Posted 26 Tháng 8, 2008 CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠCTHƯ HOA GIÁP( Chu kỳ hành khí 60 năm của nền văn minh Lạc Việt) Kính thưa quí vị quan tâm.Tính qui luật là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học. Bảng Lục Thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán thể hiện tính quy luật qua sự tính toán trong Tinh Lịch Khảo nguyên để tìm hành của năm trong bảng Lục Thập hoa giáp. Nhưng đây là qui luật phiến diện, vì chỉ mình quy luật này được thực hiện - do tính ngược chiều kim đồng hồ của Hà Đồ trong nạp âm - còn các qui luật khác như : Cách Bát sinh tử, Sinh Vương Mộ không thực hiện được. Điều này tôi đã chứng minh trong cuốn sách "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Tuy nhiên, để chứng tỏ tính hoàn chỉnh của bảng Lạc Thư hoa giáp - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt - thì bảng Lạc Thư hoa giáp cũng cần một công thức tính toán tìm hành khí của năm để chứng tỏ tính qui luật của nó.Công thức tính này đã được anh Vo Truoc - Trần Quang thực hiện. Chúng tôi biên tập và trình bày lại như sau:CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠC THƯ HOA GIÁP Vô Trước - Trần Quang. Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông Phương. Trong công thức này số của Thiên Can và Địa chi được qui định như sau:1 - Số Thiên CanGiáp Ất = 1Bính Điinh = 2Mậu Kỷ = 3Canh Tân = 4Nhâm Quý = 52 - Số Địa Chi:Tý Sửu = 1Dần Mão = 2Thìn Tị = 3Ngọ Mùi = 4Thân Dậu = 5Tuất hợi = 6 3 - Số hành khí trong năm theo Lạc Thư hoa giáp trong phương pháp tính:(theo chiều tương khắc ngũ hành)Thủy = 4Hỏa = 3Kim = 2Mộc = 1Thổ = 04 - Công thức tính:1. Số địa chi =< 3 (Số thiên can + Số địa chi) : 5 = x + Số dư2. Số địa chi > 3(Số thiên can + Số địa chi - 3) : 5 = x + Số dưCăn cứ vào số dư tra bảng số quy ước ở phần 3, ta sẽ có hành khí theo bảng Lạc Thư hoa giáp.5 - Thí dụ:5 - 1. Giáp tý Giáp = 1Tý = 1 < 3=> 1 + 1 = 2 => 2 : 5 = 0 dư 2. Ta có: 2 = Kim 5 - 2. Bính Thân ( Sách Tàu là Hỏa)Bính = 2 Thân = 5 > 3=> 2 + 5 - 3 = 4 . Ta có 4 = Thủy5 - 3. Quý MùiNhâm = 5Mùi = 4 > 3=> 5 + 4 - 3 = 6. => 6 : 5 = 1 dư 1 Ta có dư 1 = Mộc 5 - 4. Đinh Mùi (Sách Tàu là Thủy)Đinh = 2Mùi = 4 > 3=> 2 + 4 - 3 = 3 => 3 : 5 = 0 dư 3. Ta có 3 = Hỏa5 - 5. Canh TýCanh = 4Tý = 1 < 3=> 4 + 1 = 5 => 5 : 5 = 1 dư 0. Ta có: 0 = ThổThay mặt Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông phương, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả Votruoc - Trần Quang đã đóng góp trí tuệ của mình vào việc làm sáng tỏ và vinh danh nền văn hiến huyền vĩ Việt.Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2008 CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠCTHƯ HOA GIÁP ( Chu kỳ hành khí 60 năm của nền văn minh Lạc Việt) Kính thưa quí vị quan tâm.Tính qui luật là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học. Bảng Lục Thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán thể hiện tính quy luật qua sự tính toán trong Tinh Lịch Khảo nguyên để tìm hành của năm trong bảng Lục Thập hoa giáp. Nhưng đây là qui luật phiến diện, vì chỉ mình quy luật này được thực hiện - do tính ngược chiều kim đồng hồ của Hà Đồ trong nạp âm - còn các qui luật khác như : Cách Bát sinh tử, Sinh Vương Mộ không thực hiện được. Điều này tôi đã chứng minh trong cuốn sách "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Tuy nhiên, để chứng tỏ tính hoàn chỉnh của bảng Lạc Thư hoa giáp - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt - thì bảng Lạc Thư hoa giáp cũng cần một công thức tính toán tìm hành khí của năm để chứng tỏ tính qui luật của nó. Công thức tính này đã được anh Vo Truoc - Trần Quang thực hiện. Chúng tôi biên tập và trình bày lại như sau: CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠC THƯ HOA GIÁP Vô Trước - Trần Quang. Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông Phương. Trong công thức này số của Thiên Can và Địa chi được qui định như sau:1 - Số Thiên Can Giáp Ất = 1 Bính Điinh = 2 Mậu Kỷ = 3 Canh Tân = 4 Nhâm Quý = 5 2 - Số Địa Chi: Tý Sửu = 1 Dần Mão = 2 Thìn Tị = 3 Ngọ Mùi = 4 Thân Dậu = 5 Tuất hợi = 6 3 - Số hành khí trong năm theo Lạc Thư hoa giáp trong phương pháp tính: (theo chiều tương khắc ngũ hành) Thủy = 4 Hỏa = 3 Kim = 2 Mộc = 1 Thổ = 0 4 - Công thức tính: 1. Số địa chi =< 3 (Số thiên can + Số địa chi) : 5 = x + Số dư 2. Số địa chi > 3 (Số thiên can + Số địa chi - 3) : 5 = x + Số dư Căn cứ vào số dư tra bảng số quy ước ở phần 3, ta sẽ có hành khí theo bảng Lạc Thư hoa giáp. 5 - Thí dụ: 5 - 1. Giáp tý Giáp = 1 Tý = 1 < 3 => 1 + 1 = 2 => 2 : 5 = 0 dư 2. Ta có: 2 = Kim 5 - 2. Bính Thân ( Sách Tàu là Hỏa) Bính = 2 Thân = 5 > 3 => 2 + 5 - 3 = 4 . Ta có 4 = Thủy 5 - 3. Quý Mùi Nhâm = 5 Mùi = 4 > 3 => 5 + 4 - 3 = 6. => 6 : 5 = 1 dư 1 Ta có dư 1 = Mộc 5 - 4. Đinh Mùi (Sách Tàu là Thủy) Đinh = 2 Mùi = 4 > 3 => 2 + 4 - 3 = 3 => 3 : 5 = 0 dư 3. Ta có 3 = Hỏa 5 - 5. Canh Tý Canh = 4 Tý = 1 < 3 => 4 + 1 = 5 => 5 : 5 = 1 dư 0. Ta có: 0 = Thổ Thay mặt Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông phương, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả Votruoc - Trần Quang đã đóng góp trí tuệ của mình vào việc làm sáng tỏ và vinh danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa Sư phụ và tác giả Votruoc - Trần Quang Công thức trên có thể viết lại như sau với sự thay đổi 1 chút quy ước nho nhỏ 1 - Số Thiên Can Giáp Ất = 1 Bính Điinh = 2 Mậu Kỷ = 3 Canh Tân = 4 Nhâm Quý = 5 2 - Số Địa Chi: Tý Sửu = 1 Dần Mão = 2 Thìn Tị = 3 Ngọ Mùi = 4 Thân Dậu = 5 Tuất hợi = 6 Ta có thể viết như sau: Tý - Ngọ; Sửu - Mùi = 1 Dần - Thân; Mão - Dậu = 2 Thìn - Tuất; Tị - Hợi = 3 3 - Số hành khí trong năm theo Lạc Thư hoa giáp trong phương pháp tính: (theo chiều tương khắc ngũ hành) Thủy = 4 Hỏa = 3 Kim = 2 Mộc = 1 Thổ = 0 4 - Công thức tính: NH = (Số thiên can + Số địa chi) mod 5 Trong đó: NH --> Ngũ hành NH = {Thủy-4;Hỏa-3;Kim-2;Mộc-1;Thổ-0} mod --> Phép tính lấy phần dư Kính! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2008 Cảm ơn Thanhdc rút gọn phép tính. Anh Vô Trước thân mến. Vì bài viết của anh trình bày với hình lớn quá nên xem rất khó - cứ phải kéo thanh trượt để xem từng dòng. Vậy đề nghị anh chép lại phần minh chứng bảng Lạc Thư hoa giáp bằng phương pháp khác vào đây - chúng ta cùng tham khảo. Nếu phương pháp của anh hợp lý thì anh chính là chứng nhân của tôi trong trường hợp này. Cảm ơn sự quan tâm của anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2008 Anh Thiên Sứ và các anh chị em trên diễn đàn thân mến! Thật ngượng khi được anh Thiên Sứ khen ngợi vì tôi còn làm được quá ít. Anh Thiên Sứ đề nghị em pót cách tìm bảng Lạc thư Hoa Giáp của mình vào chuyên mục này vì trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH" - Vô Trước em trình bày khó xem. Vậy, em xin biên tập lại và pót lên đây mong anh Thiên Sứ và các anh chịu em khác chỉ bảo. Phương pháp của em hoàn toàn dựa vào logic, không dùng bất cứ một tiên đề "tượng số" nào, là một phần trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước, nên có lẽ cần tham khảo chuyên mục này trước. Vận động tiến hóa của một sự vật – dòng Hóa khí Như phần nghiên cứu khái niệm Hành (trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNG” – Vô Trước trên diễn đàn này) ta đã biết, sự xuất hiện Kim, Mộc nằm trong xu hướng giải quyết mâu thuẫn âm dương đang ngày càng gay gắt, làm mâu thuẫn này giảm đi để sự vật phát triển thuận lợi. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết, và ngày càng gay gắt, các hành Thủy, Hỏa ngày càng suy yếu, Kim, Mộc ngày càng hưng thịnh dẫn đến quan hệ tương sinh Mộc sinh Hỏa, Kim sinh Thủy sẽ chuyển thành tương thừa, Hỏa khắc kim sẽ chuyển thành tương vũ, làm cho Thủy và Hỏa bị tiêu diệt, sự vật cũ bị tiêu biến đi và sinh ra sự vật mới với quan hệ âm dương mới do Mộc, Kim của sự vật cũ đóng vai trò Âm, Dương. Như vậy, ta có sơ đồ sau: Sơ đồ cho thấy, kết quả của quá trình tiến hoá là sự tiêu huỷ của sự vật cũ và sinh ra sự vật mới có quan hệ sinh đối với sự vật cũ. Nói cách khác, sự tiến hoá có chiều ngược với chiều tương sinh. Điều đó có nghĩa là: Giả sử có một sự vật là thành phần và thuộc một hành nào đó của sự vật khác lớn hơn bao trùm nó. Khi sự vật đó tiến hóa, nó sẽ không còn thuộc hành cũ nữa và di chuyển sang một hành mới của sự vật lớn. Sự di chuyển này ngược với chiều tương sinh trong sự vật lớn. Như vậy, sự tiến hoá của sự vật cũng theo một trật tự nhất định trong sự vật chứa sự vật đang tiến hoá. Trật tự này có thể hình dung như một dòng khí gọi là dòng Hoá khí vận động trong sự vật làm cho các yếu tố của sự vật tiến hoá không ngừng. Chiều của dòng Hoá khí ngược với chiều tương sinh: Thuỷ - > Kim - > Thổ - > Hoả - > Mộc Hay: Hoả - > Mộc - > Thuỷ - > Kim - > Thổ Vận động của sự vật con trong một sự vật lớn Một sự vật từ khi hình thành tới khi bị huỷ diệt phải trải qua 5 thời kỳ phát triển liên tiếp sau: - Thời kỳ Mầm mống: Những yếu tố cơ bản mới có mầm mống hình thành mà chưa phát triển. Thời kỳ này xuất hiện khi sự vật trước bắt đầu suy giảm. - Thời kỳ Sinh: Những yếu tố cơ bản của sự vật hình thành và phát triển nhanh chóng. Sự vật trước bắt đầu tiêu vong. - Thời kỳ Vượng: Mọi yếu tố cơ bản của sự vật phát triển mạnh mẽ và ổn định. Các yếu tố cơ bản của thời kỳ trước đã hoàn toàn bị tiêu vong. - Thời kỳ Mộ: Những yếu tố cơ bản của sự vật bắt đầu suy giảm, mâu thuẫn âm dương làm suy yếu sự vật. Bắt đầu hình thành các mầm mống của các yếu tố cơ bản của sự vật mới. - Thời kỳ Huỷ: Những yếu tố của sự vật bắt đầu tiêu vong, những yếu tố của sự vật mới bắt đầu phát triển nhanh chóng. Biểu diễn các thời kỳ tiến hóa đó của sự vật trên đồ thị ta được: Giả sử sự vật phát triển, sinh hoá trong lòng một sự vật khác lớn hơn bao trùm, chi phối. Ở mỗi thời điểm, nó sẽ thuộc một hành nào đó trong sự vật lớn, các thời kỳ của nó vận đông theo chiều Ngũ hành tương sinh trong sự vật lớn. Theo phân tích ở trên thì : - Mộ thời kỳ trước sinh Mẩn mống thời kỳ sau. - Mầm mống sinh Sinh - Sinh sinh Vượng - Vượng sinh Mộ - Mộ sinh Hủy Mỗi thời kỳ của sự vật cũ thuộc một hành của sự vật lớn. Ký hiệu các hành theo chiều tương sinh là I, II, III, IV, V và mô tả quá trình tiến hóa của sự vật trong sự vật lớn ta được đồ thị sau: Qua đồ thị trên ta thấy hành của một thời kỳ sự vật mới sinh hành thời kỳ tương ứng của sự vật cũ. Sự xuất hiên của sự vật mới khi sự vật cũ bị tiêu vong ngược chiều tương sinh hay theo chiều dòng Hoá khí như đã phân tích ở phần trên. Mặt khác, khi các sự vât cũ, mới nối tiếp nhau ra đời, tiêu vong môt cách xen kẽ như thế, biểu hiện của sự vât là biểu hiện của 3 thời kỳ trội hơn là Sinh, Vượng, Mộ còn các thời kỳ Mầm mống và Huỷ mờ nhạt đi. Do đó, hành của sự vật được thể hiện nổi bật là hành của 3 thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ còn hành của Mầm mống, Hủy bị “lặn” đi. Căn cứ vào đồ thị trên ta thấy các nguyên tắc sau: - Hành của thời kỳ Mộ của sự vật cũ bao giờ cũng khắc hành của thời kỳ Sinh của sự vật mới tiếp theo. Vì, như trên ta biết, Mộ của sự vật cũ sinh Mầm mống của sự vật mới. Đồng thời, Mầm mống sự vật mới sinh Sinh của sự vật mới. Do đó, Mộ của sự vật cũ phải khắc Sinh của sự vật mới. - Hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật mới luôn “sinh” hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật cũ trước nó. Điều này phù hợp với kết kết luận ở trên là sự vật tiến hóa theo chiều dòng Hóa khí ngược chiều tương sinh. - Hành thời kỳ Sinh (Vượng) này chính là hành của thời kỳ sau nó 4 bước ở thời kỳ Vượng (Mộ). Đó chính là cơ sở nguyên lý “cách bát sinh tử” của thuyết Âm dương Ngũ hành cổ truyền (vì mỗi hành kéo dài 2 đơn vị thời gian cho 2 Thiên can và 2 Địa chi) - Hành thời kỳ Mộ này sinh hành của thời kỳ sau nó 4 bước đang ở thời kỳ Sinh - Trong thời kỳ một sự vật gồm 3 bước Sinh, Vượng, Mộ, các hành vận động theo chiều tương sinh Tổng hợp các lý luận trên ta được sơ đồ: Giả sử rằng, hành của sự vật lớn vận hành theo chiều tương sinh bắt đầu từ Thủy liên tiếp là Thủy > Mộc > hỏa > Thổ > Kim > … Sự vật con vận hành trong sự vật lớn theo nguyên tắc như mô tả ở trên cũng bắt đầu từ Thủy. Theo các phân tích ở trên, ta thu được các hành của sự vật con vận hành như sau: Qua sơ đồ này ta thấy quan hệ giữa sự vật lớn và sự vật con có 5 thời kỳ rõ rệt, mỗi thời kỳ gồm 3 hành liên tiếp, tổng cộng trải qua15 hành tất cả, thể hiện qua quan hệ giữa các hành của chúng: - Thời kỳ Lớn hòa Con. - Thời kỳ Lớn sinh Con. - Thời kỳ Lớn khắc Con. - Thời kỳ Con khắc Lớn. - Thời kỳ Con sinh Lớn. Bảng Lục thập hoa giáp Áp dụng các lý luận trên cho đơn vị thời gian ta thấy: Giả sử vũ trụ vận động theo thời gian qua 5 hành theo chiều tương sinh bắt đầu từ hành Thủy như đã xét ở trên. Vận khí như là một yếu tố con trong sự vận hành của vũ trụ (thể hiện như các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ) và sinh Bản mệnh của sự vật. Áp dụng các qui tắc Sinh, Vượng, Mộ ở trên khi coi Vũ trụ là sự vật lớn còn Vận khí là sự vật con, ta xây dựng đồ hình liên hệ giữa Thiên can và Vận khí như thể hiện trên đồ hình sau: + Trên đồ hình, Hành Thiên can bắt đầu từ Thuỷ, vận động theo chiều tương sinh. Vận khí cũng bắt đầu từ Thủy. + Ở Thời kỳ đầu tiên, Thiên can hoà Vận khí thể hiện cái tính của thời kỳ bắt đầu - Tiên thiên, khi mâu thuẫn trong tương tác âm dương còn chưa thể hiện rõ. +Tiếp theo cứ 3 hành một thời kỳ: Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can. + Các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí được thể hiện trên đồ hình bằng đường gấp khúc Như vậy, hành vận động qua 15 bước thì lặp lại chu kỳ thời gian có hành Thiên can và Vận khí trùng nhau. Tiếp theo, Vận khí sinh bản mệnh được thể hiên bằng đồ hình như sau: Các Hành Thiên can còn được chia nhỏ thành Thiên can gồm 10 yếu tố bắt đầu từ hành Nhâm thuộc hành Thuỷ: Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân. Bàn chất các Thiên can, ta đã nghiên cứu trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước trên diễn đàn, đặc trưng cho tác động từ Vũ trụ tới sự vật cần khảo sát. Đồng thời, vận động của sự vật cũng chia ra thành 12 Địa chi bắt đầu từ Tý, thể hiện đặc trung của sự vật trong thời gian tiến hoá. Thêm các yếu tố Thiên can, Địa chi vào đồ hình vừa dựng, tiếp tục nó cho tới khi kết thúc chu kỳ gồm các khoảng thời gian mà đặc trưng là các yếu tố Thiên can, Địa chi, Vận khí, Bản mệnh không lặp lại ta được bảng phân bố thởi gian như sau, gồm 60 khoảng: Áp dụng bảng phân bố đó cho thời gian mỗi khoảng là 1 năm, vẽ lại trên đồ hình dạng hình tròn, ta thu được bảng Lạc thư hoa giáp. Như vậy, bảng Lạc thư Hoa giáp chính là bảng mô tả vận động của Vận khí và Bản mệh của một sự vật theo thời gian dưới sự chi phối của Vũ trụ, ở đó, Vận khí được coi như là một sự vật thành phần con của Vũ trụ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2008 Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Như vậy, tôi đã trình bày nội dung, ý nghĩa và phương pháp lập bảng Hoa giáp hoàn toàn bằng logic mà không phải viện dẫn bất cứ một tiên đề "tượng số" (phải thuộc lòng mà không cần hiểu ý nghĩa) nào do cổ thư truyền lại. Các anh chị em cũng thấy nó thật dễ hiểu, không một chút kỳ bí, hoàn toàn logic mà một người có tư duy bình thường nào cũng có thể hiểu. Thế mà suốt hàng ngàn năm nghiên cứu, các học giả Trung hoa, nơi được coi là nguồn gốc của nó, lại thấy " hoàn toàn bí ẩn" như Thiệu Vĩ Hoa đánh giá. Điều này chỉ có thể giải thích là bảng Hoa giáp không thuộc văn minh Hoa Hạ và do đó họ đã sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Thực chất đây là bảng mô tả Vận khí và Bản mệh của một sự vật theo thời gian dưới sự chi phối của Vũ trụ, ở đó, Vận khí được coi như là một sự vật thành phần con của Vũ trụ. Cách lập bảng đó như sau: - Vẽ bảng 9 hàng 60 cột - Cột đầu tiên ghi các Địa chi bắt đầu từ Tý ---> Hợi liên tiếp hết 60 cột được 5 vòng Địa chi. - Cột thứ 2 ghi các Thiên can bắt đầu từ Nhâm ---> Quí liên tiếp hết 60 cột được 6 vòng Địa chi. - Cột thứ 3 ghi các hành của Thiên can tương ứng cột 2. Cứ 2 cột là một hành, theo chiều tương sinh từ Thủy, cho hết 60 cột được 30 ô hành - Cột thứ 4 ghi Hành vận khí. Cứ 2 cột là một hành, bắt đầu từ Thủy theo chiều tương sinh liên tiếp 3 bước thì nhảy cách một bước đến hết 60 cột được 20 ô hành. - Cột thứ 5 ghi quan hệ giũa Thiên can và Vận khí. Cứ qua 6 cột hay 3 hành là một quan hệ, lần lượt là: Thiên can hòa Vận khí, Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can và lặp lại. - Cột thứ 6 ghi Hành của Bản mệhh. Cứ 2 cột là một hành, bắt đầu từ Mộc (Thủy - Vận khí sinh Mộc bản mệnh) theo chiều tương sinh liên tiếp 3 bước thì nhảy cách một bước đến hết 60 cột được 20 ô hành. - Cột thứ 7 ghi quan hệ giũa Thiên can và Bản mệnh. Cứ qua 6 cột hay 3 hành là một quan hệ, lần lượt là: Thiên can sinh Bản mệnh, Thiên can khắc Bản mệnh, Bản mệnh khắc Thiên can , Bản mệnh sinh Thiên can, Thiên can hòa Bản mệnh và lặp lại. - Cột thứ 8 ghi thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí và Bản mệnh.Cứ 2 cột hay 1 hành ghi lần lượt Sinh, Vượng, Mộ cho tới hết 60 cột. - Cột thứ 9 ghi lần lượt 60 đơn vị thời gian trong Hoa Giáp. Ta thu được bảng Lạc Thư Hoa Giáp như sau: Trong bảng Hoa giáp này, ngoài những tính chất mà anh Thiên Sứ đã trình bày trong nhiều tác phẩm của mình, cón có những tính chất mà bài viết đã nêu sau: - Hành của thời kỳ Mộ của sự vật cũ bao giờ cũng khắc hành của thời kỳ Sinh của sự vật mới tiếp theo. Vì, như trên ta biết, Mộ của sự vật cũ sinh Mầm mống của sự vật mới. Đồng thời, Mầm mống sự vật mới sinh Sinh của sự vật mới. Do đó, Mộ của sự vật cũ phải khắc Sinh của sự vật mới. - Hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật mới luôn “sinh” hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật cũ trước nó. Điều này phù hợp với kết kết luận ở trên là sự vật tiến hóa theo chiều dòng Hóa khí ngược chiều tương sinh. - Hành thời kỳ Sinh (Vượng) này chính là hành của thời kỳ sau nó 4 bước ở thời kỳ Vượng (Mộ). Đó chính là cơ sở nguyên lý “cách bát sinh tử” của thuyết Âm dương Ngũ hành cổ truyền (vì mỗi hành kéo dài 2 đơn vị thời gian cho 2 Thiên can và 2 Địa chi) - Hành thời kỳ Mộ này sinh hành của thời kỳ sau nó 4 bước đang ở thời kỳ Sinh - Trong thời kỳ một sự vật gồm 3 bước Sinh, Vượng, Mộ, các hành vận động theo chiều tương sinh Căn cứ vào bảng và qui luất đã trình bày, đánh trọng só cho các yếu tố Hành, Thiên can, Địa cho ta có thể tìm được các công thức tính nhanh bảng Lạc thư Hoa giáp như chuyên mục đã pót. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2008 Ý tưởng lập biểu đồ hình tròn của anh Vô Trước thật xuất sắc. Chỉ cần hiệu chỉnh lại một tý thì giải thích đến tuyệt với chiếc La Kinh dùng trong Phong Thủy Lạc Việt (Còn La Kinh Tàu thì dep đi - không có tính quy luật). Hay anh sửa đi - tôi gợi ý như sau: Chọn năm Giáp Tý trong Ngũ Vận = Vận khí khắc Thiên Can. Rất tiếc là không có kinh phí. Nếu không tôi chế lại cái La Kinh Việt. Chúc thành công. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2008 Anh Thiên Sứ thân mến! Cám ơn anh khen ngợi. Anh thấy tế nào thì cứ sửa chữa và phát triển. Nghiên cứu mà. Cốt ra cái gì có lợi cho sự nghiệp chunh phục hưng văn hóa Việt là được. Giữa anh em mình để ý làm gì tiểu tiết, anh sửa còn ngon lành hơn em mà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 4, 2009 Sư Phụ ơi, Liệu ý tưởng làm la kinh việt đã khởi động chưa và ý SP có tiếp tục không ạ ? con muốn làm La Kinh Việt để thay la kinh tàu. Nó sẽ đồng nhất Phong thủy Lạc Việt và con thấy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển mức rộng rãi, SP cho ý kiến ạ. HTH Ý tưởng lập biểu đồ hình tròn của anh Vô Trước thật xuất sắc. Chỉ cần hiệu chỉnh lại một tý thì giải thích đến tuyệt với chiếc La Kinh dùng trong Phong Thủy Lạc Việt (Còn La Kinh Tàu thì dep đi - không có tính quy luật). Hay anh sửa đi - tôi gợi ý như sau: Chọn năm Giáp Tý trong Ngũ Vận = Vận khí khắc Thiên Can. Rất tiếc là không có kinh phí. Nếu không tôi chế lại cái La Kinh Việt. Chúc thành công. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 4, 2009 Thực ra cái Lakinh bằng tiếng Việt đã có người chế tác từ lâu rồi. Số lượng rất hạn chế. Cách đây 10 năm tôi và Dienbatn, mỗi người đều có một cái. Tôi sẽ tiến hành làm lại một cách bài bản và chuyển giao công nghệ sản xuất La Kinh Việt cho anh em nào có điều kiện thực hiện. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2009 Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như: "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2009 Chào anh Vô Trước Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như: "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Lâu lắm mới thấy anh trở lại diễn đàn. Theo liêm trinh kim, mộc, thủy,hỏa, thổ, là cái tên gọi của 1 hành chứa đựng các vật chất có thuộc tính năng lượng tương đồng nhưng trái dấu. chữ hóa cổ nhân gọi cho tiện mà thôi. Hoàn toàn có cơ sở khoa học hiện đại anh ạ. Kính anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2009 Hà Uyên xin chào Anh Chị em. Hà Uyên chào Vo Truoc. "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Đây là một câu hỏi với hàm nghĩa rất rộng, có thể chúng ta nên nhìn nhận như sau: - Theo với Thời gian, về ý nghĩa của chữ "hoá". (?) - Theo với Lịch sử phát triển của Lý học Đông phương về phạm trù "hoá". (?) - Với những môn học thuật cụ thể như: Thái ất, Kỳ môn, Lục nhâm, ..., thì chữ "hoá" của Can năm với Can năm, Can năm với Can tháng, Can năm với Can ngày, Can năm với Can giờ sẽ được hiểu như thế nào ? Ví dụ như Bính hợp Tân hoá Thuỷ, thì tối kỵ chi Thìn, như vậy thì chi Thìn này là năm, hay là tháng, hay là ngày, hay là giờ,..., mỗi chúng ta đềi phải tự trải nghiệm rồi thống kê, đúc kết từ thực tiễn mới có thể đưa ra một câu trả lời mang tính khái quát cao được. Hà Uyên cũng đã dành thời gian suy nghĩ nhiều và vấn đề này, mà vẫn thấy còn nhiều lúng túng, chúng ta cùng nhau luận giải thêm. Trân trọng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Kính thưa Sư phụ và tác giả Votruoc - Trần Quang Công thức trên có thể viết lại như sau với sự thay đổi 1 chút quy ước nho nhỏ 1 - Số Thiên Can Giáp Ất = 1 Bính Điinh = 2 Mậu Kỷ = 3 Canh Tân = 4 Nhâm Quý = 5 2 - Số Địa Chi: Tý Sửu = 1 Dần Mão = 2 Thìn Tị = 3 Ngọ Mùi = 4 Thân Dậu = 5 Tuất hợi = 6 Ta có thể viết như sau: Tý - Ngọ; Sửu - Mùi = 1 Dần - Thân; Mão - Dậu = 2 Thìn - Tuất; Tị - Hợi = 3 3 - Số hành khí trong năm theo Lạc Thư hoa giáp trong phương pháp tính: (theo chiều tương khắc ngũ hành) Thủy = 4 Hỏa = 3 Kim = 2 Mộc = 1 Thổ = 0 4 - Công thức tính: NH = (Số thiên can + Số địa chi) mod 5 Trong đó: NH --> Ngũ hành NH = {Thủy-4;Hỏa-3;Kim-2;Mộc-1;Thổ-0} mod --> Phép tính lấy phần dư Kính! Kính thưa chú Thiên Sứ và các tác giả Vô Trước - Trần Quang và thanhdc, thangtran xin phép mô tả lại cách tính nhanh của các tác giả như sau: Hình mô tả trên dựa theo cách tính của các tác giả, phần công thức thangtran thử đặt ra đơn giản hóa như vậy, có thể nhìn vào và tra ngay ra được mệnh. Nếu có gì chưa ổn mong các cao nhân chỉ bảo ạ! thangtran 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Bảng tính này thật cô động, áp dụng nhanh và dể dàng. Thật hay. :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Bảng tính này thật cô động, áp dụng nhanh và dể dàng. Thật hay. :(Tôi xin bổ xung chút ít cho trọn vẹn:s = Y mod(3) s = 1 => Sinh s = 2 => Vượng s = 0 => Mộ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Hà Uyên xin chào Anh Chị em. Hà Uyên chào Vo Truoc. "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Đây là một câu hỏi với hàm nghĩa rất rộng, có thể chúng ta nên nhìn nhận như sau: - Theo với Thời gian, về ý nghĩa của chữ "hoá". (?) - Theo với Lịch sử phát triển của Lý học Đông phương về phạm trù "hoá". (?) - Với những môn học thuật cụ thể như: Thái ất, Kỳ môn, Lục nhâm, ..., thì chữ "hoá" của Can năm với Can năm, Can năm với Can tháng, Can năm với Can ngày, Can năm với Can giờ sẽ được hiểu như thế nào ? Ví dụ như Bính hợp Tân hoá Thuỷ, thì tối kỵ chi Thìn, như vậy thì chi Thìn này là năm, hay là tháng, hay là ngày, hay là giờ,..., mỗi chúng ta đềi phải tự trải nghiệm rồi thống kê, đúc kết từ thực tiễn mới có thể đưa ra một câu trả lời mang tính khái quát cao được. Hà Uyên cũng đã dành thời gian suy nghĩ nhiều và vấn đề này, mà vẫn thấy còn nhiều lúng túng, chúng ta cùng nhau luận giải thêm. Trân trọng. Kính bác Hà Uyên, Bác đặt câu hỏi này quá hay, xong không ai trả lời, không biết bác có giải kiến hay suy nghĩ gì về câu này không "Ví dụ như Bính hợp Tân hoá Thuỷ, thì tối kỵ chi Thìn, như vậy thì chi Thìn này là năm, hay là tháng, hay là ngày, hay là giờ" PTS Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Kính bác Hà Uyên, Bác đặt câu hỏi này quá hay, xong không ai trả lời, không biết bác có giải kiến hay suy nghĩ gì về câu này không "Ví dụ như Bính hợp Tân hoá Thuỷ, thì tối kỵ chi Thìn, như vậy thì chi Thìn này là năm, hay là tháng, hay là ngày, hay là giờ" PTS "Bác đặt câu hỏi này quá hay, xong không ai trả lời" :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Cười tui gì đó anh Trạng :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 11, 2011 Dear các cô chú/ anh chị: 1/ theo công thức tính nhanh của chú Vô trước: Cách tính thứ nhất Số địa chi =< 3 (Số thiên can + Số địa chi) : 5 = x + Số dư 2. Số địa chi > 3 (Số thiên can + Số địa chi - 3) : 5 = x + Số dư Ta lấy vd: Nhâm Tuất, Quý Hợi: Nhâm, Quý = 5, Tuất Hợi = 6 cáchtính1 : Địa chi > 3 = (5+6-3):5 = 1 dư 3 è Kq = 4è Thủy, giống sách tử vi của người Trung Hoa, theo cách xem truyền thống. cách tính thứ 2 1. NH = (Số thiên can + Số địa chi) mod 5 mod --> Phép tính lấy phần dư Trong đó: NH --> Ngũ hành NH = {Thủy-4;Hỏa-3;Kim-2;Mộc-1;Thổ-0} Kính! VD : Nhâm Tuất, Quý Hợi: Ngũ hành= (5+6): 5= 2 dư 1 è theo công thức lấy 1 hành Mộc Như vậy công thức này chưa chuẩn xác.Cháu hiểu có sai k ạ Điều thứ 2: Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như: "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Trong ngôn ngữ chữ "hóa" được hiểu là chuyển đổi, chuyến biến dần.,chuyển thành Trẻ con non dạ xin góp thêm chút nông cạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 11, 2011 Dear các cô chú/ anh chị: 1/ theo công thức tính nhanh của chú Vô trước: Cách tính thứ nhất Số địa chi =< 3 (Số thiên can + Số địa chi) : 5 = x + Số dư 2. Số địa chi > 3 (Số thiên can + Số địa chi - 3) : 5 = x + Số dư Ta lấy vd: Nhâm Tuất, Quý Hợi: Nhâm, Quý = 5, Tuất Hợi = 6 cáchtính1 : Địa chi > 3 = (5+6-3):5 = 1 dư 3 è Kq = 4è Thủy, giống sách tử vi của người Trung Hoa, theo cách xem truyền thống. cách tính thứ 2 1. NH = (Số thiên can + Số địa chi) mod 5 mod --> Phép tính lấy phần dư Trong đó: NH --> Ngũ hành NH = {Thủy-4;Hỏa-3;Kim-2;Mộc-1;Thổ-0} Kính! VD : Nhâm Tuất, Quý Hợi: Ngũ hành= (5+6): 5= 2 dư 1 è theo công thức lấy 1 hành Mộc Như vậy công thức này chưa chuẩn xác.Cháu hiểu có sai k ạ Điều thứ 2: Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như: "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Trong ngôn ngữ chữ "hóa" được hiểu là chuyển đổi, chuyến biến dần.,chuyển thành Trẻ con non dạ xin góp thêm chút nông cạn. * Thanh Trần đã đưa công thức ở phía dưới: Dư 3 = Hành Hỏa.* Danh từ "Hóa" đã được giải thích từ lâu trên diễn đàn này, trong định nghĩa thế nào là văn hóa. Anh em Quản Trị Viên thân mến: Tại sao hội viên Libra mới gia nhập được phép vào ngay trang trao đổi học thuật. Tôi tạm khóa nick để bảo đảm an toàn cho diễn đàn. Share this post Link to post Share on other sites