Rubi

Các cấu trúc của Âm dương Ngũ hành

43 bài viết trong chủ đề này

Tiểu đề-Âm Sinh Dương Thành

Các đọc giả kính mến, Rubi lại cảm hứng phát kiến về tính Âm dương của hai nhóm Số ngũ hành.

Số Ngũ hành là nhóm thập phân gồm 10 phần tử số, nhóm này được chia thành hai nhóm nhỏ là:

-1234 và 5 là nhóm số Sinh

-6789 và 10 là nhóm số Thành

Ở nhóm số Sinh, thấy rõ là Số 5 làm chủ nhóm, là số Lẻ, quan trọng nó là số Dương.

Ở nhóm só Thành, thấy rõ là Số 10 làm chủ nhóm, là số Chẵn, quan trọng nó là số Âm.

Nhưng có thể nhận định được rằng, số 5 là số Dương nhưng làm chủ nhóm số Âm, mà nhóm số Âm gồm 4 phần tử là 123 và 4. Còn số 10 là số Âm nhưng làm chủ nhóm số Dương, mà nhóm số Dương gồm 4 phần tử là 678 và 9.

Tính chất Âm dương của hai số 5 và 10 thì rễ thấy tính hợp lý, còn tính Âm Dương Nhóm thì dựa trên hình thức số lại không có căn cứ. Nhưng thực chất, phải dựa vào hình thức Quái thì mới thấy được tính Âm Dương Nhóm.

Posted Image

Nhìn vào hình Bát quái Tiên thiên và Hà đồ, thì thấy:

-Các số 123 và 4 trong nhóm số Sinh ứng với các Quái Khảm, Chấn, Khôn, Đoài.

-Các số 678 và 9 trong nhóm số Thành ứng với các Quái Tốn, Ly, Cấn, Càn.

Thấy rõ một nét là, Dương khí của các Quái tương ứng với nhóm số Thành lớn hơn Dương khí của các Quái tương ứng với nhóm số Sinh. Và, ngược lại, Âm khí của các Quái tương ứng với nhóm số Sinh lớn hơn Âm khí của các Quái tương ứng với nhóm số Thành. Cụ thể là:

Dương khí quái Càn mạnh hơn Quái Đoài.

Dương khí quái Cấn mạnh hơn Quái Khôn.

Dương khí quái Ly mạnh hơn quái Chấn.

Dương khí quái Tốn mạnh hơn Quái Khảm.

Âm khí quái Đoài mạnh hơn Quái Càn.

Âm khí quái Khôn mạnh hơn quái Cấn.

Âm khí quái Chấn mạnh hơn quái Ly.

Âm khí quái Khảm mạnh hơn quái Tốn.

Vấn đề tiếp diễn liên quan là khái niệm:

Âm Sinh Dương Thành và Âm Sinh Dương Trưởng là hai khái niệm khác nhau. Âm Sinh, Dương Trưởng là qui cách xác định tính Âm dương của một cặp đồng hành. Âm Sinh Dương Thành là qui cách xác định tính Âm dương của chung năm cặp đồng hành, tức là tính âm dương của Ngũ hành.

Như vậy khi phân biệt Âm dương với Ngũ hành thì:

Âm Sinh Dương Thành là qui cách xác định trong không gian Âm dương.

Âm Sinh Dương Trưởng là qui cách xác định trong không gian Ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-Âm Dương Ngũ Hành của Thập Thiên Can

Posted Image

Các đọc giả kính mến, sau đây Rubi nói đến một vài yếu tố liên quan đến việc chỉnh lý tính Âm Dương Ngũ Hành của Thập Thiên Can.

Căn cứ vào nội dung đã chỉnh lý như hình minh họa ở trên, tính chất Âm Dương Ngũ Hành của Lục Phủ Ngũ Tạng tương ứng với tính chất của Bát Quái Tiên Thiên và Hà Đồ (Âm dương Ngũ hành tương sinh) sẽ kéo theo một vấn đề về tính chất ADNH của Thập Thiên Can. Vì trong Đông Y có nói: "Thiên Can có mười hàng, kinh có 12 đường kinh, Giáp Đởm, Ất Can, Bính Tiểu Tràng, Đinh Tâm, Mậu Vị, Kỷ Tỳ, Canh Đại Tràng, Tân Phế, Nhâm Bàng Quang, Quí Thận, còn dư 2 kinh Tam Tiêu và Tâm Bào Lạc..."(châm cứu theo giờ-Lương y Hoàng Văn Vinh).

Như vậy, tức là tính chất ADNH của Thập Thiên Can sẽ là:

Giáp, Đởm, quái Cấn và số 8 đồng có tính chất là Âm Mộc.

Ất, Can, quái Khôn và số 3 đồng có tính chất là Dương Mộc.

Bính, Tiểu Tràng, quái Chấn và số 2 đồng có tính chất là Âm Hoả.

Đinh, Tâm, quái Ly và số 7 đồng có tính chất là Dương Hỏa.

Mậu, Vị, Nghi âm và số 10 đồng có tính chất là Âm Thổ.

Kỷ, Tỳ, Nghi dương và số 5 đồng có tính chất là Dương Thổ.

Canh, Đại Tràng, quái Đoài và số 4 đồng có tính chất là Âm Kim.

Tân, Phế, quái Càn, số 9 đồng có tính chất là Dương Kim.

Nhâm, Bàng Quang, quái Tốn và số 6 đồng có tính chất là Âm Thủy.

Quí, Thận, quái Khảm và số 1 đồng có tính chất là Dương Thuỷ.

Với tính chất của Thập Thiên Can như vậy, riêng tính chất Âm dương có bị ngược với lý thuyết hiện tại đang phổ biến, song cũng đã có một số các học giả đặt vấn đề như vậy. Và Rubi cũng riêng thấy như vậy cho nên mạnh dạn thay đổi để tiếp tục xác định các yếu tố liên quan trong vấn đề chỉnh lý lý thuyết cơ bản.

Hình minh họa trên, có nội dung minh họa cho vấn đề này còn tương đối, chắc sẽ phải có hình minh họa riêng cho vấn đề Âm dương Ngũ hành với 10 phần tử...

P/S: Còn vấn đề tính chất ADNH của Thập Nhị Địa Chi, thì hướng chỉnh lý là, chia riêng nhóm địa chi có tính chất thuộc hành Thổ, và Tám chi còn lại, theo thứ tự từ Tí cho đến Hợi nạp vào Bát quái Tiên Thiên và Hà Đồ ứng với thứ tự theo chu kỳ hình tròn từ Khảm cho đến Tốn, từ đó suy ra, tính chất của Tượng và Số nào là ADNH gì thì chi của nó có tính chất tương ứng. Vấn đề này, Rubi sẽ nghiên cứu thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-Âm Dương Ngũ Hành của Thập Nhị Địa Chi

Các đọc giả kính mến, tiếp theo là việc Rubi nói đến sự chỉnh lý tính chất ADNH của 12 chi, có một số căn cứ để xác định tính chất của nhóm (4phần tử) hành thổ và nhóm còn lại (8 phần tử).

'Sau đó thì chủ đề tiếp theo có thể nói đến sự chỉnh lý mới về đoạn lý thuyết nhất âm sinh, nhất dương sinh'-P/S.

Như nét đại cương sau đây mà Rubi đã đưa ra ở lần trước về việc chỉnh lý vấn đề:

Tiểu đề-Âm Dương Ngũ Hành của Thập Thiên Can

...

P/S: Còn vấn đề tính chất ADNH của Thập Nhị Địa Chi, thì hướng chỉnh lý là, chia riêng nhóm địa chi có tính chất thuộc hành Thổ, và Tám chi còn lại, theo thứ tự từ Tí cho đến Hợi nạp vào Bát quái Tiên Thiên và Hà Đồ ứng với thứ tự theo chu kỳ hình tròn từ Khảm cho đến Tốn, từ đó suy ra, tính chất của Tượng và Số nào là ADNH gì thì chi của nó có tính chất tương ứng. Vấn đề này, Rubi sẽ nghiên cứu thêm.

Bắt đầu lại, thì phải nói cho cụ thể hơn.

Posted Image

Căn cứ trên cơ bản những chỉnh lý về Bát quái Tiên thiên như kết quả minh họa bằng hình vẽ trên, thì việc chỉnh lý tính chất ADNH của 12 Địa chi thực hiện như sau:

-Bước thứ nhất, chia hai nhóm trong 12 Địa chi ra thành: nhóm 4 phần tử thuộc hành Thổ là Sửu, Thìn, Mùi, Tuất, và nhóm 8 phần tử thuộc Tứ tượng thứ tự là Hợi Tí Dần Mão Tị Ngọ Thân Dậu.

-Bước thứ hai, xác định tính chất ADNH cho nhóm 8 phần tử Chi bằng việc nạp thứ tự trên của nó vào Bát quái Tiên thiên và Hà Đồ, nạp từ Tốn vòng tròn đến Càn, cũng như nạp từ 6 vòng tròn đến 9.

-Bước thứ ba, xác định tính chất ADNH cho nhóm 4 phần tử Chi bằng việc dựa vào sự nhận định đặc điểm nguyên lý của tiến trình từ Thái cực sinh ra Bát quái.

Theo như bước thứ hai, kết quả xác định tính chất ADNH của nhóm 8 Chi dựa trên sự tương ứng về tính chất giữa Quái, Số với Chi:

Quái Tốn, số 6 và Chi Hợi có tính chất ADNH là Âm Thiếu Dương Thuỷ.

Quái Khảm, số 1 và Chi Tý có tính chất ADNH là Dương Thiếu Dương Thuỷ.

Quái Cấn, số 8 và Chi Dần có tính chất ADNH là Âm Thái Âm Mộc.

Quái Khôn, số 3 và Chi Mão có tính chất ADNH là Dương Thái Âm Mộc.

Quái Chấn, số 2 và Chi Tị có tính chất ADNH là Âm Thiếu Dương Hoả.

Quái Ly, số 7 và Chi Ngọ có tính chất ADNH là Dương Thiếu Dương Hoả.

Quái Đoài, số 4 và Chi Thân có tính chất ADNH là Âm Thái Dương Kim.

Quái Càn, số 9 và Chi Dậu có tính chất ADNH là Dương Thái Dương Kim.

Theo như bước thứ ba, kết quả xác định tính chất ADNH của nhóm 4 Chi thuộc hành Thổ trên dựa trên sự nhận định đặc điểm nguyên lý của tiến trình từ Thái cực sinh ra Bát quái:

Thái cực Thổ sinh ra Âm Thái cực Thổ và Dương Thái cực Thổ.

Âm Thái cực Thổ sinh ra hai hành là Thiếu Âm Thủy và Thái Âm Mộc.

Dương Thái cực Thổ sinh ra hai hành là Thiếu Dương Hỏa và Thái Dương Kim.

Thiếu Âm Thủy sinh ra Âm Thiếu Âm Thủy và Dương Thiếu Âm Thủy.

Thái Âm Mộc sinh ra Âm Thái Âm Mộc và Dương Thái Âm Mộc.

Thiếu Dương Hỏa sinh ra Âm Thiếu Dương Hỏa và Dương Thiếu Dương Hỏa.

Thái Dương Kim sinh ra Âm Thái Dương Kim và Dương Thái Dương Kim.

Có thể nhận định vai trò và đặc điểm của Lưỡng nghi trong nguyên lý trên. Lưỡng nghi là căn bản để định nghĩa Âm dương và cũng là thực tại của sự phân cực Âm dương trong Tứ Tượng cũng như trong Bát Quái. Âm dương của Lưỡng Nghi và sự phân cực Âm dương nói trên là hai vấn đề riêng biệt, nhưng tất nhiên theo tiến trình của hệ nguyên lý thì nó có sự liên quan mật thiết. Cho nên việc định nghĩa Âm dương chỉ cần dựa trên Lưỡng nghi và nên phân biệt với, cũng như không nên nhầm nó sang: "sự phân cực Âm dương".

Trong cực Âm thì có Âm dương Thủy và Âm dương Mộc, nhưng không thể có Âm dương Thổ. Cũng như vậy, trong cực Dương thì có Âm dương Hỏa và Âm dương Kim, nhưng không thể có Âm dương Thổ. Bởi vì Âm dương Thổ là thực tại để phân cực Âm dương của Tứ tượng và Bát quái.

Tứ đó mà suy ra, các Chi thuộc hành Thổ nếu nằm trong Cực âm của Bát quái thì chúng đều có tính chất là Âm dương là Âm (và tính chất ngũ hành là Thổ). Và, các Chi thuộc hành Thổ nếu nằm trong Cực dương của Bát quái thì chúng đều có tính chất Âm dương là Dương (và tính chất ngũ hành là Thổ).

Đến đây thì đã có thể kết luận về tính chất ADNH của các phần tử trong nhóm 4 phần tử Chi:

-Sửu và Thìn thuộc Âm cực nên có tính chất Âm dương là Âm.

-Mùi và Tuất thuộc Dương cực nên có tính chất Âm dương là Dương.

Và tất nhiên tính chất Ngũ hành của cả 4 Chi này là Thổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-Âm Dương Ngũ Hành của Thập Nhị Địa Chi

....

Posted Image

...

Trong cực Âm thì có Âm dương Thủy và Âm dương Mộc, nhưng không thể có Âm dương Thổ. Cũng như vậy, trong cực Dương thì có Âm dương Hỏa và Âm dương Kim, nhưng không thể có Âm dương Thổ. Bởi vì Âm dương Thổ là thực tại để phân cực Âm dương của Tứ tượng và Bát quái.

Tứ đó mà suy ra, các Chi thuộc hành Thổ nếu nằm trong Cực âm của Bát quái thì chúng đều có tính chất là Âm dương là Âm (và tính chất ngũ hành là Thổ). Và, các Chi thuộc hành Thổ nếu nằm trong Cực dương của Bát quái thì chúng đều có tính chất Âm dương là Dương (và tính chất ngũ hành là Thổ).

Đến đây thì đã có thể kết luận về tính chất ADNH của các phần tử trong nhóm 4 phần tử Chi:

-Sửu và Thìn thuộc Âm cực nên có tính chất Âm dương là Âm.

-Mùi và Tuất thuộc Dương cực nên có tính chất Âm dương là Dương.

Và tất nhiên tính chất Ngũ hành của cả 4 Chi này là Thổ.

Các đọc giả kính mến, Rubi xem lại đoạn viết này, tự thấy có sự mâu thuẫn, có thể không cần kết luận về sự đúng sai nhưng cái cần là chỉ ra điểm mẫu thuẫn trước mắt.

-Theo như hình vẽ minh họa đã thấy, thì rõ ràng Âm thổ và Dương thổ biểu lộ sự cùng nằm trong một cực. Cụ thể là: "Tâm bào và Tam tiêu cùng nằm trong Âm cực, Tâm bào là Tạng thuộc Dương, Tam tiêu là Phủ thuộc Âm", và "Tì và Vị cùng nằm trong Dương cực, Tì là Tạng thuộc Dương, Vị là Phủ thuộc Âm". Đó là yếu tố thứ nhất, nó mẫu thuẫn với yếu tố (kết luận) sau:

-Sửu và Thìn thuộc Âm cực nên có tính chất Âm dương là Âm.

-Mùi và Tuất thuộc Dương cực nên có tính chất Âm dương là Dương.

Rubi tự chỉ ra điểm mẫu thuẫn này để các đọc giả lưu ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-cách tính nhanh tính chất âm dương của quái bất kỳ trong bát quái

Các đọc giả thân mến, Rubi thấy cách tính nhanh của một hệ nguyên lý nhất định nào đó không phải là nguyên lý của hệ đó, điều này thì chắc ai cũng đồng tình với Rubi. Có lẽ đã có không ít người vô tình loay hoay tìm kiếm một cái gì đó tương tư như phương pháp tính nhanh để mong có được kết quả là sự phát hiện bí kíp nguyên lý của Hà Đồ hay Lạc Thư, của Tiên Thiên hay Hậu Thiên.

Và sau đây là cách tính nhanh tính chất âm dương của một quái bất kỳ trong Bát quái.

Posted Image

-Trong một quái có 3 hào là hào thượng, hào trung, và hào hạ (hào sơ) thì thấy rằng:

Nếu hào Thượng và hào Hạ giống nhau, tức cùng là hào Âm hoặc cùng là hào Dương thì quái đó là quái Dương.

Nếu hào Thượng và hào Hạ khác nhau, quái đó là quái Âm.

Nếu hào hạ là hào Âm thì quái đó thuộc Cực âm.

Nếu hào hạ là hào Dương thì quái đó thuộc Cực dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-cách tính nhanh tính chất âm dương của quái bất kỳ trong bát quái

...

Posted Image

...

Song song với tiểu đề tính nhanh trên thì có thể đưa ra cách nhận định nhanh về Bát quái Tiên thiên:

Càn và Khôn đều là Dương, trong đó Càn là phần tử Dương thuộc Cực dương, Khôn là phần tử Dương thuộc Cực âm.

Ly và Khảm đều là Dương, trong đó Ly là phần tử Dương thuộc Cực dương, Khảm là phần tử Dương thuộc Cực âm.

Tốn và Chấn đều là Âm, trong đó Tốn là phần tử Âm thuộc Cực âm, Chấn là phần tử Âm thuộc Cực dương.

Cấn và Đoài đều là Âm, trong đó Cấn là phần tử Âm thuộc Cực âm, Đoài là phần tử Âm thuộc Cực dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu Đề-Định Nghĩa Âm Dương Ngũ Hành

Định nghĩa Âm Dương:

Âm và Dương là hai đối tượng Đồng Hành.

Định nghĩa Ngũ Hành:

Ngũ Hành là năm dạng Đồng Hành của Âm Dương.

Suy ra:

Âm dương Ngũ hành là Năm đôi Đồng hành.

P/S:

Chữ Hành (trong từ Ngũ Hành) có nghĩa đen là Đồng Hành.

Chữ Ngũ (trong từ Ngũ Hành) có nghĩa đên là Năm Đôi.

(Hôm nay, 05:21 AM)

Tiểu Đề-Định Nghĩa Âm Dương Ngũ Hành

(bổ xung)-Định Nghĩa Âm Dương

Định nghĩa Âm Dương:

Âm và Dương là hai đối tượng Đồng Hành. Đối tượng Dương có Khí Cực mạnh hơn đối tượng Âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image


Tiểu đề: Định...nghĩa lý Ngũ hành Tương Vũ

Tương Vũ là sự vận hành của dinh khí từ phần từ bị khắc tới phần tử khắc, từ phần tử âm tới phần tử âm hoặc từ phần tử dương tới phần tử dương trong đó phần tử bị khắc chủ động không để phần tử khắc khắc lại theo luật tương khắc, đồng thời đó cũng là sự quật trở lại của phần tử bị khắc đối với phần tử khắc mà không gây ra sự khắc chế nào theo chiều vận hành của dinh khí.

Hay nói một cách dễ hiểu, đó là sự chủ động: không khắc người đồng nhất với sự không để người khắc mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô cực mà Thái cực

Thái cực mà vô cực.

Đọc xong càng thấy bực

Thấy bực rồi tốn mực

quả là...cực

:rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô cực mà Thái cực

Thái cực mà vô cực.

Đọc xong càng thấy bực

Thấy bực rồi tốn mực

quả là...cực

:blink:

Đông bình Tây

Nam bình Bắc

Ít bình đông

Yếu bình mạnh

Thiên hạ thái bình

Ấy là bình thiên hạ

Trị quốc

Tề gia

Tu thân :lol:

Chánh tâm

Thành ý

Trí tri

Cách vật

P/S @all:Nhưng mà không phải Tiếu nhân bình Đại nhân, vì Tiểu và Đại là hai đai khác nhau. Tiểu Nhân mà bình Đại Nhân chắc là bình loạn-người đời cho là thời loạn :rolleyes: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-môt số Định lý Âm Dương

Âm Dương Chân Nguyên:

Âm Dương Chân Nguyên là Âm Thổ và Dương Thổ. Âm Thổ là Nguyên Khí, Dương Thổ là Chân Huyết.

Âm Dương Sinh Khí:

Âm Dương Sinh Khí là hai phần tử Đồng Hành và Đồng Cực. Phần tử Dương có Khí Cực (hay Sinh Khí) mạnh hơn phần tử Âm.

Âm Dương Phúc Đức:

Âm Dương Phúc Đức là hai phần tử Dương đồng đẳng và có Khí Cực đối lập.

...

P / S:

Tiểu đề này mang tính chất tự tham khảo, chưa có kết luận đầy đủ để đánh giá đúng sai Định lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề: Phân biệt Lớn Nhỏ với Âm Dương

Thái Cực nghĩa là Lớn Nhất.

Thái nghĩa là Lớn, Thiếu nghĩa là Nhỏ.

Âm là yếu, Dương là mạnh (Âm Dương liền kề nhau)

-Một cặp phần tử đồng hành (Thượng biến Sinh khí) thì được phân biệt Âm Dương. Khí Lượng giữa hai phần tử này liền kề nhau, tức là hơn kém nhau một đơn vị, phần tử Dương có Khí Cực với lượng mạnh hơn Khí Cực ở phần tử Âm (Tính chất của Khí Cực là như nhau giữa hai phần tử vì hai phần tử này cùng nằm trong một Cực-Cực Âm hoặc Cực Dương). Hay nói một cách khác, phần tử có Khí Cực với lượng mạnh hơn phần tử Đồng hành với nó thì đó được xác định là Phần tử Dương, phần tử có Khí Cực với lượng yếu hơn phần tử Đồng hành thì đó được xác định là Phần tử Âm.

-Một cặp phần tử đồng đẳng (Tam biến Phúc đức) thì được phân biệt so sánh thuộc Cực Âm hay Cực Dương.

-Các phần tử bất đồng đẳng, bất đồng hành thì được phân biệt Lớn Nhỏ (chứ không phân biệt Âm Dương đối với nhau).

-Từ những yếu tố căn bản trên, có thể suy ra hệ quả là sự xác định tính Âm Dương giữa hai phần tử Lớn và Nhỏ. So sánh tính Âm Dương của Lớn với Nhỏ thuộc về sự khảo sát.

P/S:

-Các phần tử vận động liền kề nhau nên có khái niệm Hành. Ngũ Hành là năm giai đoạn diễn biến liền kề nhau. Chiều Tương sinh liền kề nhau có năm giai đoạn và gọi đó là Ngũ hành Tương sinh, chiều Tương khắc liền kề nhau có năm giai đoạn gọi đó là Ngũ hành Tương khắc.

-Âm cực và Dương cực song hành với nhau cũng ví như hai phần tử Đồng hành.

Tiểu đề-Định Nghĩa Ngũ Hành

Ngũ hành là năm ngôi vị lớn nhỏ liền kề nhau của Âm dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-đồng tính tương hại.

Các độc giả thân mến, theo lý luận Đông y "nếu để cho 2 cái hàn (trong và ngoài) cùng cảm thì trong và ngoài đều bị thương". Yếu tố lý luận này gợi cho Rubi một cách giải thích về sự tương tác của các quái cùng nằm trong một cực nhưng khác tính chất Ngũ hành.

Tốn và Khảm không hợp với Cấn và Khôn vì 4 quái này có cùng bản chất là Âm. Tốn và Khảm là Thiếu Âm, Cấn và Khôn là Thái Âm, nếu hai Âm này tương tác với nhau, cảm nhau thì sẽ làm hại nhau, ví như 2 cái lạnh cùng cảm thì trong và ngoài đều bị thương.

Chấn và Ly không hợp với Đoài và Càn vì 4 quái này có cùng bản chất là Dương. Chấn và Ly là Thiếu Dương, Đoài và Càn là Thái Dương. Cũng như đối với Âm, hai Dương tương tác với nhau, cảm nhau thì sẽ là hại nhau.

Hai đối tượng cùng bản chất, sinh ra khác nhau về thời gian thì không hợp nhau trong cùng một không gian như sự hợp nhau cùng không gian của hai đối tượng Âm và Dương. Thiếu Âm khác thời gian với Thái Âm, nếu chung không gian thì sinh ra loạn luân, cũng vậy, Thiếu Dương và Thái Dương khác nhau thời gian nên nếu để chung không gian thì sẽ là sự loạn luân. Hoặc ví như là đối tượng Nam, có thời niên thiếu và thời già lão, thế là tuy hai mà không phải hai. Tuy hai tức là có thời niên thiếu và thời già lão, không phải hai vì cùng là một người. Không phải hai mà lại cũng là hai người khác nhau, đặc biệt là hai người khác nhau này không thể cùng bắt tay nhau được, không thể cùng đối thoại với nhau được, nếu hai người này gặp nhau được và bắt tay nói chuyện thì đó gọi là sự loạn luân-điều không thể xảy ra mà lại cố tính xảy ra.

Từ những phân tích trên sẽ cho thấy được sự phân chia hợp hay không hợp giữa các quái trong 8 quái.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tiểu đề-phân định trong ngoài trước sau trên dưới.

Cũng như thường lệ, khi trong sự tĩnh tâm mà cảm hứng tư duy về những chốt điểm thường Rubi hay có được phát kiến. Hôm nay cũng đang an nhàn vận động (bí mật Posted Image) Rubi nhớ đến một câu hỏi và giải thích giữa hai cha con trong đầu phim Tiếu Ngạo Giang Hồ: Đại khái là ông con vừa đi săn cùng tùy tùng và có sô sát dẫn đến hại một mạng trong giới võ lâm, khi về đến nhà, mọi người chưa ai biết chuyện. Ông cha thấy ông con về thế là lôi ra thử văn lẫn võ. Trong khi đang thủ võ thì ông cha hỏi ông con: 'có phước sẽ có uy hay có uy sẽ có phước'.

Thực tình Rubi không nhớ là ông cha sửa sai câu trả lời của ông con như thế nào, nhưng đại khái là ông con nói sai, sau đó ông cha mới chỉnh đúng ngược lại. Hình như là ông cha nói: 'phước ở trên, uy ở dưới. Có phước nên có uy'.

Rubi nhớ đến câu nói đó thì lại liên hệ với thứ tự Tiên thiên Bát quái từ Càn đến Khôn, rồi lại liên hệ tại sao người ta lại hay để quái Càn lên Trên và quái Khôn ở Dưới. Đó là một chút sự tình.

Trong Âm Dương và Trung thì ở trong là Trung và ở ngoài là Âm và Dương. Cũng do vậy mà Âm và Dương có vị trí trước sau phải trái trên dưới của Trung. Đối với sự phân định Âm và Dương thì Dương là Chủ là Chính, Âm là Khách là Phụ do vậy mà cái Chính cái Chủ thì được đặt ở trên, cái Khách cái Phụ thì được đặt ở dưới. Tương đồng, lấy Dương khí để khảo sát (chứ không lấy Âm khí) và đồng thời phải bắt đầu từ Dương cho nên đặt quái Càn làm đích, ví quái Càn là Dương Trưởng Âm Tuyệt.

Lại thấy, cái gì có trước thì nó thường lớn hơn, mà lớn hơn thì ở trên cho nên đặt Dương là đối tượng lớn mạnh, có trước và ở trên, ngược lại, Âm là đối tượng nhỏ yếu hơn, có sau và ở dưới.

Lại lấy Tôn Ti để phân biệt thì Âm phải lễ lạy Dương, Âm phải chầu về Dương, cho nên xác định Dương là Trước, còn Âm là Sau. Trong Đạo Đức Kinh có ý "vạn vật cõng Âm, bồng Dương", điều này cũng có sự tương đồng Dương trước mặt, Âm sau lưng.

Còn yếu tố Tựa Núi Nhìn Sông thì lại là Tựa Dương Nhìn Âm, vì điểm tựa phải cần sự vững chắc và mạnh mẽ cho nên phải tìm Dương mà Tựa. Nhìn Dương thì chắc là gặp sự đối đầu sát thủ, Nhìn Âm thì mọi sự hanh thông và đó là ý của Tự Núi Nhìn Sông.

Tóm lại là phải phân biệt được âm và dương, sau đó chọn cái tốt mà dùng, chỗ nào cao thì ngồi. Tôn ti là phân biệt Âm dương, Tựa núi Nhìn sông là lấy Âm dương để dùng.

Edited by Rubi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-Tứ tượng Địa lý

Các độc giả kính mến, thẳng vào vấn đề chỉnh lý, Rubi thấy một điểm tính chất Tứ tượng của Địa Lý cần được thay đổi Thủy và Hoả, sát hơn là thay đổi Nam và Bắc trong Địa Lý.

Vấn đề thay đổi như sau:

Đông cũ = Đông mới

Tây cũ = Tây mới

Nam cũ = Bắc mới

Bắc cũ = Nam mới

Việc thay đổi hướng Bắc Nam có một số yếu tố manh nha cho vấn đề, Rubi vẽ hệ tọa độ địa thì thấy ra vấn đề này.

Hình minh họa tạm thời xong cũng là một trong những hình minh họa đầu tiên như sau:

Posted Image

Vấn đề này liên quan một chút đến thuật phong thuỷ, tức là Hồ Bán Nguyệt trước Đình, Chùa và Nhà. Khi thay đổi quan niệm cũ thành mới, Bắc thành Nam, Nam thành Bắc thì việc đặt Hồ nước trước nhà là chỉ về hướng Bắc (tức là hướng Nam hiện nay) thuận theo dịch lý. Tựa Núi Nhìn Sông là Tựa Nam Nhìn Bắc.

Hồ mà lại là Hồ Bán Nguyệt thì Rubi nghĩ là có ẩn ý ẩn thuật trong này, gián tiếp thì thấy Hồ Bán Nguyệt có vẻ tương đồn với hình minh họa ở trên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu đề-Tứ tượng Địa lý

Các độc giả kính mến, thẳng vào vấn đề chỉnh lý, Rubi thấy một điểm tính chất Tứ tượng của Địa Lý cần được thay đổi Thủy và Hoả, sát hơn là thay đổi Nam và Bắc trong Địa Lý.

Vấn đề thay đổi như sau:

Đông cũ = Đông mới

Tây cũ = Tây mới

Nam cũ = Bắc mới

Bắc cũ = Nam mới

Việc thay đổi hướng Bắc Nam có một số yếu tố manh nha cho vấn đề, Rubi vẽ hệ tọa độ địa thì thấy ra vấn đề này.

Hình minh họa tạm thời xong cũng là một trong những hình minh họa đầu tiên như sau:

Posted Image

Vấn đề này liên quan một chút đến thuật phong thuỷ, tức là Hồ Bán Nguyệt trước Đình, Chùa và Nhà. Khi thay đổi quan niệm cũ thành mới, Bắc thành Nam, Nam thành Bắc thì việc đặt Hồ nước trước nhà là chỉ về hướng Bắc (tức là hướng Nam hiện nay) thuận theo dịch lý. Tựa Núi Nhìn Sông là Tựa Nam Nhìn Bắc.

Hồ mà lại là Hồ Bán Nguyệt thì Rubi nghĩ là có ẩn ý ẩn thuật trong này, gián tiếp thì thấy Hồ Bán Nguyệt có vẻ tương đồng với hình minh họa ở trên.

Các độc giả thân mến, Rubi bổ xung miêu tả hình minh họa.

Rubi nhớ biết không nhầm thì Hệ Mặt Trời thuộc Ngân Hà và người ta xác định Hệ Mặt Trời nằm cách Mặt Phẳng Ngân Hà khoảng 50.000 năm ánh sáng (con số nhớ tương đối).

Như vậy nếu đứng ở vị trí Mặt Phẳng Ngân Hà quan sát Hệ Mặt Trời thì sẽ thấy có yếu tố ngược lại so với khi quan sát Hệ Mặt Trời ở vị trí cao hơn, ví dụ từ vị trí 100.000 năm ánh sáng nhìn xuống Hệ Mặt Trời.

Tóm lại là vị trí quan sát ở trên hay ở dưới Hệ Mặt Trời thì sẽ thấy có yếu tố ngược nhau, hiện tượng này lẽ ra cũng tương đối khó chọn lựa nhưng vì đồng thời lại có sự đối lập mùa ở hai bán cầu cho nên khi khảo sát thì sẽ thấy dù đứng ở trên hay dưới Hệ Mặt Trời thì vẫn trực diện thấy kết quả Đồ Hình Xuân Hạ Thu Đông là như nhau.

Cho nên hình minh họa trên đúng cho cả hai trường hợp vị trí quan sát nói trên.

(không biết độc giả xem đoạn này có hiểu ý của Rubi không, tạm thời Rubi nói vậy)

Sự khảo sát thấy như trên sẽ góp thêm vào sự phát kiến chỉnh lý vấn đề Tứ Tượng Địa Lý của chủ đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay ngày 10 tháng 10 năm 2010, Rubi mở sổ ghi chép chọn lấy một tiểu đề đăng lên, hì hì.

Tiểu đề-Tam đa và Bát quái

Tam đa là Phúc, Lộc, Thọ.

Bát quái có tám kiểu loại tương tác cát hung, 4 cát, 4 hung.

Trong 4 cát có 3 kiểu loại mà Rubi thấy có nét ứng với Tam đa Lộc, Phúc, Thọ.

Bắt đầu từ chữ Diên. Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Diên Thọ là Tăng Thọ. Diên Thọ có lẽ đồng nghĩa với Diên Niên. Nghĩ như vậy, Rubi nghĩ tiếp đến Phúc Đức...Có Thọ, có Phúc rồi lại thấy Lộc cũng tương đồng với Sinh khí cho nên có kết luận:

THƯỢNG BIẾN SINH KHÍ: LỘC

TAM BIẾN PHÚC ĐỨC: PHÚC

TRUNG HẠ BIẾN DIÊN NIÊN: THỌ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay ngày 10 tháng 10 năm 2010, Rubi mở sổ ghi chép chọn lấy một tiểu đề đăng lên, hì hì.

Tiểu đề-Tam đa và Bát quái

Tam đa là Phúc, Lộc, Thọ.

Bát quái có tám kiểu loại tương tác cát hung, 4 cát, 4 hung.

Trong 4 cát có 3 kiểu loại mà Rubi thấy có nét ứng với Tam đa Lộc, Phúc, Thọ.

Bắt đầu từ chữ Diên. Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Diên Thọ là Tăng Thọ. Diên Thọ có lẽ đồng nghĩa với Diên Niên. Nghĩ như vậy, Rubi nghĩ tiếp đến Phúc Đức...Có Thọ, có Phúc rồi lại thấy Lộc cũng tương đồng với Sinh khí cho nên có kết luận:

THƯỢNG BIẾN SINH KHÍ: LỘC

TAM BIẾN PHÚC ĐỨC: PHÚC

TRUNG HẠ BIẾN DIÊN NIÊN: THỌ

Có LỘC thì sẽ LẮM THÊ THIẾP-ĐÀO HOA (Trưởng thành)

Có PHÚC thì sẽ LẮM CON CÁI-... (Trung niên)

Có THỌ thì sẽ LẮM CHÁU CHẮT-... (Lão niên)

Trước có Thê thiếp rồi mới có Con cái và đến Cháu chắt, đó cũng là sự thứ tự Lộc, Phúc, Thọ và sự quan trọng cũng như mức độ tốt lành của ba cái này là: LỘC quan trọng nhất, sau đó là đến PHÚC, sau nữa mới đến THỌ.

Phát kiến Phong thuỷ (Tiên Thiên Bát Quái Rubi) cầu Phúc Lộc Thọ...

Share this post


Link to post
Share on other sites