wildlavender

Lời Cuối Cùng

2 bài viết trong chủ đề này

Lời cuối cùng

Chắc các bạn cũng biết, mọi tội lỗi trên đời đều phải đem ra tòa xét xử. Và dù phạm bất cứ tội gì, bị tuyên án nặng tới đâu thì tòa bao giờ cũng dành cho bị cáo một đặc ân là được nói lời cuối cùng trước khi tuyên án.

Posted Image

Minh họa DAD

Ly dị không phải là một cái tội (không dám ly dị nhiều khi mới thế) nhưng khi ra tòa mà cũng được dành cho “phát súng ân huệ” là nói lời sau chót thì có lẽ ở mỗi quốc gia khác nhau, với những nền văn hóa khác nhau, vợ chồng cũng nói lời cuối cùng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số lời nói sau cùng để các bạn tham khảo.

Pháp: Dân Pháp lãng mạn và nhã nhặn. Nhờ đó mà họ phát minh ra nước hoa. Vì vậy các cặp vợ chồng Pháp khi gay cấn nhất lại thường dùng những lời âu yếm nhất để ban tặng. Lời cuối cùng của một ông chồng Pháp ly dị trước tòa thường là: “Tôi rất vinh dự nếu như được cưới cô ấy lần thứ hai”. Còn lời cuối của bà vợ: “Anh ấy vẫn tuyệt vời, ngay cả khi anh ấy phản bội”.

Anh: Nước Anh rất bảo thủ và cứng nhắc. Mọi lời nói dù đầu tiên, giữa chừng hay cuối đều được suy tính cẩn thận. Nhưng bản chất dân Anh là lịch lãm, chia tay kẻ thù còn ngã mũ chào, nói gì tới chia tay người thân.

Vào giây phút thiêng liêng ấy, đàn ông Anh tuyên bố: “Tôi phải ra đi vì nàng quá tuyệt vời”, còn đàn bà Anh nói: “Em công nhận”.

Đức: Đức là quốc gia của công nghệ. Họ nổi tiếng vì cái tiêu chuẩn nghiêm ngặt và luôn tuân thủ nó bất kể hoàn cảnh. Nếu tòa tuyên bố ly dị, họ ly dị còn nếu tòa tuyên bố phải sống tiếp tục cho hạnh phúc, họ sẽ hạnh phúc. Chả ai dám nghi ngờ điều này.

Phút chia tay, đàn ông Đức nói: “Anh yêu em mãi mãi, chỉ có cái chết và tòa án mới chia lìa chúng ta”, còn đàn bà Đức nói: “Anh thân yêu, cái em làm đâu phải là cái em muốn”.

Ý: Dân Ý linh hoạt và vui vẻ. Nếu như ngày cưới đối với họ là ngày hội thì ngày ly dị cũng vậy. Các chàng trai và cô gái Ý luôn tìm ra tính tích cực của sự tan vỡ chứ không kêu khóc như nơi khác.

Do đó, lời cuối của một chàng trai Ý thường là: “Từ đáy lòng, tôi xin chúc mừng cho sự tự do của vợ tôi”. Còn phụ nữ nói: “Anh ơi, em giải thoát anh khỏi tội ngoại tình”.

Tây Ban Nha: Dân Tây Ban Nha nóng bỏng và năng nổ. Họ cho cuộc đời là một lễ hội và phút ly dị chỉ đơn giản là phút giải lao. Ở xứ sở này, sự chia tay trở thành tầm thường đến nỗi người ta có thể báo với bạn bè: “Mình sẽ cưới vợ vào thứ tư, buổi tối, vì buổi chiều cô ấy bận ly dị anh chồng cũ”.

Cũng vì suốt ngày xem đấu bò nên mọi sinh hoạt nơi đây đều lấy đấu bò làm tiêu chuẩn. Trước quan tòa ở phút tận cùng, chàng trai nói: “Trận đấu này tôi đã thua, dù tôi không phải con bò”. Còn cô gái tuyên bố: “Bò chả khi nào biết mình là bò, trước khi bị đưa lên đĩa”.

Mỹ: Mỹ là quốc gia của thực dụng. Đa số ở tòa họ quan tâm đến việc chia tài sản chứ không để ý tới những lời lẽ ngậm ngùi. Do đấy, khi được mời phát biểu, đàn ông Mỹ hớn hở: “Xong rồi à? Tôi chuồn được thật sao?”. Còn đàn bà Mỹ cũng vui vẻ: “Ôi, nếu biết ly dị dễ thế này, tôi đã làm sớm hơn”.

Trung Quốc: Đây là quốc gia của ẩm thực. Mọi thứ đều có thể quy về ăn. Trai gái Trung Quốc coi tình yêu như món ăn tinh thần, do đó khi ly dị, đàn ông nói: “Em ơi, anh vô cùng buồn khi từ mai anh lại ăn bánh bao”. Còn cô gái nói: “Thì xưa nay anh vẫn ăn bánh bao, chỉ có điều từ mai lên sẽ khác”.

Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ Nhĩ Kỳ rất ít khi ly dị. Các cặp vợ chồng thường nghiến răng sống cho tới hết đời. Cho nên, khi đưa nhau ra tòa rồi họ rất khó lấy vợ và chồng mới.

Từ đặc điểm đó, câu cuối cùng của người chồng thường là: “Em ơi, giờ phút này anh sung sướng và đau khổ ngang nhau”. Và người vợ trả lời: “Chắc chắn thế!”.

Ở Việt Nam: Có nhiều cách phát biểu lời cuối cùng. Chả có cách nào cố định cả.

Có ông chồng bảo: “Tôi đâu có nói lời đầu tiên, do vậy tôi cũng không nói lời cuối cùng”. Và bà cụ đáp: “Đến lắng nghe anh ta còn chả biết nữa là”.

Nếu ly dị do ông chồng hay về trễ, ông ta sẽ hét lên: “Sung sướng quá, từ đêm nay tôi không phải lo sợ khi về”. Còn bà vợ trả lời: “Anh nhầm rồi, bao đêm nay em vui mừng khi thấy anh ra đi”.

Nhưng đa số đàn ông lúc ấy đều sung sướng bảo vợ: “Em thấy chưa? Tòa còn cho phép nói, mà em lại không”.

Theo Lê Hoàng

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô wildlavender trình bày bài viết đẹp và công phu quá :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay