Thiên Sứ

Phạm Lãi Nói Tiếng Gì ?

1 bài viết trong chủ đề này

BÀI THAM KHẢO.

PHẠM LÃI NÓI TIẾNG GÌ?

Khảo Cứu Lịch Sử

Nguyễn Thiếu Dũng

Năm thứ 24 đời Chu Kính Vương,Hạp Lư,vua nước Ngô, nhân Doãn Thường vua nước Việt mất,đem quân đánh Việt,bất ngờ bị quân Câu Tiễn ,con Doãn Thường, bắn chết.Hai năm sau con Hạp Lư là Phù Sai kéo quân vượt Thái Hồ sang Việt báo thù.Câu Tiễn thất trận xin làm nô lệ nước Ngô.Câu Tiễn để Văn Chủng ở lại lo việc nước còn mình cùng vợ và Phạm Lãi qua làm con tin ở Ngô.Phù Sai cho Câu Tiễn giữ ngựa và làm người đánh xe cho mình.Câu Tiễn cúc cung phục dịch Phù Sai để lấy lòng,được ba năm,Phù Sai tha cho vua tôi nước Việt về nước.Trong suốt mười năm Câu Tiễn nằm gai nếm mật,theo kế của Văn Chủng,Phạm Lãi lo chấn hưng nước Việt,chuẩn bị binh mã chờ thời.Đến khi Phù Sai đem quân lên phương Bắc uy hiếp nước Tề ,bỏ trống nước Ngô không phòng bị,Câu Tiễn liền thừa cơ tấn công Ngô,giết Thái tử nước Ngô,Phù Sai hay tin đem quân về cứu viện nhưng không còn kịp.Câu Tiễn không cho Phù Sai đầu hàng,Phù Sai phải tự sát.Ngô bị nước Việt tiêu diệt.Thế lực Việt càng ngày càng thịnh,Việt Vương Câu Tiễn triều yết nhà Chu,xưng Bá,thống lĩnh chư hầu.

Sau khi đại thắng,thay vì thưởng công cho những người cùng gian khổ Câu Tiển lại lo sợ họ lấn quyền tìm cách sát hại họ.Phạm Lãi biết Câu Tiển là kẻ tham lam hẹp hoài nên bỏ quan,đem gia đình vượt biển đến nước Tề.Trước khi đi Phạm Lãi đã khuyên Văn Chủng: “giống thỏ đã hết thì chó săn tất bị nấu,địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn”ngài không nhớ hay sao?Vua Việt cổ dài mỏ quạ,là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công.Cùng ở lúc hoạn nạn thì được,chứ cùng ở lúc an lạc thì không được,nếu ngài không đi tất có tai vạ” Văn Chủng không nghe lời Phạm Lãi nấn ná ở lại bị Câu Tiễn buộc phải tự sát.

Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tên họ ,tự gọi là si di tử bì,ra sức cày ruộng trở nên giàu có,người nước Tề mời ông làm tướng quốc,ông không màng công danh,sợ tai vạ,bèn bỏ trốn đến đất Đào.Ở đây ông chuyên nghề buôn bán trở thành phú gia địch quốc,xưng hiệu là Đào Chu Công.Ông được nhân dân tôn là Thần Tài, là Thánh Thương (ông thánh thương nghiệp).

Việc Phạm Lãi đổi tên được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử ký- Việt Vương Câu Tiễn thế gia”: Phạm Lãi sau khi diệt nước Ngô “vượt biển sang Tề,đổi tính danh,tự gọi là Si di tử bì”

Tại sao Phạm Lãi tự gọi là Si di tử bì? Si di tử bì nghĩa là gì? Có nhiều cách giải thích.

Si là tên một loài chim ,rất hung dữ,hay ăn thịt chim con.Người ta dùng da con chim đó để chế túi đựng rượu gọi là Si di.

Đời Hạ,đời Thương thường dùng đồng đúc đồ đựng rượu có dạng hình chim và gọi là si di.

Đến thời Xuân Thu ,Chiến Quốc lại dùng da bò,da dê chế túi đựng rượu cũng gọi là si di.Có thuyết cho rằng si di liên quan đến cái chết của Ngũ Viên và Tây Thi.

Ngũ Viên tức Ngũ Tử Tư,người nước Sở vì cha và anh bị Sở Vương sát hại nên bỏ trốn qua nước Ngô,giúp Hạp Lư tạo dựng thanh thế ở vùng Giang Tương.Khi Hạp Lư bị Câu Tiễn giết,Ngũ Viên đã có công lập Phù Sai kế vị và giúp Phù Sai đánh bại Câu Tiễn ,bắt Câu Tiễn làm con tin.Câu Tiễn dùng kế ly gián khiến Phù Sai giết Ngũ Viên rồi diệt nước Ngô.

