Guest Gia Nhân

Hậu Thiên Bát Quái và Thập Nhị Địa Chi

21 bài viết trong chủ đề này

Mệnh đề căn bản ứng dụng theo Cổ nhân.

1. Hậu Thiên Bát Quái : Càn Tây Bắc, Khảm Chành Bắc, Cấn Đông Bắc, Chấn Chánh Đông, Tốn Đông Nam, Ly Chánh Nam, Khôn Tây Nam, Đoài Chánh Tây.

2. Thập Nhị Chi : Hợi Tuất Tây Bắc, Tý Chánh Bắc, Sửu Dần Đông Bắc, Mão Chánh Đông, Thìn Tỵ Đông Nam, Ngọ Chánh Nam, Mùi Thân Tây Nam, Dậu Chánh Tây.

3. Hậu Thiên Bát Quái phối Thập Nhị Địa Chi.

Càn Tây Bắc Tuất Hợi, Khảm Bắc Tý, Cấn Đông Bắc Sửu Dần, Chấn Đông Mão, Tốn Đông Nam Thìn Tỵ, Ly Nam Ngọ, Khôn Tây Nam Mùi Thân Đoài Tây Dậu.

4. Ngũ hành Thập Nhị Địa Chi theo Ngũ Hành Bát Quái hậu Thiên:

CÀN Tây Bắc Tuất Hợi - Duơng Kim

Khảm Bắc Tý - Thủy

CẤN Đông Bắc Sửu Dần - Dương Thổ

CHẤN Đông Mão - Dương Mộc

TỐN Đông Nam Thìn Tỵ - Âm Mộc

LY Nam Ngọ - Hỏa

KHÔN Tây Nam Mùi Thân - Âm Thổ

ĐOÀI Tây Dậu - Âm Kim.

6. Nếu ghép thêm Thập Thiên Can thì sẽ thành 24 phương vị, thường ứng dụng trong Phong Thủy. Nhất Quái quản tam sơn.

Vài dòng chép lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Gia Nhân,

Xin cho hỏi tại sao trong Hậu Thiên Bát Quái lại có tới 3 Thổ, Trung Thổ, Cấn và Khôn là Thổ, nhưng chỉ có Một Thũy và Một Hỏa, Kim và Mộc thì có 2, Kiền Đoài Kim, Chấn Tốn Mộc?

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VnhL,

VinhL quan sát thiên tượng xem có mấy Mặt Trời mấy Mặt Trăng ảnh hưởng đến Trái Đất ngày đêm bốn mùa, Hối Sóc huyền Vọng.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Gia Nhân,

Xin cám ơn bạn đã giải thích, nhưng VinhL vẫn thấy chưa ổn và xin hỏi tiếp:-)

Theo như bạn suy luận thì Mặt Trời là Hỏa tượng Ly, Mặt Trăng là Thũy tượng Khãm, thế tại sao Khôn và Cấn lại là Thổ, Trung cung củng là Thổ? Chấn Tốn đều là Mộc, Đoài Kiền đều là Kim? À mà tại sao không lấy Kiền làm tượng của Mặt Trời, và Khôn làm tượng của Mặt Trăng?

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL mến,

Đang bàn về Hậu Thiên mà. VinhL nghiên cứu nhiều vậy biết rồi thì trình bày ra luôn đi - nếu chưa thì quan lại Tượng Tiên Thiên.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Gia Nhân,

VinhL chỉ biết là ngủ hành của cửu cung là do Tử Bạch Cửu Tinh an theo độ số của Lạc Thư mà có, vì vậy

Nhất Bạch Thũy Tinh là 1 ở Khãm 1, cho nên Khãm ở Hậu Thiên là Thũy

Nhị Hắc Thổ Tinh là 2 ở Khôn 2, cho nên Khôn ở Hậu Thiên là Thổ

Tam Bích Mộc Tinh là 3 ở Chấn 3, cho nên Chấn ở Hậu Thiên là Mộc

Tứ Lục Mộc Tinh là 4 ở Tốn, cho nên Tốn ở Hậu Thiên là Mộc

Ngũ Hoàng Thổ Tinh là 5 ở Trung cung 5, cho nên Trung cung là Thổ

Lục Bạch Kim Tinh là 6 ở Kiền 6, cho nên Kiền ở Hậu Thiên là Kim

Thất Xích Kim Tinh là 7 ở Đoài 7, cho nên Đoài ở Hậu Thiên là Kim

Bát Bạch Thổ Tinh là 8 ở Cấn 8, cho nên Cấn ở Hậu Thiên là Thổ

Cửu Tử Hỏa Tinh là 9 ở Ly 9, cho nên Ly ở Hậu Thiên là Hỏa vậỵ

Nhưng vẩn còn các vấn đề là từ đâu mà có Tử Bạch 9 Tinh, và tại sao Nhất Bạch là Thũy,

Nhị Hắc là Thổ, Tam Bích là Mộc, vv... và tại sao lại ghép các màu Bạch, Hắc, Bích, Lục, Hoàng, Xích, Tử 7 màu vào các tinh?

Nếu bạn biết mong bạn giải thích, Thank You

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL mến,

Vậy chúng ta bắt đầu nghiên cứu từ Tiên Thiên Bát Quái.

Theo Thuyết Quái truyện VinhL có đồng ý đây là mệnh đề đúng?

I. Tám Quái có thuộc tính và hình tượng đặc trưng cơ bản sau:

1. Càn có thuộc tính cương Kiện và tượng trưng cho Trời.

2. Đoài có thuộc tính Vui và tượng trưng cho Ao, đầm.

3. Ly có thuộc tính Nóng khô và tượng trưng Hỏa.

4. Chấn có thuộc tính Động và tượng trưng Lôi.

5. Tốn có thuộc tính Tán và tượng trưng Phong.

6. Khảm có thuộc tính Ẩm ướt và tượng trưng Thủy.

7. Cấn có thuộc tính Dừng lại và tượng trưng Sơn.

8. Khôn có thuộc tính Tàng chứa và tượng trưng Đất.

II. Mối quan hệ của Tám Quái

1. Càn đối Khôn.

2. Đoài đối Cấn.

3. Ly đối Khảm.

4. Chấn đối Tốn.

III. Số thứ tự của Tám Quái

1. Càn một.

2. Đoài hai.

3. Ly ba.

4. Chấn bốn.

5. Tốn năm.

6. Khảm sáu.

7. Cấn bảy.

8. Khôn tám.

Thân Mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Gia Nhân,

Sao vấn đề Tử Bạch 9 Tinh và 7 màu sắc lại liên quan đến Tiên Thiên Bát Quái nhỉ? Nhưng không sao, bắt đầu nghiên cứu về Tiên Thiên Bát Quái củng có ích lợi. Vậy bạn Gia Nhân nên bắt đầu từ cái nguồn gốc của Tiên Thiên Bát Quái. Tiên Thiên Bát Quái từ đâu ra, căn cứ vào cái gì mà cổ nhân lập ra 8 Quái?

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tượng và Số không thể tách rời nhau trong Lý học. Vội đi vào lý luận cho là cao siêu thì khó mà thâm nhập được. Dò đến ngọn nguồn u uẩn khám phá bí ẩn của Cổ nhân. Suy tư từ đơn giản đến phức tạp - "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng". Không những những thế phải thường xuyân thực nghiệm mới thấy Chân Giả. Nếu chỉ suy luận logic hình thức chỉ biết Đúng Sai không thấy được Chân Giả. Vì thực tại vạn hữu biến động không ngừng trong từng phần nhỏ nhất của giây (sát na).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Gia Nhân,

Bạn Gia Nhân nói chí lý lắm. Mong tiếp tục.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

II. Mối quan hệ của Tám Quái

1. Càn đối Khôn.

2. Đoài đối Cấn.

3. Ly đối Khảm.

4. Chấn đối Tốn.

"Tượng và Số không thể tách rời nhau trong Lý học."

Chưa nắm được tượng quẻ thì làm sao nắm được các độ số trong Hà Đồ và Lạc Thư. Vì vậy không thể nào hiểu được 2 chữ " tượng số ". Không hiểu được 2 chữ " tượng số ", thì làm sao hiểu được sự liên hệ giữa TTBQ hay HTBQ và 12 cung Tử Vi. Cho nên không thể nào hiểu được nguồn gốc của các cung xung chiếu, nhị hợp cung, lục hại cung trong Tử Vi

Trước tiên tiếp tục, tại hạ mong rằng các anh chị em nên coi lại các tượng quẻ trong " " trên và tìm cho ra cái sai trong đó. Sau đó tiếp tục cũng chưa muộn

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Đào Hoa, bạn VinhL cùng cả nhà,

Trong khi chờ đợi anh Đào Hoa và các bạn tham gia quái tượng, tôi xin tiếp tục.

IV. Tám quái với thuộc tính và đặc trưng trên, chúng ta thấy được sự khác biệt rõ ràng và cụ thể:

1. Càn tam liên

2. Đoài thượng khuyết

3. Ly trung hư

4. Chấn ngưỡng vu

5. Tốn hạ đọan

6. Khảm trung mãn

7. Cấn lữ uyển

8. Khôn lục đọan

V. Quy Nguyên

Tuy khác biệt nhưng chúng lại có điểm giống nhau sau khi Hồi Quy. Tám quái chúng ta bỏ đi vạch trên (bỏ hào thứ ba) mỗi quái còn lại hai vạch.

1. Càn Nhị liên

2. Đòai nhị liên

3. Ly thượng khuyết

4. Chấn thượng khuyết

5. Tốn hạ đọan

6. Khảm hạ đọan

7. Cấn tứ đọan

8. Khôn tứ đọan

So sánh:

1. Tượng Càn và Đòai đều còn hai vạch liền

2. Tượng Ly và Chấn vạch trên khuyết, vạch dưới liền

3. Tượng Tốn và Khảm vạch trên liền, vạch dưới đứt

4. Tượng Cấn và Khôn còn lại hai vạch trên và dưới đều đứt.

=> Như vậy Tượng Càn và Đòai giống nhau gọi là Thái Dương; Tượng Ly và Chấn giống nhau gọi là Thiếu Dương; Tượng Tốn và Khảm giống nhau gọi là Thiếu Âm; Tượng Cấn và Khôn giống nhau gọi là Thái âm.

=> Tương tự chúng ta tiếp tục quy nguyên thì Càn Đòai Ly Chấn còn một vạch liền gọi là Nghi Dương; Tốn Khảm Cấn Khôn còn một vạch đứt gọi là Nghi Âm.

VI. Thể dụng

Thể:

1. Càn và Đòai cùng thể là Thái Dương

2. Ly và Chấn cùng thể Thiếu Dương

3. Tốn và Khảm cùng thể Thiếu Âm

4. Cấn và Khôn cùng thể Thái Âm

Dụng: Ví dụ

1. Thái Dương là thể chung Lý hành kim khi dụng thành Đòai Âm Kim và Càn Dương Kim.

2. Thái Âm là thể chung Lý hành thổ khi dụng là Cấn Dương thổ và Khôn Âm Thổ.

Chúng ta cũng dễ dàng thấy được vì sao Cổ nhân phân loại và tuổi Đông tứ trạch và Tây tứ trạch ứng dụng trong Phong thủy.

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

VII. Biểu Tượng số (Tứ Tượng và Bát Quái – Tượng Số.)

1. Tìm hiểu Biểu tượng

Chỉ bằng hai ba chấm đen trắng, hai ba nét vạch liền và vạch đứt chồng lên nhau thay đổi vị trí như là một ảnh tượng của thiên nhiên. Các quái tượng, tượng số chính là sự tượng trưng vạn vật trong vũ trụ. Quái tượng còn ẩn dụ biểu thị chân lý, ý tưởng, khái niệm … để chuyển tải ý nghĩa bằng dấu hiệu âm dương, dấu hiệu âm dương chính là nguyên lý ẩn tàng trong thiên nhiên.

Ngôn ngữ biểu tượng sống động bởi những dấu hiệu tự nhiên, như những hình tượng thiên nhiên trong đó thiên nhiên như muốn gửi gắm phơi bày ẩn ý, hiển lộ bản tánh chân thật thông qua tám quái biểu tượng cơ bản và Đồ Thư. Giải mã các biểu tượng bằng một hệ thống khái niệm chú giải biểu tượng để khai mở kết cấu một vật cụ thể bằng một nguyên lý xuyên suốt nằm trong vạn pháp mang nhiều dáng vẻ khác nhau trong vạn tượng. Ngôn nữ biểu tượng như là thể của các ngôn ngữ.

2. Phân biệt biểu tượng và dấu hiệu

2.1 Dấu hiệu (ví dụ như huy hiệu) là một quy ước diễn đạt bằng hình ảnh và không vượt quá mức độ của sự biểu nghĩa trong khuôn khổ của sự biểu đạt (như một tấm gương soi).

2.2 Biểu tượng là một dạng nâng cao nhưng lại khác cơ bản, vì trong biểu tượng có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa năng động một chỉnh thể.

3. Công dụng Biểu tượng

Biểu tượng phải có tính cách tân thể hiện một mặt tạo ra sự công hưởng ở tất cả các bình diện, mặt khác tạo ra sự biến đổi trong chiều sâu ở các cấp độ của ý thức. Như vậy mỗi Biểu tượng là một thế giới tòan vẹn.

4. Chức năng Biểu tượng

Xuất sứ của Biểu tượng từ môi trường cá nhân xã hội và từ cõi vô thức của con người và thực hiện chức năng thuận lợi và sâu sắc như buộc người khác tìm và cố diễn đạt ý nghĩa của nó như một sự thăm dò. Sự thăm dò này sẽ được trả lời bằng lối tượng hình và đáp ứng thỏa mãn cho mọi câu hỏi, kể cả những câu hỏi lơ lửng. Biểu tượng còn là chiếc cầu trung gian mang lại một sự hỗ trợ hiệu quả theo chiều hướng tâm mọi người tìm thấy sự thống nhất. Đồng thời thông qua sự hiện diện của Biểu tượng như một năng lực vật lý hay tâm lý làm cho người ta giầu cả vật chất lẫn tinh thần. Và cuối cùng là tính xã hội hóa của Biểu tượng.

5. Giá trị của Biểu tượng

Giá trị của Biểu tượng là cái phần dấu kín của Biểu tượng. nếu cái phần dấu kín một ngày nào đó lộ ra hết, thì Biểu tượng sẽ chết nó chỉ còn một giá trị lịch sử.

Biểu tượng phải làm sao cho mỗi người nhìn vào đã dự cảm được và giục họ tham gia, kích thích và đẻ ra sự sống tạo nên một sợi dây chung làm cho mỗi người đều rung động lên.

Biểu tượng Bát quái và Hà đồ Lạc thư do Cổ nhân sáng tạo ra thủa xưa đến nay đã làm biết bao học giả dồn công sức lý giải tốn kém vì nội hàm của nó cái phần ẩn chưa ra hết.

Gia Nhân

(sưu tầm và tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Gia Nhân,

Thấy chú gọi chú Thiên sứ bằng Anh, nên phải sửa đổi lại cách xưng hô, mong chú đừng buồn nhé:-)

Chú nói phần Tượng nhưng chưa đề cập tới phần Số của Tiên Thiên Bát Quái. Mong được nghe chú nói về phần số.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VII. Số biểu tượng

Tượng quẻ là ảnh tượng thiên nhiên được biểu thị bằng dấu hiệu âm dương thế giói hiện tượng đã lộ qua hình tướng. Trong thế giới hiện tượng có những sự việc sự vật tuy chưa xuất đầu lộ diện (hình tướng) nhưng đã ẩn tàng lý trong các con số. Như vậy Lý đã có trong Số thì Sự sẽ theo đó. Vũ trụ vạn tuợng được mã hóa ở cấp độ trừu tượng hơn bằng các con số và tổ hợp số. Mỗi một con số được liên kết với những biểu tựong cụ thế. Thứ tự phát triển sinh hóa của vũ trụ và đường lối xuất nhập âm dương được biểu diễn bằng thứ tự các con số.

Chúng ta khảo sát lại Bát quái.

“Đạo sinh nhất. Nhất sinh nhị. Nhị sinh tam. Tam sinh vạn vật”

1. Đạo sinh nhất. Nhất là Thái cực

2. Nhất sinh nhị. Nhị là lưỡng nghi

3. Nhị sinh tam. Tam là Tứ Tượng.

4. Tam sinh vạn vật. Vạn vật là Bát quái số bốn.

Biểu diễn thứ tự số theo Quy nguyên (huớng tâm)

1. Bát quái số 4

2. Tứ Tượng số 3

3. Lưỡng Nghi số 2

4. Thái Cực số 1

Cộng số: 1+2+3+4 = 10 (1 và 0 )

“Trời đất định vị…”

Thượng Đế đã sáng tạo Vũ trụ tới con số 10 là tòan vẹn.

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Gia Nhân,

Cám ơn chú đã giảng giải về phần tượng Tiên Thiên Bát Quái. Xin cho VinhL nhảy trước một chút và hỏi về cái bí ẩn trong tượng của trùng quái. Tại sao các quẻ Bát Thuần đều đứng thứ 6 trong các tượng của quẻ trùng, như Kiền Vi Thiên là đứng thứ 6 trong tượng, Khãm Vi Thủy đứng thứ 6 trong tượng Khãm, vv...

Tại sau lại sắp đặt các quẻ Bát Thuần đứng thứ 6 mà không đứng thứ nhất, thứ hai, vv... ?

Hình như không có quyển sách nào giải thích vấn đề này. Mong chú có thể làm cho sáng tỏa vấn đề nàỵ

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL, khi nào tới mục bát quái chuyển vận trùng quái chúng ta cùng bàn đến câu hỏi của VinhL.

Chúc vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIII. Dịch học và Triết Việt

1. Về cội.

Âm dương là thể tánh có trong muôn vật và con người. Mỗi vật mỗi hình tượng khác nhau mà bát quái biểu trưng. Điều này nói lên sự khác biệt về hình tướng công dụng chúng đều có chung một nguồn cội.

Càng tiến về cội thì sự phân biệt được thu hẹp dẫn dần đến vô phân biệt. Để minh họa cho sự vô phân biệt này. Tôi xin kể lại truyền thuyết về khởi nguyên của dân tộc Việt theo Đại việt sử k‎y‎ toàn thư: “ Kinh Dương Vương tức thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai”. Bóng dáng lịch sử được khoác lên chiếc áo thần thoại đầy minh triết. Nơi câu chuyện tàng chứa Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc chúng ta.

Thông qua truyền thuyết lịch sử Tồ tiên, đã cho biết khởi thủy về Vũ trụ muôn loài đều có chung thể tánh âm dương. Mỗi vật trong vạn vật là một chỉnh thể toàn vẹn đều có Thái cực. Và mỗi người hành động trong đời sống theo pháp độ trời đất sẽ mang lại lợi ích cho mình và cho mọi người. Nếu chúng ta hành động sai với quy luật thường hằng, tức là sẽ không có ích gì cho mình và mọi người thì cái hành này không thực dụng.

Trong thế giới hiện tượng có chung nguồn cội thể tánh âm dương, một pháp xuất ra vạn pháp vạn pháp quy về một pháp. Thể tánh và hình tượng có liên quan chặt chẽ. Sự phân biệt thể dụng để thấy được diệu dụng khác nhau có trong muôn vật luôn hiện hữu là nền tảng của các pháp ứng dụng.

2. Tóm tắt tư tưởng và hệ thống triết học Việt Nam.

1. Thái cực: Kinh Dương Vương

2. Lưỡng nghi: Lạc Long Quân và Âu Cơ

3. Tứ Tượng Đồ Thư: Một Trăm Con Trai (một trăm số một)

4. Bát quái: Dân tộc Bách Việt khắp nơi.

Niềm tự hào dân tộc phát xuất từ nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên. Rồng Tiên đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, là tinh hoa văn hóa, là nguồn cội tư tưởng : sự uy dũng của Rồng và thanh khiết nhân ái của Tiên.

Gia Nhân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites