Thiên Sứ

Ý NghĨa ChỮ VẠn

5 bài viết trong chủ đề này

Ý NGHĨA CHỮ VẠN

hosttech.eu

HỎI:

Tại sao ở một số chùa, chúng tôi thấy hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải nhưng có khi theo chiều ngược lại. Chữ vạn của Phật giáo khác với chữ “Vạn” của phát-xít đức như thế nào?

ĐÁP:

Căn cứ vào kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), thì chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật, là tướng tốt thứ 116 nằm trước ngực của Phật.Theo Đại Tất Già Ni càn Tử Sở Thuyết kinh, quyển 6 nói, đó là tương tốt thứ 80 của Thế Tôn Thích Ca, nằm trước ngực. Trong Thập Địa kinh luận, quyển 12 có nói, khi Bồ tát Thích ca chưa thành Phật, giữa ngực có tương chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Đó chính là tướng công đức trước ngực mà người ta thường nói. Nhưng kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển 3 có nói, đều tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn. Trong Hữu bộ Tỳ nại da tạp sự, quyển 29 nói, ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn. Chữ vạn chỉ là phù hiệu mà không phải là chữ viết. Nó biểu thị điềm lành tuyệt diệu không gì so sánh được, goi là điềm lành hải vân.

Vì vậy, kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh luận Đại thừa như vừa nêu thì chữ Vạn được đề cập rất nhiều, biểu thị cho tính chất an lành, cao quý.

Phù hiệu chữ Vạn có chữ ngoặt sang bên phải, có chữ ngoặt sang bên trái. Theo Tuệ Lâm nhất Thiết kinh âm nghĩa, quyển 21 (ĐCTTĐTk, tập 54), Tuệ Uyển âm nghĩa và kinh Hoa Nghiêm thì tất cả có 17 chỗ nói với hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thời kỳ xa xưa, các giáo chủ Ấn Độ cổ, phàm là những Thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là đấng Pháp vương cho nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này đã được ghi trong Kim Cương Bát Nhã.

Gần đây, thỉnh thoảng có sự tranh luận về chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt sang trái; đại đa số đều cho rằng ngoặt sang phải là đúng, ngoặ sang trái là sai. Nhất là trong những năm 40 của thế kỷ XX, Hít - le cũng dùng hình chữ “Van” ngoặt bên trái, Phật giáo dùng chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thức ra, thì ở thời Vũ Tắc Thiên đời Đường đã có chữ Vạn rồi, đọc là chữ “Nhật” tượng trưng cho mặ trời, chữ ấy ngoặt sang bên trái. Hít – lê dùng chữ “Vạn” hình góc nghiên, đó là “dấu thập ngoặc (croix brisée), viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội); còn Phật giáo dùng chữ hìn vuông. Ấn Độ giáo thì lấy chữ ngoặt sang bên phải biểu thị thần nam giới, ngoặt sang bên trái biểu thị thị thần nữ giới.

Căn cứ vào công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở Trương Đại học Quốc Sĩ Quán (Nhật Bản) thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết, từ thế kỷ VIII trước tây lịch đã xuất hiện trong kinh điển Bà La Môn, với ký hiệu là Vátsa, cho tới thể kỷ thứ III trước Tây dịch lại đổi tên là Svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt.

Tóm lại, trong Phật giáo, chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được (Thích Minh Châu – Minh Chi, Từ điển Phật học Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991, tr.756). Do vậy, dù là ngoặt sang bên phải hay ngoặt sang bên trái, chữ Vạn đều dùng để tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bị vô hạn của Phật. Chữ Vạn ngoặt ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài vô hạn tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận, luôn luôn không ngừng tế độ chúng sinh vô lượng ở mười phương. Cho nên, cũng chẳng nên chấp hình chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt trái.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì khuynh hướng chữ Vạn ngoặt sang bên phải là một quan điểm đang được phân đông quần chúng Phật tử chấp nhân. Nên chăng, các cơ quan hữu quan nhu ngành văn hóa của Giáo hội chẳng hạn, cần phải xem xét vấn đến này và nhanh chóng đi đến một sự thống nhất chung, để tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo.

------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Chữ Vạn được tìm thấy qua những di vật khảo cổ từ gần chục ngàn năm cách ngày nay. Đó chính là biểu tượng cô đọng nhất của sự vận động trong vũ trụ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Vạn để chiều thuận là hướng năng lượng vào trong thân, chiều ngược là phát phóng năng lượng ra ngoài gọi là "Phật quang phổ chiếu lễ nghĩa viên minh". Cấu trúc chiếc Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp được luyện thành công từ nhiều thế hệ cũng có chữ Vạn, Pháp Luân cứ vận động thường chuyển không dừng là như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chữ Vạn để chiều thuận là hướng năng lượng vào trong thân, chiều ngược là phát phóng năng lượng ra ngoài gọi là "Phật quang phổ chiếu lễ nghĩa viên minh". Cấu trúc chiếc Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp được luyện thành công từ nhiều thế hệ cũng có chữ Vạn, Pháp Luân cứ vận động thường chuyển không dừng là như thế.

Những lời lung linh từ các vị mephapluancong thì người ta cũng dễ thấy siêu thật.

Nhưng thực tế cũng nên thấy trước khi nghe những ý kiến đó thì phải xem nên đứng trên phương diện nào. Nếu đứng trên phương diện tu luyện tâm linh chánh đạo thì cần xem xét kỹ đấy. Ít ai tiếp cần với phapluancong mà lại không bị bế tắc về kiến giải này kia nên thường gật đầu ủng hộ.

Pháp luân công không được thọ kýđả phá sự thọ ký của Phật tổ, đây là yếu tố phân biện chánh tà yếu chỉ mà ít người có thể nhìn ra.

-Ví dụ về thọ ký:

Lược truyện sử về thiền sư Huyền Giác:

Ngài Huyền Giác sinh năm 665 tịch năm 713, Sư họ Đới, tự là Minh Đạo, hiệu là Vĩnh Gia, người ở Châu Ôn, Châu Ôn thuộc về Triết Giang (Trung Hoa) ngày nay, Vĩnh Gia là cái tên Quận thời Hán gọi là Đông Âu, qua thời Tấn mới đổi thành Vĩnh Gia, tới qua thời Tống thời Nguyên gọi là Ôn Châu, tức là vùng đất này phần nhiều có sự ôn hoà cho nên gọi là Ôn Châu.

Sư vốn xuất gia từ thuở bé, tám tuổi đã xuất gia về sau học rộng cả Tam tạng thông suốt về yếu nghĩa chỉ quán của Tông Thiên Thai. Tông Thiên Thai gọi là Pháp Hoa Tông vì tông này lấy Kinh Pháp Hoa làm Kinh Điển y cứ do Đại Sư Trí Khải (cũng gọi là Trí Giả Đại Sư) ở núi Thiên Thai sáng lập. Trong đây có pháp tu gọi là Nhất Tâm Tam Quán nghĩa là trong Một Tâm mà tu đủ cả Ba Pháp Quán là Quán Không, Quán Giả, và Quán Trung. Tông Thiền Thai là một trong mười ba tông phái của Trung Hoa, thuộc về giáo tông.

Sư thấy ở dưới triền núi ở Châu Ôn có phong cảnh tốt bèn tự cất một am tranh nhỏ cạnh chùa Long Hưng ở một mình nghiên cứu và tu thiền quán quên hẳn cả việc đời. Ngài sống rất đạm bạc, ăn chẳng ăn cơm gạo ở dưới lưỡi cầy lưỡi quốc còn mặc chẳng mặc áo từ miệng tằm bởi vì nghe nói rằng cơm gạo dưới lưỡi cầy lưỡi quốc làm chết côn trùng nên Ngài không ăn những cơm gạo đó còn áo từ miệng tằm thì giết những con tằm lấy tơ kéo thành sợi may rồi mặc được cho nên ngài không mặc những cái áo tơ.

Nhân xem Kinh Duy Ma Cật, Sư sáng tỏ được Tâm Địa, tình cờ Sư gặp Thiền Sư Huyền Lãng khích lệ bèn phát chí đi du phương, rồi lại gặp Thiền Sư Huyền Sách cùng nói chuyện luận đạo đều khế hợp chư Tổ. Huyền Sách mới hỏi Ngài đã đắc pháp với Thầy nào ? Ngài đáp: tôi nghe Kinh Luận Phương Đẳng đều có Thầy truyền cho, sau ngộ Tâm Tông của Phật Tổ ở Kinh Duy Ma chưa có người chứng minh.

Huyền Sách nói: Từ Phật Oai Âm Vương về trước thì được còn từ Phật Oai Âm Vương về sau không Thầy tự ngộ thì thẩy là ngoại đạo thiên nhiên.

Sư mới nói: mong ngài hãy chứng minh cho tôi.

Huyền Sách nói: lời tôi nhẹ lắm, ở Tào Khê có Đại Sư Lục Tổ người từ bốn phương đều nhóm về đồng thời là vị đã được truyền Pháp, nếu Ngài muốn đi thì tôi sẽ cùng đi đến đó. Sư mới cùng Huyền Sách đến Tào Khê gặp Lục Tổ.

Tức ở đây vị Lão Túc Huyền Sách nói với Ngài Huyền Giác: dù sáng tỏ được cái lý của Phật mà chưa được Thầy ấn khả thì Chư Phật quá khứ Thánh Thánh truyền nhau, Phật Phật ấn khả, Thích Ca Như Lại cũng được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho, chẳng vậy thì tức là rơi vào tự nhiên, gọi là rơi vào ngoại đạo thiên nhiên không Thầy mà tự chứng minh cho mình thì ai biết được, ở phương Nam có vị Đại Thánh hiệu là Huệ Năng Thiền Sư có thể qua đó để mà làm Thầy...

Link download audio đoạn văn trên

Edited by Tâm Nghiên Cứu SBU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Những lời lung linh từ các vị mephapluancong thì người ta cũng dễ thấy siêu thật.

Cảm ơn những lời tốt đẹp! Anh hiểu biết nhiều có lúc rảnh thống kê số lượng người được thọ ký - tức là có thể tu lên cao. Số lượng hành giả đạt Tiệm ngộ, bán ngộ, khai ngộ; giải thoát, viên mãn, đắc chính quả, siêu thoát.

Pháp Luân Đại Pháp ai có nguyện vọng tu tập, ai có nguyện vọng "phản bổn quy chân" đều có thể theo được. Nguyện vọng ấy là đủ! Không có phân biệt tuổi tác, ngành nghề, địa vị xã hội, quốc gia địa lý... Ý nguyện ấy là đủ!

Edited by VuongChu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy chữ Vạn cũng giống như cái bánh xe đang quay, mà quay phải thì là chiều thuận,

trong 32 tướng hảo, cũng có tướng tóc xoắn sang phải biểu thị thuận duyên

còn ở mật tông, có phép tu quay phải, tức là khi cần chuyển hướng, uôn xoay thuận chiều kim đồng hồ

Khi xếp hàng để tụng niệm, cũng là đi từ trái qua phải. Mỗi lần quanh phật đi tăng 10 triệu lần công đức so với ngồi một chỗ niệm

Khi quay kinh luân, thì nhìn từ trên xuống dưới, cũng là từ trái qua phải

...

con ốc xoáy phải được người ta gọi là ốc bồ tát, tức là giác ngộ mà đầu thai...

vài chữ mạn đàm..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay