Thiên Sứ

Cội Nguồn Kinh Dịch Và Thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

43 bài viết trong chủ đề này

Anh hãy trả lời bài trên của tôi đã. Sau đó bàn tiếp.

Vấn đề anh đặt ra là:

Vậy nó liên quan gì đến chuyển động đảo biểu kiến đúng hay sai?

Sau khi anh chứng minh xong chúng ta bàn tiếp. Còn những ngôn từ ngoài lề không có giá trị.

Vậy thì xin bắt đầu lại từ đầu.

Bác viết thế này:

" III - 3:

So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất

với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi.

Posted Image

Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi

Posted Image

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất."

----------------------------------

Bác đã sử dụng bản vẽ mô tả hiện tượng đảo chuyển động biểu kiến (xin viết tắt thành DCDBK) của sao Hỏa nhưng lại chú thích thành "Hiệu ứng DCDBK của CÁC VÌ SAO khi quan sát từ trái đất".

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng như bác chú thích, thì với TẤT CẢ hoặc TUYỆT ĐẠI ĐA SỐ các ngôi sao mà chúng ta quan trắc được thường ngày đều có hiện tượng DCDBK. Nhưng thực tế không phải thế, lý do em đã nêu trong các phần phản biện trước.

Khi trao đổi sâu hơn, thì bác xác quyết rằng:

" ...với tính quy ước biểu kiến thì dù là định tinh, hành tinh, ở xa hay ở gần thì sự quan trắc của trái đất vẫn có tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục. Có điều ở quá xa thì - tôi tạm gọi là - "vòng xoắn của chuyển động đảo biểu kiến" quá nhỏ nên người ta không nhận thấy và cứ tưởng nó đi thẳng bằng quan sát trực quan.

Bởi vậy tính quy ước của Tử Vi hoàn toàn chính xác với bất cứ tinh tú nào, Bởi vì nó là hiệu ứng của tương tác vũ trụ với Địa Cầu và đang tự xoay quanh trục."

Thế nên tiểu luận & lý luận của bác ở mục này có vấn đề ở những điểm sau:

1- KHÔNG CHÍNH XÁC: đó là ở việc sử dụng bản vẽ mô tả DCDBK của sao Hỏa, nhưng lại chú thích thành DCDBK của các vì sao. Việc dẫn chiếu không chính xác này làm người đọc ngộ nhận rằng với tất cả hành tinh và định tinh đều quan sát thấy DCDBK, và có quỹ đạo DCDBK tương tự sao Hỏa.

2- Hệ quả của sự không chính xác trên làm cho việc so sánh DCDBK của sao Hỏa và Lưu niên đại hạn (LNDH) là khiên cưỡng. Khiên cưỡng ở chỗ sự tương đồng giữa LNDH, một quy luật, và DCDBK chỉ xuất hiện với một vài hành tinh trong hệ mặt trời, chứ không phải với mọi tinh tú như bác nói. Như vậy sự tương đồng này không mang tính quy luật.

3- SAI: đó là việc cho rằng "tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục"

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì xin bắt đầu lại từ đầu.

Bác viết thế này:

" III - 3:

So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất

với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi.

Posted Image

Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi

Posted Image

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất."

----------------------------------

Bác đã sử dụng bản vẽ mô tả hiện tượng đảo chuyển động biểu kiến (xin viết tắt thành DCDBK) của sao Hỏa nhưng lại chú thích thành "Hiệu ứng DCDBK của CÁC VÌ SAO khi quan sát từ trái đất".

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng như bác chú thích, thì với TẤT CẢ hoặc TUYỆT ĐẠI ĐA SỐ các ngôi sao mà chúng ta quan trắc được thường ngày đều có hiện tượng DCDBK. Nhưng thực tế không phải thế, lý do em đã nêu trong các phần phản biện trước.

Khi trao đổi sâu hơn, thì bác xác quyết rằng:

" ...với tính quy ước biểu kiến thì dù là định tinh, hành tinh, ở xa hay ở gần thì sự quan trắc của trái đất vẫn có tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục. Có điều ở quá xa thì - tôi tạm gọi là - "vòng xoắn của chuyển động đảo biểu kiến" quá nhỏ nên người ta không nhận thấy và cứ tưởng nó đi thẳng bằng quan sát trực quan.

Bởi vậy tính quy ước của Tử Vi hoàn toàn chính xác với bất cứ tinh tú nào, Bởi vì nó là hiệu ứng của tương tác vũ trụ với Địa Cầu và đang tự xoay quanh trục."

Thế nên tiểu luận & lý luận của bác ở mục này có vấn đề ở những điểm sau:

1- KHÔNG CHÍNH XÁC: đó là ở việc sử dụng bản vẽ mô tả DCDBK của sao Hỏa, nhưng lại chú thích thành DCDBK của các vì sao. Việc dẫn chiếu không chính xác này làm người đọc ngộ nhận rằng với tất cả hành tinh và định tinh đều quan sát thấy DCDBK, và có quỹ đạo DCDBK tương tự sao Hỏa.

2- Hệ quả của sự không chính xác trên làm cho việc so sánh DCDBK của sao Hỏa và Lưu niên đại hạn (LNDH) là khiên cưỡng. Khiên cưỡng ở chỗ sự tương đồng giữa LNDH, một quy luật, và DCDBK chỉ xuất hiện với một vài hành tinh trong hệ mặt trời, chứ không phải với mọi tinh tú như bác nói. Như vậy sự tương đồng này không mang tính quy luật.

3- SAI: đó là việc cho rằng "tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục"

Kính.

Anh hãy chứng minh những điều anh nói. Trong phản biện học thuật, khi anh chưa chứng minh, nên hạn chế các từ như "Không chính xác", "Sai rồi"...vv.... Cụ thể anh cần chứng minh những điều sau đấy:

1- KHÔNG CHÍNH XÁC: đó là ở việc sử dụng bản vẽ mô tả DCDBK của sao Hỏa, nhưng lại chú thích thành DCDBK của các vì sao. Việc dẫn chiếu không chính xác này làm người đọc ngộ nhận rằng với tất cả hành tinh và định tinh đều quan sát thấy DCDBK, và có quỹ đạo DCDBK tương tự sao Hỏa.

Về nguyên tắc: Tôi chỉ cần dẫn chứng một hình sao nói trên và không cần thiết phải dẫn chứng tất cả các sao trong vũ trụ quan sát từ trái đất. Bởi vì nó được xác định hiệu ứng này do chuyển động tự quay của trái Đất và người quan sát từ đó. Bởi vậy, việc dẫn chứng chỉ một sao, không phải luận cứ phản biện, mà luận cứ phản biện phải là: Chứng minh chuyển động tự quay của Trái đất không tạo ra hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến.

2- Hệ quả của sự không chính xác trên làm cho việc so sánh DCDBK của sao Hỏa và Lưu niên đại hạn (LNDH) là khiên cưỡng. Khiên cưỡng ở chỗ sự tương đồng giữa LNDH, một quy luật, và DCDBK chỉ xuất hiện với một vài hành tinh trong hệ mặt trời, chứ không phải với mọi tinh tú như bác nói. Như vậy sự tương đồng này không mang tính quy luật.

Anh cần chứng minh điều này: Tại sao với "một vài sao" như anh nói thì có hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến , còn các sao khác thì không? Nguyên nhân nào để có những hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của những sao này?

3- SAI: đó là việc cho rằng "tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục"

Anh cần chứng minh rằng: Vậy tính chuyển động đảo biểu kiến quan sát được từ trái Đất do đâu mà ra?

Với phương pháp phản biện của anh thì bất cứ một lý thuyết nào trên thế giới đều có thể chứng minh sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh hãy chứng minh những điều anh nói. Trong phản biện học thuật, khi anh chưa chứng minh, nên hạn chế các từ như "Không chính xác", "Sai rồi"...vv.... Cụ thể anh cần chứng minh những điều sau đấy:

Về nguyên tắc: Tôi chỉ cần dẫn chứng một hình sao nói trên và không cần thiết phải dẫn chứng tất cả các sao trong vũ trụ quan sát từ trái đất. Bởi vì nó được xác định hiệu ứng này do chuyển động tự quay của trái Đất và người quan sát từ đó. Bởi vậy, việc dẫn chứng chỉ một sao, không phải luận cứ phản biện, mà luận cứ phản biện phải là: Chứng minh chuyển động tự quay của Trái đất không tạo ra hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến.

Anh cần chứng minh điều này: Tại sao với "một vài sao" như anh nói thì có hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến , còn các sao khác thì không? Nguyên nhân nào để có những hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của những sao này?

Anh cần chứng minh rằng: Vậy tính chuyển động đảo biểu kiến quan sát được từ trái Đất do đâu mà ra?

Với phương pháp phản biện của anh thì bất cứ một lý thuyết nào trên thế giới đều có thể chứng minh sai.

Vậy là, theo yêu cầu của bác, em phải chứng minh những điều sau:

1. Chứng minh chuyển động tự quay của Trái đất không tạo ra hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến.

2. Tại sao với "một vài sao" như anh nói thì có hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến , còn các sao khác thì không? Nguyên nhân nào để có những hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của những sao này?

3. Anh cần chứng minh rằng: Vậy tính chuyển động đảo biểu kiến quan sát được từ trái Đất do đâu mà ra?

Ba vấn đề mà bác nêu ra, thực chất có thể rút ngắn lại thành một câu hỏi duy nhất để tránh trùng lặp ý. Đó là : Nguyên nhân (hay bản chất) của hiện tượng DCDBK ?

Nguyên nhân của DCDBK em đã trình bày hơn một lần ở mấy bài phản biện trước. Với câu hỏi này, bác đã sổ toẹt mọi công lao kỳ cạch gõ máy tính của em. Nhưng thôi, không sao, vì vấn đề này không trừu tượng như “luận Âm Dương” hay “Định nghĩa Âm Dương” nên em sẽ viết lại một lần cuối, gọi là trách nhiệm của người biết, cũng là vì cái sở học vỡ lòng về thiên văn của em cũng chỉ có chừng ấy nên có viết thêm cũng chẳng có gì mới cho người đọc.

Số là thế này.

1. Hiện tượng DCDBK là gì

- Mọi hành tinh trong hệ mặt trời đều quay quanh mặt trời với các quỹ đạo khác nhau, và vận tốc khác nhau. Chiều quay của mọi hành tinh trên quý đạo đều là từ Tây sang Đông.

- Hoạt động tự quay của trái đất làm cho mọi thiên thể đều có chuyển động biểu kiến theo chiều từ Đông sang Tây, gây nên hiện tượng mọc lặn của mọi thiên thể.

- Với tuyệt đại đa số các ngôi sao, do cự ly quá xa nên không quan trắc được quỹ đạo chuyển động riêng của chúng, nên được coi là định tinh, tức là không có chuyển động riêng. Như vậy, nếu quan trắc từ trái đất, chúng chỉ có chuyển động biếu kiến do sự tự quay của trái đất, và quỹ đạo của chúng nếu quan sát ở bắc bán cầu sẽ là những hình tròn đồng tâm với tâm là sao Bắc cực.

Sau đây là bức ản chụp bầu trời ban đêm quan sát từ bắc bán cầu khi để máy ảnh phơi sáng trọn đêm, một phương pháp thực nghiệm đơn giản nhất cho mọi người.

Posted Image

- Với các hành tinh cùng trong hệ mặt trời, con người có thể quan sát được chuyển động riêng của chúng, tức là chúng ta thấy được sự dịch chuyển vị trí của chúng trên nền là các định tinh. Và chuyển động biểu kiến của chúng là sự kết hợp giữa chuyển động trên quỹ đạo của bản thân hành tinh với chuyển động riêng trên quỹ đạo của trái đất.

- Trong thiên văn người ta quan niệm chuyển động từ Đông sang Tây là thuận chiều, và từ Tây sang Đông là ngược chiều, hay còn gọi là đảo chuyển động.

- Với một số hành tinh trong hệ mặt trời (nói là "một số" vì tôi hiện không có thông tin có sẵn về quỹ đạo chuyển động biểu kiến của các hành tinh), người ta quan sát thấy ở một phần nhất định trên quỹ đạo biểu kiến, chúng di chuyển từ Tây sang Đông, trong khi phần thời gian còn lại lại đi từ Đông sang Tây. Đây gọi là hiện tượng DCDBK. Phần thời gian tham gia DCDBK và quỹ đạo DCDBK của các hành tinh khác nhau là khác nhau.

2. Nguyên nhân (bản chất) của DCDBK

- Liệu chuyển động tự quay của trái đất là nguyên nhân của DCDBK ?? Chắc chắn không vì các lý do sau:

o Xét một cách trực quan, trái đất tự quay quanh trục mất khoảng 24 giờ. Nếu DCDBK do sự quay của TĐ gây ra, ta sẽ có “1 nút thắt” / 24 giờ. Thời gian thực tế quan sát thấy Sao Hỏa hoàn thành một vòng trên quỹ đạo của nó & trờ về vị trí tương đối ban đầu so với mặt trời (khi quan sát từ trái đất) là khoảng 780 ngày. Cũng có nghĩa là nó phải vẽ đến 780 cái vòng xoắn… (chóng mặt thật…)….

o May quá, không phải thế. “Nút thắt” hay DCDBK của sao Hỏa chỉ diễn ra một lần duy nhất trong khoảng thời gian ~ 780 ngày, khi sao Hỏa, TĐ và mặt trời trở nên tiệm cận & xếp thẳng hàng và ở cả hai cùng bên so với mặt trời (vị trí “opposition” trên hình vẽ).

Posted Image

(Hình vẽ này sử dụng trong bài giảng của Dr. Jamie Love… gì gì đó em không rõ quê quán hay HKTT ở đâu... :D )

o Liệu có thể sau mỗi 780 ngày, chuyển động tự quay của TĐ có gì đó đặc biệt để gây ra DCDBK của sao Hỏa vào ngày đó không ???? Cũng không phải nốt, vì như vậy tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời & mọi định tinh phải có cùng nút thắt trong khoảng thời gian đó chứ ?? Hổng phải vậy, rất tiếc. ...Vì một vòng trên quỹ đạo biểu kiến của sao Jupiter mất 399 ngày, của Saturn là 378 ngày, Uranus là 370 ngày…., và có ai đó có đủ khả năng căng mắt để truy tìm “nút thắt” của chúng, thì chỉ có 1 lần duy nhất trong các khoảng thời gian khác nhau đó thôi.

- Vậy thì cái thằng nào lại nghịch ác như vậy ???? :D Sử dụng ngay bản phác họa DCDBK của sao Hỏa mà bác TS đã sử dụng trong tiểu luận. (Xin lưu ý rằng đây chỉ là bản phác họa trên không gian 2 chiều để giải thích DCDBK một cách sơ đẳng. Còn thực tế quỹ đạo DCDBK của sao Hỏa có thể khác khi xét đến chiều thứ 3, tức là độ vênh giữa quỹ đạo của sao Hỏa và Trái đất. )

Posted Image

Ở đây tác giả bản vẽ đã đánh dấu quãng đường đi được trên quỹ đạo của trái đất và sao hỏa trong các khoảng thời gian như nhau là: AB, BC, CD, DE, ……….. Do sự khác biệt về tốc độ di chuyển trên quỹ đạo và bán kính quỹ đạo của TĐ và sao Hỏa, từ TĐ ta có thể nhìn thấy hiện tượng DCDBK của sao Hỏa khi “bọn chúng” (TĐ, sao Hỏa, Mặt trời) tiệm cận & xếp thẳng hàng và TĐ + sao Hỏa ở cùng bên. Dễ hiểu quá nhỉ…. vậy mà ?!! …. Bản vẽ này cũng cho thấy, trong suốt thời gian TD dịch chuyển từ A đến K, tức là suýt hết 366 ngày mới có thể thấy 1 nút thắt DCDBK của sao Hỏa.

Vậy xin nhắc lại một lần nữa, DCDBK là hiện tượng do sự khác biệt về tốc độ dịch chuyển trên quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời (kể cả TĐ) gây ra. Nó chỉ xảy ra khi hành tinh đang quan trắc + TĐ tiệm cận & thẳng hàng với Mặt trời và ở cùng một phía so với mặt trời.

Nếu bạn đọc có thời gian, hoàn toàn có thể phác họa (xin nhấn mạnh là phác họa thôi nhé) DCDBK trong không gian 2 chiều của Kim, Thủy hay bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời với các giả định rằng chúng chuyển động đều, quỹ đạo là tròn tuyệt đối, và đưa vào các thông số bán kính quỹ đạo + tốc độ di chuyển trên quỹ đạo.

