amouruniversel

LỤc NhÂm: NhẤt ThỜi Đa ChiÊm PhÁp (trẢ LỜi BÁc HÀ UyÊn)

8 bài viết trong chủ đề này

Uyên Hà

Hội viên

Posted Image

Bác Hà Uyên kính mến! cháu vào diễn đàn tuvilyso.com thấy bác có câu hỏi như dưới đây, nhưng topic đó đã bị quản trị diễn đàn khóa rồi, nên cháu mạn phép lyhocdongphuong trả lời bác câu hỏi đó nơi đây. Nói là trả lời nhưng cháu chỉ copy từ trong sách Lục nhâm của tác giả Nguyễn Ngọc Phi ra thôi:

Đã tham gia: 10 May 2010

Nơi cư ngụ: Vietnam

Hiện giờ: Offline

Bài gửi: 14 Msg 19 of 19: Đã gửi: 14 May 2010 lúc 5:18am

Chào bạn amouruniversel

Theo như tôi biết, thì Lục Nhâm có nói tới: "Nhất Thời đa chiêm pháp", bạn có thể luận bàn về mục này được không ?

Cảm ơn.

------------

NHẤT THỜI ĐA CHIÊM PHÁP

Trong một giờ (tính giờ âm Tý, Sửu...) mà phải xem quẻ nhiều lần thì:

  • Xem nhiều lần cho một người, hỏi nhiều việc khác nhau: dùng Hoán Tướng Pháp hay Di Tướng Pháp
  • Xem cho nhiều người khác nhau: dùng Hoán Nhật Thân Pháp

HOÁN NHẬT THÂN PHÁP: là phép đổi can và đổi chi dùng để xem cho nhiều người khác nhau trong cùng một giờ:

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

cứ như vậy ghép lại là ra can chi của quẻ mới, ví dụ, can chi quẻ trước là Quý Hợi, ta tra bảng trên thấy Quý đổi ra Mậu, Hợi đổi ra Thìn thành can chi mới = Mậu Thìn. Có nghĩa là quẻ đầu coi là ngày Quý Hợi, thì quẻ thứ 2 sẽ đổi ra ngày Mậu Thìn, quẻ thứ 3 đổi ra ngày Ất Sửu, quẻ thứ 4 đổi ra ngày Canh Ngọ... Nên nhớ khi đổi can chi của ngày rồi thì phải lập lại quẻ mới để can chi đổi khác quẻ cũ (nhưng không đổi giờ và không đổi Nguyệt Tướng).

XEM NHIỀU QUẺ CHO MỘT NGƯỜI TRONG CÙNG MỘT GIỜ

1) HOÁN TƯỚNG PHÁP

Khi một người đã xem quẻ, rồi trong cùng giờ đó người đó lại hỏi thêm quẻ tiếp theo về một chuyện khác của y, ta dùng tới HOÁN TƯỚNG PHÁP, tức là thay đổi nguyệt tướng của quẻ. Nguyệt tướng chia ra làm nguyệt tướng âm và nguyệt tướng dương và s có cách biến đổi khác nhau

nguyệt tướng dương:

Thân

Thìn

Dần

Ngọ

Tuất

nguyệt tướng âm:

Hợi

Mão

Mùi

Tị

Dậu

Sửu

 

Quy tc chung:

  • qu
chn: là các qu 2 - 4 - 6 - 8 - 10 vv... qu l: là các qu 1 - 3 - 5 - 7 - 9 vvv... qu trước: là qu cn phi đối ra qu mi

 

Phương pháp đổi nguyệt tướng cho quẻ trước nguyệt tướng dương:

  • qủe
trước, nguyt tướng dương, quẻ chẵn: k t nguyt tướng qu trước là 1, đếm nghch chiu li 4, ly chi đó làm nguyt tướng cho qu mi qu trước, nguyt tướng dương, quẻ lẻ : kể từ nguyệt tướng trước là 1, đếm thuận chiều lại sáu, lấy chi đó làm nguyệt tướng cho qu mi.

Ví dụ: đang ở quẻ có nguyệt tướng Thìn, muốn lập quẻ mới (thứ 2) để xem việc khác cho vấn nhân. Như vậy, quẻ thứ 2 là quẻ chẵn, vậy lấy Thìn làm một và đếm ngược li bn ta được nguyt tướng ca qu th 2 là Su

4

3

2

1

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tị

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

  • sau đó, vấn nhân hỏi thêm một quẻ nữa (quẻ thứ 3), ta lấy quẻ Sửu hiện tại làm 1 đếm thuận tới 6 được chi Ngọ, lấy chi này làm nguyệt tướng cho quẻ thứ
3:

1

2

3

4

5

6

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tị

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

  • Tính theo cùng quy t
c trên, ta được bng tra tng quát sau đây:

Dậu Dần Hợi Thìn Sửu Ngọ

Mão

Thân

Tị

Tuất

Mùi

  • Có nghĩa là quẻ trước nguyệt tướng Tý, quẻ sau nguyệt tướng là Dậu... cứ thế mà tra khi cn tính toán.

 

Phương pháp đổi nguyệt tướng Âm:

cũng tương t như vy, nhưng nghch chiu, có nghĩa là:

  • qu trước, nguyt tướng âm, qu chn đếm thun ti 4
  • qu trước, nguyt tướng âm, qu l đếm nghch ti 6.

ta có bảng TRA TẮT (có nghĩa là quẻ trước nguyệt tướng Hợi, quẻ sau nguyệt tướng Dn) như sau:

Hợi

Dần

Dậu

Mùi

Tuất

Tị

Thân

Mão

Ngọ

Sửu

Thìn

Hợi

2) CÁCH KHÁC ĐỂ XEM NHIỀU QUẺ CHO MỘT NGƯỜI TRONG CÙNG MỘT GIỜ LÀ "DI TƯỚNG PHÁP"

Khi một người đã hỏi một quẻ rồi, trong cùng giờ đó lại hỏi thêm việc khác thì dùng tới DI TƯỚNG PHÁP, có nghĩa là dùng nguyệt tướng của quẻ cũ dời qua cung khác. Di tướng ngày âm và ngày dương có quy tắc khác nhau:

ngày dương:

Giáp

Bính

Mậu

Canh

Nhâm

ngày âm:

Ất

Đinh

Kỷ

Tân

Quý

quy tắc tổng quát là ngày dương thì phải tìm cung địa bàn âm để gia nguyệt tướng cho quẻ mới, ngày âm thì phải tìm cung địa bàn dương để gia nguyệt tướng cho quẻ mới.

cung địa bàn dương:

Thân

Thìn

Dần

Ngọ

Tuất

cung địa bàn âm:

Hợi

Mão

Mùi

Tị

Dậu

Sửu

QUY TẮC DI TƯỚNG NGÀY DƯƠNG:

  • quẻ chẵn: 2 - 4 - 6 - 8...: đếm nghịch từ cung địa bàn gia nguyệt tướng của quẻ hiện tại nghịch tới 3 or 4 cung sau (miễn dính cung âm là được)
  • quẻ lẻ: 3 - 5 - 7 - 9...: đếm thuận từ cung địa bàn gia nguyệt tướng của quẻ hiện tại thuận tới cung địa bàn thứ 5 (chính là một cung âm)

 

QUY TẮC DI TƯỚNG NGÀY ÂM:
  • quẻ chẵn: 2 - 4 - 6 - 8...: kể từ cung địa bàn hiện tại là 1, đếm thuận tới cung địa bàn 5 or 6 (cung dương là đc) rồi gia nguyệt tướng vào đó
  • quẻ lẻ: 3 - 5 - 7 - 9...: đếm nghịch lại cung địa bàn thứ 3 (chính là 1 cung dương)

eo, bài post lên bị lỗi rồi :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào amouruniversel

Cảm ơn Amour đã dành thời gian quan tâm.

Đối với mục "Nhất thời đa chiêm pháp" - LỤC NHÂM, khi trải nghiệm, thì Amour có thấy vấn đề gì nảy sinh không ? Tức là mức độ tin cậy của thông tin, đối với phương pháp đảo quẻ trong một giờ, có khẳng định được độ tin cậy cho chúng ta không ?

Bộ khung của phương pháp này, gợi mở nhiều điều sâu sắc đối với tôi. Khi ứng dụng trải nghiệm, do mức độ nhận thức của bản thân Tôi còn hạn chế, cho nên thông tin mà tôi đọc ra chưa được thống nhất và thiết thực.

Khi đọc những bài Amour viết, tôi cảm nhận rằng, Amour đã dành thời gian chuyên sâu vào Lục Nhâm.

Mong được chia sẻ với Amour, những kiến thức của tiền nhân, khi mỗi chúng ta, mang ra trải nghiệm thực tiễn.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên!

Cám ơn bác, cháu chỉ võ vẽ đọc sách tự học thôi, kiến thức chẳng được bao nhiêu. Về môn Lục nhâm cháu cũng chỉ mới học sơ sơ, nhưng theo cảm nhận riêng của cháu thì môn này khá hay và chính xác. Cháu ít khi nào coi quẻ nhiều lần trong một thời điểm, vì vậy cháu cũng chưa hiểu được mức độ chính xác khi biến quẻ thế nào. Nhưng cháu có ý nghĩ về việc xem bói qua câu hỏi sau:

1. Nếu dùng năm tháng ngày giờ để lập quẻ, thì đương nhiên trong một thời điểm sẽ có nhiều người có cùng một quẻ giống nhau. Vậy thì độ chính xác quẻ đó đối với mỗi người như thế nào?

- trước tiên, môn Lục nhâm đã bao hàm các môn Thiên văn, Địa lý, Lịch pháp để miêu tả sự vận hành của vũ trụ, mà người ta là một trong tam tài (Thiên - Địa - Nhân), theo quy tắc "Thiên Nhân tương ứng", khi người hỏi bói có chuyện trong lòng ắt đã cảm ứng với trời đất mà hỏi quẻ, vì vậy có sự ứng nghiệm.

- nếu như trùng một thời gian mà có 2 người hỏi quẻ khác nhau, cùng lập ra quẻ để đoán chuyện thì cũng sẽ có những điểm khác biệt trong hai quẻ bói đó:

a) mỗi người sẽ có những mối quan tâm khác nhau, mà ai quan tâm chuyện gì thì phải tìm "Loại thần" phù hợp trong quẻ mà đoán.

:D mỗi người sẽ có vị thế khác nhau, mà ai ở vị thế nào thì ắt phải sử dụng "hào vị" mà đoán (ví như dùng hào huynh đệ, tử tôn, thê tài vv)

c) mỗi người ắt sẽ có vận mạng khác nhau, khung cảnh khác nhau, vì vậy nên người bói ngoài quẻ bói còn phải quan sát điềm xảy ra xung quanh mình để kết hợp mà đoán. Ví dụ: cùng thấy sao Bạch Hổ, nhưng 1 người đang đi đường ắt phải đoán khác với người đang chiêm về bệnh tật.

- Tuy hai người lập được cùng một quẻ, mà cương vị, phước đức, tư cách của 2 người khác nhau sẽ cho ra hai trường hợp giải đoán khác nhau. Ví dụ: được quẻ Nguyên thủ, Phú quý khóa mà thường dân chiêm được chưa chắc là điều đáng mừng, lắm khi lại là điềm họa bởi vì thường dân, phước đức đơn bạc mà gặp quẻ quan tước lại ứng vào việc kiện tụng, nhà cửa dời đổi. Ngược lại người làm quan tước, có chức quyền hoặc là người phước đức lớn gặp quẻ này là điềm tăng quan tiến chức.

Tóm lại, môn Lục nhâm chính là dùng “dịch” một cách tinh xảo, nếu có thể nắm được các kỹ xảo trong suy đoán ắt kết quả đúng một cách bất ngờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Amouruniversel

Điều mà Tôi lấy làm trở ngại đầu tiên, khi thực hiện phép: cùng một Giờ chiêm nhiều quẻ (Nhất thời đa chiêm pháp) - đó là quy định về Thiên la Địa võng trong môn Lục Nhâm.

Cụ thể:

- Thiên la tính theo Can ngày chiêm

1. Ngày Giáp thì Thiên la cư Mão thiên bàn, Địa võng tại Dậu thiên bàn.

2. Ngày Ất thì Thiên la tại Tị thiên bàn - Địa võng tại Hợi thiên bàn.

3. Ngày Bính Mậu thì Thiên la tại Ngọ thiên bàn - Địa võng tại Tý thiên bàn

.......................

- Địa võng tính theo Chi ngày chiêm: ngày Tý thì Địa võng tại Sửu thiên bàn, ngày Sửu thì Địa võng an tại Dần thiên bàn, ngày Dần tại Mão, ngày Mão tại Thìn, ...v.v.

Ví như ngày chiêm là ngày Ất Tị, thì đã gặp quy định về Thiên la Địa võng gây trở ngại cho những quẻ sau tiếp, cùng chiêm trong một giờ vậy.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

hì, bác Hà Uyên quả thực là uyên thâm trong môn này. Cháu còn chưa biết sử dụng Thiên là và Địa võng nữa, huống chi là phát hiện ra điều trở ngại trong "nhất thời đa chiêm". Cám ơn bác, để cháu về nghiên cứu thêm rồi lại đây học hỏi tiếp với bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Hà Uyên,

cháu đọc lại sách Lục nhâm thì thấy trong câu 55 khẩu quyết rằng "Sở mưu ưu chuyết phùng La - Võng", sách giải thích rằng:

LỜI PHỤ

Đô cố giả nạp chư hãm tỉnh chi trung (giống như mù vậy, nộp vào giữa hàm bầy)

Sở mưu ưu chuyết phùng la võng: Việc mưu cầu làm rất vụng về là sở dĩ quẻ bị gặp thần La, Võng.

Nghĩa là qủe thấy:

Can thừa sao Thiên la (Can thượng thần trùng tên với địa bàn phía trước cung an Can ngày)

Chi thừa sao Địa võng (Chi thượng thần trùng tên với địa bàn phía trước cung an Chi)

thì gọi là "La võng quái", Thiên la là lưới trời dùng để bắt chim, Địa võng là lưới dùng dưới đất để bắt thú, Can chi gặp nó như chim mắc lưới cá mắc chài. Can là bản thân, Chi là gia trạch, cả hai gặp La Võng thì ta và gia đình lâm vào cảnh bức bách, nếu Can Chi lại thừa các hung tướng ác sát thì gặp nhiều điều hung hại. Gặp La Võng quái mà thấy Can và Can thượng thần tỷ hoà, Can chi đều thừa vượng thần thì tốt cho việc an phận thủ thường, ở một nơi mà đợi thời; còn hễ đấu tranh mưu tính gần xa thì việc làm hoá nên vụng dở, khó sử như chim mắc lưới. Nếu quẻ thấy chữ Thiên bàn tại Niên/Mệnh khắc, xung được với Thiên la thì gọi là quẻ "Phá la" tức có thể giải nguy cho bản thân mình, còn nếu khắc được với Địa võng thì ứng điềm gia trạch thoát khỏi quẫn bách. Bất kể ngày nào, hễ thấy Tý thiên bàn gia Hợi địa bàn thì sẽ được La Võng quái. Như quẻ kiểu mẫu dưới đây có Dương nhận là một hung sát tại Can, quẻ mang nghĩa là đã mắc lưới còn bị đâm (vì Dương nhận là mũi nhọn, đao kiếm):

Posted Image

Uploaded with ImageShack.us

Phần trên bác đặt ra vấn đề rằng "quy định về Thiên la - địa võng gây trở ngại cho các quẻ tiếp theo", cháu không hiểu ý lắm, bác có thể nói rõ hơn được không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

hì, bác Hà Uyên quả thực là uyên thâm trong môn này. Cháu còn chưa biết sử dụng Thiên là và Địa võng nữa, huống chi là phát hiện ra điều trở ngại trong "nhất thời đa chiêm". Cám ơn bác, để cháu về nghiên cứu thêm rồi lại đây học hỏi tiếp với bác.

Chào Amour

Bạn đã mở chuyên mục: CÙNG NHAU HỌC LỤC NHÂM, thì Amour nên phát triển theo hướng này, tôi nhận thức được tới đâu, thì chúng ta cùng nhau trao đổi học thuật. Tôi tin rằng, Amour sẽ đánh giá được mức độ sâu rộng của Lục Nhâm.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bác Hà Uyên,

Được bác cho ý kiến ủng hộ là nhất rồi. Để cháu soạn bài cho có ngọn nghành đôi chút rồi sẽ gửi lên, mong bác vào topic chỉ dạy cho.

Share this post


Link to post
Share on other sites