Chuyện này “Sử ký-Ngũ Tử Tư liệt truyện” có thuật lại,sau khi nghe lời dèm của Thái Tể Phỉ/Hi,”Ngô vương nói:nếu không có lời nói của nhà ngươi,ta cũng nghi rồi”bèn sai sứ giả ban cho Ngũ Tử Tư thanh kiếm Chúc Lâu nói”ngươi dùng cái này để chết” Ngũ Tử Tư ngẫng lên trời than:”Than ôi! Sàm thần Phỉ làm loạn rồi,vua quay lại làm hại ta.Ta làm cho cha ngươi nên nghiệp bá.Từ khi chưa lập Thái tử,các công tử tranh giành ngôi vị,ta liều chết với tiên vương giành lấy ngôi cho ngươi,nếu không có ta làm sao ngươi được lập.Khi được lập rồi,ngươi muốn đem nước Ngô chia cho ta,ta nào dám mong như vậy.Thế mà nay ngươi nghe lời kẻ nịnh thần giết bậc trưởng giả.”Đoạn nói với xá nhân rằng: “hãy trồng trên mộ ta cây Tử,để có thể làm quan tài.Hãy treo mắt ta nơi cửa phía đông nước Ngô,để ta nhìn giặc Việt vào diệt Ngô”,rồi tự đâm cổ chết.Vua Ngô nghe vậy nổi giận,bèn đem thây Tử Tư nhét vào túi da ,thả trôi trên sông” (nãi thủ Tử Tư thi thịnh dĩ si di cách , giang trung phù chi, 乃取子胥尸盛以鸱夷革, 江 中浮之).Sử gia Tư Mã Trinh cho rằng khi bỏ Câu Tiễn,Phạm Lãi ví trường hợp mình như cảnh ngộ Ngủ Tử Tư,nên tự hiệu là Si Di Bì ,cái bịch rượu hay cái bao đựng xác Ngũ Tử Tư,suy luận như thế không ổn và cũng chẳng có liên hệ gì với chuyện cải tên của Phạm Lãi,hơn thế nữa tuy Phạm Lãi và Ngũ Tử Tư đều là kẻ hào kiệt,nhưng lại là hai đối thủ không đội trời chung không thể cùng nhau tồn tại vì họ biết đối phương của họ là mối hiểm nguy cho sự tồn vong của đất nước thì Phạm Lãi can gì lại lấy tên SI DI TỬ BÌ để tưởng nhớ Ngũ Tử Tư,lại nữa nói như vậy cũng chỉ mới đề cập đến si di bì chứ chưa nói được si di tử bì là gì.

Trên đây ta đã biết Tư Mã Thiên nói rằng Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tính danh,lấy hiệu là SI DI TỬ BÌ.Các học giả Trung Hoa không thể giải thích Si di tử bì là gì,mọi đề xuất của họ đều không ổn.Nhưng nếu ta đặt Phạm Lãi vào chính gốc rễ huyết tộc của ông là người Việt thì ta có thể hiểu ngay nghĩa của tự hiệu này mà không cần giải thích.Đấy là vì Phạm Lãi nói tiếng Việt,mà tiếng Việt thì không cần giải thích,Phạm Lãi nói Si Di Tử Bì (鸱夷子皮) là nói SỢ GÌ TỬ BỂ,ấy là vì ông muốn vượt biển sang Tề có người can ngăn,nếu ông bỏ công danh liều đi như vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng,ông khảng khái trả lời SỢ GÌ TỬ BỂ nghĩa là không sợ chết nơi biển cả,trong khi nếu ông ở lại với Câu Tiển để cầu chút công danh lợi lộc thì sớm muốn gì cũng bị Câu Tiển hại,cầm chắc cái chết (con người không sợ cọp ăn mà chỉ sợ chính sách cai trị khắc nghiệt).

Câu nói khẳng khái của Phạm Lãi cho ta thấy 2500 trước trên đất Trung Hoa,tại vùng Cửu Giang (phía Nam Dương Tử) người Việt vẫn đang làm chủ đất nước mình, về sau mới bị tộc Hoa thôn tính phải di tản , số nào ở lại thì bị đồng hóa.Họ gọi giòng nước chảy qua miền đất tổ của họ là GIANG (bộ thủy + âm công), biến thể của âm SÔNG là một xác tín đáng cho ta suy gẩm về căn cước của họ.

Chữ giang đúng ra phải đọc là sông mới hợp với chữ tượng hình biểu ý (thủy) và chú âm (công).Khuất Nguyên tác giả Sở Từ đã viết trong Cửu Chương –Ai Sính:

“Tương vạn chu nhi hạ phù hề,

Thượng Động Đình nhi hạ Giang.

Khứ chung cổ chi sở cư hề,

Kim tiêu dao nhi lai đông”

Nếu đọc 江 là giang thì chữ giang cưởng vận khi hiệp với đông, Theo “Vận Bổ” giang đọc là “cổ hồng thiết” âm công.Theo Khang Hy Từ Điển ngày nay tiếng Điền (Vân Nam) gọi giang là công.Vậy thì phải đọc 江 là công hay đúng ra là sông.Âm sông đúng là âm gốc của giang,giang là biến âm của sông.

Khuất Nguyên là nhà thơ vĩ đại đầu tiên của lịch sử văn học Trung Quốc,tác phẩm của ông viết bằng chữ tượng hình,ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản dịch,vậy thì chữ đó phải là chữ của người Việt không phải là chữ của người Hoa.Cũng vậy,Kinh Dịch là tác phẩm của người Việt,bản lưu hành ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản Dịch,vì vậy chữ Tượng Hình dùng để viết Kinh Dịch cũng là chữ của người Việt không phải của người Hoa.Các chữ Càn,Khôn,Ly,Khảm,Cấn, Chấn,Tốn, Đoài đều là tiếng Việt,đó là chữ Tiền Nôm, về sau khi người Hoa thôn tính đất đai cũng như văn hiến của người Việt, bị cưỡng chế gọi là Hán Việt.

Người Hoa cho Giáp Cốt Văn (chữ viết trên mu rùa,yếm rùa,xương thú) là tiền thân của chữ tượng hình.Ở Ân Khư (An Dương, kinh đô nhà Thương) người ta đã đào được hàng trăm ngàn mảnh Giáp cốt như vậy.Ta biết rùa là sinh vật sống trong môi trường nhiệt đới và cân nhiệt đới,Ân Khư làm thế nào tự có được số lượng lớn Giáp Cốt văn như vậy,tất nhiên chỉ có tập trung từ các nơi khác,mà nơi lớn nhất không đâu khác hơn vùng Cửu Giang (phía nam sông Dương Tử).Kinh Thư (Hạ thư-Vũ cống) thừa nhận “Cửu Giang nạp tích đại quy” (Cửu Giang phải cống nạp rùa lớn).Khổng An Quốc nói rõ hơn “Rùa một thước hai tấc gọi là đại quy,phát xuất từ Cửu Giang,rùa này người ta không thường dùng mà theo lệnh phải cống nạp”,Khổng Dĩnh Đạt nói thêm “Chư hầu xem rùa là vật báu vì việc quan trọng là bảo vệ lãnh thổ,nên cần xem bói để rõ việc tốt xấu.Vì thế khi được rùa,xem đó là vật báu” (bản dịch của Lê Anh Minh trong “Kinh Dịch-Cấu hình tư tưởng Trung Quốc”).Người miền Hoa Bắc,người Hoa, không có rùa lấy đâu ra ý nghĩ dùng rùa linh làm vật bói,chỉ có cách là họ học được của người miền nam,người Việt.Vua chư hầu ý chỉ các dân tộc miền nam,quý dùng rùa để bói,và đã ghi lại những kết quả trên mai rùa tạo ra chữ Giáp cốt làm nền móng cho chữ tượng hình.Công đó của người Việt không phải của người Hoa.Khi miền nam bị thôn tính,người Hoa đã chở hết hàng trăm ngàn mảnh giáp cốt về Ân Khư, hành động hủy diệt văn hóa người Việt thời kỳ này cũng không khác hành động thôn tính trống đồng Lạc Việt của Mã Viện,và đó cũng là cách mà sau này Minh Thành Tổ đã làm với nước ta qua tay Trương Phụ.

-------------------------------------------

Ghi chú:

Chữ Si 鸱 gần âm sợ , chữ di夷 chữ Nôm đọc là “gì” chữ tử 子 dùng thông với tử là chết,chữ bì 皮 chữ Nôm vốn dùng để viết chữ Bể là Biển .Theo Đỗ Thành, Bì皮 có thể đọc tiếng Triều châu là Pùe, pũe, pue, púe ̣.Chữ “Pũe” đúng là “bể” đã biến âm.

Nguyễn Thiếu Dũng

------------------------------------------

NGUỒN GỐC CHỮ NÔM

Khảo Cứu Lịch Sử

Đỗ Thành.

Có rất nhiều và Đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt.

2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm.

2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm.

Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v… đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước!

Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử.

Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng:

Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.

- Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ.

- Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.

Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán .

Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính.

Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.

-“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前.

-“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前.

Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.

Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn.

Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.

Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn.

Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa.

Đỗ Thành.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites