Hà Uyên

Tổng Thống Nga Cảnh Báo Nguy Cơ Chiến Tranh Quy Mô Lớn

2 bài viết trong chủ đề này

TPO - Trang web Điện Kremlin hôm nay, 7 - 5, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo về khả năng bùng nổ một cuộc chiến tranh quy mô lớn trên thế giới.

T Izvestia của Nga dẫn lời Tổng thống Medvedev nhận định “khả năng chiến tranh quy mô lớn vẫn hiện hữu, vì các quốc gia khác biệt nhau cùng chung sống trong một thế giới với những mối quan tâm về lợi ích khác nhau”.

Theo ông Medvedev, một lượng lớn vũ khí vẫn được dự trữ trên thế giới, trong khi một số thế lực vẫn coi chiến tranh như giải pháp để giải quyết những vướng mắc chính trị của riêng họ.

Tổng thống Nga Medvedev cho rằng, cơ chế hiệu quả chống nguy cơ chiến tranh chính là sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế, trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, gồm Liên Hợp Quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Châu Âu.

Ông Medvedev nói: ”Bài học mà chúng ta rút ra được từ Thế chiến II là việc phải thiết lập hệ thống bảo đảm an ninh toàn cầu vững chắc”. Ông Medvedev cũng nói thêm rằng, vì mục đích an ninh, Nga sẽ tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân trong khi tham gia đàm phán với các đối tác lớn của mình.

Liên quan tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới vừa được ký kết giữa Moscow và Washington ngày 8 - 4, Tổng thống Nga Medvedev cho rằng, đây là “sự thỏa hiệp đúng đắn”.

Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev một lần nữa phản đối ý đồ bóp méo sự thật lịch sử về Thế chiến II của một số chính trị gia. Theo ông Medvedev, so sánh quân đội Xô Viết với những kẻ xâm lược phát xít là một kiểu “tội phạm đạo đức”.

Huy Linh

Theo Tân Hoa Xã

Nguon: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www.tie...lon/4232957.epi

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev một lần nữa phản đối ý đồ bóp méo sự thật lịch sử về Thế chiến II của một số chính trị gia. Theo ông Medvedev, so sánh quân đội Xô Viết với những kẻ xâm lược phát xít là một kiểu “tội phạm đạo đức”.

Những câu hỏi “tế nhị” về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

Ai đã gây ra cuộc chiến tranh ? Liên Xô hay các nước Đồng Minh có công hơn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít ? Có phải một nửa sỹ quan của Hồng quân đã bị thanh trừng trước chiến tranh ? Liên Xô có nhất thiết phải mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới vào năm 1944 hay không ? Vũ khí của Liên Xô hay của Đức tốt hơn? Vai trò của Xtalin và Giucốp trong chiến tranh như thế nào ?... Những câu hỏi này của bạn đọc trang Lenta.ru (Nga) được nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Alexei Isaev (Алексей Исаев) trả lời. Ở đây chúng tôi lược trích những câu hỏi và trả lời thú vị nhất nhưng không sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi.

Quy mô những tổn thất của Hồng quân trong giai đoạn kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ II ?

Trong quý 1 năm 1945, tổn thất của Hồng quân là 557.521 người, còn trong quý 2 là 243.296 người.

Để so sánh, quý 4 năm 1942 (tức là trong giai đoạn phản công ở Xtalingrát và Rơgiép), tổn thất của Hồng quân là 515.508 người. Trong quý 1 năm 1945, tổn thất của quân đội Đức là 1,5 triệu người.

Các trận chiến đấu năm 1945 là rất ác liệt. Tổn thất của Phương diện quân Ucraina của nguyên soái Cônhép trong chiến dịch tiến công Xilêdi tháng Ba năm 1945 là tương đương với tổn thất của trận đánh Béclin.

Thực tế đóng góp của quân đội Đồng Minh vào chiến thắng phát-xít như thế nào. Có đúng là cuộc đổ bộ lên Noócmăngđi là một âm mưu chia phần chiến thắng khi mà cục diện cuộc chiến đã ngã ngũ ?

Đóng góp chính của Đồng Minh vào chiến thắng phát-xít là họ đã đánh sụp các lực lượng không quân của Đức. Nếu Hồng quân bẻ gãy xương sống của Lục quân Đức thì Đồng Minh đã bẻ gãy xương sống của Không quân Đức. Một lực lượng lớn không quân chiến đấu của Đức đã bị hút về mặt trận phía Tây. Và chiến tranh không quân cũng ngốn một lượng lớn dự trữ vật chất. Chẳng hạn chi phí cho đạn pháo phòng không bằng khoảng từ 10 đến 17% tổng chi phí của quân đội Đức cho việc sản xuất vũ khí.

Còn việc quân đội Đồng Minh đổ bộ lên Noócmăngđi và tiến hành các hoạt động quân sự sau đó đã thu hút phần nhỏ hơn tiềm lực của nước Đức nhưng dù sao cũng làm cho nhiệm vụ của Hồng quân nhẹ đi. Bởi vậy không nên đánh giá thấp đóng góp của Đồng Minh.

Liệu có thể nói rằng nếu không có những viện trợ vật chất - kỹ thuật mà các nước phương Tây dành cho Liên Xô thì khả năng đất nước chúng ta chống đỡ được đòn tấn công của bọn phát-xít trong giai đoạn đầu của chiến tranh là rất nhỏ không ?

Giúp đỡ vật chất kỹ thuật của các nước phương Tây không phải có ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Ai cũng biết là mãi tháng 11/1941, những chiếc xe tăng Anh đầu tiên mới xuất trận trên mặt trận Xô - Đức và phần khí tài phương Tây trong quân đội chúng ta trong năm đầu của chiến tranh là rất nhỏ, chỉ vài phần trăm. Do đó, có thể tự tin mà nói rằng chúng ta đã chịu đựng đòn tiến công của kẻ thù và giành những thắng lợi đầu tiên chỉ bằng những vũ khí sản xuất trong nước.

Các nhà tình báo đã báo cho Xtalin chính xác ngày chiến tranh bùng nổ, phải vậy không ? Nếu đúng, tại sao ông ấy không có phản ứng gì ? Và trong những ngày chiến tranh đầu tiên ông ấy ở Cremlin hay biến đi đâu ? Có phải trong thời gian trận đánh bảo vệ Mát-xcơ-va, ông ấy chạy về Kirốp ?

Một trong những huyền thoại trong giai đoạn Xô-viết trước đây là câu chuyện về những thông tin chính xác tuyệt đối của tình báo. Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin của tình báo rất tản mạn và lộn xộn, ngày tiến công của quân đội Đức liên tục thay đổi. Cho đến những giây phút cuối vẫn không có những thông tin cho phép rút ra những kết luận chắc chắn. Điều này làm cho chúng ta không thể quyết định đưa các đơn vị ở các quân khu bên trong ra biên giới và Hồng quân đã phải tham chiến trong điều kiện các đơn vị bị phân tán trên hàng trăm ki-lô-mét khiến cho quân Đức có thể cô lập và chia cắt được họ.

Huyền thoại về Xtalin “chạy trốn” bị đập tan bởi việc công bố sổ tiếp khách của ông. Ngay tuần đầu tiên của chiến tranh đã thấy một lịch làm việc căng thẳng với lãnh đạo quân đội và công nghiệp và mỗi ngày 28/6/1941 là chỉ có một cuộc tiếp.

Người ta đưa rất nhiều ví dụ khi theo mệnh lệnh của các “tướng đỏ”, hàng trăm, hàng nghìn chiến sỹ bị ném vào cái chết. Tôi muốn biết các tướng của chúng ta quả thật có vô tích sự như thế không và có đúng là công lao chiến thắng chỉ thuộc về chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm và hy sinh của các binh sỹ ? Hay là trong tình huống chiến tranh đó, tất cả hay là hầu hết các quyết định của chỉ huy là phù hợp ? Và tôi cũng muốn biết các tướng Đức có mắc những sai lầm làm hàng trăm nghìn binh lính trả giá bằng tính mạng hay không ?

Chiến tranh thì không tránh khỏi tổn thất. Năm 1918 khi Thủ tướng Anh David Lloyd George (17 tháng Giêng 1863 – 26 tháng Ba 1945) cử một viên tướng lừng danh đến gặp Thủ tướng Pháp George Clemenceau (28 tháng Chín 1841 – 24 tháng Mười một 1929) để hỏi rằng có đúng là một viên tướng Pháp nào đó đã phát minh ra một cách tiến công mà không bị tổn thất hay không. Thủ tướng Pháp đã trả lời: “Ngài hãy nói với Lloyd George rằng ông ta là một thằng ngốc”.

Còn nếu nói về các sai lầm thì nó có ở tất cả các cấp chỉ huy của quân đội. Trong những tổn thất chỉ bắt lỗi của các tướng lĩnh là không phù hợp. Mắc những sai lầm dẫn đến cái chết của các binh sỹ có cả các hạ sỹ quan, các sỹ quan cấp uý, cấp tá. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến các tổn thất vẫn là các hành động chiến đấu của kẻ địch.

Trong lịch sử quân đội Đức cũng có những vấn đề tranh cãi. Chẳng hạn, người ta cho rằng Tư lệnh quân đoàn 6 của Đức Karl Hollidt, do là một tướng bộ binh nên đã không sử dụng đúng các sư đoàn xe tăng và pháo tự hành SS được điều đến cho ông ta vào tháng 7/1943 và điều này đã dẫn đến những tổn thất lớn cho quân Đức.

Ông giải thích thế nào về những tổn thất to lớn không cân xứng của Hồng quân trong các năm 1944 - 45, khi họ tấn công thắng lợi tiêu diệt quân Đức và lẽ ra phải chịu tổn thất ít hơn so với các năm 1942 - 43 ?

Không cân xứng với cái gì ? Những tổn thất của các năm 1944 và 45 cân xứng với những kết quả đạt được khi Hồng quân tiến từ dải Đnépr và Lê-nin-grát đến Enbơ và Áo. Ngoài ra, những tổn thất của Hồng quân cân xứng với những tổn thất mà họ gây ra cho quân Đức. Theo số liệu của nhà sử học Đức Rudiger Overman thì những tổn thất của lực lượng vũ trang Đức trên mặt trận phía Đông năm 1944 bằng 45% tổng số tổn thất trên mặt trận này trong suốt giai đoạn 1941 - 1944. Tổn thất của chúng ta trong quý 3 năm 1944 là tổn thất cao nhất trong một quý trong suốt cuộc chiến. Vã những người đó không phải là một đám đông không được vũ trang bị đẩy ra trận. Họ vào trận với vũ khí trong tay, và cuộc tiến công tiêu diệt những sinh lực lớn của quân Đức tất yếu dẫn đến những tổn thất của Hồng quân. Các trận đánh năm 1945 diễn ra phần lớn ở phụ cận các thành phố và trong các thành phố lớn, nơi quân địch xây dựng những công trình phòng ngự vững chắc, trong điều kiện địch chống cự điên cuồng. Nói ngắn gọn, quân đội Đức trong giai đoạn 1944 - 45 không phải là một cái thây rữa và cuộc tiến công tiêu diệt nó của Hồng quân và liên quân Anh - Mỹ tất yếu dẫn đến những tổn thất đáng kể về con người và khí tài...

Có phải việc mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu chậm đơn giản là do Mỹ cần thời gian để xây dựng một hạm đội đủ mạnh để thực hiện việc đổ bộ ?

Cần nói trước hết về việc tập trung đủ số lượng quân để thực hiện đổ bộ thành công. Đến mùa hè năm 1944, ở Anh đã tập trung khoảng 1 triệu quân.

Ông có cho rằng việc công bố toàn bộ các tài liệu mật về Đại chiến của tất cả các nước sẽ dẫn tới một cách nhìn khác về bước đi của lịch sử trong giai đoạn đó ? Và một điều nữa, ông có cho rằng Nguyên soái Giucốp đã được đề cao quá so với những người khác không ?

Tôi có thể nói một cách tự tin rằng những tài liệu mật đã được công bố cũng đã hoàn toàn đủ cho việc mô tả lịch sử chiến tranh ở một cấp độ mới về chất.

Tôi thán phục Nguyên soái Giucốp một cách chân thành. Đó là một người hiểu bản chất chiến tranh và biết rất rõ phải làm gì.

Thông tin về việc 70% tổn thất của bọn phát-xít trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 là ở mặt trận phía Đông có đúng không ? Nếu đúng thì không ai phủ nhận công lao của Liên Xô trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát-xít. Tuy nhiên, trong một số phim tài liệu Mỹ mà chúng tôi xem trên kênh “History”, thì người ta im lặng về điều đó. Thậm chí họ gắn chiến thắng của chúng ta ở Vòng cung Kursk với cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Xixin, chúng ta tức cười khi nghe như vậy nhưng khán giả phương Tây thì tin.

Đúng, thực tế thì phần lớn tổn thất của quân đội Đức là trên mặt trận phía Đông. Còn liên quan đến phương Tây thì thì ở đây chúng ta phải nhận định rõ khoa học lịch sử của phương Tây và nhánh pop-history (tạm dịch là lịch sử giải trí). Trong giới sử học phương Tây không có sự nghi ngờ về vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt bọn phát-xít. Ví dụ trong cuốn “Noócmăngđi năm 1944”, nhà sử học phương Tây Nicholas Tsetterlin đưa khá nhiều số liệu về tổn thất của quân Đức trên các mặt trận, phía Tây và phía Đông, cho thấy phần khổng lồ của mặt trận phía Đông. Pop-history, ngược lại, có động cơ chính trị rất rõ.

Có bao nhiêu người bị các đơn vị của Bộ nội vụ xử tử trong những năm Chiến tranh Vệ quốc ?

Trong suốt mấy năm chiến tranh có 994,3 nghìn binh sỹ bị xét xử, trong đó có 422,7 nghìn người bị đưa đến các đơn vị kỷ luật, 436,6 nghìn người bị giam giữ và 135 nghìn người bị xử bắn.

Có bao nhiêu xe tăng của ta và địch tập trung ở khu vực biên giới vào đầu cuộc chiến và xe tăng của ai tốt hơn ?

Biên phía Hồng quân thời điểm đó có 13.924 xe tăng, còn quân Đức 3.582 chiếc. So sánh về tính năng lúc này rất chênh lệch. Chẳng hạn, các xe tăng xô-viết loại mới (T-34 và KV) không chịu được các cuộc di chuyển dài. T-34 của những năm 1944 - 45 so với năm 1941 là một trời một vực. Xe tăng Liên Xô năm 1941 không hề có sự cơ động của các xe tăng những năm 1944 - 45. Còn xe tăng Đức năm 1941 với trang bị vũ khí và vỏ thép khiêm tốn nhưng có khả năng di chuyển 10 - 12 nghìn ki-lô-mét trước khi bị thải loại trong khi xe tăng Liên Xô chỉ chạy được 1000 ki-lô-mét.

Theo ông, tại sao Nhật Bản không tiến công Liên Xô vào năm 1941?

Nhật Bản cần tiếp cận các nguồn tài nguyên. Việc tấn công Liên Xô không đưa đến ngay việc có được dầu mỏ và các tài nguyên chiến lược khác.

Ông giải thích thế nào về mâu thuẫn rõ ràng sau: Đất nước căng mình ra chuẩn bị chiến tranh với Đức, thế mà khi Đức tấn công thì đó lại là đòn bất ngờ ?

Cuộc tiến công của Đức vào tháng Sáu năm 1941 đã gây bất ngờ. Nước Đức được Bộ Tổng tham mưu Xô-viết coi là đối thủ tiềm tàng vào năm 1938 và các năm 1940 - 41. Trong giai đoạn 1939 - 1941, ta đã tiến hành tổ chức lại quân đội một cách đại trà, tăng cường sản xuất quân sự. Những biện pháp này đã giúp chúng ta trụ được bất chấp những thành công của quân Đức vào mùa hè năm 1941.

Điều gì dẫn đến ưu thế tuyệt đối của các phi công Đức trước phi công Liên Xô ? Ông đánh giá thế nào về tính năng của kỹ thuật không quân Đức và của ta, và về việc đào tạo phi công ? Có phải Cachiusa là một công cụ tâm lý hơn là một loại vũ khí hiệu quả ? Nếu đem các vật liệu dùng chế tạo Cachiusa để sản xuất pháo binh thường thì có thể hiệu quả hơn chăng ?

Nếu ưu thế của các phi công Đức là tuyệt đối thì chúng ta đã không có những phi công mỗi người bắn rơi vài chục máy bay Đức. Kỹ thuật hàng không Xô-viết không hể thua kém Đức trong một loạt chỉ số.

Về câu hỏi thứ hai: vũ khí phản lực (gồm có cả Cachiusa) được không chỉ quân đội Xô-viết mà cả Đồng Minh, cả quân Đức sử dụng. Loại vũ khí này cũng không chết sau Đại chiến. Hiệu quả chính của nó không phải là về tâm lý mà ở chỗ một số lượng lớn đầu đạn được phóng đi trong một thời gian ngắn.

Xin ông đánh giá các hoạt động của Giucốp trong thời gian chiến dịch Béclin.

Rất thành thục và phù hợp với tình hình. Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, họ đã nghĩ ra một cách sử dụng các quân đoàn xe tăng rất độc đáo. Các đơn vị này phải đột phá nhanh và sâu về phía trước, bao bọc Béclin ở vùng ngoại vi mà không tiến vào khu vực các công trình dày đặc. Như vậy, thành phố này như bị bọc vào trong một cái kén khiến cho nó không thể được tăng cường thêm bằng các lực lượng cứu viện. Trong quá trình chiến dịch, khi ý đồ đột phá nhanh qua tuyến phòng thủ trên sông Ôđe không thành công, Giucốp nhanh chóng thay đổi hình thái chiến dịch và cắt rời Tập đoàn quân số 9 của Đức ở khu vực Đông Nam Béclin. Một tập đoàn gần 200 nghìn binh lính của Tập đoàn quân số 9 và một phần Tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức đã bị bao vây và tiêu diệt bên ngoài Béclin. Còn chính Béclin thì chỉ có các lực lượng ít ỏi sót lại của các sư đoàn đã bị tiêu diệt bảo vệ. Điều đó cho phép tiêu diệt Quân khu Béclin trong không đầy 10 ngày.

Ông có cho rằng Liên Xô có chuẩn bị tiến công Đức trước?

Không. Việc phân tích các tài liệu về kế hoạch quân sự Xô-viết không cho phép kết luận là đã có một quyết định chính trị chuẩn bị tấn công nước Đức.

Liệu có thể bằng ngôn ngữ thống kê so sánh hai chiến dịch thành công nhất của hai bên: Chiến dịch bao vây Kiép năm 1941 và Chiến dịch bao vây ở Bêlarútxia năm 1944. Hay là còn hai chiến dịch nào đó thành công hơn của Đức và Hồng quân ?

Danh sách các chiến dịch bao vây tiêu diệt thành công có thể bổ sung thêm chiến dịch Viadơma và Xtalingrát. Nói về quy mô lớn nhất thì rất tiếc là chiến dịch bao vây Kiép của Đức là chiến dịch bao vây lớn nhất trong lịch sử quân sự. Tháng Chín năm 1941, khoảng 530.000 quân của Phương diện quân Tây Nam của ta đã bị rơi vào vòng vây. Còn chiến dịch bao vây và tiêu diệt ở Bêlarútxia mùa hè năm 1944 loại khỏi vòng chiến 350.000 quân Đức, trong đó 150.000 bị bắt làm tù binh.

Ai và cái gì đã buộc tướng Vlaxốp chuyển sang phía quân Đức. Quân đoàn do ông ta chi huy đã chiến đấu kiên cường ở ngoại ô Mát-xcơ-va kia mà?

Đó là do sự đổ vỡ về tâm lý do hai lần bị bao vây trong một năm. Ông ta đã từng vượt vòng vây ở Kiép tháng Chín năm 1941.

Tôi muốn biết về tương quan về tổn thất không quân của các bên trong đại chiến trên mặt trận phía Đông và phía Tây. Bao nhiêu máy bay Đức bị hạ ở mặt trận Liên Xô ?

Theo số liệu của Không quân Đức thì tổng thiệt hại của Đức từ ngày 1/9/1939 đến 31/12/1944 là 72.000 chiếc máy bay các loại. Trong số đó có 8.000 chiếc bị mất trước ngày 22/6/1941. Nếu xét trong Đại chiến thế giới 2, Không quân Đức chịu tổn thất lớn hơn trên mặt trận phía Tây thì có thể ước đoán tổng số thiệt hại của Không quân Đức trên mặt trận phía Đông là khoảng 30.000 chiếc.

Tôi có một câu hỏi đơn giản: Xtalin có vai trò gì trước và sau Chiến tranh Vệ quốc ? Được biết trước chiến tranh ông ta hợp tác với Đức, cho họ các bãi thử ở Ucraina và Bêlarútxia, nhờ đó những kẻ xâm lược tương lai có điều kiện thử không chỉ xe tăng trên thực địa. Ông ta cũng làm suy yếu Hồng quân bằng cách xử bắn đến một nửa sỹ quan chỉ huy, trong đó có những sỹ quan chỉ huy tài năng nhất. Giải thích những thắng lợi ban đầu của quân Đức và việc đầu hàng đại trà của các đơn vị Hồng quân ở giai đoạn đầu của cuộc chiến như thế nào ? Sự bất ngờ ư ? Dối trá vì Xtalin được báo cáo chi tiết tất cả, mà tình báo Xô-viết thì luôn phát hiện được các kế hoạch của địch và biết trước được mưu đồ tấn công của chúng.

Trước mắt chúng ta là cả một tập hợp các bịa đặt về chiến tranh ở dạng tập trung nhất. Thứ nhất, Liên Xô hợp tác không phải với Hítle mà là với nước Cộng hoà Vâyma dân chủ. Và chính sự hợp tác đó đã mang lại cho Hồng quân pháo chống tăng 45mm, pháo phòng không 76mm 3-K và nhiều thứ khác. Sau khi Hítle chiếm quyền, sự hợp tác đã chấm dứt. Thứ hai, sự thanh trừng chính trị đã đụng đến không phải một nửa mà khoảng 4% tổng số sỹ quan của Hồng quân. Thứ ba, nói Xtalin được báo cáo chi tiết tất cả thì không phải chỉ là phóng đại nữa mà là sự ngu ngốc. Tình báo Xô-viết đã không phát hiện được kế hoạch năm 1941 của địch, điều đó đã được chứng minh một cách khoa học bằng các tài liệu lịch sử. Và cuối cùng, năm 1941, Hồng quân đã chống trả quân địch kịch liệt ngay từ những ngày đầu cuộc chiến. Nếu không có sự kháng cự đó, Liên Xô đã thua trận như Pháp và Ba Lan trước đó.

Theo ông, thực tế có nguy cơ các Đồng Minh ký hiệp ước hoà bình riêng rẽ với Đức vào các năm 1943 - 44 hay không?

Các nước Đồng Minh rất tự tin ở sức mình có thể tiêu diệt được nước Đức phát-xít. Họ đã không chấp nhận đàm phán vào năm 1940 thì tại sao họ lại phải đàm phán với Đức vào các năm 1943 - 44.

Theo ông trong việc để bùng nổ Đại chiến thế giới 2, có thể nói Hítle và Xtalin cùng Daladier và Chamberlain có lỗi như nhau không ?

Tôi thì tôi sẽ không đặt Hítle ngang cùng với lãnh đạo Liên Xô, Pháp và Anh. Một bên cố gắng khơi mào chiến tranh còn một bên mắc sai lầm trong cố gắng gìn giữ hoà bình.

Đã từng có kế hoạch kết thúc các cuộc tiến công của Hồng quân khi tiến đến biên giới Liên Xô không ? Nếu vậy thì chúng ta đã tránh được những tổn thất to lớn khi giải phóng châu Âu. Đã có thể ký hiệp ước hoà bình với Đức và đã có một liên minh châu Âu dưới một cái tên khác vào năm 1944. Và cứ để kệ cho người châu Âu giải quyết với nhau chuyện của họ. Ý kiến của ông về một diễn biến như vậy của sự kiện?

Như tôi hiểu thì trong kịch bản đó, Hítle vẫn ở lại cầm quyền nước Đức. Điều đó là vô nghĩa từ phương diện chiến lược: Nước Đức sẽ được nghỉ ngơi và khi hồi sức sẽ lập tức bắt đầu đòn tấn công trả nợ.

Theo NuocNga.net

Edited by Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay