VinhL

Phương Pháp Tính Nhẩm Nạp Âm Ngủ Hành

17 bài viết trong chủ đề này

Dựa vào quyển Hiệp Kỷ Biện Phương Thư và Thừa Số Học (Modulus Arithmetic), VinhL sáng chế ra công thức để tính nhẩm Nạp Âm Ngủ Hành như sau:

Lập số cho Can Chi, chú ý là can và chi đi theo cập

Cặp Can

Giáp 1, Ất 2

Bính 3, Đinh 4

Mậu 5, Kỷ 6

Canh 7, Tân 8

Nhâm 9, Quý 10

Cặp Chi

Tý 1, Sửu 2

Dần 3, Mão 4

Thìn 5, Tỵ 6

Ngọ 7, Mùi 8

Thân 9, Dậu 10

Tuất 11, Hợi 12

Số Ngủ Hành

1,6 Thủy

2,7 Hỏa

3,8 Mộc

4,9 Kim

5, 10 (0) Thổ

Công Thức

H = (9 + (Cặp Can)mod10 + (Cặp Chi)mod12) mod 10

H là số của Ngủ Hành

Ngủ Hành Nạp Âm là hành mà H sinh.

Giải Thích:

Lấy số của cặp can cộng nhau, nếu lớn hơn 10, thì trừ đi 10

Lấy số của cặp chi cộng nhau, nếu lớn hơn 12, thì trừ đi 12

Sau đó cộng số cặp can, cặp chi, cộng thêm 9

Bỏ phần 10, lấy số đơn, được số của ngủ hành. Ngủ hành này sinh cho Ngủ hành Nạp Âm.

Thí Dụ: Mậu Tý

Mậu 5, Kỷ 6 = 5,6: 5 + 6 = 11, 11 – 10 = 1

Tý 1, Sửu 2 = 1 + 2 = 3

1 + 3 + 9 = 13, bỏ 10 còn 3

3 là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vậy là Nạp Âm Ngủ Hành của Mậu Tý là Hỏa.

Thí Dụ: Nhâm Ngọ

Nhâm 9, Quý 10 = 9 + 10 = 19, 19 – 10 = 9

Ngọ 7, Mùi 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 12 = 3

9 + 3 + 9 = 21, bỏ 20 còn 1

1 là Thủy, Thủy sinh Mộc, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Nhâm Ngọ là Mộc

Thí Dụ Canh Thìn

Canh 7, Tân 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 10 = 5

Thìn 5, Tỵ 6 = 5 + 6 = 11

5 + 11 + 9 = 25, bỏ 20 còn 5

5 là Thổ, Thổ sinh Kim, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Canh Thìn là Kim

Nếu bạn dùng Lạc Thư Hoa Giáp thì khi xong, chỉ cần đổi Thũy thành Hỏa, và Hỏa thành Thủy (Nếu có gì sai sót mong chú Thiên Sứ chỉ điểm:-)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bạn VinhL đưa ra công thức tính nhẩm nạp âm ngũ hành khá hay dựa vào Hợp kỷ biện phương thư và Thừa số học. Chỉ tiếc rằng nó chỉ đúng với bảng Lục thập Hoa giáp mà không đúng với Lạc thư Hoa Giáp của anh Thiên Sứ. Các bạn cũng đã biết, anh Thiên Sứ đã chứng minh bảng Lục thập Hoa giáp mà cổ thư truyền lại là không chính xác và đưa ra bảng Lạc thư Hoa giáp thay thế. Trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH" tôi cũng lập ra bảng Hoa giáp, đồng thời chỉ rõ cơ sở lý thuyết của nó bằng phương pháp lôgíc, hoàn toàn độc lập với phương pháp của anh Thiên Sứ, được kết quả chính xác là bảng Lạc thư Hoa giáp. Điều này gián tiếp khẳng định tính đúng đắn của Lạc thư Hoa giáp và lý thuyết trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH". Bạn VinhL đề nghị đổi Thủy - Hỏa để có thể dùng công thức của mình cho Lạc thư Hoa giáp, tuy kết quả chính xác nhưng logic thì có cái gì đó không ổn (không thể dùng công thức từ một nguyên lý bị sai lệch cho nguyên lý đúng). Trong khi nghiên cứu của mình, tôi cũng đưa ra công thức tính nạp âm Ngũ hành cho các đơn vị thời gian như sau, đúng vói Lạc thư Hoa giáp mà không đúng với Thập lục Hoa giáp của cổ thư. Xin chia sẻ với các anh chị em trong diễn đàn như sau:

Đặt trọng số Địa chi, Thiên can:

ĐC = 1 (Tý, Sửu), 2 (Dần, Mão), 3 (Thìn, Tỵ), 4 (Ngọ, Mùi), 5 (Thân, Dậu), 6 (Tuất, Hợi)

TC = 1 (Giáp, Ất), 2 (Bính, Đinh), 3 (Mậu, Kỷ), 4 (Canh, Tân), 5 (Nhâm, Quí)

Tính H = (ĐC+TC)mod5 (nếu ĐC < = 3).

H = (ĐC+TC-3)mod5 (nếu ĐC > 3)

Nếu:

H = 4, Mệnh Thủy

H = 3, Mệnh Hỏa

H = 2, Mệnh Kim

H = 1, Mệnh Mộc

H = 0, Mệnh Thổ

(Chiều giảm dần của H từ 4 tới 0 là chiều tương khắc của các hành bắt đầu từ Thủy)

Mệnh thuộc Sinh khi ĐC = 1;4, Vượng khi ĐC = 2;5, Mộ khi ĐC = 3;6

Ngoài ra, hành của Vận khí xác định theo nguyên tắc: Vận khí sinh Bản mệnh.

Vị trí đơn vị thời gian đang xét trong 60 đơn vị thởi gian của Hoa giáp tính theo công thức:

X = 6 - (ĐC - TC)mod5, khi X = 6 được tính bằng 1

X là số thứ tự của vòng Địa chi trong Hoa giáp (1 Hoa Giáp có 5 vòng Địa chi)

Căn cứ vào hành của Thiên can, Vận khí, Bản mệnh có thể biết thời điểm khảo sát có đặc tính gì.

Ví dụ:

Năm Ất Dậu:

ĐC = 5 (Thân, Dậu) > 3

TC = 1 (Giáp, Ất)

H = (5 + 1 - 3)mod5 = 3 ----> Mệnh Hỏa vượng (Sơn đầu Hỏa - Lạc thư Hoa giáp) ----> Vận khí Mộc vượng, Thiên can Kim (Tân) ---> Thiên can khắc Vận khí (Kim khắc Mộc), Bản mệnh khắc Thiên can (Hỏa khắc Kim)

X = 6 - (5 - 1)mod5 = 2 ---> Ất Dậu thuộc vòng Địa chi thứ 2 trong Hoa Giáp, tức là năm thứ 22 của Hoa giáp (bắt đầu 12 đếm từ Tý đến Dậu đươc 22)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

về việc tính ngũ hành này, H nhớ có trong quyển Tử Bình Chân Thuyên cũng có công thức tính, trích nguyên văn như sau:

Luận về nguồn gốc của ngũ hành:

Ngũ hành được suy diễn ra bởi số 49 gọi là Thiên địa đại diễn số. Trước hết phân bố số đại diễn này vào địa bàn.

Giáp Kỷ - Tý Ngọ dùng số 9

Ất Canh - Sửu Mùi dùng số 8

Bính Tân - Dần Thân dùng số 7

Đinh Nhâm - Mão Dậu dùng số 6

Mậu Quý - Thìn Tuất dùng số 5

Tỵ Hợi dùng số 4

Đem áp dụng vào Ngũ hành cũng căn cứ theo số:

Số 1, 6 thuộc Thuỷ,

Số 2 thuộc Hoả,

Số 3, 8 thuộc Mộc,

Số 4, 9 thuộc Kim,

Số 5, 10 thuộc Thổ.

Thí dụ:

- Tuổi Giáp Tý, Ất Sửu thuộc hành Kim, tính ra số như sau:

Giáp là 9, Ất là 8 vậy -> 9 + 8 = 17

Tý là 9, Sửu là 8 vậy -> 9 + 8 = 17

Cộng 34

Lấy số 49-34 = 15, bỏ số 10 (nếu trên 20 bỏ 20) còn lại 5, số 5 thuộc hành Thổ, lấy theo nguyên tắc Thổ sinh Kim, vậy Giáp Tý - Ất Sửu thuộc Kim.

- Tuổi Bính Dần - Đinh MÃo thuộc hành Hoả.

Bính = 7, ĐInh = 6 vậy -> 7 + 6 = 13

Dần = 7, Mão = 6 vậy -> 7 + 6 = 13

Cộng 26

Lấy số 49 - 26 = 23, bỏ số 20 , còn lại 3, số 3 là thuộc hành Mộc, Mộc sinh Hoả vậy Bính Dần Đinh Mão thuộc Hoả.

- Tuổi Mậu Thìn - Kỷ Tỵ thuôc hành Mộc:

Mậu = 5, Kỷ = 9 vậy -> 5 + 9 = 14

Thìn = 5 Tỵ = 4 vậy -> 5 + 4 = 9

Cộng 23

Lấy số 49-23 =26, bỏ 20 còn 6. Số 6 thuộc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, vậy Mậu Thìn, Kỷ Tỵ thuộc hành Mộc.

Tại sao lại lấy số 49 làm thiên địa đại diễn số để nạp âm. Lý do đó được giải thích theo một số nguyên lý sau đây.

Ngũ hành đều phải dựa vào Thổ mà tồn tại, vậy Thổ vừa sinh lại vừa thành.

- Hậu Thiên bát quái có hai quẻ cấn và Khôn thuộc Thổ nhằm vào vị trí của 2 cung Dần và Thân. Dần Thân là 2 điểm sinh thành: Vật khai ư dần, vụ thành ư thân.

- Đếm số từ cung Dần đến cung thân được 7 số từ 1 đến 7, theo nguyên tắc âm dương phối hợp (giáp tý - ất sửu) nên lấy số thừa 7 x 7 = 49 thành "Thiên địa đại diễn số".

Tại sao lấy Giáp Kỷ - Tý Ngọ là số 9, Ất Canh Sửu Mùi là số 8. Lý do đó được giải thích như sau:

Giáp đứng đầu thiên can hợp với Kỷ.

Tý đứng đầu địa chi xung với Ngọ

Đếm từ Giáp Tý đến Nhâm Thân được số 9

Từ Ất Sửu đến Nhâm Thân được số 8

Từ Bính Dần đến Nhâm Thân được số 7

Đinh Mão đến Nhâm Thân được số 6

Mậu Thìn đến Nhâm Thân được số 5

Tỵ đến Thân được số 4.

Theo nguyên tắc can hợp, chi xung nên Giáp Kỷ + Tý Ngọ thuộc số 9. Ất Canh, Sửu Mùi thuộc số 8

đây cũng là công thức dùng được trong lập trình, tính toán.

chào chú Vo Truoc,

công thức của anh VinhL rất hay đấy.

theo H nghĩ chú đề nghị anh VinhL đổi lại công thức dùng cho Lạc thư Hoa giáp thì anh VinhL cũng ghi rõ bên dưới rồi, ai dùng thì đổi Thủy - Hỏa. H nghĩ vậy cũng OK rồi.

còn nếu chỉ sử dụng công thức của anh VinhL riêng cho Lạc thư Hoa giáp trừ khi Lục Thập Hoa Giáp biến mất khỏi trần gian này.

Điều này có nghĩa chúng ta cần phải làm hành động giống như Tần Thuỷ Hoàng xưa kia ra lệnh đem đốt hết tất cả sách vậy.

sau khi đốt hết sách có viết về Lục Thập Hoa Giáp, đương nhiên chỉ còn lại duy nhất Lạc thư Hoa giáp !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huygenn viết:

còn nếu chỉ sử dụng công thức của anh VinhL riêng cho Lạc thư Hoa giáp trừ khi Lục Thập Hoa Giáp biến mất khỏi trần gian này.

Điều này có nghĩa chúng ta cần phải làm hành động giống như Tần Thuỷ Hoàng xưa kia ra lệnh đem đốt hết tất cả sách vậy.

sau khi đốt hết sách có viết về Lục Thập Hoa Giáp, đương nhiên chỉ còn lại duy nhất Lạc thư Hoa giáp !

Bản thân Thiệu Vĩ Hoa cũng còn thừa nhận Lục thập hoa giáp từ đâu mà ra thì từ chính ông ta đến các danh nho Tàu cổ kim vẫn chưa hiểu nổi. Vậy cần gì phải nặng lời vậy huygenn? Chỉ cần Huygenn chỉ cho Thiệu Vĩ Hoa và giới học thuật Trung Hoa bản chất của Lục Thập hoa giáp là đủ mà.Nếu có khả năng thì hãy làm như vậy! Nói cạnh khóe mà làm chi vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huygenn viết:

chú đề nghị anh VinhL đổi lại công thức dùng cho Lạc thư Hoa giáp

Tôi đề nghị VinhL đổi công thức bao giờ vậy ? Tôi chỉ bình luận:

Bạn VinhL đề nghị đổi Thủy - Hỏa để có thể dùng công thức của mình cho Lạc thư Hoa giáp, tuy kết quả chính xác nhưng logic thì có cái gì đó không ổn

Nợi dung câu viết trên hoàn toàn không giống như bạn diễn giải. Thậm chí tôi còn tán dương VinhL:

Cám ơn bạn VinhL đưa ra công thức tính nhẩm nạp âm ngũ hành khá hay

Huygenn viết:

còn nếu chỉ sử dụng công thức của anh VinhL riêng cho Lạc thư Hoa giáp trừ khi Lục Thập Hoa Giáp biến mất khỏi trần gian này.

Điều này có nghĩa chúng ta cần phải làm hành động giống như Tần Thuỷ Hoàng xưa kia ra lệnh đem đốt hết tất cả sách vậy.

Bạn hơi quá khích đấy.

Tôi chỉ cống hiến cho diễn đàn một phương pháp tính khác và hoàn toàn không bình luận gì về ưu nhược của nó:

Trong khi nghiên cứu của mình, tôi cũng đưa ra công thức tính nạp âm Ngũ hành cho các đơn vị thời gian như sau, đúng vói Lạc thư Hoa giáp mà không đúng với Thập lục Hoa giáp của cổ thư. Xin chia sẻ với các anh chị em trong diễn đàn

Thế mà bạn lại viết với tinh thần như vậy.

Thật đáng buồn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ, chú Vo Truoc, bạn Huygenn,

Xin cám ơn đã để tâm đến công thức nạp âm của VinhL. Thật ra VinhL củng căn cứ vào phương pháp trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, đơn giản hóa để cho dể nhớ, và nhất là có thể đếm trên đầu ngón tay.

Phương pháp của chú Vo Truoc rất sâu sắc, có cả Sinh Vượng Mộ, nhưng khổ nổi hơi khó nhớ một chút:-)

Mong các chú và bạn Huygenn đừng vì chuyện nhỏ mà mất hòa khí, và cản trở sự nghiên cứu và học hỏi Lý Học Đông Phương, và nhất là để VinhL còn có cơ hội học hỏi từ các chú và bạn Huygenn.

Thân Mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương pháp của chú Vo Truoc rất sâu sắc, có cả Sinh Vượng Mộ, nhưng khổ nổi hơi khó nhớ một chút:

Thực ra không khó nhớ đâu, VinhL ạ. Chẳng qua là chưa quen thôi. Tôi thấy công thức của tôi đơn giản hơn (chỉ có 1 phép cộng và một phép lấy mod), cộng trừ các số nhỏ hơn, cũng có thể đếm trên đầu ngón tay và còn cho biết số thứ tự của năm trong Hoa giáp cũng như Sinh, Vượng, Mộ và cả các quan hệ giữa Thiên can và Vận khí, Bản mệnh. Nhược điểm của nó là số ứng với các hành khác với độ số hành truyền thống.

Tôi còn khoái ở chỗ đây là công thức 100% made in VN, không tham khảo bất cứ một sách nào của Tàu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bạn VinhL đưa ra công thức tính nhẩm nạp âm ngũ hành khá hay dựa vào Hợp kỷ biện phương thư và Thừa số học. Chỉ tiếc rằng nó chỉ đúng với bảng Lục thập Hoa giáp mà không đúng với Lạc thư Hoa Giáp của anh Thiên Sứ. Các bạn cũng đã biết, anh Thiên Sứ đã chứng minh bảng Lục thập Hoa giáp mà cổ thư truyền lại là không chính xác và đưa ra bảng Lạc thư Hoa giáp thay thế. Trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH" tôi cũng lập ra bảng Hoa giáp, đồng thời chỉ rõ cơ sở lý thuyết của nó bằng phương pháp lôgíc, hoàn toàn độc lập với phương pháp của anh Thiên Sứ, được kết quả chính xác là bảng Lạc thư Hoa giáp. Điều này gián tiếp khẳng định tính đúng đắn của Lạc thư Hoa giáp và lý thuyết trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH". Bạn VinhL đề nghị đổi Thủy - Hỏa để có thể dùng công thức của mình cho Lạc thư Hoa giáp, tuy kết quả chính xác nhưng logic thì có cái gì đó không ổn (không thể dùng công thức từ một nguyên lý bị sai lệch cho nguyên lý đúng). Trong khi nghiên cứu của mình, tôi cũng đưa ra công thức tính nạp âm Ngũ hành cho các đơn vị thời gian như sau, đúng vói Lạc thư Hoa giáp mà không đúng với Thập lục Hoa giáp của cổ thư. Xin chia sẻ với các anh chị em trong diễn đàn như sau:

Đặt trọng số Địa chi, Thiên can:

ĐC = 1 (Tý, Sửu), 2 (Dần, Mão), 3 (Thìn, Tỵ), 4 (Ngọ, Mùi), 5 (Thân, Dậu), 6 (Tuất, Hợi)

TC = 1 (Giáp, Ất), 2 (Bính, Đinh), 3 (Mậu, Kỷ), 4 (Canh, Tân), 5 (Nhâm, Quí)

Tính H = (ĐC+TC)mod5 (nếu ĐC < = 3).

H = (ĐC+TC-3)mod5 (nếu ĐC > 3)

Nếu:

H = 4, Mệnh Thủy

H = 3, Mệnh Hỏa

H = 2, Mệnh Kim

H = 1, Mệnh Mộc

H = 0, Mệnh Thổ

(Chiều giảm dần của H từ 4 tới 0 là chiều tương khắc của các hành bắt đầu từ Thủy)

Mệnh thuộc Sinh khi ĐC = 1;4, Vượng khi ĐC = 2;5, Mộ khi ĐC = 3;6

Ngoài ra, hành của Vận khí xác định theo nguyên tắc: Vận khí sinh Bản mệnh.

Vị trí đơn vị thời gian đang xét trong 60 đơn vị thởi gian của Hoa giáp tính theo công thức:

X = 6 - (ĐC - TC)mod5, khi X = 6 được tính bằng 1

X là số thứ tự của vòng Địa chi trong Hoa giáp (1 Hoa Giáp có 5 vòng Địa chi)

Căn cứ vào hành của Thiên can, Vận khí, Bản mệnh có thể biết thời điểm khảo sát có đặc tính gì.

Ví dụ:

Năm Ất Dậu:

ĐC = 5 (Thân, Dậu) > 3

TC = 1 (Giáp, Ất)

H = (5 + 1 - 3)mod5 = 3 ----> Mệnh Hỏa vượng (Sơn đầu Hỏa - Lạc thư Hoa giáp) ----> Vận khí Mộc vượng, Thiên can Kim (Tân) ---> Thiên can khắc Vận khí (Kim khắc Mộc), Bản mệnh khắc Thiên can (Hỏa khắc Kim)

X = 6 - (5 - 1)mod5 = 2 ---> Ất Dậu thuộc vòng Địa chi thứ 2 trong Hoa Giáp, tức là năm thứ 22 của Hoa giáp (bắt đầu 12 đếm từ Tý đến Dậu đươc 22)

Bạn Votruoc thân mến

Với việc quy ước :

ĐC = 1 (Tý-Ngọ, Sửu-Mùi), 2 (Dần-Thân, Mão-Dậu), 3 (Thìn-Tuất, Tỵ-Hợi)

Công thức trên được viết lại như sau:

H = (ĐC+TC) mod5

Chúc bạn và gia đình manh khỏe.

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanhdc viết;

Bạn Votruoc thân mến

Với việc quy ước :

ĐC = 1 (Tý-Ngọ, Sửu-Mùi), 2 (Dần-Thân, Mão-Dậu), 3 (Thìn-Tuất, Tỵ-Hợi)

Công thức trên được viết lại như sau:

H = (ĐC+TC) mod5

Chúc bạn và gia đình manh khỏe.

Kính!

Thanhdc thử cho một vài thí dụ cho phương pháp của mình.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Sư phụ công thức trên chính là công thức tính nạp âm ngũ hành cho Lạc Thư Hoa Giáp ạ

Kính!

thanhdc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Sư phụ công thức trên chính là công thức tính nạp âm ngũ hành cho Lạc Thư Hoa Giáp ạ

Kính!

thanhdc.

Công thức trên tính nạp âm Lạc Thư Hoa giáp thì sp biết rồi. Tại bận nên muốn Thanhdc cho vài ví dụ thôi. Nhưng sp cũng kiểm chứng lại rồi. Ok.

Như vậy, sp sẽ biên tập lại một lần nữa và ghi rõ: Tác giả là anh Votruoc - Trần Quang, hiệu chỉnh bổ sung là Thanhdc. Sau đó đưa ra trang chủ của web. Thanhdc gửi PM cho sp biết tên thật để ghi nhận trên bài viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanhdc viết;

Thanhdc thử cho một vài thí dụ cho phương pháp của mình.

Xin cảm ơn.

De tu Random kinh chao Su Phu!

Thua Su Phu, de tu nghi rang doi voi bang Lac thu hoa giap, cac phuong phap tinh khong phai chi la 1, 2 ma co the la 10... Van de la phuong phap tinh nhanh thi phai: de ghi nho voi nguoi moi hoc.

Su Phu de y bai viet chu Vo truoc, phuong phap tinh do con the hien nhieu y nghia khong chi la tinh nap am khong thoi.

De tu chuc Su phu luon manh khoe va vui ve!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vị trí đơn vị thời gian đang xét trong 60 đơn vị thởi gian của Hoa giáp tính theo công thức:

X = 6 - (ĐC - TC)mod5, khi X = 6 được tính bằng 1

X là số thứ tự của vòng Địa chi trong Hoa giáp (1 Hoa Giáp có 5 vòng Địa chi)

Căn cứ vào hành của Thiên can, Vận khí, Bản mệnh có thể biết thời điểm khảo sát có đặc tính gì.

Ví dụ:

Năm Ất Dậu:

ĐC = 5 (Thân, Dậu) > 3

TC = 1 (Giáp, Ất)

H = (5 + 1 - 3)mod5 = 3 ----> Mệnh Hỏa vượng (Sơn đầu Hỏa - Lạc thư Hoa giáp) ----> Vận khí Mộc vượng, Thiên can Kim (Tân) ---> Thiên can khắc Vận khí (Kim khắc Mộc), Bản mệnh khắc Thiên can (Hỏa khắc Kim)

X = 6 - (5 - 1)mod5 = 2 ---> Ất Dậu thuộc vòng Địa chi thứ 2 trong Hoa Giáp, tức là năm thứ 22 của Hoa giáp (bắt đầu 12 đếm từ Tý đến Dậu đươc 22)

CT trên có lẽ anh Votruoc viết sai?

thanhdc đã kiểm tra CT phải viết lại như sau:

X = {6 - ĐịaChi + ThiênCan}mod 5

Thân mến!

thanhdc

Share this post


Link to post
Share on other sites

CT trên có lẽ anh Votruoc viết sai?

thanhdc đã kiểm tra CT phải viết lại như sau:

X = {6 - ĐịaChi + ThiênCan}mod 5

Thân mến!

thanhdc

Thanhdc cho ví dụ về trường hợp này.

Cảm ơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đặt trọng số Địa chi, Thiên can:

ĐC = 1 (Tý, Sửu), 2 (Dần, Mão), 3 (Thìn, Tỵ), 4 (Ngọ, Mùi), 5 (Thân, Dậu), 6 (Tuất, Hợi)

TC = 1 (Giáp, Ất), 2 (Bính, Đinh), 3 (Mậu, Kỷ), 4 (Canh, Tân), 5 (Nhâm, Quí)

Mệnh thuộc Sinh khi ĐC = 1;4, Vượng khi ĐC = 2;5, Mộ khi ĐC = 3;6

Ngoài ra, hành của Vận khí xác định theo nguyên tắc: Vận khí sinh Bản mệnh.

Vị trí đơn vị thời gian đang xét trong 60 đơn vị thởi gian của Hoa giáp tính theo công thức:

X = 6 - (ĐC - TC)mod5, khi X = 6 được tính bằng 1

X là số thứ tự của vòng Địa chi trong Hoa giáp (1 Hoa Giáp có 5 vòng Địa chi)

Căn cứ vào hành của Thiên can, Vận khí, Bản mệnh có thể biết thời điểm khảo sát có đặc tính gì.

Ví dụ:

Năm Ất Dậu:

ĐC = 5 (Thân, Dậu) > 3

TC = 1 (Giáp, Ất)

H = (5 + 1 - 3)mod5 = 3 ----> Mệnh Hỏa vượng (Sơn đầu Hỏa - Lạc thư Hoa giáp) ----> Vận khí Mộc vượng, Thiên can Kim (Tân) ---> Thiên can khắc Vận khí (Kim khắc Mộc), Bản mệnh khắc Thiên can (Hỏa khắc Kim)

X = 6 - (5 - 1)mod5 = 2 ---> Ất Dậu thuộc vòng Địa chi thứ 2 trong Hoa Giáp, tức là năm thứ 22 của Hoa giáp (bắt đầu 12 đếm từ Tý đến Dậu đươc 22)

Kính thưa Sư phụ công thức trên để tìm số thứ tự của Địa chi trong Lạc Thư Hoa giáp, 1 Hoa giáp có 5 vòng Địa chi từ Tý tới Hợi. Theo anh Votruoc khi ta biết số thứ tự của vòng Địa chi thì ta có thể xác định được hành của vân khí theo nguyên tắc: Vận khí sinh Bản mệnh.

Công thức được viết lại:

X = {6 - ĐịaChi + ThiênCan}mod 5

Với : ĐịaChi = 1 (Tý, Sửu), 2 (Dần, Mão), 3 (Thìn, Tỵ), 4 (Ngọ, Mùi), 5 (Thân, Dậu), 6 (Tuất, Hợi)

ThiênCan = 1 (Giáp, Ất), 2 (Bính, Đinh), 3 (Mậu, Kỷ), 4 (Canh, Tân), 5 (Nhâm, Quí)

Ví dụ:

Năm Canh Tý

ta có: ĐịaChi = 1 (Tý, Sửu)

ThiênCan = 4 (Canh, Tân)

X ={6 - 1 + 4}mod 5

X = 4

Vậy Canh Tý ở vào vòng Địa chi thứ 4 trong 5 vòng Địa chi của 1 Hoa giáp, theo đồ hình Lạc Thư Hoa Giáp chu kỳ vận khí 30 năm ta được Canh Tý nằm trong phần Thiên Can Sinh Vận Khí.

Kính.

thanhdc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ, Thanhdc, Vinh L thân mến!

Cám ơn các anh vì đã q

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ, Thanhdc, Vinh L thân mến!

Cám ơn các anh vì đã quan tâm. Em thật thấy ngượng khi anh Thiên Sứ khen ngợi vì cái em làm còn quá bé nhỏ so với những gì anh đã làm.

Thực ra tôi không có nhầm công thức đâu, Thanhdc ạ. Tôi viết như thế là có dụng ý cho dễ nhớ vì thấy được qui luật, có thể tính nhẩm hay bấm trên đầu ngón tay thôi. Kết quả không thay đổi khi tôi viết X = 6 - (TC-ĐC)mod5 (khi X= 6 được tính là 1) hay viết (6-TC+ĐC)mod5 trong bảng Hoa giáp, nhưng dễ thực hiện hơn khi bấm trên đầu ngón tay. Tôi cũng tính ra công thức H = (ĐC+TC)mod5 khi đặt 1(Tý-Ngọ, Sửu-Mùi) ... nhưng tôi không viết ra vì công thức tính Hành và số thứ tự năm cần xét trong Lục thập hoa giáp cần thống nhất về cách đánh trọng số. Không thể đánh trọng số khi tính Hành một cách, đến khi tính vị trí trong Thạp lục hoa giáp lại bằng cách khác. Vấn đề là ở chỗ phương pháp tìm ra công thức đó.

Thưa anh Thiên Sứ, anh đề nghị em viết lại cách tìm bảng Lục thập hoa giáp của em vì trong chuyên mục em viết khó xem quá. Em sẽ viết nhưng phải sắp xếp lại vì nó liên quan đến những nguyên lý em trình bày ở các phần trước nên cần chút thời gian. Thực ra trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" mà em hân hạnh được trình bày trên diễn đàn, em đã bàn đến hầu hết các khái niệm, nguyên lý cơ bản của học thuyết này bằng logic (chứ không bằng "tượng số") chỉ trừ những ứng dụng thực tế từng môn mà thôi. Em đang cố gắng ứng dụng nó lý giải cho từng môn cụ thể, khi nào có kết quả mong anh thẩm định dùm.

Chân thành cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites