Huy Khôi

"ba Vì Xứng đáng Là Nơi Xây Dựng Trung Tâm Hành Chính Quốc Gia"

6 bài viết trong chủ đề này

Bài viết của TS.Trần Tất Chủng, Chuyên gia về văn hóa vật chất, Viện dân tộc học

Posted Image

Ông Trần Tất Chủng. Ảnh: PV

Ba Vì là khu vực địa linh, có thế “Rồng cuốn, Hổ ngồi”, xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia và cả Trung tâm chính trị quốc gia. Lẽ dĩ nhiên vị trí cụ thể xây dựng các quần thể kiến trúc này phải được khảo sát và thẩm định cả bằng khoa học hiện đại và tính phong thủy (tri thức dân gian).

Là một người đã lâu năm làm việc trong lĩnh vực Dân tộc học (về văn hóa vật chất - rất hiếm ở Việt Nam và có dịp được học tập, làm việc cùng các giáo sư, viện sỹ có tên tuổi quốc tế và cùng phụ trách mảng thông tin tư liệu thư viện của một Viện khoa học đầu ngành nhiều năm nên tôi có cơ hội được tiếp cận với nhiều tài liệu của nhiều nước), đã đi dến các thủ đô và thành phố lớn ở các nước trên thế giới ... tôi thấy phải có trách nhiệm bày tỏ ý kiến về Quy hoạch chung Hà Nội như sau:

1. Yêu cầu đặt ra là “Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô...” nên bắt buộc tập thể tác giả phải đề cập đến mọi vấn đề. Nếu trong 5 thập kỷ tới thủ đô Hà Nội xây dựng được như bản đồ án này thì rất đáng tự hào.

Nhiều người cho rằng đồ án đề cập quá nhiều vấn đề, xây dựng theo đề án thì lấy đâu ra nguồn vốn lớn thế. Song ở đây chủ trương huy động vốn là trách nhiệm của Chính phủ phải có nhiều giải pháp, cơ chế để thu hút được nguồn vốn tối đa và sử dụng hữu ích, hiệu quả nhất.

Đồ án nêu định hướng lâu dài dự trữ để sau năm 2050 xây dựng đô thị hành chính tại Ba Vì. Đây là một phần mà tôi cho là hay nhất của đồ án vì 2 lý do:

- Nếu không quy hoạch thì quỹ đất này sẽ được cấp cho các dự án khác xây dựng các công trình ở các cấp độ thấp hơn. Nếu có thu hồi được thì cũng sẽ khó khăn, tốn kém cho việc đền bù và di dời...

- Đây là khu vực theo tôi mới là địa linh, có thế “Rồng cuốn, Hổ ngồi”, xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia và cả Trung tâm chính trị quốc gia. Lẽ dĩ nhiên vị trí cụ thể xây dựng các quần thể kiến trúc này phải được khảo sát và thẩm định cả bằng khoa học hiện đại và tính phong thủy (tri thức dân gian).

Bộ Xây Dựng nên đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để Uỷ ban KHCN và Môi trường của Quốc hội chủ trì tập hợp các chuyên gia của Bộ Xây Dựng và UBKHXH... lập ngay dự án khảo sát khu vực này. Không phải là định hướng lâu dài mà cần làm ngay.

Theo tôi, Trung tâm hành chính Quốc gia đặt ở Mỹ Đình là không hợp lý, nó chỉ đáp ứng yêu cầu của 20 năm là sẽ lại lạc hậu, bất cập như úng ngập, tắc đường và chưa kể đến yếu tố văn hóa, tâm linh.

Cần đặt câu hỏi rằng địa linh ở đâu, 1000 năm qua ở đất Thăng Long có những bậc đế vương nào xuất hiện, vận nước thế nào? Dân tộc chúng ta trong một ngàn năm qua đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, chiến thắng được nhiều giặc ngoại xâm. Người dân đã phải chịu đựng nhiều khổ cực, chiến tranh triền miên từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Vì sao vậy?

Bây giờ là cơ hội để chúng ta đang là lớp con cháu phải có trách nhiệm góp ý cho Chính phủ, Quốc hội sáng suốt lựa chọn vị trí cho Trung tâm Hành chính mới để đất nước mãi được an bình, không phải lo chống đỡ với chiến tranh nữa, dân tình yên ổn làm ăn, đóng góp công sức làm giàu cho đất nước và bản thân.

Đó là lý do mà tôi đề xuất cần xem xét ngay việc xây dựng trung tâm chính trị, hành chính quốc gia ở đâu là phù hợp, đáp ứng được cả 2 yếu tố trên, tránh sai sót, lãng phí.

Ông Lý Công Uẩn sáng suốt, quyết đoán khi có chiếu dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình đến Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Phải nói rằng Ngài đã có tầm nhìn gần một thiên niên kỷ (để so sánh với quy hoạch tầm nhìn đến 2050 của chúng ta), chính xác hơn trong 990 năm nghĩa là cách đây 10 năm Hà Nội xét về nhiều mặt đều ổn định.

Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây không chỉ chính quyền thành phố mà cả Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng phải đối mặt với những bài toán hóc búa của Hà Nội như tăng dân số cơ học (dân nội đô với mật độ lớn nhất, đất đai đắt đỏ vào loại nhất hành tinh). Nạn tắc đường, ngập lụt trong thành phố ngày càng trầm trọng dù đã di dân, làm mới nhiều con đường, đường ngầm (thời gian thi công lâu, chi phí xây dựng cũng đắt vào loại nhất hành tinh) xong cũng không thể là lời giải hữu hiệu.

Thời gian qua, Chính phủ phải cho phép áp dụng chế tài đặc biệt đối với người vi phạm luật giao thông, hạn chế nhập cư... Tất cả những giải pháp đó là biểu hiện của sự chống đỡ thụ động với tập quán cư trú , sinh hoạt và đi lại của người dân, không bao giờ là lời giải đúng.

Người dân chúng tôi luôn mong muốn Hà Nội phải giải quyết được những vấn nạn trên. Muốn có được, chính quyền thành phố chắc chắn phải thay đổi cách quản lý đang manh mún và còn nhiều bất cập. Tôi hiểu rằng, thủ đô của một nước đang phát triển, nếu muốn phát triển bền vững, muốn cầu thị ở sự tiến bộ thì không thể để tình trạng bộ mặt nhếch nhác, phát triển không kiểm soát như hiện nay. Vì nếu cứ mãi tình trạng này, Hà Nội sẽ không bao giờ thay đổi, không bao giờ khắc phục được những tồn tại của nó. Nguyên nhân thì có nhiều: Do năng lực cán bộ quản lý, do tệ nạn tham nhũng, do thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân… Vì vậy, trách nhiệm của Chính quyền thành phố sẽ là rất lớn.

Trở lại vấn đề khi xây dựng được trục Thăng Long - Hồ Tây - Ba Vì tốt sẽ không chỉ góp phần đắc lực giải quyết về bài toán giao thông lâu dài cho Hà Nội mở rộng mà gián tiếp kéo dân nội thành ra một cách hữu hiệu, tạo bước ngoặt trong phát triển kinh tế, văn hóa không riêng khu vực Ba Vì mà còn có cơ hội làm cho bộ mặt của Hà Nội có những nét văn hóa đặc trưng.

Vì thuyết minh của đồ án chưa thật thuyết phục nên có một số ý kiến phân vân. Tôi cho rằng đồ án cần nói thẳng ra rằng ở Hà Nội không có một trục đường, một tuyến phố nào mà nhà cửa được xây dựng theo quy hoạch kiến trúc, “không có văn hóa Thăng Long Hà Nội nào” được thể hiện cả mà tất cả chỉ là theo sở thích cá nhân hay nói đúng ra vai trò của kiến trúc không được tôn trọng trong quy hoạch (hay trong xây dựng).

Vì vậy trên trục đường Thăng Long - Ba Vì này, Bộ Xây dựng cần kiên quyết đưa vai trò quy hoạch kiến trúc vào xây dựng làm mẫu để Hà Nội sau 1000 năm có được một trục đường mang bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội vừa dân tộc, vừa hiện đại. Cụ thể, theo tôi trục đường cần có chiều rộng khoảng 360m, trong đó phần dành cho hai làn đường là 140 m. Mỗi bên dành cho 2 khối xây dựng theo kiến trúc khác nhau. Phía nam sẽ dành cho khối mặt đường 60m để khu ngoại giao đoàn theo các diện tích phù hợp với từng nước. Như vậy, trải dài trên trục đường sẽ có một bức tranh tuyệt đẹp phô diễn sắc thái văn hóa và các trường phái kiến trúc khác nhau của bốn phương. Phía sau còn quỹ đất chiều sâu 50m sẽ chia lô đấu thầu để xây dựng các biệt thự. Phía Bắc sẽ dành khối mặt đường xây dựng các khu cao tầng như công sở, văn phòng, ngân hàng, khách sạn lớn ... mặt sau là khối chung cư, đền bù tái định cư mà vốn đầu tư lấy từ đấu thầu khu biệt thự.

Như vậy khi 2 vấn đề : Xác định vị trí Trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long - Ba Vì sẽ tạo ra một cú hích cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ khu vực Ba Vì mà còn cả khu vực Hà Nội mở rộng - đáp ứng đúng quyết định sáng suốt của quốc hội về việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội. Đây sẽ là một trục đường kiểu mẫu mang bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội mới.

TS.Trần Tất Chủng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chán nhỉ! Rất tiếc là không qưỡn để chỉ ra sai lầm của ông này. Chỉ lấy một cái "đơn cử" làm "một cái" ví dụ.

Ba Vì là khu vực địa linh, có thế “Rồng cuốn, Hổ ngồi”, xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia và cả Trung tâm chính trị quốc gia.

Bản thân Thăng Long đã là thế "Rồng cuộn Hổ ngồi", nay Ba Vì cũng lại có thế "rồng cuộn, hổ ngồi" nữa thì chắc là con rồng này nằm trong bụng con rồng kia và con hổ này ngoam con hổ khác.

Sao bi wờ xuất hiện ra "nắm" cái "nong" mạch thế :D .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chán nhỉ! Rất tiếc là không qưỡn để chỉ ra sai lầm của ông này. Chỉ lấy một cái "đơn cử" làm "một cái" ví dụ.

Bản thân Thăng Long đã là thế "Rồng cuộn Hổ ngồi", nay Ba Vì cũng lại có thế "rồng cuộn, hổ ngồi" nữa thì chắc là con rồng này nằm trong bụng con rồng kia và con hổ này ngoam con hổ khác.

Sao bi wờ xuất hiện ra "nắm" cái "nong" mạch thế :( .

:( :D :(

Dạ, Rồng cuộn Hổ ngồi của Thăng Long xưa là đứng từ xa nhìn lại.

Còn Rồng cuộn Hổ ngồi của TS Trần Tất Chủng là thế nhìn từ mông nhìn lên sư phụ ạ! :o

Một cuộc đất dành cho đô thị, thủ phủ và một cuộc đất dành cho âm trạch khác nhau rất xa nếu giả sử rằng 2 cuộc đất đó có cùng một hình thể như nhau.

Hạt gạo làng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay có xem clip về Quy hoạch Hà Nội. Clip này hơn hẳn clip trước do trú trọng vào sự cân bằng trong tổng thể của dự án. ngoài ra, clip chạy nhanh nên cũng chưa nhìn được tổng thể. Tuy vậy khi đến đoạn trục Thăng Long thì có sạn. Đó là có một đoạn chiếu một cái tháp nhọn hoắt, cao vút lên, trước đó là những thanh sắt nhọn, có cảm tưởng như tác giả mô tả bãi đóng cọc của dân tộc Việt chống ngoại xâm. Tuy vậy, những mô hình trông như bãi chông này mà nằm trên trục Thăng Long chẳng khác nào Rồng bị vướng bãi chông cả. Buồn cười thay!!! Buồn thay cho những nhà quy hoạch!!!

Xin xem clip tại link dưới

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1C95D/page_2.asp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng loạt phản đối trục Thăng Long, TT hành chính Ba Vì

Cập nhật lúc 21:15, Thứ Năm, 03/06/2010 (GMT+7) ,

Posted Image- Thảo luận tổ chiều 3/6 về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm không đồng ý đặt trục Thăng Long. Một loạt đại biểu phản đối đưa Trung tâm hành chính quốc gia lên tận Ba Vì.

>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

>> Chín phi lý trong quy hoạch Hà Nội

>> Hai tồn tại cốt tử trong quy hoạch Thủ đô

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (ĐB Đà Nẵng):

Tôi không đồng ý đặt trục Thăng Long như thế

Trục Thăng Long đúng là điều tôi băn khoăn vì rất gần trục Láng - Hòa Lạc, chỉ cách nhau có 4km. Khi chọn trục này, tôi chắc liên quan đến vị trí đặt trung tâm hành chính quốc gia.

Ý kiến cá nhân, tôi không đồng ý đặt trục Thăng Long như thế, quá tốn kém. Nên chăng nghiên cứu một trục khác phù hợp hơn.

Posted Image Posted Image

Các đại biểu nghiên cứu kỹ đồ án trước khi phát biểu

Về Trung tâm hành chính quốc gia, tôi cũng phân vân nhưng lại nói là quy hoạch cho 40 - 50 năm sau. Không biết đến năm thứ 40, thế hệ sau có sáng kiến khác không. Ở đây chủ trương chỉ tách khối hành chính, Đảng và Quốc hội vẫn để nguyên vì không thể dời các cơ quan chính trị khỏi khu vực Ba Đình. Điều này thì trong Chính phủ nhất trí rất cao vì đây là cái nôi của truyền thống, cách mạng Việt Nam.

Phân vân của các đại biểu về việc tách này cũng là phân vân chung trong Chính phủ khi bàn nhưng sau đã thống nhất. Tôi chỉ lo khối cơ quan trong Chính phủ, trụ sở Bộ Tài chính đã xây to trong nội thành rồi. Các bộ khác cũng đã nhắm không gian quy hoạch riêng, giờ lại bàn sau 30 năm nữa dồn hết về chân núi Ba Vì.

Trụ sở Bộ Ngoại giao đang xây dựng là công trình thế kỷ, cho 100 năm chứ có phải một chốc một lát mà dời đi được đâu.

Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh (ĐB Đồng Nai):

50 năm nữa, những người ngồi đây thành đống tro tàn rồi

Chọn Ba Vì là Trung tâm hành chính thực chất là cuộc dời đô. Kéo theo việc chuyển trụ sở các bộ, ngành, cơ quan hành chính là việc di dân, gây gánh nặng lớn. Việt Nam quen với kiểu “sớm vác ô đi, tối vác về”, không có chuyện viên chức một mình lên Ba Vì làm việc, mà kéo theo cả gia đình, vợ con. Đồ án khiến cán bộ nhân viên tâm tư.

Posted Image

Tranh luận giờ giải lao

Chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì chỉ lợi cho cán bộ lấy cớ đi công tác, cuối tuần từ nội đô qua Ba Vì nghỉ ngơi.

Đó cũng là cách tạo cớ cho kẻ đầu cơ tăng giá đất đai. Có người còn bảo, nhiều cán bộ có trang trại lớn ở Ba Vì, muốn có đồ án này để đẩy giá lên, bán đi ôm tiền vào túi.

Việc tách Trung tâm hành chính khỏi Trung tâm chính trị là không thực tế. Ngay cả khi tách ra thì cũng không nước nào trên thế giới để trung tâm hành chính và trung tâm chính trị cách xa tít tắp như mình.

Mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - sạch - đẹp xa vời. Nêu vấn đề chiến lược thì tốt, nhưng bắt tay làm thế nào để hiệu quả thiết thực mới là chuyện. Không cần đi đâu xa, hãy học Đà Nẵng, nói ít mà làm cụ thể. Phải tạo chuyển biến rõ rệt nội đô cho đàng hoàng. Nội đô hiện nay cứ nay đào mai bới. Nhà cổ khi bảo giữ, lúc nói phá, không nhất quán.

Kỳ này Quốc hội toàn bàn những đại dự án: đường sắt cao tốc (56 tỷ USD), quy hoạch Hà nội (90 tỷ USD) cộng với điện hạt nhân, thủy điện Lai Châu, con số lên tới cả 200 tỷ USD. 50 năm nữa, những người ngồi đây đều thành đống tro tàn rồi, ai biết tương lai thế nào?

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận:

Lãng phí. Hãy tính lại

Tôi hoan nghênh Chính phủ có đồ án để 50 năm nữa có diện mạo Thủ đô mới. Nhưng có hai điểm tôi không tán thành: trục Thăng Long và khu hành chính ở Ba Vì.

Posted Image

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận: ĐH Bách khoa ngày xưa dắt tay nhau đi cả ngày không hết, bây giờ đã bị "xẻ thịt" thành phường Bách khoa rồi.

Lý do rất nhiều nhưng hai cái này thể hiện một điều: lãng phí. Chúng ta có đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ cách song song trục này 4 -5 cây số. Tôi cũng muốn nhìn xa, không lo ngại đâu, nhưng có ai dám đảm bảo chắc chắn rằng Hà Nội và Hà Tây vĩnh viễn, mãi mãi chỉ là một?

Tôi cũng không tán thành tách khu hành chính khỏi khu chính trị. Cơ quan đảng ở đâu thì Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước phải ở đó, làm gì có chuyện tách ra. Cứ nói sau này tàu điện ngầm chạy ầm ầm, 3 tiếng đến nơi, nhưng chạy phải có tiền. Đất Hà Nội tuy chật nhưng vẫn còn rộng. Khu hành chính không nhất thiết phải ở xa. Tất nhiên cũng không thể ở khu Ba Đình được, nhưng có thể ở Mỹ Đình.

Điều lo lắng thứ ba, đó là quản lý quy hoạch của chúng ta. Những năm 1970, khi ở chiến trường ra, đi học ĐH Bách khoa, thấy Liên Xô quy hoạch cho chúng ta một trường ĐH cực đẹp, toàn cây, lối đi, có bạn bè bên ĐH Kinh tế quốc dân ngay bên cạnh, dắt tay nhau đi cả ngày không hết, còn bây giờ đã bị "xẻ thịt" thành phường Bách khoa rồi.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng:

Tôi vẫn chịu, không hiểu

Trụ sở cơ quan công quyền ở các nước người ra sử dụng mấy trăm năm, dân xây ngôi nhà bình thường cũng tính toán ở trong cả trăm năm. Tôi không thể hiểu được vì sao ta xây trụ sở cơ quan chính phủ ở Mỹ Đình rồi 30 năm sau, tức 2050, đã lại dời đi. Như thế có phải là làm tạm không?

Trung tâm chính trị ở Ba Đình, tức là Đảng, Quốc hội, Nhà nước. Riêng Chính phủ đi lên Ba Vì. Vì sao phải tách ra như thế? Họp Thường vụ QH, tôi đã nêu câu hỏi, Bộ trưởng Xây dựng đã giải trình nhưng tôi vẫn chịu, không hiểu.

  • Nhóm phóng viên ghi

    Ảnh: Lê Anh Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

:( :D :(

Dạ, Rồng cuộn Hổ ngồi của Thăng Long xưa là đứng từ xa nhìn lại.

Còn Rồng cuộn Hổ ngồi của TS Trần Tất Chủng là thế nhìn từ mông nhìn lên sư phụ ạ! :o

Một cuộc đất dành cho đô thị, thủ phủ và một cuộc đất dành cho âm trạch khác nhau rất xa. nếu giả sử rằng 2 cuộc đất đó có cùng một hình thể như nhau.

Hạt gạo làng

Đúng là như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay