Lương Cơ

Tam Giáo Đồng Nguyên

1 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Các độc giả kính mến!

Tam giáo Đồng nguyên là một chủ đề có lẽ từ lâu đã được các học giả và các hành giả khẳng định tính đúng đắn. Nhưng chắc là mỗi Giáo đều có nét riêng và lịch sử riêng, chính vì vậy sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau giữa Tam Giáo là sự kiện rất gây chú ý. Các hành giả có Đạo lực thâm hậu đồng thời lại có học lực rộng lớn thường thông Tam giáo Nho Phật Lão.

Nho Giáo và Lão Giáo có nền tảng lý luận là khoa Lý học Đông phương, Phật Giáo có cái gốc là Thiền lý Phật pháp. Như vậy Tam giáo Đồng nguyên có thể ví như một cái đỉnh hương bằng đồng, đỉnh đồng này thường có ba chân và hai quai. Tam giáo ứng với ba chân của đỉnh đồng còn hai quai ứng với Lý học Đông phương và Thiền lý Phật pháp.

Như vậy sự kiện tương tác ảnh hưởng lẫn nhau giữa Tam Giáo chính là Lý học Đông phương và Thiền lý Phật pháp. Thế thì những hành giả Đạo lực thâm hậu và học lực rộng lớn ngày nay có lẽ thông suốt được Lý học Đông phương và Thiền lý Phật pháp. Muốn tìm hiểu tư tưởng chung cùng giữa hai mảng lớn này thì có lẽ phải có hướng chuyên nghiên cứu tư tưởng của mỗi mảng.

Mảng Thiền lý Phật pháp thì Thiền tông Việt nam đang có được sự tiếp nối lịch sử và toả sáng, còn mảng Lý học Đông phương thì có lẽ các hành giả của Thiền lý Phật pháp có khi cũng cần quan tâm tìm hiểu nghiên cứu để có sự tương tác tích cực giữa hai mảng lớn này và kiểm soát không để có sự ảnh hưởng tiêu cực, nhất là khi Lý học Đông phương cũng có sự suy vong vô thường. Nắm bắt được nét hưng thịnh suy vong của mảng Lý học Đông phương thì Thiền lý Phật pháp sẽ ít bị ảnh hưởng trong môi trường tư tưởng Tam giáo Đồng nguyên.

Thiền lý Phật pháp có lý có sự "Một nhảy liền vào đất Như Lai", theo hướng này nhìn vào Lý học Đông phương thì thấy cũng nên như thế. Một nhảy liền vào đất Như Lai thì có vẻ như là bình đẳng, không kể đó là công đức sơ cơ hay đạo lý uyên thâm. Cũng vậy, sự đàm luận thẳng vào Lý học Đông phương không chỉ dành cho các bậc Giáo thọ Đạo lý uyên thâm mà còn có chỗ cho cả những người trẻ tuổi sơ cơ.

Các bậc Giáo thọ trong Thiền lý Phật pháp thường nghiên cứu cả Lý học Đông phương để có thêm hiểu biết triết lý thế gian, hiểu biết thêm để các Giáo thọ đó phương tiện tuỳ duyên khai thị cho kẻ mê. Tuy nhiên trong trường hợp Lý học Đông phương đang trong giai đoạn vô thường, các nguyên lý có phần mất gốc rồi sai lệch thì việc nghiên cứu đó sẽ là một việc chướng ngại đối với các hành giả Thiền lý Phật pháp, việc nghiên cứu đó sẽ mất thời gian tu hành quý báu của các hành giả.

Cũng như Phật pháp có câu "chuyển được pháp" và "bị pháp chuyển" thì vấn đề Học giả với Lý học Đông phương cũng vậy. Một là Học giả chuyển được Lý học hoặc ngược lại Lý học xoay chuyển Học giả. Hiện tượng hành giả Thiền lý Phật pháp gặp chướng ngại, bị Lý học chuyển trong khi nghiên cứu Lý học là:

-Mất thời gian nghiên cứu Lý học nhưng không nắm hết được phương pháp tiếp cận Lý học.

-Ham nghiên cứu Lý học hơn cả nghiên cứu Phật học Thiền lý.

-Thâm nhập vào khoa ứng dụng của Lý học nhưng không biết được hệ thông nguyên lý các đúng sai điểm.

Sẽ kể ra được vô số chướng ngại đối với hành giả Thiền lý Phật pháp khi thâm nhập sang Lý học Đông phương. Tại sao lại như vậy, bởi vì thật ra Lý học Đông phương đã và đang trong giai đoạn lịch sử suy mạt về vấn đề nguyên lý cơ bản. Như thế thì Một nhảy liền vào đất Lý học trong giai đoạn lịch sử này của nó chính là nhìn ra được những vấn đề sai lệch nguyên lý của Lý học và tìm được hướng chỉnh lý Lý học Đông phương.

10-03-Canh Dần 2010

Chú thích: sưu tầm

Edited by Tâm Nghiên Cứu SBU
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay