Guest

Nhân Chuyện Cái “cung Tên” Siêu Hình Của Phong Thủy…

46 bài viết trong chủ đề này

Nhân chuyện cái “cung tên” siêu hình của phong thủy…

(TT&VH) - Gần đây khi bàn về quy hoạch Hà Nội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc xây dựng một trục lộ (trục Thăng Long) sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Và đó là một điều không tốt về mặt phong thủy.

Nhân ý kiến này, cùng nhiều ý kiến về phong thủy gần đây, TT&VH xin giới thiệu bài trao đổi của TS Đỗ Kiên Cường.

* Từ định nghĩa “khoa học là gì?”


Trên TT&VH cuối năm 2009 đã có một số bài viết về phong thủy nhân cuộc hội thảo của Trung tâm Lý học Đông Phương thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á tổ chức ngày 15/12/2009. Nhiều ý kiến trong hội thảo này cho rằng phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại phương Tây, và không nên nhìn dưới góc độ thần bí.

Vậy khoa học là gì? Theo nghĩa hẹp, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Một khoa học mới xuất hiện thường trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết khác, thậm chí phải tìm nguyên lý nền tảng khác. Còn ngược lại, lý thuyết sẽ được thừa nhận và được bồi đắp thêm để ngày càng giải thích hiện thực tốt hơn. Theo Karl Popper, triết gia khoa học, thì một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi nó chứa đựng các yếu tố tự phủ định (biện chứng) nhằm tạo điều kiện cho các lý thuyết hoàn chỉnh hơn ra đời. Và đó là lí do người ta xem khoa học dựa trên sự nghi ngờ, còn tín ngưỡng dựa trên sự tin tưởng.

Một đặc trưng quan trọng khác của khoa học là mối liên hệ mật thiết với công nghệ: khoa học thúc đẩy công nghệ và ngược lại, và đó là cách để cả hai cùng phát triển hiệu quả.

* Phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học


Rất khó trình bày ngắn gọn bản chất của phong thủy. Điều đó thực ra không lạ, vì đây là đặc điểm chung của các học thuyết cổ xưa, dù là Đông hay Tây. Với nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai, trong trường hợp tốt nhất thì các học thuyết đó mới chỉ có tính duy vật thô sơ và tính biện chứng chất phác mà thôi. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngoại lệ.

Cũng như hầu hết các học thuyết phương Đông khác, phong thủy dựa trên dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành, cho rằng trong tự nhiên (và cả trong các sinh vật) luôn luân chuyển một dạng năng lượng thiết yếu gọi là khí (qi). Có sinh khí và tử khí; trong sinh khí lại có khí âm và khí dương. Nhiệm vụ của phong thủy là xây dựng nhà cửa, công trình, tìm nơi mai táng… ở nơi có sinh khí. Chẳng hạn sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do đó mà có tên phong thủy. Theo quan niệm của phong thủy thì vận mệnh của một quốc gia, một gia tộc hay một cá nhân có khi phụ thuộc vào hướng của một con đường, vị trí của một tòa nhà hay cách sắp xếp của một căn phòng. Và nhờ một thầy địa lý có tài, khi đã táng được cụ tổ tại vị trí có địa thế hàm một con rồng (mả táng hàm Rồng), con cháu trong nhà không đại phát không xong!


Posted Image

Sự sụp đổ của Hồ Quí Ly là do nhiều nguyên nhân, không phải do thành nhà Hồ không hợp phong thủy


Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại). Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Sẽ có rất nhiều người phản bác, khi cho rằng phong thủy có ích trong việc tìm hướng khi xây nhà, bố trí nội thất… Điều đó có thể không sai. Nhưng hãy lưu ý rằng, không cần phong thủy cũng có thể đạt được mục đích. Phương Tây đâu có phong thủy mà các công trình trường tồn? Và chỉ với cách tư duy hợp lý thì một người không hề biết kiến trúc cũng biết rằng, cửa hướng Đông hay Nam thì tốt hơn hướng Tây hay Bắc, nhà nên tựa vào núi và nhìn ra thung lũng chứ không phải ngược lại, nên trồng chuối phía sau và cau phía trước… Ngoài ra hiện tượng thì giống nhau nhưng quan niệm có thể khác nhau. Chẳng hạn cùng cho rằng đường đâm thẳng vào nhà thì không tốt, nhưng khoa học hiện đại quan niệm yếu tố mất an toàn (xe mất phanh lao vào nhà) và yếu tố thần kinh (tiếng ồn và tress thường trực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe) mới là nguyên nhân, chứ không phải do các luồng khí xấu như phong thủy.

Vậy phong thủy là gì? Trên blog của mình, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garval, Úc) xem phong thủy là giả khoa học (pseudoscience). Để mềm hóa, người viết xin dịch là “tựa khoa học”: phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học; về thực chất nó là một thuật để người xưa hành xử với môi trường, giống như y thuật giúp cha ông ta đối mặt với sức khỏe và bệnh tật.

* Không nên theo những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học


Khi bình về hai tấm ảnh Nhà Trắng và Dinh Độc Lập, một số nhà phong thủy cho rằng vì Nhà Trắng có đủ các yếu tố Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tước; trong khi Dinh Độc Lập bị “lộ cốt” xét về mặt phong thủy. Ẩn ý của tác giả không thể rõ ràng hơn: Nước Mỹ hùng mạnh vì Nhà Trắng hợp phong thủy; còn chính quyền Sài Gòn thất bại vì công trình của KTS Ngô Viết Thụ! Lập luận sai lầm đó (thuận phong thủy thì sống, nghịch phong thủy thì chết) có thể dẫn tới những suy đoán không mấy tốt lành theo ý đồ riêng của tác giả, nhưng người viết không muốn đi ra ngoài vấn đề học thuật thuần túy. KTS Ngô Viết Thụ nhận được nhiều lời khen về kiến trúc Dinh Độc Lập, mà hàng trúc (bị phong thủy xem là lộ cốt) là một sáng tạo đáng giá. Có thể chưa toàn bích, nhưng Dinh Độc Lập là một sáng tạo kiến trúc đáng khen ngợi. Lên tiếng chê, phải chăng phong thủy đi ngược với kiến trúc hiện đại?

Gần đây khi bàn về quy hoạch Hà Nội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc xây dựng một trục lộ sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Để tăng sức nặng cho lập luận, một vị kiến trúc trúc sư cho rằng trong quá khứ, một cung tên tương tự là “nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng nhà Hồ”.


Posted Image

Nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học

Rõ ràng là tuy sống sau tới 600 năm, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc hậu so với vị thái tử nhà Hồ. Khi vua cha lo lập binh hùng tướng mạnh, thì Hồ Nguyên Trừng canh cánh trong lòng “thần chỉ lo lòng dân không theo”. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại của Hồ Qúy Ly, một nhà cải cách lớn, nhưng lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước.

Người viết mạnh dạn đề nghị bạn đọc tham khảo cuốn Sụp đổ của Jared Diamond (NXB Tri Thức, 2006) nổi danh toàn cầu để xem khoa học hiện đại giải thích tại sao một xã hội thành công hay thất bại. Theo đó, năm yếu tố có thể dẫn tới sự sụp đổ của một xã hội: tổn hại môi trường, thay đổi khí hậu, quan hệ với các xã hội láng giềng thù địch, quan hệ với các đối tác thương mại không thân thiện và cách đối phó đối với các vấn đề môi trường.

Tạm xem Diamond có lý, vậy phong thủy có thể can thiệp vào yếu tố nào? Đó là tổn hại môi trường; tuy nhiên cách ứng phó thì hoàn toàn khác: Thay cho việc tìm cách nắn các con đường sao cho không tạo thành cung tên bắn hạ rồng (nên không thể Thăng Long, theo phong thủy), chúng ta nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học - chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh… dựa trên những hiểu biết hiện đại về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Người viết thực sự lo ngại trước thực trạng một bộ phận không nhỏ xã hội Việt Nam vẫn còn tư duy và hành xử dựa trên những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học. Nó có thể là một trở lực đối với nỗ lực cất cánh.

Đỗ Kiên Cường



====

Theo Art: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khi được mang ra trước công chúng để nhận xét bao giờ cũng có 3 luồng ý kiến: 1, Đồng thuận; 2, Phản đối; 3 Không ý kiến hoặc gió chiều nào xoay chiều nấy.

Một số người khi phản đối, có ý kiến lập luận, phân tích, biện chứng rõ ràng. Còn một số người phản đối, chỉ bởi họ nói, đó là do chủ quan tôi thấy nó sai thì tất nhiên nó sai.

Lạy thánh thần :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE,

Theo tôi được biết Đỗ Kiên Cường là người nghiêm túc và rất duy khoa học.

Vì thế thay vì ta bỏ qua hay bài bác bài viết này thì trung tâm nên chăng mời ông ĐKC có buổi gặp trực tiếp và trao đổi và nếu thành công thì sẽ có thêm một cơ sở khoa học, nếu không ít nhất ta cũng cung cấp thêm thông tin và thể hiện thái độ cầu thị cần có trong khoa học.

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi vừa ra đến Hanoi. Chưa về nhà đã nhậu xỉn quá. Cụng ly lia lịa, toàn voka Nga thứ xịn và bia Hanoi. Tôi còn gõ được thế này là may lắm.

Ngày mai tôi lại bận. Nếu có duyên thì sáng sớm tôi sẽ chứng minh ông Đỗ Kiên Cường sai. Còn không có duyên thì tối mai vậy.

Tôi không có ý định mời ông Đỗ Kiên Cường trao đổi với Trung Tâm. Bởi vì với cách nghĩ duy khoa học của ông ta, có thể không muốn tham gia một TT chuyên tìm hiểu những cái khó hiểu - một thời bị coi là "mê tín dị đoan" này. Tuy nhiên ông ta - với địa vị của mình - có thể lựa chọn một tờ báo nào đó để thể hiện luận điểm để phản biện cá nhân tôi, hoặc trực tiếp vào đây tranh luận.

Ông này đã có một loạt bài chứng minh v/d ngoại cảm là phi khoa học. Bởi vậy tôi hiểu ông ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Qua bài viết này của một nhà khoa học, anh chị em mới thấy sự vất vả của tôi:

Giới duy khoa học thì phản đối (Như bài viết này), nhưng ngay cả giới duy Lý học Tàu - mà giới khoa học cởi mở cũng đã từng cho là mê tín dị đoan - cũng phản đối. Thật mệt mỏi quá :huh: . Hay nói cách khác: Một thời Lý học và khoa học mâu thuẫn nhau. Nay cả hai đều bảo tôi sai, khi tôi kéo hai vị vào mí nhau để hòa giải :lol: :rolleyes: . Như vậy trong hai vị phải có một vị đúng , hoặc cả hai đều sai, chỉ có Thiên Sứ là đúng nhất :lol: .

Vâng! Để nội dung không khô khan, tôi xin có vài lời khôi hài cho đỡ căng thẳng. Tiếng Tây lai Việt gọi là "xả sì troét" ấy mà.

Suy nghĩ về bài viết:

Nhân chuyện cái “cung tên” siêu hình của phong thủy…

Tôi có thói quen khi tranh biện thì chép đầy đủ luận văn của bài cần tranh biện. Chứ không cắt trích. Bởi vậy, xin quí vị và anh chị em xem lại toàn bộ bài viết của ông Đỗ Kiên Cường.

Nhân chuyện cái “cung tên” siêu hình của phong thủy…

(TT&VH) - Gần đây khi bàn về quy hoạch Hà Nội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc xây dựng một trục lộ (trục Thăng Long) sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Và đó là một điều không tốt về mặt phong thủy.

Nhân ý kiến này, cùng nhiều ý kiến về phong thủy gần đây, TT&VH xin giới thiệu bài trao đổi của TS Đỗ Kiên Cường.

* Từ định nghĩa “khoa học là gì?”

Trên TT&VH cuối năm 2009 đã có một số bài viết về phong thủy nhân cuộc hội thảo của Trung tâm Lý học Đông Phương thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á tổ chức ngày 15/12/2009. Nhiều ý kiến trong hội thảo này cho rằng phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại phương Tây, và không nên nhìn dưới góc độ thần bí.

Vậy khoa học là gì? Theo nghĩa hẹp, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Một khoa học mới xuất hiện thường trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết khác, thậm chí phải tìm nguyên lý nền tảng khác. Còn ngược lại, lý thuyết sẽ được thừa nhận và được bồi đắp thêm để ngày càng giải thích hiện thực tốt hơn. Theo Karl Popper, triết gia khoa học, thì một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi nó chứa đựng các yếu tố tự phủ định (biện chứng) nhằm tạo điều kiện cho các lý thuyết hoàn chỉnh hơn ra đời. Và đó là lí do người ta xem khoa học dựa trên sự nghi ngờ, còn tín ngưỡng dựa trên sự tin tưởng.

Một đặc trưng quan trọng khác của khoa học là mối liên hệ mật thiết với công nghệ: khoa học thúc đẩy công nghệ và ngược lại, và đó là cách để cả hai cùng phát triển hiệu quả.

* Phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học

Rất khó trình bày ngắn gọn bản chất của phong thủy. Điều đó thực ra không lạ, vì đây là đặc điểm chung của các học thuyết cổ xưa, dù là Đông hay Tây. Với nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai, trong trường hợp tốt nhất thì các học thuyết đó mới chỉ có tính duy vật thô sơ và tính biện chứng chất phác mà thôi. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngoại lệ.

Cũng như hầu hết các học thuyết phương Đông khác, phong thủy dựa trên dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành, cho rằng trong tự nhiên (và cả trong các sinh vật) luôn luân chuyển một dạng năng lượng thiết yếu gọi là khí (qi). Có sinh khí và tử khí; trong sinh khí lại có khí âm và khí dương. Nhiệm vụ của phong thủy là xây dựng nhà cửa, công trình, tìm nơi mai táng… ở nơi có sinh khí. Chẳng hạn sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do đó mà có tên phong thủy. Theo quan niệm của phong thủy thì vận mệnh của một quốc gia, một gia tộc hay một cá nhân có khi phụ thuộc vào hướng của một con đường, vị trí của một tòa nhà hay cách sắp xếp của một căn phòng. Và nhờ một thầy địa lý có tài, khi đã táng được cụ tổ tại vị trí có địa thế hàm một con rồng (mả táng hàm Rồng), con cháu trong nhà không đại phát không xong!

Posted Image

Sự sụp đổ của Hồ Quí Ly là do nhiều nguyên nhân, không phải do thành nhà Hồ không hợp phong thủy

Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại). Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Sẽ có rất nhiều người phản bác, khi cho rằng phong thủy có ích trong việc tìm hướng khi xây nhà, bố trí nội thất… Điều đó có thể không sai. Nhưng hãy lưu ý rằng, không cần phong thủy cũng có thể đạt được mục đích. Phương Tây đâu có phong thủy mà các công trình trường tồn? Và chỉ với cách tư duy hợp lý thì một người không hề biết kiến trúc cũng biết rằng, cửa hướng Đông hay Nam thì tốt hơn hướng Tây hay Bắc, nhà nên tựa vào núi và nhìn ra thung lũng chứ không phải ngược lại, nên trồng chuối phía sau và cau phía trước… Ngoài ra hiện tượng thì giống nhau nhưng quan niệm có thể khác nhau. Chẳng hạn cùng cho rằng đường đâm thẳng vào nhà thì không tốt, nhưng khoa học hiện đại quan niệm yếu tố mất an toàn (xe mất phanh lao vào nhà) và yếu tố thần kinh (tiếng ồn và tress thường trực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe) mới là nguyên nhân, chứ không phải do các luồng khí xấu như phong thủy.

Vậy phong thủy là gì? Trên blog của mình, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garval, Úc) xem phong thủy là giả khoa học (pseudoscience). Để mềm hóa, người viết xin dịch là “tựa khoa học”: phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học; về thực chất nó là một thuật để người xưa hành xử với môi trường, giống như y thuật giúp cha ông ta đối mặt với sức khỏe và bệnh tật.

* Không nên theo những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học

Khi bình về hai tấm ảnh Nhà Trắng và Dinh Độc Lập, một số nhà phong thủy cho rằng vì Nhà Trắng có đủ các yếu tố Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tước; trong khi Dinh Độc Lập bị “lộ cốt” xét về mặt phong thủy. Ẩn ý của tác giả không thể rõ ràng hơn: Nước Mỹ hùng mạnh vì Nhà Trắng hợp phong thủy; còn chính quyền Sài Gòn thất bại vì công trình của KTS Ngô Viết Thụ! Lập luận sai lầm đó (thuận phong thủy thì sống, nghịch phong thủy thì chết) có thể dẫn tới những suy đoán không mấy tốt lành theo ý đồ riêng của tác giả, nhưng người viết không muốn đi ra ngoài vấn đề học thuật thuần túy. KTS Ngô Viết Thụ nhận được nhiều lời khen về kiến trúc Dinh Độc Lập, mà hàng trúc (bị phong thủy xem là lộ cốt) là một sáng tạo đáng giá. Có thể chưa toàn bích, nhưng Dinh Độc Lập là một sáng tạo kiến trúc đáng khen ngợi. Lên tiếng chê, phải chăng phong thủy đi ngược với kiến trúc hiện đại?

Gần đây khi bàn về quy hoạch Hà Nội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc xây dựng một trục lộ sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Để tăng sức nặng cho lập luận, một vị kiến trúc trúc sư cho rằng trong quá khứ, một cung tên tương tự là “nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng nhà Hồ”.

Posted Image

Nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học

Rõ ràng là tuy sống sau tới 600 năm, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc hậu so với vị thái tử nhà Hồ. Khi vua cha lo lập binh hùng tướng mạnh, thì Hồ Nguyên Trừng canh cánh trong lòng “thần chỉ lo lòng dân không theo”. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại của Hồ Qúy Ly, một nhà cải cách lớn, nhưng lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước.

Người viết mạnh dạn đề nghị bạn đọc tham khảo cuốn Sụp đổ của Jared Diamond (NXB Tri Thức, 2006) nổi danh toàn cầu để xem khoa học hiện đại giải thích tại sao một xã hội thành công hay thất bại. Theo đó, năm yếu tố có thể dẫn tới sự sụp đổ của một xã hội: tổn hại môi trường, thay đổi khí hậu, quan hệ với các xã hội láng giềng thù địch, quan hệ với các đối tác thương mại không thân thiện và cách đối phó đối với các vấn đề môi trường.

Tạm xem Diamond có lý, vậy phong thủy có thể can thiệp vào yếu tố nào? Đó là tổn hại môi trường; tuy nhiên cách ứng phó thì hoàn toàn khác: Thay cho việc tìm cách nắn các con đường sao cho không tạo thành cung tên bắn hạ rồng (nên không thể Thăng Long, theo phong thủy), chúng ta nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học - chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh… dựa trên những hiểu biết hiện đại về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Người viết thực sự lo ngại trước thực trạng một bộ phận không nhỏ xã hội Việt Nam vẫn còn tư duy và hành xử dựa trên những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học. Nó có thể là một trở lực đối với nỗ lực cất cánh.

Đỗ Kiên Cường

====

Theo Art: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khi được mang ra trước công chúng để nhận xét bao giờ cũng có 3 luồng ý kiến: 1, Đồng thuận; 2, Phản đối; 3 Không ý kiến hoặc gió chiều nào xoay chiều nấy.

Một số người khi phản đối, có ý kiến lập luận, phân tích, biện chứng rõ ràng. Còn một số người phản đối, chỉ bởi họ nói, đó là do chủ quan tôi thấy nó sai thì tất nhiên nó sai.

Lạy thánh thần :P

Như vậy, tác giả cho rằng: Phong Thủy chỉ là một dạng "quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học". Nhưng vấn đề còn là tác giả cho rằng, nó có thể nguy hiểm cho xã hội khi xác định: "Nó có thể là một trở lực đối với nỗ lực cất cánh". Nhận định này khiến tôi nghĩ về quá khứ một thời - tất cả những cái gì không giải thích được đều bị xếp vào loại "mê tín dị đoan" và....cấm tuốt.Với tư duy khoa học thật sự thì tôi không ngại vấn đề, cấm hay không cấm. Mà chỉ đặt nặng nội dung của Lý học Đông phương - một học thuyết cổ - có thật sự khoa học hay không? Và bài viết này thể hiện điều đó.

Tất nhiên - với đẳng cấp của tác giả - khi phản bác phong thủy mà tác giả cho là "siêu hình" thì buộc ông phải xác định định nghĩa khái niệm "khoa học" là gì, làm cơ sở cho sự phản biện. Về điều này thì tôi xác quyết rằng:

Cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này thì tất cả cộng đồng khoa học thế giới chưa có một định nghĩa chuẩn về khái niệm "khoa học".

Trên blog của tôi có vài bài viết với chủ đề "Khoa học là gì?"...nhưng tôi đã dừng lại, chính vì biết rằng- sẽ có những định nghĩa về khoa học xuất hiện và phản bác tôi. Nên tôi muốn để họ tự định nghĩa trước cho khách quan. Tương tự như việc tôi biện minh trước lập luận của nhà khoa học hải ngoại Nguyễn Văn Tuấn, tôi hoàn toàn tuân thủ theo tiêu chỉ khoa học của chính ông ta để biện minh cho mình.

Xin xem bài biện minh của tôi với nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn qua đường link dưới đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=11137

Bây giờ, chúng ta xem lại toàn bộ luận điểm của tác giả về định nghĩa khái niệm khoa học qua lời trích nguyên văn dưới đây:

* Từ định nghĩa “khoa học là gì?”

Trên TT&VH cuối năm 2009 đã có một số bài viết về phong thủy nhân cuộc hội thảo của Trung tâm Lý học Đông Phương thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á tổ chức ngày 15/12/2009. Nhiều ý kiến trong hội thảo này cho rằng phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại phương Tây, và không nên nhìn dưới góc độ thần bí.

Vậy khoa học là gì? Theo nghĩa hẹp, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Một khoa học mới xuất hiện thường trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết khác, thậm chí phải tìm nguyên lý nền tảng khác. Còn ngược lại, lý thuyết sẽ được thừa nhận và được bồi đắp thêm để ngày càng giải thích hiện thực tốt hơn. Theo Karl Popper, triết gia khoa học, thì một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi nó chứa đựng các yếu tố tự phủ định (biện chứng) nhằm tạo điều kiện cho các lý thuyết hoàn chỉnh hơn ra đời. Và đó là lí do người ta xem khoa học dựa trên sự nghi ngờ, còn tín ngưỡng dựa trên sự tin tưởng.

Một đặc trưng quan trọng khác của khoa học là mối liên hệ mật thiết với công nghệ: khoa học thúc đẩy công nghệ và ngược lại, và đó là cách để cả hai cùng phát triển hiệu quả.

Như vậy, quí vị và anh chị em cũng nhận thấy tác giả cho rằng "Một khoa học mới xuất hiện thường trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết khác, thậm chí phải tìm nguyên lý nền tảng khác. Còn ngược lại, lý thuyết sẽ được thừa nhận và được bồi đắp thêm để ngày càng giải thích hiện thực tốt hơn".

Nhưng phong thủy lại có những yếu tố sau, khiên luận điểm của tác giả tỏ ra chưa chính xác trong trường hợp của nó.

1- Phong thủy không phải là một hệ thống Lý thuyết "khoa học mới xuất hiện". Mà nó là hệ quả ứng dụng của một hệ thống lý thuyết - tạm thới chưa bàn đến tính khoa học hay không, nhưng sẽ bàn tới ngay trong topic này - Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hệ thống lý thuyết này - cho dù các nhà nghiên cứu hiện đại chưa thống nhất thời điểm hoàn thiện lịch sử của nó (Có người cho là thời Hán, có người cho là thời Tần...vv)- nhưng họ đã thừa nhận nó là một hệ thống lý thuyết có sự ứng dụng rộng khắp trên mọi lĩnh vực mà con người quan tâm: Dự báo, y lý, lịch số và phong thủy cũng chỉ là một hệ thống ứng dụng liên quan đến kiến trúc và xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền và rất mơ hồ (Bằng chứng là sự tranh cãi mệt mỏi của các nhà nghiên cứu cổ kim với các góc nhìn khác nhau vẫn chưa đi đến thống nhất). Tất yếu, hệ quả phương pháp luận trong ứng dụng của nó - cụ thể là Phong thủy - cũng không dễ gì mà hiểu ngay được. Bởi vậy, khi khám phá và tìm hiểu về phong thủy - cũng như tất cả các phương pháp ứng dụng khác của học thuyết này, như Đông y....vv.... - thì những người nghiên cứu về nó đang nghiên cứu một hệ quả của một học thuyết, chứ không phải nghiên cứu để khám phá một lý thuyết mà phong thủy chỉ là sự ứng dụng của nó.

Vậy, khi nghiên cứu một phương pháp ứng dụng thì tôi thiết nghĩ chúng ta không thể gán cho nó một cách chủ quan là tính mơ hồ, tính siêu hình , giả khoa học...vv...để kết luận. Mà chúng ta phải xem xét tính hiệu quả của nó. Điều này cũng như một cái xe của chúng ta bị hỏng và cần sửa, thì chính chúng ta - nếu không chuyên môn về lý thuyết kỹ thuật của cái xe , mà chỉ là người sự dụng - thì chúng ta cần những thợ sửa xe giỏi và phục hồi chức năng của cái xe có hiệu quả.

Hiệu quả của phong thủy tồn tại đến nay là hơn hai Thiên niên kỷ - tính từ thời Tần theo cổ thư chữ Hán. Tôi tin rằng chưa hề có một sự tồn tại một phương pháp ứng dụng nào của nền khoa học hiện đại có tầm cỡ vượt không gian và thời gian trong lịch sử nhân loại như vậy.

Phong thủy không phải là một tôn giáo, nhân danh một thế lực siêu nhiên. Mà nó giải quyết những nhu cầu cụ thể của con người - cho dù người ta giải thích nó một cách huyền bí. Bởi vậy, nếu không có một hiệu quả được chứng nghiệm có khả năng tiên tri thì nó không thể có sự tồn tại vượt qua mọi thời gian và xuyên qua mọi không gian văn hóa, lịch sử của con người. Như tôi đã trình bày trong buổi phỏng vấn trên truyền hình Đà Năng: Phải có một chân lý đứng đằng sau hiệu quả ứng dụng này.

Vậy nếu chúng ta đưa tiêu chí lịch sử của một lý thuyết khoa học thì điều này phải là áp dụng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất nhiên học thuyết này cũng có sự phát triển đầy đủ trong thời đại của nó, như một lý thuyết khoa học mà tác giả Đỗ Kiên Cường đã nêu -mà tôi diễn đạt lại như sau:

Từ nhận thức thực tại khách quan (Sự kiện/ theo cách diễn đạt của tác giả) => sự tổng hợp những sự kiện liên quan để hình thành một giả thuyết cho những sự kiện => Hình thành học thuyết = > Úng dụng thực tế có tính chứng nghiệm (Một trong tính chứng nghiệm của nó mà tác giả gọi là "phản nghiệm").

Và chúng ta đều hiểu rằng:

Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu như người ta chỉ ra một mắt xích sai trong hệ thống lý luận của nó mà nó không tự biện minh được.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành tất yếu cũng hình thành theo thuận tự của tất cả mọi lý thuyết khoa học và sự chứng nghiệm của nó chính là những phương pháp ứng dụng trài hàng thiên niên kỷ, xuyên qua mọi không gian văn hóa của nhân loại cho đến ngày nay, trong đó có phong thủy. Có lẽ không một học thuyết khoa học nào mà con người nhân danh có thể tồn tại lâu hơn thế. Hiệu quả được thể hiện của các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trải hàng thiên niên kỷ và xuyên qua mọi không gian văn hóa , tôi nghĩ quá đủ để phản nghiệm.

Vấn đề mà tác giả bài viết đặt ra cho một lý thuyết được coi là khoa học gồm: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm, thực chất chỉ là quá trình phát triển của một lý thuyết nói chung, trong đó có lý thuyết được coi là khoa học. Chứ không phải là những tiêu chí để xác định một lý thuyết đó có thật sự khoa học hay không. Yếu tố tiên tri mà tác giả nói tới, mới chính là một tiêu chí xác định một lý thuyết khoa học. Về mặt này thì các bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành vượt xa tất cả các lý thuyết khoa học hiện đại nhất hiện nay. Ông Nguyễn Văn Tuấn - nhà khoa học Việt ở hải ngoại - cho rằng: Tính tiên tri của Lý học mang tính cảm ứng nhiều hơn. Tôi đã phản bác luận điểm này và cho rằng: Những khả năng tiên tri của Lý học Đông phương hoàn toàn có những quy tắc và tiêu chuẩn xác định. Còn nói về tính cảm ứng thì ngay khi giải một bài toán trong chương trình phổ thông, những học sinh cũng cần cảm ứng để tìm ra lời giải đúng nhất và ngắn gọn nhất. Cho dù những học sinh đó đều tiếp thu kiến thức như nhau về phương pháp. Huống chi, những dự báo cho tương lai một cách chi tiết như các phương pháp dự báo của Lý học, tất yếu tính cảm ứng rất quan trọng. Nhưng đó chỉ là yếu tố cần và không phải yếu tố quyết định.

Đoạn cuối trong phần này, tác giả viết:

Một đặc trưng quan trọng khác của khoa học là mối liên hệ mật thiết với công nghệ: khoa học thúc đẩy công nghệ và ngược lại, và đó là cách để cả hai cùng phát triển hiệu quả.

Điều này hoàn toàn có vẻ như đúng trong nhận thức hiện nay. Nhưng đó là chúng ta sống trong thời đại hiện nay và nhận thực được lịch sử diễn biến với thực tế của các ứng dụng khoa học. Thực tế này vẫn đang phát triển để đi đến hoàn thiện. Còn thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết trên thực tế đã tồn tại trong thời đại của nó mà chúng ta không sống trong đó. Ngày nay chúng ta chỉ nhận thấy được những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của nó. Và chính những phương pháp luận của học thuyết này thể hiện qua phương pháp ứng dụng trên nhiều phương diện, đã cho thấy nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh trong quá khứ của một nền văn minh đã mất. Chính những phương pháp ứng dụng của nó cho thấy tính liên quan mật thiết với cuộc sống mà tác giả diễn đạt là "mối liên hệ mật thiết với công nghệ".

Như vậy, vấn đề mà tác giả đặt ra trong sự phân tích này - về tính khoa học của một lý thuyết: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm - thực chất chỉ là lịch sử diễn tiến về một lý thuyết. Nó chưa xác định được lý thuyết đó có phản ánh đúng chân lý hay không - nếu sự phản nghiệm chứng minh được là sai.

Bởi vậy, có thể nói rằng:

Ngay từ cách đặt vấn đề của tác giả đã sai về nguyên tắc phản biện, khi đưa ra một tiêu chí không phù hợp cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng hoặc sai.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

Nhân chuyện cái “cung tên” siêu hình của phong thủy…

Tiếp theo.

Ông Đỗ Kiên Cường cho rằng: Phong thủy không phải là một khoa học, mà nó chỉ giống khoa học. Hay nói theo như ông Nguyễn Văn Tuấn là "giả khoa học" và tôi đã biện minh (Xin xem đường link ở bài trên). Nhưng tôi quan niệm rất rõ ràng: Khoa học và phi khoa học, không có vấn đề "hàng giả" cho một lý thuyết khoa học, hoặc một phương pháp ứng dụng sử dụng phương pháp luận của nó, khi mà phong thủy đã ra đời từ khi nhân loại chưa có khái niệm khoa học. Chúng ta quán xét lập luận của ông Đỗ Kiên Cường trong đoạn tiếp theo.

* Phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học

Rất khó trình bày ngắn gọn bản chất của phong thủy. Điều đó thực ra không lạ, vì đây là đặc điểm chung của các học thuyết cổ xưa, dù là Đông hay Tây. Với nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai, trong trường hợp tốt nhất thì các học thuyết đó mới chỉ có tính duy vật thô sơ và tính biện chứng chất phác mà thôi. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngoại lệ.

Cũng như hầu hết các học thuyết phương Đông khác, phong thủy dựa trên dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành, cho rằng trong tự nhiên (và cả trong các sinh vật) luôn luân chuyển một dạng năng lượng thiết yếu gọi là khí (qi). Có sinh khí và tử khí; trong sinh khí lại có khí âm và khí dương. Nhiệm vụ của phong thủy là xây dựng nhà cửa, công trình, tìm nơi mai táng… ở nơi có sinh khí. Chẳng hạn sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do đó mà có tên phong thủy. Theo quan niệm của phong thủy thì vận mệnh của một quốc gia, một gia tộc hay một cá nhân có khi phụ thuộc vào hướng của một con đường, vị trí của một tòa nhà hay cách sắp xếp của một căn phòng. Và nhờ một thầy địa lý có tài, khi đã táng được cụ tổ tại vị trí có địa thế hàm một con rồng (mả táng hàm Rồng), con cháu trong nhà không đại phát không xong!

Posted Image

Sự sụp đổ của Hồ Quí Ly là do nhiều nguyên nhân, không phải do thành nhà Hồ không hợp phong thủy

Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại). Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Sẽ có rất nhiều người phản bác, khi cho rằng phong thủy có ích trong việc tìm hướng khi xây nhà, bố trí nội thất… Điều đó có thể không sai. Nhưng hãy lưu ý rằng, không cần phong thủy cũng có thể đạt được mục đích. Phương Tây đâu có phong thủy mà các công trình trường tồn? Và chỉ với cách tư duy hợp lý thì một người không hề biết kiến trúc cũng biết rằng, cửa hướng Đông hay Nam thì tốt hơn hướng Tây hay Bắc, nhà nên tựa vào núi và nhìn ra thung lũng chứ không phải ngược lại, nên trồng chuối phía sau và cau phía trước… Ngoài ra hiện tượng thì giống nhau nhưng quan niệm có thể khác nhau. Chẳng hạn cùng cho rằng đường đâm thẳng vào nhà thì không tốt, nhưng khoa học hiện đại quan niệm yếu tố mất an toàn (xe mất phanh lao vào nhà) và yếu tố thần kinh (tiếng ồn và tress thường trực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe) mới là nguyên nhân, chứ không phải do các luồng khí xấu như phong thủy.

Vậy phong thủy là gì? Trên blog của mình, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garval, Úc) xem phong thủy là giả khoa học (pseudoscience). Để mềm hóa, người viết xin dịch là “tựa khoa học”: phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học; về thực chất nó là một thuật để người xưa hành xử với môi trường, giống như y thuật giúp cha ông ta đối mặt với sức khỏe và bệnh tật.

Qua lập luận cứ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tác giả áp đặt một cách chủ quan và không cần chứng minh luận điểm của minh - và có thể của rất nhiều người khác trong quá khứ, cũng có ý tưởng tương tự. Chúng ta xem lại những luận cứ chủ yếu của tác giả qua những đoạn trích lại một lần nữa sau đây:

Rất khó trình bày ngắn gọn bản chất của phong thủy. Điều đó thực ra không lạ, vì đây là đặc điểm chung của các học thuyết cổ xưa, dù là Đông hay Tây. Với nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai, trong trường hợp tốt nhất thì các học thuyết đó mới chỉ có tính duy vật thô sơ và tính biện chứng chất phác mà thôi. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngoại lệ.

Tôi tin rằng, bất cứ ai - có tư duy khoa học nghiêm túc - chỉ cần xem một cuốn gần như nhập môn phong thủy là cuốn Bát trạch Minh Cảnh với một thái độ khách quan, thì sẽ nhận thấy ngay tính qui ước và sự thể hiện một qui luật khách quan rất chặt chẽ trong phương pháp ứng dụng này- Ở đây tôi chưa bàn đến nó đúng hay sai, có cở sở thực tế nào để các qui ước đó phản ánh... - chính tính quy ước này đã chứng tỏ nó không thể là một "nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai". Chính tính qui ước chặt chẽ này, chứng tỏ nó phải phản ánh một qui luật tự nhiên mà nó nhận thức được. Thí dụ: Người nam sinh năm 72 phi cung Khảm, 71 phi cung Khôn....vv...Chưa bàn đến tại sao lại có qui ước vậy. Nếu xét toàn bộ nội dung chỉ Bát trạch Minh cảnh thì tính quy ước có hệ thống , qui luật và rất chặt chẽ. Do đó, nếu chỉ là một nhận thức trực quan, cảm tính thì không thể tự ý đặt ra một qui ước và có sự ứng dụng hiệu quả trải hàng Thiên niên kỷ như vậy.

Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại). Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh.

Tác giả cho rằng: "bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác". Quan niệm này của tác giả không hề mới. Nó là nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ trước về thuyết Âm Dương Ngũ hành và tôi đã được đọc nhiều lần, từ hồi còn niên thiếu. Nhưng có thể nói rằng: Đó chỉ là cách nhìn thô sơ và chất phác về học thuyết này. Bởi vì, nếu nó thật sự thô sơ và duy vật chất phác thì không thể những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của nó - bao trùm lên mọi lĩnh vực và xuyên qua mọi không gian văn hóa cho đến tận ngày hôm nay.

Còn vấn đề mà tác giả nêu ra "Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại)".

- thì tôi cho rằng: Đây là một cách nhìn đúng với thực trạng của tất cả mọi lý thuyết khoa học hiện nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này và không đúng với thực trạng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Các học thuyết khoa học hiện nay - trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại mà chúng ta nhận thức được - đang trên con đường khám phá chân lý cuối cùng và chưa đạt đến chân lý cuối cùng. Nên nó cần sự tự phủ định để phát triển. Nhưng với thuyết Âm Dương Ngũ hành lại là một học thuyết đã hoàn chỉnh với một kiến thức vượt trôi - mà sự ứng dụng với phương pháp luận của nó trải rộng khắp mọi lĩnh vực liên quan đến con người, thì cách đặt vấn đề tự phủ định là không thích hợp. Đây chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tôi đã chứng minh. Không thể tự phủ định để này sinh một lý thuyết thống nhất thứ hai.

Từ những sai lần này, tác giả cho rằng:

Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Vì cách nhìn nhận thô sơ và chất phác với bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên tác giả đã có kết luận trên. Chúng ta đều biết rằng: Trong lịch sử văn minh Đông phương , nền Lý học Đông phương - vốn được coi là của văn minh Hoa Hạ - nhưng chưa một triều đại nào ở Trung Hoa và ở các nước được coi là ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống trong cấu trúc hình thái ý thức của xã hội Đông phương cổ đại. Và so với xã hội loài người cùng thời kỳ, nền văn minh Đông phương - vốn chỉ ảnh hưởng phần còn lại của học thuyết này - tỏ ra vượt trội so với văn minh Tấy Phương - ít nhất kéo dài đến thể ký XIV. Trài hơn 1500 năm đó, cơ cấu tổ chức, nền tảng đạo đức xã hội Đông phương cổ, tỏ ra chặt chẽ hơn hẳn tất cả các xã hội trên thế giới cùng giai đoan. Mà đến ngày nay, những nền tảng gốc rễ của cơ sỡ xã hội Đông phương cổ về các mối quan hệ con người, thể hiện trong lĩnh vực đạo đức vẫn còn phổ biến và mặc nhiên tồn tại trên thực tế. Còn những giá trị văn hóa Tây phương cổ thì đã bị biến dạng bởi sự phát triển hiện đại. Thực tế lịch sử đã cho thấy nhận xét trên của tác giả hoàn toàn không chính xác và mang tính phiến diện. Bởi vì, để một xã hội phát triển thì một giá trị văn hóa vượt trội chỉ là mộtt yếu tố cần, chứ không phải là yếu tố duy nhất. Do đó coi văn hóa nói chung là yếu tố duy nhất kìm hãm sự phát triển của xã hội nông nghiệp Đông phương tự nó đã sai lầm. Chưa nói đến tính thất truyền và không hoàn chỉnh của học thuyết này, nếu xem xét qua cổ thư chữ Hán.

Còn lập luận sau đây của tác giả cho thấy tác giả không nghiên cứu sâu về Phong thủy, mà - có lẽ - tác giả đã tiếp xúc với phong thủy qua những truyền thuyết và huyền thoại, nên hiểu sai - bởi vậy, tôi không bàn kỹ -

Cũng như hầu hết các học thuyết phương Đông khác, phong thủy dựa trên dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành, cho rằng trong tự nhiên (và cả trong các sinh vật) luôn luân chuyển một dạng năng lượng thiết yếu gọi là khí (qi). Có sinh khí và tử khí; trong sinh khí lại có khí âm và khí dương. Nhiệm vụ của phong thủy là xây dựng nhà cửa, công trình, tìm nơi mai táng… ở nơi có sinh khí. Chẳng hạn sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do đó mà có tên phong thủy. Theo quan niệm của phong thủy thì vận mệnh của một quốc gia, một gia tộc hay một cá nhân có khi phụ thuộc vào hướng của một con đường, vị trí của một tòa nhà hay cách sắp xếp của một căn phòng. Và nhờ một thầy địa lý có tài, khi đã táng được cụ tổ tại vị trí có địa thế hàm một con rồng (mả táng hàm Rồng), con cháu trong nhà không đại phát không xong!

Nhưng có ý này của tác giả, tôi nghĩ cũng cần làm sáng tỏ:

Sẽ có rất nhiều người phản bác, khi cho rằng phong thủy có ích trong việc tìm hướng khi xây nhà, bố trí nội thất… Điều đó có thể không sai. Nhưng hãy lưu ý rằng, không cần phong thủy cũng có thể đạt được mục đích. Phương Tây đâu có phong thủy mà các công trình trường tồn? Và chỉ với cách tư duy hợp lý thì một người không hề biết kiến trúc cũng biết rằng, cửa hướng Đông hay Nam thì tốt hơn hướng Tây hay Bắc, nhà nên tựa vào núi và nhìn ra thung lũng chứ không phải ngược lại, nên trồng chuối phía sau và cau phía trước… Ngoài ra hiện tượng thì giống nhau nhưng quan niệm có thể khác nhau. Chẳng hạn cùng cho rằng đường đâm thẳng vào nhà thì không tốt, nhưng khoa học hiện đại quan niệm yếu tố mất an toàn (xe mất phanh lao vào nhà) và yếu tố thần kinh (tiếng ồn và tress thường trực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe) mới là nguyên nhân, chứ không phải do các luồng khí xấu như phong thủy.

Tôi nghĩ rằng tác giả đã nhầm lẫn giữa tri thức phong thủy và kiến trúc xây dựng, khi viết rằng:

Nhưng hãy lưu ý rằng, không cần phong thủy cũng có thể đạt được mục đích. Phương Tây đâu có phong thủy mà các công trình trường tồn?

Phương Tây quả là có một tri thức kiến trúc và xây dựng vượt trội, nhưng điều đó không có nghĩa là vì nó không có kiến thức phong thủy nên nó tốt hơn. Tri thức phong thủy là một bộ môn khoa học - tôi xác định điều này và đã chứng minh trong "Hội Thảo Phong Thủy là khoa học" - nghiên cứu chuyên sâu về sự ảnh hưởng của môi trường, cấu trúc hình thể nhà cửa, thiên nhiên và vũ trụ liên quan đến con người thông qua ngôi nhà. Còn kiến trúc và xây dựng chỉ nghiên cứu về kết cấu và tính thẩm mỹ. Mặc dù cả hai đều phục vụ cho con người, nhưng đó là hai mảng kiến thức khác nhau. Nó có thể bổ sung một cách hài hòa cho nhau, chứ không hề phủ định nhau. Cho nên cấn phải hiểu rằng: Phương Tây không có kiến thức phong thủy, chứ không phải là nó không cần phong thủy. Người ta có thể bằng kinh nghiệm để xây nhà sao cho thuận tiện với cuộc sống của mình, như tác giả viết:

Và chỉ với cách tư duy hợp lý thì một người không hề biết kiến trúc cũng biết rằng, cửa hướng Đông hay Nam thì tốt hơn hướng Tây hay Bắc, nhà nên tựa vào núi và nhìn ra thung lũng chứ không phải ngược lại, nên trồng chuối phía sau và cau phía trước… Ngoài ra hiện tượng thì giống nhau nhưng quan niệm có thể khác nhau. Chẳng hạn cùng cho rằng đường đâm thẳng vào nhà thì không tốt, nhưng khoa học hiện đại quan niệm yếu tố mất an toàn (xe mất phanh lao vào nhà) và yếu tố thần kinh (tiếng ồn và tress thường trực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe).

Nhưng tri thức phong thủy là một hệ thống ứng dụng phức tạp với những quy chuẩn có tính quy luật, tính hệ thống, khách quan, hoàn toàn không phải do những kinh nghiệm "thô sơ" và "chất phác " như cách giải thích của tác giả.

Bây giờ, chúng ta bàn tới vấn đề của ngay tiêu đề nhỏ trong phần này của tác giả và có lẽ cũng là ý của ông Nguyễn Văn Tuấn:

* Phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học

Tôi tin rằng: Cả ông Nguyễn Văn Tuấn và tác giả, khi chỉ ra cái "có vẻ giống" khoa học thì sẽ không thể chứng minh được nó "không phải khoa học". Tôi chờ đợi các nhà khoa học thế giới xác minh và tham gia điều này, trong đó có ông Nguyễn Văn Tuấn và tác giả.

Cá nhân tôi, người tổ chức cuộc hội thảo "Phong thủy là khoa học" sẽ chịu trách nhiệm với quan điểm của mình và chấp nhận phản biện trên tinh thần cầu tìm chân lý.

Còn tiếp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài tham khảo

Phản biện quan điểm của ông Đỗ Kiên Cường

19-03-2007

Trên loạt bài về ngoại cảm tâm linh gần đây trên báo An Ninh có ý kiến của ông Đỗ Kiên Cường :

Nhà nghiên cứu, đại tá Đỗ Kiên Cường, phân viện phó Phân viện Vật lý y sinh học, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng): Các lí do nghi ngờ ngoại cảm:

1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của một khoa học tốt, nhưng môn ngoại tâm lý thì không đạt được một tiến bộ đáng kể nào sau cả trăm năm.

2. Ngoại cảm được định nghĩa một cách khác thường, không phải theo nghĩa nó là cái gì mà theo nghĩa nó không là cái gì!

3. Các tuyên bố về chứng cứ khoa học của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi quan điểm thông thường của môn thống kê học.

4. Các nghiên cứu ngoại cảm thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận.

5. Ngoại cảm không liên quan với bất cứ một lý thuyết khoa học đã được xác lập nào.

6. Tính lặp lại là điều cốt tử của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thỏa mãn tiêu chí này.

7. Ngụy tạo, lừa gạt là bạn đồng hành với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử.

Tuy nhiên những nhận định của ông Đỗ Kiên Cường này hoàn toàn chỉ là mang danh khoa học, mà thực sự thiếu sự nhận định chính xác.Và đây là ý kiến của một đọc giả của báo An Ninh chỉ ra sự lệch lạc trong lý luận của ông Đỗ Kiên Cường.

1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của một khoa học tốt, nhưng môn ngoại tâm lý thì không đạt được một tiến bộ đáng kể nào sau cả trăm năm.

Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại trên thực tế chứ không phải là một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học, nên không thể đòi hỏi sự phát triển. Cũng như quả cà chua là một hiện tượng tồn tại trên thực tế thì nó vẫn cứ vậy hàng ngàn năm không thể phát triển, đến khi điều kiện môi trường thay đổi .

2. Ngoại cảm được định nghĩa một cách khác thường, không phải theo nghĩa nó là cái gì mà theo nghĩa nó không là cái gì!

Vì là một hiện tượng tồn tại trên thực tế và không phải là một hiện tượng phổ biến, nên việc định nghĩa và giải thích nó tủy theo khả năng tri thức nhận xét về nó.

3. Các tuyên bố về chứng cứ khoa học của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi quan điểm thông thường của môn thống kê học.

Là một hiện tượng tồn tại trên thực tế thì chính thực tế là chứng cứ tự thân khách quan của nó.

4. Các nghiên cứu ngoại cảm thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận.

Đó là do tri thức của các nhà nghiên cứu khi nhận xét về hiện tượng ngoại cảm, chứ không phải là chứng cứ phủ nhận một thực tại ngoại cảm.

5. Ngoại cảm không liên quan với bất cứ một lý thuyết khoa học đã được xác lập nào.

Ngoại cảm là đối tượng nghiên cứu trên cơ sở các lý thuyết khoa học có giải thích được nó hay không, chứ bản thân nó không phải là một lý thuyết khoa học . Nó chỉ là một hiện tượng tồn tại trên thực tế . Bởi vậy không thể đạt điều kiện nó phải liên hệ với một lý thuyết khoa học. Mà ngược lại lý thuyết khoa học có giải thích được nó hay không . Không thể buộc cac 1lý thuyết khoa học hiện tại phải giải thích được tất cả mọi hiện tượng . Mà là chính các hiên tượng chưa giải thích được khiến con người phải hoàn chỉnh các lý thuyết hiện hữu.

6. Tính lặp lại là điều cốt tử của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thỏa mãn tiêu chí này.

Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại trên thực tế chứ không phải là một thực nghiệm của một giả thiết hoặc lý thuyết khoa học, nên không thể đỏi hỏi điều kiện này .

7. Ngụy tạo, lừa gạt là bạn đồng hành với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử.

Sự lừa đảo có thể xảy ra ngay trong nghiên cứu khoa học hoặc bất cứ ngành nghề nào.

Tóm lại Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại trên thực tế , chứ không phải là một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học, nên không thể lấy tiêu chí cho một lý thuyết khoa học để biện giải, mà vấn đề đặt ra là: Tri thức khoa học hiện tại giải thích hiện tượng này như thế nào.

Và với những ý kiến của mình thì ông Đỗ Kiên Cường càng tự chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về những vấn đề ý thức và sự tồn tại của ý thức. Ngoại cảm chỉ là một hiện tượng nên nó không thể phát triển như lý luận và những hiện tượng này sẽ ngày càng phát triển, để giải thích những hiện tượng như vậy thì cần phải có cả một hệ thống lý thuyết đi kèm.

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=8266

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

Nhân chuyện cái “cung tên” siêu hình của phong thủy…

Tiếp theo.

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Phong thủy, Tử Vi, Bốc Dịch, Đông y....vv....nói tóm lại tất cả cái mớ hỗn độn của Lý Học Đông phương, mà thế giới hiện đại biết được qua cổ thư chữ Hán - mà một thời bị nhìn nhận một cách ấu trĩ là mê tín dị đoan ấy - đã đến nay trải hàng ngàn năm. Tự thân sự tồn tại ấy đã là một thực tế khách quan và xuyên qua mọi không gian lịch sử văn hóa khác nhau của nhân loại. Cho đến ngày này, khi tri thức khoa học hiện đại và một thế giới thông tin toàn cầu, những tưởng, ba cái thứ "mê tín dị đoan " đó bị xẹp lép vì ánh sáng khoa học. Nhưng ngược lại, nó lại phổ biến hơn nữa và ngày càng có nhiều nhà khoa học nhận thức được tính chân lý của nó. Có không ít sách và các bài viết của các nhà khoa học hàng đầu bắt đầu chú ý về Lý học Đông phương. Nhận xét của họ, tỏ ra sâu sắc hơn nhiều so với cách đây nửa thế kỷ, khi ngày ấy họ cho rằng: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành" và "Đạo Đức Kinh" chỉ là thuyết duy vật thô sơ, Phong thủy Đông Y chỉ là kinh nghiệm....vv...

Bởi vậy, tôi nghĩ sự phản bác của tác giả hơi vội vã và tôi tin rằng, tác giả chưa tìm hiểu kỹ về Lý học Đông phương, cụ thể là phong thủy. Dưới đây là sự phân tích đoạn cuối cùng của bài viết trên, mà tác giả đã viết:

* Không nên theo những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học

Khi bình về hai tấm ảnh Nhà Trắng và Dinh Độc Lập, một số nhà phong thủy cho rằng vì Nhà Trắng có đủ các yếu tố Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tước; trong khi Dinh Độc Lập bị “lộ cốt” xét về mặt phong thủy. Ẩn ý của tác giả không thể rõ ràng hơn: Nước Mỹ hùng mạnh vì Nhà Trắng hợp phong thủy; còn chính quyền Sài Gòn thất bại vì công trình của KTS Ngô Viết Thụ! Lập luận sai lầm đó (thuận phong thủy thì sống, nghịch phong thủy thì chết) có thể dẫn tới những suy đoán không mấy tốt lành theo ý đồ riêng của tác giả, nhưng người viết không muốn đi ra ngoài vấn đề học thuật thuần túy. KTS Ngô Viết Thụ nhận được nhiều lời khen về kiến trúc Dinh Độc Lập, mà hàng trúc (bị phong thủy xem là lộ cốt) là một sáng tạo đáng giá. Có thể chưa toàn bích, nhưng Dinh Độc Lập là một sáng tạo kiến trúc đáng khen ngợi. Lên tiếng chê, phải chăng phong thủy đi ngược với kiến trúc hiện đại?

Gần đây khi bàn về quy hoạch Hà Nội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc xây dựng một trục lộ sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Để tăng sức nặng cho lập luận, một vị kiến trúc trúc sư cho rằng trong quá khứ, một cung tên tương tự là “nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng nhà Hồ”.

Posted Image

Nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học

Rõ ràng là tuy sống sau tới 600 năm, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc hậu so với vị thái tử nhà Hồ. Khi vua cha lo lập binh hùng tướng mạnh, thì Hồ Nguyên Trừng canh cánh trong lòng “thần chỉ lo lòng dân không theo”. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại của Hồ Qúy Ly, một nhà cải cách lớn, nhưng lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước.

Người viết mạnh dạn đề nghị bạn đọc tham khảo cuốn Sụp đổ của Jared Diamond (NXB Tri Thức, 2006) nổi danh toàn cầu để xem khoa học hiện đại giải thích tại sao một xã hội thành công hay thất bại. Theo đó, năm yếu tố có thể dẫn tới sự sụp đổ của một xã hội: tổn hại môi trường, thay đổi khí hậu, quan hệ với các xã hội láng giềng thù địch, quan hệ với các đối tác thương mại không thân thiện và cách đối phó đối với các vấn đề môi trường.

Tạm xem Diamond có lý, vậy phong thủy có thể can thiệp vào yếu tố nào? Đó là tổn hại môi trường; tuy nhiên cách ứng phó thì hoàn toàn khác: Thay cho việc tìm cách nắn các con đường sao cho không tạo thành cung tên bắn hạ rồng (nên không thể Thăng Long, theo phong thủy), chúng ta nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học - chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh… dựa trên những hiểu biết hiện đại về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Người viết thực sự lo ngại trước thực trạng một bộ phận không nhỏ xã hội Việt Nam vẫn còn tư duy và hành xử dựa trên những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học. Nó có thể là một trở lực đối với nỗ lực cất cánh.

Đỗ Kiên Cường

Có thể nói rằng: Ngay từ đoạn đầu của phần này, tác giả đã nhầm lẫn giữa một phương pháp ứng dụng và khả năng cụ thể của người ứng dung phương pháp đó. Tác giả viết:

Khi bình về hai tấm ảnh Nhà Trắng và Dinh Độc Lập, một số nhà phong thủy cho rằng vì Nhà Trắng có đủ các yếu tố Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tước; trong khi Dinh Độc Lập bị “lộ cốt” xét về mặt phong thủy. Ẩn ý của tác giả không thể rõ ràng hơn: Nước Mỹ hùng mạnh vì Nhà Trắng hợp phong thủy; còn chính quyền Sài Gòn thất bại vì công trình của KTS Ngô Viết Thụ! Lập luận sai lầm đó (thuận phong thủy thì sống, nghịch phong thủy thì chết) có thể dẫn tới những suy đoán không mấy tốt lành theo ý đồ riêng của tác giả, nhưng người viết không muốn đi ra ngoài vấn đề học thuật thuần túy. KTS Ngô Viết Thụ nhận được nhiều lời khen về kiến trúc Dinh Độc Lập, mà hàng trúc (bị phong thủy xem là lộ cốt) là một sáng tạo đáng giá. Có thể chưa toàn bích, nhưng Dinh Độc Lập là một sáng tạo kiến trúc đáng khen ngợi. Lên tiếng chê, phải chăng phong thủy đi ngược với kiến trúc hiện đại?

Gần đây khi bàn về quy hoạch Hà Nội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc xây dựng một trục lộ sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Để tăng sức nặng cho lập luận, một vị kiến trúc trúc sư cho rằng trong quá khứ, một cung tên tương tự là “nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng nhà Hồ”.

Posted Image

Nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học

Rõ ràng là tuy sống sau tới 600 năm, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc hậu so với vị thái tử nhà Hồ. Khi vua cha lo lập binh hùng tướng mạnh, thì Hồ Nguyên Trừng canh cánh trong lòng “thần chỉ lo lòng dân không theo”. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại của Hồ Qúy Ly, một nhà cải cách lớn, nhưng lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước.

Tôi cứ cho rằng tác giả đã đúng. Tức là không hề có chuyện lộ cốt trong thiết kế Đinh Độc Lập làm nên sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn; cũng không hề có chuyện con đường mũi tên làm nên sự sụp đổ của triều đại Hồ Quý Ly; cũng chẳng phải vì tóa nhà Trắng có đủ Thanh Long Bạch hổ...vv....mà làm nên sự hùng mạnh của Hoa Kỳ. Thì điều này vẫn có thể giải thích rằng: Đó là nhận xét sai do khả năng của người ứng dụng phương pháp phong thủy. Gần đây, chúng ta đều biết rằng hãng Toyota, đang phải thu hồi hàng vạn chiếc xe hơi vì lỗi kỹ thuật. Sai lầm của cả một hãng xe hơi, chứ không phải của một vài con người. Nhưng không phải vì thế mà giới khoa học quốc tế cho rằng xe hơi là không có cơ sở khoa học và là một thứ siêu hình. Đó là tôi giả thiết tác giả đã đúng. Nhưng thực tế thì những tiêu chí của Phong Thủy đã đặt những vấn đề nêu trên, từ hàng ngàn năm trước, khi mà thành nhà Hồ, tòa Nhà Trắng và cả dinh Độc Lập chưa hề tồn tại. Sự trùng khớp giữa các hiện tương với những tiêu chuẩn quy ước của phong thủy, khiến nó phải giải thích như nó đã giải thích. Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng: Phong thủy không bao giờ là yếu tố duy nhất, quyết định số phận của một quốc gia. Cũng như có tên lửa hạt nhân chưa phải là điều kiện duy nhất để xác định một quốc gia có hùng mạnh hay không. Phong thủy - với tư cách là một bộ môn khoa học ứng dụng, nhằm phục vụ cho cuộc sống của xã hội và con người. Nó là một yếu tố cần, chứ không phải duy nhất. Sự ứng dụng bao trùm của Phong thủy trải rộng trên mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó - từ hình thể quốc gia, địa thế sông núi, cho đến các công trình kiến trúc liên quan đến các vấn đề hành chính của quốc gia đó. Bởi vậy, việc đưa các hiện tượng cụ thể - như dinh Độc Lập lộ cốt, thành nhà Hồ bị xung sát khí của con đường mũi tên, tòa Bạch Ốc đủ Thanh Long Bạch hổ..vv..chỉ là sự minh họa cụ thể cho những tiêu chí và quy ước của môn phong thủy. Nếu phân tích toàn diện theo phương pháp luận và tiêu chí Phong thủy thì không thể chỉ giới hạn như vậy. Ngay cả trong trường hợp sự sụp đổ, hoặc phát triển của một quốc gia được phân tích dưới góc nhìn toàn diện của khoa phong thủy thì đó cũng chỉ là một yếu tố cần, chứ không phải là yếu tố duy nhất.

Phong thủy không hề đi ngược với kiến trúc hiện đại, mà nó là một tri thức cần phối hợp với tri thức kiến trúc hiện đại mà tôi đã trình bày ở trên.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành quan niệm rằng:

Sự hài hòa và cân đối - trên mọi phương diện - làm nên sự tồn tại phát triển.

Đây có phải là một ý tưởng khoa học hay không?

Tác giả quan niệm rằng:

Người viết mạnh dạn đề nghị bạn đọc tham khảo cuốn Sụp đổ của Jared Diamond (NXB Tri Thức, 2006) nổi danh toàn cầu để xem khoa học hiện đại giải thích tại sao một xã hội thành công hay thất bại. Theo đó, năm yếu tố có thể dẫn tới sự sụp đổ của một xã hội: tổn hại môi trường, thay đổi khí hậu, quan hệ với các xã hội láng giềng thù địch, quan hệ với các đối tác thương mại không thân thiện và cách đối phó đối với các vấn đề môi trường.

Tạm xem Diamond có lý, vậy phong thủy có thể can thiệp vào yếu tố nào? Đó là tổn hại môi trường; tuy nhiên cách ứng phó thì hoàn toàn khác: Thay cho việc tìm cách nắn các con đường sao cho không tạo thành cung tên bắn hạ rồng (nên không thể Thăng Long, theo phong thủy), chúng ta nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học - chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh… dựa trên những hiểu biết hiện đại về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Phong thủy là một tri thức nghiên cứu về những yếu tố tương tác mang tính quy luật của tự nhiên với con người. Thuận theo phong thủy, tức là thuận theo quy luật của tự nhiên. Những tri thức của khoa học hoàn toàn không xa lạ với những giá trị đích thực của phong thủy - thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương tử và là sự tiếp tục của một nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã tồn tại trên Địa cầu, mà tôi đã chứng minh. Trong phạm vi nghiên cứu của Phong thủy là sự tương tác có tính quy luật của môi trường với con người. Ở miến nam Dương Tử, cho đến ngày hôm nay, chúng ta không hề thấy một công trình đồ sộ nào gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

Còn đây là một thí dụ về kiến thức của khoa học hiện đại và sự ảnh hưởng của nó với môi trường:

Biển kín lớn thứ 4 thể giới trước nguy cơ "Khai tử"

Thứ Hai, 05/04/2010 - 16:02

(Dân trí) - Từng là biển kín lớn thứ 4 thế giới nhưng biển Aral đã bị mất 90% lượng nước chỉ trong vài chục năm qua. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon gọi đây là một trong những thảm hoạ môi trường gây sốc nhất hành tinh.

Posted Image

Biển Aral năm 1989 (trái) và năm 2008 (phải).

Biển Aral, nằm ở Trung Á, là một vùng biển kín, vì thế có thể được gọi là hồ vì không thông với biển khác. Tuy vậy, hồ duy trì được nồng độ muối khá cao, tương đương với nồng độ của đại dương.

Tuy nhiên, biển Aral đã giảm 90% lượng nước kể khi các con sông đổ nước vào đó phần lớn được chuyển sang một dự án của Liên Xô cũ nhằm thúc đẩy sản lượng bông trong vùng khô cằn.

Việc vùng biển bị “bốc hơi” đã làm tổn hại tới ngành đánh bắt cá từng rất phát triển và khiến những người đánh bắt cá lâm vào cảnh khốn khó trong vùng đất hoang đầy cát. Biển bị cạn nước cũng tạo ra các lớp cát lẫn muối mà gió có thể thổi bay tới các vùng xa xôi như Scandinavia hay Nhật Bản. Người dân địa phương phải gánh chịu những vấn đề về sức khoẻ.

Posted Image

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon thăm biển Aral.

Thư thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã đi thị sát biển Aral bằng trực thăng nhân chuyến thăm 5 quốc gia Trung Á.

“Tại bến tàu, tôi không nhìn thấy gì cả. Tôi chỉ nhìn thấy một bãi tha ma của những con tàu”, ông Ban nói sau khi đặt chân tới Nukus, thành phố lớn gần nhất và cũng là thủ phủ của vùng tự trị Karakalpak.

“Đây rõ ràng là một trong những thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất của thế giới. Tôi rất sốc”, ông Ban nhấn mạnh.

Posted Image

Biển Aral bị bốc hơi tại Uzbekistan nhìn từ trực thăng.

Thảm hoạ biển Aral là một trong những mối quan tâm đầu tiên của ông Ban trong chuyến thăm kéo dài 6 ngày tại khu vực. Ông Ban đang kêu gọi lãnh đạo các nước đặt sang một bên những mẫu thuẫn để hợp tác nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

“Tôi đề nghị tất cả các nhà lãnh đạo hãy ngồi xuống với nhau để tìm ra giải pháp”, ông Ban nói và cam kết sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, sự hợp tác đang bị cản trở bởi những bất đồng liên quan tới việc quốc gia nào có quyền với vùng nước hiếm và sử dụng chúng ra sao.An Bình

Theo AP

Kính thưa quí vị quan tâm.

Đây chỉ là một thí dụ. Chúng ta có quá nhiều thí dụ về sự hủy hoại môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên trên thế giới do thiếu hiểu biết - nhưng lại nhân danh những tri thức hiện đại, hoặc là hệ quả của nó - gây ra. Tri thức khoa học hiện đại - cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này - chưa phải là kết luận cuối cùng cho nhận thức của con người với thiên nhiên. Cho nên, sai lầm và sự tự phủ định của tri thức khoa học là điều tất yếu, như tôi đã trình bày. Bởi vậy, khi tác giả viết - hoàn toàn chính xác rằng:

chúng ta nên triển khai quy hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học - chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh… dựa trên những hiểu biết hiện đại về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Thì vấn đề được tiếp tục đặt ra là: Tri thức khoa học hiện đại đã chứng tỏ nó là sự hiểu biết đầy đủ về "Mối quan hệ giữa thiên nhiên - xã hội và con người" hay chưa?

Nếu nói nó đã đầy đủ thì chắc không có chuyện cả thế giới nhốn nháo vì hiệu ứng nhà kính mà con người gây ra, mà hồ Aral là một ví dụ. Bởi vậy, việc nghiên cứu Phong Thủy và ứng dụng - như hàng ngàn năm nay xã hội Đông phương cổ đại đã ứng dụng xuyên không gian và thời gian lịch sử văn hóa của nhân loại, chính là một thái độ khoa học nghiêm túc, trước một tồn tại khách quan.

Câu cuối cùng của bài này, tác giả viết:

Người viết thực sự lo ngại trước thực trạng một bộ phận không nhỏ xã hội Việt Nam vẫn còn tư duy và hành xử dựa trên những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học. Nó có thể là một trở lực đối với nỗ lực cất cánh.

Kính thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Cách đây chừng khoảng mưới năm, trên các phương tiên thông tin đại chúng và sách báo, luận văn chính thức, thường xuất hiện một câu trở nên thành ngữ là "Đi tắt, đón đầu", trong việc phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của Việt Nam, vốn đã lạc hậu với thế giới. Một ý tưởng đúng! Nhưng để thực hiện được ý tưởng này thì điều kiện tiên quyết là phải biết được thế giới sẽ đi về đâu, để có thể biết đích đến mà đi tắt đón đầu. Để tìm được bước tới của nhân loại, nói gần thì gọi là tầm nhìn, nói xa là khả năng dự báo, còn giỏi hơn nữa là khả năng tiên tri. Khả năng tiên tri là một tiêu chí cần yếu cho một lý thuyết khoa học. Điều này tất cả những nhà khoa học trên thế giới đều thừa nhận. Nhưng oái oăm thay. Khả năng tiên tri tuyệt vời nhất, vượt xa tất cả những lý thuyết khoa học hiện đại, có phương pháp, quy chuẩn và tiêu chí rõ ràng lại thuộc về Lý học Đông phương, trong đó có bộ môn Phong Thủy. Cho dù, người ta không hiểu tại sao nó như vậy, cho dù người ta giải thích nó và nhìn nó như thế nào, chỉ trích hay ủng hộ - thì - khả năng tiên tri huyền thoại ấy vẫn tồn tại trên thực tế khách quan, xuyên qua mọi không gian và thời gian lịch sử, sừng sững thách đố trí tuệ của cả nhân loại.

Giới khoa học không chỉ một lần và không chỉ một số ít người, không chỉ một giai đoạn - cho rằng Lý học Đông phương là mê tín dị đoan, là kiến thức thô sơ...vv....Nhưng đó chỉ là phê phán trên sự hiểu biết phiến diện và ít ỏi về Lý học Đông phương.

Thực ra nó đầy đủ yếu tố khoa học theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và điều này tôi đã chứng minh tại website này và công khai trong hội thảo với chủ đề "Tính khoa học trong phong thủy".

Qua Thế Trung giới thiệu - tác giả Đỗ Kiên Cường là một người nghiêm túc và duy khoa học. Bởi vậy, tôi rất tôn trọng tính nghiêm túc và tinh thần duy khoa học của tác giả. Tôi rất hy vọng tác giả sẽ biết đến sự biện minh của tôi qua bài viết này và cùng trao đổi để đi đến chân lý theo tinh thần khoa học. Tôi hy vọng rằng: Chân lý cuối cùng sẽ được sáng tỏ, Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm sẽ được phục hồi những giá trị đich thực, chân chính của nó sau hàng ngàn năm phủ bụi thời gian. Những trí thức huyền vĩ của nền văn minh cổ đại sẽ kết hợp với tri thức khoa học hiện đại và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, sẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn là của nhân loại.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

-------------------------------

Theo quan điểm của tôi thì Lý học Đông phương - trong đó có Phong thủy - có nguồn gốc từ nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên Địa cầu.

-------------------------------

Sấm truyền Maya - thảm họa hay khởi đầu kỷ nguyên mới?

21/05/2010 15:05 (GMT +7)

Ngày nay, chủ đề ngày tận thế 2012 được đề cập rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó được hàng triệu người biết và nhắc đến. Biết làm thế nào khác được nếu ngày tận thế đã được các tôn giáo của nhiều dân tộc, các nhà tư tưởng, nhà khoa học và những người nổi tiếng tiên đoán từ nhiều thế kỷ nay sẽ trở thành hiện thực?

Trong số những người có cùng quan điểm có cả John Bogoslov, Nostradamus, Newton, James Hansen, và nhiều nhà chiêm tinh học hiện đại khác. Nhưng dù sao thì hiện tại chúng ta vẫn đang còn sống và trái đất vẫn chưa ngừng quay.

Vậy có điều gì bí ẩn trong những lời tiên đoán này? Liệu chúng là sự thật hay chỉ là những điều bịa đặt? Hay đó chỉ là sự hoang tưởng bị kích động của những kẻ cuồng tín tôn giáo?

Posted Image

Bộ lịch kỳ bí này đã gây ra không biết bao nhiều tranh cãi

Theo hình dung của người Maya thì ngày 23/12/2012 sẽ kết thúc chu trình lịch thứ 13 – tức Kỷ nguyên Thái Dương thứ Tư. Đúng vào ngày này Chúa Polonakte sẽ xuống trái đất. Ngày tận thế bắt đầu.

Nhưng đồng thời, truyền thuyết của người Maya cũng nói rõ: kỷ nguyên thay đổi sẽ bắt đầu, đàn con của Báo sẽ được sinh ra với nhiều màu da khác nhau và sẽ sống trên toàn thế giới. Chúng sẽ đưa con người về với tình yêu, ánh sáng và cội nguồn.

Nền văn minh Maya cổ đại được hình thành thế nào?

Cho đến nay, không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Đã ba thập kỷ nay, rất nhiều cuộc tranh luận và bút chiến nổ ra giữa các nhà khoa học, chiêm tinh học đại diện cho các trường phái tôn giáo khác nhau tranh luận về đề tài này.

Posted Image

Kim tự tháp Maya.

Có quan điểm cho rằng, người Maya xuất thân từ một dân tộc cổ đại có tên là Olmec. Nhưng các giáo sĩ của bộ tộc Maya – những người bảo vệ ban ngày – nói rằng, sau khi vùng đất huyền thoại Atlantic tách ra, những nhóm người lớn đã di tản ra khắp nơi trên thế giới như: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Mỹ, Trung Quốc. Cho nên, ngày nay văn hóa của những nền văn minh này vẫn còn nhiều điểm chung: họ đều có các kim tự tháp, nét chữ viết giống nhau, cùng có ngành thiên văn học, tục thờ động vật…

Nền văn hóa của người Maya là độc nhất vô nhị. Nó phát triển độc lập ở vùng rừng mưa nhiệt đới. Người Maya từng sống trên vùng lãnh thổ của Mexico ngày nay và đã xây dựng các thành phố uy nghi ở đây. Các kim tự tháp của người Maya cao ngang với kim tự tháp của người Ai Cập. Họ còn xây dựng các đài thiên văn để theo dõi bầu trời. Những người bảo vệ thời gian – giáo sĩ Maya – đã từng tiên đoán về sự thay đổi khí hậu trên Trái đất.

Posted ImagePosted Image

Chữ cổ của người Maya

Vậy người Maya không có sắt và bánh xe đã bỏ ra biết bao công sức để xây dựng lên những công trình phức tạp và hoàn toàn chính xác ấy để làm gì? Phải chăng là để bảo vệ trước kẻ thù? Hay để chứng tỏ sức mạnh?

Kim tự tháp Polenke là một viên ngọc kiến trúc giữa rừng rậm. Theo tín ngưỡng của người Maya, tại đây tia nắng đầu tiên chiếu xuống trái đất và đây cũng chính là nơi kết thúc của hoàng hôn. Tại đây có đền thờ “Chữ khắc”, nơi mà tuyển tập chữ khắc và các bức bích họa của người Maya đã được tìm thấy.

Người Maya có hệ thống chữ viết hiện đại. Trong một thời gian dài trước đây, người ta cho rằng không thể giải mã được chữ của người Maya. Nhưng nhà khoa học Nga Yuri Knorozov hiện đang sống tại Mexico đã trở thành vị anh hùng dân tộc khi tìm ra chìa khóa giải mã những ký hiệu đó.

Nền văn minh Maya không hề thua kém bất kỳ nền văn minh cổ đại nào từng tồn tại trên Trái đất về mức độ vĩ đại, phát triển và thiên tài. Tất cả những gì họ có đều ở trình độ phát triển cao, như: toán học, thiên văn học, sự hiểu biết về tâm hồn, sự sáng tạo, y học và kiến trúc.

Posted Image

Kiến trúc kiểu Maya

Bộ lịch nổi tiếng của người Maya xuất hiện thế nào? Do ai tạo ra?

Trước đây, người ta không thể trả lời được những câu hỏi này. Các nhà khảo cổ, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về nền văn minh Maya và các nhà sử học đã đưa ra những kết luận khác nhau. Có một số quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, bộ lịch này là do người Maya đúc rút được từ nền văn minh phát triển và cổ đại hơn của người Olmec. Quả thật, trên lãnh thổ mà người Olmec từng sinh sống, người ta khai quật được những bản khắc trên đá và các hiện vật có đề ngày tháng theo lịch. Nhưng chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng người Olmec sáng tạo ra lịch.

Posted Image

Phụ nữ Maya

Quan điểm thứ hai cho rằng, theo truyền thuyết của người da đỏ, một nhà cầm quyền da trắng nào đó đã sáng tạo ra chữ viết, lịch và truyền những kiến thức này cho người da đỏ.

Quan điểm thứ ba cho rằng, những người bảo vệ ban ngày khẳng định rằng, những kiến thức này đến từ nền văn hóa Atlantic. Nền văn minh ngoài trái đất từ chòm sao Thất tinh đã dạy cho người dân của nền văn hóa Atlantic những kiến thức này. Dường như còn tồn tại bốn Á thần – tức Báo, đó là những vị thần đến trái đất sau thần Lũ lụt để vực lại sự sống cho trái đất. Họ đã tiến hành các lễ nghi thích ứng để xua tan sương mù khỏi trái đất và tặng quà cho con người – gồm chiếc túi tiên đoán, vương miện, chiếc đầu lâu bằng pha lê, cũng như dòng thời gian của chu kỳ ánh sáng (lịch).

Người Maya có cả thảy 20 bộ lịch. Nhưng chính xác nhất chỉ có hai bộ: Lịch Tzolkin Ritual với một năm 260 ngày và Lịch Thái Dương rất giống với lịch Gregory một năm có 365 ngày.

Hai bộ lịch này đều thể hiện chu kỳ đồng bộ 52 năm. Điều này có nghĩa là cứ 18.980 ngày hay 52 năm thì ngày Thánh lịch và lịch năm sẽ trùng nhau.

Posted Image

Tượng đá Maya

Con số 52 rất có ý nghĩa đối với người Maya, và sau này là đối với người Aztec. Cứ sau mỗi chu kỳ 52 năm thì tất cả lại kết thúc hoặc bắt đầu. Thậm chí tuổi thọ trung bình của người Maya cổ đại cũng là 52.

Người Maya cổ đại tính lịch dựa vào thuật chiêm tinh. Thuật chiêm tinh được thế giới ngày nay chấp nhận dựa vào vị trí của hành tinh trong hoàng đạo. Người Maya cũng biết về các chòm sao và họ cho rằng có 13 chòm sao. Thậm chí, họ còn biết đến cả chòm sao Ophiuchus.

Theo Đào Văn

Posted Image

---------------------------------------

Chúng ta hãy so sánh tượng đá miêu tả khăn choàng đầu người nữ Maya và Ai cập cổ đại. Phải chăng đây là những hình ảnh minh họa rõ nét hơn về một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất và chính họ là chủ nhân của bộ môn Phong Thủy?

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm

Nhân bài viết của Dienbatn, tôi phát hiện bài viết của Artemisia chỉ là một phần trong ba bài viết của ông Đỗ Kiên Cường. Tôi đã sưu tầm và đưa đủ ba bài lên đây và để tiện biện minh cho luận điểm của mình - "Phong thủy là khoa học" trước những ý kiến phản biện của tác giả.

-------------------------------------

Phong thủy có phải là khoa học hay không?

Nguồn:

http://huyminh.wordpress.com/2010/05/15/ph...-hoc-hay-khong/

Bài 1:

Trên TT&VH ngày 22-23-24/12/2009, có đăng ba bài viết về phong thủy nhân cuộc hội thảo của Trung tâm Lý học Đông Phương thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á (Việt Nam), tổ chức vào ngày 15/12/2009. Quan điểm xuyên suốt trong đó là xem phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại phương Tây, vì thế nên nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học chứ không nên dưới cái nhìn thần bí. Để trao đổi, bài viết dưới đây sẽ nêu các vấn đề sau: 1) Khoa học là gì?; 2) Phong thủy có phải là khoa học hay không?; 3) Nếu không phải là khoa học, vậy phong thủy là gì? Ngoài ra là một số vấn đề nhỏ như từ cái sai có thể suy ra cái đúng hay không, hay nên dạy phong thủy cho sinh viên kiến trúc như thế nào…

Khoa học là gì?

Theo nghĩa rộng, khoa học (xuất phát từ tiếng Latin scientia, có nghĩa là tri thức hay hiểu biết) là bất cứ một hệ thống tri thức hay thực hành có tổ chức nào. Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Khoa học thường được chia thành hai nhóm: 1) Khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, bao gồm sự sống. Vì thế nó được chia tiếp thành các khoa học vật lý (nghiên cứu thế giới không sống) và các khoa học sự sống (nghiên cứu thế giới sống); và 2) Khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu hành vi và xã hội con người. Đó đều là các khoa học thực nghiệm, theo nghĩa tri thức phải dựa trên các hiện tượng quan sát được và giới nghiên cứu có thể tổ chức thực nghiệm kiểm chứng chúng trong những điều kiện tương tự.

Toán học, đôi khi được xem thuộc nhóm thứ ba – các khoa học hình thức, có cả sự tương đồng và khác biệt với các khoa học tự nhiên và xã hội. Nó tương đồng với khoa học thực nghiệm vì nó nghiên cứu khách quan, cẩn trọng và có hệ thống một lĩnh vực tri thức; và nó khác biệt vì cách xử lý tri thức: nó không dựa trên thực nghiệm, mà trên các giả thiết tiên nghiệm (tiên đề). Khoa học hình thức, gồm cả thống kê học và logic học, có vai trò quan trọng với các khoa học thực nghiệm, nhất là trong việc hình thành giả thuyết, lý thuyết và định luật, cả trong việc khám phá và diễn giải các sự biến tự nhiên (khoa học tự nhiên) và cách thức suy nghĩ và hành xử của con người và xã hội (khoa học xã hội).

Một khoa học mới xuất hiện như thế nào? Nói chung nó thường trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết khác, thậm chí phải tìm nguyên lý nền tảng khác. Còn ngược lại, lý thuyết sẽ được thừa nhận và được bồi đắp thêm để ngày càng giải thích hiện thực tốt hơn. Theo Karl Popper, triết gia khoa học, thì một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi nó chứa đựng các yếu tố tự phủ định (biện chứng) nhằm tạo điều kiện cho các lý thuyết hoàn chỉnh hơn ra đời. Và đó là lí do người ta xem khoa học dựa trên sự nghi ngờ, còn tín ngưỡng dựa trên sự tin tưởng. Xin lưu ý rằng, nhận xét trên chỉ thuần túy mang tính nhận thức luận, chứ không hề xem khoa học và tôn giáo là đối thủ của nhau. Người viết từng cho rằng tôn giáo có vai trò không hề kém khoa học, thậm chí còn hơn, đối với xã hội loài người.

Một đặc trưng quan trọng khác của khoa học là mối liên hệ mật thiết với công nghệ: khoa học thúc đẩy công nghệ và ngược lại, và đó là cách để cả hai cùng phát triển hiệu quả. Vì thế chúng thường được ghép cặp với nhau về mặt thuật ngữ và có thể gây hiểu lầm. Chẳng hạn ta vẫn đòi hỏi khoa học phải làm ra tiền, trong khi chỉ công nghệ mới làm được điều đó. Đó là lý do các nghiên cứu của Curie về phóng xạ được công bố rộng rãi để mọi người cùng biết, còn công nghệ hạt nhân (bom hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử) là bí mật mà ta phải bỏ tiền ra mua. Một nhầm lẫn khác là đòi hỏi các nghiên cứu khoa học phải được ứng dụng vào thực tế, chứ không xếp trong ngăn kéo. Ở nước ngoài, ngay cả với các công nghệ có bản quyền, cũng chỉ số ít được ứng dụng, còn đa số an phận trong ngăn kéo của cơ quan cấp bản quyền.

Phong thủy là gì?

Đầu tiên cần nói rằng, rất khó trình bày ngắn gọn bản chất của phong thủy. Điều đó thực ra không lạ, vì đó là đặc điểm chung của các học thuyết cổ xưa, dù là Đông hay Tây. Với nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai, trong trường hợp tốt nhất thì các học thuyết đó mới chỉ có tính duy vật thô sơ và tính biện chứng chất phác mà thôi. Học giả Phan Ngọc từng nhận xét rằng, Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một tác phẩm rất khó hiểu, 40 dịch giả sẽ cho 40 bản dịch khác nhau, là một minh chứng cho điều đó. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngọai lệ.

Cũng như hầu hết các học thuyết phương Đông khác, phong thủy dựa trên dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành, cho rằng trong tự nhiên (và cả trong các sinh vật) luôn luân chuyển một dạng năng lượng thiết yếu gọi là khí (qi). Có sinh khí và tử khí; trong sinh khí lại có khí âm và khí dương. Nhiệm vụ của phong thủy là xây dựng nhà cửa, công trình, tìm nơi mai táng… ở nơi có sinh khí. Chẳng hạn sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do đó mà có tên phong thủy. Theo quan niệm của phong thủy thì vận mệnh của một quốc gia, một gia tộc hay một cá nhân có khi phụ thuộc vào hướng của một con đường, vị trí của một tòa nhà hay cách sắp xếp của một căn phòng. Và nhờ một thầy địa lý có tài, khi đã táng được cụ tổ tại vị trí có địa thế hàm một con rồng (mả táng hàm Rồng), con cháu trong nhà không đại phát không xong!

Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại). Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Sẽ có rất nhiều người phản bác, khi cho rằng phong thủy có ích trong việc tìm hướng khi xây nhà, bố trí nội thất… Điều đó có thể không sai. Nhưng hãy lưu ý rằng, không cần phong thủy cũng có thể đạt được mục đích. Phương Tây đâu có phong thủy mà các công trình trường tồn? Và chỉ với cách tư duy hợp lý thì một người không hề biết kiến trúc cũng biết rằng, cửa hướng Đông hay Nam thì tốt hơn hướng Tây hay Bắc, nhà nên tựa vào núi và nhìn ra thung lũng chứ không phải ngược lại, nên trồng chuối phía sau và cau phía trước… Ngoài ra hiện tượng thì giống nhau nhưng quan niệm có thể khác nhau. Chẳng hạn cùng cho rằng đường đâm thẳng vào nhà thì không tốt, nhưng khoa học hiện đại quan niệm yếu tố mất an toàn (xe mất phanh lao vào nhà) và yếu tố thần kinh (tiếng ồn và tress thường trực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe) mới là nguyên nhân, chứ không phải do các luồng khí xấu như phong thủy.

Vậy phong thủy là gì? Trên blog của mình, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garval, Úc) xem phong thủy là giả khoa học (pseudoscience). Để mềm hóa, người viết xin dịch là tựa khoa học: phong thủy có vẻ giống, nhưng không phải khoa học; về thực chất nó là một thuật để người xưa hành xử với môi trường, giống như y thuật giúp cha ông ta đối mặt với sức khỏe và bệnh tật.

Vĩ thanh

Vậy có nên dạy phong thủy cho sinh viên kiến trúc hay không? Người viết cho rằng, một sinh hoạt mang tính ngoại khóa thì được, chứ giảng dạy chính thức thì không nên, vì như đã trình bày, phong thủy không phải là khoa học. Lập luận không thể suy ra cái đúng từ cái sai nhằm bênh vực cho phong thủy cũng là một lập luận không chỉnh. Lịch sử khoa học cho thấy, khá nhiều lý thuyết, thậm chí cả một bộ môn khoa học, xuất phát từ quan niệm khởi phát sai lầm: thuật giả kim góp phần tạo ra môn hóa học; giả thuyết ê-te dẫn tới lý thuyết điện từ trường… Tuy nhiên đáng bàn hơn là một số lập luận dưới đây.

Trên TT&VH ngày 22/12/2009 có đăng hai tấm ảnh Nhà Trắng và Dinh Độc Lập với lời bình Nhà Trắng có đủ các yếu tố Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tước; trong khi Dinh Độc Lập bị “lộ cốt” xét về mặt phong thủy. Ẩn ý của tác giả không thể rõ ràng hơn: Nước Mỹ hùng mạnh vì Nhà Trắng hợp phong thủy; còn chính quyền Sài Gòn thất bại vì công trình của KTS Ngô Viết Thụ!

Lập luận sai lầm đó (thuận phong thủy thì sống, nghịch phong thủy thì chết) có thể dẫn tới những suy đoán không mất tốt lành đối với tác giả; nhưng người viết không muốn đi ra ngoài vấn đề học thuật thuần túy. KTS Ngô Viết Thụ nhận được nhiều lời khen về kiến trúc Dinh Độc Lập, mà hàng trúc (bị phong thủy xem là lộ cốt) là một sáng tạo đáng giá. Phương Đông xem trúc tượng trưng cho người quân tử. Có thể chưa toàn bích, nhưng Dinh Độc Lập là một sáng tạo kiến trúc đáng khen ngợi. Lên tiếng chê bai, phải chăng phong thủy đi ngược với kiến trúc hiện đại?

Gần đây khi bàn về qui hoạch Hà Nội, cũng xuất hiện một số ý kiến cực đoan, cho rằng việc xây dựng một trục lộ sẽ hợp với các đường vành đai tạo thành một cung tên bắn vào khu trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Để tăng sức nặng cho lập luận, một vị kiến trúc trúc sư cho rằng trong quá khứ, một cung tên tương tự là “nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng nhà Hồ” (vietnamnet, 20/4/2010).

Rõ ràng là tuy sống sau tới 600 năm, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc hậu so với vị thái tử nhà Hồ. Khi vua cha lo lập binh hùng tướng mạnh, thì Hồ Nguyên Trừng canh cánh trong lòng “thần chỉ lo lòng dân không theo”. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại của Hồ Quí Ly, một nhà cải cách lớn, nhưng lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước.

Sự hưng vong của một quốc gia hay một nền văn minh là chủ đề hết sức phức tạp, nên vẫn chưa được biết thật đầy đủ. Tuy nhiên người viết mạnh dạn đề nghị bạn đọc tham khảo cuốn Sụp đổ của Jared Diamond (NXB Tri Thức, 2006) để xem khoa học hiện đại giải thích tại sao một xã hội thành công hay thất bại. Bộ ba tác phẩm Loài tinh tinh thứ ba (về bản chất con người); Súng, vi trùng và thép (về định mệnh của các xã hội loài người); và Sụp đổ (về thành công hay thất bại của một xã hội) nổi danh toàn cầu và đều đã được xuất bản ra tiếng Việt. Theo Diamond, năm yếu tố có thể dẫn tới sự sụp đổ của một xã hội: tổn hại môi trường, thay đổi khí hậu, quan hệ với các xã hội láng giềng thù địch, quan hệ với các đối tác thương mại thiếu thân thiện và cách đối phó đối với các vấn đề môi trường.

Tạm xem Diamond có lý, vậy phong thủy có thể can thiệp vào yếu tố nào? Đó là tổn hại môi trường; tuy nhiên cách ứng phó thì hoàn toàn khác: Thay cho việc tìm cách nắn các con đường sao cho không tạo thành cung tên bắn hạ rồng (nên không thể Thăng Long, theo phong thủy), chúng ta nên triển khai qui hoạch kết hợp hài hòa các tiêu chí khoa học – chính trị – kinh tế – xã hội – an ninh… dựa trên những hiểu biết hiện đại về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Người viết thực sự lo ngại trước thực trạng một bộ phận không nhỏ xã hội Việt Nam vẫn còn tư duy và hành xử dựa trên những quan niệm sơ khai của thời tiền khoa học. Nó có thể là một trở lực đối với nỗ lực cất cánh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biên minh về bài viết:

Phong thủy có phải là khoa học hay không?

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi đã đưa lên một cách hoàn chỉnh bài viết của tác giả Đỗ Kiên Cường và tiếp tục biện minh trước những ý kiến của tác giả, mà bài dẫn trước - từ nguồn TT&VH chưa hoàn chỉnh. Những luận điểm phản biện của tác giả được bổ sung, thể hiện trong những đoạn trích dẫn sau:

Khoa học là gì?

Theo nghĩa rộng, khoa học (xuất phát từ tiếng Latin scientia, có nghĩa là tri thức hay hiểu biết) là bất cứ một hệ thống tri thức hay thực hành có tổ chức nào. Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Khoa học thường được chia thành hai nhóm: 1) Khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, bao gồm sự sống. Vì thế nó được chia tiếp thành các khoa học vật lý (nghiên cứu thế giới không sống) và các khoa học sự sống (nghiên cứu thế giới sống); và 2) Khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu hành vi và xã hội con người. Đó đều là các khoa học thực nghiệm, theo nghĩa tri thức phải dựa trên các hiện tượng quan sát được và giới nghiên cứu có thể tổ chức thực nghiệm kiểm chứng chúng trong những điều kiện tương tự.

Toán học, đôi khi được xem thuộc nhóm thứ ba – các khoa học hình thức, có cả sự tương đồng và khác biệt với các khoa học tự nhiên và xã hội. Nó tương đồng với khoa học thực nghiệm vì nó nghiên cứu khách quan, cẩn trọng và có hệ thống một lĩnh vực tri thức; và nó khác biệt vì cách xử lý tri thức: nó không dựa trên thực nghiệm, mà trên các giả thiết tiên nghiệm (tiên đề). Khoa học hình thức, gồm cả thống kê học và logic học, có vai trò quan trọng với các khoa học thực nghiệm, nhất là trong việc hình thành giả thuyết, lý thuyết và định luật, cả trong việc khám phá và diễn giải các sự biến tự nhiên (khoa học tự nhiên) và cách thức suy nghĩ và hành xử của con người và xã hội (khoa học xã hội).

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trên cơ sở luận điểm của tác giả về định nghĩa khái niệm khoa học - nếu được cho rằng đúng - thì cần phải so sánh với những hệ thống tri thức Phong thủy để chỉ ra tính phi khoa học của phương pháp Phong Thủy. Nhưng trong suốt bài viết của mình, tác giả đã không thực hiện điều này. Mà ông chỉ đưa ra những hiện tương riêng phần của Phong thủy chưa chứng minh được để phủ nhận tính khoa học của nó. Nhưng ngay trên cơ sở định nghĩa về khoa học của tác giả - tôi xin được chứng minh tính khoa học của phong thủy, tương tự việc tôi lấy ngay tiêu chí khoa học (có thể chỉ là riêng ông Nguyễn Văn Tuấn) để biện minh trước sự phản biện của ông - Mặc dù, định nghĩa về khoa học của tác giả chưa rốt ráo. (Nhưng bài viết này chỉ nhằm biện minh cho luận điểm của tôi, nên sẽ không bàn về tính chưa rốt ráo trong định nghĩa về khái niệm khoa học của tác giả).

Theo tác giả thì khái niệm khoa học là:

khoa học (xuất phát từ tiếng Latin scientia, có nghĩa là tri thức hay hiểu biết) là bất cứ một hệ thống tri thức hay thực hành có tổ chức nào. Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Trên cơ sở định nghĩa này , so sánh với hiểu biết của tôi về khoa phong thủy thì chúng hoàn toàn trùng khớp. Nó là một hệ thống tri thức và thực hành với các qui tắc và tiêu chí ứng dụng. Ngay cả theo nghĩa hẹp mà tác giả nói tới: "Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu". Vâng! Phong thủy hoàn toàn có đầy đủ yếu tố này. Nó áp dụng trên toàn cầu. Nó có đầy đủ tính thực nghiệm trên thực tế ứng dụng với thời gian quá đủ tính bằng thiên niên kỷ. Nó có một hệ thống lý thuyết thể hiện trong phương pháp luận của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Còn đoạn sau của câu - phần in đậm - tôi nghĩ tác giả hơi vội vã khi viết đầy đủ như sau:

Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học.

Nên tôi không đưa vào ý biện minh của tôi. Vì toàn văn của câu tác giả đề xuất sự giải thích khái niệm khoa học, nhưng lại đưa chính khái niệm cần giải thích để giải thích cho chính nó.

Tác giả quan niệm rằng:

Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.

Trên cơ sở này so sánh với hệ thống phương pháp ứng dụng của Phong thủy chúng hoàn toàn thỏa mãn. Chính tính hiệu quả của phong thủy trải hàng ngàn năm biện minh cho điều này. Tôi xin nhắc lại là:

Phong thủy không phải là một tôn giáo, một thứ niềm tin. Mà nó giải quyết những nhu cầu cụ thể của con người - cho dù người ta giải thích nó một cách huyền bí. Bởi vậy, nếu không có một hiệu quả được chứng nghiệm có khả năng tiên tri thì nó không thể có sự tồn tại vượt qua mọi thời gian và xuyên qua mọi không gian văn hóa, lịch sử của con người. Như tôi đã trình bày trong buổi phỏng vấn trên truyền hình Đà Năng: Phải có một chân lý đứng đằng sau hiệu quả ứng dụng này.

Tác giả phân loại khoa học và cho rằng:

Khoa học thường được chia thành hai nhóm: 1) Khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, bao gồm sự sống. Vì thế nó được chia tiếp thành các khoa học vật lý (nghiên cứu thế giới không sống) và các khoa học sự sống (nghiên cứu thế giới sống); và 2) Khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu hành vi và xã hội con người. Đó đều là các khoa học thực nghiệm, theo nghĩa tri thức phải dựa trên các hiện tượng quan sát được và giới nghiên cứu có thể tổ chức thực nghiệm kiểm chứng chúng trong những điều kiện tương tự.

Trên cơ sở quan niệm của chính tác giả thì tôi xếp Phong Thủy vào hệ thống khoa học tự nhiên. Nhưng ở đây tôi xin lưu ý tất cả các nhà khoa học trên thế giới, rằng: Tất cả những bộ môn khoa học của thế giới này, cho đến ngày hôm nay thì nó đều có hệ thống lý thuyết và phương pháp luận riêng rẽ của nó và dường như không liên quan đến nhau. Nhưng Phong Thủy và các bộ môn ứng dụng của Lý học Đông phương đều liên quan đến một phương pháp luận của một hệ thống lý thuyết nhất quán là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nhưng tác giả đã tỏ ra lúng túng khi phân loại một hiện tương của tri thức khoa học là toán học. Tác giả viết:

Toán học, đôi khi được xem thuộc nhóm thứ ba – các khoa học hình thức, có cả sự tương đồng và khác biệt với các khoa học tự nhiên và xã hội. Nó tương đồng với khoa học thực nghiệm vì nó nghiên cứu khách quan, cẩn trọng và có hệ thống một lĩnh vực tri thức; và nó khác biệt vì cách xử lý tri thức: nó không dựa trên thực nghiệm, mà trên các giả thiết tiên nghiệm (tiên đề). Khoa học hình thức, gồm cả thống kê học và logic học, có vai trò quan trọng với các khoa học thực nghiệm, nhất là trong việc hình thành giả thuyết, lý thuyết và định luật, cả trong việc khám phá và diễn giải các sự biến tự nhiên (khoa học tự nhiên) và cách thức suy nghĩ và hành xử của con người và xã hội (khoa học xã hội)

Tất cả các học sinh phổ thông đều được hiểu rằng: Toán học xếp vào loại Khoa học tự nhiên. Nhưng ở một tầm hiểu biết cao cấp về Toán, người ta đã nhận thấy sự có mặt của toán học trong mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hôi. Nó vừa có tính thực nghiệm và vừa có tính lý thuyết. Và một lần nữa tôi xin được lưu ý là với Thuyết Âm Dương Ngũ hành thì phương pháp luận của nó cũng bao trùm mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và con người và nó giải thích theo phương pháp luận của nó. Tôi cũng xin lưu ý là: Bát quái chỉ là những ký hiệu, nó không phải là những thuật ngữ và danh từ tạo nên những khái niệm. Hay nói cách khác: Nó đầy đủ những yếu tố như là những ký hiệu siêu công thức toán học mô tả toàn bộ tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người - mà trong đó, mọi sự tồn tại đều được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Như vậy, trên cơ sở của ngay chính định nghĩa về khái niệm Khoa học của tác giả, tôi đã so sánh để biện minh rằng: Phong thủy hoàn toàn có đầy đủ những yếu tố khoa học do chính tác giả nêu ra.

Phần sau của tiêu đề này "Khoa học là gì?", tôi đã biên minh ở trên.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biên minh về bài viết:

Phong thủy có phải là khoa học hay không?

Tiếp theo

Về phần này, tôi chỉ phân tích một ý được bổ sung thêm trong bài viết của tác giả, còn thiếu trong bài đầu tiên của topic này.

Phong thủy là gì?

.......Học giả Phan Ngọc từng nhận xét rằng, Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một tác phẩm rất khó hiểu, 40 dịch giả sẽ cho 40 bản dịch khác nhau, là một minh chứng cho điều đó. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngọai lệ.

Như vậy, hiện tượng mà chính tác giả dẫn chứng lại là vấn đề chứng tỏ cho các hiện tượng sau đây:

- Sự khác biệt trong tri thức và khái niệm của người xưa và tri thức khoa học hiện đại.

- Tính thất truyền của một học thuyết.

Vì bản thân tiểu sử tác giả, cũng như nội dung của cuốn sách Đạo Đức Kinh, cũng rất mơ hồ. Có nhiều giả thuyết khác nhau về tác giả và có nhiều dị bản của cuốn sách này.

- Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Về v/d "Người ta không thể tím ra cái đúng từ một cái sai", tác giả đã có ý kiến trong bài viết. Nhưng đây lại là sự tự phản chứng của tác giả. Tôi sẽ chứng minh sau, khi đến đoạn này.

Đoạn cuối của phần này, tác giả kết luận:

về thực chất nó (Phong thủy) là một thuật để người xưa hành xử với môi trường, giống như y thuật giúp cha ông ta đối mặt với sức khỏe và bệnh tật.

Điều này chứng tỏ kiến thức của tác giả về Phong thủy hoàn toàn không có tính hệ thống - cho dù là tính hệ thống của chỉ một mảng của nó, mà người ta quen gọi là trường phái. Tôi thừa nhận tính mơ hồ của một số khái niệm và những qui ước, tiêu chí trong phong thủy. Nhưng, tất cả các phong thủy gia và những người nghiên cứu chuyên sâu về phong thủy đều phải thừa nhận rằng: Nó có đầy đủ những quy ước, tiêu chí mang tính quy luật, tính khách quan, tính hệ thống và khả năng tiên tri, Tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết phương pháp ứng dụng khoa học.

Có thể nói - thiếu tính hệ thống trong sự nhận thức về Phong thủy , nên trong suốt cả tiêu đề này, tác giả không hể đưa ra một cách có hệ thống toàn bộ phương pháp ứng dụng của phong thủy, hoặc chí ít là sự tóm lược những nội dung chính của hệ thống đó, mà chỉ dẫn chứng những trường hợp cá biệt - mà ngay cả những trường hợp đó, tôi đã biện minh - Sau đó áp đặt nhận xét chủ quan của mình với sự đồng cảm của ông Nguyễn Văn Tuấn (Mà tôi cũng đã biện minh một cách chi tiết. Xin xem theo đường link đã dẫn).

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biên minh về bài viết:

Phong thủy có phải là khoa học hay không?

Tiếp theo

Dưới đây là phần bổ sung những luận điểm phản biện còn thiếu của tác giả trong bài viết ở đầu topic này, được dẫn từ TT&VH

Vĩ thanh

Vậy có nên dạy phong thủy cho sinh viên kiến trúc hay không? Người viết cho rằng, một sinh hoạt mang tính ngoại khóa thì được, chứ giảng dạy chính thức thì không nên, vì như đã trình bày, phong thủy không phải là khoa học. Lập luận không thể suy ra cái đúng từ cái sai nhằm bênh vực cho phong thủy cũng là một lập luận không chỉnh. Lịch sử khoa học cho thấy, khá nhiều lý thuyết, thậm chí cả một bộ môn khoa học, xuất phát từ quan niệm khởi phát sai lầm: thuật giả kim góp phần tạo ra môn hóa học; giả thuyết ê-te dẫn tới lý thuyết điện từ trường…

Nhưng những lập luận chứng minh một cách có hệ thống của tôi rằng:

Phong thủy chỉ có thể được coi là khoa học, nếu người ta chấp nhận sự hiệu chỉnh nguyên lý căn để của Lý học Đông phương trong cổ thư chữ Hán là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", thành "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và xác định nguồn gốc của nó thuộc về nền văn hiến Lạc Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phong thủy truyền lại trong cổ thư chữ Hán không đủ yếu tố để cấu thành một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách hợp lý, có hệ thống và nhất quán, đồng thời là sự tiến tới phục hồi hoàn chính lý thuyết này. Đó chính là lý do để hầu hết các nhà khoa học trên thế giới, không thể tìm ra tính hợp lý khi nghiên cứu tìm hiểu về Lý học Đông phương nói chung. Đó cũng là nguyên nhân xuất hiện các bài phản biện của giới khoa học, như ông Nguyễn Văn Tuấn và tác giả.

Chính vì vậy, vì sự rời rạc, mâu thuẫn, sai lệch và thất truyền trong nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những phương pháp ứng dụng của nó, nên trải hàng ngàn năm - dù sự ứng dụng có hiệu quả - nhưng người ta không thể tìm ra bản chất đích thực của nó. Sự phản bác của các nhà khoa học trên thế giới cho Lý học Đông phương - trong đó có tác giả - chứng tỏ điều này. Nhưng đó là bởi vì, người ta "không thể tìm ra cái đúng từ một cái sai". Nên người ta không thể phát hiện ra một chân lý đứng đằng sau nó - qua hiệu quả ứng dụng lưu truyền hàng thiên njiên kỷ - mà chưa một phương pháp ứng dụng nào của mộtt lý thuyết khoa học hiện đại nhất có thể thực hiện được. Nhưng tác giả đã tự phản biện minh khi cho rằng:

Lập luận không thể suy ra cái đúng từ cái sai nhằm bênh vực cho phong thủy cũng là một lập luận không chỉnh. Lịch sử khoa học cho thấy, khá nhiều lý thuyết, thậm chí cả một bộ môn khoa học, xuất phát từ quan niệm khởi phát sai lầm: thuật giả kim góp phần tạo ra môn hóa học; giả thuyết ê-te dẫn tới lý thuyết điện từ trường…

Trước hết, chính vì cái sai của nguyên lý căn để trong Lý học Đông phương, cộng với sự thất truyền và dẫn giải sai do không hiểu về nó, đã dẫn đến chính tác giả và một số nhà khoa học trên thế giới cho Phong Thủy là "giả khoa học". Nếu tác giả cho rằng cái sai - mà tôi đã xác định từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - vẫn có thể có một kết quả đúng - vậy phải chăng tác giả lại thừa nhận phong thủy - hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành là khoa học? Đây chính là sự tự phản biện của tác giả.

Tác giả cho rằng: Sự sai lầm của giả kim thuật góp phần tạo ra môn hóa học. Tôi xác định rằng: Thuật giả kim - hay nói chính xác hơn: Cơ sở phương pháp luận của thuật giả kim - nếu đã coi là một sai lầm thì tự nó không thể là cơ sở lý luận của môn Hóa học. Có chăng, chỉ là những phương pháp chế tác của nó đươc sử dụng vào thời buổi sơ khai của những thực nghiệm hóa học mà thôi. Tôi e tác gia lầm lẫn trong việc này. Tượng tự như vậy, giả thuyết Ete về vũ trụ - nếu đã được coi là một sai lầm thì tự nó không thể là nền tảng ban đầu của thuyết điện từ trường được. Mà có thể nói rằng cách đặt vấn đề ban đầu đã bị giải thích sai theo giả thuyết Ete, đã được giải thích bằng một lý thuyết khác. Hơn nữa, lập luận "Không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai", không phải để biện minh cho tính khoa học của Phong thủy nói chung. Khi biện minh cho phong thủy nói chung, tôi không bao giờ dùng luận điểm này. Mà lập luận đó nhằm chứng minh cho tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt. Điều này cũng chửng tỏ tính thiếu sâu sắc của tác giả, khi quán xét về mục đích của cuộc hội thảo. Tôi xác định rõ ràng rằng:

Tính khoa học của Phong Thủy chỉ có thể đặt trên nền tảng một nguyên lý nhất quán, một sự tập hợp có hệ thống vì sự phục hồi của phong thủy Lạc Việt - là thực chất cội nguồn lịch sử của môn phong thủy.

Chính vì sự thiếu sâu sắc và mơ hồ về những kiến thức nền tảng của phong thủy, nên tác giả đã không có một thái độ dứt khoát, khi đặt vấn đề:

.Vậy có nên dạy phong thủy cho sinh viên kiến trúc hay không? Người viết cho rằng, một sinh hoạt mang tính ngoại khóa thì được, chứ giảng dạy chính thức thì không nên, vì như đã trình bày, phong thủy không phải là khoa học.

Tôi xác định một cách rõ ràng và nhất quán rằng: Nên dạy môn phong thủy Lạc Việt trong tất cả các trường Đại học liên quan đến kiên trúc và xây dựng, ở Việt Nam và trên thế giới. Còn nếu nhìn nhận phong thủy như những gì mà cổ thư chữ Hán miêu tả và những suy luận phiến diện sau này của các phong thủy gia thì không có cơ sở nào đề giảng dạy, cho dù chỉ là ngoại khóa. Chỉ cần đặt v/đ: Nhà trường sẽ chọn "trường phái" nào trong các trường phái theo cổ thư chữ Hán, để làm tài liệu giảng dạy một cách có hệ thống - khi mà chính các cái gọi là "trường phải" này mâu thuận và tự phản bác nhau? Hay nói rõ hơn: tất cả những kiến thức lưu truyền hiện nay về Phong Thủy - ngoại trừ Phong Thủy Lạc Việt - không thể tập hợp một cách có hệ thống để có thể làm tài liệu giảng dạy một cách chính thống trong các trường Đại học.

Người ta có thể tiếp tục lưu truyền các phương pháp ứng dụng phong thủy trong dân gian, như hàng ngàn năm đã lưu truyền vì tính hiệu quả của nó. Nhưng chính vì những sai lầm từ nguyên lý căn để và vì tính thất truyền, khiến nó không thể khôi phục được một cách có hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh. Đây là những yếu tố cần theo tiếu chí khoa học của một lý thuyết được coi là khoa học.

Như vậy, tôi có thể kết luận rằng: Phong thủy nói chung - còn lưu truyền đến ngày nay - có những yếu tố khoa học, thể hiện qua sự quy ước, những tiêu chí chặt chẽ, có tính quy luật và tính khách quan. Bắt đầu từ những yếu tố mang tính khoa học này và quan trọng hơn cả là tính hiệu quả trên thực tế trải hàng ngàn năm của nó - chứng tỏ phải có một nền tảng chân lý ở đằng sau nó - đã dẫn đến sự hiệu chính, hệ thống hóa một cách nhất quán môn phong thủy - trong Phong Thủy Lạc Việt - với đầy đủ yếu tố khoa học theo tiêu chí khoa học và có khả năng phục hồi một cách hoàn chỉnh, làm sáng tỏ sự huyền bí của cả nền văn hóa Đông phương nói chung.

Kết luận cuối cùng của tôi:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Phong thủy Lạc Việt chính là một phương pháp ứng dụng theo phương pháp luận của học thuyết này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Tôi đã biện minh trước tất cả những luận cứ của tác giả Đỗ Kiên Cường, khi ông phủ định tính khoa học của phong thủy. Chúng tôi cũng đã minh chứng một cách rất rõ ràng tính khoa học của môn Phong Thủy Lạc Việt với đầy đủ chứng lý, căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một phương pháp và lý thuyết khoa học được coi là đúng. Những lập luận của tác giả và của cả ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn toàn sai lầm , vì không có một kiến thức tổng hợp về các phương pháp ứng dụng về phong thủy.

Bản chất của Phong Thủy là một phương pháp khoa học căn cứ trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Nhưng vấn đề mà theo tôi - các nhà nghiên cứu khoa học cần phải nhìn nhận là:

1 - Những hiện tượng tồn tại trên thực tế của các phương pháp ứng dụng trong phong thủy.

* Chúng chỉ có hiệu quả riêng phần cho từng phương pháp rời rạc mà người ta quen gọi là "Trường phái". Những trường phái này đôi khi mâu thuẫn nhau về phương pháp và không thể xác định được tính đúng hay sai của từng phương pháp. Chúng không có tính hệ thống và nhất quán.

* Những qui ước và tiêu chí trong phong thủy có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri trong từng phương pháp ứng dụng. Hiệu quả của các phương pháp này vượt không gian và thời gian, xuyên qua mọi lịch sử văn hóa của nhân loại.

* Những khái niệm, những quy ước, tiêu chí trong phong thủy mơ hồ và chưa biết nó liên hệ với thực tại và qui luật thực tại nào?

* Tính hiệu quả của Phong thủy đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người: sức khỏe, công danh, tài lộc...vv....Nhưng sự tương tác lại mang tính gián tiếp. Và người ta không thể hiểu được cơ chế nào để mang lại hiệu quả đó. Nhưng nó lại có tính tiên tri, xác định kết quả công việc theo phương pháp của nó.

Trên cơ sở này, người ta có thể hoài nghi tính khoa học của phong thủy. Tuy nhiên không có cơ sở để cho rằng Phong thủy là "giả khoa học", hoặc "siêu hình", do chưa biết nhiều về nó. Điều này giống như ở một nền văn minh lạc hậu, người ta cũng cho rằng "tàu bằng sắt thì không thể nổi", "bóng đèn không thể treo ngược", "xe hai bánh" thì không thể chạy được. Tóm lại không thể căn cứ vào cái chưa thể khám phá mà kết luận là phi khoa học. Bởi những yếu tố thất truyền, sai lệch và mơ hồ do sự khách biệt về nhận thức của các nền văn minh.

2 - Tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt

Điều kiện tiên quyết cho những nhà nghiên cứu phong thủy, có mục đích khám phá bí ẩn của nó - là:

Chúng ta đang tìm hiểu một học thuyết đã từng tồn tại trong lịch sử và một trong những hệ quả của nó là phương pháp ứng dụng gọi là Phong thủy, chứ không phải xây dựng mới hoàn toàn học thuyết và tạo ra một phương pháp ứng dụng mới từ học thuyết này.

Bởi vậy, nó cần có nhưng tiêu chí đặc thù, bổ xung để quán xét tính khoa học của nó ngoài những tiêu chí khoa học đã được thừa nhận. Đó là:

- Nền tảng tri thức xã hội là cơ sở tạo dựng nên học thuyết Âm Dương Ngũ hành và môn Phong thủy. Trong đó có lịch sử hình thành học thuyết và phương pháp ứng dụng.

- Tính thất truyền, sai lệch trong thời gian tồn tại và lưu truyền.

Trên cơ sở hai yếu tố này thì nền văn minh Hán hoàn toàn không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và phong thủy. Với yếu tố thất truyền và sai lệch thì chúng tôi đã hiệu chỉnh, bổ xung và lịch sử của nó đã xác định: Thuộc về nền văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm ở bờ nam sống Dương tử.

Chính sự hiệu chỉnh từ nguyên lý lý thuyết căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và xác định cội nguồn lịch sử của học thuyết này thuộc về nền văn hiến Việt. Từ đó, hiệu chỉnh và tập hợp tất cả những tri thức phong thủy rời rạc, tản mản thành một hệ thống phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy mang tính khoa học, nhân danh nền văn hiến Việt. Căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết , hay một phương pháp khoa học được coi là đúng - Phong thủy Lạc Việt có thể dung nạp tất cả các chiêu thức và các phương pháp tồn tại trên thực tế của bộ môn này, còn rời rạc và tản mát trong xã hội thuộc văn hóa Đông phương, đã chứng tỏ tính hợp lý và hiệu quả trên thực tế. Phong thủy Lạc Việt có khả năng sử dụng những kiến thức khoa học hiện đại để giải thích cho những giải pháp của nó với sự khám phá có tính phát triển.

Có thể nói, chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới đủ tư cách xác định tính khoa học, trên cơ sở tất cả các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết và phương pháp khoa học. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tính khoa học của phong thủy Lạc Việt trước cộng đồng khoa học quốc tế. Vì chỉ có phong thủy Lạc Việt mới thỏa mãn mọi tiêu chí khoa học cho một lý thuyết và phương pháp khoa học (Còn những ai nhân danh phong Thủy có nguốn gốc văn minh Hán thì tự bảo vệ lấy).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em.

Hy vọng anh chị em và quí vị tham gia phân tích bài phản biện của ông Đỗ Kiên Cường, hoặc của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Tôi cho rằng, sẽ có nhiều người phản biện ông Đỗ Kiên Cướng mà không phải phong thủy gia. Bởi vì phương pháp lập luận của tác giả phi khoa học, thiếu tính hợp lý. Thí dụ:

Ông ta dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học để phản biện hiện tượng khách quan - Điển hình là bài viết bị phản hồi đã dẫn:

Bài tham khảo

Phản biện quan điểm của ông Đỗ Kiên Cường

19-03-2007

Trên loạt bài về ngoại cảm tâm linh gần đây trên báo An Ninh có ý kiến của ông Đỗ Kiên Cường :

Nhà nghiên cứu, đại tá Đỗ Kiên Cường, phân viện phó Phân viện Vật lý y sinh học, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng): Các lí do nghi ngờ ngoại cảm:

1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của một khoa học tốt, nhưng môn ngoại tâm lý thì không đạt được một tiến bộ đáng kể nào sau cả trăm năm.

2. Ngoại cảm được định nghĩa một cách khác thường, không phải theo nghĩa nó là cái gì mà theo nghĩa nó không là cái gì!

3. Các tuyên bố về chứng cứ khoa học của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi quan điểm thông thường của môn thống kê học.

4. Các nghiên cứu ngoại cảm thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận.

5. Ngoại cảm không liên quan với bất cứ một lý thuyết khoa học đã được xác lập nào.

6. Tính lặp lại là điều cốt tử của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thỏa mãn tiêu chí này.

7. Ngụy tạo, lừa gạt là bạn đồng hành với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử.

Tuy nhiên những nhận định của ông Đỗ Kiên Cường này hoàn toàn chỉ là mang danh khoa học, mà thực sự thiếu sự nhận định chính xác.Và đây là ý kiến của một đọc giả của báo An Ninh chỉ ra sự lệch lạc trong lý luận của ông Đỗ Kiên Cường.

1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của một khoa học tốt, nhưng môn ngoại tâm lý thì không đạt được một tiến bộ đáng kể nào sau cả trăm năm.

Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại trên thực tế chứ không phải là một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học, nên không thể đòi hỏi sự phát triển. Cũng như quả cà chua là một hiện tượng tồn tại trên thực tế thì nó vẫn cứ vậy hàng ngàn năm không thể phát triển, đến khi điều kiện môi trường thay đổi .

2. Ngoại cảm được định nghĩa một cách khác thường, không phải theo nghĩa nó là cái gì mà theo nghĩa nó không là cái gì!

Vì là một hiện tượng tồn tại trên thực tế và không phải là một hiện tượng phổ biến, nên việc định nghĩa và giải thích nó tủy theo khả năng tri thức nhận xét về nó.

3. Các tuyên bố về chứng cứ khoa học của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi quan điểm thông thường của môn thống kê học.

Là một hiện tượng tồn tại trên thực tế thì chính thực tế là chứng cứ tự thân khách quan của nó.

4. Các nghiên cứu ngoại cảm thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận.

Đó là do tri thức của các nhà nghiên cứu khi nhận xét về hiện tượng ngoại cảm, chứ không phải là chứng cứ phủ nhận một thực tại ngoại cảm.

5. Ngoại cảm không liên quan với bất cứ một lý thuyết khoa học đã được xác lập nào.

Ngoại cảm là đối tượng nghiên cứu trên cơ sở các lý thuyết khoa học có giải thích được nó hay không, chứ bản thân nó không phải là một lý thuyết khoa học . Nó chỉ là một hiện tượng tồn tại trên thực tế . Bởi vậy không thể đạt điều kiện nó phải liên hệ với một lý thuyết khoa học. Mà ngược lại lý thuyết khoa học có giải thích được nó hay không . Không thể buộc cac 1lý thuyết khoa học hiện tại phải giải thích được tất cả mọi hiện tượng . Mà là chính các hiên tượng chưa giải thích được khiến con người phải hoàn chỉnh các lý thuyết hiện hữu.

6. Tính lặp lại là điều cốt tử của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thỏa mãn tiêu chí này.

Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại trên thực tế chứ không phải là một thực nghiệm của một giả thiết hoặc lý thuyết khoa học, nên không thể đỏi hỏi điều kiện này .

7. Ngụy tạo, lừa gạt là bạn đồng hành với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử.

Sự lừa đảo có thể xảy ra ngay trong nghiên cứu khoa học hoặc bất cứ ngành nghề nào.

Tóm lại Ngoại cảm là một hiện tượng tồn tại trên thực tế , chứ không phải là một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học, nên không thể lấy tiêu chí cho một lý thuyết khoa học để biện giải, mà vấn đề đặt ra là: Tri thức khoa học hiện tại giải thích hiện tượng này như thế nào.

Và với những ý kiến của mình thì ông Đỗ Kiên Cường càng tự chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về những vấn đề ý thức và sự tồn tại của ý thức. Ngoại cảm chỉ là một hiện tượng nên nó không thể phát triển như lý luận và những hiện tượng này sẽ ngày càng phát triển, để giải thích những hiện tượng như vậy thì cần phải có cả một hệ thống lý thuyết đi kèm.

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=8266

Bởi vậy, luận cứ của ông ta bị phản bác dễ dàng với vài câu ngắn gọn. Để làm rõ hơn điều này, tôi trình bày cụ thể như sau:

Trong nghiên cứu khoa học, phân biệt đối tượng khoa học và lý thuyết khoa học. Một trong những thành phần cùa "Đối tượng khoa học" là cái mà chính tác giả gọi là "sự kiện" trong chuỗi phát triển mà tác giả trình bày: "Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm". Sự kiện là tồn tại khách quan, là đối tượng nghiên cứu và khám phá của tri thức khoa học - từ đó, con người tìm hiểu bản chất của tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người. Khi tìm hiểu sự kiện, người ta có quyền đưa ra nhiều giả thuyết, hoặc tổng hợp nhiều sự kiện trở thành một lý thuyết giải thích bản chất sự kiện. Do đó, mới có tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nhưng chúng ta thấy rất rõ rằng: Hiện tượng ngoại cảm có ở trong một số con người như: Bích Hằng, Hoàng thị Thiêm...vv... là những hiện tượng tồn tại khách quan - là đối tượng nghiên cứu khoa học. Tự thân nó không phải là một giả thuyết, hoặc lý thuyết khoa học - nên việc tác giả áp dụng tiêu chí khoa học vào để phản biện là một sai lầm căn bản về phương pháp luận trong phản biện. Cụ thể một con gà mái biết gáy - đó là hiện tượng khách quan cần nghiên cứu. Không thể vì nó trái ngược với thói quen nhận thức (Hoặc một lý thuyết nào đó) mà bảo nó vô lý được. Hiện tượng khách quan cần nghiên cứu đó, chính là một trong những yếu tố phản nghiệm mà các lý thuyết khoa học liên quan cần giải thích, hoặc là phát triển thành một lý thuyết mới bao trùm và tổng hợp hơn.

Nhưng, đối với "Phong thủy" vốn là một phương pháp ứng dụng hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành với phương pháp luận của nó - Tức là tính thực nghiệm của một lý thuyết, hay nói cách khác theo ý tác giả: Sự phản nghiệm - thì tác giả lại dẫn những hiện tượng để phản biện. Sự phản biện của tác giả mới chính là sự giả khoa học thực sự.

So với bài viết của học giả Nguyễn Văn Tuấn - dùng tiêu chí khoa học để phản biện - thì có thể nói tác giả Đỗ Kiên Cường hoàn toàn sai lầm về phương pháp. Tôi không biết nhiều về nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn, nhưng qua bài viết của ông thì tôi nhận thấy ông này xứng đáng là một nhà khoa học thật sự với tư duy khoa học nghiêm túc, phù hợp với hiểu biết đương đại (Tất nhiên không phải vì thế mà ông ta lúc nào cũng đúng).

Những bài viết của ông Đỗ Kiên Cường, khiến cho người đọc có cảm tưởng tri thức khoa học hiện nay đã đạt tới chân lý cuối cùng. Cái gì mà khoa học không giải thích được thì nó không phải là chân lý; hoặc đã được khoa học giải thích rồi thì không thể sai khác được.

Chúng ta có thể đặt vấn đề: Nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của phong thủy và lý học Đông phương nói chung sẽ là sự phát triển tiếp tục của tri thức khoa học; hay tuyệt đối hóa tri thức khoa học đương thời như là một chân lý cuối cùng, là động lực phát triển của tri thức?

Tất nhiên, tác giả sẽ phát biểu rằng: Ông ta không tuyệt đối hóa tri thức khoa học đương thời, không coi tri thức khoa học đương thời là chân lý cuối cùng.

Nếu ông ta thực sự trả lời như vậy, thì vấn đề được đặt ra: Giữa ứng dụng của Lý học Đông phương - tôi không nói đến Phong Thủy nữa, mà nói đến một bộ môn vốn bị coi là "mê tín" nhất trong Lý học Đông phương là khoa Tử Vi, để cho ông dễ phản biện nhân danh khoa học hơn - là:

Tác giả nghĩ thế nào về sự tồn tại và bản chất của môn này, khi nó xuất hiện công khai trong triều đại Tống và tồn tại đến bây giờ trải hàng ngàn năm?

Tôi sẽ chứng minh cho tác giả và các nhà khoa học thấy rằng: Tử Vi là một môn khoa học và đó chính là chìa khóa để mở cánh cửa vào những bí ẩn vũ trụ, mà tri thức khoa học hiện nay chỉ là cơm khê, nấu nát so với sâm, yến bào ngư được chế tác bởi những đầu bếp thượng thặng. Tác giả có quyền nhân danh bất cứ một tiêu chí khoa học nào để phản biện. Môn Tử Vi còn dễ chứng minh là "mê tín" hơn cả Phong Thủy theo cách hiểu của tác giả, cho nên tôi tạo điều kiện để tác giả thể hiện bằng cách công khai xác định:

Tử Vi là một khoa học thật sự.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh

-----------------------------------

PS: Có lẽ tôi cần nói rõ thêm rằng: Tử Vi Lạc Việt mới chứng minh được tính khoa học của nó. Còn Tử Vi Tàu thì để các Tử Vi gia tài ba theo Tử Vi Tàu, có ý kiến. Mặc dù về ứng dụng dự đoán căn bản không sai lệch nhiều. Nhưng ở đây cần bàn về một lý thuyết, hoặc phương pháp được coi là khoa học, chứ không phải là đoán dở hay không.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI THAM KHẢO

HIỆU ỨNG CẢNH TỈNH CỦA NGỤY TẠO VĂN HOÁ - KHOA HỌC

NGUYỄN VĂN DÂN

Mới đây, báo Văn nghệ số 16-2010 có đăng bài Sự kiện Sokal với mặt trái của lý thuyết hậu hiện đại của GS Phương Lựu. Bài viết nói đến tác động bài báo của Sokal đối với việc hiểu rõ “mặt trái của lý thuyết hậu hiện đại”. Nó đề cập đến một hiện tượng không hiếm trên thế giới nhưng ở Việt Nam có lẽ vẫn là một vấn đề tương đối mới, cho nên tôi muốn nói rõ hơn về hiện tượng này.

Thế giới gọi hiện tượng đó là “nguỵ tạo văn hoá-khoa học”, nằm trong phạm trù “nguỵ tạo” nói chung. Nhưng theo tôi, nguỵ tạo có hai kiểu: một kiểu là nguỵ tạo vụ lợi cá nhân, chủ tâm lừa gạt để mưu lợi tiền bạc và danh vọng làm thiệt hại đến người khác hoặc đến xã hội. Trong văn hoá-khoa học, kiểu lừa gạt đó từng xảy ra với các dự án nguỵ tạo khoa học để xin tài trợ, để giành giải thưởng hoặc danh tiếng. Báo chí đã phê phán và nó được coi là một tội vi phạm pháp luật. Kiểu thứ hai là nguỵ tạo phi vụ lợi cá nhân, một sự giả mạo để chơi khăm, nhằm mục đích châm biếm, chế giễu, phê phán hoặc cảnh báo một khiếm khuyết hay một thói xấu trong đời sống; hoặc nguỵ tạo với mục đích cao cả là nhằm bảo vệ một tư tưởng đạo lý hay một sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Kiểu nguỵ tạo này sau đó sẽ tự nó hoặc được tác giả tiết lộ. Nói rộng ra, kiểu nguỵ tạo thứ hai có thể có nguồn gốc từ những chuyện biến hoá trong cổ tích hay thần thoại dân gian; từ những chiến thuật nguỵ tạo trong chiến tranh (khá phổ biến trong chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc hay trong hoạt động tình báo thế giới sau này), thậm chí cả trong đời sống chính trị. Điển hình của nguỵ tạo chính trị hiện đại là vụ Đài Truyền hình Imedi của Gruzia ngày 13-3-2010 mới đây đã đưa một tin báo động giật gân là quân Nga đã kéo vào xâm lược Gruzia! Còn về mặt hài hước, nguỵ tạo châm biếm có nguồn gốc ở truyện cười dân gian, ở phong tục nói khoác của một số dân tộc, như ngày nói dối 1-4 ở phương Tây, thậm chí ở phong tục nói khoác của một làng (gọi là làng nói trạng, làng nói khoác...). Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, người ta cũng không chấp nhận nguỵ tạo vì mục đích mưu lợi cá nhân gây thiệt hại cho người khác hoặc cho tập thể. Chỉ có kiểu nguỵ tạo thứ hai - nguỵ tạo phi vụ lợi - là có lý do để tồn tại. Trong văn hoá-khoa học, ở một chừng mực nào đó, kiểu nguỵ tạo phi vụ lợi có một tác động tích cực nhất định, chẳng hạn như nó cảnh tỉnh giới văn hoá-khoa học về một thói a dua, ham chạy theo mốt mà bỏ quên các nguyên tắc về tính nghiêm cẩn của tri thức [tiếng Anh: “intellectual rigour”]. Trong bài viết này tôi sẽ nói về kiểu nguỵ tạo phi vụ lợi trong văn hoá-khoa học cùng với những vấn đề liên quan. Nguỵ tạo văn hoá-khoa học phi vụ lợi có thể đã xuất hiện từ lâu, nhưng lịch sử chủ yếu ghi nhận những vụ nguỵ tạo từ cuối thế kỷ XIX đến nay.[1] Ví dụ như vụ nguỵ tạo nổi tiếng của nhà văn Pháp Léo Taxil (1854-1907) nhằm giễu cợt Nhà thờ Thiên chúa giáo. Vào những năm 1890, Taxil đã viết mấy cuốn sách giả vờ chống lại Hội Tam điểm, đối tượng truy quét của Nhà thờ Thiên chúa giáo. Giả vờ tin vào lời Giáo hoàng cho rằng thế giới âm phủ là của quỷ Satan “do Hội Tam điểm đem đến và tham dự”, Taxil đã kể lại những lời khai của các nhân chứng tham dự các buổi lễ thờ cúng quỷ Satan và kể rằng họ đã được chứng kiến sự hiện hình của quỷ sứ, để rồi đến 1897 Taxil tuyên bố rằng những điều ông viết hoàn toàn là bịa đặt. Mục đích của Taxil rõ ràng là nhằm chế giễu đạo Thiên chúa. Năm 1916, hai nhà văn Mỹ là Witter Bynner, dưới bút danh Emanuel Morgan, và Arthur Davison Ficke, với bút danh Anne Knish, đã xuất bản tập thơ Quang phổ: Những thể nghiệm thơ ca, trong đó có bài Tuyên ngôn về các phương pháp sáng tác của trường phái thơ Quang phổ. Là những nhà thơ theo trường phái cũ, Bynner và Ficke cảm thấy mệt mỏi với các thứ chủ nghĩa hiện đại phóng túng thời bấy giờ, những thứ mà theo hai người đã chiếm mất chỗ của thơ ca truyền thống. Mục đích của họ khi xuất bản tập thơ Quang phổ là để chế giễu tham vọng của các trường phái đó và làm cho chúng mất uy tín. Trong cuốn sách này, với bút danh nói trên, họ đã in những bài thơ dở dưới danh nghĩa là thơ của một trường phái hiện đại “Quang phổ”. Vậy mà có rất nhiều nhà thơ Mỹ đã bị lừa. Với thói chuộng lạ, họ hết lời ca ngợi “trường phái hiện đại” này. Cuối cùng thì trò nguỵ tạo cũng được tiết lộ. Năm 1924, bất bình trước những bức tranh tĩnh vật hiện thực chủ nghĩa của vợ mình bị ban giam khảo một cuộc triển lãm tiếp nhận lạnh nhạt, tiểu thuyết gia người Mỹ Paul Jordan-Smith liền vẽ một bức tranh mô tả một người đàn bà vùng đảo ngoài khơi Thái Bình Dương vung một chiếc vỏ chuối và đề tên bức tranh là “Cao hứng”. Ông lấy nghệ danh là Pavel Jerdanowitch (biến thái theo kiểu Nga của Paul Jordan), với tư cách là đại diện của trường phái “Disumbrationism” [tạm dịch: “Giải toả bóng tối”]. Ngạc nhiên thay, tranh của ông đã được giới phê bình hoan nghênh nhiệt liệt. Jordan-Smith tiếp tục vẽ những bức tranh theo phong cách loè loẹt và đem triển lãm. Trường phái “Giải toả bóng tối” “một thành viên” của ông đã được tiếp nhận như là một trong những trường phái hiện đại trong phong trào nghệ thuật tiên phong đang diễn ra sôi động lúc bấy giờ. Đến 1927, Jordan-Smith thú nhận trên tờ Los Angeles Times rằng hội hoạ Giải toả bóng tối của ông chỉ là một trò lừa bịp để trả thù cho vợ. Cùng trong xu hướng giễu nhại thói a dua theo chủ nghĩa hiện đại, năm 1944, hai nhà thơ trẻ người Ôstrâylia tên là James McAuley và Harold Stewart đã tạo ra một cú nguỵ tạo nổi tiếng để chơi khăm nhà văn Max Harris cùng tờ tạp chí theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa Angry Penguins [Chim cánh cụt nổi giận] ở đất nước này. Chuyện xảy ra năm 1944, khi Max Harris, một nhà thơ và là nhà phê bình 22 tuổi theo xu hướng tiên phong, người sáng lập ra tờ tạp chí hiện đại chủ nghĩa Angry Penguins từ năm 1940, nhận được một bức thư của một người con gái có tên là Ethel, hỏi ý kiến ông về tập thơ của người anh trai quá cố của cô có tên là Ernest Lalor "Ern" Malley. Tập thơ bao gồm 17 bài thơ, không có bài nào dài quá một trang (vừa vặn đủ một tay sách). Tất cả được sắp xếp với chủ ý được đọc theo một chuỗi liên tiếp dưới đầu đề chung là Đường hoàng đạo u ám. Chỉ có vậy thôi nhưng nó đã tạo ra một sự khuấy động lớn trong đời sống văn hoá Ôstrâylia. Harris đã đọc tập thơ mà sau này ông nhớ lại là với niềm phấn khích gia tăng. Ông nghĩ Ern Malley phải là một nhà thơ ngang hàng với W. H. Auden và Dylan Thomas, hai nhà thơ hiện đại nổi tiếng, người thứ nhất là nhà thơ Mỹ gốc Anh, người thứ hai là nhà thơ Anh. Ông đưa cho bạn bè trong nhóm của ông đọc, họ khẳng định rằng đây là một nhà thơ hiện đại lớn, hoàn toàn chưa được biết đến từ trước đến nay mà bây giờ mới được phát hiện. Harris vội vã cho ra một số tạp chí đặc biệt dành cho tập thơ Đường hoàng đạo. Nhưng do chiến tranh nên đến tháng 6-1945 số đặc biệt này mới được in. Sau khi tạp chí ra mắt, Harris háo hức giới thiệu cho giới văn chương. Nhưng thật bất ngờ là phản ứng không được như ông mong đợi. Thậm chí một bài báo trên tờ báo sinh viên của Đại học Adelaide, nơi quê hương ông, còn giễu cợt tập thơ của Malley và nói bóng gió rằng Harris đã tự mình làm trò nguỵ tạo. Thế là dư luận trở nên ồn ào xung quanh nghi án nguỵ tạo. Harris hoảng hốt thuê thám tử tư điều tra. Nhưng chỉ một tuần sau, báo chí Ôstrâylia đã đưa tin rằng tập thơ Malley là do hai nhà thơ McAuley và Stewart chế tác. Chàng Malley yểu bệnh hoàn toàn là do họ hư cấu nên. Vậy họ đã chế tác tập thơ đó như thế nào? McAuley và Stewart đã sáng tác tập thơ Đường hoàng đạo chỉ trong một buổi chiều. Họ ngồi mở ngẫu nhiên các cuốn sách Từ điển giản yếu Oxford, Shakespeare tuyển tậpTừ điển trích dẫn, chọn bừa các từ ngữ, ghép lại thành những câu vô nghĩa, trích dẫn sai lung tung, và cố ý viết ra những câu thơ dở bằng cách chọn những vần thơ vụng về trong Từ điển gieo vần Ripman. Có thể nói hai người đã làm đúng theo Tuyên ngôn của trường phái Dada đầu thế kỷ XX như sau: Bạn muốn làm một bài thơ ư? Bạn hãy lấy một tờ báo. Lấy kéo cắt rời từng chữ ra. Nhét chúng vào một chiếc túi. Xóc nhẹ túi. Bạn lấy lần lượt từng chữ trong túi ra, sắp xếp chúng thành hàng. Bạn hãy chép lại các hàng chữ đó. Và thế là bạn có một bài thơ theo kiểu Dada![2] Hai nhà thơ trẻ thổ lộ rằng họ thích chủ nghĩa hiện đại thời kỳ đầu hơn là thời kỳ sau, và họ tiếc thương cho sự mất mát ý nghĩa của thơ ca. Họ đặc biệt coi thường tờ tạp chí Angry Penguins và những người như Harris. Chính vì thế mà họ làm một cuộc thử nghiệm này để thử tài những người a dua theo chủ nghĩa hiện đại châu Âu. Cuộc thử nghiệm, theo họ, cho thấy thói a dua theo mốt đã làm cho những kẻ hâm mộ mất hết cảm giác về sự phi lý và không còn khả năng phân biệt được những chân lý thông thường. (Nhân tiện tôi cũng muốn nói thêm rằng chủ nghĩa hiện đại cũng có những trường phái có những biểu hiện rất cực đoan và tầm phào. Vậy mà hiện tại ở nước ta, một số người bênh vực cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại lại đang muốn tìm kiếm một trong những tính đặc trưng cho chủ nghĩa hậu hiện đại bằng cách cho rằng trong khi chủ nghĩa hiện đại tìm đến cái sâu sắc lớn lao, thì chủ nghĩa hậu hiện đại đề xuất cái vụn vặt đời thường. Người ta không biết [hay làm như không biết?] rằng những cái vụn vặt đến mức tầm phào đó đã có trong chủ nghĩa hiện đại từ lâu, như trong bài thơ kiểu Dada mà tôi vừa giới thiệu.) Giống như những ví dụ trước, vụ nguỵ tạo của McAuley và Stewart là một sự chế giễu thói a dua cực đoan. Và đáng chú ý là đa số người dân Ôstrâylia, kể cả phần lớn những người được giáo dục về nghệ thuật, đều ủng hộ hai nhà thơ này. Cuốn sách Oxford Companion to Australian Literature còn đánh giá rằng vụ nguỵ tạo Ern Malley đã có tác động lớn đến sự phát triển của thơ ca Ôstrâylia. Điều lý thú là cuộc tranh luận xung quanh vụ nguỵ tạo còn kéo dài tới hơn hai mươi năm sau và vượt ra khỏi cả biên giới Ôstrâylia. Ngay cả nhà phê bình hiện đại nổi tiếng người Anh Herbert Read, tiểu thuyết gia hiện đại người Ôstrâylia Patrick White (giải Nobel văn học 1973), và một số danh hoạ trừu tượng, cũng bị lừa bởi ngòi bút của “Ern Malley”. Thậm chí, sau khi bị bẽ mặt, Harris còn trở nên khiêu khích bằng cách cho in lại tập thơ của Malley vào năm 1961. Cùng với Harris, những người theo chủ nghĩa hiện đại ở Ôstrâylia vẫn coi Malley là một nhà thơ hiện đại chủ nghĩa chân chính. Vụ Malley còn ảnh hưởng đến cả kịch nói, tiểu thuyết, hội hoạ đầu thế kỷ XXI này… Có thể nói, trong lịch sử nguỵ tạo văn hoá-khoa học, vụ Ern Malley là một trong số ít vụ nổi tiếng nhất. Trong tinh thần đó, vụ nguỵ tạo khoa học Alan Sokal 1996 ở Mỹ cũng nằm trong xu hướng giễu nhại và châm biếm những cái mà ông gọi là thói phi lý thời thượng trong việc lạm dụng khoa học. Xu hướng sùng bái các trào lưu triết học được gọi là hậu hiện đại ở phương Tây trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX đã biến các lý thuyết được gọi là hậu hiện đại trở thành thời thượng. Và việc xuất hiện những phản ứng chống lại chúng là điều đương nhiên. Một trong những phản ứng đó là công trình Mê tín cao ngạo: Cánh tả học thuật và những cuộc tranh cãi của nó với khoa học (1994) của hai nhà khoa học Mỹ Paul R. Gross và Norman Levitt. Đọc xong công trình này, Sokal đã phẫn nộ về những cái mà ông cho là “sự giả mạo tri thức”, về thái độ chủ quan nghi ngờ tính khách quan khoa học của chủ nghĩa hậu hiện đại. Và thế là ông quyết định làm một phép thử. Ông viết một bài báo với những cứ liệu và lập luận giả mạo đủ mức phi lý để làm cho bài báo không có giá trị, nhưng nó lại có hơi hướng “hậu hiện đại” và có vẻ đáng tin để có thể đánh lừa ban biên tập tạp chí Social Text [“Văn bản xã hội”], một tờ tạp chí hàng đầu của giới học thuật và theo khuynh hướng chủ nghĩa cấu trúc phân giải (có người dịch là chủ nghĩa giải cấu, chủ nghĩa giải kiến tạo...), một chủ nghĩa được coi là tiêu biểu của trào lưu hậu hiện đại. Về vụ việc này, GS Phương Lựu đã tường trình khá đầy đủ. Ở đây tôi chỉ muốn nói thêm rằng Sokal đăng bài báo với mục đích là để thử xem tờ tạp chí theo khuynh hướng hậu hiện đại đó sẽ đăng bài theo chất lượng khoa học của bài viết hay theo tên tuổi và khuynh hướng quan điểm của người viết. Quả nhiên bài viết của ông đã được đăng không phải vì chất lượng, (thực sự đó là bài viết nguỵ tạo khoa học), mà là vì khuynh hướng được gọi là “hậu hiện đại” của bài viết với tên tuổi của một giáo sư đại học ngành vật lý. Như vậy, ở đây có một sự đối đầu về quan điểm giữa các nhà khoa học theo xu hướng giải cấu trúc với các nhà khoa học tự nhiên phản đối nó, coi nó là một sự vô nghĩa thời thượng [t. Anh: “fashionable nonsense”], một sự lạm dụng thuật ngữ khoa học. Như thế, Sokal và các nhà khoa học khác đã phản đối chính cái bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại chứ không phải phản đối cái mặt trái của nó như GS Phương Lựu quan niệm. Điều này cho thấy một thực tế khách quan mà từ lâu tôi đã lưu ý rằng cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại không hề nhận được sự đồng thuận tán thành của các học giả ngay ở phương Tây. Và, cũng giống như các học giả phương Tây gọi nó là một sự lạm dụng thuật ngữ, tôi cũng đã gọi nó là một sự lạm dụng khái niệm.[3] Trong khi đó ở ta, thói sùng ngoại không phân biệt đã làm cho chủ nghĩa hậu hiện đại được giới thiệu như một sự nhất trí cao không phải bàn cãi trong tất cả các lĩnh vực văn học-nghệ thuật. Và vì không gán nổi được một đặc trưng riêng nào cho chủ nghĩa hậu hiện đại, nhiều người có khuynh hướng gọi tất cả các trào lưu hiện đại đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại. Sức hấp dẫn vô cớ của thuật ngữ “hậu hiện đại” làm cho người ta dễ dàng từ bỏ thuật ngữ “hiện đại” đã tồn tại gần một thế kỷ chỉ bằng một cái phẩy tay! Thực tế vụ Sokal cho thấy trong những cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại cũng có cái tỏ ra tầm phào một cách “mê tín cao ngạo” đến mức fashionable nonsense!

Một lần nữa, lịch sử văn hoá-khoa học rất cần có những nhà nguỵ tạo như Léo Taxil, Bynner - Ficke, McAuley - Stewart, hay Alan Sokal... để cảnh tỉnh cho các nhà khoa học, thậm chí cho toàn thể nhân loại, cảnh giác trước sức hấp dẫn của các trào lưu thời thượng dễ dãi.

Văn nghệ, số 21-2010, ra ngày 22.5.2010

------------------------------------------------------

[1] Có thể tìm thấy thông tin về các vụ nguỵ tạo trên mạng www.en.wikipedia.org. [2] Xem Mario de Micheli, Avangarda artistică a secolului XX [“Nghệ thuật tiên phong thế kỷ XX”], Ed. Meridiane, Bucuresti, 1968, tr. 277 (tiếng Rumani). [3] Xem thêm Nguyễn Văn Dân: “Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện tượng chồng chéo khái niệm”, trong Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, Hội Nhà văn - Trung tâm VH-NN Đông Tây, H., 2003, tr. 108-146; hay “Cái gọi là ‘chủ nghĩa hậu hiện đại” - từ khái niệm đến thực tiễn”, trong NVD: Vì một nền lý luận-phê bình văn học chất lượng cao, KHXH, H.2005, tr. 184-237. NGUYỄN VĂN DÂN

-----------------------------------------------

KÍNH THƯA QUÍ VỊ VÀ ANH CHỊ EM QUAN TÂM

Có nhiều nhà khoa học trước đây và ngay cả bây giờ - thành thật một cách ngây thơ - cho rằng: Lý học Đông phương là một sản phẩm "giả khoa học".

Bạn có tin rằng: Từ thời cổ đại, khi mà cả nhân loại chưa có khái niệm với danh từ khoa học - thì một hệ thống ứng dụng đồ sộ, bao trùm lên mọi lĩnh vực , từ Thiên Văn, y lý, lịch số, dự báo, phong thủy ....vv.....với một phương pháp luận nhất quán là Thuyết Âm Dương Ngũ hành , lưu truyền một cách có hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ, nhưng lại được những người có kiến thức "Giả khoa học" thống nhất làm ra không?

Nếu tất cả các nhà khoa học của cả thể giới cho rằng "Lý học Đông phương" là "giả khoa học" - thì - trong việc này chỉ có Thượng Đế mới làm giả được như vậy.

Híc! Bởi vậy! Với các nhà khoa học còn như vậy, huống chi là đám háo danh, vụ lợi, phọt phẹt, biểu diễn, thể hiện, bày đặt tranh biện, giơ tay phát biểu ý kiến. Mệt mỏi quá.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú Thiên Sứ, chú Dienbatn về những bài phản biện sắc sảo.

Việc này thể hiện một tinh thần khoa học thật sự. Bởi vì Thế Trung nghĩ rằng, người vị khoa học như ĐKC chắc chắn cũng có tính đặc thù khoa học là luôn luôn có khả năng bị phủ nhận.

Những bài viết này chắc chắn sẽ giúp rất nhiều người đọc có đựoc góc nhìn đa chiều và thêm phần tự tin trong quá trình khám phá kho tàng lý học đông phương.

Về việc Phong Thủy là giả, phỏng, hay dựa khoa học thì các cô, chú đã phản biện rồi nhưng TT cũng đồng ý như Wildavender đã phân tích việc này thật không hợp lý vì Phong Thủy hình như có trước cái gọi là khoa học bây giờ rất lâu rồi, nên không thể có tình trạng giả, phỏng hay dựa vào một cái gì đó khi nó chưa ra đời.

Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú Thiên Sứ, chú Dienbatn về những bài phản biện sắc sảo.

Việc này thể hiện một tinh thần khoa học thật sự. Bởi vì Thế Trung nghĩ rằng, người vị khoa học như ĐKC chắc chắn cũng có tính đặc thù khoa học là luôn luôn có khả năng bị phủ nhận.

Những bài viết này chắc chắn sẽ giúp rất nhiều người đọc có đựoc góc nhìn đa chiều và thêm phần tự tin trong quá trình khám phá kho tàng lý học đông phương.

Về việc Phong Thủy là giả, phỏng, hay dựa khoa học thì các cô, chú đã phản biện rồi nhưng TT cũng đồng ý như Wildavender đã phân tích việc này thật không hợp lý vì Phong Thủy hình như có trước cái gọi là khoa học bây giờ rất lâu rồi, nên không thể có tình trạng giả, phỏng hay dựa vào một cái gì đó khi nó chưa ra đời.

Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.

Trân trọng

Thế Trung

Hoàn toàn chính xác! Không thể có việc đóng giả tổng thống Mỹ khi chính Hợp Chủng Quốc chưa xuất hiện.

Cảm ơn Thế Trung.

Mí lị, với một hệ thống đồ sộ và bao trùm mọi vấn đề của cuộc sống, vũ trụ, thiên nhiên, xã hội và con người như Lý học Đông phương mà là đồ giả thì chỉ có Thượng Đế mới làm được. Lý thuyết thống nhất vũ trụ đấy. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!

08/10/2007
Ngọai cảm là một hiện tượng kỳ bí gây lúng túng cho các nhà khoa học. Ở Việt Nam ta, sau nhiều năm dài nhân dân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, có rất nhiều liệt sỹ chưa tìm được mộ. Vào thời buổi kinh tế phát triển, thân nhân gia đình đã không tiếc tiền của đi tìm hài cốt các anh. Bên cạnh một số người có khả năng đặc biệt tìm được mộ của người chết, cũng không ít kẻ lợi dụng điều này mà kiếm tiền vô lương tâm, tạo nên "cơn sốt ảo" về sự hiện diện của những người siêu phàm được gọi là "ngọai cảm". Một bài phỏng vấn đại tá Đỗ Kiên Cường trên Vietimes, nhà khoa học chân chính quyết tâm làm sáng tỏ những trường hợp này sẽ cho chúng ta biết thêm về người được mệnh danh là "chiến binh quét sạch ngọai cảm giả danh".

Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, công tác tại Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng xứng đáng là một Người chiến binh cần mẫn của khoa học thực nghiệm chân chính. Bằng tấm khiên vàng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chiến binh Đỗ Kiên Cường đã lần lượt "càn quét" sạch những sự mù mờ, sự lừa mị do những kẻ mạo danh ngoại cảm gây ra.


Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu?
Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo.


PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam.
ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập.


PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh?
ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm.
Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ.


PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…
ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.
Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.


PV: Vì sao vậy, thưa ông?
ĐKC: Vì thông tin trên báo chí dựa trên lời kể. Cần lưu ý rằng, nhận thức của chúng ta do sở nguyện và kỳ vọng chi phối; còn ký ức, nhất là về các sự kiện lạ thường, thường không chính xác. Khi ta nghĩ một sự kiện là dị thường, ta chỉ nhớ những gì khẳng định tính dị thường, mà quên mọi thông tin về tính không dị thường của nó. Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ.

PV: Vậy có thể khắc phục nhược điểm đó như thế nào?
ĐKC: Đưa ngoại cảm vào các phòng thí nghiệm. Nửa đầu thế kỷ 20, người ta dùng các phương pháp khá thô sơ (như đoán ý nghĩ một người đang lật các quân bài). Sau đó là các phương pháp tinh xảo hơn như dùng máy phát màu tự động để nghiên cứu tiên tri những năm 1970 (máy tự động phát ánh sáng một trong bốn màu, nhà ngoại cảm phải đoán màu trước khi ấn nút phát) hay thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu thần giao cách cảm những năm 1980 (một nhà ngoại cảm lần lượt xem bốn bức tranh rồi gửi ý nghĩ cho một nhà ngoại cảm khác ở căn phòng bên cạnh; người này có nhiệm vụ tìm ra chúng trong số những bức tranh trong phòng).

PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?
ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).

PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ?

ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận.

PV: Sau đó thì sao ?
ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.


PV: Vậy họ làm gì, thưa ông ?
ĐKC: Để khuyến khích giới ngoại cảm, nhiều tổ chức và cá nhân đã treo các giải thưởng rất có giá trị cho bất cứ nhà ngoại cảm nào thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua năm giác quan. Sự ngăn chặn như thế là cần thiết, vì ngoại cảm là sự cảm nhận phi ngũ quan.
Hiện Quĩ James Randi (ảo thuật gia Mỹ, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, có công phát hiện khả năng “nhìn cong thìa” của nhà ngoại cảm lừng danh Yuri Geller chỉ là trò ảo thuật) treo giải 1 triệu đôla Mỹ.
Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng.


PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ? ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao.

PV: Quay trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về những nghiên cứu dùng ngoại cảm tìm mộ thời gian vừa qua ?
ĐKC: Tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa.

PV: Ngạc nhiên? Như thế nào và tại sao ?
ĐKC: Khoảng 10 năm trước, khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đạt tỉ lệ thành công 70% khi tìm mộ, tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vốn không tin ngoại cảm. Nhưng tôi bị thuyết phục khi biết có cả tổ chức khoa học hình sự nhà nước tham gia nghiên cứu. Tôi từng viết bài đăng báo cố gắng giải thích “khả năng” của ông Nguyễn Văn Liên. Tuy nhiên khi trực tiếp đọc báo cáo tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng.

PV: Điều gì làm ông thay đổi thái độ như thế ?
ĐKC: Có nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là không ai trong nhóm tác giả có kiến thức cần thiết về ngoại cảm. Tôi khẳng định như vậy vì sau đó tôi đã gặp một phó giám đốc một trung tâm nghiên cứu chuyên về tiềm năng con người, còn viện trưởng một viện nghiên cứu thì nhờ tôi tìm tài liệu. Chính vì thiếu kiến thức chuyên ngành nên họ không thiết kế được thí nghiệm có kiểm soát và bị nhà ngoại cảm “làm xiếc”.

PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ?
ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại.
Thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp thấy sao ghi vậy, nên không kiểm soát được các kênh cảm giác. Vì thế nhà ngoại cảm có thể nhận được nhiều chỉ dẫn cảm giác từ xung quanh. Chẳng hạn trong cảm xạ học, nhà ngoại cảm có thể tìm được nước ngầm do các chỉ dẫn hay ám hiệu địa hình (đất ẩm ướt, cây cỏ xanh tươi hơn…). Khi xóa hết các ám hiệu, khả năng giảm xuống bằng với tìm kiếm ngẫu nhiên (tức đoán mò). Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy, khi đến nơi chôn cất liệt sĩ (thông tin này có thể thu được từ dồng đội, chính quyền địa phương…), thấy một nơi cây cỏ xanh tươi hơn, bên dưới nhiều khả năng có cốt.

PV: Đó là về ông Nguyễn Văn Liên và bà Năm Nghĩa. Nhưng nhiều nhà ngoại cảm khác đã được nghiên cứu và được tặng thường, như được tặng gương Huyền Thông của Liên hiện khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. Ông nghĩ sao về việc này ?
ĐKC: Khi thấy bộ môn cận tâm lý của một trung tâm nghiên cứu khẳng định cô đồng Phương - Thanh Hóa có khả năng gọi vong người chết, tôi nghĩ ngay là họ thiếu kiến thức. Tuy nhiên chỉ đến khi đọc bài trả lời phỏng vấn VieTimes của ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, tôi mới biết cụ thể sự thiếu kiến thức đó là như thế nào.
Khi đọc bài Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học, tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng.
Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học. Một người bạn kể với tôi rằng, khi được hỏi tại sao lại tin “ngoại cảm tìm mộ”, người anh trai trả lời là mấy viện nghiên cứu đã khẳng định thì phải tin chứ.

PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?
ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).

PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?
ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.

PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.
ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.
Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.


PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?
ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.

PV: Cuối cùng ông muốn gửi lời nhắn gì tới giới ngoại cảm nước nhà, kể cả giả danh và không giả danh ?
ĐKC: Tôi muốn nhắn rằng, nếu có khả năng thực sự, xin đừng kiếm những khoản tiền còm từ người dân nghèo và thiếu hiểu biết trong nước nữa. Hãy tìm kiếm vinh quang và tiền bạc từ chính phủ Mỹ, Quĩ James Randi, cũng như từ nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn thế giới.

PV: Thật là một đề nghị trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ! Tôi nghĩ là không một nhà ngoại cảm có khả năng thực sự nào cầm lòng được. Xin cảm ơn ông.
Nhóm phóng viên VieTimes
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết:

"Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!"

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết trên Vie Times với tựa: "Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!", thực ra tôi đã nhìn thấy ở đâu đó lâu rồi, nhưng không xem nội dung. Chính vì cách đặt tựa quá quen thuộc và làm tôi hiểu nhầm nội dung. Có một thời người ta chống mê tín dị đoạn, nhưng mê tín dị đoan lúc đó được hiểu là tất cả mọi hiện tượng mà khoa học không giải thích được. Hơn nữa, với cái tựa này thì chỉ cho người đọc một cách hiểu duy nhất là: ông Đỗ Kiên Cường chỉ quét sạch "ngoại cảm giả danh", còn với những nhà ngoại cảm đích thực thì ông ta không quét. Nhưng, nếu như ông Đỗ Kiên Cường không lên tiếng cho phong thủy là giả khoa học, thì thật sự tôi cũng chẳng chú ý đến bài viết này. Tôi lên google tìm hiểu xem ông Đỗ Kiên Cường còn bài viết nào phê phán phong thủy là giả khoa học nữa hay không, để đưa vào web Lý học cho đi luôn một thể, thấy chẳng còn bài nào, nhưng lại tìm được bài này. Bởi vậy, tôi cũng chịu khó xem lướt thì thấy rằng: Nội dung bài viết không hề đúng với tựa đặt ra. Ông ta, không chỉ quét ngoại cảm giả danh (Nếu đúng như vậy thì tôi hết sức tán thành), mà còn quét tất cả ngoại cảm nói chung trên cơ sở sử dụng nhưng khái niệm và danh từ khoa học. Cách hiểu và phương pháp lập luận của ông Đỗ Kiên Cường lại được hẳn một tờ báo có tên tuổi là Vie Times đăng tải với sự khen ngợi của chính tờ báo này "Đáng giá 50 triệu dol". Bây giờ xin mời quí vị quan tâm, xem xét lại toàn bộ phương pháp luận của ông Đỗ Kiên Cường phản biện hiện tượng ngoại cảm trong bài viết này.

Xin quí vị và anh chị em cảm phiền đọc lại toàn bộ chính văn của bài báo. Tôi có thói quen, phản biện ai thì dẫn nguyên văn trước, sau đó phản biện từng luận điểm và không chưa một đoạn nào. Đúng thì công nhận, sai thì chỉ ra cái sai của họ, không cắt trích và loại bỏ ngữ cảnh của ý tưởng.

Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!

08/10/2007

Ngọai cảm là một hiện tượng kỳ bí gây lúng túng cho các nhà khoa học. Ở Việt Nam ta, sau nhiều năm dài nhân dân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, có rất nhiều liệt sỹ chưa tìm được mộ. Vào thời buổi kinh tế phát triển, thân nhân gia đình đã không tiếc tiền của đi tìm hài cốt các anh. Bên cạnh một số người có khả năng đặc biệt tìm được mộ của người chết, cũng không ít kẻ lợi dụng điều này mà kiếm tiền vô lương tâm, tạo nên "cơn sốt ảo" về sự hiện diện của những người siêu phàm được gọi là "ngọai cảm". Một bài phỏng vấn đại tá Đỗ Kiên Cường trên Vietimes, nhà khoa học chân chính quyết tâm làm sáng tỏ những trường hợp này sẽ cho chúng ta biết thêm về người được mệnh danh là "chiến binh quét sạch ngọai cảm giả danh".

Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, công tác tại Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng xứng đáng là một Người chiến binh cần mẫn của khoa học thực nghiệm chân chính. Bằng tấm khiên vàng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chiến binh Đỗ Kiên Cường đã lần lượt "càn quét" sạch những sự mù mờ, sự lừa mị do những kẻ mạo danh ngoại cảm gây ra.

Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu?

Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo.

PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam.

ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập.

PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh?

ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm.

Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ.

PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…

ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.

Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.

PV: Vì sao vậy, thưa ông?

ĐKC: Vì thông tin trên báo chí dựa trên lời kể. Cần lưu ý rằng, nhận thức của chúng ta do sở nguyện và kỳ vọng chi phối; còn ký ức, nhất là về các sự kiện lạ thường, thường không chính xác. Khi ta nghĩ một sự kiện là dị thường, ta chỉ nhớ những gì khẳng định tính dị thường, mà quên mọi thông tin về tính không dị thường của nó. Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ.

PV: Vậy có thể khắc phục nhược điểm đó như thế nào?

ĐKC: Đưa ngoại cảm vào các phòng thí nghiệm. Nửa đầu thế kỷ 20, người ta dùng các phương pháp khá thô sơ (như đoán ý nghĩ một người đang lật các quân bài). Sau đó là các phương pháp tinh xảo hơn như dùng máy phát màu tự động để nghiên cứu tiên tri những năm 1970 (máy tự động phát ánh sáng một trong bốn màu, nhà ngoại cảm phải đoán màu trước khi ấn nút phát) hay thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu thần giao cách cảm những năm 1980 (một nhà ngoại cảm lần lượt xem bốn bức tranh rồi gửi ý nghĩ cho một nhà ngoại cảm khác ở căn phòng bên cạnh; người này có nhiệm vụ tìm ra chúng trong số những bức tranh trong phòng).

PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?

ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).

PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ?

ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận.

PV: Sau đó thì sao ?

ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.

PV: Vậy họ làm gì, thưa ông ?

ĐKC: Để khuyến khích giới ngoại cảm, nhiều tổ chức và cá nhân đã treo các giải thưởng rất có giá trị cho bất cứ nhà ngoại cảm nào thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua năm giác quan. Sự ngăn chặn như thế là cần thiết, vì ngoại cảm là sự cảm nhận phi ngũ quan.

Hiện Quĩ James Randi (ảo thuật gia Mỹ, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, có công phát hiện khả năng “nhìn cong thìa” của nhà ngoại cảm lừng danh Yuri Geller chỉ là trò ảo thuật) treo giải 1 triệu đôla Mỹ.

Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng.

PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ?

ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao.

PV: Quay trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về những nghiên cứu dùng ngoại cảm tìm mộ thời gian vừa qua ?

ĐKC: Tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa.

PV: Ngạc nhiên? Như thế nào và tại sao ?

ĐKC: Khoảng 10 năm trước, khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đạt tỉ lệ thành công 70% khi tìm mộ, tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vốn không tin ngoại cảm. Nhưng tôi bị thuyết phục khi biết có cả tổ chức khoa học hình sự nhà nước tham gia nghiên cứu. Tôi từng viết bài đăng báo cố gắng giải thích “khả năng” của ông Nguyễn Văn Liên. Tuy nhiên khi trực tiếp đọc báo cáo tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng.

PV: Điều gì làm ông thay đổi thái độ như thế ?

ĐKC: Có nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là không ai trong nhóm tác giả có kiến thức cần thiết về ngoại cảm. Tôi khẳng định như vậy vì sau đó tôi đã gặp một phó giám đốc một trung tâm nghiên cứu chuyên về tiềm năng con người, còn viện trưởng một viện nghiên cứu thì nhờ tôi tìm tài liệu. Chính vì thiếu kiến thức chuyên ngành nên họ không thiết kế được thí nghiệm có kiểm soát và bị nhà ngoại cảm “làm xiếc”.

PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ?

ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại.

Thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp thấy sao ghi vậy, nên không kiểm soát được các kênh cảm giác. Vì thế nhà ngoại cảm có thể nhận được nhiều chỉ dẫn cảm giác từ xung quanh. Chẳng hạn trong cảm xạ học, nhà ngoại cảm có thể tìm được nước ngầm do các chỉ dẫn hay ám hiệu địa hình (đất ẩm ướt, cây cỏ xanh tươi hơn…). Khi xóa hết các ám hiệu, khả năng giảm xuống bằng với tìm kiếm ngẫu nhiên (tức đoán mò). Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy, khi đến nơi chôn cất liệt sĩ (thông tin này có thể thu được từ dồng đội, chính quyền địa phương…), thấy một nơi cây cỏ xanh tươi hơn, bên dưới nhiều khả năng có cốt.

PV: Đó là về ông Nguyễn Văn Liên và bà Năm Nghĩa. Nhưng nhiều nhà ngoại cảm khác đã được nghiên cứu và được tặng thường, như được tặng gương Huyền Thông của Liên hiện khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. Ông nghĩ sao về việc này ?

ĐKC: Khi thấy bộ môn cận tâm lý của một trung tâm nghiên cứu khẳng định cô đồng Phương - Thanh Hóa có khả năng gọi vong người chết, tôi nghĩ ngay là họ thiếu kiến thức. Tuy nhiên chỉ đến khi đọc bài trả lời phỏng vấn VieTimes của ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, tôi mới biết cụ thể sự thiếu kiến thức đó là như thế nào.

Khi đọc bài Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học, tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng.

Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học. Một người bạn kể với tôi rằng, khi được hỏi tại sao lại tin “ngoại cảm tìm mộ”, người anh trai trả lời là mấy viện nghiên cứu đã khẳng định thì phải tin chứ.

PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?

ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.

Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).

PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?

ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.

PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.

ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.

Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?

ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.

PV: Cuối cùng ông muốn gửi lời nhắn gì tới giới ngoại cảm nước nhà, kể cả giả danh và không giả danh ?

ĐKC: Tôi muốn nhắn rằng, nếu có khả năng thực sự, xin đừng kiếm những khoản tiền còm từ người dân nghèo và thiếu hiểu biết trong nước nữa. Hãy tìm kiếm vinh quang và tiền bạc từ chính phủ Mỹ, Quĩ James Randi, cũng như từ nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn thế giới.

PV: Thật là một đề nghị trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ! Tôi nghĩ là không một nhà ngoại cảm có khả năng thực sự nào cầm lòng được. Xin cảm ơn ông.

Nhóm phóng viên VieTimes

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Giải mã các hiện tượng dị thường

Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng

Thể thao Văn hóa

06:36' PM - Thứ sáu, 19/12/2008

Kỳ 5: Khả năng tiên tri qua hai trường hợp điển hình

Tiên tri luôn thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Rất nhiều người thường xuyên đi xem bói, lấy lá số tử vi, xem chỉ tay, xem tướng... mà không hề băn khoăn về tính xác thực của các loại hình “dự báo” đó. Xin khảo sát hai nhà tiên tri lừng danh trong nước và quốc tế.

Hai trường hợp điển hình

Posted Image

Chân dung thầy thuốc kiêm nhà tiên tri Nostradamus

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Khả năng của Trạng Trình được lưu truyền qua nhiều trăm năm, khi ông được xem là biết việc 500 năm trước và 500 năm sau, khi dự báo chính xác 81 năm Pháp thuộc và sự kiện Bác Hồ giải phóng thủ đô cuối năm Ngọ (1954), đầu năm Mùi (1955) qua lời sấm: “Cửu cửu càn khôn dĩ định - Thanh minh thời tiết hoa tàn - Trực đáo dương đầu mã vĩ - Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” (Luật trời đất đã định: 9 lần 9 là 81; Vào tiết thanh minh cuối năm Ngọ đầu năm Mùi; Tám vạn quân cụ Hồ sẽ về giải phóng thủ đô). Ông cũng được ca ngợi khi khuyên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Dải Hoành Sơn là nơi có thể dung thân đến vạn đời). Tương truyền trong cuộc sống hàng ngày, ông cũng thường tiên tri thành công, chẳng hạn một lần đang ngồi với học trò, thấy người hàng xóm sang tìm, ông liền độn một quẻ Dịch và đoán người đó sang mượn búa. Mở cửa đón khách thì thấy đúng như vậy!

Nhà tiên tri Nostradamus ông tên thật là Michael de Nostredame (1503-1566), là thầy thuốc Pháp lừng danh thế giới vì khả năng tiên tri. Tác phẩm của ông đến nay vẫn được ấn hành và thu hút khá đông người đọc. Toàn bộ dự báo của Nostradamus được viết trong công trình Tiên tri, trong đó 6 tập được phát hành lúc ông còn sống, tập đầu tiên vào năm 1555. Công trình hoàn chỉnh gồm các khổ thơ tứ tuyệt có vần, được gọi là Thế kỉ, vì 100 khổ ghép lại thành một phần. Tổng cộng có 940 khổ thơ, chia thành 10 thế kỉ, trong đó thế kỉ cuối chỉ có 40 khổ. Ông được xem là dự báo chính xác cái chết của vua Henry II, Đại hỏa hoạn London 1666, cuộc chạy trốn của vua Louis XVI và hoàng hậu Antoinette, sự nghiệp của Napoleon, chiến tranh thế giới thứ 2 và Hitler... Không lạ khi nhiều người xem Nostradamus là nhà tiên tri lừng danh nhất trong lịch sử nhân loại.

Khoa học và tương lai của vũ trụ

Với thành công rực rỡ của cơ học Newton (chẳng hạn dự báo chính xác chu trình 69 năm của sao chổi Harley), khoa học thế kỉ 19 tin rằng, nếu đủ kiến thức và kĩ năng, chúng ta có thể dự báo chính xác hành trạng của vũ trụ trong một tương lai bất kì. Đó chính là quyết định luận Laplace nổi danh trong lịch sử khoa học. Điều đó có nghĩa, tiên tri là một khả năng có cơ sở khoa học. Vấn đề chỉ là chúng ta có đủ giỏi để dự báo đủ xa hay không mà thôi. Và Nostradamus vẫn được viện dẫn để chứng minh cho khả năng kì diệu đó.

Vấn đề hoàn toàn thay đổi khi bước sang thế kỉ 20. Nguyên lý bất định Heisenberg của cơ học lượng tử (khoa học về thế giới vi mô) cho rằng, không thể xác định chính xác hành trạng của thế giới vi mô. Và đó là vấn đề nguyên tắc, chứ không phải là vấn đề kĩ thuật. Điều đó chứng tỏ, không thể dự báo tương lai của các sự biến trong vũ trụ, bất kể con người thông minh và tài giỏi đến mức nào. Đó là phát súng ân huệ đối với quyết định luận Laplace và ước vọng tiên tri của con người.

Giải mã hai nhà tiên tri Trạng Trình:

Cho rằng Trạng Trình đoán đúng thời Pháp thuộc là không đúng, vì nếu lấy mốc giải phóng thủ đô là 1954 - 1955, thì trừ đi 81 năm, sẽ được thời điểm 1873 - 1874, theo lời sấm là bắt đầu thời kì Pháp thuộc. Đây là kết luận hoàn toàn sai so với lịch sử, dù tính theo thời điểm Pháp bắt đầu xâm lược (1858), chiếm Hà Nội lần cuối (1884) hay bắt đầu khai thác thuộc địa (1897). Cũng không thể xem “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” là sự kiện Bác Hồ giải phóng thủ đô đáng tự hào, vì dưới thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Hồ binh” mang nghĩa hoàn toàn khác (quân man di biên ngoại, theo cách gọi khinh khi của người Hán đối với các dân tộc ít người phía tây bắc Trung Hoa). Nói cách khác, giữa lời sấm và sự kiện Điện Biên Phủ chấn động địa cầu không hề có dây mơ rễ má gì với nhau.

Posted Image

Ngôi nhà đã tu sửa của Nostradamus

ở Salon-de-Provence

Việc Trạng Trình khuyên Nguyễn Hoàng vào Nam mở đầu cơ nghiệp nhà Nguyễn thì chỉ là kết quả của cái nhìn sâu sắc về địa chính trị, chứ không phải là sản phẩm của tiên tri. Chuyện độn đúng việc mượn búa của hàng xóm thì đơn giản là sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi ông thường xuyên cho mượn búa.

Nostradamus: Giới nghiên cứu mất nhiều công khảo sát các dự báo của Nostradamus và phát hiện, thực tế hoàn toàn khác với sự ngưỡng mộ dành cho ông. Ít người biết rằng, sau khi ông chết, các khổ thơ vẫn tăng sau mỗi lần xuất bản. Ngoài ra là nhiều lần xuất bản “ma”, chẳng hạn một lần xuất bản đề 1568, nhưng kĩ thuật in ấn cho thấy, nó được in trong thời gian 1649 - 1700. Điều đó chứng tỏ, người hâm mộ đã viết nhiều dự báo và gán cho ông. Dự báo sau khi các sự kiện đã xảy ra thì làm gì mà không chính xác!

Chẳng hạn khổ thơ 2-51 được xem là dự báo Đại hỏa hoạn London 1666 có nội dung: “Dòng máu của người chính nghĩa sẽ đổ ở London - Thiêu cháy do tiếng sét của hai mươi ba sáu - Nhà thờ cổ sẽ sụp đổ từ đỉnh cao chất ngất - Nhiều tín đồ của giáo phái sẽ bị giết”. Để phù hợp với đám cháy 1666, nhiều thay đổi và giải đoán đã được thực hiện. Như “nhà thờ cổ” được xem là Đại giáo đường St Paul, bị tiêu hủy trong hỏa hoạn; “hai mươi ba sáu” được xem là 1666... Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Randi, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố dị thường, Mỹ, khổ thơ dường như miêu tả sự kiện cùng thời Nostradamus, đó là cuộc tàn sát người Tin Lành dưới thời Nữ hoàng Mary I, nếu thay đổi một chút (nhưng hợp lý) nội dung câu thơ thứ nhất và thứ ba: “Dòng máu người ngoại phạm là sai lầm ở London”, và “Quí bà già nua sẽ mất quyền lực tối cao”, vì Mary I lúc đó mất trí do quá già. Sau sự kiện trên 3 tháng, bộ sách Tiên tri mới được xuất bản lần đầu vào tháng 5-1555, một thời gian đủ dài để Nostradamus biết rõ mọi thông tin. Mọi dự báo khác của Nostradamus cũng ở tình trạng tương tự. Và không nên quên rằng, Nostradamus tiên tri ông chết tháng 11-1567; thực tế là tháng 7-1566 ông đã từ trần.

Tại sao tiên tri?

Vì đó là bản chất bên trong của con người - loài động vật duy nhất trên trái đất có nhu cầu và biết qui hoạch tương lai. Vì thế khi có các loại hình qui hoạch đơn giản và tiện dụng, chúng ta có xu hướng tin tưởng một cách không phê phán. Điều đó giúp chúng ta tìm thấy sự yên bình, chí ít trong tâm tưởng? Và đó là một nhu cầu mang tính nhân văn.

Kỳ 6: Chiêm tinh học

Chiêm tinh học có từ 1.700 năm trước Công nguyên tại thành Babylon cổ xưa và chưa bao giờ thiếu người tin tưởng, dù luôn phải chịu sự công kích từ nhiều nhà tư tưởng hàng đầu nhân loại. Chiêm tinh học cho rằng các thiên thể có ảnh hưởng tới mọi hành trạng của con người trên trái đất và do đó, có thể dự báo tính cách và số phận từng người dựa trên việc quan sát chuyển động của các hành tinh. “Chiêm tinh không phải là khoa học, mà là bệnh lý”? Đó là ý kiến của một nhà khoa học tuyên bố để ngăn ngừa sự mê tín mới? Hoàn toàn không - đó là ý kiến của triết gia kiêm thầy thuốc Maimonides (1135-1204) từ TK 12. Vậy tại sao nhân loại TK 21 vẫn tin tưởng thuật chiêm tinh, chẳng hạn tại Mỹ có tối thiểu 20.000 người hành nghề chiêm tinh có đăng ký? Có một thực tế là dịch vụ chiêm tinh không hề rẻ tại bất cứ nơi nào trên thế giới, vì thế chúng ta cần biết nó có chính xác hay không.

Posted Image

Minh họa về chiêm tinh năm 1888

Các con số bất ngờ

Một tổng kết năm 1984 về 3.011 dự báo chiêm tinh trên báo chí cho thấy, chỉ có 338 dự báo đúng. Phần lớn trong các dự báo đúng cũng rất mơ hồ và ai cũng có thể đạt được điều đó nếu chịu khó theo dõi tin tức, như ngôi sao nọ cưới bạn gái hay chiến tranh vẫn tiếp tục giữa hai phía xung đột... Nhà vật lý Geoffrey Dean nghiên cứu lá số chiêm tinh của 22 người rồi đảo ngược kết quả. Kỳ lạ thay, 21/22 người cho rằng, các lá số đảo ngược đó mô tả chính xác tính cách và số phận của họ!

Posted Image

Bản chiêm tinh thế kỷ 15 mô tả mối tương quan giữa các bộ phận cơ thể và các đối tượng chiêm tinh

Nhà tâm lý Silverman thuộc ĐH Michigan, Mỹ, nghiên cứu 2.978 cặp vợ chồng và 478 cặp đã ly hôn và nhận thấy, tỷ lệ tan vỡ của hai nhóm hòa hợp và không hòa hợp theo tiêu chuẩn chiêm tinh là như nhau. Nhà vật lý M.C. Jerni thấy thời điểm sinh của 6.000 chính trị gia và 1.700 nhà khoa học phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên, trái với kết quả chiêm tinh. Nhà vật lý Carlson cho thấy, chiêm tinh chỉ đúng trong mô tả tính cách của 34% số người được nghiên cứu, một tỷ lệ... không cao hơn đoán mò.

Lý giải của khoa học

Đứng trước các con số đầy mâu thuẫn đó, các nhà khoa học đã đưa ra tới 26 lý do giải thích tại sao chúng ta thấy chiêm tinh hay các loại hình tiên tri khác dường như chính xác. Dưới đây là một số lý giải thường gặp nhất. * Hiệu ứng Barnum: Phần lớn các dự báo chiêm tinh thường mơ hồ và tổng quát đến mức, có thể áp dụng chúng cho tất cả mọi người. Hiệu ứng này được đặt theo tên một gánh xiếc đầu TK 20, khi vào năm 1949, một GS tâm lý đưa ra một mô tả nhân cách khôn khéo đến mức, tất cả sinh viên của ông đều tin nó là của mình. * Xu nịnh sẽ đưa chúng ta tới bất cứ đâu: Nói chung các dự báo đều dễ nghe. Khi có ai tuyên bố ta tài giỏi, thông minh, sáng tạo, nhạy cảm, giao thiệp rộng, giàu trí tuệ và dễ thăng tiến, nhiều khả năng ta sẽ xem đó là một nhà chiêm tinh rất đáng tin cậy! * Ước vọng muốn tin: Không ai đi tìm một nhà chiêm tinh mà lại muốn ông hay bà ta nói sai. Chính ước vọng muốn tin đó khiến chúng ta tạo ra những ám hiệu kín đáo hay rõ ràng giúp nhà chiêm tinh điều chỉnh các dự báo. Khi gặp một thiếu nữ băn khoăn “tôi không gặp rắc rối về tình cảm chứ?”, dù kém nhạy cảm cách mấy thì nhà chiêm tinh cũng biết cần phải nói như thế nào.

*Hội chứng tiến sĩ Fox: Khi thấy đang trong một tình thế giàu tính trí tuệ và khi tin là đang được nghe một người thấu hiểu vấn đề diễn thuyết, ta sẽ thấy thỏa mãn mà không để ý xem thực ra điều trình bày có đúng hay không. Năm 1974, ba nhà y khoa dùng một diễn viên đóng vai “Tiến sĩ Myron L. Fox”. Cử tọa gồm 55 nhà tâm thần học, tâm lý học, giảng viên, quan chức trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội ngồi nghe TS Fox tình bày về lý thuyết trò chơi ứng dụng trong giảng dạy vật lý. Bài giảng chỉ là lối văn cầu kỳ có chủ tâm, nhưng khi điền phiếu thăm dò, 42 người đồng ý rằng bài giảng được tổ chức tốt, với nhiều minh họa và có tính kích thích tư duy. Cũng có 14 người thấy diễn giả nói nhiều ở những điểm đã rõ ràng, và 1 người thấy buổi thuyết trình quá phức tạp. Tuy nhiên hầu hết đều muốn nghe thêm về chủ đề mà không một ai nhận ra rằng, bài giảng chỉ là trò lừa gạt. Vì thế nếu gặp một nhà chiêm tinh có kinh nghiệm và tỏ ra thông tuệ, nhiều khả năng là chúng ta sẽ tin!

* Hiệu ứng Hans thông minh: Nhiều nhà chiêm tinh phản ứng tốt trước ngôn ngữ cơ thể và nét mặt khách hàng để cải thiện các dự báo. Hiện tượng này được đặt theo tên chú ngựa Hans tại Berlin đầu TK 20 biết làm toán do đọc ngôn ngữ cơ thể người đối diện. Hiệu ứng vầng hào quang: Đó là kết quả của ấn tượng ban đầu. Ta có xu hướng tin tưởng nhà chiêm tinh hay thầy bói có tính cách nồng nhiệt hơn lạnh lùng, tự chủ hơn thiếu tự chủ, ăn mặc tươm tất hơn quần áo cẩu thả, ưa nhìn hơn kém hình thức... Giới hành nghề tiên tri thuộc nằm lòng quy tắc này.

* Tương quan ảo: Đây là quy luật vàng của tâm lý học: tin là thấy. Từ vô số sự kiện xảy ra trong đời, bao giờ ta cũng nhặt ra được những sự kiện phù hợp với dự báo của nhà chiêm tinh được ta tin tưởng. Đó cũng chính là qui luật vàng chi phối nhiều hiện tượng ngoại cảm và tâm linh khác.

* Ký ức chọn lọc: Nói chung ta có xu hướng chỉ nhớ dự báo đúng mà ít lưu tâm tới các dự báo sai. Và chúng ta say sưa kể về các dự báo đúng đó cả đời mà không lưu tâm tới câu hỏi quyết định, vậy chiêm tinh dự báo đúng bao nhiêu phần trăm? Trên thực tế có thể đạt được các kết quả cao hoàn toàn chỉ nhờ đoán mò, chẳng hạn sinh trai hay gái (tỷ lệ đúng 50%), đúng hay sai (tỷ lệ cũng là 50%); thậm chí có thể đạt kết quả ấn tượng tới tỷ lệ thành công 70% khi dự báo “thời tiết ngày mai giống hôm nay”, một kết quả dựa trên thống kê học. Năm 1982, GS tâm lý Lester đưa ra nhận xét, chiêm tinh học có ích lợi như chuyến thăm một nhà trị liệu. Nói cách khác, nó giống như sự trợ giúp tinh thần mà dường như nhiều người cần đến ít nhất một lần trong đời. Đó chính là nguyên nhân thành công chủ yếu của một chiêm tinh gia nhiều kiến thức về tâm lý học và một số môn khoa học xã hội đi kèm.

Kỳ 7: Khả năng dự báo của kinh dịch

Dịch hay Chu Dịch gồm hai phần, Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch Kinh là một cuốn sách, thường được xem là sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ 8 quẻ (Bát quái), mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành... Lời đoán có thể tốt hay xấu, kèm lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên tắc âm dương giao cảm.

Theo cố học giả Cao Xuân Huy trong tác phẩm đoạt giải Hồ Chí Minh Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu: Dịch kinh là sách bói, ra đời sau Khổng Tử, còn Dịch truyện gồm nhiều tư tưởng hỗn hợp, trong đó nổi bật tư tưởng Lão Trang, với bản thể luận và biện chứng pháp Đạo gia. Như vậy Dịch chỉ có thể hình thành cuối đời Chu, thời Xuân Thu - Chiến quốc.

Nhiều người ca ngợi khả năng dự báo của Dịch, mà điển hình là Thiệu Vĩ Hoa, “ngôi sao Dịch học”, người viết cuốn Chu Dịch với dự báo học với số lượng phát hành kỷ lục tại Trung Quốc. Bản dịch cũng gây nhiều dư luận tại Việt Nam. Trong sách, Chu Dịch được ca ngợi là “đại số học vũ trụ” hay “hòn ngọc trên vương miện khoa học”.

Vậy trên thực tế Chu Dịch có khả năng dự báo như thế nào?

Logic 64 quẻ Dịch

Trong Hệ từ viết: “Dịch có Thái cực, sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”. Đó chính là luận lý căn bản của Dịch.

Thái cực là chữ Đạo của Lão tử, là bản thể vũ trụ, cơ sở tồn tại của vạn vật, nên “vô thủy vô chung” (không có khởi đầu và kết cục), “bất sinh bất diệt” (tồn tại vĩnh hằng, không đổi không dời), bao trùm mọi vật, đồng thời có trong từng vật riêng biệt. Lưỡng nghi là “âm dương”, hai phương thức của Thái cực, đối lập, mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Do sự đấu tranh của âm dương mà hình thành sự đa hóa, phân hóa, phát triển. Lưỡng nghi cũng là trời và đất, lấy dương thay cho trời, lấy âm thay cho đất. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tức âm dương kết hợp tạo nên bốn tượng: thuần dương là Thái dương, thuần âm là Thái âm, hào âm trên hào dương là Thiếu âm. Tứ tượng tượng trưng cho bốn phương, cũng cho bốn mùa, tức tứ thời.

Posted Image

Cờ Hàn Quốc với Thái Cực ở trung tâm,

xung quanh là 4 quẻ.

Tứ tượng sinh Bát quái, vẫn do âm dương tương giao mà thành. Hào dương kết hợp với Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm tạo thành bốn quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn. Hào âm kết hợp với Tứ tượng thành bốn quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Tổng cộng có 8 quẻ, tức Bát quái. Đó cũng là tám phương, bát tiết.

Tám “tiểu thành quái” trên kết hợp nhau, tạo 8 x 8 = 64 “đại thành quái”, mỗi quẻ có 6 hào hay 3 tượng. Người xưa xem mọi biến dịch trong vũ trụ không ngoài 64 quẻ Kinh Dịch đó. Vì thế bậc trí giả, với các học thuyết thánh hiền, tự xem mình ngồi trong nhà mà như đứng giữa ngã ba đường, không gì là không biết!

Dịch theo khoa học hiện đại

Theo người viết, Thái cực chính là Big Bang, vụ nổ lớn khai sinh vũ trụ; Lưỡng nghi là đối ngẫu sóng - hạt của thế giới vi mô; Tứ tượng là bốn tương tác chi phối vũ trụ (hấp dẫn, điện từ, tương tác yếu và tương tác mạnh); một số quẻ Dịch là những phạm trù triết học. Khi đó sẽ giải thích được logic nội tại và khả năng dự báo của Dịch.

Theo vật lý học, vũ trụ của chúng ta xuất phát từ Vụ nổ lớn xảy ra 13,7 tỷ năm trước. Đó chính là tương tác siêu thống nhất, là cái một, cái chí nhất khởi thủy cho vạn vật. Sau đó do quá trình lạm phát, vũ trụ giãn nở và nguội dần, tương tác siêu thống nhất tách thành tương tác đại thống nhất và hấp dẫn (lúc này vũ trụ có 2 tương tác). Tiếp theo đại thống nhất tách thành tương tác mạnh và điện yếu (vũ trụ bây giờ có ba tương tác). Cuối cùng điện yếu tách thành điện từ và tương tác yếu, hoàn tất sự xuất hiện của 4 tương tác điều khiển toàn vũ trụ. Toàn bộ quá trình đó xảy ra chỉ trong một phần triệu giây sau Vụ nổ lớn.

Về hình thức, logic “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng” khá phù hợp với vũ trụ luận nói trên. Trong đó Thái cực là Big bang, nơi vũ trụ là cái một, cái duy nhất. Lưỡng nghi là lưỡng tính sóng - hạt của thế giới vi mô: vật chất vừa có tính sóng vừa có tính hạt, chúng mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Tứ tượng là bốn tương tác cơ bản. Tứ tượng không sinh đồng thời, mà “một sinh hai, hai sinh ba”, “ba” sinh bốn, bốn “sinh vô cùng”, có vẻ đúng như lời Lão Tử.

Theo Cao Xuân Huy ở sách đã dẫn, trong 64 quẻ, ba quẻ Thái, Bĩ và Đồng nhân tiêu biểu cho quá trình biện chứng của Dịch. Cụ thể hơn, Thái là chính đề, Bĩ là phản đề, phủ định, còn Đồng nhân là hợp đề của chính đề, tức phủ định của phủ định. Như vậy một số quẻ Dịch có thể là một số phạm trù hay quy luật của triết học biện chứng.

Khả năng dự báo của Dịch

Người viết thấy logic của Dịch đúng khoảng 60 - 70% so với kiến thức hiện đại, một tỷ lệ rất cao với một lý thuyết từ hàng ngàn năm trước. Vì thế nếu Thiệu Vĩ Hoa ca ngợi Chu Dịch hơi quá lời thì cũng dễ hiểu.

Tuy nhiên đó là do chúng ta chỉ mới xét tính tất yếu khách quan của các quy luật biến dịch mà chưa xét tới vai trò của ngẫu nhiên, yếu tố quyết định 50% số phận vũ trụ. Theo lời nhà vật lý lý thuyết Gell-Mann, bộ óc vật lý siêu việt nhất nửa cuối thế kỷ 20, giải Nobel về mô hình quark của các hạt cơ bản, “các ngẫu nhiên và các quark giải thích được vũ trụ, sự sống và mọi thứ khác”.

Nói cách khác, nếu tính cả ngẫu nhiên, yếu tố quyết định một nửa hành trạng của tự nhiên, khả năng dự báo của Dịch sẽ giảm đi một nửa, còn khoảng 30-35%. Viết đến đây, người viết lại nhớ tới quan điểm của cố giáo sư, nhà tình báo, thiếu tướng công an Nguyễn Đình Ngọc, một nhà khoa học đã lập mô hình toán học cho tử vi, đại ý, nếu đúng thì (dự báo dựa trên Dịch) cũng không quá 70%, nếu sai cũng không dưới 30%.

Tóm lại, dự báo Chu Dịch có tỷ lệ thành công khoảng 30-35%. Đây là một tỷ lệ khiêm tốn, chỉ ngang với dự báo ngẫu nhiên hay đoán mò. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, đoán mò còn cho kết quả cao hơn, chẳng hạn sinh trai hay gái, thắng hay thua (đều có tỷ lệ thành công 50%).

Kết luận

Về mặt nhận thức, hiểu biết của con người đi từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, trên cơ sở trình độ khoa học - công nghệ của xã hội đương thời. Quá trình nhận thức càng ngày càng tiếp cận, nhưng không bao giờ đạt tới hiểu biết cuối cùng (khoa học TK 20 phát hiện ra rằng, có những giới hạn nhận thức mà khoa học không thể vượt qua). Vì thế, một lý thuyết có từ hàng ngàn năm trước như Chu Dịch không thể phản ánh tốt hiện thực khách quan. Người viết cho rằng, Dịch dự báo được khoảng một phần ba các biến cố, một tỷ lệ tương đương với đoán mò (các loại hình tiên tri khác như chiêm tinh học cũng có tỷ lệ thành công như vậy, cho thấy có lẽ chúng chỉ là sự đoán mò). Và có lẽ đó là lý do mà các nhà Dịch học chỉ kể về các trường hợp thành công, chứ không bao giờ đưa ra các con số thống kê về tỷ lệ giữa các dự báo đúng và sai. Thiếu những thống kê như vậy, khả năng dự báo của Dịch còn thiếu sức thuyết phục.

Kỳ 8: Thần giao cách cảm có thật hay không?

Posted Image

Thần giao cách cảm (telepathy) là khả năng đọc ý nghĩ người khác hay trao đổi thông tin trực tiếp giữa các bộ não. Nó là một trong bốn hiện tượng ngoại cảm, bao gồm thần giao cách cảm, thấu thị (hay thấu thính), tiên tri và hậu tri. Vấn đề đặt ra là nó có thật hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng?

Những trường hợp điển hình

Trong một thí nghiệm kinh điển, Morley của Viện Victoria, Mỹ, cho kiến vào các bình chứa khác nhau, sao cho chúng không thể liên lạc bằng âm thanh, thị giác, mùi hay rung động (kiểu liên lạc thường gặp ở kiến). Tuy nhiên dường như chúng vẫn có thể truyền tin cho nhau, qua “giác quan thứ chín”, theo lời nhà nghiên cứu.

Chú khỉ thứ 100 là câu chuyện thú vị về khả năng truyền ý nghĩ của khỉ. Theo giới ngoại cảm học thì một chú khỉ trên đảo Koshima, Nhật Bản, học được cách rửa khoai tây bằng nước biển trước khi ăn và dạy cho khỉ trong đàn cách giữ vệ sinh đó. Ngay lập tức kiến thức lan truyền tức thời qua ‘thần giao cách cảm” và nhiều khỉ trên quần đảo Nhật Bản biết rửa khoai tây!

Ấn tượng nhất là thí nghiệm về “cảm xúc” thực vật. Trong đó, một người được bố trí đập phá cây trước một cái cây khác. Đo đạc cho thấy, trước cảnh tàn sát, hoạt tính điện của “cây nhân chứng” gia tăng dữ dội. Sau đó rất nhiều người được bố trí đi ngang qua cây “nhân chứng”. Đúng như mong đợi, khi người tàn sát cây xuất hiện, hoạt tính điện của cây nhân chứng lại thay đổi ghê gớm: dường như cây đã nhận dạng được kẻ sát nhân! Căn cứ vào đó mà một số người kết luận thực vật cũng có thể có cảm xúc và tình cảm, một quan niệm thực ra là sai lầm.

Các lý giải thường gặp

Một số lý thuyết đã được đề xuất để giải thích thần giao cách cảm, như trường sinh học, năng lượng hay thông tin sinh học - một trường vật chất mới hoàn toàn khác các trường vật lý đã biết. Nhược điểm lớn nhất của chúng là thiếu cơ sở khoa học và bằng chứng thực nghiệm. Bản chất của trường đó là gì, cường độ mạnh yếu thế nào, cơ chế tương tác với các sinh thể ra sao, chúng từ đâu xuất hiện và khi sinh thể chết thì chúng mất đi đâu là những câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp.

Quan niệm của nhà vật lý Bohm về thực tại không định xứ của cơ học lượng tử cũng thường được viện dẫn. Theo đó thì một thực tại có thể đồng thời ở nhiều vị trí không thời gian khác nhau, nên hai bộ não có thể cùng chia sẻ một ý nghĩ. Tuy nhiên đó là thực tại của thế giới lượng tử, tức thế giới vi mô, chứ không phải của thế giới sinh thể mà ta vẫn thấy hàng ngày.

Lý thuyết ý thức tập thể của nhà phân tâm học Jung cũng thường được diễn giải sai lầm như một cơ chế truyền ý nghĩ giữa các bộ não. Theo đó thì mọi bộ não đều kết nối với nhau qua “ý thức tập thể”. Nếu không thì tại sao ngay từ bé, chúng ta đều sợ rắn? Không lạ khi Jung là người ủng hộ các hiện tượng dị thường rất nhiệt thành.

Cách lý giải mới

Posted Image

Nhà sinh học Rupert Shaldrake, chuyên gia về thần giao cách cảm.

Vật lý sự sống đưa ra một cách lý giải mới cho thần giao cách cảm. Đó là quan niệm điện từ sinh học. Theo đó thì mọi ý nghĩ đều có cơ sở vật chất là các hoạt động điện hóa tại các tế bào thần kinh trong não. Theo định luật cảm ứng điện từ, các xung điện hóa đó sẽ tạo ra sóng điện từ trong và xung quanh não. Phép đo từ não đồ để nghiên cứu não và chẩn đoán bệnh dựa trên thực tế đó. Đồng thời, qua một số hiện tượng cộng hưởng, như cộng hưởng Schumann, các tín hiệu điện từ sinh học đó có thể tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được các sóng 10m và 37,5m, gần dải sóng đài phát thanh hay dùng. Về nguyên tắc, một nhà ngoại cảm có thể thu và giải mã các sóng này, dẫn tới khả năng “đọc ý nghĩ”. Hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein trong các hệ sinh học, mà khoa học đang tìm được những bằng chứng xác thực, cho phép cơ thể đo được các tín hiệu rất nhỏ yếu đó.

Tuy những suy luận trên không phải không có hạt nhân hợp lý, nhưng yếu tố quyết định phải là bằng chứng thực nghiệm. Không được thực nghiệm khẳng định thì đó chỉ là một trong nhiều giả thuyết về thần giao cách cảm mà thôi. Đáng tiếc là cho đến nay, hầu như khoa học chưa thu được một bằng chứng đủ tin cậy nào để khẳng định thần giao cách cảm có thật.

Giải mã các hiện tượng đã nêu

Trong thí nghiệm Morley, nếu quả thật kiến vẫn liên lạc được với nhau, nhiều khả năng là nhờ các kênh điện từ. Chú khỉ thứ 100 đơn giản chỉ là huyền thoại, tức chỉ là sản phẩm bịa tạc. Trong thí nghiệm phá cây, cần lưu ý rằng khoa học đã thấy rằng trước khi chết, khả năng sinh thể phát tín hiệu điện từ tăng gấp hàng ngàn lần so với bình thường. Đó là thời khắc lóe sáng cuối cùng trước khi vụt tắt. Do sự cộng hưởng mà hoạt tính điện của cây nhân chứng cũng gia tăng mạnh mẽ. Việc nhận dạng người phá cây cũng được giải thích như vậy. Đó chỉ là những hoạt động vật lý thuần túy, chứ thực vật thì không thể có tình cảm hay cảm xúc, như có người lầm tưởng khi thuật lại thí nghiệm này.

Thần giao cách cảm có thật hay không?

Câu trả lời của khoa học là chúng ta chưa biết. Khả năng động thực vật có thể liên lạc qua nhiều kênh thông tin thì đã rõ, với nhiều bằng chứng ủng hộ. Ngoài ra một số động vật cũng có khả năng cảm nhận được động đất, nhà sập hay một số tai biến khác trước khi chúng xẩy ra. Nhiều khả năng động vật bậc thấp đo được biến động địa từ hay sóng hạ âm thường xuất hiện trước các tai biến. Vấn đề chưa rõ là con người có khả năng đọc ý nghĩ người khác hay không. Cho đến rất gần đây, qua thí nghiệm Ganzfield, được thiết kế để thực hiện thần giao cách cảm có kiểm soát (ngăn chặn can nhiễu và sự rò rỉ thông tin qua các kênh cảm giác), vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận về tính xác thực của nó. Nhiều nhà khoa học cho rằng, cần tiếp tục cải tiến qui trình Ganzfield và thử nghiệm nhiều hơn nữa, may ra chúng ta mới có cơ hội tìm ra lời giải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Vì tôi hơi mệt mỏi (Sáng viết rất dài, bị mất), nên chưa thể viết tiếp bài phản biện ông Đỗ Kiên Cường ở trên. Nhưng tôi xin kể câu chuyện làm quà, có liên quan đến v/d trên:

Số là có một lần tôi đến gặp bác Vũ Tuyên Hoàng ở 53 phố Nguyễn Du, tôi không nhớ chính xác địa chỉ. Câu chuyện chuyển đề tài sang lĩnh vực ngoại cảm. Bác Hoàng nói: Liên hiệp chúng tôi chi hơn 700.000.000 VND, mà các vị ở "TT Nghiên cứu tiềm năng con người" chưa đưa ra được một sự lý giải thuyết phục về hiện tượng ngoại cảm. Họ chỉ thống kê hiện tượng và tổ chức được một hội nghị tổng kết (Tôi có dự hội nghị này, nhưng nửa chừng bỏ về và cũng chẳng hiểu họ nói cái gì vì lộn xộn, ồn ào quá).

Tôi nghĩ ngay đến phương pháp nghiên cứu có thể sai và sự chưa đủ khả năng tổng hợp của mặt bằng tri thức khoa học hiện đại để giải thích vấn đề. Tôi có đề nghị bác Vũ Tuyên Hoàng cho TT nghiên cứu Lý học Đông phương tham gia nghiên cứu. Bác không có ý kiến gì. Sau đó vài năm thì bác mất.

Như vậy, bác Vũ Tuyên Hoàng cũng cho rằng hiện tượng ngoại cảm là một tồn tại khách quan cần nghiên cứu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ tiến sỹ

Bài viết trên của bác Đỗ Kiên Cường đã quá lâu rồi. ở thời điểm hiện nay khoa học phát triển rất nhanh mà lại đi phản biện một tài liệu khoa học đã có hai năm nay rồi e rằng bị lạc hậu trong công tác khoa học. Cụ có tìm được tài liệu mới tinh nào của bác Đỗ Kiên Cường để bàn luận thì hay hơn.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ về bài viết: "Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!"

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trên thế nhân ngày nay có quá nhiều thứ giả. Ngực giả, mắt giả, hàng giả nhái....Đấy là lĩnh vực hàng hóa vật chất. Sang lịnh vực xã hội thì có: dấu giả, giấy tờ giả.....Rồi sang lĩnh vực tri thức cũng có tri thức giả....Thậm chí đến tình cảm con người cũng giả luôn, mà người ta gọi là tình cảm giả dối. Tóm lại cứ có nghề nào trên thế gian thì có giả cái thứ đó. Việc giả làm nghề đồng cốt, bói toán..... để lừa mị thì nó xưa như trái Đất, kể từ khi nghề đồng cốt, gọi hồn xuất hiện trên thế nhân. Trong lịch sử nhân loại, có không ít những người đồng cốt bói toán bi xử vì tội lừa đảo. Thậm chí với những người đồng cốt, hoặc ngoịa cảm thật, còn bị tử hình vì họ bị coi là phù thủy, chống lại niềm tin thần thánh. Nhưng có thể nói, lần đầu tiên cái nghề giả đồng cốt, bói toán, ngoại cảm được một nhà khoa học tên tuổi phân tích hẳn hoi, qua tựa bài báo. Nếu chỉ ở mức độ như vậy thì tôi hoàn toàn ủng hộ nhân danh cá nhân. Giống như "Hội bảo vệ người tiêu dùng" chống hàng giả vậy. Nhưng khổ một nỗi, tác giả không chỉ ở chỗ phê phán hàng giả, như dư luận vẫn nêu, mà ông phủ nhận luôn cả thực tại khách quan cùa hiện tượng ngoại cảm cần nghiên cứu (Nếu quan tâm nghiên cứu, còn không thì thôi, còn bảo nó không khoa học nên mới này sinh vấn đề).

Phàm đã gọi là khoa học chân chính thì không bao giờ phủ nhận thực tại khách quan. Bởi vì, thực tại khách quan chính là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Nó chính là cái mà tác giả đưa ra gọi là : "Sự kiện" trong chuỗi diễn tiến để đến một lý thuyết được coi là khoa học. Chính những sự kiện này, cũng là cái gọi là sự "phản nghiệm" mà tác giả nói tới để thách thức các tri thức khoa học có đủ tầm để lý giải nó không, hay phải phát triển và giải thích bằng phương pháp luận của một lý thuyết khác. Nhưng ở đây, chúng ta xem tác giả quan niệm thế nào về hiện tượng mà tác giả gọi là "ngoại cảm giả danh".

Qua những câu hỏi của phóng viên, tác giả đã lần lượt bày tỏ quan niệm của mình:

Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu?

Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo.

PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam.

ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập.

PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh?

ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm.

Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ.

PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…

ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.

Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.

Trong đoạn này, tác giả xác định việc nghiên cứu ngoại cảm của tri thức hiện đại và đặt vấn đề về các khái niệm liên quan. Nó không phải mục đích của bài này. Nên tôi sẽ tập trung vào phân tích các ý tưởng tiếp theo.Tuy nhiên, qua đoạn trích dẫn này thí cho thấy chính tác giả đã gián tiếp xác nhận: Ngoại cảm là đối tượng nghiên cứu khoa học, chứ bản thân nó không phải là một tri thức khoa học.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.