wildlavender

Một Mình Cố Thủ Nghề Tranh Dân Gian Hàng Trống

1 bài viết trong chủ đề này

Một mình cố thủ nghề tranh dân gian Hàng Trống

Posted Image - Học nghề vẽ tranh Hàng Trống gia truyền từ 9, 10 tuổi, hiện nay nghệ nhân Lê Đình Nghiên là người duy nhất vẫn còn kiên trì theo nghề.

Tranh Hàng Trống xưa chủ yếu do những người thợ sống ở phố Hàng Trống và Hàng Nón (Hà Nội) vẽ, tranh được chia làm 2 loại, tranh dùng để thờ cúng và tranh treo ngày Tết.

Tranh dân gian Hàng Trống xuất hiện từ lâu ở nước ta nhưng nó thực sự phát triển rực rỡ vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đến cuối thế kỷ 20 thì nghề này mai một dần. Đặc biệt từ sau chiến tranh chống Mỹ hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề do thị hiếu người dân thay đổi, tranh không bán được.

Ông Nghiên cho biết, không giống như tranh dân gian Đông Hồ hoàn toàn được in bằng ván khắc, tranh dân gian Hàng Trống chỉ in những nét cơ bản bằng ván khắc còn công đoạn tô màu hoàn toàn bằng tay, thậm chí có nhiều bức tranh ông vẽ hoàn toàn bằng tay.

Posted Image

Hiện ông Nghiên còn giữ được hơn 300 mẫu tranh khắc Hàng Trống, trong đó rất nhiều bản khắc cổ 2 mặt được làm từ gỗ cây Thị hàng trăm năm tuổi.

Posted Image

Có nhiều bản khắc cổ không còn, ông Nghiên phải thuê thợ khắc giỏi phục chế lại bằng gỗ cây Lồng vực, vì gỗ bản to không kiếm được nên bản khắc mới thường chỉ có kích thước nhỏ. Ông Nghiên giải thích, nếu ghép, bản khắc dễ cong vênh không sử dụng được.

Posted Image

Mực in xưa được chế từ cây lá thiên nhiên không tốt bằng mực tàu hiện nay ông Nghiên thường dùng

.Posted Image

Sau khi bôi mực tàu, một tờ giấy dó được đặt lên rồi dùng loại bàn chải đặc biệt chà đều, hình ảnh sẽ hiện dần lên càng sắc nét, càng đẹp.

Posted Image

Sau khi tranh in được phơi khô, đến công đoạn bồi giấy, giấy bồi cũng là giấy dó. Tùy theo từng bức tranh cụ thể, có thể bồi 1 lớp, 2 hay 3 lớp.

Posted Image

Bồi giấy là công đoạn cực kỳ quan trọng, bức tranh đẹp hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn này. Để bức tranh được bồi phẳng phiu không nhăn nhúm ông Nghiên phải tính toán rất khéo léo từ khâu quấy hồ, bồi và thậm chí phải tính cả độ ẩm không khí để xử lý.

Posted Image

Công đoạn phơi cũng đòi hỏi rất cẩn thận vì lúc này tranh dễ rách, dễ nhăn.

Posted Image

Tranh in phải thật khô mới đến công đoạn tô màu. Ông Nghiên cho biết, màu dùng để tô xưa các cụ dùng phẩm tự nhiên, nay ông thường dùng bột màu ngoại nên màu sắc cũng rực rỡ hơn.

Posted Image

Không giống bút lông dùng để vẽ tranh hiện đại, bút lông vẽ tranh Hàng Trống khi tô nét phải nửa màu, nửa nước và cũng do người vẽ tự chế.

Posted Image

Tranh dân gian Đông Hồ không vượt quá kích thước 50 cm mỗi chiều, còn tranh Hàng Trống lại không giới hạn kích thước vì có thể vẽ hoàn toàn bằng tay. Không sản xuất hàng loạt nhiều như tranh Đông Hồ vì có những bức tranh Hàng Trống phải mất 5 đến 7 ngày mới hoàn thành

.

Posted Image

Tranh thờ Hàng Trống không chỉ treo trên bàn thờ gia đình mà còn thường hay treo ở các đền, phủ. Tranh chơi Tết màu sắc rực rỡ, cầu kỳ, đắt tiền hơn tranh Đông Hồ, kích thước lại có thể làm lớn nên phù hợp với những gia chủ nhà cao cửa rộng chốn thị thành xưa.

Posted Image

Hiện nay, con trai ông Nghiên, anh Lê Hoàn là người con duy nhất trong gia đình theo nghề gia truyền của dòng họ.

  • Anh Lê
  • nguồn vietnamnet.vn
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay