Guest

Nhân Chuyện Cái “cung Tên” Siêu Hình Của Phong Thủy…

46 bài viết trong chủ đề này

Kính cụ tiến sỹ

Bài viết trên của bác Đỗ Kiên Cường đã quá lâu rồi. ở thời điểm hiện nay khoa học phát triển rất nhanh mà lại đi phản biện một tài liệu khoa học đã có hai năm nay rồi e rằng bị lạc hậu trong công tác khoa học. Cụ có tìm được tài liệu mới tinh nào của bác Đỗ Kiên Cường để bàn luận thì hay hơn.

Kính cụ

Thưa bác Liêm Trinh.

Mới hai năm nay thì vẫn coi là tri thức cập nhật mà. Hơn nữa vấn đề không phải là phản biện một bài viết của một cá nhân, mà cần chỉ ra phương pháp luận khoa học đích thức và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, so sánh qua cái nhìn cổ điển về khoa học của tác giả và của khá đông những nhà khoa học hiện đại trong mọi lĩnh vực.

Bởi vậy, bác yên tâm. Thiên Sứ rất keo kiết về thời gian, ít làm các việc thừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

"Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!"

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

"Ngoại cảm" là một hiện tượng thể hiện những khả năng đặc biết của con người, xuất hiện không phải bây giờ, mà đã có từ thời xa xưa. Trong truyền thuyết và những truyện cổ để lại, vẫn có ghi nhận nhận những trường hợp, có những người có khả năng "ban ngày nhìn thấy được ma quỷ". Nhưng những bận rộn trong cuộc sống, đã khiến chúng ta không quan tâm đến nó, đã một thời chỉ coi đó là chuyện nhảm nhí. Cho đến khi cuộc chiến khốc liệt trài dài gần nửa thế kỷ của Việt tộc - những thế hệ đi tìm người thân đã chết mất tích, khiến người ta chú ý đến ngoại cảm và nhu cầu về mối liên hệ với linh hồn người chết xuất hiện trở lại. Đây cũng chính là một phần căn nguyên của sinh hoạt đồng cốt, khá phổ biến trong văn minh Đông phương

Mặc dù sự xuất hiện của ngoại cảm từ rất lâu như vậy, nhưng giới khoa học lại tỏ ra lúng túng khi nghiên cứu và tìm hiểu nó. Sự không nhất quán về khái niệm danh từ khi đặt tên cho nó - cho đến tận ngay hôm nay - đã chứng tỏ điều này.

Quí vị tham khảo đoạn trao đổi sau đây của phóng viên và ông Đỗ Kiên Cường:

PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…

ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.

Qua đoạn trao đổi này, cho thấy - Chính ông Đỗ Kiên Cường cũng chưa thống nhất về khái niệm danh từ với các nhà nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm và các vấn đề liên quan đến hiện tượng này. Họ đang nghiên cứu, phản biện, tranh luận..... một hiện tượng mà họ hiểu mù mờ. Bởi vậy, kết quả nghiên cứu và những phản biện gọi là "khoa học" chỉ để....chơi cho vui.

Qua việc nghiên cứu khoa học về hiện tượng ngoại cảm trên thế giới từ thế kỷ XIX và kết quả "tổng kết hiện tượng ngoại cảm" của "Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người", tôi nhận thấy rằng:

Mặt bằng tri thức của khoa học hiện đại, chưa đủ khả năng để lý giải hiện tượng này và hàng loạt những hiện tượng kì bí khác.

Điều này được chứng tỏ ở việc cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào khả dĩ giải thích được hiện tượng ngoại cảm và sự phủ định ngay chính hiện tượng này nhân danh khoa học. Như vậy, chúng ta thấy hai trạng thái mâu thuẫn nhau trong việc quán xét ngoại cảm. Đó là giữa quan điểm coi ngoại cảm là đối tượng nghiên cứu khoa học và phủ nhận hiện tượng ngoại cảm.

Trong hai quan niệm mâu thuẫn cho cùng một hiện tượng này, cho thấy rằng: Chỉ có một cái đúng, hoặc cả hai đều sai. Tôi đã dẫn chứng cho thấy, sự phủ nhận hiện tượng ngoại cảm - mà đại diện là ông Đỗ Kiên Cường đã sai. Luận cứ của tôi là:

Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại khách quan. Nó là đối tượng nghiên cứu khoa học (Còn thích "nghiên" hay không thì tùy), chứ tự thân không phải là một giả thuyết, hay lý thuyết khoa học. Cho nên việc ông Đỗ Kiên Cường lấy tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học, để phủ định là một sai lầm, nếu không nói đến tính "giả khoa học" của sự phủ định này.

Xin xem bài số 6, trang 1 của topic này: "Phản biện quan điểm của ông Đỗ Kiên Cường"

Nhưng ngay cả những nhà khoa học trên thế giới và ở Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam - đứng đầu là giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng trước đây, vẫn chưa khám phá ra cơ chế tương tác nào để xuất hiện hiện tượng ngoại cảm. Thâm chí, họ chưa đưa ra được một giả thuyết hợp lý nào để giải thích hiện tượng này. Vậy sai lầm của những nhà khoa học nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm này chỉ có thể ở phương pháp nghiên cứu, hoặc ở chính chỗ mặt bằng kiến thức khoa học hiện đại của con người, chưa đủ khả năng để giải thích hiện tượng này. Đấy chính là tính "phủ định" của một lý thuyết khoa học mà chính tác giả nói tới. Từ đó, hoặc là các nhà khoa học phải tìm một phương pháp nghiên cứu khác để khám phá hiện tượng ngoại cảm; hoặc là chính hiện tượng ngoại cảm (- hoặc các hiện tượng kỳ bí tồn tại khách quan khác - ) sẽ dẫn đến việc hình thành một lý thuyết khoa học mới có khả năng lý giải hợp lý hiện tượng ngoại cảm.

Do đó, việc phản bác của ông Đỗ Kiên Cường chỉ có thể là:

1 - Hoặc phản bác để chỉ ra phương pháp nghiên cứu sai, khiến nó không dẫn đến kết quả.

Nhưng rất tiếc! Với những bài viết của ông ta mà tôi sưu tầm được lại không hề đả động tới vấn đề phương pháp nghiên cứu.

2 - Hoặc ông ta phản bác những kẻ không có khả năng ngoại cảm, nhưng giả vờ có khả năng này để lừa đảo - Đúng như tựa bài báo đã nêu: "Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!". Nhưng trong trường hợp này thì không cần đến một nhà khoa học như ông. Mà chỉ cần sự lên án của xã hội và sự can thiệp của chính quyền cấp phường; hoặc tòa án - nếu sự lừa đảo mang tính nghiêm trọng có thể truy tố.

Bởi vì, ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại khách quan, không phổ biến thể hiện khả năng của con người. Nên không thể phê phán, phủ nhận.

Tôi xác định rằng:

Hiện tượng khách quan là đối tượng nghiên cứu khoa học, mà con người nhận thức được với những phương tiện nhận thức tự thân, hoặc những phương tiện nhận thức do con người tạo ra - như: Kính hiển vi, ống nhòm.... Sự nhận thức hiện tượng khách quan là nhận thức tự nhiên và được coi là nhận thức trực quan, không phải tri thức khoa học. Những tri thức khoa học con người tổng hợp được và hình thành trên những nhận thức đó, sẽ giải thích những hiện tượng khách quan mà nó phát hiện trong qúa trình tiến hóa, hoặc nó bị phủ định để xuất hiện những tri thức khoa học mới có sự giải thích hợp lý với những hiện tượng đó.

Bản thân hiện tượng khách quan không phải đối tượng phê phán của khoa học.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

"Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!"

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm

Bắt đầu từ đoạn này, qua những câu trả lời phong viên Vie Times cho thấy ông Đỗ Kiên Cường không phải phê phán ngoại cảm giả danh - được hiểu theo cách là những người không có khả năng ngoại cảm, nhưng lại tự quảng cáo khả năng ngoại cảm để lừa bịp. Mà ông ta đã phủ định hiện tượng ngoại cảm. Tôi cho rằng sự phủ định này là một sai lầm. Sự sai lầm này căn cứ theo nguyên tắc đã trình bày ở trên:

Mọi thực tế tồn tại khách quan đều có thể là đối tượng nghiên cứu khoa học. Bản thân nó không phải tri thức khoa học, cho nên không thể kết luận nó có khoa học hay không.

Tuy nhiên đó là nguyên tắc chung để quan xét và phân biệt giữa hiện tương và giả thuyết, hoặc lý thuyết khoa học. Vấn đề còn lại là những luận cứ cụ thễ của ông cần phân tích. Ông DKC đã trả lời phóng viên như sau:

PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…

ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.

Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.

PV: Vì sao vậy, thưa ông?

ĐKC: Vì thông tin trên báo chí dựa trên lời kể. Cần lưu ý rằng, nhận thức của chúng ta do sở nguyện và kỳ vọng chi phối; còn ký ức, nhất là về các sự kiện lạ thường, thường không chính xác. Khi ta nghĩ một sự kiện là dị thường, ta chỉ nhớ những gì khẳng định tính dị thường, mà quên mọi thông tin về tính không dị thường của nó. Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ.

Tôi nghĩ rằng ông DKC đã nhầm lẫn. Hiện tượng ngoại cảm là một hiện tượng tự thân tồn tại một cách khách quan. Nó không bao giờ là bằng chứng khoa học cả. Nếu nói "bằng chứng khoa học" thì có nghĩa là:

Phải có một giả thiết khoa học nào đó đã tồn tại và liên quan đến hiện tượng ngoại cảm này. Và sau đó, sự xuất hiện hiện tương ngoại cảm - hoặc là nó sẽ phủ định giả thuyết khoa học đó; hoặc là nó sẽ chứng minh cho giả thuyết khoa học đó. Và như vậy, mới gọi là: "Bằng chứng khoa học".

Nhưng các nhà khoa học đang nghiên cứu và cho đến nay, chưa hề có một giả thuyết khả dĩ để lý giải về hiện tượng ngoại cảm.

Bởi vậy, việc cho rằng hiện tượng ngoại cảm "không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học", là một luận điểm sai.

Còn luận điểm của ông DKC cho rằng:

Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ.

.

Tôi nghĩ, đây là sai lầm có tính thống kê xác xuất đúng và sai của hiện tượng ngoại cảm trên thực tế ứng dụng. Điều đó không phải là yếu tố phủ định hiện tượng ngoại cảm.

Tôi cứ cho rằng - theo ông DKC - báo chí đã thống kê toàn hiện tượng ngoại cảm chính xác trong ứng dụng và không thống kê các hiện tượng sai. Và để tạo điều kiện đúng cho luận điểm của ông Đỗ Kiên Cường, tôi cứ cho rằng: Cứ 1 lần ngoại cảm ứng dụng đúng thì có 9 lần sai. Cụ thể là: Giả thiết cô Phan thị Bích Hằng đi tìm mộ 1000 lần chỉ có 100 lần đúng.

Ngay cả trong điều kiện này thì với 100 lần đúng đó, đủ để là hiện tượng đáng để đặt vấn đề nghiên cứu cơ chế nào tạo ra hiện tượng đúng này. Còn 900 lần sai kia - thì tức là cô Phan Bích Hằng cũng sai như....người bình thường thôi.

Vấn đê được đặt ra là: Hiện tượng xuất hiện trong khả năng của con người, vượt trội so với người bình thường và nó là đối tượng nghiên cứu. Như vậy, vấn đề đặt ra là hiện tượng đó có thật hay không và cơ chế nào đã tạo nên khả năng ngoại cảm trong con người - chứ không phải xác xuất đúng ít hay nhiều.

Đấy là tôi đã giả thiết xác xuất đúng trong ứng dụng chỉ là 1/ 10. Thực tế có lẽ lớn hơn nhiều.

Tất nhiên. đây lại là cách đặt vấn đề sai của ông Đỗ Kiên Cường.

Đoạn tiếp theo đây cho thấy ông DKC đã tự phủ định chính luận điểm của ông, khi ông cho rằng "không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học", khi ông cho rằng cần đưa ngoại cảm vào phòng thí nghiêm. Vậy, đưa ngoại cảm vào phòng thì nghiệm với quan niệm như thế nào về nó? Một hiện tượng khách quan cần nghiên cứu? Hay là một giả thuyết khoa học cần thẩm định? ông đã trả lời đoạn tiếp theo như sau:

PV: Vậy có thể khắc phục nhược điểm đó như thế nào?

ĐKC: Đưa ngoại cảm vào các phòng thí nghiệm. Nửa đầu thế kỷ 20, người ta dùng các phương pháp khá thô sơ (như đoán ý nghĩ một người đang lật các quân bài). Sau đó là các phương pháp tinh xảo hơn như dùng máy phát màu tự động để nghiên cứu tiên tri những năm 1970 (máy tự động phát ánh sáng một trong bốn màu, nhà ngoại cảm phải đoán màu trước khi ấn nút phát) hay thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu thần giao cách cảm những năm 1980 (một nhà ngoại cảm lần lượt xem bốn bức tranh rồi gửi ý nghĩ cho một nhà ngoại cảm khác ở căn phòng bên cạnh; người này có nhiệm vụ tìm ra chúng trong số những bức tranh trong phòng).

PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?

ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).

Thưa quí vị.

Trên thực tế người ta đã đưa ngoại cảm vào phòng thí nghiệm từ đầu thế kỷ XX. Bởi vì họ coi đem hiện tượng ngoại cảm để thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là một phương pháp khoa học, được coi là có hiệu quả nhất. Nhưng việc đưa mọi hiện tượng cần khám phá vào phòng thí nghiệm, có phải là phương pháp duy nhất đúng không? Chưa nói đến nhưng biện pháp cụ thể tiến hành trong phòng thí nghiệm đó như thế nào? Không phải cái gì cũng đưa được vào phòng thí nghiệm của con người, Dù đó là phòng thí nghiệm tối tân nhất hành tinh. Tôi thí dụ: Hiện tượng suối hoặc thác nước chảy ào ào trên núi cao xuống, khoa học giải thích rằng: "Đó là do hiện tượng mao dẫn". Nhưng chưa thấy ai cắt quả núi để đưa vào phòng thí nghiệm nghiên cứu xác định cơ chế mao dẫn của nó. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu được hỏi, thì sẽ được cấu trả lời tỉnh queo như trên và luôn được coi là đúng. Đây là tôi chỉ thí dụ để thấy rằng: Không phải tất cà mọi đối tượng nghiên cứu khoa học đều có thể đưa vào phòng thí nghiệm, như là phương pháp thực nghiệm duy nhất có kết quả đúng để kiểm chứng của tri thức khoa học. Ngoại cảm chính là một trong những trường hợp không thể đưa vào phòng thí nghiệm. Hay nói đúng hơn, nó cần một phương pháp nghiên cứu khác, mà việc đưa vào phòng thí nghiệm là một phương pháp nghiên cứu sai lầm. Tôi lập luận để minh chứng cho điều này như sau:

Hiện tượng ngoại cảm là một khả năng nhận biết đặc biết xuất hiện trong một số rất ít người và rất cá biệt. Nó là hiện tượng đột biến của tự nhiên và không phải là sản phẩm được chế biến từ những giả thiết khoa học được hình thành từ những tri thức khoa học có trước. Chẳng ai đem một hiện tượng tự nhiên vào phòng thí nghiệm để xem tự nhiên lặp lại có đúng như tự nhiên không cả.

Đại để nó cũng giống như hiện tượng lạ xảy ra gần đây: Có một cây đa, nhưng gốc cây lại mọc ra một loạt hình thù giống như những nải chuối. Chẳng ai đem cây đa đó vào phòng thí nghiệm rồi ...làm thí nghiệm xem cây đa đó có còn sinh ra những nải chuối như thế nữa không. Nếu chẳng may nó tiếp tục sinh ra thì nó là chuối khoa học, còn không thì là chuối giả khoa học chăng?

Bởi vậy, kết quả của thí nghiệm về hiện tượng ngoại cảm là số O cho đến ngày hôm nay. Tất cả các nhà khoa học vỗ tay và đả dảo ngoại cảm trên thế giới, đều cùng chung một bộ mặt nhăn nhó.

Tóm lại, những nhà nghiên cứu ngoại cảm đã sai lầm về phương pháp nghiên cứu khi đưa vào phòng thí nghiêm. Ở đây chưa bàn đến họ đã thực hiện những thí nghiệm như thế nào. Tất nhiên, không thể vì sai lầm về phương pháp của họ mà bảo là ngoại cảm là giả khoa học được.

Cô Hoàng Thị Thiêm - nhà ngoại cảm cũng thuộc hàng tên tuổi - tâm sự với tôi:

Chú thấy không, họ lấy băng keo dán mắt cháu nhiều đến mức trụi cả lông mi.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

"Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!"

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy, việc đưa hiện tượng ngoại cảm - một hiện tượng tồn tại tự nhiên, khách quan, mang tính đột biến ở con người vào phòng thí nghiệm là một sai lầm về phương pháp tiếp cận bản chất hiện tượng tự nhiên đó. Hiện tượng tự nhiên thì không phải là kết quả suy luận ứng dụng của một giả thiết khoa học, để mà những thí nghiệm lặp lại trong một điều kiện giống nhau, sẽ cho kết quả như nhau, xác định giả thuyết khoa học đó đúng; hoặc kết quả khác nhau cho kết luận giả thiết khoa học đó sai. Tất nhiên đã là sai lầm về phương pháp nghiên cứu thì kết quả là bế tắc. Chúng ta xem tiếp đoạn phỏng vấn ông Đỗ Kiên Cường và luận điểm của ông:

PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?

ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).

PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ?

ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận.

PV: Sau đó thì sao ?

ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.

PV: Vậy họ làm gì, thưa ông ?

ĐKC: Để khuyến khích giới ngoại cảm, nhiều tổ chức và cá nhân đã treo các giải thưởng rất có giá trị cho bất cứ nhà ngoại cảm nào thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua năm giác quan. Sự ngăn chặn như thế là cần thiết, vì ngoại cảm là sự cảm nhận phi ngũ quan.

Hiện Quĩ James Randi (ảo thuật gia Mỹ, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, có công phát hiện khả năng “nhìn cong thìa” của nhà ngoại cảm lừng danh Yuri Geller chỉ là trò ảo thuật) treo giải 1 triệu đôla Mỹ.

Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng.

PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ?

ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao.

Qua những câu trả lời trên của ông DKC, cá nhân tôi thấy thật ngán ngẩm.

"Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai".

Đây là một ví dụ cho tính đúng đắn của chân lý mà ông DKC đã phản bác trong bài viết trước của ông khi cho rằng phong thủy chỉ gần giống, chứ không phải khoa học. Có thể nói rằng: Ngay từ đầu, những nhà khoa học và những người ưa tìm hiểu ngoại cảm đã sai lầm khi phân loại hiện tượng khả năng ngoại cảm xuất hiện ở con người. Họ đã đánh đồng một hiện tượng tự nhiên phát triển đột biến với sản phẩm của một giả thuyết khoa học và hậu quả là đưa nó vào phòng thí nghiệm. Họ đã làm một phương pháp thống kê cổ điển và họ đã thất vọng khi nhận thấy rằng xác xuất thể hiện rất thấp.

PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?

ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).

PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ?

ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận.

PV: Sau đó thì sao ?

ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.

Thất vọng là phải. Vì phương pháp sai, nhưng lại mong có một kết quả đúng! "Không thể tìm ra cái đúng từ một cái sai" - Tôi nhắc lại điều này. Tôi giả thiết rằng: Tất cả các phòng thí nghiệm trên thế giới không hề lặp lại bất kỳ một hiện tượng của khả năng ngoại cảm, và tỷ lệ là 0% - chứ chưa nói đến 33 - 35 %, như ông DKC xác nhận. Rồi sau đó ra sao? Nếu tỷ lệ kiểm chứng trong phòng thí nghiệm là 0% thì hiện tượng tìm mộ, khả năng nhập và nói chuyện với người âm...vv...xuất hiện ở Việt Nam gần đây là không có thật chăng?

Thật là khôi hài.

Cuối cùng, chính ông DKC cũng thừa nhận một cách gián tiếp về một phương pháp sai, dẫn đến kết quả nghiên cứu bế tắc. Ông nói:

Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.

Lịch sự phát triển của một lý thuyết khoa học cho thấy:

Từ sự nhận thức hiện tượng khách quan, dẫn đến những khái niệm về hiện tượng. Sự tổng hợp những khái niệm dẫn đến nhận thức hiện tượng. Sự tổng hợp những nhận thức hiện tượng xuất hiện giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học quay trở lại lý giải hiện tượng.

Nếu một giả thuyết khoa học chỉ là kết quả khái quát của một nhóm hiện tượng trong một phạm trù nào đó thì sẽ đúng trong phạm trù của nó và có thể không có khả năng lý giải hiện tượng ngoài phạm trù của nó. Bởi vậy, chính những hiện tượng tự nhiên, hoặc trong phòng thí nghiệm mô phỏng tự nhiên sẽ là sự giới hạn cho những tri thức khoa học; hoặc chứng tỏ một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu nó không lý giải được hiện tượng liên quan đến nó. Đấy chính là sự phản nghiệm mà ông DKC nói tới trong bài viết trước liên quan tới phong thủy. Ông ta đúng khi nói tới quá trình nhận thức phát triển hình thành một lý thuyết khoa học. Nhưng ứng dụng sai khi áp dụng lịch sử hình thành một lý thuyết khoa học vào giải thích Phương pháp ứng dụng của Phong Thủy.

Chính sự xuất hiện hiện tượng ngoại cảm, khiến nó buộc các kiến giải của tri thức khoa học phải giải thích được nó, hoặc nó buộc các tri thức khoa học phải tiếp tục phát triển để có thể giải thích được nó. Nhưng, chính ông DKC đã xác nhận: Giới khoa học đã bất lực:

Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.

Cần nói chính xác:

Không phải họ thất vọng - Không thể vì sự thất vọng chủ quan của giới khoa học, hoặc vì sự không quan tâm của họ, mà hiện tượng ngoại cảm thấy xấu hổ, khiến nó tự biến mất trên thế gian và không bao giờ xuất hiện, để tri thức khoa học luôn luôn đúng. Đây là một ý tưởng phi khoa học. Cần phải nói chính xác là:

Hiện tương ngoại cảm là một hiện tượng tự nhiên tồn tai khách quan, đã thách đố tri thức khoa học hiện đại giải thích nó và những nhà khoa học tìm kiếm lời giải cho hiện tượng này đã bất lực.

Không thể sự treo giải cao để xác định một sự kiện ứng dụng ngoại cảm có mục đích - như ông DKC nói - là bằng chứng của tính phi khoa học của các hiện tượng ngoại cảm.

Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng.

PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ?

ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao.

Lại một chuyện hài nữa. Tôi cho rằng: Chẳng ai làm được cái việc thách đố trên trong số những nhà ngoại cảm. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa hiện tượng ngoại cảm là không có thật. Bởi vì khả năng ngoại cảm cũng có những giới hạn của nó. Và điều này cũng cho thấy ngay cả tri thức hiện đại cũng có những giới hạn của nó.

Nếu những kẻ hợm hĩnh vì tiền bạc kia, có cái đầu tỉnh táo một chút thì số tiền đó, nên để khuyến khích những ai có khả năng giải thích được hiện tượng ngoại cảm một cách hợp lý và phù hợp với tiêu chí khoa học. Chứ không phải để thử xem khả năng ngoại cảm có làm được theo ý muốn của họ không?

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

"Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!"

Tiếp theo

Thưa quí vị quan tâm.

Khí nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm, các nhà khoa học thế giới quan tâm đã "thất vọng", đấy là cách nói của ông DKC. Còn tôi, tôi nhận thấy sự bế tắc vì bất lực của họ. Sự bế tắc vì bất lực này, chính vì mặt bằng kiến thức khoa học chung của cả thế giới này đã giới hạn. Nó đã không thể giải thích được những hiện tượng tự nhiên, tồn tại khách quan, mà hiện tượng ngoại cảm là một thí dụ. Nó cũng ngơ ngác trước những hậu quả mà chính nó gây ra cho môi trường sống của nó. Cơ chế nào để hồ Aral bị khô kiệt, khi trí thức khoa học tác động đến nó nhằm phục vụ quyền lợi con người, bằng cách xây những đập thủy điện ở đây? Giới hạn nào cho những quy mô phát triển kinh tế vì quyền lợi con người? ...Tất cả đều chưa có một câu trả lời thỏa đáng. Và tất nhiên, trước sự bất lực của tri thức kha học hiện đại, nên những tai họa vẫn xảy ra với con người. Tuy nhiên, con người trong quá trình tiến hóa của mình sẽ khắc phục được, nếu tiếp tục tồn tại những tư duy khoa học thật sự, đủ sáng suốt để từ những phản nghiệm của tự nhiên, xem xét lại một cách nghiêm túc những hiểu biết của chính con người.

Nhưng cá nhân tôi cảm thấy thất vọng vì tinh thần phản biện khoa học theo kiểu này:

PV: Quay trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về những nghiên cứu dùng ngoại cảm tìm mộ thời gian vừa qua ?

ĐKC: Tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa.

PV: Ngạc nhiên? Như thế nào và tại sao ?

ĐKC: Khoảng 10 năm trước, khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đạt tỉ lệ thành công 70% khi tìm mộ, tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vốn không tin ngoại cảm. Nhưng tôi bị thuyết phục khi biết có cả tổ chức khoa học hình sự nhà nước tham gia nghiên cứu. Tôi từng viết bài đăng báo cố gắng giải thích “khả năng” của ông Nguyễn Văn Liên. Tuy nhiên khi trực tiếp đọc báo cáo tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng.

PV: Điều gì làm ông thay đổi thái độ như thế ?

ĐKC: Có nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là không ai trong nhóm tác giả có kiến thức cần thiết về ngoại cảm. Tôi khẳng định như vậy vì sau đó tôi đã gặp một phó giám đốc một trung tâm nghiên cứu chuyên về tiềm năng con người, còn viện trưởng một viện nghiên cứu thì nhờ tôi tìm tài liệu. Chính vì thiếu kiến thức chuyên ngành nên họ không thiết kế được thí nghiệm có kiểm soát và bị nhà ngoại cảm “làm xiếc”.

PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ?

ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại.

Thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp thấy sao ghi vậy, nên không kiểm soát được các kênh cảm giác. Vì thế nhà ngoại cảm có thể nhận được nhiều chỉ dẫn cảm giác từ xung quanh. Chẳng hạn trong cảm xạ học, nhà ngoại cảm có thể tìm được nước ngầm do các chỉ dẫn hay ám hiệu địa hình (đất ẩm ướt, cây cỏ xanh tươi hơn…). Khi xóa hết các ám hiệu, khả năng giảm xuống bằng với tìm kiếm ngẫu nhiên (tức đoán mò). Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy, khi đến nơi chôn cất liệt sĩ (thông tin này có thể thu được từ dồng đội, chính quyền địa phương…), thấy một nơi cây cỏ xanh tươi hơn, bên dưới nhiều khả năng có cốt.

PV: Đó là về ông Nguyễn Văn Liên và bà Năm Nghĩa. Nhưng nhiều nhà ngoại cảm khác đã được nghiên cứu và được tặng thường, như được tặng gương Huyền Thông của Liên hiện khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. Ông nghĩ sao về việc này ?

ĐKC: Khi thấy bộ môn cận tâm lý của một trung tâm nghiên cứu khẳng định cô đồng Phương - Thanh Hóa có khả năng gọi vong người chết, tôi nghĩ ngay là họ thiếu kiến thức. Tuy nhiên chỉ đến khi đọc bài trả lời phỏng vấn VieTimes của ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, tôi mới biết cụ thể sự thiếu kiến thức đó là như thế nào.

Khi đọc bài 'Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học', tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng.

Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học. Một người bạn kể với tôi rằng, khi được hỏi tại sao lại tin “ngoại cảm tìm mộ”, người anh trai trả lời là mấy viện nghiên cứu đã khẳng định thì phải tin chứ.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi chưa hề đọc bài 'Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học' của ông Vũ Thế Khanh. Nhưng qua tựa bài viết, trên tinh thần phản nghiệm của khoa học, tôi nghĩ ông Vũ Thế Khanh đã đặt vấn đề về sự thách thức của những hiện tượng tự nhiên với các lý thuyết khoa học cần lý giải chúng, mà ngoại cảm là một ví dụ. Tất nhiên, những nhà khoa học cảm thấy mình là người có trách nhiệm bảo vệ các trí thức khoa học luôn luôn đúng, như ông DKC sẽ phản đối. Nhưng rất tiếc, và cũng là may mắn, đề nghị của ông Đỗ Kiên Cường chưa được coi là nguyên nhân để có những quyết định cấm tiệt những nghiên cứu tìm hiểu ngoại cảm và những hoạt động của những nhà ngoại cảm. Nếu ai không có khả năng ngoại cảm, nhưng tự nhận là nhà ngoại cảm để lừa đảo thì sẽ có pháp luật trừng trị. Cũng như thiếu gì những người bằng giả, kể cả tiến sĩ giả lợi dụng lừa đảo, cũng bị ra tòa vậy. Đề nghị của ông DKC mới thật sự là những cản trở lớn trên con đường tìm tòi, phát triển của tri thức khoa học, khi ông nói:

Khi đọc bài 'Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học', tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng.

Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học.

Tôi không hiểu ông DKC quan niệm thế nào là khoa học khi phát biểu như vây? Cứ cho rằng ông đúng - vì tôi chưa xem bài viết của ông Vũ Thế Khanh - là ông VTK hoàn toàn không biết gì về ngoại cảm. Và không phải mình ông VTK, có lẽ tất cả các nhà khoa học trên thế giới này đều chưa biết thế nào là ngoại cảm. Bởi vậy, họ mới cần nghiên cứu để biết, để suy nghiệm và phát triển tri thức khoa học.

Ông VTK và cộng sự có thể sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ngoại cảm là một hiện tượng không cần nghiên cứu. Hay nói rộng hơn - Trí thức khoa học hiện đại, không phải chân lý cuối cùng có thể giải thích được tất cả, mà từ đó xã hội loài người nói chung, Việt Nam nói riêng, nên dừng lại ở đây, không cần phải tìm hiểu bất cứ một hiện tượng tự nhiên nào nữa, mà khoa học chưa giải thích được. Không phải cái gì mà trí thức khoa học không giải thích được thì cái đó là "mê tín dị đoan". 700. 000. 000 VND, chi phí cho việc nghiên cứu ngoại cảm (Theo lời ông Vũ Tuyên Hoàng nói với tôi). Chưa phải là số tiền quá lớn so với các đại gia đánh bạc, và so với hàng trăm thứ chi phí mà người ta gọi là tiêu cực khác. Thật là đau lòng, khi ngay cả số tiền còm ấy cũng bị đề nghị "cắt", bởi chính một người nhân danh khoa học (Tất nhiên số tiền ấy quả là lớn, so với một người có cuộc sống như tôi).

Có lẽ tôi cảm thấy cần nhắc lại một lần nữa là: Hiện tượng ngoại cảm là một hiện tượng tự nhiên, hiếm gặp, phát triển đột biến trong con người. Hiện tượng ngoại cảm tồn tại một cách khách quan. Nó không phải là kết quả của một giả thiết khoa học.

Bởi vậy, tùy theo khả năng hiểu biết của con người đến đâu, sẽ giải thích hiện tượng đó đến đó. Họ có thể cho rằng: Đó là quyền năng siêu phàm phi tự nhiên; cũng có thể giải thích là do các thần thánh đã nhập vào để cho thấy quyền năng của thần thánh; hoặc cũng có thể giải thích như tôi:

Sự đột biết trong phát triển của tự nhiên trong quá trình tiến hóa của con người. Khiến cho nó tạo ra những phương tiện nhận biết mới và nhận biết được những tồn tại tự nhiên mà các giác quan phổ biến của con người bình thường không nhận thức được.

Với một cách giải thích như vậy thì hướng nghiên cứu sẽ phải là: Tìm ra cấu trúc vất chất nào tạo ra khả năng nhận biết đặc biết của những nhà ngoại cảm và cơ chế tương tác nào để hình thành sự nhận biết đó.

Mong rằng những nhà khoa học hiện đại với phương pháp luận duy khoa học, đừng bắt tôi phải giải trình ngay những cơ chế đó. Và cũng không nên vì tôi không giải trình được thì cách giải thích đó được coi là "mê tín dị đoan".

Tôi tin rằng: Với tất cả các phương tiện khoa học hiện nay và 50 năm sau, nền khoa học của nhân loại chưa thể chứng minh được những cách giải thích của tôi, trong việc xác định cơ chế tương tác và cấu trúc nhận biết trong các nhà ngoại cảm. Nhưng không thể vì thế mà vội vã bảo đó là một cách giải thích sai. Bởi vì tính chất khoa học của sự giải thích này so với các tiêu chí khoa học của nó (Tính chất khoa học của giả thuyết này là chỉ ra một cấu trúc vật chất có thể kiểm chứng).

Chưa có ai hiểu biết gì về bản chất của ngoại cảm. Tôi nghĩ trong đó có cả ông DKC. Bằng chứng là ông DKC tuy xác định ông Vũ Thế Khanh và các nhà khoa học ở UIA không biết gì về ngoại cảm, nhưng tôi cũng chưa thấy một nhà khoa học nào trên thế giới chỉ ra được bản chất ngoại cảm là gì.

Qua những lời của ông DKC trả lời phỏng vấn thì sự phủ định của ông DKC với hiện tượng ngoại cảm, chỉ căn cứ vào sự thất bại trong những nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhưng đó không phải căn cứ khoa học để phủ định bản thân hiện tượng ngoại cảm cụ thể ở Việt Nam. Vì nó là hiện tượng tồn tại khách quan như tôi đã trình bày. Bởi vậy, ngay trong bài viết này, chính ông DKC đã tự phủ nhận luận điểm của chính ông ta khi trả lời phóng viên:

PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?

ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan.

Và chính ông đã thừa nhận:

PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ?

ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại.

Như vậy, chính ông DKC thừa nhận tính thực tế của hiện tượng ứng dụng ngoại cảm tại hiện trường. Tính thực tế, khách quan đó được đông đảo những thân nhân đi tìm mộ xác nhận. Do đó, mặc dù nó không thỏa mãn những tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm bởi ý chí chủ quan của con người. Nhưng điều này tôi đã trình bày - khả năng ngoại cảm chỉ có giới hạn, cũng như sự giới hạn của tri thức khoa học hiện nay. Nó là hiện tượng tự nhiên, nên chỉ thực hiện được có hiệu quả ở môi trường tự nhiên. Bởi vậy, sự thất bại của những thực nghiệm không phải là bằng chứng phủ định hiện tượng ngoại cảm. Chưa nói đến phương pháp và định hướng thí nghiệm sai.

Tôi cũng thật sự thất vọng khi toàn văn câu trả lời của ông DKC là:

PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?

ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.

Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).

Một lần nữa tôi thật sự thất vọng. Sự thất vọng của tôi thể hiện ở chỗ: Một nhà khoa học có tiếng - qua những bài viết trên báo chí như ông DKC, kể cả trên tờ tên tuổi như Vie Times - lại không phân biệt được hiện tượng khách quan tồn tại trên thực tế và cách giải thích hiện tượng; không phân biệt được giả thiết khoa học với phương pháp ứng dụng; không phân biệt được sự cần chứng nghiệm của một giả thiết khoa học với hiện tượng tồn tại khách quan. Không rõ ràng và mơ hồ trong ranh giới giữa giả thiết khoa học và quan điểm khoa học. Trong lập luận thì quá thừa những danh từ và khái niệm khoa học, nhưng lại thiếu tính hệ thống, tính nhất quán và tự phản biện chính mình. Tôi sẽ chứng minh điều này, chỉ cần ngay trong một câu trả lời phỏng vấn này - Xin lặp lại câu trả lời của ông DKC:

PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?

ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.

Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).

Chỉ ngay trong một câu trả lời phóng viên đã trích dẫn này, có đầy đủ những yếu tố mà tôi đã để cập ở trên. Tôi chứng minh như sau:

* Không rõ ràng và mơ hồ trong ranh giới giữa giả thiết khoa học và quan điểm khoa học.

Trong đoạn văn trên, ông DKC nói:

Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!)

Thế nào là một quan điểm khoa học? Khi mà chính khái niệm khoa học cũng chưa có câu trả lời rốt ráo. Cách diễn đạt của ông DKC làm tôi nhớ đến một bài báo trên ANTG viết về một hội đồng các nhà khoa học Liên Xô cũ có Staline tham dự. Trong đó, ông Lưsenko phát biểu: "Khoa học phải có tính giai cấp". Đây là quan điểm khoa học. Đúng sai thì chưa bàn. Sở dĩ nó được coi là một quan điểm khoa học vì nó nêu lên một thuộc tính cần có trong tất cả mọi vấn đề liên quan đến khoa học, mà không cần xét đến tiêu chí khoa học cho một giả thiết, hoặc một lý thuyết được coi là khoa học. Hoặc, nếu một vị linh mục nào đó phát biểu: "Sự xuất hiện của khoa học là do ý muốn của Chúa" - thì đó là quan điểm khoa học. Tóm lại tôi hiểu quan điểm khoa học là thái độ, hay ý thức đối với tất cả các hoạt động liên quan đến khoa học. Sự phủ định khoa học của các thế lực tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử, tư duy duy khoa học cực đoan....vvv...chính là những quan điểm khoa học. Nhưng, những dẫn chứng mà ông DKC nói tới thì lại không phải quan điểm khoa học. Ngay trong đoạn trích dẫn trên thể hiện điều này:

Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”

Nếu họ tin thì họ không cần phải nghiên cứu. Nhưng sự kiện

ngựa Hans,
là hiện tượng trực quan mà họ nhận thức được. Họ có thể có cách hiểu sai vì hiện tượng này. Cho nên họ nghiên cứu để tìm nguyên nhân. Định hướng nghiên cứu ngựa Hans là một trách nhiệm của khoa học chân chính. Họ có thể sai ngay từ quá trình nhận thức hiện tượng, nhưng họ không phủ nhận hiện tượng mà họ chưa biết. Đó không phải là quan điểm khoa học. Mà chính là những việc cần làm theo đúng diễn tiến tự nhiên của quá trình nhận thức khoa học, mà chính ông DKC nhắc tới : "Sự kiện -.....". Nhưng cái mà ông dẫn chứng lại không phải quan điểm khoa học. Thí dụ:

Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!)

Vâng! Ngựa thì không biết làm toán. Đó là nhận thức trực quan của cả thế gian này, trong đó có tôi, ông DKC và cả ngài sinh viên có trí thông minh siêu việt Pfungst, học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng kia. Nếu những nhận thức trực quan đều là "quan điểm khoa học" thì thế gian này nó "khoa học" từ lâu rồi.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp theo

* Không phân biệt được hiện tượng khách quan tồn tại trên thực tế và cách giải thích hiện tượng

Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiếm nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.

Trên cơ sở những hiện tượng tồn tại trên thực tế là những hiện tượng khách quan. Thí dụ như những hình vẽ khổng lồ ở Peru, kim tự tháp bí ẩn ở nam Mỹ, những hiện tượng dị thường - mà người ta quen gọi là "những vật thể bay không xác định"....Đó là những hiện tượng khách quan tồn tại trên thực tế. Còn việc cho nó là của "nền văn minh ngoài trái Đất" là cách giải thích hiện tượng, là giả thuyết để giải thích hiện tượng. Từ cách giải thích hiện tượng này - chưa biết là đúng hay sai - ông Sagan đã đưa ra một tiêu chí để xác định: "Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường". Tức là lấy cái mơ hồ này để giải thích cái mơ hồ khác hay sao? Bởi vậy, nếu cứ theo tiêu chí của ông Sagan thì ngoại cảm và nhân điện - không phải là tuyên bố dị thường - nhưng được ông DKC hiểu là tuyên bố dị thường. Cứ theo lý luận của ông Sagan thì nó đã được giải quyết xong bằng "bằng chứng dị thường" - "trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!". Do đó, nếu theo tiêu chí của ông Sagan - mà ông DKC lấy làm cơ sở cho luận cứ của ông - thì nó sai ở chỗ nào? Như vậy thì, hoặc cả hai ông Sagan và ông DKC đều sai, hoặc ông DKC không hiểu ông Sagan nói gì, nên đã cho ông ấy đúng. Nhưng rất tiếc, nếu ông Sagan đúng thì chẳng có cơ sở nào để bảo nhân diện và ngoại cảm là phi khoa học cả.

Tóm lại, cần phân biệt giữa hiện tượng và cách giải thích hiện tượng.

Thí dụ: Năm ngoái , hay năm kia gì đó, có hiện tượng tượng Đức Mẹ ở nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn có dấu vết nước chảy ra từ mắt. Người ta bảo đó là Đức Mẹ khóc. Đó là một cách giải thích hiện tượng và có thể coi là hiện tượng gần gũi. Nhưng tại sao Đức Mẹ lại khóc? Thì lại cần tiếp tục giải thích. Rất có thể Đức Bà bị bụi vào mắt...đó là cách giải thích của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Không phân biệt được giả thiết khoa học với phương pháp ứng dụng

Phong thủy vốn là một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, muốn nhận xét nó có phải là một phương pháp khoa học thì cần phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và phương pháp ứng dụng của nó. Trong bài phê phán phong thủy là hiện tượng giả khoa học, ông Nguyễn Văn Tuấn đã sử dụng những tiêu chí khoa học để phê phán. Như vậy, về phương pháp ông Tuấn đã sử dụng đúng. Sai lầm của ông ta vì đã không hiểu sâu về môn Phong thủy. Tôi đã chứng minh trước những tiêu chí khoa học mà ông đề cập thì Phong thủy hoàn toàn khoa học, vì nó đáp ứng được tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, hoặc một phương pháp khoa học. Nhưng vì tính đặc thù của phương pháp ứng dụng thì cần xét đến tính hiệu quả. Bởi vậy, tội nhận xét ông Tuấn là một nhà khoa học thực thụ. Mặc dù cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa biết ông Tuấn làm gì và ở đâu, chuyên môn về ngành nào.....Nhưng ngược lạị, tôi thật khó hiểu khi ông DKC lại sử dụng những hiện tượng và sự nhận xét hiện tượng theo qui ước của phong thủy, để phê phán. Ngược lại, ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại khách quan thì ông DKC lại dùng tiêu chí khoa học để phân tích. Ông DKC đã sai lầm về phương pháp trong phản biện học thuật. Sai lầm này bắt đầu từ sự phân loại đối tượng phản biện. Chỉ một câu ngắn trong việc trả lời phóng viên mà tôi đã trích dẫn toàn văn ở trên, cũng đủ để phân tích thấy được ông không phân biệt được giả thiết khoa học và phương pháp ứng dụng. Ông DKC nói:

Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”.

Nếu như ngựa Hans có những đặc tính phổ biến như các con ngựa khác trong phạm trù khái niệm "ngựa" thì chắc chẳng có gì để bàn. Như vậy, ngựa Hans phải có hiện tượng đặc biệt nằm ngoài phạm trù "Ngựa" theo cách hiểu thông thường thì nó mới cần nghiên cứu.

Tất nhiên hội đồng khoa học, gồm những nhà khoa học tên tuổi đã nhận được những thông tin về khả năng đặc biệt về ngựa Hans. Có thể đây là những thông tin sai, hoặc cố tình, hoặc hiểu sai. Đây không phải lỗi của những nhà khoa học tham gia thí nghiệm về ngựa Hans. Tất nhiện khi nhận được thông tin, dù không muốn tin thì họ phải thực nghiệm để xác định thông tin. Cho nên không thể nói là họ "muốn tin" - Tôi nghĩ những nhà khoa học này rất đáng tôn trọng, vì đã có trách nhiệm với tinh thần khoa học, trước những hiện tượng bất thường cần lý giải, qua thông tin mà họ nhận được. Cho nên họ phải hình thành một giả thuyết về ngựa Hans có khả năng đặc biệt - trên cơ sở thông tin nhận thức được - và họ phải ứng dụng những phương pháp để chứng nghiệm hiện tượng mà thông tin đem lại. Những thực nghiệm với các phương pháp cho một kết quả không như thông tin họ nhận được về ngựa Hans. Và như ông DKC nói "hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại". Sự "thất bại" của họ theo như ông DKC là do họ "muốn tin" vào những điều dị thường như ông nói: "chỉ vì họ “muốn tin”. Thực ra đấy chỉ là một giả thuyết sai - vì thông tin sai - và đã được minh chứng là sai bởi phương pháp chứng nghiệm. Cần phải phân biệt rõ điều này. Nhưng ông DKC lại gộp chung lại một mớ để xác quyết hiện tượng bất thường là không đáng tin cậy. Trường hợp ngựa Hans chí là một trường hợp cá biệt, xuất hiện một lần duy nhất. Còn hiện tượng ngoại cảm thì không phải xuất hiện một lần duy nhất, mà nó xuất hiện suốt chiếu dài lịch sử và trong không gian - ít nhất là Việt Nam - hiện nay - không chỉ là một hiện tượng duy nhất và không lặp lại. Người ta có thể có nhiều giả thuyết lý giải về nó - từ sự ban ơn của thần thánh, hoặc quyền năng của Thượng Đế.....Tất nhiên, là những nhà khoa học thì họ không thể chấp nhận cách lý giải mang tính thần quyền. Bởi vậy, việc nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm là hoàn toàn chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của những nhà khoa học, nhằm lý giải trên cơ sở tri thức khoa học. Việc họ chưa tìm ra nguyên nhân, có thể do phương pháp tiếp cận hiện tượng, hoặc do hạn chế của mặt bằng tri thức nhân loại hiện đại. Nhưng chính sự có mặt của họ trong việc nghiên cứu ngoại cảm, - dù chưa thành công - khiến cho nhưng cách lý giải "mê tín dị đoan" phải dè dặt.

Bởi vậy, kết luận của ông DKC hoàn toàn sai lầm khi ông phát biểu: "Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học".

Chúng ta thử giả thiết rằng: Ý kiến của ông DKC được thực thi ngay lập tức. "Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người" giải tán. Xác định mọi hiện tượng liên quan đến ngoại cảm tìm mộ là mê tín và không có cơ sở khoa học. Vậy thì vấn đề tiếp theo sẽ là gì? Phải chăng tất cả những ngôi mộ tìm được từ trước đến nay - được thân nhân xác nhận - đều là trò bịp? Vậy phải xử lý thế nào với những hài cốt đã tìm được? Ông DKC trả lời thế nào về vấn đề này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Không phân biệt được sự cần chứng nghiệm của một giả thiết khoa học với hiện tượng tồn tại khách quan

Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).

Quan niệm có linh hồn chỉ là một cách giải thích cho hiện tượng ngoại cảm, từ một niềm tin vào sự tồn tại của nó có từ lâu trong văn hóa Đông phương. Người ta cũng có thể giải thích hiện tượng ngoại cảm nhân danh quyền năng thần thánh, hoặc một quyền năng siêu hình nào đó - Thượng Đế chẳng hạn. Có thể coi đó là những giả thiết phi khoa học. Sở dĩ coi đó là những giả thiết phi khoa học vì nó giải thích hiện tượng bằng những nguyên nhân không thể kiểm chứng. Hoặc như cá nhân tôi cũng đưa ra một cách giải thích hiện tượng ngoại cảm là:

Sự đột biết trong phát triển của tự nhiên trong quá trình tiến hóa của con người. Khiến cho nó tạo ra những phương tiện nhận biết mới và nhận biết được những tồn tại tự nhiên mà các giác quan phổ biến của con người bình thường không nhận thức được.

Đó cũng chỉ là một giả thuyết, một cách giải thích - tôi tự cho là khoa học - và có thể sai. Cũng như, cách giải thích, những giả thuyết thần quyền siêu hình nói trên, cũng có thể sai. Nhưng tất cả các giả thuyết khoa học, hoặc thần quyền siêu hình đó đều căn cứ vào một thực tế tồn tại khách quan: Hiện tượng về khả năng ngoại cảm. Hoặc một ví dụ khác rõ hơn và sinh động hơn nhiều. Đó là giả thuyết khoa học về tính di truyền trong muôn loài. Đó chính là một giả thuyết căn cứ trên sự tồn tại khách quan là "bò thì đẻ ra bò"...vv...Nhưng tiếc thay, nó ra đời trong lúc mặt bằng tri thức khoa học của nhân loại còn đang ...nửa nạc, nửa mỡ (Chứ không như bây giờ, có vẻ mặt bằng tri thức khoa học cứ như là sắp đạt tới chân lý tuyệt đối). Nhà thờ Kito giáo lập tức xác định rằng: Đây chính là một bằng chứng nữa, chứng tỏ con người sinh ra vì ý muốn của Chúa. Có vẻ như thuyết di truyền mâu thuẫn với thuyết tiến hóa. Tất nhiên, nó bị coi là một học thuyết đi ngược lại với tinh thần khoa học. Bị cấm tiệt. Học thuyết do Lưsenkko - Viện trưởng Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô - lên ngôi với bằng chứng sinh động là kinh nghiệm của nhà làm vườn Mít su rin. Để xác định điều này và vinh danh nhà làm vườn, người ta đặt tên học thuyết là "Học Thuyết Mitsurin". Không biết đến ông DKC còn học học thuyết này không, chứ thời tôi vẫn được học.

Nhưng cuối cùng thì - do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hay nói theo cách của tôi: mặt bằng tri thức khoa học của nhân loại có phát triển hơn - thuyết di truyền được xác nhận đúng. Và khi đó, mối liên hệ hợp lý giữa thuyết di truyền và thuyết Tiến hóa không mâu thuẫn với nhau. Đây là một ví dụ về sự lầm lẫn giữa một giả thuyết khoa học với hiện tượng tồn tại khách quan ("Bò đẻ ra bò") - có liên hệ với một cách giải thích siêu hình (Muôn loài sinh ra do ý muốn của Chúa).

Và bây giờ, hiện tượng ngoại cảm chính là một thực tế tồn tại khách quan và nó liên hệ với một cách giải thích siêu hình xác định đó là "linh hồn". Và ông DKC vội vã cho là phi khoa học cần loại trừ. Ông phủ nhận luôn cả thực tại khách quan là hiện tượng ngoại cảm, khi mà sự nghiên cứu chưa đạt kết quả. Bởi vậy, vấn đề này đã cho thấy, ông DKC không hề có sự phân biệt giữa một giả thuyết khoa học cần thẩm định và hiện tượng tồn tại khách quan. Muốn thẩm định nó thì phải nghiên cứu chứ nhỉ. Cũng như, nghiên cứu mãi các nhà khoa học mới thừa nhận thuyết di truyền vậy. Và bây giờ thì chẳng thấy ai phản đối thuyết di truyền cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?

ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.

PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.

ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.

Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?

ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.

Bài chưa hoàn chỉnh.

PS. Không lẽ bỏ nửa chùng, chứ tôi ngán ngẩm quá. Từ đoạn này trở đi, tôi chỉ xin vắn tắt vài dòng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú TS ơi,

Chú cố gắng thêm chút nữa đi, đây là một tư liệu bổ ích cho những người vẫn yên tâm khi đọc các bài viết mang tính khoa học để ngụy biện bỏ qua những gợi ý của trí tò mò đáng lẽ ra phải được khuyến khích để khai mở trí tuệ chân chính.

Trân trọng

Thế Trung

Bài chưa hoàn chỉnh.

PS. Không lẽ bỏ nửa chùng, chứ tôi ngán ngẩm quá. Từ đoạn này trở đi, tôi chỉ xin vắn tắt vài dòng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thế Trung khuyến khích.

Chú có hai cách viết cho đoạn trích dẫn trên.

PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?

ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.

PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.

ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.

Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?

ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.

1 - Do "Ngán ngẩm quá!"

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong đoạn trích dẫn trên, chúng ta thấy ông DKC có phân biệt: "Ngoại cảm giả danh" và "ngoại cảm không giả danh". Ông viết:

Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu.

Như vậy, điều này đã chứng tỏ một cách rõ ràng và không thể có dẫn chứng nào sinh động và rõ ràng hơn, là : Ông DKC công nhận những khả năng ngoại cảm là hiện tương tự nhiên tồn tại trên thực tế, mà ông gọi là "ngoại cảm không giả danh". Nhưng chúng ta xem tiếp thái độ của ông - nhân danh khoa học và được hầu hết các trang web và báo mạng có tên tuổi đăng tải:

Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

Ông phủ định tuốt - ngay cả hiện tượng tồn tại khách quan vốn là đối tượng nghiên cứu khoa học. Vậy xin hỏi tất cả "Cộng đồng khoa học thế giới" và "hầu hết những nhà khoa học trong nước ", hãy trả lời giúp tôi:

Phải chăng khoa hoc chỉ giải quyết những gì mà nó biết. Còn với những hiện tượng nó không biết và không giải thích được thì đều là siêu hình, phi khoa học như Thượng Đế?

Ông và "các bạn đọc sáng suốt" không thể đưa ra những thách đố chủ quan để căn cứ vào đó, phủ định hiện tượng tồn tại khách quan.

Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

Ngoại cảm là hiện tượng tự nhiên tồn tại khách quan, thể hiện khả năng đột biến của con người - nó có giới hạn của nó - chứ nó không phải Thượng Đế, để ông DKC muốn thí nghiệm kiểu gì cũng được. Nó là một hiện tượng tự nhiên, chứ không phải là một giả thuyết khoa học; để cần chứng nghiệm với những "Thí nghiệm có kiểm soát".

Oài! Mệt mỏi quá! :)

2 - Cố gắng thêm chút nữa

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 - Cố gắng thêm chút nữa

Tiếp theo.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi đã chứng tỏ rằng: Bài viết của ông DKC dùng rất nhiều danh từ, những khái niệm khoa học và nhân danh khoa học, khiến cho người xem có cảm tương như đây là những ý kiến, tư tưởng khoa học thực sự, đang lên tiếng chống lại những gì kém hiểu biết phi khoa học. Nhưng thực sự thì nó lại thiếu hẳn những yếu tố căn bản của khoa học. Đó là những yếu tố sau đây:

* Tính nhất quán và tính hệ thống.

* Tính hợp lý trong mối liên hệ giữa những luận cứ minh chứng cho một sự kiện.

* Phương pháp ứng dụng phân tích và tổng hợp các hiện tượng một cách hợp lý.

Đấy chính là yếu tố cần để phán xét một luận điểm có thật sự khoa học hay không. Chứ không phải nó khoa hoc bởi sự sử dụng một cách ồn ào những khái niêm, danh từ, thuật ngữ khoa học và nhân danh khoa học nên nó trở thành khoa học.

Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trong chỉ một đoạn ngắn của ông DKC trong bài viết trên và không cần dẫn chứng thêm bất cứ một đoạn nào ngoài đoạn đã dẫn. Vì những đoạn khác đã phản bác xong, nhắc lại làm phiền độc giả, e rằng cũng đang mệt mỏi như tôi. Và điều này khẳng định rõ hơn rằng: Chỉ cần một đoạn ngắn, cũng đủ để chứng minh sai lầm quan trọng của ông DKC.

Quí vị quan tâm xem lại đoạn sau đây:

PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?

ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.

PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.

ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.

Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?

ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.

nh thưa quí vị.

Có lẽ quí vị chắc cũng không khó khăn gì để nhận thấy tính thiếu nhất quán và tính không hệ thông - tức là tự mâu thuẫn, tự phản biện trong luận cứ của ông DKC. Ông ta có tới ba khái niệm cùng liên quan đến ngoại cảm là: "Ngoại cảm", "ngoại cảm giả danh" và "ngoại cảm không giả danh". Và ông xác định sự phủ định ngoại cảm của ông vì "Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin", trên một cơ sở mà ông cho là khoa học "vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát". Nhưng cũng ngay trong đoạn trích dẫn trên, ông lại nói: "Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác". Vậy rút cục là ông phản bác ngoại cảm vì nguyên nhân nào? Tính trục lợi? Hay vì nó phi khoa học? Cho rằng vì cả hai lý do này thì một lý do trục lợi không cần đến nhà khoa học đẳng cấp tiến sĩ phải lên tiếng. Cái trục lợi nó xảy ra trên khắp thế gian - tham sân si là nguyên nhân của mọi khổ đau của con người. Đức Phật bảo thế và suy cho cùng nó rất có cơ sở khoa học, vì nó thuộc sự phát hiện bản tính con người.

Bởi vậy, cái sự trục lợi của thế nhân, nó cần sự quan tâm của quyền lực hành chính và chính trị. Tạm thời đã có cơ quan thuế vụ và công an phường, nếu xét có yếu tố lừa đảo. Vậy xin bàn về yếu tố khoa học theo cách nhìn của ông DKC, để quan xét tính nhất quán, tính hệ thống, tính hợp lý...vv....- mà tôi đã nêu ở trên - trong những luận cứ của ông DKC.

Chỉ trong đoạn văn trên, chúng ta cũng nhận thấy tính thiếu nhất quán và thiếu hệ thống trong những luận cứ của ông:

ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật).

Như vậy chúng ta thấy rằng ở đoạn này trong toàn bộ đoạn văn trên, ông DKC xác định - những nhà khoa học tin vào "các hiện tượng lạ có thật". Như vậy vấn đề là họ đã tin vì nó có thật. Bởi vậy, nó không liên quan gì đến việc màng, hay không màng danh lợi. Mà bởi vì nó có thật. Tất nhiên, nó chẳng ăn nhập gì đến màng, hay không màng danh lợi cả. Nó không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Bởi vì như tôi đã xác định: Nó là một thực tế tồn tại khách quan. Ông DKC đã đưa những vấn đề chẳng liên quan gì đến nhau gắn nó vào lập luận của mình. Đấy là tính thiếu hợp lý, thiếu hệ thống và không nhất quán trong lập luận của ông.

Đoạn trích dẫn trên cũng cho thấy ông DKC đã gián tiếp xác nhận sự tồn tại khách quan của hiện tương ngoại cảm, khi ông phân biệt giữa "ngoại cảm giả danh" "không giả danh". Sự tồn tại khách quan của hiện tượng ngoại cảm, khiến con người phải tìm hiểu nó và nó chính là - theo cách nói của ông DKC - "con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật". Vậy thì khi con người tiến hóa đến đâu thì sẽ ngừng lại để không tin nó như ông? Đến khi khoa học đạt đến chân lý tuyệt đối chăng? Vậy ông không tin và những người không tin như ông, tức là trong ông và họ - tri thức khoa học đã đạt đến mức tuyệt đối chăng? Bởi vậy, tôi xác định ông DKC không có phương pháp tổng hợp và phân tích hiện tượng một cách hợp lý. Cụ thể hơn, ông dẫn lời nói ngớ ngẩn của nữ tâm lý gia Susan Blackmore (Có thể bà ta thông minh về mọi phương diện - trừ câu mà ông DKC trích dẫn), được gọi là "định luật Blackmore thứ nhất" , phát biểu rằng:

“Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”.

Đây là một kết luận được coi là khoa học (Vì nó được dẫn chứng bởi sự nhân danh khoa học). Bởi vậy, kết luận này mới là cái cần kiểm chứng và thí nghiệm. Nó ngớ ngẩn vì nếu mọi chứng cớ phản bác khoa học thật sự đều nhỏ hơn cái niềm tin vào hiện tượng dị thường thì tôi tin chắc rằng cho đến bây giờ, khoa học không thể phát triển được - Vì niềm tin vào Thượng Đế lớn hơn nhiều niềm tin vào các hiện tượng dị thường. Thực tế khách quan cho thấy khoa học đang đưa dần Thượng Đế - niềm tin của nhân loại trong một thời gian dài của lịch sử tiến hóa của nền văn minh con người - vào sự cố thủ cuối cùng. Trước thực tại khách quan của sự bác bỏ niềm tìn vào Thượng Đế này - chí ít thì nó cũng dọn Thiên Đường của Thượng Đế ngự trên đỉnh Olympia lên trên chín từng mây, và dọn từ chín từng mây vào tâm trí của những người còn tin và Thượng Đế - đã cho thấy nhận định của bà Susan Blackmore hoàn toàn sai lầm.

Điều này cho thấy ông DKC hoàn toàn không có khả năng phân biệt một cách khách quan giữa một lý thuyết khoa học để cần phải kiếm chứng trong phòng thí nghiệm với một hiện tượng khách quan. Ông đã phạm sai lầm không chỉ ở phương pháp luận mà còn ở sự phân loại các hiện tượng và các vấn đề thích hợp dùng làm luận cứ phản biện.

Tóm lại, qua sự phân tích trên - chỉ trong một đoạn ngắn, cũng chứng tỏ những sai lầm rất cơ bản của ông DKC về phương pháp luận đối với các vấn đề khoa học, chưa nói đến toàn bài (Mà tôi cũng phân tích không thiếu đoạn nào). Do đó, thật sự không thể coi bài viết này của ông DKC là một luận điểm nhân danh khoa học. Đây mới chính là giả khoa học thật sự. Bởi vì nó chỉ sự dụng những ngôn từ khoa học có tính hình thức và không phản ánh một nội dung mang tính khoa học đích thực.

Bây giờ xin mời quí vị xem ông DKC kết luận như thế nào trong bài viết của ông.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Ông DKC đã kết thúc bài phỏng vấn của phóng viên Vie Times bằng lời nhắn gửi:

PV: Cuối cùng ông muốn gửi lời nhắn gì tới giới ngoại cảm nước nhà, kể cả giả danh và không giả danh?

ĐKC: Tôi muốn nhắn rằng, nếu có khả năng thực sự, xin đừng kiếm những khoản tiền còm từ người dân nghèo và thiếu hiểu biết trong nước nữa. Hãy tìm kiếm vinh quang và tiền bạc từ chính phủ Mỹ, Quĩ James Randi, cũng như từ nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn thế giới.

PV: Thật là một đề nghị trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ! Tôi nghĩ là không một nhà ngoại cảm có khả năng thực sự nào cầm lòng được. Xin cảm ơn ông.

Thật là một sự khó hiểu, trước một ý tưởng nhân đạo hình thức đầy ảo tưởng. Tôi loại trừ những kẻ giả danh tự nhận mình có khả năng ngoại cảm để lưa bip. Điều này tôi đã trình bày - nó thuộc về sự giải quyết của quyền lực hành chính, pháp luật và dư luận đạo đức xã hội. Nhưng đây là một bài viết nhân danh khoa học. Bởi vậy, nếu quả thực ông DKC có lòng tốt, khuyên những nhà ngoại cảm không nên kiếm những khoản tiền còm từ dân nghèo thiếu hiểu biết - thì tôi nghĩ không thiếu cơ hội để ông thể hiện vào những hiện tượng xã hội khác, mà tôi thấy không cần phải dẫn chứng. Ông không nên có lời khuyên mang tính mỉa mai như vậy. Ông có người thân nào mất tích trong chiến tranh cần tìm mộ không? Có lẽ là không. Tôi cũng không. Tôi không cần đến nhà ngoại cảm nào tìm mộ cho người thân trong dòng họ mất tích trong chiến tranh. Nhưng với những người mất tích trong chiến tranh và thân nhân của những người đã chết ấy cần đến họ thì ông có lời khuyên như thế nào? Tôi không phân tích sâu thêm vì ngại lại lạc đề như chính ông, khi cái kết luận của ông chẳng ăn nhập gì với đề tài khoa học cả.

Khả năng ngoại cảm không phải là khả năng của Thượng Đế để họ muốn làm gì thì làm. Nó chỉ là sự phát triển đột biến trong quá trình tiến hóa của con người. Chính những sự phát triển đột biến này, làm nên sự tiến hóa sinh vật trong đó có con người và đó cũng chính là cơ sở để thuyết Tiến hóa không mâu thuẫn với thuyết di truyền - mà một thời đẳng cấp viện trưởng viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô cũng đã mắc sai lầm- do hạn chế của mặt bằng tri thức khoa học đương thời. Tôi xác định rằng, sự kiêu ngạo khoa học đến mức mê tín chính là động lực cản trở sự tiến bộ.

Lịch sử văn minh nhân loại luôn phát triển - nhưng nó cũng cho thấy đó không phải là một sự phát triển liên tục bới một trung tâm văn minh có tính nền tảng duy nhất. Mà trung tâm văn minh của nhân loại luôn dịch chuyển. Cái mà hôm nay tưởng là đỉnh cao của văn minh nhân loại, ở trung tâm văn minh nhân loại vào thời gian lịch sử nào đó, lại là cái lạc hậu của văn minh nhân loại vào thời gian lịch sử sau đó. Sự chuyển giao trung tâm văn minh nhân loại vào những thời gian lịch sử khác nhau, mà một trong những yếu tố can thiệp quan trong chính là sự thiển cận, nhưng cứ tưởng là duy nhất đúng và mọi cái đi ngược với nó là sai - xét về mặt tư duy gọi là khoa học.

Tôi thí dụ, nếu quốc gia, hoặc một dân tộc lạc hậu nào đó phát hiện được những cơ chế của ngoại cảm và nguyên nhân nào để hình thành khả năng ngoại cảm cũng như cơ chế tương tác của nó, thì tôi tin rằng nó không phải chỉ để tìm mộ. Hoặc cụ thể hơn cho dễ suy luận: Nếu một dân tộc nào đó tìm ra cơ chế và nguyên nhân thật sự hình thành động đất khi nó xảy ra - thì tôi tin rằng nó sẽ không dừng lại ở chỗ đưa người đi sơ tán. Nếu ví dụ này mà vẫn chưa thể suy luận nổi thì tôi xin đưa một ví dụ khác, dễ chấp nhận hơn.

Một kỹ sư nghèo với thân hình tiều tụy đã yết kiến Napoleon, để trình bày về một dự án thuyền bằng sắt. Napoleon đã ra lệnh tống cổ thằng bịp bợm ấy ra ngoài - vì ngài không thể tin rằng thuyền bằng sắt có thể nổi được. Vị hoàng đế của thủ đô Ánh Sáng ấy đã phải hối hận, khi trên đường đi đầy ra đảo Coor và ngài nhìn thấy một cái tàu thủy bằng sắt chạy qua của Anh quốc. Ngài thốt lên: "Ta đã thất bại ngay khi người kỹ sư này bước ra khỏi cửa". Lịch sử đổi chiều, đôi khi bắt đầu bằng những quyết định từ những nhận thức ngớ ngẩn như vậy.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Mong quí vị thông cảm vì tôi khóa chủ đề này. Tôi hy vọng rằng, những người ủng hộ ông Đỗ Kiên Cường và bản thân ông ta sẽ vì không phản biện được trực tiếp tại đây sẽ sử dụng phương tiên thông tin khác để phản biện tôi. Chân lý không phải duy nhất chỉ đúng ở website lyhocdongphuong.org.vn. Nếu nó là chân lý thì phải đúng ở tất cả mọi thời gian và không gian. Do đó, ông Đỗ Kiến Cường nếu cảm thấy tôi sai mà ông ta có thể vạch ra cái sai đó thì có thể ông ta sử dụng các trang web khác để biện minh và phản bác. Tôi nghĩ trong điều kiện này, ông Đỗ Kiên Cường thuận lợi hơn tôi nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Không biết ông Đỗ Kiên Cường trong bài viết dưới đây có phải là ông Đỗ Kiên Cường phản biện phong thủy và ngoại cảm không? Bài này tôi tìm từ Google có nguồn từ:

http://www.viet-studies.info/DoKienCuong_HieuDungKipling.htm

Cá nhân tôi thì suy luận có lẽ là hai người trùng tên và chẳng may hai ông trùng tên này cùng tham gia lĩnh vực học thuật. Bởi vì cái nhìn của ông Đỗ Kiên Cường trong bài này trong việc so sánh mối quan hệ giữa hai nền văn minh Đông Tây, khác hẳn với ông Đỗ Kiên Cường trong bài viết "Nhân Chuyện cung tên bàn về Phong Thủy". Ông Đỗ Kiên Cường trong bài: "Nhân Chuyện Cái “cung Tên” Siêu Hình Của Phong Thủy…" viết:

Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại).

Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Còn ông Đỗ Kiên Cường trong bài này thì viết:

Về hệ thống giáo dục và ngôn ngữ giao tiếp:

Một vấn đề cần lưu tâm nữa là hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục Nho giáo có ưu điểm lớn trong việc lựa chọn nhân tài, khi bất cứ ai cũng có thể tham gia điều hành đất nước, miễn là vượt qua các vòng thi cử. Đó là điều mà phong kiến phương Tây không theo kịp. Vậy tại sao một hệ thống lựa chọn nhân tài tốt hơn lại thất bại trong cuộc cạnh tranh Đông Tây? Câu trả lời có lẽ nằm ở nội dung, cách thức và truyền thống giáo dục. Cách giáo dục từ chương, nội dung giáo dục lạc hậu (ngũ kinh, tứ thư, âm dương ngũ hành… có thể thích hợp với xã hội nông nghiệp sơ khai thời Xuân Thu Chiến Quốc, chứ không thể phù hợp với nền văn minh nông nghiệp đỉnh cao thế giới thế kỉ 15) phần nhiều tạo ra những con người xơ cứng về tư tưởng, rập khuôn trong hành động. Những qui định ngặt nghèo trong thi cử, như phạm húy có thể bị tù tội, càng làm thui chột các mầm mống tư tưởng phi chính thống, điều kiện cần thiết cho sự thay đổi. Đó là lí do các nhà Nho thời Tự Đức nước ta từng xem khoa học của người Tây Dương chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi mà chẳng thấy âm dương ngũ hành đâu! Truyền thống tôn sư trọng đạo, nửa chữ cũng là thầy, bên cạnh mặt tích cực về đạo lý, không cho phép thế hệ sau phủ định biện chứng thế hệ trước, nên cũng góp phần triệt tiêu sự tiến bộ. Mà như đã biết, khoa học chính là một hệ thống mở chỉ tồn tại nhờ sự phủ định.

Ngôn ngữ giao tiếp cũng góp một phần, tuy nhỏ, vào sự mất tự do. Cách xưng hô bình đẳng trong các ngôn ngữ phương Tây chắc chắn tạo thuận lợi cho sự tự do tư tưởng hơn cách phân chia thứ bậc ngặt nghèo trong ngôn ngữ phương Đông, như tiếng Trung hay tiếng Việt. Còn tại sao ngôn ngữ giao tiếp phương Tây bình đẳng hơn thì chỉ các nhà ngôn ngữ học mới có thể trả lời.

Tất cả những vấn đề kể trên, cùng một số vấn đề khác mà người viết bài này chưa biết, đã kết thành nguyên nhân khiến các xã hội phương Đông nằm trầm mặc mà kiêu hãnh cả ngàn năm trong sự bất biến. Chỉ đến khi va chạm mãnh liệt với sức mạnh khoa học công nghệ của văn minh công nghiệp phương Tây, phương Đông mới bắt đầu tỉnh giấc, khởi đầu từ thời Minh Trị tại Nhật Bản. Và nay, các quốc gia phương Đông đang theo gương Nhật Bản trước kia, Trung Quốc ngày nay trong việc tìm kiếm cách thức riêng để canh tân đất nước trong thời buổi toàn cầu hóa, với tất cả những thời cơ và thách thức, lợi ích và hiểm họa. Hy vọng các bài học quá khứ có thể giúp phương Đông thành công.

Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng, nguyên lý hài hòa âm dương phương Đông có thể giúp cả Đông và Tây phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để cùng nhau phát triển, góp phần xây dựng một thế giới giầu mạnh và yên bình hơn.

Tên thì giống, văn chương thì cũng có đoạn gần như nguyên xi. Nhưng quan điểm về thuyết Âm Dương Ngũ hành thì khác hẳn. Lạy Chúa! Chịu.

Xin mời quí vị xem toàn văn bài viết này sau đây.

------------------------------------------------

XIN HÃY HIỂU ĐÚNG KIPLING!

(Góp phần bàn về quan hệ Đông Tây)

Đỗ Kiên Cường

Xưa nay, khi bàn về sự khác biệt giữa Đông và Tây, câu thơ sau của Kipling, nhà văn Anh đoạt giải Nobel, thường được trích dẫn: “Ôi, Đông là Đông, Tây là Tây, và hai phía không bao giờ gặp mặt”. Nhưng có thật Kipling quan niệm hai nền văn hóa Đông - Tây khác biệt đến mức, chúng không thể hòa nhập được với nhau hay không?

Tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam, ngày 29-3-2008, có bài viết rất thú vị Phương Đông - Phương Tây: Từ một bài thơ, suy nghĩ về một vấn đề không nhỏ của Nguyễn Văn Dân nhằm góp phần giải đáp câu hỏi nói trên. Bản thân người viết bài này cũng suy nghĩ nhiều về sự mối quan hệ Đông - Tây và từng đưa ra giả thuyết tam đoạn của nhận thức nhân loại để giải thích sự khác biệt phương Đông tổng hợp - phương Tây phân tích (nhận thức của nhân loại bao gồm ba mức: tổng hợp sơ bộ, phân tích và tổng hợp chung kết; và mức tổng hợp chung kết của một giai đoạn nhận thức sẽ là mức tổng hợp sơ bộ của giai đoạn nhận thức tiếp sau, theo đúng qui luật phát triển đi lên kiểu xoáy ốc của triết học). Theo đó thì phương Đông mới ở mức tổng hợp sơ bộ, khi chỉ khảo sát mọi vấn đề trên các nét sơ khai, trực quan và cảm tính. Trong khi đó, nhờ khoa học hiện đại, phương Tây đã vươn tới mức phân tích, thậm chí mức tổng hợp chung kết trong một số lĩnh vực, như các quan niệm về nguồn gốc vũ trụ hay tiến hóa sự sống.

Trong bài viết nói trên, Nguyễn Văn Dân đặt vấn đề đúng đắn rằng, sự khác biệt Đông Tây không nằm ở sinh học hay tự nhiên, mà ở môi trường hay giáo dục (các cặp phạm trù sinh học hay môi trường, tự nhiên hay giáo dục về bản chất con người). Và ông cho rằng, yếu tố đô thị hóa sớm khiến phương Tây thiên về tư duy lý tính, trong lúc văn hóa làng xã khiến phương Đông thiên về cảm tính. Ngoài ra các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo và giáo dục cũng góp phần làm nên sự khác biệt.

Cần nhấn mạnh rằng, đó là những luận giải hợp lý. Có thể chưa đầy đủ, nhưng chắc chắn chúng đều có đóng góp không ít thì nhiều vào sự tương đồng và khác biệt giữa Đông và Tây. Để bàn thêm về vấn đề rất phức tạp này, người viết bài này xin trình bày một số suy nghĩ như sau:

Về văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp:

Cho đến các thế kỉ 14-15, văn minh nông nghiệp phương Đông không hề thua kém phương Tây. Thậm chí Trung Quốc thời Minh đáng được xếp đầu thế giới về phát triển. Tiền giấy do Marco Polo mang từ Trung Quốc về từng gây kinh ngạc cả châu Âu thế kỉ 13. Đầu thế kỉ 15, hạm đội Trịnh Hòa có thuyền vượt biển kích thước hàng trăm mét, với nhân lực gần 30.000 người, từng đi tới tận Nam Phi. Nếu đặt cạnh hạm đội kì vĩ đó, mấy con tàu bé tí mà Columbus dùng để thám hiểm thế giới nửa thế kỉ sau chỉ đáng làm trò cười. Tứ Đại Phát Minh (thuốc súng, giấy, nghề in và la bàn) càng tô điểm thêm cho sự vượt trội về công nghệ.

Cán cân so sánh ngả dần về Tây khi cuộc cách mạng khoa học khởi đầu vào thế kỉ 16 và đơm hoa kết trái vào thế kỉ 17. Nó đặt cơ sở vật chất và tinh thần cho cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19, mà động cơ hơi nước của James Watt chính là động lực công nghệ đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Quá trình công nghiệp hóa tiếp theo dẫn tới những thay đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa tại Anh, châu Âu và Bắc Mĩ. Từ đó xuất hiện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, với sức mạnh vật chất chưa từng có trong lịch sử loài người. Trên cơ sở đó, văn minh hậu công nghiệp nửa cuối thế kỉ 20 và văn minh tri thức đầu thế kỉ 21 càng làm bức tranh thêm rõ nét. Nói cách khác, sự vượt trội của phương Tây bắt nguồn trực tiếp từ sự hình thành và phát triển của khoa học hiện đại cùng những thành tựu công nghệ kèm theo, cho dù khoa học sơ khai phương Đông, như tại Trung Quốc hay Ấn Độ, không hề thua kém phương Tây.

Quan niệm khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định sự khác biệt từ thế kỉ 16 sẽ dẫn ngay tới câu hỏi, tại sao khoa học hiện đại không xuất hiện tại phương Đông, cho dù Tứ Đại Phát Minh từng gây kinh ngạc phương Tây và văn minh Trung Hoa có lúc đứng đầu thế giới? Đó là câu hỏi mà có lẽ không một nhà nghiên cứu riêng biệt nào có thể trả lời được. Để giải đáp, cần một cố gắng tổng hợp trên tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nhiều nhà nghiên cứu.

Về tín ngưỡng và tôn giáo:

Một số nhà khoa học cho rằng, khoa học xuất hiện tại phương Tây vì tôn giáo phương Tây, cụ thể là Thiên chúa giáo, quan niệm Thượng Đế tạo ra thế giới và điều khiển nó bằng các qui luật. Như một hệ quả, các học giả châu Âu (thời Trung cổ thường là giới tu sĩ) cố gắng tìm hiểu các qui luật đó nhằm tôn vinh đấng sáng tạo. Và ngược đời thay, chính một số hoạt động như thế đã góp phần tạo cơ sở cho các phát kiến khoa học. Đó là lí do hầu như chỉ trong Thiên chúa giáo, tu sĩ mới có thể là nhà khoa học thực thụ, mà thánh Augustine (các quan niệm về thời gian từ thế kỉ 5 không hề lạc hậu so với kiến thức vật lí hiện đại) hay mục sư Lemaitre (có nhiều đóng góp trong thuyết Vụ nổ lớn về khởi nguyên vũ trụ) là những ví dụ điển hình.

Hầu như các tôn giáo phương Đông không có quan niệm về đấng sáng tạo tối cao như vậy, mà tập trung chủ yếu vào các hành vi cá nhân và quan hệ cộng đồng, tức tập trung vào các vấn đề xã hội. Khổng tử từng quan niệm, nên giữ thái độ kính nhi viễn chi (kính cẩn mà tránh ra xa) đối với thánh thần và ma quỉ, chỉ bàn chuyện người chứ không bàn chuyện quỉ thần. Nếu biết rằng thánh thần và ma quỉ chính là các thế lực quản lý vũ trụ, tức các qui luật điều khiển tự nhiên, có thể hiểu tại sao trên khía cạnh nhận thức luận, khoa học hiện đại khó xuất hiện tại phương Đông.

Về yếu tố địa chính trị:

Theo Jared Diamond, tác giả bộ ba tác phẩm nổi tiếng Loài tinh tinh thứ ba; Súng, vi trùng và thép; và Sụp đổ về bản chất con người, sự hình thành và sụp đổ của các nền văn minh, sự khác biệt trong địa lý giữa châu Âu và Trung Quốc dẫn tới cách tổ chức xã hội và các thể chế chính trị khác nhau. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành khoa học hiện đại và những phát triển công nghệ kèm theo.

Địa lý Trung Quốc không có sự khác biệt lớn giữa các vùng, tạo điều kiện cho sự ra đời các đế chế có tính tập quyền cao độ. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước vào năm 221 trước CN, nói chung Trung Quốc nằm dưới sự cai trị của một nhà nước phong kiến tập quyền cao độ, trừ một số giai đoạn phân chia không dài. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp dựa trên việc trị thủy hai con sông Trường Giang và Hoàng Hà càng tạo thuận lợi cho sự tập trung quyền lực.

Bản thân sự tập quyền là một trạng thái lưỡng nguyên: nó trở thành tích cực khi nhà cầm quyền có chính sách tốt (như chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình); và là yếu tố tiêu cực khi các quyết sách từ thượng tầng không phù hợp với cuộc sống (như Cách mạng văn hóa). Đầu thế kỉ 15, nó là yếu tố cản trở sự phát triển công nghệ tại Trung Quốc, mà minh chứng là cuộc đấu tranh nội bộ trong giới cầm quyền đã chấm dứt sự hoạt động của hạm đội từng đứng đầu thế giới, nhất là sau cái chết của Trịnh Hòa năm 1433.

Trong khi đó tại châu Âu, sự khác biệt rõ rệt về địa lý giữa các vùng không cho phép hình thành các nhà nước phong kiến tập quyền. Thời Phục Hưng, bên cạnh một số nước lớn là hàng loạt tiểu quốc, một số tồn tại cho tới tận ngày nay. Đồng thời nền nông nghiệp dựa trên mưa tự nhiên, chứ không dựa trên hệ thống thủy lợi như Trung Quốc, càng khiến các đế chế tập quyền thiếu cơ sở để hình thành. Các quốc gia này hợp tác và cạnh tranh nhau, giúp tư tưởng khoa học và phát minh công nghệ có điều kiện sinh sôi nảy nở. Nếu bị hạn chế nơi này thì chúng có thể phát triển nơi khác, điều không thể có trong một thể chế chính trị tập quyền. Nói cách khác, sự phân tán có mức độ về chính trị là yếu tố tích cực đối với khoa học hiện đại buổi sơ khai. Chẳng hạn Columbus là người Ý nhưng nguyện trung thành với công tước Anjou của Pháp, sau đó với vua Bồ Đào Nha. Khi vua Bồ Đào Nha từ chối cấp tàu thám hiểm thế giới, ông lần lượt đề nghị công tước Medina-Sedonia, bá tước Medina-Celi, trước khi được vua và hoàng hậu Tây Ban Nha đồng ý. Nếu châu Âu là một đế chế tập quyền dưới sự cai trị của ba vị vua chúa đầu tiên, hẳn cuộc chinh phục Tân Thế giới đã chết từ trong trứng.

Vậy thể chế càng phi tập quyền thì càng tốt? Không phải như vậy, và Ấn Độ là trường hợp ngược với Trung Quốc. Ấn Độ bị phân chia về chính trị và đẳng cấp xã hội đến mức, nó không thể tập trung được sức mạnh vật chất và tinh thần đủ mạnh cho một thay đổi lớn như hình thành và phát triển khoa học hiện đại. Nói cách khác, ngược với sự tập quyền cao độ tại Trung Quốc hay sự phân mảnh thái quá tại Ấn Độ, chính sự phân tán về chính trị ở mức độ vừa đủ tại châu Âu là một trong những điều kiện thuận lợi để khoa học hiện đại hình thành và phát triển. Đó là lí do Diamond đưa ra nguyên lý phân mảnh tối ưu để giải thích sự khác biệt giữa châu Âu và Trung Quốc hay Ấn Độ.

Về mối liên hệ giữa thể chế chính trị và sự phát triển tư tưởng:

Một số học giả không coi trọng các yếu tố địa chính trị như trên. Họ cho rằng các yếu tố văn hóa có vai trò quyết định hơn. Chẳng hạn xã hội nông nghiệp không coi trọng sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành (yếu tố sống còn của khoa học) hay Khổng giáo không khuyến khích sự tìm tòi chân lý khách quan và khám phá tự nhiên. Vậy tại sao các xã hội nông nghiệp châu Âu tạo được những người như Leonardo de Vinci, là người kết hợp nhuần nhị tư tưởng khoa học với truyền thống thủ công đậm chất thực hành? Và tại sao xã hội Trung Hoa lại chọn Nho, Đạo và Phật giáo làm nền tảng triết lý? Câu trả lời có thể lại quay về vấn đề tập trung hay phân tán về chính trị đã nói ở trên.

Trung Quốc từng trải qua giai đoạn phân mảnh mạnh về chính trị, đó là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Không bàn đến các lĩnh vực khác, đó thực sự là thời hoàng kim của sự phát triển tư tưởng, thời Bách gia chư tử, khi mọi hệ thống lý luận và thực hành đều có thể hình thành và phát triển. Tuy nhiên sau khi Trung Quốc thống nhất với một chế độ phong kiến tập quyền mạnh mẽ (xu hướng thường thấy sau các giai đoạn chia cắt), sự tự do tư tưởng cũng chấm dứt. Nhà nước tập quyền cần một hệ tư tưởng thống nhất. Mọi hệ tư tưởng khác khó lòng phát triển, nhất là khi hành động đốt sách, chôn học trò của Tần Thủy Hoàng luôn là tấm gương treo trước giới học giả. Chế độ tập quyền có nhiều ưu thế trong việc phát triển xã hội theo mô hình có sẵn, dưới ánh sáng một hệ tư tưởng chính thống đã được chọn. Nhưng nó không thích hợp cho sự thay đổi hệ tư tưởng và mô hình tổ chức xã hội. Đó là lí do tại đất nước vĩ đại này không xuất hiện sự thay đổi khuôn mẫu tư tưởng, điều kiện cần thiết cho các cuộc cách mạng. Vì thế cuộc cách mạng khoa học và do đó cuộc cách mạng công nghiệp không thể xuất hiện tại đây.

Tại châu Âu, cũng xảy ra các sự kiện như thiêu sống Bruno hay xử án Galileo, nhưng do sự phân mảnh vừa đủ về chính trị, các tư tưởng đối nghịch với chính thống vẫn được gieo mầm và phát triển, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khoa học và quá trình chuyển đổi từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, dẫn tới sự vượt trội của phương Tây.

Cũng cần thấy rằng, bên cạnh nhiều ưu điểm, các hệ thống triết lý nền tảng của chế độ phong kiến tập quyền Trung Hoa đều không thuận lợi cho sự phát triển khoa học. Một người theo tư tưởng vô vi và hòa nhập với thiên nhiên của Lão tử khó lòng mổ xẻ thú vật để khảo sát cấu trúc giải phẫu của chúng như một nhà tự nhiên học phương Tây. Các nhà Nho luôn tâm niệm lời dạy của Khổng tử nhiều khả năng sẽ lảng tránh trách nhiệm tìm hiểu tự nhiên và vũ trụ. Trong một môi trường xã hội và học thuật như thế, làm sao khoa học như ta hiểu ngày nay có thể hình thành và phát triển?

Về hệ thống giáo dục và ngôn ngữ giao tiếp:

Một vấn đề cần lưu tâm nữa là hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục Nho giáo có ưu điểm lớn trong việc lựa chọn nhân tài, khi bất cứ ai cũng có thể tham gia điều hành đất nước, miễn là vượt qua các vòng thi cử. Đó là điều mà phong kiến phương Tây không theo kịp. Vậy tại sao một hệ thống lựa chọn nhân tài tốt hơn lại thất bại trong cuộc cạnh tranh Đông Tây? Câu trả lời có lẽ nằm ở nội dung, cách thức và truyền thống giáo dục. Cách giáo dục từ chương, nội dung giáo dục lạc hậu (ngũ kinh, tứ thư, âm dương ngũ hành… có thể thích hợp với xã hội nông nghiệp sơ khai thời Xuân Thu Chiến Quốc, chứ không thể phù hợp với nền văn minh nông nghiệp đỉnh cao thế giới thế kỉ 15) phần nhiều tạo ra những con người xơ cứng về tư tưởng, rập khuôn trong hành động. Những qui định ngặt nghèo trong thi cử, như phạm húy có thể bị tù tội, càng làm thui chột các mầm mống tư tưởng phi chính thống, điều kiện cần thiết cho sự thay đổi. Đó là lí do các nhà Nho thời Tự Đức nước ta từng xem khoa học của người Tây Dương chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi mà chẳng thấy âm dương ngũ hành đâu! Truyền thống tôn sư trọng đạo, nửa chữ cũng là thầy, bên cạnh mặt tích cực về đạo lý, không cho phép thế hệ sau phủ định biện chứng thế hệ trước, nên cũng góp phần triệt tiêu sự tiến bộ. Mà như đã biết, khoa học chính là một hệ thống mở chỉ tồn tại nhờ sự phủ định.

Ngôn ngữ giao tiếp cũng góp một phần, tuy nhỏ, vào sự mất tự do. Cách xưng hô bình đẳng trong các ngôn ngữ phương Tây chắc chắn tạo thuận lợi cho sự tự do tư tưởng hơn cách phân chia thứ bậc ngặt nghèo trong ngôn ngữ phương Đông, như tiếng Trung hay tiếng Việt. Còn tại sao ngôn ngữ giao tiếp phương Tây bình đẳng hơn thì chỉ các nhà ngôn ngữ học mới có thể trả lời.

Tất cả những vấn đề kể trên, cùng một số vấn đề khác mà người viết bài này chưa biết, đã kết thành nguyên nhân khiến các xã hội phương Đông nằm trầm mặc mà kiêu hãnh cả ngàn năm trong sự bất biến. Chỉ đến khi va chạm mãnh liệt với sức mạnh khoa học công nghệ của văn minh công nghiệp phương Tây, phương Đông mới bắt đầu tỉnh giấc, khởi đầu từ thời Minh Trị tại Nhật Bản. Và nay, các quốc gia phương Đông đang theo gương Nhật Bản trước kia, Trung Quốc ngày nay trong việc tìm kiếm cách thức riêng để canh tân đất nước trong thời buổi toàn cầu hóa, với tất cả những thời cơ và thách thức, lợi ích và hiểm họa. Hy vọng các bài học quá khứ có thể giúp phương Đông thành công.

Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng, nguyên lý hài hòa âm dương phương Đông có thể giúp cả Đông và Tây phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để cùng nhau phát triển, góp phần xây dựng một thế giới giầu mạnh và yên bình hơn.

Về bài thơ Khúc ca Đông Tây của Kipling:

Khi bàn về sự ngăn cách Đông Tây dường như không thể san lấp, câu đầu tiên trong bài thơ Khúc ca Đông Tây (The Ballad of West and East) của Rudyard Kipling thường được trích dẫn: “Ôi, Đông là Đông, Tây là Tây, và hai phía không bao giờ gặp mặt”. Tuy nhiên theo người viết bài này, đó là cách hiểu sai Kipling, nếu đọc hết bốn câu trong khổ mở đầu: “Ôi, Đông là Đông, Tây là Tây, và hai phía không bao giờ gặp mặt, / Chừng nào Trời và Đất vẫn còn đứng như hiện nay theo phán quyết vĩ đại của Thượng Đế; / Nhưng sẽ chẳng có Đông hay Tây, chẳng có ranh giới, giống nòi hay sinh nở, / Khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối mặt nhau, họ đến từ hai tận cùng trái đất!”*. Và bài thơ dài kết thúc bằng cách lặp lại chính khổ thơ này.

Như vậy, hai phía Đông và Tây trong bài thơ dùng để chỉ phương hướng địa lý; và tất nhiên chúng không bao giờ gặp nhau, chừng nào trời và đất vẫn còn hiện hữu. Nếu chú ý tới dấu chấm phẩy sau câu thứ hai, ý tứ của Kipling càng trở nên rõ ràng. Và theo Kipling thì ngược với phương hướng địa lý, khi đại diện của hai nền văn hóa gặp nhau, họ chính là anh em, vì giữa họ không hề có ranh giới địa lý hay giống nòi.

------------------------------------------

* Nguyên văn tiếng Anh:

Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet,

Till Earth and Sky stand presently at God’s great Judgment Seat;

But there is neither East nor West, Border, nor Breed, nor Birth,

When two strong men stand face to face, tho’ they come from the ends of the earth!

Share this post


Link to post
Share on other sites

THAM KHẢO

Ý kiến đóng góp

(Qua PM)

Những bài phản biện DKC rất cần và nên được chỉnh trang một chút để đưa ra trang chủ với mục tiêu giúp đông đảo người đọc hình dung đúng về hiện trạng của khoa học và cuộc sống.

Lý do là vì, thường thì người ta không tự tin trước những hiện tượng mới, những việc họ không giải thích được, và thay vì kiên nhẫn chấp nhận các sự kiện khách quan đó và để các thông tin chờ kết nối đến khi có đủ duyên mà giác ngộ về chân lý, thì họ thường vồ ngay những cách giải thích như kiểu DKC không phải là để có một cách giải thích đầy đủ mà đơn giản là để yên tâm rằng "cũng không có gì đáng quan tâm cả, khoa học đã chứng minh hoặc phủ nhận được".

Tất nhiên việc tạo ra một không gian huyền bí cho cuộc sống là không cần thiết và dễ lôi người ta về lại thời Trung Cổ, nhưng ngược lại 'trực quan - cơ giới hóa" cuộc sống cũng là một thảm họa không kém phần nguy hiểm, như chúng ta đang phải đối diện với các cơn giận dữ của thiên nhiên như hiện nay.

Tóm lại, sự đối thoại có thể không luôn mang lại kết quả ngay nhưng nó cũng giúp người đọc lấy lại thế cân bằng giữa sự tò mò về những gì chưa biết và những gì đã biết.

Hội viên

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - NGOẠI CẢM & CẢM ỨNG.

Kinh thưa quí vị quan tâm.
Có lẽ tất cả chúng ta đều biết rằng: Những phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương chính là sự ứng dụng trong hầu hết các mặt trong đời sống con người Đông phương trải hàng thiên niên kỷ. Từ Đông Y; Phong thủy (Kiến trúc xây dựng); Thiên văn lịch số, dự báo đến từng chi tiết trong các hành vi của con người và cả những vấn đề xã hội và và các vấn đề quan hệ xã hội mà con người quan tâm....vv...Những hiệu quả của những phương pháp ứng dụng này còn tồn tại đến ngày hôm nay và được không ít những nhà nghiên cứu khoa học hiện đại quan tâm - kể từ khi sự phát triển của văn minh nhân loại khiến hai nền văn minh Đông Tây tiếp xúc với nhau.
Nhưng vào thời kỳ phôi thai của khoa học hiện đại - nếu tính bắt đầu từ Galile ra tòa án giáo hội và kéo dài đến những năm 50 của thế kỷ trước thì hầu hết những nhà nghiên cứu tri thức khoa học hiện đại đều cho rằng: "Lý học Đông phương là không có cơ sở khoa học". Thâm chí có thể nói rằng: Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này - tri thức khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích được những yếu tố qui ước, những tiêu chí và cơ chế thực tại nào làm nên những phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương và những cơ sở phương pháp luận của nó. Những phê phán, phân tích, tìm hiều và hầu hết các công trình nghiên cứu của các học giả hàng đầu đều chưa có kết quả khả quan. Liên hiệp quốc đã tổ chức bốn lần hội thảo về Kinh Dịch - chỉ là một bộ phận - trong hệ thống Lý học Đông phương tại Bắc Kinh, nhưng vẫn bế tắc.
Khi tri thức khoa học hiện đại ngày càng phát triển, vượt trội và phổ biến hơn so với cách đây 50 năm trước với mạng thông tin toàn cầu, những nhà tri thức khoa học tên tuổi bắt đầu chú ý đến Lý học Đông phương. Nhưng họ cũng mới chỉ nhận thấy những điều kỳ diệu của nền tri thức Đông phương này và chưa nhận thấy hết những giá trị đích thực của nó. Họ chỉ dừng lại ở sự so sánh những hiện tượng giống, hoặc gần giống giữa những thực tại mà khoa học hiện đại phát hiện được với những qui ước, những tiêu chí của Lý học (Xem "Đạo của vật lý"). Khái niệm "giả khoa học", trên thực tế - một cách không cố ý - thể hiện tính tương đồng giữa Lý học và những phát kiến của khoa học hiện đại. Xét về mặt ngữ nghĩa thì không thể gọi là "giả", nếu nó không có những hình thức gần giống. Những hiện tượng này, là điều kiện để người viết có một gợi ý rằng:
Khi tri thức khoa học ngày càng phát triển thì tri thức khoa học thấy càng thấy gũi với Lý học Đông phương. Từ chỗ phủ định: "không có cơ sở khoa học", "mê tín dị đoan"; dẫn đến sự liên hệ so sánh tính gần gũi ở một số mặt; rồi dẫn đến sự tìm hiểu, nghiên cứu và nhận ra những cơ sở khoa học của nó. Vậy, nếu như tri thức khoa học hiện đại ngày càng phát triển thì sự nhận thức sẽ tiến tới như thế nào với nền Lý Học Đông phương? Khi mà tính hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ của Lý học Đông phương trong các phương pháp ứng dụng, với một phương pháp luận nhất quán và bao trùm lên tất cả - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Điều này chứng tỏ phải có một chân lý đứng đằng sau nó.
Nhưng cái nhìn của không ít người - kể cả có bằng cấp cao - đã trộn lẫn tính huyền bí do thiếu hiểu biết về lý học Đông phương với hiện tượng ngoại cảm và tính cảm ứng tiên tri trong các phương pháp ứng dụng của nó. Do đó, tôi nghĩ cần thiết phải trình bày rõ hơn để phân biệt các vấn đề nêu trên trong bài viết này, từ cái nhìn chủ quan của riêng tôi.

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG & THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
Tôi cần xác định rằng: Tất cả những ai tìm hiểu về chỉ một bộ môn nào đó trong phương pháp ứng dụng bao trùm của nền Lý học Đông phương thì sẽ dễ dàng nhận ngay ra rằng: Chúng đều thống nhất về phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Do đó, có lẽ tất cả những nhà nghiên cứu khoa học, hoặc những nhà Lý học thuần túy trực tiếp ứng dụng một hay nhiều bộ môn ứng dụng của Lý học - dù ủng hộ hay phản đối quan điểm của tôi (*) thì cũng đều phải xác nhận một điều hiển nhiên rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết nền tảng cho tất cả các phương pháp luận của nền lý học Đông phương

- cho dù họ hiểu nó như thế nào.
Như vậy, hiển nhiên thuyết Âm Dương Ngũ hành là một thực tại khách quan đã tồn tại trên thực tế lịch sử văn minh nhân loại - thì mặc dù người ta hiểu nó một cách rất mơ hồ - và có thể nhìn nó và giải thích nó như thế nào - về tất cả mọi mặt liên quan đến nó, gồm: lịch sử, nội dung và tính ứng dụng thì cũng không thể phủ nhận được thực tế này. Tính hiệu quả của nó trong ứng dụng thì có thể nói rằng:
Chưa một lý thuyết khoa học nào - đầy tự hào của khoa học hiện đại - nằm mơ cũng chưa thể có được tính ứng dụng rộng khắp và tồn tại vượt không gian và thời gian, xuyên qua mọi không gian văn hóa, chính trị, lịch sử của con người như vậy.
Có lẽ không cần phải ví dụ, nhưng tôi có thể xác định làm cho các nhà khoa học tự ái khi phát biểu rằng:
Ở góc độ lý thuyết thì chẳng có một lý thuyết khoa học hiện đại nào - bây giờ và có thể hàng trăm năm nữa - có một ứng dụng rộng rãi trong hầu hết - (Không muốn nói tất cả) - các mặt nhận thức được của con người, như thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Những cái mà nền khoa học hiện đại mang lại cho chúng ta hiện nay - từ tên lửa vũ trụ cho đến chiếc hộp quẹt ga - được coi là những điều kỳ diệu - thì suy cho cùng, đó cũng chỉ là tri thức khoa học ứng dụng. Nhưng vì nó thỏa mãn cho những tiện lợi trong cuộc sống của chúng ta, cho nên chúng ta thấy nó ....vĩ đại vì tính thực dụng của nó. Nhưng ngay cả cái ứng dụng thực tiễn vĩ đại đó, có thật sự mang lại cho con người một tương lai tốt đẹp hay không? Khi mà thực tế đã cho thấy nguy cơ tàn phá môi trường sống của con người. mà những bộ óc ưu tú nhất hiên nay bắt đầu nhận ra và Liên Hiệp quốc đã lên tiếng.

(Ở đây, tôi chưa nói đến con người sống trong nền văn minh đã sáng tạo ra học thuyết Âm Dương Ngũ hành để so sánh với cuộc sống hiện đại của nền văn minh hiện nay - vì những quan điểm học thuật khác nhau - là:
Họ có thực sự "lạc hậu" hơn chúng ta không?
Nếu họ thực sự sống trong thời đại đồ đá, đồng....và cho đến ngay cả thời hiện đại này - theo cái nhìn lịch sử phát triển của tri thức văn minh hiện nay - thì tôi nghĩ đó không phải là nền tảng tri thức xã hội tạo ra được thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chúng ta thử đặt một giả thuyết rằng:
Nếu xét về sự phát triển tổng quát, quen gọi là "vĩ mô" - với nền văn minh nhân loại phát triển theo chiều hướng hiện nay - khi tất cả những con người trên thế giới này, ngày càng có đầy đủ điều kiện sử dụng tiện nghi hiện đại thì cái gì sẽ xảy ra?)


Bởi vậy, với sự so sánh đó - cá nhân tôi - nhận thấy rằng:
Chỉ với những hiện tượng tồn tại trên thực tế còn lại của Thuyết Âm Dương Ngũ hành - qua các phương pháp ứng dụng: Phong thủy, Tử vi, Thái ât, Đông y...vv... - đã đủ để xác định rằng đó thực sự là một học thuyết vượt trội trên tất cả các lý thuyết khoa học hiện nay, cho dù người ta còn mơ hồ nội dung và những khái niệm của nó.

Do đó, nếu thực sự nghiên cứu về thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh khoa học - phải được nhìn nó với tư cách một lý thuyết đã từng tồn tại trên thực tế, với mọi góc độ của nó, gồm: Lịch sử phát triển, nội dung học thuyết và tính thực nghiệm hiệu quà qua các phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của nó, trên cơ sở các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học.

Cho nên, không thể vì sự chưa hiểu biết sâu về thuyết Âm Dương ngũ hành - khiến nó trở nên huyền bí - nên đánh đồng nó với sự huyền bí do chưa khám phá ra cơ chế ngoại cảm và tính cảm ứng trong dự báo của Lý học Đông Phương.
Còn tiếp
------------------------------------------------------------
* Chú thích:
Quan điểm của tôi là:
- Về lịch sử:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nền văn minh này một thời ngự trị ở miền nam sông Dương tử, dưới quyền trị vị của các vua Hùng với quốc hiệu Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Người Việt chính là hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã tồn tại trên địa cầu.
- Về nội dung:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất là một lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán đã từng tồn tại vào thời đại của nó trong quá trình phát triển, tồn tại và huỷ diệt của các nền văn minh toàn cầu. Sự rời rạc và mơ hồ hiện nay là do thất truyền.
Nguyên lý căn để của học thuyết này bị sai trong qúa trình Hán hóa học thuyết này từ văn minh Lạc Việt, khi nền văn minh này
sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử. Nguyên lý căn để của nó không phải là "Lạc Thư phối Hậu thiên Văn Vương", mà là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tôi luôn xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - NGOẠI CẢM & CẢM ỨNG.

HIỆN TƯỢNG NGOẠI CẢM
Kính thưa quí vị quan tâm.
Tôi đã hân hạnh trình bày với quí vị rằng: Ngoại cảm là một thực tế khách quan. Nó không phải là một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học. Thậm chí nó cũng không phải là một sự giải thích mang tính nhận thức, dù giải thích với bất cứ cách nhìn nào và phương pháp luận nhân danh cái gì. Với tôi, hiện tượng ngoại cảm hoàn toàn mang tính phát triển đột biến của tư nhiên trong cơ chế cấu tạo tâm sinh lý của con người. Có thể ngay chính người có khả năng ngoại cảm cũng không hiểu được cơ chế nào mà họ có được khả năng này. Điều này đơn giản, như con người nghe bằng tai, nhìn bằng mắt từ ....cả trăm ngàn năm - lúc con người nhận biết về mình cho đến ngày nay - thì cũng có nhiều giải thích khác nhau về các giác quan đó. Đầu tiên là do Thương Đế đã sáng tạo và điều này cũng chẳng khác nào một nhà ngoại cảm nào đó phát biểu: Thượng Đế đã ban cho tôi khả năng này; hoặc người âm nhập...vv...Đấy chỉ là cách giải thích.
Trên cơ sở này tôi xác định rằng:
Mục đích nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm suy cho cùng chính là tìm ra cơ chế tạo ra khả năng này, nhằm phục vụ cho sự phát triển của những khả năng con người.
Việc đưa vào phòng thí nghiệm, thống kê hiện tượng...vv....chỉ là những phương pháp nghiên cứu. Tất nhiên phương pháp sai thì nghiên cứu sẽ không kết quả. Tất nhiên cũng chẳng ai đem một hiện tượng tự nhiên vào phòng thi nghiệm để xem nó có đúng là một hiện tượng tự nhiên hay không.

"Chẳng ai tìm ra một cái đúng từ một cái sai".

Và tôi cũng xác định định luôn mang tính tiên tri rằng:
Với tất cả những phương tiện khoa học hiện đại nhất của nền văn minmh ngày nay, sẽ chưa thể tìm ra cơ chế nào để phat sinh hiện tượng ngoại cảm.
Cơ sở để tôi xác quyết điều này là: Ngày nay, con người chưa tìm được cơ chế nào để có sự nhận biết từ các bộ phận của não bộ liên quan tới các bộ phận giác quan - là những phương tiện nhận biết - thông qua não bộ. Đấy là những hiện tượng tự nhiên có ngay trong chính con người tồn tại một cách mặc định và hiển nhiên, còn chưa tìm ra. Vậy thì với "giác quan thứ 6" mơ hồ này vốn cũng có mối liên hệ thông qua não bộ - thì chẳng có cơ sở nào để gọi là: Chứng minh bằng thực nghiệm cả.
Bởi vậy, không thể căn cứ vào mấy cái thí nghiệm vớ vẩn để phủ định ngoại cảm.
Với hiện tượng ngoại cảm - một hiện tượng tự nhiên hiếm gặp - hoặc là những lý thuyết khoa học hiện đại có thể giải thích được nó; hoặc là nó sẽ buộc các nhà khoa học phải tìm ra một phương pháp luận giải thích được nó một cách hợp lý.
Tất nhiên , trong điều kiện hiện nay - khi mà các phương tiện khoa học hiện đại nhất thế giới bất lực trong việc tìm ra cơ chế thực tại nào làm nên hiện tượng ngoại cảm - thì người ta chỉ có thể đặt ra một giả thuyết khoa học có thể kiểm chứng trong tương lai giải thích một cách hợp lý hiện tượng này theo các tiêu chí khoa học. Và điều này cũng đã thông minh lắm rồi. Chỉ số IQ sẽ được xác định là cao. so với làm đường cao tốc (Từ khi vị đại biểu Quốc Hội nào đó cho rằng nên làm đường cao tốc với viện dẫn dân tộc làm đường cao tốc có chỉ số IQ cao, khiến Thiên Sứ bị ảnh hưởng vì tính ấn tượng của phát biểu này).
Cá nhân tôi đã đưa giả thuyết về hiện tượng này:
Sự đột biết trong phát triển của tự nhiên trong quá trình tiến hóa của con người. Khiến cho nó tạo ra những phương tiện nhận biết mới và nhận biết được những tồn tại tự nhiên mà các giác quan phổ biến của con người bình thường không nhận thức được.

Đây cũng chỉ là một giả thuyết, có thể đúng mà cũng có thể sai. Nhưng nó nhân danh khoa học.
Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - NGOẠI CẢM & CẢM ỨNG.

CẢM ỨNG VÀ TIÊN TRI
Kính thưa quí vị quan tâm.
Trong tiêu trí khoa học có một yếu tố quan trong không thể thiếu để xác minh tính khoa học của một phương pháp, giả thuyết hoặc lý thuyết khoa học là: Khả năng tiên tri.
Không có khả năng tiên tri thì không thể coi là một giả thuyết, hoặc một phương pháp khoa học. Điều này đã được công đồng khoa học thực sự của thế giới công nhận (Chứ không phải thứ "công đồng khoa học thế giới" rởm của cái quan điểm phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt). Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thể hiện khả năng tiên tri trên tất cả mọi phương diện ứng dụng của nó: Từ chính trị, xã hội, đông y, thiên văn, phong thủy...vv....Và có thể nói rằng: Do tính cô đọng của phương pháp tiên tri và tính mô hình, biểu tượng mang tính khái quát bao trùm những hiện tượng được phân loại của một quẻ bói, cho nên các khoa học gia thường nhấn mạnh tính cảm ứng, linh cảm trong khả năng tiên tri của lý học Đông phương - cho kết quả dự báo. Và chính tính cảm ứng này khiến các nha khoa học nghi ngờ tính khoa học của phương pháp dự báo trong Lý học Đông phương.
Bởi vậy, bài viết này tôi sẽ chứng minh với bạn đọc về tính khoa học thật sự của các phương pháp dự báo Đông phương trên cơ sở một cái nhìn tổng quát và đồng thời cũng chứng tỏ tính khoa học cao cấp và vượt trội của nền Lý học Đông phương với tất cả lý thuyết khoa học hiện đại.
Tôi thí dụ và bắt đầu qua phương pháp Bốc Dịch - là phương pháp phổ biến nhất mà các nhà khoa học có thể ít nhiều biết đến. Một trong những phương pháp bốc dịch có thể làm ví dụ dễ hiểu cho trường hợp này là Mai Hoa Dịch.
Phương pháp này căn cứ vào ngày giờ tháng năm đặt vấn đề dự báo, người dự báo - tiên tri - lập được quẻ Dịch cho sự kiện cần dự báo. Dịch học có 64 quẻ.Nhưng chúng ta cũng biết rằng: Sự kiện cần dự báo thì hàng tỷ trên thế gian. Từ công ăn việc làm, hôn nhân, gia đạo, đầu tư kinh doanh, công việc sự nghiệp, chuyện sống chết, bệnh tật ốm đau, thiên tai, nhân họa, chiến tranh, hòa bình....vv....Như vậy về lý thuyết 64 quẻ Dịch này bao trùm mọi vấn đề trên thế gian.
Chúng ta cũng biết rằng: Chỉ cần một sự kiện rất nhỏ xảy ra - như hạt bụi bay vào mắt, cũng đủ gồm hàng tỷ yếu tố tương tác cực kỳ phức tạp. Nó phức tạp đến mức câu nói nổi tiếng của giáo sư Trinh Xuân Thuận phát biểu:
"Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ".
Vậy thì khả năng tiên tri của 64 quẻ Dịch này, phải là biểu tượng - có thể tạm gọi là "mô hình" - cô đọng nhất phản ánh sự vận động của tất cả quy luật tương tác căn bản của vũ trụ và trong đó, mọi sự vật, sự việc, hiện tượng...vv....đã được phân loại. Hya nói một cách khác: Một quẻ Dịch trong 64 quẻ chính là tập hợp tất cả những sự vật, sự việc, hiện tương trên thế gian đã được phân loại trong phạm trù của nó. Và sự diễn tiến, vẫn động, phát triển hay suy thoái của các hiện tượng này chính là chu kỳ của 64 quẻ Dịch.
Tính phân loại của Bát Quái - nhân tố cấu thành 64 quẻ Dịch - có thể thấy được qua việc miêu tả tính chất của từng quái trong cuốn Kinh Dịch nổi tiếng:
Thí dụ:
Quái Khảm: Là nước, là vực sâu, là âm mưu, là hiểm trở, là cây có lõi cứng và to, là khuyết hãm.....vv....
Đây chính là những sự vật, sự việc, hiện tượng...vv....đã phân loại nằm trong phạm trù của quái Khảm. Chúng ta cũng biết rằng: Một lý thuyết hoặc một phương pháp khoa học cao cấp nhất, chính là tính phân loại của mọi hiện tượng. Thí dụ như bảng tuần hoàn hóa học của Menledeef đã phân loại tất cả các nguyên tố hóa học và có khả năng tiên tri trong phạm vi của nó về các nguyên tố sẽ xuất hiện trong bảng phân loại này.
Trên cơ sở này, quí vị cũng thấy rằng: Bát quái trong Dịch học chính là những ký hiệu - vì nó không phải là văn tự - siêu công thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tà toàn bộ qui luật và thực tại của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Tất nhiên, với tư cách là một siêu công thức toán học bao trùm mọi hiện tượng và phản ánh qui luật của mọi hiện tượng thì nó phải có khả năng diễn giải mọi vấn đề liên quan đến diễn biến của mọi hiện tượng. Đó chính là khả năng dự báo vậy. Hay nói rõ hơn: Đó chính là khả năng tiên tri - một trong những yếu tố cấu thành trong tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được trình bày về v/d cảm ứng tiên tri thể hiện trong phương pháp tiên tri cụ thể của Mai Hoa Dịch
Như tôi đã trình bày, phương pháp dự báo của Mai Hoa Dịch căn cứ vào ngày giờ tháng năm của sự kiện, của thời gian đặt vấn đề cần dự báo....vv... như là những dữ kiện cần để thực hiện dự báo. Thời gian, chính là yếu tố xác định chu kỳ vận động của mọi hiện tượng trong không gian. Bởi vậy nó chính là yếu tố xác định thời điểm mang tính chất của hiện tượng cần dự báo và khả năng diễn biến theo quy luật đã xác định.
Như vậy, đây chính là một bài toán trừu tượng bậc nhất được giải theo phương pháp của nó. Đương nhiên nó cần một tư duy trừu tượng phát triển và một cảm ứng liên quan đến nó. Và vấn đề cảm ứng tiên tri không phải là một hiện tượng phi khoa học, mà nó thuộc về khả năng của con người tồn tại khách quan trên thực tế. Khao học gia Nguyễn Văn Tuấn xác định điều này - trong bài "Phong Thủy là Khoa học?":

2 * Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại. Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình. Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu.


http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=11137
------------------------------------

Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy, tôi đã chứng minh rằng: Tính cảm ứng trong dự báo hoàn toàn không phải là một hành vi tín ngưỡng, một thứ "giả khoa học". Mà là một thực tại khách quan tồn tại trong khả năng của con người. Chẳng qua vì trí thức khoa học hiện đại chưa biết được căn cứ vào đâu để có phương pháp dự báo của nền Lý Học Đông phương, nên tính cảm ứng bị gắn với sự huyền bí của nó.
Có thể xác định rằng: Trong mọi vấn đề của cuộc sống quanh ta, đều có sự hiện diện của cảm ứng. Nếu chúng ta thành thật suy ngẫm về điều này.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị với những điều tôi đã trình bày.


Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi đã hoàn tất bài viết của mình, chứng minh bổ sung cho những giá trị khoa học đích thực của Lý Học Đông phương; mà cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành về nội dung liên quan đến topic này.

Tôi nghĩ topic này nên để vào chuyên đề "Hội thảo Phong Thủy là khoa học".

Một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí quí vị quan tâm.

Cuốn Kỷ yếu hội thảo " Tính khoa học của Phopng Thủy trong kiến trúc và xây dựng" đã được cấp giấy phép xuất bản bởi nhà xuất bản Thời Đại. Chúng tôi đang dàn trang và dự kiến phát hành trong cuối tháng 7 - 2010.

Nội dung gồm tất cả các bài tham luận của những nhà nghiên cứu tham gia và những ý kiến phản biện và trả lời. Trong đó sẽ bao gồm cả bài phản biện của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường và sự hồi đáp của tôi - (sẽ được biên tập lại). Sách được in trên giấy tốt, bốn màu. Sách không bán và được tặng không cho các quí vị hội viên trong diễn đàn có nhu cầu và những nhà nghiên cứu quan tâm. Số lượng xuất bản khoảng 500 cuốn. (Quĩ của Hội Thảo còn 16 .000. 000đ)

Ở Hanoi quí vị sẽ liên lạc với VPDD Trung Tâm. Miền Trung sẽ liên hệ với một vị hội viên có thể giúp chúng tôi phát hành. Miền nam sẽ liên hệ với VPTT.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.