3. Các hệ quả

Phù…. Mãi thì cũng đến lúc kết thúc… Quay lại với các câu hỏi của bác TS

o Chứng minh chuyển động tự quay của Trái đất không tạo ra hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến ?. ĐÃ XONG, mời xem mục 2/ gạch đầu dòng đầu tiên + tham khảo các khái niệm trong mục 1.

o Tại sao với "một vài sao" như anh nói thì có hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến , còn các sao khác thì không? Không có DCDBK với các định tinh, các hành tinh trong hệ mặt trời có DCDBK nhưng ở thời gian khác nhau và hình dáng quỹ đạo DCDBK khác nhau. Mời xem mục 1 & 2. Nguyên nhân nào để có những hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của những sao này? Do tốc độ di chuyển trên quỹ đạo khác nhau & bán kính quỹ đạo khác nhau. Mời xem mục 1 & 2

o Anh cần chứng minh rằng: Vậy tính chuyển động đảo biểu kiến quan sát được từ trái Đất do đâu mà ra? Do tốc độ di chuyển trên quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời khác nhau & bán kính quỹ đạo khác nhau. Mời xem mục 1 & 2

Lại xin phép nói ngoài lề.

Chẳng biết là bác TS đang thử tài biện luận của em, thử độ kiên nhẫn của em, hay là tuyệt chiêu “minh tri cố muội” của bác đang được áp dụng một cách ảo diệu…, em xin phép đây là bài viết cuối cùng của em về chủ đề này, vì như nói ở trên, cái sở học vỡ lòng về thiên văn của em đến đây là cạn, và em cũng không có khả năng & không có ý định theo lớp nâng cao để trao đổi thêm. Em làm đến đây cũng là hết trách nhiệm của một người BIẾT rồi…Không nặng về phân định THẮNG/ THUA. Coi như là tỏ lòng cảm ơn với các bác Vui Vui/ Sapa .. và cả bác TS và các bác khác nữa, về những gì em coi là có ích cóp nhặt được từ diễn đàn này.

Kính…

Nóng quá… :D .. Và chẳng biết còn chỗ phi học thuật nào không nữa đây... Mà có thì cũng chịu thôi...game over rồi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại anh Amato xác định rằng: Không hề có chuyển động đảo biểu kiến của các vì sao quan sát từ trái Đất?

Đây là cái nhìn của anh - hay là vấn đề này đã được giới thiên văn quốc tế phủ định mà tôi chưa cập nhật thông tin vậy? Chứ trước đây 8 năm thì - theo sự hiểu biết của tôi thì đây là hiện tượng được giới thiên văn quốc tế thừa nhận. Tôi cũng không muốn mất thì giờ với anh.

Nếu anh cảm thấy mình đúng thì cứ tự nhiên tham gia, còn nếu thấy mình sai thì cứ việc rút lui. Tôi cũng chẳng thời gian quan tâm. Khi có thời gian rảnh, tôi sẽ chứng minh rõ hơn về v/d này và xác quyết (Chứ không chỉ là nhận định ban đầu) rằng:

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của quỹ đạo các vì sao quan sát từ trái đất là do chuyển động tự quanh quanh trục của trái đất khiến nó có hiệu ứng đảo chiều của người quan sát so với chiều chuyển động của quỹ đạo trái Đất quanh mặt trời. Hiệu ứng chuyển động đảo này - tôi gọi là vòng xoắn chuyển động - rõ ràng hay quá nhỏ để nhận thấy tùy thuộc vào khoảng cách từ trái đất đến vì sao cần quan sát với tốc độ chuyển động của nó.

Khi "qưỡn" tôi sẽ chứng minh điều này. Cũng không cần phải đến kiến thức toán cao cấp mới chứng minh được.

Vậy nhá. Anh thích chơi game thì tiếp tục chơi đi. Tôi cũng không có thời gian nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại anh Amato xác định rằng: Không hề có chuyển động đảo biểu kiến của các vì sao quan sát từ trái Đất? Dạ, Bác vui tính quá ạ, cái gì em xác định đều đã được viết hết ra cả rồi còn gì, mà em phải viết hơn một lần đấy !!! :D

Đây là cái nhìn của anh - hay là vấn đề này đã được giới thiên văn quốc tế phủ định mà tôi chưa cập nhật thông tin vậy? Chứ trước đây 8 năm thì - theo sự hiểu biết của tôi thì đây là hiện tượng được giới thiên văn quốc tế thừa nhận. Tôi cũng không muốn mất thì giờ với anh. Dạ, như em cũng đã viết, đây là kiến thức vỡ lòng cơ bản cho những ai tập tễnh bước vào lĩnh vực thiên văn ý ạ. Em dược dạy như vậy đấy, chứ đâu có bản lĩnh tự lập thuyết đâu.... :D

Nếu anh cảm thấy mình đúng thì cứ tự nhiên tham gia, còn nếu thấy mình sai thì cứ việc rút lui. Dạ, em xin ngừng viết vì trong bụng có được bao nhiêu đã bị bác ép ra hết cả rồi. Biết viết tiếp gì nữa đây ? chẵng lẽ quay lại từ đầu.... :D

Tôi cũng chẳng thời gian quan tâm. Khi có thời gian rảnh, tôi sẽ chứng minh rõ hơn về v/d này và xác quyết (Chứ không chỉ là nhận định ban đầu) rằng:

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của quỹ đạo các vì sao quan sát từ trái đất là do chuyển động tự quanh quanh trục của trái đất khiến nó có hiệu ứng đảo chiều của người quan sát so với chiều chuyển động của quỹ đạo trái Đất quanh mặt trời. Hiệu ứng chuyển động đảo này - tôi gọi là vòng xoắn chuyển động - rõ ràng hay quá nhỏ để nhận thấy tùy thuộc vào khoảng cách từ trái đất đến vì sao cần quan sát với tốc độ chuyển động của nó.

Khi "qưỡn" tôi sẽ chứng minh điều này. Cũng không cần phải đến kiến thức toán cao cấp mới chứng minh được. Dạ được thế thì tốt quá rồi, nghĩ đến lúc giới thiên văn sẽ phải làm quen với khám phá mới/ khái niệm mới này mà em cứ thấy xốn xang tự hào... :D Và việc đầu tiên em sẽ làm là luận tội ông thầy dạy cho em mấy món kiến thức "ba láp" ở trên đã đầu độc hỏng hết không biết bao nhiêu thế hệ, :D .... tất nhiên nếu lúc đó cụ còn tại thế.

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại, tôi thấy ánh chẳng chứng minh được gì. Và tôi cũng không cần quan tâm đến cái gọi là phản biện của anh.

Chính anh viết:

Chuyển động quay của trái Đất tạo hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến là kiến thức vỡ lòng trong thiên văn. Ok. Tôi đang sử dụng kiến thức vỡi lòng đó đấy anh ạh. Còn bây giờ người ta "nhìn thấy" một số cái gọi là định tịnh không có chuyển động đảo biểu kiến. Đấy là người ta "nhìn thấy" amato ah. Tôi có lẽ không cần chứng minh với anh, mất thời giờ. Bao giờ có một người có tên tuổi trong giới Thiên Văn - người thật, việc thật - vào đấy nói như anh thì tôi sẽ chỉ ra sai lầm của họ. Còn anh - Amato - một cái níckk ảo - tôi không có thời gian. Cứ một người nào đó, tạo một nick rồi ào ào phản biện, tôi không có thời gian. Thông cảm nha.

Người mà tôi tôn trọng, phải là ngườii có khả năng tư duy sắc sảo và viết nhiều bài chứng tỏ một tinh thần khách quan học thuật - như anh Vuivui chẳng hạn, tôi mới phải trả lời vì sự tôn trọng học thuật vì tính uy tín của nick anh ấy.

Thôi nha, anh đi chơi game đi. Tôi cũng đang chơi trò Warcraft - bị bọn lập trình nó ăn gian, chơi thua hoài, đang tức mình đây :D .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ vâng. Bác TS đã dậy vậy, lại còn thương tình không chụp cho cái mũ "phản biện phi học thuật", thì hậu học nhà em cứ yên tâm mà theo thôi. :D :D :D .....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ vâng. Bác TS đã dậy vậy, lại còn thương tình không chụp cho cái mũ "phản biện phi học thuật", thì hậu học nhà em cứ yên tâm mà theo thôi. :D :D :D .....

Ok. Biết thế là tốt. Thường thì con người ta khả năng đến đâu thì tưởng mình đúng đến đấy. Họ cũng thành thật phản biện học thuật, chứ cũng chưa hẳn có ý định bài xích, kê kích nhau. Những người dốt hơn thì lại thấy người kia nói đúng thê là vỗ tay ầm ầm. Phải gặp người hiểu hơn chỉ ra cái sai và họ - nếu thành thật suy ngẫm - mới thấy mình sai.

Tôi thí dụ: Anh nói là các định tinh quan sát được - tức nhìn thấy - thì nó đứng yên. Vâng - tôi cũng nhìn thấy thế và tôi nghĩ con bò nếu nó có ống nhòm chắc cũng nhìn thấy như tôi và anh. Điều này không cần phải chứng minh. Nhưng kiến thức vỡ lòng của ngành Thiên Văn học lại bảo rằng thì là hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến là do trái Đất tự quay quanh trục. Cái này nó thuộc về phạm trù tư duy trừu tượng rồi.Tôi suy ngẫm và thấy đúng - chứ tôi không đọc sách như con vẹt. Ngày xưa khi học đến lớp ba phổ thống cô giáo tôi bảo các em phải học và hiểu bài và không được học vẹt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ok. Biết thế là tốt. Thường thì con người ta khả năng đến đâu thì tưởng mình đúng đến đấy. Họ cũng thành thật phản biện học thuật, chứ cũng chưa hẳn có ý định bài xích, kê kích nhau. Những người dốt hơn thì lại thấy người kia nói đúng thê là vỗ tay ầm ầm. Phải gặp người hiểu hơn chỉ ra cái sai và họ - nếu thành thật suy ngẫm - mới thấy mình sai.

Tôi thí dụ: Anh nói là các định tinh quan sát được - tức nhìn thấy - thì nó đứng yên. Vâng - tôi cũng nhìn thấy thế và tôi nghĩ con bò nếu nó có ống nhòm chắc cũng nhìn thấy như tôi và anh. Điều này không cần phải chứng minh. Nhưng kiến thức vỡ lòng của ngành Thiên Văn học lại bảo rằng thì là hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến là do trái Đất tự quay quanh trục. Cái này nó thuộc về phạm trù tư duy trừu tượng rồi.Tôi suy ngẫm và thấy đúng - chứ tôi không đọc sách như con vẹt. Ngày xưa khi học đến lớp ba phổ thống cô giáo tôi bảo các em phải học và hiểu bài và không được học vẹt.

Em nghe bác nói mà cứ liên tưởng tới cuốn "Dế mèn phiêu lưu ký", thấy mình như chú dế mèn gặp được thày Cóc giảng cho những điều cơ bản, rồi từ đó mới tiến bộ được ạ. :D

Bàn ngang cũng nhiều rồi, em xin phép ngừng ở đây để trả lại mạch bài viết.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em nghe bác nói mà cứ liên tưởng tới cuốn "Dế mèn phiêu lưu ký", thấy mình như chú dế mèn gặp được thày Cóc giảng cho những điều cơ bản, rồi từ đó mới tiến bộ được ạ. :D

Bàn ngang cũng nhiều rồi, em xin phép ngừng ở đây để trả lại mạch bài viết.

Kính.

Không có chi. Nếu Amato ngưng thì tôi cũng chưa có thời gian viết tiếp. Nói đến Dế mèn phiêu lưu ký thì tôi là người đầu tiên ở Việt Nam chuyển thể nó ra truyện tranh đấy - Từ năm 1971 lận. Nhà Xuất bản Kim Đông hồi ấy từ chối in vì giá thành lên đến 6 hào một cuốn, không mang tính phục vụ thiếu nhi. Nhưng số tôi không may, nên Ngô Mạnh Lân in trước.Khoe một chút cho vui, chứ tôi không có ý định in bộ chuyện này, vì bác Tô Hoài làm tôi tự ái. Cách đây 12 năm, Nxb Kim Đồng đã đặt v/d mua bản quyền kịch bản của tôi đấy. Tôi hiểu chuyện Dế Mèn cũng khá sâu đấy anh ah.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chơi game thua mãi, chán quá. Nhớ lại thời xa xăm thì hình như Amato nhớ nhầm. Cụ cóc không hề dạy dế mèn điều gì. Mà chỉ có đoạn như sau (Tôi nhớ không tuyệt đối chính xác. Nhưng chắc cũng không xa lắm với nguyên văn).

Cụ cóc hỏi dế mèn:

- Tôi hỏi khí không phải. Nhị vị tráng sĩ đi chu du thiên hạ có thấy thằng cháu trời nhà bỉ phu đâu không?

Dề trũi nhếch mép cười, khiến dế men phải nháy mắt ra hiệu cho dế trụi im lăng và tiến lến đáp lễ mà rằng:

- Kính thưa cụ. Tôi đi đến chân trời có hỏi thăm thì ông Trời nay bận đi làm mưa nơi khác nên không gặp.

- À thì ra thế! Thì ra thế!kẹt. kẹt. Thì ra là thằng cháu trời nhà bỉ phu bận đi làm mưa. Kẹt, kẹt....

Vừa nói các cụ cóc ra cái điều hiểu biết miệng lẩm bẩm, nhảy lung tung khắp xóm.....

Dế trũi hỏi tôi: "Anh hơi đâu mà trả lời mấy thằng dở hơi đó. cho nó phí nhời?".

Đại để như vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ !

Phamhung đang phải làm 1 chuyên đề của môn học CÔNG NGHỆ TRI THỨC, nay con có ý tưởng ứng dụng Lạc việt độn toán, Luận tuổi lạc việt hoặc ứng dụng tri thức trong cuốn ĐI TÌM CỘI NGUỒN KINH DỊCH VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH để viết chuyên đề.

Vậy con xin ý kiến Sư phụ cho con được áp dụng và triển khai tìm hiểu ứng dụng vào Khoa học máy tính được không ạ? đây là lượng kiến thức rất lớn nên con chỉ xin tìm hiểu về cơ bản để viết thôi ạ, chứ nếu để viết đúng theo hiểu biết và những kiến thức mà Sư phụ đã viết ở mấy cuốn này thì con phải mất hàng năm mới xong đượcPosted Image, hì vì đến cuối tháng 9 con phải nộp chuyên đề rồi ạ.

(Sư phụ ơi, cái này con chỉ viết chuyên để báo cáo để nộp cho nhà trường thôi chứ không phải làm chương trình để ứng dụng kinh doanh đâu ạ)

Nếu được Sư phụ đồng ý, rất mong babywolf, Bá kiến và anh chị em góp ý giúp.

Trân trọng cảm ơn Sư phụ và mọi người.!

Con dự định xây dựng đề cương như sau đây ạ:

Tng quan

Chương 1: Lạc việt độn toán – một hệ thống mờ

1.1 Nguồn gốc Lạc việt độn toán

1.2 Học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành

1.2.1 Âm Dương

1.2.2 Ngũ hành

1.3 Lạc việt độn toán – một hệ mờ .

1.3.1 Cấu trúc quẻ Lạc việt độn toán

1.3.2 Lý thuyết tập kinh điển:

1.3.3 Lý thuyết mờ theo Zadeh và nguyên lý phi bài trung

1.4 Ứng dụng của Lạc việt độn toán trong đời sống

Chương 2: Học thuyết Luận tuổi lạc việt...

2.1 Thế giới thông tin và con người

2.2 Địa Chi- Tọa độ thời gian

2.3 Thiên Can- Tọa độ không gian

2.4 Can chi phối hợp

2.5 Phương pháp dự đoán hôn nhân theo Luận tuổi lạc việt:

Chương 3: Hệ chuyên gia

3.1 Các khái niệm về cơ sở tri thức:

3.2 Hệ chuyên gia dựa trên luật

3.2.1 Luật và sự kiện

3.2.2 Kiểm tra và thực hiện luật

3.2.3 Giả thiết về thế giới đóng

3.2.4 Sử dụng biến số trong luật:

3.2.5 Sử dụng biến dữ liệu:

3.2.6 Sử dụng luật với biến lặp:

3.2.7 Suy diễn tiến:

Chương 4: Khai thác dữ liệu

4.1 Cây định danh

4.2 Thuật giải ILA

4.1 Tập phổ biến và luật kết hợp

4.1.1 Phát biểu bài toán ....

4.1.2 Tập phổ biến cực đại là gì? .

4.1.3 Các tính chất của bài toán

4.1.4 Một số thuật giải thông dụng

4.1.5 Thuật giải tăng cường

4.2 Nhận xét và sử dụng các hướng tiếp cận:

4.2.1 Hướng tiếp cận phân lớp

4.2.2 Hướng tiếp cận theo độ phổ biến và luật kết hợp:

4.2.3 Áp dụng để giải quyết bài toán khai thác dữ liệu

Chương 5: Xây dựng chương trình

5.1 Động cơ suy diễn

5.1.1 Sơ đồ các lớp chính của động cơ:

5.1.2 Cú pháp khai báo hệ cơ sở tri thức:

5.1.3 Nội dung khai báo trong cơ sở tri thức:

5.1.4 Sơ đồ các khối tri thức suy diễn

5.1.5 Nội dung của cơ sở tri thức

5.2 Khai thác dữ liệu

Tng kết

Phụ lục

Quy luật của âm lịch Việt Nam

Một số công thức hỗ trợ

Đổi ngày dương lịch ra ngày âm lịch

Tài liệu tham khảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Uh. Vậy Phamhung cứ làm đi.

Thưa Sư phụ ! Phamhung đang phải làm 1 chuyên đề của môn học CÔNG NGHỆ TRI THỨC, nay con có ý tưởng ứng dụng Lạc việt độn toán, Luận tuổi lạc việt hoặc ứng dụng tri thức trong cuốn ĐI TÌM CỘI NGUỒN KINH DỊCH VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH để viết chuyên đề. Vậy con xin ý kiến Sư phụ cho con được áp dụng và triển khai tìm hiểu ứng dụng vào Khoa học máy tính được không ạ? đây là lượng kiến thức rất lớn nên con chỉ xin tìm hiểu về cơ bản để viết thôi ạ, chứ nếu để viết đúng theo hiểu biết và những kiến thức mà Sư phụ đã viết ở mấy cuốn này thì con phải mất hàng năm mới xong đượcPosted Image, hì vì đến cuối tháng 9 con phải nộp chuyên đề rồi ạ. (Sư phụ ơi, cái này con chỉ viết chuyên để báo cáo để nộp cho nhà trường thôi chứ không phải làm chương trình để ứng dụng kinh doanh đâu ạ) Nếu được Sư phụ đồng ý, rất mong babywolf, Bá kiến và anh chị em góp ý giúp. Trân trọng cảm ơn Sư phụ và mọi người.! Con dự định xây dựng đề cương như sau đây ạ: Tng quan Chương 1: Lạc việt độn toán – một hệ thống mờ 1.1 Nguồn gốc Lạc việt độn toán 1.2 Học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành 1.2.1 Âm Dương 1.2.2 Ngũ hành 1.3 Lạc việt độn toán – một hệ mờ . 1.3.1 Cấu trúc quẻ Lạc việt độn toán 1.3.2 Lý thuyết tập kinh điển: 1.3.3 Lý thuyết mờ theo Zadeh và nguyên lý phi bài trung 1.4 Ứng dụng của Lạc việt độn toán trong đời sống Chương 2: Học thuyết Luận tuổi lạc việt... 2.1 Thế giới thông tin và con người 2.2 Địa Chi- Tọa độ thời gian 2.3 Thiên Can- Tọa độ không gian 2.4 Can chi phối hợp 2.5 Phương pháp dự đoán hôn nhân theo Luận tuổi lạc việt: Chương 3: Hệ chuyên gia 3.1 Các khái niệm về cơ sở tri thức: 3.2 Hệ chuyên gia dựa trên luật 3.2.1 Luật và sự kiện 3.2.2 Kiểm tra và thực hiện luật 3.2.3 Giả thiết về thế giới đóng 3.2.4 Sử dụng biến số trong luật: 3.2.5 Sử dụng biến dữ liệu: 3.2.6 Sử dụng luật với biến lặp: 3.2.7 Suy diễn tiến: Chương 4: Khai thác dữ liệu 4.1 Cây định danh 4.2 Thuật giải ILA 4.1 Tập phổ biến và luật kết hợp 4.1.1 Phát biểu bài toán .... 4.1.2 Tập phổ biến cực đại là gì? . 4.1.3 Các tính chất của bài toán 4.1.4 Một số thuật giải thông dụng 4.1.5 Thuật giải tăng cường 4.2 Nhận xét và sử dụng các hướng tiếp cận: 4.2.1 Hướng tiếp cận phân lớp 4.2.2 Hướng tiếp cận theo độ phổ biến và luật kết hợp: 4.2.3 Áp dụng để giải quyết bài toán khai thác dữ liệu Chương 5: Xây dựng chương trình 5.1 Động cơ suy diễn 5.1.1 Sơ đồ các lớp chính của động cơ: 5.1.2 Cú pháp khai báo hệ cơ sở tri thức: 5.1.3 Nội dung khai báo trong cơ sở tri thức: 5.1.4 Sơ đồ các khối tri thức suy diễn 5.1.5 Nội dung của cơ sở tri thức 5.2 Khai thác dữ liệu Tng kết Phụ lục Quy luật của âm lịch Việt Nam Một số công thức hỗ trợ Đổi ngày dương lịch ra ngày âm lịch Tài liệu tham khảo

Tôi đã chứng minh Kinh Dịch và thuyết Âm Dương ngũ hành không phải của Trung Quốc dựa theo ba tiêu chí về những yếu tố thẩm định một học thuyết liên quan đến lịch sử của một nền văn minh; Nền tảng trí thức của nền văn minh và khả năng tạo dựng nên học thuyết của nền văn minh đó. Tính hợp lý,nhất quán và hoàn chỉnh trong nNội dung học thuyết. Và chứng minh tất cả cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh việt tộc. Có ứng dụng gì cho Phamhung được ko/

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Phamhung

Theo TG nghĩ công nghệ tri thức thì giống như các hãng Microsoft, Google, hay Dịch vụ SEO mà BW đang làm đó thôi ạ (hay nói cách khác là ngành truyền tải tri thức của con người vào công nghệ nhằm giúp con người trong cuộc sống), đang còn một số ngành nữa, như ngành Kinh tế Tri thức,... sau này cũng phát triển. Theo như các mục đề mà Huynh Phamhung (Phamhung) nêu lên nó chưa có sự liên hệ - gắn kết trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. TG cảm nhận giống như Phamhung chỉ giới thiệu đến người đọc hiện nay đang có một lý thuyết gọi là thuyết ADNH nó và các hệ quả của nó có thể tiên tri và ứng dụng vào ngành này.

Để ứng dụng lý thuyết ADNH hay hệ quả của lý thuyết này vào nghiên cứu một bộ môn nào đó thuộc ngành học của tri thức hiện đại thì TG nghĩ cần phải có tối thiểu 2 điều kiện.

1. Phải hiểu thật sâu về lý thuyết này.

2. Hiểu được nội dung cốt yếu bộ môn mình nghiên cứu (viết đề tài).

Vài lời chia sẻ không biết có đúng không, mong Sư phụ và ACE góp ý thêm.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Uh. Vậy Phamhung cứ làm đi.

Tôi đã chứng minh Kinh Dịch và thuyết Âm Dương ngũ hành không phải của Trung Quốc dựa theo ba tiêu chí về những yếu tố thẩm định một học thuyết liên quan đến lịch sử của một nền văn minh; Nền tảng trí thức của nền văn minh và khả năng tạo dựng nên học thuyết của nền văn minh đó. Tính hợp lý,nhất quán và hoàn chỉnh trong Nội dung học thuyết. Và chứng minh tất cả cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh việt tộc. Có ứng dụng gì cho Phamhung được ko/

Dạ, con cám ơn Sư phụ nhiều, Vì có nhiều người viết về Kinh Dịch rồi Thuyết Âm dương ngũ hành nhưng con thấy họ chưa hiểu đúng như những gì con đã được học từ Sư phụ và cái gì họ không hiểu, cứ thấy cổ cổ khó hiểu, trừu tượng là họ gán cho nó cái mác là có nguồn gốc từ Trung Quốc mà dở hơn nữa là các Giáo sư ở các trường đại học cũng không hiểu về lĩnh vực này nên cũng ủng hộ luôn. Đọc mà bực mình quá, con mới xin Sư phụ để làm chuyên để này để phần nào chứng minh cho họ thấy nên tự hào dân tộc và phải có tư duy trừu tượng thêm chút nữa thì mới hiểu được vấn đề. Con tin sau chuyên đề này của con thì ít nhất có 3 Giáo sư, tiến sỹ sẽ tìm đọc các sách của Sư phụ đấy ạ.

Con sẽ ứng dụng tất cả những gì được học từ Sư phụ để ứng dụng vào chuyên đề của con ạ.

@Phamhung

Theo TG nghĩ công nghệ tri thức thì giống như các hãng Microsoft, Google, hay Dịch vụ SEO mà BW đang làm đó thôi ạ (hay nói cách khác là ngành truyền tải tri thức của con người vào công nghệ nhằm giúp con người trong cuộc sống), đang còn một số ngành nữa, như ngành Kinh tế Tri thức,... sau này cũng phát triển. Theo như các mục đề mà Huynh Phamhung (Phamhung) nêu lên nó chưa có sự liên hệ - gắn kết trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. TG cảm nhận giống như Phamhung chỉ giới thiệu đến người đọc hiện nay đang có một lý thuyết gọi là thuyết ADNH nó và các hệ quả của nó có thể tiên tri và ứng dụng vào ngành này.

Để ứng dụng lý thuyết ADNH hay hệ quả của lý thuyết này vào nghiên cứu một bộ môn nào đó thuộc ngành học của tri thức hiện đại thì TG nghĩ cần phải có tối thiểu 2 điều kiện.

1. Phải hiểu thật sâu về lý thuyết này.

2. Hiểu được nội dung cốt yếu bộ môn mình nghiên cứu (viết đề tài).

Vài lời chia sẻ không biết có đúng không, mong Sư phụ và ACE góp ý thêm.

Thân mến!

Đúng là Trucgiac chưa hiểu ý của mình rồi, mình chỉ lấy các thông tin hay nói cách khác là tri thức Cổ đó làm cơ sở dữ liệu để xây dựng chuyên đề thôi mà. Ứng dụng CNTT để đưa các tri thức đó đến với cuộc sống và mọi người khai thác nó ở phương diện ứng dụng thôi và những người đó thì sẽ không hiểu gì về lý thuyết của nó cả. (nhưng mình chỉ viết trên giấy thôi, còn ứng dụng viết thành chương trình thì chưa thể làm được nếu có thì mình chỉ cần demo 1 chút xíu để thày hiểu hơn khi chấm bài thôi)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thuyết ADNH là một lý thuyết thống nhất vũ trụ - tôi chắc chắn điều này - Nền kinh tế tri thức không thể không quan tâm đến học thuyết này. Tất nhiên nó chỉ là một học thuyết khoa học, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý trong cấu trúc nội dung khi xác định cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến,một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử. Còn nếu coi là của Trung Quốc thì mơ hồ từ hàng ngàn năm qua, cho đến khi tôi đang gõ những chữ này.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một minh chứng nữa cho quan điểm của Sư phụ.

Đã tìm thấy Hà đồ - Kinh dịch trên trống đồng Đông Sơn.

http://huunguyenk....am-sang-to.html

P.s. Digifellow đã copy toàn bài vào đây, nhưng không được với lý do là bài có nhiều hình hơn cho phép. Do vậy Digifellow mới để link bài viết.

Mong Sư phụ và mọi người thông cảm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một minh chứng nữa cho quan điểm của Sư phụ.

Đã tìm thấy Hà đồ - Kinh dịch trên trống đồng Đông Sơn.

http://huunguyenk....am-sang-to.html

P.s. Digifellow đã copy toàn bài vào đây, nhưng không được với lý do là bài có nhiều hình hơn cho phép. Do vậy Digifellow mới để link bài viết.

Mong Sư phụ và mọi người thông cảm

Cảm ơn digifellow cho thông tin.

Phương pháp chứng minh của tôi thực sự không cần đến di vật khảo cổ. Hay nói đúng hơn là di vật khảo cổ chỉ là một trong những yếu tố manh tính minh họa.

Tôi đã đưa bài này trong mục " Cổ Văn hóa sử" và đang yêu cầu Thiên Đồng kiểm tra lại các yếu tố liên quan giữa hình ảnh trên bề mặt trống đống và bài viết mô tả.

Share this post


Link to post
Share on other sites