Hà Uyên

Chiết Tự Số - Chữ Quốc Ngữ

10 bài viết trong chủ đề này

Chào Anh Chị Em trên diễn đàn.

Khi tìm hiểu những phương pháp để lập quẻ Dịch, trong MAI HOA DỊCH SỐ của ngài Thiệu Ung, có phương pháp CHIẾT TỰ SỐ. Theo sách "Bí bản trắc tự toàn thư", ngài Tự Thạch đã nổi danh thiên hạ về khoa Chiết tự. Chữ Quốc ngữ VN có thể xây dựng nên phương pháp Chiết tự này. Tham khảo từ Nguồn: Dichminh.co.cc, được xây dựng Chiết tự số như sau:

A : 3 nét ; Ă : 4 nét ; Â : 5 nét

B : 3 nét

C : 1 nét

D : 2 nét ; Đ : 3 nét

E : 4 nét ; Ê : 6 nét

G : 2 nét ;

H : 3 nét

I : 1 nét

K : 3 nét

L : 2 nét

M : 4 nét

N : 2 nét

O : 2 nét

Ô : 4 nét

Ơ : 3 nét

P : 2 nét

Q : 3 nét

R : 3 nét

S : 1 nét

T : 2 nét

U : 1 nét

Ư : 2 nét

V : 2 nét

X : 2 nét

Y : 3 nét

Sắc(/) : 1 nét

Huyền (\) : 1 nét

Hỏi (?) : 2 nét

Ngã (~) : 1 nét

Nặng (.) : 1 nét

Một ví dụ về khoa Chiết tự số tương ứng với chữ Quốc ngữ: Câu thành văn như sau:

Trèo lên ngọn cây, thấy mình cao quá,

Mọi người ở dưới thấp, nên tự chán.

Cụ thể:

- "Trèo lên ngọn cây": tổ hợp Chiết tự số làm Ngoại quái

- "thấy mình cao quá": tổ hợp Chiết tự số làm Nội quái

Thực hiện:

- Chữ "Trèo": T = 2, r = 3, e = 4, 0 = 2, dấu "huyền" = 1

=> 2 + 3 + 4 + 2 + 1 = 12

- Chữ "lên": l = 2, ê = 6, n = 2

=> 2 + 6 + 2 = 10

- Chữ "ngọn": n = 2, g = 2, 0 = 2, n = 2, dấu "nặng" = 1

=> 2 + 2 + 2 + 2 + 1 = 9

- Chữ "cây": c = 1, â = 5, y = 3

=> 1 + 5 + 3 = 9

Tổ hợp câu "Trèo lên ngọn cây" = 12 + 10 + 9 + 9 = 40

40 / 8 = 5 => được quái Khôn.

- Chữ "thấy": t = 2, h = 3, â = 5, y = 3, dấu "sắc" = 1

=> 2 + 3 + 5 + 3 + 1 = 17.

- Chữ "mình": m = 4, i = 1, n = 2, h = 3, dấu "huyền" = 1

=> 4 + 1 + 2 + 3 + 1 = 11

- Chữ "cao": c = 1, a = 3, 0 = 2

=> 1 + 3 + 2 = 6

- Chữ "quá": q = 3, u = 1, a = 3, dấu "sắc" = 1

=> 3 + 1 + 3 + 1 = 8

Tổ hợp câu: "thấy mình cao quá" = 17 + 11 + 6 + 8 = 42

42 / 8 = 5 dư 2 => được quái Đoài

Câu: "Trèo lên ngọn cây, thấy mình cao quá" được quẻ ĐỊA TRẠCH LÂM.

Tiếp tục với vế đối là câu: "mọi người ở dưới thấp, nên tự chán", lại phân câu này thành 02 quái:

- Chữ "mọi": m = 4, 0 = 2, i = 1, dấu "nặng" = 1

=> 4 + 2 + 1 + 1 = 8

- Chữ "người": n = 2, g = 2, ư = 2, ơ = 3, i = 1, dấu "huyền' = 1

=> 2 + 2 + 2 + 3 + 1 + 1 = 11

- Chữ "ở": ơ = 3, dấu "hỏi" = 2

=> 3 + 2 = 5

- Chữ "dưới": d = 2, ư = 2, ơ = 3, i = 1, dấu "sắc" = 1

=> 2 + 2 + 3 + 1 + 1 = 9

- Chữ "thấp": t = 2, h = 3, â = 5, p = 2, dấu "sắc" = 1

=> 2 + 3 + 5 + 2 + 1 = 16

Tổ hợp câu: "mọi người ở dưới thấp" = 8 + 11 + 5 + 9 + 16 = 59

59 / 8 = 7 dư 3 => được quái Ly

- Chữ "nên": n = 2, ê = 6, n = 2

=> 2 + 6 + 2 = 10

- Chữ "tự": t = 2, ư = 2, dấu "nặng" = 1

=> 2 + 2 + 1 = 5

- Chữ "chán": c = 1, h = 3, a = 3, n = 2, dấu "sắc" = 1

=> 1 + 3 + 3 + 2 + 1 = 10

Tổ hợp câu: "nên tự chán" = 10 + 5 + 10 = 25

25 / 8 = 3 dư 1 => được quái Càn

Câu "mọi người ở dưới thấp, nên tự chán" được quẻ HOẢ THIÊN ĐẠI HỮU.

- Tượng hai quẻ Lâm thừa Đại hữu: theo Bốc Dịch, động hào 3, 4, 6

Posted ImagePosted Image

- Theo Dịch Lâm được quẻ Lâm chi Đại hữu.

Chúng ta tham khảo thêm một phương thức lập quẻ Dịch.

Hà Uyên.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có một thắc mắc đó là tại sao không phải là an quẻ từ dưới lên mà lại an từ trên xuống, trong khi đó tên gọi lại là Lâm (dưới)-Đại Hữu (trên). Tôi thử biến lại thành Tụy (dưới)-Đồng Nhân (trên), bác thử xét xem liệu quẻ nào hợp hoàn cảnh hơn.

Kính Bác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có một thắc mắc đó là tại sao không phải là an quẻ từ dưới lên mà lại an từ trên xuống, trong khi đó tên gọi lại là Lâm (dưới)-Đại Hữu (trên). Tôi thử biến lại thành Tụy (dưới)-Đồng Nhân (trên), bác thử xét xem liệu quẻ nào hợp hoàn cảnh hơn.

Kính Bác.

Anh Dichnhan

Khi ngài Tiêu Diên Thọ xây dựng kết cấu cho học thuyết của mình, Ông lấy Can Chi "ngày" làm "Bản" (gốc). Do vậy, ngài Tiêu mới lấy "Trực nhật" để minh chứng cho "Tiêu Lâm".

Hôm nay, là ngày Đinh Mão, là Can Chi ứng cho ngày "Âm", nên tôi trải nghiệm theo nguyên tắc mà ngài Tiêu Diên Thọ đã đặt ra.

Anh tham khảo thêm.

Hà Uyên.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Hà Uyên Kính,

Trước đây cháu cũng tự nghĩ và thử để áp dụng cho cách đặt tên, nhưng vì trình độ non quá nên không chắc đúng. May quá có Bác đưa ra cách thức mới này nên cháu rất mừng

cháu có một thắc mắc nhỏ là

1. chữ S được tính là 1 nét thì sao chữ O lại là 2 nét ? khi viết thì thường chữ O là một nét liền như khi viết chữ S.

2. Chữ Q : chữ này khi viết chữ hoa , thì nếu tính theo nét chữ o và dấu thì là 3 nét, nhưng nếu là chữ viết thường q , lúc này nó giống với chữ P là 2 nét.

Như thế, nếu coi chữ O là 1nét thì chữ Q hoa là 2 nét, trùng khớp với chữ q thường.

3. Chữ R hoa và thường, theo cách mô tả như Bác giới thiệu thì chữ R , nếu 2 nét thì có đúng hơn không ?

4. tương tự với một số chữ, thì chữ Hoa và Chữ thường có sự chênh lệch về nét, vậy nên lấy chữ nào ? Phải chăng sẽ qui ước là cứ mỗi lần dừng bút để viết nét tiếp theo sẽ được tính là 1 nét ?

Cháu cảm ơn Bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

  Cảm ơn bác Hà Uyên đã chỉ dẫn thêm. Tuy nhiên, tôi sẽ vẫn thử cách của mình trong 1 thời gian xem sao, tại vì tôi chưa thấy mối liên hệ giữa quẻ và thời gian, và nó nhằm mục đích gì, có thể là nó giúp cho việc xác định ứng kỳ hoặc trợ giúp cho phần Thiên Văn Lịch Số, hoặc giúp quan sát cảnh vật tự nhiên ứng dụng trong sản xuất.     

Edited by dichnhan07

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi Bác Hà Uyên,

Theo Thiên Đồng thì

Chữ O là 1 nét

Chữ R là 3 nét

Chữ Y, có thể 3, có thể 2 nét tùy theo (nếu viết y).

Từ cơ sở bút pháp mà Thiên Đồng góp ý này.

Về cách lập quẻ thì theo sách "Chu Dịch dự đoán học" của tác giã Thiệu Vỹ Hoa có viết:

" Căn cứ chữ số để gieo quẻ: phàm gặp trường hợp viết chữ lấy tổng số chữ chia đôi là quẻ thượng, một nữa làm quẻ hạ. Nếu số chữ là lẻ thì lấy nửa ít là quẻ thượng, nửa nhiều làm quẻ hạ, (ví dụ 7 chữ: số 3 làm quẻ thượng, số 4 làm quẻ hạ. Quẻ thương là Ly, quẻ hạ là Chấn, tức quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp). Nếu chỉ 1 chữ thì lấy số nét nửa trái làm quẻ thượng, số nét nửa phải làm quẻ hạ..."

Như vậy, phương pháp trên cũng chủ trương lập quẻ thượng trước. Trùng với cách của Bác đề xuất.

Tuy rằng không có sự giải thích cho việc tại sao lấy quẻ thượng trước.

Thiên Đồng đề nghị thêm.

Nếu viết một câu dài thì ta chỉ cần đếm số chữ.

Nếu viết câu rất ngắn, một cụm từ, một nhóm từ, một chữ thì ta xét nét.

Nếu là hai câu đối thì ta xét nét, vì lượng chữ bằng nhau.

Nếu là câu thơ hay bài thơ thì ta xét nét và có thể bỏ đi các chữ lập lại giống nhau.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi Bác Hà Uyên,

Theo Thiên Đồng thì

Chữ O là 1 nét

Chữ R là 3 nét

Chữ Y, có thể 3, có thể 2 nét tùy theo (nếu viết y).

Từ cơ sở bút pháp mà Thiên Đồng góp ý này.

Về cách lập quẻ thì theo sách "Chu Dịch dự đoán học" của tác giã Thiệu Vỹ Hoa có viết:

" Căn cứ chữ số để gieo quẻ: phàm gặp trường hợp viết chữ lấy tổng số chữ chia đôi là quẻ thượng, một nữa làm quẻ hạ. Nếu số chữ là lẻ thì lấy nửa ít là quẻ thượng, nửa nhiều làm quẻ hạ, (ví dụ 7 chữ: số 3 làm quẻ thượng, số 4 làm quẻ hạ. Quẻ thương là Ly, quẻ hạ là Chấn, tức quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp). Nếu chỉ 1 chữ thì lấy số nét nửa trái làm quẻ thượng, số nét nửa phải làm quẻ hạ..."

Như vậy, phương pháp trên cũng chủ trương lập quẻ thượng trước. Trùng với cách của Bác đề xuất.

Tuy rằng không có sự giải thích cho việc tại sao lấy quẻ thượng trước.

Thiên Đồng đề nghị thêm.

Nếu viết một câu dài thì ta chỉ cần đếm số chữ.

Nếu viết câu rất ngắn, một cụm từ, một nhóm từ, một chữ thì ta xét nét.

Nếu là hai câu đối thì ta xét nét, vì lượng chữ bằng nhau.

Nếu là câu thơ hay bài thơ thì ta xét nét và có thể bỏ đi các chữ lập lại giống nhau.

Thiên Đồng

Chào Thiên đồng

Cảm ơn Bạn rất nhiều từ những ý kiến mà Bạn đặt vấn đề. Tôi đang trải nghiệm, cùng luận giải thêm với Thiên Đồng sau.

Gần đây, về cá nhân, tôi đang thử nghiệm, nhưng không nói ra, về: Họ và Tên của sự Hợp khí, với điều kiện là: Âm dương đã hợp hóa => đã "sinh". Ví dụ như tên của Dương: Trần văn A, tên của Âm là Nguyễn thị B => tôi phân: Trần Văn làm Ngoại quái, còn tên là chữ A, thì đặt làm Nội quái. Đối ứng với Âm, thì Nguyễn Thị tổ hợp làm Ngoại quái, còn tên chữ là B, thì tổ hợp làm Nội quái. Tôi thử nghiệm xét thấy, có nhiều điều rất lạ khi thông tin được bộc lộ ra, từ hai quẻ Đối ứng.

Chia sẻ cùng Thiên Đồng và Anh Chị Em.

Hà Uyên.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thiên đồng

Cảm ơn Bạn rất nhiều từ những ý kiến mà Bạn đặt vấn đề. Tôi đang trải nghiệm, cùng luận giải thêm với Thiên Đồng sau.

Gần đây, về cá nhân, tôi đang thử nghiệm, nhưng không nói ra, về: Họ và Tên của sự Hợp khí, với điều kiện là: Âm dương đã hợp hóa => đã "sinh". Ví dụ như tên của Dương: Trần văn A, tên của Âm là Nguyễn thị B => tôi phân: Trần Văn làm Ngoại quái, còn tên là chữ A, thì đặt làm Nội quái. Đối ứng với Âm, thì Nguyễn Thị tổ hợp làm Ngoại quái, còn tên chữ là B, thì tổ hợp làm Nội quái. Tôi thử nghiệm xét thấy, có nhiều điều rất lạ khi thông tin được bộc lộ ra, từ hai quẻ Đối ứng.

Chia sẻ cùng Thiên Đồng và Anh Chị Em.

Hà Uyên.

Mong được chú Hà Uyên chia sẻ thêm nhiều thông tin bổ ích cho những kẻ hậu học như bọn cháu

Chân thành cám ơn chú nhiều

Hạt gạo làng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết bản chiết tự số chữ quốc ngữ này áp dụng được cho việc xem đặt tên không nhỉ? thay vì phải quy tên Việt về chữ Hán rồi đếm nét thì dùng bản này. Xin cám ơn bác Hà Huyên :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các cụ. Cái này chỉ là quy định thui chứ mỗi người viết lại khác nhau, em lấy ví dụ em viết tay trái đâm ra rất ít nét, các chữ cứ loằng ngoằng hết cả lên thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites