Posted 23 Tháng 8, 2008 Hà Nội cổ: Đền Voi Phục ngày ấy - bây giờ Bài và ảnh: Hương Giang Nguồn: www.vitinfo.com.vn Đền là môt trong “Thăng Long từ trấn”. Xây dựng từ đời Lý Thái Tông (1028-1054) bên một hồ rộng có tên là Linh Lang. Đền thờ Linh Lang đại vương, tương truyền đây có thể là hoàng tử Hoằng Chân con vua Lý Thái Tông do một bà phi người làng Bồng Lai (Đan Phượng) sinh ra ở Trị Chợ Thủ Lệ. Hoàng tử đã tham gia trận đánh quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu và hi sinh tại đó. Còn thần tích kể rằng: Cảo Nương là một Cung phi của vua Lý ra tắm ở hồ Tây bị rồng cuốn lấy người, về có mang sinh ra hoàng tử trên mình có 28 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc trên ngực. Lớn lên Linh Lang xin đi cầm quân đánh thắng quân Tống. Vua muốn nhường ngôi cho nhưng chàng từ chối, về ở Trại Chợ, sau bị bệnh từ trần hóa con rồng đem cuốn quanh phiến đá rồi đi xuống hồ Tây biến mất. Vua bèn cho lập đền thờ ở ngay nơi ở của hoàng tử. Đền Voi Phục năm 1884 Đền Voi Phục năm 2008 Trải qua hơn 200 năm, đền Voi Phục vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của mình. Trong đền có 2 pho tượng đồng, hòn đá to có vết lõm, Cửa đền có đắp hai con voi quỳ dưới đất vì vậy quen gọi là đền Voi Phục. Đường vào có những cây muỗm, cây si lâu đời, sau đến có những bụi nứa, di tích một vùng rừng cổ. Bên phải cổng đền Phía trái cổng đền Ban thờ họ Nguyễn Hữu Qua cổng chính đi thẳng vào trong phải qua Cổng quan Đi sâu vào trong hẳn bạn cũng phải choáng ngợp trước nét đẹp cổ kính mang đậm bản sắc dân tộc sau hàng trăm năm lịch sử. Đền được dựng trên đất làng Thủ Lệ xưa, bên vườn thú Thủ Lệ Hàng năm vào khoảng ngày 9 - 11/2 âm lịch, lại tổ chức lễ hội đền Voi Phục là ngày hội chung của cả làng. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, chiêng trống, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm và đội sênh tiền rất nhộn nhịp. Dưới hồ thuyền rồng múa lượn. Share this post Link to post Share on other sites