+Achau+

Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm - Quận 2

16 bài viết trong chủ đề này

Sư phụ xem bài viết này, đệ tử đã phân tích đúng chưa & có cần phải sửa nhiều không SP?

Đệ tử định viết bài này đưa vào mục trao đổi học thuật vì thấy nó rất hay.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Quận 2

Phân tích & đánh giá theo Phong Thuỷ Lạc Việt

Posted Image

Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lại khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm thương mại – tài chính của TP nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới.

Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng nước ngoài tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng ý tưởng gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ.

Ngược theo thời gian. Khu bán đảo Thủ Thiêm vẫn là một khu vực có rất nhiều hộ dân có thể coi là nghèo, trình độ dân trí thấp. Dù về địa lý chỉ cách những khu vực sầm uất nhất của TP có một con sông Sài Gòn.

Posted Image

Bỏ qua các yếu tố ngoại cảnh khác, nhìn bán đảo Thủ Thiêm dưới góc độ phân tích theo Phong Thuỷ Lạc Việt thấy có một số những điểm lưu ý như sau:

Nhìn qua ảnh vệ tinh, ta thấy toàn bộ khu vực đô thị mới bán đảo Thủ Thiêm nằm theo trục Đông Bắc - Tây Nam. Mặc dù được bao bọc bởi sông Sài Gòn. Nhưng có thể thấy rằng toàn bộ khu vực bán đảo không phải là một nơi tụ khí.

Về hình dáng, cả khu vực bán đảo như một chiếc chậu bông nông đáy để nghiêng, đổ toàn bộ sinh khí của cuộc đất ra phía miệng (phương Đông Bắc).

Khu vực từ Tây Bắc tới Tây, khí lực cuộc đất rất kém. Mặc dù có phà Thủ Thiêm & tuyến đường Lương Đình Của nhưng hầu như khu vực này có thể coi là phát triển rất chậm.

Khu vực từ Tây- Tây Nam- Nam, khí lực cuộc đất của toàn bộ dải này đã kém lại bị cộng hưởng tác động xấu của sông Sài Gòn càng làm cho khu này khí bị thoái mạnh, nên có thể thấy, dù mật độ dân số của dân cư quận 2 ngày càng tăng nhưng khu vực này có thể coi là có mật độ cư dân rất thấp.

Diện tích của bán đảo Thủ Thiêm khoảng 7km2, như một chiếc chậu bông nông đáy khổng lồ đổ toàn bộ khí lực sang khu Đông Nam (miệng bình) trôi tuột ra phía Đông, nên có thể thấy khu vực này không thể coi là tốt được theo Phong Thuỷ Lạc Việt.

Giao thông đi lại trong bán đảo Thủ Thiêm, gồm 2 tuyến chính.

Tuyến đuờng Trần Não từ chân cầu Sài Gòn cắt ngang qua đường Lương Đình Của kéo dài thẳng xuống khu vực phía Nam của bán đảo. Do nằm không đắc cách nên dù là đường lớn, nhưng việc kinh doanh ở tuyến đường này hầu như còn rất hạn chế.

Tuyến đường Lương Đình Của từ phà Thủ Thiêm (Quận 1) đổ sang, chạy cắt ngang đường Trần Não từ ngày hợp tuyến với cầu Thủ Thiêm từ quận Bình Thành đổ sang cũng làm cho những hộ kinh doanh ở ven đường phát đạt hơn trước. Nhưng cũng chỉ mang tính cục bộ cho cư dân sinh hoạt hai bên đường.

Như vậy, có thể thấy tại sao Khu đô thị mới Thủ Thiêm có vị trí rất gần Trung tâm TP, nhưng tốc độ phát triển qui hoạch lại diễn ra chậm trễ đến như vậy.

Hinh tham khảo:

http://wikimapia.org/#lat=10.7783367&lon=106.729517&z=14&l=38&m=b

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Achau thân mến.

Hôm nay tôi mới vào xem bài viết này.

Ý tưởng hay. Nhưng cần bổ sung thêm hình ảnh cho rõ ý. Thí dụ:

Một hình ảnh làm rõ bán đảo Thủ Thiêm ở đâu trên bản đồ. Khi nói đến Đường Trần Não,phà Thủ Thiêm & tuyến đường Lương Đình Của....cần thể hiện và ghi chú thêm trên bản đồ.

Tôi tuy ở Sài Gòn nhưng ít đi lại, nên thực tế vừa xem bài viết, vừa phải tìm các địa danh đó, nên rất chất vật. Với người ngoài Sai Gòn thì càng khó hơn.

Khi nói tới thế chậu hoa nông - ok - cần có một hình riêng minh họa cái chậu hoa này để người ngoại đạo hình dung ra được va 2nên dẫn những tiêu chí về Phong thủy để dẫn chứng . Thí dụ: Hình nào khí đó.....

Tôi bận quá. Vài bữa nữa sẽ sửa bài trước của Achau. Đang mải suy nghĩ về hiện tượng Đỗ Kiên Cường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Thầy, chào Huynh Achau,

Sách vỡ nói dòng sông uốn lượn hữu tình thì tốt, vùng Thủ Thiêm được sông Sài Gòn ôm vào ấm áp thế sao không được phát nhỉ?

Sau khi nghiên cứu lại địa hình, VinhL nhận xét như sau:

Bất cứ vật đang chuyển động nào khi bẻ góc từ 90 độ trở lên sẻ cảm rất khó khăn và không an toàn. Đối với khí thì củng vậy. Khi con sông uốn khúc hữu tình thì nó sẻ bẻ góc dưới 90 độ, trên 90 độ sẻ tạo ra xung khí và tạp khí. Xét lại con sông Sài Gòn, khi bẻ thành cái móc câu ôm Thủ Thiêm vào lòng xong rồi lại bẻ ra, nhưng khi nó bẻ ra (tức đi lên hướng Bắc, bẻ góc hơn 90 độ để đi xuống Đông Nam) quá gắp nên đã tạo ra hung khí. Cái khúc có hình tượng như đầu chó quay lại táp một miếng :P :lol: .

Nếu được có thể nạo đi phần lồi để cho con sông bẻ cua một cách êm đềm (theo vòng tròn thì góc bẻ sẻ nhỏ hơn 90 độ) thì không còn xung khí nửa, như thế mới đắc được cách dòng sông uốn lượn hữu tình ôm ấp ấm ấp mà sinh sôi nảy nở :lol: :lol: :D

Vài lời suy xét không dám nói là đúng, mong Thầy và các Huynh chỉ bảo thêm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thiên Đồng xin có ý kiến phân tích về 02 khu vực tập trung dân cư đông đúc và năng động nhất

- Khu vực có mũi tên màu hường chỉ (phía trước cầu sài gòn), khu vực có mũi tên cam chỉ là qua cầu Sài Gòn, tức khu vực quận 2.

- Khu vực phía dưới, quận 1, đối chọi giữa mũi tên hường và cam.

Hai khu vực này là nơi dân cư đông và năng động nhất trên bản đố.

Phân tích:

Dòng sông chảy từ hướng Bắc xuống Nam. Ở đoạn lược trên ngang qua khu vực quận 2, do chiều của dòng chảy mà Dương khí của dòng sông tán ra khu vực này, tức mũi tên cam, kéo theo Dương Khí vận động từ Tây sang Đông của quả đất lang theo sang. Hơn nữa cầu Sài gòn và Quốc Lộ Hà Nội là một đường dẫn cho mạch khí lớn lang sang.

Đoạn dưới, khu vực quận 1, theo đoạn cong cánh cung mà khí Dương của dòng sông tán ra theo diễn tả của mũi tên cam gặp khí vận động từ Tây sang Đông của mũi tên hường nên dừng lại ở đó. Do vậy nơi đây là nơi tụ khí nhiều nhất, còn phía ngược lại bên hữu ngạn sông coi như khí yếu.

Cũng như trong võ thuật, khí trong cơ thể sẽ bị bế khi các cơ chi ở tư thế góc 90 độ hay nhỏ hơn 30 độ, Dương khí của đòng sông cũng vậy, sẽ bị bế và tạo thành xung sát khi di chuyển đên các góc đó. Ở đây khu vực Thủ Thiêm có hình thắt bị gạo hay chậu hoa cạn do 02 khúc quanh của con sông tạo thành, do vậy mà Âm khí thì bế, Dương khí thì yếu nên vùng này không phát triển nỗi hay chậm phát triển. Con đường Lương Định của và Trần não tuy tạo thông thương cho khu vực nhưng đường nhỏ và là đường gần như độc đạo, không có đường rẻ nhánhtuươnngg đối lớn để đem Dương khí lưu chuyển trong khu vực. Tóm lại theo chủ quan TD khu vực Thủ Thiêm là Âm khí vượng,bế âm khí và dương khí yếu nên chậm phát triển.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thiên Đồng xin có ý kiến phân tích về 02 khu vực tập trung dân cư đông đúc và năng động nhất

- Khu vực có mũi tên màu hường chỉ (phía trước cầu sài gòn), khu vực có mũi tên cam chỉ là qua cầu Sài Gòn, tức khu vực quận 2.

- Khu vực phía dưới, quận 1, đối chọi giữa mũi tên hường và cam.

Hai khu vực này là nơi dân cư đông và năng động nhất trên bản đố.

Phân tích:

Dòng sông chảy từ hướng Bắc xuống Nam. Ở đoạn lược trên ngang qua khu vực quận 2, do chiều của dòng chảy mà Dương khí của dòng sông tán ra khu vực này, tức mũi tên cam, kéo theo Dương Khí vận động từ Tây sang Đông của quả đất lang theo sang. Hơn nữa cầu Sài gòn và Quốc Lộ Hà Nội là một đường dẫn cho mạch khí lớn lang sang.

Đoạn dưới, khu vực quận 1, theo đoạn cong cánh cung mà khí Dương của dòng sông tán ra theo diễn tả của mũi tên cam gặp khí vận động từ Tây sang Đông của mũi tên hường nên dừng lại ở đó. Do vậy nơi đây là nơi tụ khí nhiều nhất, còn phía ngược lại bên hữu ngạn sông coi như khí yếu.

Cũng như trong võ thuật, khí trong cơ thể sẽ bị bế khi các cơ chi ở tư thế góc 90 độ hay nhỏ hơn 30 độ, Dương khí của đòng sông cũng vậy, sẽ bị bế và tạo thành xung sát khi di chuyển đên các góc đó. Ở đây khu vực Thủ Thiêm có hình thắt bị gạo hay chậu hoa cạn do 02 khúc quanh của con sông tạo thành, do vậy mà Âm khí thì bế, Dương khí thì yếu nên vùng này không phát triển nỗi hay chậm phát triển. Con đường Lương Định của và Trần não tuy tạo thông thương cho khu vực nhưng đường nhỏ và là đường gần như độc đạo, không có đường rẻ nhánhtuươnngg đối lớn để đem Dương khí lưu chuyển trong khu vực. Tóm lại theo chủ quan TD khu vực Thủ Thiêm là Âm khí vượng,bế âm khí và dương khí yếu nên chậm phát triển.

Thiên Đồng

Hi! Thiên Đồng

Phải viết là âm khí vận động của quả đất mới đúng chứ nhỉ?

Âm khí vận động của quả đất gặp dương khí của dòng sông được gọi là âm dương giao cấu nên sẽ phát. Phần mũi tên của Thiên đồng phát rất nhanh, con người năng động, những người ở đó khá nhạy cảm với cuộc sống kinh doanh buôn bán. Chỗ đó sẽ là những trung tâm buôn bán hàng hóa.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Thầy, chào Huynh Achau,

Sách vỡ nói dòng sông uốn lượn hữu tình thì tốt, vùng Thủ Thiêm được sông Sài Gòn ôm vào ấm áp thế sao không được phát nhỉ?

Posted Image

Thưa Sư phụ,

Chào Bạn VinhL,

Đệ tử xin bổ xung Hình vẽ chi tiết hơn.

Chiều mũi tên màu xanh là chiều vận động của Khí.

Như vậy, Theo Đệ tử đúng ra khu vực đuôi cong của mũi tên phải là nơi tụ Khí, Nhưng do bán đảo nông đáy quá & tại Khu vực màu Trắng, theo Đệ tử đây là điểm hợp lực rất mạnh của 2 dòng Khí nên làm cho bán đảo này thoái Khí càng mạnh.

Điều này làm cho Khu dân cư Bình Trưng tuy cách xa sông Sài gòn (khoảng 8km) nhưng đan cư lại đông đúc hơn rất nhiều.

Còn với dòng sông có ôm ấp như cách đặt vấn đề của bạn VinhL, theo đệ tử tuy dòng sông uốn lượn cũng ôm một mảnh đất. Nhưng phải ôm cùng chiều Khí thì mới coi là tụ Khi được.

Điển hình như bán đảo Thủ Thiêm, sông SG ôm hơi ngược chiều mảnh đất. Nhưng phía bên bờ đối diện, Khu Chế Xuất Tân Thuân (Quận 7) được sông SG ôm cùng chiều nên phát triển từ rất lâu rồi & cái hay của KCX Tân Thuận là khu vực sát sông làm cầu cảng. Nên theo đệ tử, Khu Chế xuất Tân Thuận cứ liên tục phát & k bao giờ bị bế khí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Hai Huynh Thiên Đồng và Achau,

Mấy mũi tên Hường Cam của huynh Thiên Đồng y như bản đồ đánh trận của khí Âm Dương vậy,

Chí lý lắm.

Nhưng khu Hiệp Bình Phước, Bình Chánh, phía trên có địa hình củng gần giống như Thủ Thiêm, nhưng sao lại tốt hơn nhĩ?

Theo như huynh Achau nói thì sông phải ôm theo chiều khí, vậy Hiệp Bình Phước Bình Chánh so với Thủ Thiêm thì sông củng ôm tương tự, củng có hình tương tự như chậu hoa nông, nhưng coi bộ dân cư đông đúc hơn (theo hình satellite của google) là lý do gì?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bạn VinhL,

Posted Image

Theo Achau:

- Khu Thanh Đa cũng ôm cùng chiều, nhưng 1 cửa nhỏ vào duy nhất & k có đường cho Khí ra lên bị bế. nên xấu

- Khu Chế xuất Tân Thuận, cũng ôm cũng chiều nhưng không bị bế, nên tốt.

- Khu bán đảo Thủ Thiêm thì như Achau đã viết ở trên.

- Khu Thảo Điền, Achau tạm gọi là TĐ1 & TĐ2 cho dễ phân biệt có yếu tố sau: Khu Thảo Điền 1 bị chặn bởi đường cao tốc xa lộ Hà nội nên tụ khí trước & xây trước lâu rồi. (có thể coi là toàn biệt thự).

Khu Thảo Điền 2, hiện tại bây giờ mới tụ được (do Thảo Điền 1) nên bây giờ tại khu này đang xây dựng rất mạnh.

Như vậy, tuy cũng ôm cùng chiều, nhưng cũng phải nên đi vào chi tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là hình của Khu Kha Vạn Cân (Q. Thủ Đức) mà Bạn VinhL nhắc tới, Achau đưa lên để cả lớp tham khảo.

Posted Image

Như vậy, theo Achau, nhìn vào khu dân cư Kha vạn cân đông dân cư là nhờ vào tuyến đường Kha vạn cân. Nhưng theo Achau, thì dân cư ở đây không thể coi là khá giả. Khong biết có đúng không đây??? :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Bán đảo Thanh Đa nhìn từ trên xuống như cái bầu diều gà, nghĩa là có vô mà không ra, địa thế hình thắt cổ chai cho nên nhìn chung là bị bế khí. Biện pháp giải quyết là nhà nước nên đầu tư thêm 2, 3 cái cầu nữa thì ở đây càng ăn nên làm dô, vì du lịch giải trí. :P

Hong biết đệ tử nghĩ vậy có đúng hong?

- Nhìn chung bên tả ngạn sông Sài gòn thì phát triển hơn, tập trung dân cư luôn đông đúc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn bàn luận sôi nổi quá, mình xin tham gia chút:

Về hình dáng, cả khu vực bán đảo như một chiếc chậu bông nông đáy để nghiêng

Và chiếc chậu này đã bị vỡ - vì có con rạch chạy qua :P

Posted Image

Vì kênh rạch chằng chịt vậy nên suy ra có lẽ vùng bán đảo này được hình thành từ bãi bồi của sông, nên địa chất nền yếu, nếu xây dựng công trình chắc phần nền móng khá tốn kém. Có lẽ đây cũng là một lý do khiến vùng này kém phát triển? (có lẽ vì địa chất nền yếu nên phải xây dựng hầm Thủ Thiêm thay vì cầu Thủ Thiêm chăng?).

@Thiên Đồng: Công nhận bán đảo Thanh Đa giống cái diều thật. Mà Thiên Đồng chắc cũng hay qua đó xả xì troét nhỉ? Mà có mỗi 1 đường vào thôi à? kiểu này (tiền) dễ vào mà khó ra đây :lol:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì kênh rạch chằng chịt vậy nên suy ra có lẽ vùng bán đảo này được hình thành từ bãi bồi của sông, nên địa chất nền yếu, nếu xây dựng công trình chắc phần nền móng khá tốn kém. Có lẽ đây cũng là một lý do khiến vùng này kém phát triển? (có lẽ vì địa chất nền yếu nên phải xây dựng hầm Thủ Thiêm thay vì cầu Thủ Thiêm chăng?)

Và chiếc chậu này đã bị vỡ :lol: .

Bạn Tom-xp đưa ra ý cũng rất hay đấy.

Khu bán đảo Thủ Thiêm này rất nhiều Kênh rạch, tính bồi lớn & đất yếu thì không thể coi là tụ được.

Chưa kịp tụ thì đã tán mất rồi. :P

Nhìn trên bản đồ của Thiên Đồng post lên rất rõ, kênh chằng chịt :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghi chú!

Trong bài này, có một bài rất quan trọng về Khí, Sư Phụ đã xóa và đưa vào lớp DLLVUD1. ACE vào lớp học tham khảo nhé!

Trân trọng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites