hoangnt

Bàn Cờ Tướng Và Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

8 bài viết trong chủ đề này

Chào ACE.

Cùng với chủ đề đọc vui và quên 'Truy tìm người ngoài hành tinh bằng thuyết Âm dương Ngũ hành', Hoangnt chợt liên tưởng đến bàn cờ tướng lấy cảm hứng từ Phụ chương: Quân tượng trên bàn cờ tướng (trang 233) của Cuốn Tìm về cội nguồn kinh dịch của Thầy Thiên Sứ.

Như đã suy luận sự biến hóa của ngũ hành trong thời khắc giữa Rubik 6 mặt - 9 ô mỗi mặt và Rubik 6 mặt - 81 ô mỗi mặt. Trong quá trình xoay Rubik 6 mặt - 81 ô thì mỗi mặt đều có sự biến hóa của ngũ hành. Nhưng chúng ta chú ý người VIệt cổ không có con Rubik mà chỉ có giấy và màu tô, cho nên khi vẽ hình đồ hình 'Hậu thiên bát quái Lạc việt phối Hà đồ' chỉ ở trên mặt phẳng giấy mà thôi, đồng thời tại thời gian này việc hình dung không gian chuyển đổi màu xoay như Rubik là không tưởng.

Trên cơ sở đồ hình nói trên, ta sẽ triển khai sự chuyển hóa ngũ hành cấp thấp nhất chính là ô bàn cờ 9 x 9. Ô bàn cờ này cắt ra gấp lại chính là Rubik 3 x 3 và phát triển tương tự thì là Rubik 9 x 9. Nếu phát triển hơn nữa thì cần một tấm giấy quá lớn vì cầN 9 mũ 9 ô vuông không cần thiết do người sáng tạo đã hình dung được tính logic - sự ăn khớp.

Bằng một việc nhìn nhận sự chuyển hóa trong một hành tương ứng 9 x 9 ô vuông đầy biến hóa, người ta hình dung chỉ cần đặt một quy tắc trên diện tích ô vuông này thì thành trò chơi. Dĩ nhiên chơi ít nhất hai người để giảm bớt phức tạp, như vậy đây là trò chơi của hai người và mang tính đối kháng.

Hoangnt trích ra đây về cơ tướng từ Wikipedia:

Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋, phiên âm Hán Việt là Tượng Kỳ cờ voi), hay còn gọi là cờ Trung Quốc vì nó có nguồn gốc Trung Quốc, là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua.

Cờ tướng được biết đến từ rất lâu, nhưng người ta biết đến cờ tướng từ thế kỷ thứ 4 TCN tại Trung Quốc.

Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Ranh giới giữa hai bên là "sông" (hà). Con sông này có tên là "Sở hà Hán giới" (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sởnước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Vũ. Cuộc chiến giữa hai bên làm trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở khoảng "hà" nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi "Sở hà Hán giới" (bằng chữ Hán) là vì như vậy.

Như vậy cờ tướng có thể chính là CỜ TƯỜNG xuất xứ từ đất Việt.

Theo như trên thời cổ không có khái niệm quân pháo có khả năng chính là đội quân cung nỏ đầy sức mạnh của An Dương Vương?.

Hoangnt có đọc loáng thoáng đâu đó Nước Sở cũng là 1 phần dân tộc Việt?. Theo như trên con sông ngăn cách trò chơi có thể nào là con sông ranh giới nước Việt cổ phân chia với Hán.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wikipedia nó nói thế thì coi nó là đúng sao? Nếu cở tướng vào Trung Quốc đời Đường thì trước đó người Trung Quốc chơi cờ gì? Khi hầu như các tài liệu cổ trước Đường của Trung Quốc - đến tận thời Xuân Thu Chiến Quốc - đều trực tiếp, hoặc gián tiếp nhắc đến chơi cờ?

Những loại bài như thế này nên đưa ra ngoài. Trong giảng đường tập trung vào chuyên môn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào sư phụ ạ.

Loại cờ tướng có thể mới phát triển, tuy nhiên cờ mà có thể coi là cổ hơn thì phải là cờ vây. Đã có từ thời tam hoàng ngũ đế.

Luận về biến thì cờ vây biến được nhiều thức hơn cờ tướng vì có tới 10 ^ 761 cách biến hóa.

19 đường ngang dọc sắp giao cắt 361 điểm như một năm âm lịch vậy :P.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào sư phụ ạ.

Loại cờ tướng có thể mới phát triển, tuy nhiên cờ mà có thể coi là cổ hơn thì phải là cờ vây. Đã có từ thời tam hoàng ngũ đế.

Luận về biến thì cờ vây biến được nhiều thức hơn cờ tướng vì có tới 10 ^ 761 cách biến hóa.

19 đường ngang dọc sắp giao cắt 361 điểm như một năm âm lịch vậy :P .

Thế ah. Có tài liệu nào nói cờ vây có từ thời Tam Hoàng Ngũ đế ở bên Trung Hoa không?Tại sao nước Trung Hoa vĩ đại như thế, cái gì cũng từ Trung Hoa mà ra cả, cờ vậy của TH có từ TH, NĐ mà sao họ không chơi mà nhập cái anh cờ tướng vào làm gì vậy?
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, thời gian ra đời của cờ vây thì nói chung là cổ hơn cờ tướng. Người ta đã khai quật được bàn cờ có niên đại từ thời Đông hán. Truyền thuyết về sự ra đời của cờ vây thì đại để là Hoàng Đế đi du sơn ngoạn thủy, gặp được thần tiên và được chỉ dạy cho cách chơi cờ vây.

Tuy nhiên, tam hoàng ngũ đế chắc gì đã của các anh TQ ạ :) ). Cờ vây chắc gì đã là các anh TQ nghĩ ra :(

Người Việt ta cũng có tục thờ Thần Nông, coi thần nông là tổ tiên (ông tổ của Lạc Long Quân) thần Nông còn là Viêm Đế ( vua xứ nóng - vua phương Nam), nên con thiết nghĩ là Tam Hoàng Ngũ Đế là thuộc văn minh LV ở bờ Nam Dương Tử ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, thời gian ra đời của cờ vây thì nói chung là cổ hơn cờ tướng. Người ta đã khai quật được bàn cờ có niên đại từ thời Đông hán. Truyền thuyết về sự ra đời của cờ vây thì đại để là Hoàng Đế đi du sơn ngoạn thủy, gặp được thần tiên và được chỉ dạy cho cách chơi cờ vây.

Tuy nhiên, tam hoàng ngũ đế chắc gì đã của các anh TQ ạ :) ). Cờ vây chắc gì đã là các anh TQ nghĩ ra :(

Người Việt ta cũng có tục thờ Thần Nông, coi thần nông là tổ tiên (ông tổ của Lạc Long Quân) thần Nông còn là Viêm Đế ( vua xứ nóng - vua phương Nam), nên con thiết nghĩ là Tam Hoàng Ngũ Đế là thuộc văn minh LV ở bờ Nam Dương Tử ạ.

Thời Đông Hán xuất hiện sau khi Văn Lang sụp đổ ở Nam Dương tử khoảng 300 năm. Chưa biết địa điểm ở đâu. Nhưng về mặt thời gian thì không thể là bằng chứng tin cậy cho rằng nó có xuất xứ từ văn minh Hán được.

Còn cái cách hiểu "Sở Hà , Hán giới" được giải thích là: Sông Sở là ranh giới với Hán Lưu Bang thì thấy rất khập khiễng. Vì Lưu Bang và Hạng Vũ không phải là hai quốc gia có ranh giới kình chống nhau, mà là hai lực lượng nổi dậy cùng chống Tần. Vậy làm quái gì có "Sở hà Hán giới" theo cách hiểu là biên giới quốc gia và ứng dụng trong bàn cờ tướng được.

Đây là cách giải thích của tôi: Nước Sở là nước lớn nhất ở Bắc Dương Tử. Bởi vậy, con sông này chính là Sở Hà và là ranh giới phân biệt giữa Hán và Văn Lang của Bách Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng thưa sư phụ.

Ý của con là bàn cờ vây có ít ra từ thời Đông Hán nghĩa là nó cổ hơn bàn cờ tướng thôi ạ.

Còn về nguồn gốc thì là có thể từ thời Tam Hoàng Ngũ đế. Mà Tam Hoàng Ngũ Đế thì rất có thể là thuộc văn minh Bách Việt. Bản thân Thần Nông ( người đầu tiên trong tam hoàng) lại là ông tổ của Lạc Long Quân. Danh xưng Viêm Đế của Thần Nông có liên hệ mật thiết với phương Nam, đây lại là vị thần khởi đầu nền y học Đông phương vốn dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành. => có thể là sau khi xâm chiếm Nam Dương Tử, người Hán đã tôn sùng Tam Hoàng Ngũ đế và coi họ như tổ tiên chăng? Bởi như vậy mới có thể xác nhận những tinh hoa của Thần Nông và Hoàng Đế lập nên là của họ.

Bản thân cờ vây có từ xa xưa như vậy, bàn cờ lại có hình 19x19 đường ngang dọc tượng trưng cho 361 ngày âm lịch, điểm chính giữa là Thiên Nguyên, 4 góc tượng trưng cho Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các điểm đen trên bàn cờ là các sao. Rất là hòa hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bàn cờ tướng:

Trích Wikipedia:

Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa là cờ voi vì có quân voi trên bàn cờ .

Củng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.

Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Như vậy có ai có thể giải thích ý nghĩa của các con cờ không, ví dụ như tại sao lại là quân Xe, Pháo, MÃ, Tượng, Sĩ, Tướng,Tốt.

Chúng ta chú ý quân Tượng (Voi), không chỉ bảo vệ và tấn công trong lãnh thổ của mình mà còn có thể tiến công sang quân thù chứ, như vậy bàn cờ tướng có thể thiếu nước đi quân Tượng.

Ta thấy cuộc chiến giữa hai bên phải qua Sông (Hà) như vậy có vẻ vẫn chưa hợp lý vì còn cuộc chiến giữa 2 nước trên sông như trận chiến Bạch Đằng năm nào thì sao?

Từ lý luận trên, Hoangnt nhận thấy bàn cờ tướng là chưa đủ, phải có thêm:

- 1 đường ngang tạo thêm Sông.

- Quân tượng đi qua được đất đối thủ.

Bàn cờ tướng có từ thời thượng cổ, xuất xứ từ Việt Nam, sẽ giải thích khi có dịp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay