Posted 18 Tháng 5, 2010 - Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010), ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5), sáng nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Báu vật phương Đông – Cổ vật châu Á”. Với trên 50 cổ vật đặc sắc của 9 quốc gia châu Á (Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc) được tuyển chọn sẽ giúp cho khách tham quan hiểu biết về các nền văn hóa cổ châu Á. Đây cũng là bước mở đầu cho chương trình hợp tác đối ngoại của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những cổ vật này sẽ được trưng bày tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào tháng 10 tới chào đón Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 1. Trong sưu tập di sản văn hóa châu Á đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ngoài những di vật phản ánh sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ nhu cầu tồn tại của con người mang tính mỹ thuật cao, thì phần lớn sưu tập hiện vật này thể hiện đời sống tâm linh hết sức đa dạng. Trong một quốc gia, có thể đồng thời cùng tồn tại nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau, ví dụ vương quốc Campuchia ngoài Phật giáo và Hindu giáo, còn tồn tại một tín ngưỡng dân gian sản sinh trong quá trình sinh tồn của nó như tục thờ cúng tổ tiên và thuyết vật linh, thờ thần cây, thần sông, thần núi… PGS.TS Nguyễn Lân Cường – phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta xem để so sánh với các nền văn hóa có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Chẳng hạn, tại chùa Đậu, tôi nhận thấy có những viên gạch chạm hình chim thần Garuda - vật cưỡi của thần Visnu trong Ấn Độ giáo. Nhưng điểm khác biệt là những viên gạch ở chùa Đậu có 3 mũi mác cùng trên một viên gạch. Điều đó có nghĩa, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Việt Nam và được cải tiến thêm một chút. Cuộc trưng bày lần này để công chúng biết những hiện vật kia có nét gì là của Việt Nam, nét gì là của các nước khác”. Chiếc trống đồng Sao Vàng, thuộc loại Heeger I, có kích thước lớn nhất trong sưu tập trống Đông Sơn hiện biết ở Việt Nam. Trống cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, niên đại 2000 – 2500 năm. Mặt trống có 12 tia, 11 vành hoa văn: vạch thẳng song song, vòng tròn tiếp tuyến, người hóa trang lông chim, nhà sàn mái cong, ô trám lồng, hồi văn chữ S gấp khúc…Chóe có nắp và đỉnh có nắp, thế kỷ 17, 18 ở Trung QuốcPhù điêu nữ thần sông Hằng, thế kỷ 11, Ấn ĐộPhù điêu Quan thế âm Bồ tát, thế kỷ 11, Ấn ĐộTượng phật bằng đồng thế kỷ 17 của Thái LanTượng Lạc Đà, thế kỷ 6 - 7 ở Trung Quốc Đức Chính 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites