Hợi 2. Vòng Hoàng đạo: theo Amour hiểu thì vòng hoàng đạo (các bạn nào chưa biết về thuật ngữ vòng hoàng đạo thì vui lòng lên google tra cứu) chính là nơi phát xuất các khái niệm sau: • Nguyệt tướng: chỉ vị trí của trái đất so với mặt trời trong vòng hoàng đạo, vì vậy trong môn Lục nhâm Nguyệt tướng còn được gọi là "Thái dương". Nguyệt tướng có liên quan tới tiết khí của một năm • Nguyệt kiến: quy định về lệnh tháng, khi cán của chòm sao bắc đẩu chỉ vào cung nào của vòng hoàng đạo • 28 tinh tú (nhị thập bát tú): theo amour hiểu thì trong môn Lục nhâm dùng để tính ra một thần sát tên là "nguyệt tú" • Thái tuế: tên của năm, về bản chất của nó amour không hiểu quy tắc nào để lập ra Thái tuế, xin các cao thủ chỉ dạy. 3. Vòng Quý nhân: amour hoàn toàn không hiểu quy tắc nào lập thành, chỉ biết nó là thần sát cao nhất để đoán cát hung trong môn lục nhâm. 4. Các thần sát đủ loại: bao gồm các thần sát được lập thành theo năm (ví dụ như vòng Thái tuế), lập thành theo tháng, lập thành theo Can ngày, Chi ngày; thần sát lập thành theo giờ (Thân hậu, Đại cát, Công tào, Thái xung, Thiên cương, Thái ất, Thắng quang, Truyền tông, Tòng khôi, Hà khôi, Đăng minh). Các thần sát này được sử dụng tùy theo mục đích của người học Lục nhâm (ví dụ: muốn coi người ta có nói dối mình không thì đi tìm sao Man thần) 1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM C. CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM Trong mục "Khởi dụng thời tiết" của sách Lục nhâm dạy rằng, lập quẻ phải dùng Nguyệt tướng gia lên Nhật thời - có nghĩa là tháng này Nguyệt tướng là gì thì lấy nó làm thiên bàn đè lên giờ đang coi quẻ. Để lập quẻ lục nhâm đầy đủ cần phải trải qua các bước sau: Bước 1: lập địa bàn Bước 2: an tứ bản Bước 3: an thiên bàn Bước 4: lập tứ khóa Bước 5: an thiên tướng Bước 6: lấy tam truyền 1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN bước 1: lập địa bàn cố định bao gồm 12 cung (Tý - Sửu - Dần - Mão .. tới Hợi). Địa bàn này luôn cố định và không bao giờ thay đổi như sau: Uploaded with ImageShack.us 1.3.2 AN TỨ BẢN bước 2: xác định "tứ bản" tức là 1) Can ngày xem, 2) Chi ngày xem, 3) Bản mệnh của người muốn coi, 4) Hành niên của người muốn coi. • An Can ngày xem: can ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào Giáp chi Dần địa bàn Ất chi Thìn địa bàn Bính chi Tị địa bàn Đinh chi Mùi địa bàn Mậu chi Tị địa bàn Kỷ chi Mùi địa bàn Canh chi Thân địa bàn Tân chi Tuất địa bàn Nhâm chi Hợi địa bàn Quý chi Sửu địa bàn An chi ngày xem: tức là biên tên chi ngày xem khít ngay cạnh cung địa bàn tương ứng, ví dụ, ngày chi Tý thì biên chữ "chi Tý" ngay khít tại cung Tý địa bàn. Tên chi ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào Tý chi Tý địa bàn Sửu chi Sửu địa bàn Dần chi Dần địa bàn Mão chi Mão địa bàn Thìn chi Thìn địa bàn Tị chi Tị địa bàn Ngọ chi Ngọ địa bàn Mùi chi Mùi địa bàn Thân chi Thân địa bàn Dậu chi Dậu địa bàn Tuất chi Tuất địa bàn Hợi chi Hợi địa bàn An Bản Mệnh Vấn Nhân: biên tên năm sinh âm lịch của vấn nhân vào khít chi địa bàn tương ứng. Vd: sinh năm Thân thì biên chữ "Bản Mệnh = Thân" ngay cạnh chi Thân địa bàn. ũng giống như quy tắc an địa bàn, an thiên bàn cũng dùng 12 chi để đặt lên 12 cung thể hiện 12 cung của thiên bàn. Vì bầu trời luôn ở trên mặt đất nên cung thiên bàn luôn ở bên trên cung địa bàn. Cách an thiên bàn: AN TÊN CỦA NGUYỆT TƯỚNG LÊN TÊN CỦA GIỜ ĐANG XEM QUẺ ví dụ: trong tiết Mang Chủng, nguyệt tướng = Thân, xem vào giờ Dần thì lấy chi Thân viết lên trên cung địa bàn Dần: 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2010 Uploaded with ImageShack.us như vậy, ô nào cũng có 2 chữ, chữ bên trên (màu xanh) là thiên bàn, chữ bên dưới (màu đen) là địa bàn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2010 (đã chỉnh sửa) 1.3.4 LẬP TỨ KHÓA Tứ khóa là bốn điều kiện để đi vào xác định một quẻ. Trước khi an 4 khóa phải hoàn thành các việc sau: • lập địa bàn • an can • an chi • an thiên bàn Tứ khóa được lấy từ cung an Can ngày và cung an Chi ngày: khóa 1: tìm cung an Can ngày, lấy chữ Thiên bàn đè lên chữ Can ngày để tạo ra khóa 1 khóa 2: chữ Thiên bàn của cung an Can là gì, thì tìm về Địa bàn nào cùng tên, sau đó lấy Thiên bàn của cung này đè lên địa bàn cùng cung để tạo ra khóa 2 khóa 3: tìm cung an Chi ngày, lấy chữ Thiên bàn đè lên chữ Địa bàn để tạo ra khóa 3 khóa 4: chữ Thiên bàn của cung an Chi ngày là gì, thì tìm về Địa bàn nào cùng tên, sau đó lấy Thiên bàn của cung này đè lên địa bàn cùng cung để tạo ra khóa 4 tứ khóa lập thành để nơi nào trong bản đồ lục nhâm? hãy xem hình sau: Uploaded with ImageShack.us Ví dụ quẻ kiểu mẫu: • Ngày Ất Dậu • Nguyệt tướng Thìn • Giờ Dần Trong mục "An Tứ Bản", đã chỉ cách an Can + an Chi của ngày coi sau khi lập thành cung địa bàn. Như vậy, ngày Ất Dậu an can Ất vào cung địa bàn "Thìn", an chi ngày Dậu vào cung địa bàn "Dậu" Uploaded with ImageShack.us CÁCH AN KHÓA 1: xem trong 12 cung, cung nào có Can của ngày thì: • chữ thiên bàn = chữ trên khóa 1 • chữ địa bàn = chữ dưới khóa 1 ta thấy Can ngày Ất tại cung địa bàn = "Thìn", có chữ thiên bàn = "Ngọ". Vì vậy theo quy tắc này ta có được khóa 1 chữ trên = NGỌ, chữ dưới = THÌN Uploaded with ImageShack.us Đính chính: đoạn trên minh họa sai, đúng phải là: chữ trên là Ngọ, chữ dưới là Ất (sorry) CÁCH AN KHÓA 2: Xem chữ trên của khóa 1 là gì thì tìm cung địa bàn trùng tên, trong cung này lại sẽ có cung thiên bàn và cung địa bàn: • lấy tên cung thiên bàn = chữ trên khóa 2 • lấy tên cung địa bàn = chữ dưới khóa 2 trong ví dụ này, ta thấy trong khóa 1 có chữ trên là 'NGỌ", vậy ta tìm trong cung địa bàn "NGỌ" và ta thấy: Địa bàn cung Ngọ có chữ thiên bàn = "THÂN", vì vậy: • khóa 2 có chữ trên = THÂN • khóa 2 có chữ dưới = NGỌ Uploaded with ImageShack.us CÁCH LẤY KHÓA 3: hai khóa trước sử dụng Can ngày xem để tìm ra, hai khóa sau dùng Chi ngày xem để tìm ra. Ta tìm xem chi ngày ứng với cung địa bàn nào, trong cung này có chữ thiên bàn gì, sau đó: • chữ thiên bàn = chữ trên khóa 3 • chữ địa bàn = chữ dưới khóa 3 trong ví dụ này chi ngày xem là Dậu, ta tìm cung địa bàn Dậu thấy chữ thiên bán là HỢI, vì vậy: • chữ trên khóa 3 = HỢI • chữ dưới khóa 3 = DẬU Uploaded with ImageShack.us CÁCH AN KHÓA 4: Xem chữ trên của khóa 3 là gì thì tìm cung địa bàn có tên tương ứng, rồi lấy chữ thiên bàn của cung này làm chữ trên, địa bàn làm chữ dưới. Trong ví dụ này khóa 3 có chữ trên là HỢI, ta có: • Cung địa bàn Hợi có thiên bàn là SỬU = chữ trên của khóa 4 • lấy tên cung địa bàn HỢI = chữ dưới khóa 4 Uploaded with ImageShack.us Công dụng của tứ khóa là gì? vì mỗi khóa có một chữ trên, một chữ dưới dùng để tính tương sinh, tương tặc, tỷ hòa về ngũ hành. Qua đây tìm được tam truyền (3 thời kỳ mở đầu, giữa và kết thúc quẻ): • khóa tặc: có chữ dưới tặc chữ trên (vì dưới mà dám tặc với trên, tức là tặc/giặc) • khóa khắc: có chữ trên khắc chữ dưới • khóa sinh: có chữ trên sinh chữ dưới hoặc chữ dưới sinh chữ trên • khóa tỷ: chữ trên và chữ dưới ngang hòa nhau. Uploaded with ImageShack.us 1.3.5 AN THIÊN TƯỚNG Bước đầu tiên ta phải an sao Quý Nhân, vì sao Quý Nhân đứng đầu 12 thiên tướng. Sau khi an sao Quý Nhân rồi sẽ lần lượt an các sao khác: 1Quý Nhân > 2 Đằng Xà > 3 Chu Tước > 4 Thiên Hợp > 5 Câu Trận > 6 Thanh Long > 7 Thiên Không > 8 Bạch Hổ > 9 Thái Thường > 10 Huyền Vũ > 11 Thái Âm > 12 Thiên Hậu Tùy thuộc vào ngày xem quẻ và giờ xem quẻ sẽ có quy tắc an sao Quý Nhân vào cung thiên bàn tương ứng: • Giáp, Mậu, Canh: Sửu/Mùi • Ất, Kỷ: Tý/Thân truy • Bính, Đinh: Hợi/Dậu thượng • Nhâm, Quý: Tị/Mão tùy • Tân nhật: Ngọ/Dần khởi giờ ban ngày quy định là: Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân (giờ ban ngày là Trú quý) giờ ban đêm quy định là: Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần (giờ ban đêm là Dạ quý) Uploaded with ImageShack.us Sau khi an được sao Quý Nhân vào thiên bàn nào đó theo quy tắc trong bảng bên trên, ta phải đi an 11 thiên tướng còn lại. Có hai cách an Quý Nhân là: • an Quý Nhân thuận tại các cung ĐỊA BÀN: Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn mỗi sao một cung • an Quý Nhân ngịch tại các cung ĐỊA BÀN: Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất mỗi sao một cung an Quý Nhân thuận hành có nghĩa là nếu cung có an sao Quý Nhân nhằm đúng các cung địa bàn hợi, tý, sửu, dần, mão thì an thuận chiều từ trái qua phải. An Quý Nhân nghịch hành có nghĩa là nếu cung có an sao Quý Nhân nhằm đúng các cung địa bàn: tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất thì an Quý Nhân nghịch từ phải qua trái. Ví dụ 1, thời tiết: ngày Bính Thân, Nguyệt Tướng Tý, giờ Mão, vì sao Quý Nhân đóng vào cung Hợi địa bàn nên an 11 sao còn lại theo chiều thuận kim đồng hồ từ trái qua phải: Uploaded with ImageShack.us Ví dụ 2, thời tiết: ngày Canh Thìn, nguyệt tướng Thân, giờ Hợi (ban đêm), sao Quý Nhân an vào cung địa bàn MÙI nên an theo chiều nghịch: Uploaded with ImageShack.us 1.3.6 LẤY TAM TRUYỀN Phần 6 này tương đối rắc rối, xin được trình bày ở phần 64 bài khóa 1.4 PHẦN THỰC HÀNH Trước tiên ta hãy làm quen với "bản đồ lục nhâm", và cách lập thành qua ví dụ sau: vào lúc 10h30 ngày 11 tháng 3 năm 2010 quy ra ngày âm lịch là Ngày Canh Thân, Nguyệt tướng Hợi, giờ Tỵ, có một người nam giới 36 tuổi hỏi quẻ về việc tranh chấp nhà cửa sẽ ra sao? Ta lập quẻ thành từng bước như sau: Bước 1: lập địa bàn cố định như sau Uploaded with ImageShack.us bước 2: lập thành tứ bản: 1) an can ngày, 2) an chi ngày, 3) an bản mệnh, 4) an hành niên. Theo quy tắc đã nói phần trên thì Can Canh của ngày sẽ an vào địa bàn Thân, và Chi ngày Thân cũng an vào địa bàn Thân; người nam này 36 tuổi tức sinh năm Mão, vì vậy an bản mệnh của y vào cung Mão địa bàn, vì y 36 tuổi nên đếm thuận từ cung Dần địa bàn tới ô thứ 36 ta có cung Sửu: Uploaded with ImageShack.us Bước 3: An Thiên bàn: xem vào tháng 3 nguyệt tướng Hợi, vào lúc 10h30 tức là giờ Tị nên ta lấy Nguyệt tướng Hợi làm thiên bàn "đè" lên cung Tị: Uploaded with ImageShack.us Bước 4: lập ra tứ khóa • khóa 1: Xem tại cung an Can ngày Canh, ta thấy chữ thiên bàn là Dần, dưới có can Canh nên ta an khóa 1 là Dần/Canh • khóa 2: xem tại cung Dần địa bàn, ta thấy có chữ thiên bàn Thân: ta an khóa 2 = Thân/Dần • khóa 3: xem tại cung an chi ngày (trùng với cung an Can ngày) ta thấy thiên bàn Dần, địa bàn Thân: ta an khóa 3 là Dần/Thân • khóa 4: xem tại cung Dần địa ta có thiên bàn Thân, cũng y chang như khóa 2 ta có khóa 4 là: Thân/Dần Uploaded with ImageShack.us Bước 5: an thiên tướng theo quy tắc đã nói phần trên trên ta được bản đồ lục nhâm gần hoàn thiện như sau: Uploaded with ImageShack.us TỔNG KẾT như vậy là ta đã gần lập xong một quẻ nhâm, theo amour hiểu thì một quẻ nhâm hoàn thiện, ngoài các bước nói trên, còn phải an thêm các yếu tố sau: • An vòng 10 can để tìm ra tuần không • An vòng thái tuế • Tìm tam kỳ, lục nghi • Tìm ra Thái dương (nhật tú), Nguyệt tú, Tinh tú • An các thần sát khác tùy theo mục tiêu coi quẻ. theo amour thì quẻ sau có vẻ đã hoàn thiện: Uploaded with ImageShack.us Edited 9 Tháng 6, 2010 by amouruniversel 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2010 Tới đây đã hết nội dung của Bài 1: Dẫn nhập. Xin các bác vào dạy bảo cho :lol: 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2010 Rất ủng hộ bác Amour đã cất công cung cấp tài liệu này. Xin bác tiếp tục cho. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2010 Ý nghĩa chữ "ĐỘN" theo cách hiểu của Người xưa trong thuật Lục Nhâm: 1. ĐỘN: hàm nghĩa "ẩn, theo". Khi sử dụng thuật toán của Lục Nhâm, thì Can - Chi ngày chiêm được coi là trọng yếu, đặc biệt là Can ngày chiêm. Mối quan hệ của Can ngày chiêm với những Tuần Can, căn cứ từ Ngũ hành sinh khắc tỷ hoà, để xác định được mối quan hệ của những Can trong từng Tuần can "ẩn theo" Can ngày chiêm quẻ. - Ví dụ: ngày Canh Thân thuộc trong tuần Giáp Dần. Xác định Ngũ hành khắc Can ngày chiêm: ngày chiêm Canh thuộc Kim, do vậy Ngũ hành khắc Kim sẽ là Hỏa. Trong tuần Giáp Dần, thấy chi Thìn gặp can Bính hợp thành Bính Thìn, chi Tị gặp can Đinh hợp thành Đinh Tị => Bính Đinh thuộc hoả khắc can ngày Canh kim. Ta hiểu rằng: Bính Đinh ẩn theo can Canh trong mối quan hệ "khắc", được gọi là Quan quỷ. Trong thuật toán Lục Nhâm, khi ta nói Can Quỷ, Can Phụ hay Can Tài... thì ta hiểu theo nghĩa: "độn" = "ẩn theo". Độn = ẩn theo: nhằm định mối quan hệ Ngũ hành, chỉ ra sự ảnh hưởng lẫn nhau trong những Tuần can - Ngũ hành của một Can nào đó trong Tuần khắc Can ngày thì gọi là Can Quỷ - Ngũ hành Can ngày chiêm khắc ngũ hành một Can nào đó trong Tuần, thì gọi là Can Tài - Ngũ hành của một Can nào đó sinh ra ngũ hành của Can ngày chiêm, thì gọi là Can Phụ ........v.v.......... 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2010 (đã chỉnh sửa) BÀI 2: TỨ KHÓA VÀ TAM TRUYỀN........................................................................ ......................... 21 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHÁI NIỆM "LỤC XỨ" TRONG MÔN LỤC NHÂM........................... 21 2.2 CẤU TRÚC CỦA TAM TRUYỀN........................................................................ ..................... 23 2.3 CÔNG DỤNG CỦA TAM TRUYỀN........................................................................ ................. 23 2.4 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO TAM TRUYỀN............................................ 23 1 BÀI 2: TỨ KHÓA VÀ TAM TRUYỀN Sau khi đã học xong bài học thứ hai này, chúng ta phải đạt được những mục tiêu sau: · hiểu được một số những "thuật ngữ chuyên ngành" hay được dùng trong môn lục nhâm · nắm bắt được cơ cấu căn bản của môn lục nhâm, đó là tứ khóa và tam truyền, hiểu rõ được các thành phần cấu thành của chúng. · hiểu một cách căn bản (sơ khởi) quy luật vận hành của thời không, các môi quan hệ tương tác của vạn vật được môn lục nhâm miêu tả. 1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHÁI NIỆM "LỤC XỨ" TRONG MÔN LỤC NHÂM Theo amour, để nắm bắt được môn lục nhâm thì trước tiên phải nắm được quy tắc quan trọng số một của nó, đó là quy tắc về "lục xứ". Trong môn lục nhâm phân biệt ra 6 chỗ trong quẻ mà người xử dụng lục nhâm cần phải quan tâm trước tiên, đó là: 1. Can ngày 2. Chi ngày 3. Hành niên và Bản mệnh của người hỏi quẻ 4. Sơ truyền 5. Trung truyền 6. Mạt truyền Can ngày xem quẻ Can ngày chính là trọng điểm quan trọng nhất trong một quẻ lục nhâm. Bởi từ khí ngũ hành của can ngày ta mới phân ra được ngôi vị của lục hào (ví dụ: ngày Canh Thân thì chi ngày là Thân đóng ngôi vị của hào "huynh đệ", bởi vì Can Canh hành kim, mà chi Thân cũng là hành kim, chúng ngang vai với nhau nên gọi là "hào huynh đệ"). Ngoài ra, Can ngày trong môn lục nhâm là nơi để đoán định về bản thân của "vấn nhân", tức là người hỏi quẻ (Can là bản thân, Chi là gia trạch của ta). Chi ngày xem quẻ Đơn vị thời gian ngày được cấu thành từ hai thành phần: Can + Chi, và Chi trong môn lục nhâm đóng vai trò rất quan trọng trong luận đoán lục nhâm, nếu Can đại diện cho bản thân người hỏi bói, thì Chi thường đại diện cho những nhân vận thân cận với người hỏi bói (ví dụ, một vị tướng xem về việc xuất quân có lợi hay không, thì Can ngày chính là nơi xem cho bản thân ông ta, còn Chi ngày là nơi để xem cho binh sỹ của ông ta). Niên + Mệnh của người hỏi quẻ Bản mệnh: chính là cung địa bàn tương ứng với năm sinh của người hỏi quẻ, còn hành niên chính là thời điểm "tuổi đời" hiện tại của vấn nhân. Bởi vì một quẻ lục nhâm bao gồm trong nó các yếu tố thời gian như: tiết khí, năm - tháng - ngày - giờ, và các yếu tố này vận hành - tương tác lẫn nhau theo quy luật nhân quả, để diễn dịch sự thường hằng và vô thường. · Câu hỏi đặt ra: thời gian là gì? phải chăng thời gian là sự dịch chuyển của các "phần" trong vũ trụ? như trái đất quay vòng xung quanh nó 1 vòng thì tạo ra một ngày, vận hành quanh mặt trời 1 vòng thì tạo ra 1 năm? khi con người ta sinh ra vào một thời điểm nào đó, thì dĩ nhiên đã bẩm thụ các "lực" của vũ trụ, và ở tại một không gian nào đó. Khi thời - không vận hành, ắt hẳn sự biến dịch này phải tương tác lên y theo một cách nào đó, mà theo nhãn quang của chúng ta diễn dịch là "cát" hay "hung" Tìm hiểu thêm về Tứ khóa Khi lập một quẻ lục nhâm, ta an Can ngày và Chi ngày theo quy tắc đã định, từ các cung an Can và Chi ngày ta lập ra tứ khóa (đã nói trong bài 1). Tứ khóa này được lập ra như một công cụ để xét sự vận động nội tại của không gian và thời gian. Quay trở lại ví dụ "PHẦN THỰC HÀNH" bài 1, ta có bản đồ lục nhâm như sau: Uploaded with ImageShack.us Xem hình vẽ trên, ta thấy rằng tứ khóa được lập ra từ cặp Thiên bàn + Địa bàn của Can và Chi (quẻ này có Can và Chi đồng cung với nhau, nên tứ khóa chỉđược lập từ 1 cung). Đến đây, ta nên lưu ý các điểm sau của tứ khóa: Do có sự tương tác ngũ hành giữa Can ngày và chữ Thiên bàn của nó, ta có khóa 1 Chữ Thiên bàn của Can là Dần đã được "dẫn tới" cung địa bàn Dần, rồi tiếp tục xé t sự tương tác của chữ Thiên bàn vàĐịa bàn của cung này nên ta cóđược khóa 2 Do có sự tương tác ngũ hành giữa Chi ngày và Thiên bàn của nó, ta có khóa 3Chữ thiên bàn của Chi ngày là Dần đãđược dẫn tới cung địa bàn Dần, rồi tiếp tục xét sự tương tác của chữ Thiên bàn và Địa bàn của cung này nên ta có được khóa 4Đến đây, chúng ta đã rõ được một điều là do sự tương tác của thời không của Can mà ta lập ra khóa 1 và 2, do sự tương tác thời không của Chi mà ta lập ra được khóa 3, 4. Tại sao nói vậy? bởi vị Địa bàn (theo amour hiểu) chính là tượng trưng của mặt đất, còn Thiên bàn chính là tượng trưng cho vũ trụ xung quanh trái đất. Vị thế của thiên bàn và địa bàn so với nhau được sắp xếp theo quy luật "thời gian". S ơ truyền - Trung truyền - Mạt truyềnTừ các khóa 1, 2, 3, 4 người dùng lục nhâm xét sự tương tác ngũ hành của các thành phần tứ khóa mà lập ra Tam truyền. Mà tam truyền đại diện cho cái gì? Amour không rành tiếng Hán, nhưng amour cho rằng chữ "truyền" ở đây mang nghĩa "vận hành", và Tam truyền chính là công cụ mà môn lục nhâm dùng để miêu tả sự vận hành của sự vật, sự việc trong bối cảnh thời không của quẻ. Xem trong một cung (trong 12 cung) của bản đồ lục nhâm, ta thấy 3 thành phần cấu thành đặc trưng nhất như sau:Thiên bàn, theo amour nghĩ chính làđại diện cho chữ "thiên"Thiên tướng đóng trong cung đó, chính làđại diện cho chữ "nhân" Địa bàn của cung, chính là đại diện cho chữ "địa".nh ư vậy, quẻ lục nhâm thể hiện yếu tố "tam tài" của vũ trụ này. Vàởđây amour bỗng ngờ rằng chữ "Thiên Can" ẩn trong nó một ý nghĩa nào đó về không gian, hay một quan hệ, một lực tương tác nào đó của vũ trụ vào trái đất chăng? Còn Địa chi thể hiện một không gian, một quan hệ, một lực tương tác nào đó của trái đất vào vũ trụ xung quanh nó??? Quay trở lại vấn đề kỹ thuật, môn lục nhâm sử dụng quy tắc tương sinh, tương khắc của ngũ hành giữa giữa Thiên bàn và Can ngày đối với khóa 1, và tương sinh tương khắc giữa Thiên bàn và Địa bàn đối với khóa 2, 3, 4 để lập ra tam truyền. Và sách lục nhâm nói rằng: Sơ truyền: chính là đại diện cho giai đoạn sơ khởi của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm Trung truyền: chính là đại diện cho giai đoạn giữa của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm Mạt truyền: chính là đại diện cho giai đoạn kết thúc của sự vật, sự việc mà người xem quan tâmNhư vậy, môn lục nhâm đã miêu tả sự vận hành của sự vật/việc qua ba giai đoạn thời gian, qua tam truyền ta có thể xem xuyên xuốt sự vận hành của mọi sự qua ba thời quá khứ - hiện tại - tương lai. Edited 12 Tháng 6, 2010 by amouruniversel Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2010 Theo amour, để nắm bắt được môn lục nhâm thì trước tiên phải nắm được quy tắc quan trọng số một của nó, đó là quy tắc về "lục xứ". Trong môn lục nhâm phân biệt ra 6 chỗ trong quẻ mà người xử dụng lục nhâm cần phải quan tâm trước tiên, đó là: 1. Can ngày 2. Chi ngày 3. Hành niên và Bản mệnh của người hỏi quẻ 4. Sơ truyền 5. Trung truyền 6. Mạt truyền Can ngày xem quẻ Can ngày chính là trọng điểm quan trọng nhất trong một quẻ lục nhâm. Bởi từ khí ngũ hành của can ngày ta mới phân ra được ngôi vị của lục hào (ví dụ: ngày Canh Thân thì chi ngày là Thân đóng ngôi vị của hào "huynh đệ", bởi vì Can Canh hành kim, mà chi Thân cũng là hành kim, chúng ngang vai với nhau nên gọi là "hào huynh đệ"). Ngoài ra, Can ngày trong môn lục nhâm là nơi để đoán định về bản thân của "vấn nhân", tức là người hỏi quẻ (Can là bản thân, Chi là gia trạch của ta). Chi ngày xem quẻ Đơn vị thời gian ngày được cấu thành từ hai thành phần: Can + Chi, và Chi trong môn lục nhâm đóng vai trò rất quan trọng trong luận đoán lục nhâm, nếu Can đại diện cho bản thân người hỏi bói, thì Chi thường đại diện cho những nhân vận thân cận với người hỏi bói (ví dụ, một vị tướng xem về việc xuất quân có lợi hay không, thì Can ngày chính là nơi xem cho bản thân ông ta, còn Chi ngày là nơi để xem cho binh sỹ của ông ta). Theo tôi được biết, thuật ngữ thường dùng trong Lục Nhâm gồm: - Địa chi: trái đất được chia làm 12 phần, gọi là 12 cung, gồm: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Được gọi là cung Địa bàn. Đối với Lục Nhâm, giờ chiêm quẻ ứng với 1 trong 12 cung Địa bàn - Địa can: tại một cung Địa chi (Địa bàn), mà tính chất của Can tụ khí, có ảnh hưởng nhiều nhất, với thời gian lâu dài, làm chủ tình huống. Được gọi là "Bản gia". Trời sở ký tại Đất. Địa Can được quy định như sau: 1- Giáp bản gia tại địa chi Dần 2- Ất bản gia tại địa chi Thìn 3- Bính Mậu bản gia tại địa chi Tị 4- Đinh Kỷ bản gia tại địa chi Mùi 5- Canh bản gia tại địa chi Thân 6- Tân bản gia tại địa chi Tuất 7- Nhâm bản gia tại địa chi Hợi 8- Quý bản gia tại địa chi Sửu. - Thiên chi: cung Thiên bàn đồng một tên với cung Địa bàn - Thiên can: cung Thiên chi có Can sở ký ứng hợp tại cung Địa can Nguyệt tướng: Khí và Tiết: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2010 Theo Bài một mà Amour đã đăng tải ở trên, đối với Tôi phải dành thời gian tương đối lâu. Một ngày có 12h, phối hợp với 60 Can Chi, thì ta có 12 x 60 = 720 quẻ. Mỗi ngày, căn cứ vào Can ngày hiện tại, Tôi lập 12 quẻ theo 12h, có phân ra 6 quẻ thuộc ban ngày, và 6 quẻ thuộc ban đêm. Ban ngày gồm 6 giờ: Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân, ban đêm gồm 6 giờ: Dậu - Tuất - Hợi - Tý - Sửu - Dần. Trước tiên, chúng ta các định Nguyệt tướng cho một năm. Ví dụ: năm 2010 Nguyệt tướng 2010 1. Khí Vũ thủy tiết Kinh trập dùng Nguyệt tướng Hợi - Khí Vũ thủy: ngày 19/2/2010 dl, giờ Sửu ngày 6 thg M.Dần (đủ), ngày C. Tý - Tiết Kinh trập: ngày 6/3/2010 dl, giờ Tý ngày 21 thg Giêng, ngày Ấ.Mão 2. Khí Xuân phân - tiết Thanh minh dùng Nguyệt tướng Tuất - Khí Xuân phân ngày 21/3/2010 dl, giờ Sửu ngày 6 thg K.Mão (thiếu), ngày C.Ngọ - Tiết Thanh minh ngày 5/4/2010 dl, giờ Mão ngày 21 thg K.Mão, ngày Â.Dậu 3. Khí Cốc vũ - tiết Lập hạ dùng Nguyệt tướng Dậu - Khí Cốc vũ ngày 20/4/2010 dl, giờ Mùi, ngày 7 thg C.Thìn (đủ), ngày C.Tý - Tiết Lập hạ ngày 5/5/2010 dl, giờ Tý, ngày 22 thg C.Thìn, ngày Â.Mão 4. Khí Tiểu mãn - tiết Mang chủng dùng Nguyệt tướng Thân - Khí Tiểu mãn ngày 21/5/2010 dl, giờ Ngọ ngày 8 tháng T.Tị (thiếu), ngày T.Mùi - Tiết Mang chủng ngày 6/6/2010 dl, giờ Dần ngày 26 thg T.Tị, ngày Đ.Hợi 5. Khí Hạ chí - tiết Tiểu thử dùng Nguyệt tướng Mùi - Khí Hạ chí ngày 21/6/2010 dl, giờ Tuất ngày 10 thg N.Ngọ (đủ), ngày N. Dần - Tiết Tiểu thử ngày 7/7/2010 dl, giờ Mùi ngày 26 tháng N.Ngọ, ngày M.Ngọ 6. Khí Đại thử - tiết Lập thu dùng Nguyệt tướng Ngọ - Khí Đại thử ngày 23/7/2010 dl, giờ Thìn ngày 12 thg Q.Mùi (thiếu), ngày G.Tuất - Tiết Lập thu ngày 7/8/2010 dl, giờ Tý ngày 27 thg Q.Mùi, ngày K.Sửu 7. Khí Xử thử - tiết Bạch lộ dùng Nguyệt tướng Tị - Khí Xử thử ngày 23/8/2010 dl, giờ Mùi ngày 14 thg G.Thân (thiếu), ngày A.Tị - Tiết Bạch lộ ngày 8/9/2010 dl, giờ Sửu ngày 1 thg A.Dậu (đủ) ngày T.Dậu 8. Khí Thu phân - tiết Hàn lộ dùng Nguyệt tướng Thìn - Khí Thu phân ngày 23/9/2010 dl, giờ Ngọ ngày 16 thg A.Dậu (đủ), ngày B.Tý - Tiết Hàn lộ ngày 8/10/2010 dl, giờ Dậu ngày 1 thg B.Tuất (thiếu) ngày T.Mão 9. Khí Sương giáng - tiết Lập đông dùng Nguyệt tướng Mão - Khí Sương giáng ngày 23/10/2010 dl, giờ Tuất ngày 16 thg B.Tuất, ngày B.Ngọ - Tiết Lập đông ngày 7/11/2010 dl, giờ Hợi ngày 2 thg Đ.Hợi (đủ), ngày T.Dậu 10. Khí Tiểu tuyết - tiết Đại tuyết dùng Nguyệt tướng Dần - Khí Tiểu tuyết ngày 22/11/2010 dl, giờ Dậu ngày 17 thg Đ.Hợi, ngày B.Tý - Tiết Đại tuyết ngày 7/12/2010 dl, giờ Mùi ngày 2 thg M.Tý (thiếu) ngày T.Mão 11. Khí Đông chí - tiết Tiểu hàn dùng Nguyệt tướng Sửu - Khí Đông chí ngày 22/12/2010 dl, giờ Thìn ngày 17 thg M.Tý (thiếu), ngày B.Ngọ - Tiết Tiểu hàn ngày 6/1/2011 dl, giờ Tý ngày 3 thg K.Sửu (đủ) ngày T.Dậu 12. Khí Đại hàn - tiết Lập xuân dùng Nguyệt tướng Tý - Khí Đại hàn ngày 20/1/2011 dl, giờ Dậu ngày 17 thg K.Sửu ngày A.Hợi - Tiết Lập xuân ngày 4/2/2010 dl, giờ Ngọ ngày 2 thg C.Dần (đủ), ngày C.Dần Ta thấy, Nguyệt tướng Dần có chứa tháng Đinh Hợi và tháng Mậu Tý, hoặc Nguyệt tướng Sửu có chứa tháng Mậu Tý và tháng Kỷ Sửu...v.v..., Vấn đề này cho chúng ta nhận thức được điều gì đây ? Sau khi xác định được Nguyệt tướng, mỗi ngày ta có 12 quẻ, nghĩ tới Nhật - Thần mà ứng cho sự "tự học", điều này mang lại cho chúng ta thật nhiều giá trị. NHẬT – THẦN - Thiên can sinh Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) thì trăm việc đều tốt, quẻ ban ngày thì được người giúp đỡ, ban đêm thì được Thánh thần che trở. - Thiên can khắc Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) thì trăm việc đều chẳng có lợi, chiêm quẻ ban ngày tất có người làm hại, còn chiêm quẻ ban đêm thì có vụ ma quỷ ám hại. - Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) sinh Thiên can: trăm điều hao phí, thoát xuất. Còn Can ngày chiêm khắc Thiên can thì gặp sự bế tắc, uất ức, chê bỏ. - Thiên Can sinh Chi ngày chiêm và Thiên chi sinh lại Can ngày chiêm, ấy là quẻ Can ngày chiêm và Chi ngày chiêm đều chịu cho thiên thần Sinh, điềm tương đối 2 bên đều được sự hợp thuận trong việc làm ăn. ........ ........ Chúng ta đang ở trong tuần Giáp Ngọ, bạn Amour có thể lập 120 quẻ cho 10 ngày này được không ? Khi lập quẻ, chưa cần xác định Tứ khóa. Mà chỉ xét tới mối quan giữa Can Chi ngày chiêm đối với Can địa, Chi địa, Can thiên, và Chi thiên (Địa can - Địa chi - Thiên can - Thiên chi). Mỗi ngày, gồm 6 quẻ lập theo giờ ban ngày và 6 quẻ lập theo giờ ban đêm - Sau đó phối với 12 Tướng. Tiếp đến phối hợp với 12 Thần. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2010 Thưa bác Hà Uyên, Nội dung bài bác chỉ dạy thật sâu sắc, cháu chưa hiểu hết ý bác nói "Một ngày có 12h, phối hợp với 60 Can Chi, thì ta có 12 x 60 = 720 quẻ", theo cháu hiểu câu bác nói thì 12 quẻ trong một ngày có thể diễn dịch ra 720 quẻ khác nhau. Cháu chưa hiểu và thắc mắc như sau: 1. Cách phối hợp 60 mươi đơn vị ngày của bảng hoa giáp với 12 quẻ (giờ) trong ngày như thế nào để ra được 720 quẻ? 2. Ý nghĩa và công dụng của việc phối hợp này như thế nào? Áp dụng thực tiễn ra sao? Xin bác dạy cho. Về yêu cầu lập 120 quẻ trong tuần Giáp Ngọ, may là cháu có software an sao lục nhâm của anh Lê Anh Tú nên có thể lập rất dễ dàng. Có điều post lên diễn đàn 120 quẻ này thì rất dài,nhưng cháu có thể post lên để bác chỉ dạy thêm. Cháu post lên nhá? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2010 Về yêu cầu lập 120 quẻ trong tuần Giáp Ngọ, may là cháu có software an sao lục nhâm của anh Lê Anh Tú nên có thể lập rất dễ dàng. Có điều post lên diễn đàn 120 quẻ này thì rất dài,nhưng cháu có thể post lên để bác chỉ dạy thêm. Chào các bạn, chào Amour Amour đã nói: "Amour thấy rằng học tập mà có thể cùng bạn bè trao đổi, các bậc tiền bối vào chỉ bảo cho thì nhanh thành tựu. Nay muốn lập topic này để post bài học lên đây, qua đó mọi người cùng trao đổi, không biết có nên chăng? Nếu được thì Amour xin post từng bài theo dạng giáo án, căn cứ vào bộ NHÂM ĐỘN ĐẠI TOÀN mà tiến hành" Khi Amour copy xong 12 quẻ của ngày Giáp Ngọ, chúng ta cùng các anh chị em luận giải. Rồi tiếp đến 12 quẻ của ngày Ất Mùi, ...v.v... Chẳng nhẽ chỉ có mình Tôi và Amour cùng "tự học" hay sao ? Hà Uyên. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2010 Thưa Sư phụ, xin vâng :( Hôm nay ngày 13 tháng 6 năm 2010, nhằm ngày Giáp Ngọ tháng 5 âm lịch năm Canh Dần, Nguyệt tướng Thân. Một ngày có 12 giờ lần lượt từ Tý -> Sửu -> Dần... cho tới giờ Hợi. Lấy nguyệt tướng Thân gia lên mỗi giờ ta sẽ được 12 quẻ trong ngày Giáp Ngọ như sau: Quẻ 1: giờ Tý Uploaded with ImageShack.us Quẻ 2: giờ Sửu Uploaded with ImageShack.us Quẻ 3: giờ Dần Uploaded with ImageShack.us Quẻ 4: giờ Mão Uploaded with ImageShack.us Quẻ 5: giờ Thìn Uploaded with ImageShack.us Quẻ 6: giờ Tị Uploaded with ImageShack.us Quẻ 7: giờ Ngọ Uploaded with ImageShack.us Quẻ 8: giờ Mùi Uploaded with ImageShack.us Quẻ 9: giờ Thân Uploaded with ImageShack.us Quẻ 10: giờ Dậu Uploaded with ImageShack.us Quẻ 11: giờ Tuất Uploaded with ImageShack.us Quẻ 12: giờ Hợi Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2010 Bác Hà Uyên ơi, cháu lập xong rồi đây này, đang sốt ruột đợi bác chỉ giáo đây ạ! :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2010 3. Khí Cốc vũ - tiết Lập hạ dùng Nguyệt tướng Dậu - Khí Cốc vũ ngày 20/4/2010 dl, giờ Mùi, ngày 7 thg C.Thìn (đủ), ngày C.Tý - Tiết Lập hạ ngày 5/5/2010 dl, giờ Tý, ngày 22 thg C.Thìn, ngày Â.Mão [/size] Trải nghiệm: Khảo sát Nguyệt tướng Dậu, tính theo tiến trình nhật ký Can Chi, thì giờ Mùi ngày 20/4/2010 dương lịch => bắt đầu khởi khí Cốc vũ (Nhật kinh ~ 30 độ) => nhằm ngày Canh Tý. Kể từ ngày khởi khí Cốc vũ là ngày Canh Tý, cho tới khi kết thúc Nguyệt tướng Dậu là ngày Tân Mùi, ta đếm được 4 ngày Canh: gồm - Canh Tý (20/4 dl), - Canh Tuất (30/4 dl), - Canh Thân (10/5 dl), - Canh Ngọ (20/5 dl) Người xưa gọi là: "Nhiệt tại tam phục", khí hậu diễn biến bất thường, lượng hút nhiệt của trái đất lớn hơn lượng nhiệt tản ra. Hậu quả, khí hậu oi bức đã đến sớm hơn bình thường mọi năm. Thực tiễn tại Bắc bộ, trong những ngày qua có nơi nhiệt độ thông báo lên tới 41 ~ 42 độ ngoài trời. Lục Nhâm đã cho chúng ta biết những thông tin thật sự có giá trị. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2010 Tiếp tục khảo sát Nguyệt tướng Thân, được tính từ giờ Ngọ ngày 21/5/2010 => giờ Dậu ngày 21/6/2010 (Nhật kinh 60 độ ~ 90 độ). Tiến trình nhật ký Can Chi của nguyệt tướng Thân gồm có 4 ngày mang can Tân, cụ thể: - Tân Mùi 21/5/2010 - Tân Tị 31/5/2010 - Tân Mão 10/6/2010 - Tân Sửu 20/6/2010 Như vậy, nguyệt tướng Thân gồm có "tứ Tân", nghĩa là gồm có 4 ngày mang can Tân, nếu xét theo Nguyệt lệnh, thì số ngày bình quân thực là 29 ngày có dư, chưa tới đủ 30 ngày Xét thấy, mỗi tháng Âm lịch, khi lấy Tiết để khởi tháng, thì có số ngày bình quân là 29 có dư (30 ngày có thiếu). Khi lấy Khí làm căn cứ để xét, từ Khí của tháng này tới Khí của tháng kế tiếp, có số ngày bình quân là 30 ngày có dư. Trọn vẹn đủ số giờ của 30 ngày Can Chi. Lịch luôn ghi tháng "thiếu" hay tháng "đủ", cho ta biết hàm nghĩa của Khí. Khi lịch ghi tháng "thiếu", thì có thể xẩy ra tháng này không có ngày trung Khí. Những nhà làm Lịch cho rằng, trong vòng 30 ngày có dư, những tháng mà ở giữa không có ngày trung Khí, mà ngày trung Khí này lại an vào đầu tháng kế tiếp, sẽ coi tháng trước đó là tháng "nhuận". Lục Nhâm xét Nguyệt tướng căn cứ vào 30 ngày có dư, không xét tới Nguyệt lệnh khi 30 ngày có thiếu. Có nghĩa rằng, sự thay đổi theo 4 mùa không có thời gian cố định đối với Âm lịch. Cũng từ đây, mà Lục Nhâm sinh ra khái niệm: "Nguyệt mộ". Mùa Xuân nguyệt mộ tại Thiên chi Mùi, mùa Hạ nguyệt mộ tại Thiên chi Tuất, mùa Thu nguyệt mộ tại Thiên chi Sửu, mùa Đông nguyệt mộ tại Thiên chi Thìn (không phải Địa chi). Khi chúng ta thống kê 60 năm có 720 tháng, chọn số ngày bình quân 30 ngày có dư (không lấy 29 ngày có dư), thì sẽ xẩy ra những tháng, tồn tại Tứ Canh, Tứ Tân, Tứ Nhâm, ...v.v...Từ đây, thông tin đã được bộc lộ khi ta phối hợp với cái khởi đầu Lục Giáp. Lục Nhâm chỉ định mối quan hệ của số ngày trong tháng Âm lịch, với số ngày trong một Nguyệt tướng. Ngày mồng 1 đầu tháng gọi là ngày Sóc, tiếp theo là ngày mồng 8 âm, được gọi là ngày Thượng huyền. Tiếp theo là ngày 15 âm lịch, là ngày Rằm, được gọi là ngày Vọng. Tiếp theo là ngày 23 âm lịch, được gọi là ngày Hạ huyền. Tiếp theo là ngày 29 ~ 30, là ngày kết thúc tháng, được gọi là ngày Hối. Lục Nhâm không xét tới nhật ký Can Chi ngày, căn cứ vào những ngày mồng 1, 8, 15, 23, 29 ~ 30, được chỉ định là những ngày Thiên phiền - Trời phiền muội. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2010 Bài viết này của bác đã giải thích nhiều điều về bảng hoa giáp và khái niệm thời gian. Cám ơn bác và mong bài tiếp theo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2010 Bài viết này của bác đã giải thích nhiều điều về bảng hoa giáp và khái niệm thời gian. Cám ơn bác và mong bài tiếp theo. Amour nói "tự học", thì ngày Giáp Ngọ, giờ Dậu có những vấn đề gì ? Mối quan hệ của TỨ YẾU: Thiên can - Thiên chi - Địa can - Địa chi, có nói cho Amour biết được điều gì không ? Amour nhận thức như thế nào khi nói là "tự học" ??? Bạn có thể Copy cho đủ 60 ngày Can Chi không ??? Khi bạn Copy đủ, thì số 52 là Can Chi ngày sinh của Amour, đó là ngày Ất Mão, thì bạn có thể tự xét Mệnh theo môn Lục Nhâm được. Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2010 Bác để cháu suy nghĩ kỹ rồi sẽ quay lại trả lời được không ạ. Có lẽ vào giờ nghĩ trưa cháu sẽ phản hồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2010 Uploaded with ImageShack.us Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2010 Amour nói "tự học", thì ngày Giáp Ngọ, giờ Dậu có những vấn đề gì ? Mối quan hệ của TỨ YẾU: Thiên can - Thiên chi - Địa can - Địa chi, có nói cho Amour biết được điều gì không ? Amour nhận thức như thế nào khi nói là "tự học" ??? Bạn có thể Copy cho đủ 60 ngày Can Chi không ??? Khi bạn Copy đủ, thì số 52 là Can Chi ngày sinh của Amour, đó là ngày Ất Mão, thì bạn có thể tự xét Mệnh theo môn Lục Nhâm được. Hà Uyên Cháu tối dạ, không hiểu được câu hỏi của bác đưa ra. Vả lại, cháu nghĩ dù có an quẻ để giải cho quẻ thứ 10 ngày giáp ngọ (giờ Dậu) thì cũng chưa chắc trả lời được câu hỏi của bác. Vì thế cháu đã minh họa bài của bác với chi tiết bảng hoa giáp, áp dụng vào năm 2010 này vào đây để bác giải thích cho liền mạch. Nhưng giờ Dậu ngày Giáp ngọ hôm đó cháu đi gặp người ta đòi nợ cũng không được, mượn sách cũng không xong, dọc đường về bị thủng xăm xe nữa, cho nên chắc không phải giờ lành rồi :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2010 2.2 CẤU TRÚC CỦA TAM TRUYỀN Đối với các bạn chưa bao giờ học qua môn lục nhâm, đọc tới đây sẽ tự hỏi "công thức tính tam truyền như thế nào?", cách tính tam truyền được miêu tả chi tiết trong phần "65 bài khóa". Nhưng tại bài 2 này, để đơn giản cho việc học hỏi, các bạn hãy tạm chấp nhận các tam truyền trong ví dụ sau: Để nghiên cứu cấu trúc của tam truyền, ta xem xét ví dụ sau: vào lúc 11h40 ngày 3 tháng 6 năm 2010, nhằm giờ Ngọ ngày Giáp Thân tháng Tị năm Canh Dần, có một người bạn nữ sinh năm Hợi 1983 đánh đố xem năm Canh Dần này chuyện cuả cô ta thế nào (mà không nói là chuyện gì). Theo thời gian của cô gái hỏi, amour lập được quẻ như sau: Uploaded with ImageShack.us Quan sát trong 3 cung tam truyền (được bôi vàng), ta cần lưu ý các đặc điểm về kết cấu của chúng như sau: Tứ khóa, căn bản để lập nên tam truyền, được lập thành giữa sự tương tác tương sinh/tương khắc giữa: Can ngày xem và Thiên bàn của nó Chi ngày xem và Thiên bàn của nó từ tứ khóa, dựa vào sự tương sinh tương khắc của từng chữ thiên bàn (1, 2, 3, 4) mà ta lập được tam truyền (sơ truyền, trung truyền, mạt truyền) với các đặc điểm như sau: a) Cấu trúc của mỗi cung truyền đơn lẻ: Thiên bàn: còn được gọi là "thượng thần" (ví dụ: chữ thiên bàn bên trên Can ngày thì được gọi là "Can thượng thần") Thiên tướng Địa bàn Trong ví dụ trên ta có sơ truyền phát dụng tại Can ngày, trong sơ truyền ta có địa bàn = Dần, thiên tướng = Thiên hợp, thiên bàn = thìn. Ngoài ra sơ truyền tại ví dụ này còn có độn can của thiên bàn = Nhâm, Can ngày (còn gọi là "Nhật thần) là can Giáp. Vậy nội trong một cung sơ truyền này ta có được "Tứ yếu" (theo lời bác Hà Uyên) bao gồm Can ngày, địa bàn, độn Thiên can, Thiên bàn. :D sự "truyền tới" của các truyền: sở dĩ gọi là "tam truyền" là bởi vì có sự liên lạc và phát triển từ sơ truyền tới trung truyền, từ trung truyền tới mạt truyền: Uploaded with ImageShack.us Quan sát ví dụ quẻ ngày Giáp Thân nói trên, ta thấy rằng tại sơ truyền ta có chữ thiên bàn = Nhâm Thìn, theo quy tắc lục nhâm thì ta tìm về Thìn địa bàn, ở đây ta được thiên bàn Ngọ = không thần (mà không có chữ độn Can vì vào ngày Giáp Thân thì vòng độn can gồm 10 can bắt đầu từ Giáp tại Thân, chạy cho tới địa chi Tị thì đã là can thứ 10 = can Quý, và chi Ngọ + chi Mùi không còn can nào đóng vào, vì vậy gọi là "Tuần không", chữ Tuần không tại Thiên bàn thì gọi là "Không thần", chữ Tuần không tại Địa bàn thì gọi là "Không địa") làm quen với các thuật ngữ trong lục nhâm như sau: * Can thần: tức là Thiên bàn có cùng tên với nơi địa bàn nơi Can ngày đóng, trong ví dụ trên ta có Can thần = Canh Dần * Can thượng thần/Can dương thần: là chữ Thiên bàn nằm trên cung Can ngày đóng, trong ví dụ trên ta có Nhâm thìn * Can âm thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung địa bàn có cùng tên với Can thượng thần, trong ví dụ trên ta có Can âm thần = Ngọ không thần. * Chi Thần: tưc là chữ Thiên bàn có cùng tên với địa bàn của Chi ngày, trong ví dụ trên ta có chữ Giáp Thân chính là Chi thần. * Chi thượng thần/Chi dương thần: là chữ Thiên bàn tại cung an Chi ngày, trong ví dụ trên ta có chữ Bính Tuất chính là Chi thượng thần (hay còn gọi là Chi dương thần) * Chi âm thần: là chữ Thiên bàn nằm trên cung địa bàn có cùng tên với Chi thượng thần/chi dương thần, trong ví dụ trên ta có Chi âm thần là chữ Mậu Tý. * Thiên tướng thừa thần/Thiên tướng dương thần: tương tự như vậy, chữ Thiên bàn nào nằm trên cung có Thiên tướng thì gọi là Thiên tướng thừa thần. Trong ví dụ trên tại Can ta có thiên tướng = Thiên hợp, và Thiên hợp thừa thần = Nhâm Thìn. * Thiên tướng âm thần: tìm về cung địa bàn trùng tên với Thiên tướng thừa thần, thấy thiên bàn nào thì đó chính là Thiên tướng âm thần. Trong ví dụ trên ta có âm thần của Thiên hợp là Ngọ không thần. * Chủ truyền: trong 3 truyền thì phải có 1 truyền làm chủ, theo quy tắc "cái gì ít thì quý", tức là nếu truyền có 2 hào âm thì lấy hào dương còn lại làm chủ truyền, nếu truyền có 2 hào dương thì lấy 1 hào dương còn lại làm chủ truyền. Quy tắc về chủ truyền này sẽ được dùng vào giải đoán sau này. Qua những điều nói trên, ta có thể thấy có sự vận hành (truyền) từ sơ truyền qua trung truyền, từ trung truyền tới mạt truyền. Trường hợp đặc biệt: - tam truyền bất truyền: tức là từ truyền này không vận hành được qua truyền kia, đó là khi có tuần không đóng. Trong ví dụ trên ta thấy tại trung truyền có Ngọ là không thần, mạt truyền có Ngọ là không địa, vì vậy tam truyền này gọi là "tam truyền bất truyền". - có yếu tố hóa giải sự "bất truyền" này: đó là khi trong lục xứ có một cung đối xung với Tuần không và hành của Thiên bàn cung này có ngũ hành khắc chế được Tuần không. Giả sử trong ví dụ trên mà Bản mệnh của người hỏi bói nằm tại cung Tuất sẽ có Tý thiên bàn hành thủy khắc chế được tuần không = Ngọ, đó là quy tắc dùng hành khắc tại cung đối xung mà hóa giải tuần không. Uploaded with ImageShack.us Về cấu trúc của Tam truyền, tạm thời amour chỉ hiểu được có thế, xin các tiền bối thấy chỗ nào sai xót hoặc thiếu xót thì chỉ bảo cho. 2.3 CÔNG DỤNG CỦA TAM TRUYỀN Nói một cách tổng quát nhất (theo sự hiểu nông cạn của amour), thì tam truyền là 3 chỗ trong "lục xứ" là những nơi thường xuyên được dùng trong chiêm đoán, nói thường xuyên được dùng có nghĩa là sẽ có những trường hợp phải dùng ngoài tam truyền để đoán, nhưng nơi đây ta tìm hiểu một cách tổng quát nhất về công dụng của tam truyền. Theo amour hiểu thì tam truyền có các công dụng sau: là nơi để quan sát tiến trình vận hành của sự việc muốn hỏi: Tam truyền là: sơ truyền, trung truyền, mạt truyền, tức là ba thời kỳ của một quẻ bói (đầu - giữa - cuối của sự việc cần bói). Như luận theo thời gian có hạn định thì ta phân ra làm ba thời kỳ bằng nhau, ví dụ, xem một năm thì 4 tháng đầu là sơ, bốn tháng giữa là trung, bốn tháng cuối là mạt. Mà trong đó quan trọng bậc nhất là sơ truyền. Sơ truyền là nơi "phát dụng" (có nghĩa là sự việc khởi phát, được dùng làm nơi bắt đầu của câu truyện muốn hỏi) và là nơi tìm ra rất nhiều thông tin, ví dụ: - tìm xem ai là người chủ động trong câu truyện muốn hỏi, thì ta xem thiên thần ở đó ứng với hào nào trong lục hào (tử tôn, quan quỷ vv), hoặc dùng Thiên tướng trong sơ truyền mà luận (nhân loại quái: xem trong bài 65 "Vật loại khóa") - tìm xem vật gì, cái gì, món đồ gì (vật kiện quái) - tìm xem quỷ thần nào tác oai tác phúc (tinh tú quỷ thần quái) - tìm số lượng (đo lường sự vật sự việc, thời gian vvv theo số mục quái) - tìm xem sự vật/việc cũ hay mới, tươi hay héo - tìm thời gian và không gian của sự việc - các thông tin khác. Tam truyền là nơi chính để định cát hung của quẻ: xem các bài tam truyền thi, Đại lục nhâm ngọc thành ca, Ngọc nữ thông thần tập, Chiêm đảm bí quyết tập vvv. Tạm thời amour chỉ hiểu được có bấy nhiêu về vấn đề tam truyền, các bậc tiền bối đi trước xin dạy bảo thêm cho. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2010 ...ta xem xét ví dụ sau: vào lúc 11h40 ngày 3 tháng 6 năm 2010, nhằm giờ Ngọ ngày Giáp Thân tháng Tị năm Canh Dần, có một người bạn nữ sinh năm Hợi 1983 đánh đố xem năm Canh Dần này chuyện cuả cô ta thế nào (mà không nói là chuyện gì). Theo thời gian của cô gái hỏi, amour lập được quẻ như sau: Hay quá, cảm ơn Amour, mong Amour có lời luận giải thêm, như ví dụ giờ Ngọ ngày Giáp Thân chẳng hạn, để khi bình giải được thêm phần rõ nghĩa. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites