Sophia

Chuyện Xưa

27 bài viết trong chủ đề này

Chuyện cổ Phật gia: Áo cà sa của Huệ Năng

[Chánh Kiến.org] Theo truyền thuyết trong lịch sử Trung Hoa có một thầy tu tên là Huệ Năng. Ông là người thứ 6 đứng đầu trong bộ môn Thiền Tông của Phật Gia. Huệ Năng đã ngộ trong trường phái Phật Gia. Vào lúc đó, Hoằng Nhẫn (Hong Ren), người đứng đầu thứ 5, lấy ra một chiếc áo cà sa dệt bằng vải lụa và sợi bông vải (cô-tông). Nó là vật tượng trưng cho quả vị của môn phái Thiền Tông.

Ông ta đã nghiêm túc nói với Huệ Năng rằng:“Sư Phụ của chúng ta ngài Đạt Ma đã mang chiếc áo cà sa quí báu này từ nước Thiên Trúc. Áo cà sa không phải là Phật Pháp nhưng nó gần như được kết nối với Pháp. Áo cà sa là một sự biểu hiện của Phật Pháp. Nó theo Pháp và Pháp được truyền xuống cùng với áo cà sa. Áo cà sa chỉ tồn tại khi Pháp tồn tại. Hôm nay tôi truyền lại chiếc cà sa này cho anh và anh trở thành người đứng đầu đời thứ 6 của Thiền Tông. ”

Huệ Năng đã kính cẩn nhận lấy áo Cà sa. Ông nhìn nó rất cẩn thận và nhận ra nó thật là quí báu. Nó được làm rất khéo léo, óng mượt như tơ, màu sắc lấp lánh và lộng lẫy. Nó được làm từ tơ lụa và sợi bông vải của Thiên Trúc. Huệ Năng đã nhận thấy kế thừa một vật tượng trưng từ người đứng đầu thứ 5 sẽ gây cho các đồng tu trở nên ganh tị. Vì thế, thừa lúc bình minh, ông đã mang theo hành lý, lặng lẽ trốn khỏi cửa, và nhanh chân chạy về hướng Nam.

Huệ Năng chạy với tốc độ nhanh gấp đôi cả ngày lẫn đêm. Khi ông gần đến đỉnh núi Da Yu, bổng ông nhìn thấy cả trăm người đang đuổi theo và la hét. Người thầy tu chạy đầu tiên là Huệ Minh, là người đầu tiên chộp lấy áo Cà sa. Ông đã chạy đầu tiên và đã nghĩ rằng chiếc áo Cà sa độc nhất sẽ là của ông ta một cách diệu kỳ. Huệ Minh đã lật đật chạy nhanh tới. Lúc đó, Huệ Năng đã thật sự không thể chạy nhanh hơn nữa. Ông thấy rằng mình không thể chạy thoát khỏi. Ông bèn đặt kiện đồ mà trong đó có chiếc áo Cà sa lên một phiến đá bên đường và kêu lớn tới đám đông, “Áo Cà sa này là biểu tượng của sự phổ truyền Phật Pháp. Tại sao mọi người lại muốn giật lấy bằng sức mạnh?Chiếm hữu áo Cà sa mà không có Pháp thì cũng như có một bông hoa trong cái gương!”Rồi ông ấy trốn vào bụi cây bên đường.

Huệ Minh lật đật chạy đến. Ông ta thấy áo cà sa trên phiến đá và cố nhặt lên. Một điều kỳ diệu đã xảy ra khi kiện đồ bị kẹt và không thể nào dời đi, mặc cho Huệ Minh có cố gắng thế nào đi nữa. Ông ta thật sửng sốt và sự thức tỉnh lóe lên, ông ta đã kinh qua sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Ông bèn quỳ xuống cung kính lễ phép trước mặt Huệ Năng và cầu xin Huệ Năng giảng Pháp cho ông ta.

Huệ Năng rời Huệ Minh để đến địa phận Lĩnh Nam. Ông dừng chân tại Chùa Bảo Lâm. Cách vài tháng sau, vào một đêm tối, một đám đông thầy tu đến từ lưng núi. Họ mặc áo ngắn, tay cầm đuốc đến gõ cửa cổng sau chùa. Huệ Năng thức giấc nghe tiếng la, “đứa trẻ Huệ Năng, đưa chúng tôi áo Cà sa không thì chúng tôi sẽ hành động. ”Lại một lần nữa muốn lấy áo Cà sa!Huệ Năng đã không kịp để nghĩ xem phải làm sao, ông liền lấy gói đồ rồi lật đật nhảy ra khỏi cổng. Ông chạy thật nhanh đến ngọn đồi nằm trước chùa. Khi lên đỉnh đồi và ngoảnh lại thấy đoàn đuốc dài, giống như một con rắn lách nhanh qua đồi. Huệ Năng quá mệt không thể tiếp tục đi nữa. Ông bèn trốn vào khe nứt của hòn đá. Mãi cho đến khi ông ngửi thấy mùi khói thật nặng. Ông vươn đầu ra để nhìn mới thấy cả đồi trở thành biển lửa. Đám đông thầy tu sục sạo khắp ngọn đồi nhưng không tìm thấy Huệ Năng. Họ đã giận dữ và đốt cháy ngọn đồi. Họ đã nghĩ Huệ Năng sẽ tự chạy ra bởi vì lửa.

Trong lúc hiểm nguy này, điều mà Huệ Năng nghĩ đến trước tiên là áo cà sa đang trong tay và ông bỏ qua nguy hiểm cho chính mình, vì không muốn bất cứ tổn hại nào đến chiếc áo Phật cà sa quý báu này. Trong lúc đang lúng túng trước cảnh nguy cấp, ông chợt nhớ lại cảnh ngộ khi Huệ Minh đã không thể di dời kiện đồ, và nhận ra rằng áo cà sa là một tấm vải quý báu và là vũ khí của Pháp. Lửa sẽ không thể đốt cháy nó được. Huệ Năng thấy đám lửa lớn tiến tới càng lúc càng gần hơn và gần hơn, ông vội mặc chiếc áo cà sa vào rồi ngồi lên phiến đá một cách bình thản, nhắm mắt lại để thiền định. Vào lúc này, ông cảm thấy người mình bị chìm xuống. Mọi thứ xung quanh ông ta đều biến mất. Đám lửa tan biến. Khói đậm đặc tan dần và thế giới trở lại yên tịnh.

Khoảng 4 giờ đồng hồ trôi qua, Huệ Năng thức tỉnh bởi một ánh sáng mạnh lên mắt. Khi mở mắt thì thấy mặt trời đã mọc từ phía Đông của ngọn đồi. Cỏ xanh và cây cối còn đó hôm qua đã bị đốt thành tro. Ông ta nhìn lại mình thì thấy áo kà sa vẫn lấp lánh và không bị hư hại gì cả, chỉ có một lớp tro bụi đã rơi trên áo. Khi ông sắp sửa rời đi, Huệ Năng vô tình nhìn vào phiến đá nơi ông ta đã ngồi đêm qua và đã sửng sốt khi thấy 2 dấu ấn sâu từ đầu gối của mình. Ông nhìn lại gần hơn và nhận ra những nếp gấp của áo cà sa được in rõ trên dấu ấn. Huệ Năng lại một lần nữa nghiệm ra sức mạnh phi thường của Phật Pháp. Sau đó Huệ Năng trở lại Tào Khê. Những đệ tử của ông đã đem phiến đá này đến nơi của họ để tiện việc thăm viếng và tỏ lòng ngưỡng mộ. Họ gọi hòn đá này là “Hòn đá nơi trú ẩn của sự nguy hiểm. ”

Trước khi qua đời, Huệ Năng đã khuyên đệ tử của mình rằng người Sư Phụ đầu tiên của họ, đã để lại một thông điệp, “Phổ truyền Phật Pháp để cứu độ chúng sinh. Phật Pháp giống như một bông hoa mà chỉ nở hoa 5 lần. Sự thật, sự dẫn dắt của Phật Pháp đã truyền xuống 5 đời từ khi từ người Sư Phụ Đạt Ma đầu tiên đến khi truyền xuống Huệ Năng. Người thứ 5, Hoằng Nhẫn, đã khuyên tôi ngưng truyền xuống áo cà sa, bởi vì nó gây ra tranh đấu. ”Vì thế, áo cà sa của pháp môn Thiền Tông đã truyền xuống chỉ tới đó. Áo cà sa theo Phật Pháp. Truyền Pháp có nghĩa truyền áo cà sa. Áo cà sa chỉ tồn tại khi Pháp tồn tại. Nó có nghĩa Phật Giáo Thiền Tông đã tự đi đến cuối đường bởi vì áo cà sa đã ngưng truyền thừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa Thần truyền: Tìm hiểu ý nghĩa văn hóa của cái chuông

[MINH HUỆ 25-8-2007]

Cái chuông ở chùa

Trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc, không thể không nhắc đến “Văn hóa gắn liền với chiếc chuông”.

Người ta thường cho rằng tại Thiểm Tây khai quật được một chiếc chuông bằng sứ, có niên đại từ thời xã hội nguyên thủy, tính đến nay đã được 5000 năm tuổi là chiếc chuông lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời đó, những cư dân đầu tiên đã làm nên loại chuông sứ ấy để vui chơi giải trí sau thời gian lao động mệt nhọc. Ở thời nhà Thương, đã xuất hiện loại chuông và lục lạc bằng đồng có tay cầm, sau này dần dần phát triển thành những bộ chuông có nhiều chuông kích cỡ từ bé đến lớn khác nhau. Vào đầu thời nhà Chu, đã xuất hiện loại chuông nhạc có móc vào khung treo.

Vào thời Lưỡng Hán, Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Để làm hiệu lệnh gọi tăng lữ và dân chúng, chuông được thỉnh vào chùa chiền, trở thành một loại pháp khí của Phật giáo. Còn có tư liệu ghi chép lại rằng, vào thời Nam Bắc triều, Trung Quốc đã có những ngôi chùa dùng chuông có tiết diện tròn. Tương truyền vào thời kỳ Nam triều, ở kinh thành có gần 500 chùa, mà chùa nào cũng đều có chuông. Cuối cùng đến thời đại nhà Đường trở về sau, thì kỹ nghệ đúc chuông đã có một bước tiến lớn, sản phẩm đúc tinh xảo, tạo dáng đặc biệt xuất hiện hàng loạt. Trong các triều đại sau này, chuông có mặt khắp nơi trong nước, thế là xuất hiện câu nói: “Có chùa tất có chuông, không có chuông tức là không có chùa”. Chuông và chùa chiền đã là 2 thứ gắn liền với nhau trong tâm thức của mọi người.

Thời cổ đại có rất nhiều người làm thơ miêu tả tiếng chuông.

Như câu thơ của Trương Kế thời Đường: “Cô Tô thành ngoại hàn sơn tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

(Dịch thơ của Tản Đà:

“Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”);

Đỗ Phủ: “Dục giác văn thần chung, lệnh nhân phát thâm tỉnh”; (Tạm dịch: “Sớm mai thức dậy muốn nghe một tiếng chuông ngân, khiến tâm hồn thanh tỉnh”);

Vương Duy : “Hàn đăng tọa cao quán, thu vũ văn sơ chung” (Tạm dịch: “Đèn khuya lạnh lẽo trên cao quán, Mưa thu nhạt nhòa tiếng chuông thưa”)

Thường Kiến : “Sơn quang duyệt điểu tính, đàm ảnh không nhân tâm. Vạn lại đô thử tịch, đãn dư chung khánh âm” (Tạm dịch: “Ánh núi hòa tiếng chim ca, Tâm như mặt đầm thanh vắng. Không gian tràn đầy tĩnh lặng, Còn nghe vang vọng chuông ngân”)

……..

Trong những bài thơ ấy tiếng chuông đều nổi bật lên giữa khung cảnh tịch lặng, hàng trăm ngàn năm qua khiến cho người ta cảm thấy tâm hồn khoáng đạt và thanh thản, hướng về nơi tiếng chuông ngân.

Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi của Phật giáo. Tại rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, những gác chuông to lớn càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của ngôi chùa. Âm thanh mượt mà vang vọng, thâm trầm trong vắt của tiếng chuông như rót vào tai: “Kinh tỉnh thế gian danh lợi khách, hoán hồi khổ hải mộng mê nhân” (Tạm dịch: “Khiến con người thế gian chạy theo danh lợi bừng tỉnh, kêu gọi người đời mau thoát khỏi bể khổ mênh mông”). Chuông chùa tùy theo cách sử dụng mà được chia làm 2 loại là Phạm chung và Hoán chung. Phạm chung còn được gọi là Đại chung, Chàng chung, Hồng chung, Kình chung. Nó được treo trong lầu chuông, dùng để triệu tập mọi người, hoặc là để báo giờ giấc sớm tối trong ngày. Hoán chung còn được gọi là Bán chung, Tiểu chung. Nó được treo ở một góc Phật đường, dùng để thông báo Pháp hội bắt đầu làm việc, vì lý do đó còn được còn là Hành sự chung.

Chuông là hiệu lệnh của chùa chiền trong Phật giáo. Trong “Bách trượng thanh quy – Pháp khí” có nói: “Chuông lớn cũng đóng vai trò ra hiệu lệnh. Được gõ vào sáng sớm, nó phá tan màn đêm, đánh thức người ta dậy. Chuông ngân vào lúc hoàng hôn sẽ biến đổi màn đêm, khai thông những thành phần tăm tối”. Bất kể là để triệu tập sư tăng lên điện, tụng kinh làm lễ, còn là thường ngày khi thức dậy, ngủ, ăn cơm đều dùng chuông để làm hiệu lệnh. Tiếng chuông sáng sớm thì trước nhặt sau khoan, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, cần phải nắm chắc thời gian tu luyện. Còn tiếng chuông đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện biết màn đêm đã tới, và xua tan những thành phần xấu xa. Một ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chùa bắt đầu bằng tiếng chuông mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Nói chuyện nghe giọng, chiêng trống nghe âm. Cùng một cái chuông, nhưng người đánh chuông có tâm thái khác nhau thì tiếng chuông sinh ra cũng khác hẳn nhau.

Câu chuyện ngày xưa về 2 chú tiểu đánh chuông

Có một chú tiểu có nhiệm vụ đánh chuông. Theo quy định của chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm và khi chiều tà thì phải đánh một hồi chuông. Khi mới bắt đầu công việc, thì chú tiểu đánh chuông cũng khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông thật là đơn điệu nhàm chán. Thế là, cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện. Một ngày, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống hậu viện chẻ củi gánh nước, không để cho cậu đánh chuông nữa. Chú tiểu thấy lạ quá, bèn hỏi sư trụ trì: “Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao?”. Sư trụ trì bảo: “Con đánh chuông rất là vang, nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột, bởi vì trong lòng con không hiểu được ý nghĩa của việc đánh chuông, cũng không có chú tâm làm việc ấy. Tiếng chuông không những là thước đo cho thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà quan trọng nhất ấy chính là thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh. Vì vậy, tiếng chuông chẳng những cần phải vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa. Người mà trong tâm không có chuông, có nghĩa là không trọng Phật. Nếu không thành kính, thì làm sao đảm đương chức vụ đánh chuông được?”. Chú tiểu nghe xong, đỏ mặt xấu hổ, rồi sau đó dốc sức tu luyện, cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng.

Có một vị hòa thượng già một sớm mai nghe được một tràng chuông ngân, không khỏi chú tâm lắng tai nghe. Đến khi âm thanh dứt hẳn, ông không cầm lòng được bèn gọi người đến hỏi: “Sáng sớm hôm nay ai đánh chuông thế?”. Người ấy trả lời:“Đó là một hòa thượng mới xuất gia vừa đến đây”.

Thế là lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng mới tới: “Sớm hôm nay khi đánh chuông nội tâm con như thế nào vậy?”.

Chú tiểu trả lời: “Thưa không có tâm tình nào cả, chỉ là đánh chuông thôi”.

Lão hòa thượng hỏi: “Không phải vậy chứ? Trong lúc con đánh chuông, trong lòng nhất định có tâm tư. Bởi vì ta nghe tiếng chuông hôm nay vô cùng cao quý và vang dội. Đó là thanh âm mà người có thành tâm thành ý hướng Phật mới có thể đánh chuông xuất ra được”.

Chú sa di suy nghĩ rồi nói: “Kỳ thực con không có nghĩ gì khác, chỉ là khi con chưa xuất gia, cha con thường xuyên nhắc nhở rằng: trong lúc đánh chuông thì phải nghĩ rằng chuông cũng chính là Phật, phải thành kính trai giới, kính trọng chuông như kính trọng Phật, cần dùng tâm như nhập định khi thiền định cùng với tâm thành kính lễ bái mà đánh chuông”.

Lão hòa thượng nghe xong hết sức vừa ý, cứ nhắc nhở mãi: “Sau này xử lý chuyện gì, con nhất định đừng quên bảo trì một tâm thái giống như khi gõ chuông hôm nay nhé”.

Kỳ thực đạo lý ấy không chỉ đúng với việc đánh chuông, mà làm bất kể chuyện gì, dùng hết tâm ý hướng vào đó cũng là điều vô cùng trọng yếu. Vị tiểu hòa thượng đầu tiên tại sao lại bị miễn chức đánh chuông? Bởi vì chú xem việc đánh chuông như là một công việc tầm thường chán ngắt, đánh chuông để mà đánh chuông, không xem việc đánh chuông như một việc tu luyện thần thánh, trong lòng không có thành kính, lại không có dụng tâm mà làm, không có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, cho nên chú đánh chuông phát ra thanh âm rỗng tuếch. Chú tiểu thứ 2 có thể đánh chuông thật tốt, ấy là vì cậu hiểu được đạo lý “Kính chuông như Phật”, trong lòng tràn ngập thành kính đối với Phật, tự nhiên có dụng tâm, có trách nhiệm, có thành tâm thành ý trong lúc đánh chuông, cho nên hiệu quả tất nhiên là tốt. Ngạn ngữ có câu: “Có chí khí hay không, thì cứ xem cách nhóm lửa quét sân là rõ”, chỉ có dụng tâm làm tốt việc nhỏ thì mới có thể làm được việc lớn. Điều này cũng cho thấy Đạo lý rằng: chỉ có tâm niệm chân chính, thì việc làm mới có thể chân chính được.

Cảm nghĩ hôm nay

Trong các chùa thời cổ, các nhà sư xem tiếng chuông như hiệu lệnh, tự giác theo đúng giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. Mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu luyện, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo. Tu luyện trong xã hội người thường ngày nay, đương nhiên không thể hàng ngày có tiếng “Thần chung mộ cổ” vọng về gọi chúng ta đi học Pháp, luyện công và Phát chính niệm. Chúng ta có lúc thật sự là vì bận công tác hoặc làm việc mà bỏ qua thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu, như thế làm sao có thể làm được đúng hạn, đúng giờ những việc chúng ta đáng ra phải làm cho tốt được đây? Rất nhiều đồng tu dùng đồng hồ báo thức, điện thoại di động để nhắc giờ, thế là có tác dụng rất tốt. Có đồng tu dùng điện thoại để báo giờ 24 lần một ngày, chỉ cần có điều kiện là buông bỏ tất cả mọi chuyện, tĩnh tâm phát chính niệm. Như thế bảo đảm phát chính niệm hiệu quả, cũng bảo trì được sự tinh tấn trong tu luyện, rất đáng cho chúng ta học tập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay