Thiên Sứ

Lý Học Và Tắc đường

9 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Hôm nay lang thang trên mạng, Thiên Sứ tôi xem được bài này, thấy ớn lạnh. Chờ đến 20 năm mới hết tắc đường thì còn gì là Hanoi Thủ Đô nữa. Bởi vậy, chẳng ngại tài hèn đưa lên đây để bàn .....cho vui. May ra gỡ được vài năm đỡ tắc thì hay quá.

---------------------------------------------

“20 năm nữa Hà Nội mới hết ùn tắc là quá chậm!”

(Dân trí) - Đạt bình quân 26 - 28m2 nhà ở/người vào năm 2015, giải quyết cơ bản vấn đề ách tắc giao thông vào năm 2030… là những mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô nhận được nhiều ý kiến “mổ xẻ” nhất tại Hội đồng nhân dân Thành phố. Sáng 20/4, HĐND TP Hà Nội đã cho ý kiến về Chiến lược và Quy hoạch tổng thế phát triển Kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Về mục tiêu về nhà ở, đại biểu Ngô Văn Ny cho rằng, đạt 26 - 28m2/người vào năm 2015, 31m2/người vào năm 2020 chỉ là… “xây”. Bởi lẽ, theo ông Ny, vấn đề quan trọng là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức có thu nhập trung bình liệu có mua được nhà. “Nếu chỉ xây dựng bỏ đấy hoặc rơi vào tay một số người giàu, nhưng vẫn đem chia trung bình thì không ổn”, ông Ny băn khoăn. Đại biểu Phạm Thị Loan cũng băn khoăn, “số m2 nhà ở /người là tính diện tích đang ở hay đang nằm ở đâu đó”. Hơn nữa, theo bà Loan, đặt mục tiêu 31m2/người có phải là tới đây sẽ xây nhiều đô thị và nếu như vậy có phù hợp hay không? Chuyển sang vấn đề giao thông, đại biểu Ngô Văn Ny cho rằng, so với năm 2000, văn hóa giao thông hiện nay chưa bằng và vi phạm giao thông tăng hơn. Liệu đến các năm 2020 và 2030 Hà Nội có giải quyết được vấn đề này hay không là câu hỏi ông Ny đưa ra. Cũng theo ông Ny, mục tiêu đến năm 2030 mới không còn ách tắc giao thông là quá chậm. “Chẳng nhẽ phải mất đến 20 năm tức 4 lần kế hoạch 5 năm chúng ta mới giải quyết được vấn đề bức xúc này”, ông Ny nói.

Posted Image

Đại biểu Ngô Văn Ny: chẳng nhẽ tới 2030 mới hết ùn tắc giao thông

Phát biểu sau đó, đại biểu Phạm Thị Loan cũng cho rằng, 20 năm nữa mới giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông là “không thiết thực”. Chuyển sang vấn đề tổng thể, bà Loan nhìn nhận, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thiên về trung tâm dân cư, kinh tế, trong khi nhiều vấn đề khác không có số liệu cụ thể, không có giải pháp. Bà Loan dẫn chứng, vấn đề ngập úng, thoát nước vốn gây bức xúc dư luận đến khi nào sẽ giải quyết được. Về đường xá sẽ làm thêm bao nhiêu mét và sẽ đạt tỉ lệ như thế nào?... Theo bà Loan, phải có số liệu cụ thể để chứng minh cũng như các giải pháp đưa ra mới có thể thuyết phục mọi người, thành phố vẽ ra là thực, chứ không phải là bức tranh. Trong khi đó, đại biểu Trần Trọng Hanh cho rằng, trong các mục tiêu đưa ra chưa có vấn đề “sạch” mà theo ông “giàu, nhưng không sạch sẽ hết sức nguy hiểm”. Hơn nữa, chiến lược phát triển kinh tế này vẫn còn bỏ rơi khu vực nông thôn… Với các phân tích của mình, đại biểu Hanh lo ngại, sự phát triển như chiến lược đặt ra sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như phát triển Thủ đô to, nhưng không mạnh, thị trường bất động sản rối loạn với hàng loạt dự án phân lô, bán nền… Về vấn đề nguồn lực, đại biểu Hanh cũng cho rằng, thu hút nguồn lực để có được con số 160 tỷ USD cho hai giai đoạn phát triển tới đây cũng là rất khó. Trong khi đó, nếu không đảm bảo được nguồn lực sẽ rất khó cho việc thực hiện mà thực tế đã có nhiều bài học. Dẫn chứng ông Hanh đưa ra là sau 10 năm thực hiện quy hoạch, đường Láng - Hòa Lạc vẫn còn dang dở, Đại học Quốc gia chưa giải phóng mặt bằng, làng Văn hóa các dân tộc đã có mặt bằng, nhưng vẫn để đó… Đại biểu Bùi Thị An nhìn nhận Thủ đô có rất nhiều tiềm năng về chất xám vì thế cần nhấn mạnh mục tiêu Hà Nội trở thành trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo có chất lượng cao… “Nếu không đi đầu về những lĩnh vực này, Hà Nội không thể đi đầu về những lĩnh vực khác”, bà An nói. Trước những ý kiến phản biện của các đại biểu, Phó Chủ tịch HĐND Lê Quang Nhuệ trong phần chốt lại phiên thảo luận đã thuyết phục rằng, sẽ “đính kèm” biên bản phiên thảo luận với Nghị quyết về Chiến lước phát triển KT - XH. Tiếp đó, HĐND Thành phố đã thông qua nghị quyết với 110/159 đại biểu tán thành.

Dự kiến đến năm 2010 dân số Hà Nội khoảng 7,9 triệu người (trong đó dân số đô thị khoảng 4,3 triệu người). Đến năm 2030 dân số Hà Nội khoảng 9,4 triệu người (trong đó dân số đô thị khoảng 6,4 triệu người). Về mục tiêu phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 10%/năm, đạt 9% trong thời kỳ 2016 - 2020 và khoảng 8% thời kỳ 2021 - 2030… Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người của Hà Nội khoảng 3.300 USD đến năm 2020 đạt 5.300 USD, năm 2030 đạt 11.000 USD. Về tổ chức không gian đô thị Hà Nội, sẽ thực hiện theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và các đô thị trực thuộc. Các đột phá chiến lược là: xây dựng mô hình quản lý đô thị; cải cách hành chính, phát triển nhanh nguồn nhân lực; phát triển các đô thị vệ tinh để tạo những không gian phát triển mới và giảm áp lực cho đô thị trung tâm. Để thực hiện các mục tiêu, Hà Nội cần nguồn vốn 1.200 - 1.250 ngàn tỷ đồng cho thời kỳ 2011 - 2015 (tương đương 60 - 61 tỷ USD) và khoảng 2.200 ngàn tỷ đồng thời kỳ 2016 - 2020 (tương đương 97 - 98 tỷ USD).

Cấn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Theo sự tìm hiểu của tôi thì trong Lý học, sự cân bằng Âm Dương là một tiền đề quan trọng được ứng dụng trong mọi lĩnh vực, nhằm giải quyết sự tồn tại bền vững và phát triển liên quan đến con người. Mất cân bằng Âm Dương, nếu "Dương thắng Âm tắc bế", "Âm thắng Dương tắc loạn". "Âm Dương bất tương giao tắc trệ" .......

Nếu chúng ta xét toàn bộ hình thái ý thức liên quan giữa luật giao thông, qui định, quy chế....với hệ thống đường, lộ và phương tiện di chuyển thì hính thái ý thức là Dương và phương tiện giao thông là Âm. Nếu chúng ta xét tương quan giữa con đường và phương tiên di chuyển thì con đường là Dương và phương tiện là Âm. Ở đây tôi cô lập vấn đề để dễ quán xét - còn những yếu tố khác như: Mật độ dân cư, cụm dân cư, mối quan hệ tương tác với nơi làm việc, tức cụm xường, cơ quan hành chính, văn phòng....vv...thuộc về kiến trúc quy hoạch...cần đồng bộ, sẽ được phân tích sau.

I - Mối quan hệ Âm Dương giữa phương tiện vận chuyển và đường lộ.

Như vậy, nếu xét về toàn bộ phương tiện giao thông thì con đường thuộc Dương tĩnh - nhân danh nền văn hiến Việt (Tàu là Âm tĩnh) - so với phương tiện vận chuyện là Âm động (Tàu là Âm tĩnh). Vì phương tiện phát triển ngày một nhiều, nên "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Dấu hiệu đầu tiên là phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, quẹo phải trái không báo hiệu..vv..để tranh thủ đạt mục đích trên đường hẹp.

Một yếu tố nữa là phương tiên di chuyển giao thông ngày càng nhiều - lượng đổi dẫn đến chất đổi - con đường không đáp ứng được - kết hợp với yếu tố cụm dân cư....nói trên - Nên Âm Dương mất cân bằng và không tương giao và kẹt xe bắt đầu xảy ra...ngày càng nghiêm trọng, đến mức độ tiến tới ở tầm quốc gia. Mặc dù hiện nay, nó vẫn có vẻ mang tính của riêng hai T/p là Hanoi và HCM.

II - Mối quan hệ Âm Dương giữa hình thái ý thức giao thông với phương tiên giao thông.

Trên cơ sở Âm là phương tiên vật chất (Âm) ngày càng phát triển một cách tự nhiên thì hình thái ý thức về các quy định, quy chế....(Dương) sẽ xuất hiện sau đó. Tức là phải có phương tiện giao thông trước thì hình thái ý thức căn cứ vào đấy mới được tạo ra.

(Đến đây xin miễn bàn về Âm hay Dương có trước, vì chúng ta đang chặt khúc một đoạn trong lịch sử phát triển của vũ trụ, xã hội và con người...và giới hạn trong giao thông để cô lập, quán xét. Và cũng xin lưu ý rằng: Tôi không coi tính thần, ý thức là phi vật chất. Ai muốn bàn về điều này, xin vào topic "Luận Âm Dương" thuộc phần "Trao Đổi Học Thuật"). Lúc đó thể hiện nguyên lý "Âm thuận tùng Dương", tức là các phương tiện phải phục tùng luật pháp. Những hình thái ý thức phải mang tính cân đối với sự phát triển hiện hữu và trong thời gian gần hay xa của Âm - nếu có thể tiên đoán được sự phát triển của phương tiện trong tương lai và tùy thuộc vào khả năng tiên đoán này.

Nếu hình thái ý thức Dương không căn cứ vào thực tế Âm mà đưa ra những quyết định vượt ra ngoài thực tế Âm và sự tiên đoán sai, hay không có tiên đoán (Gọi là tiên đoán cho phù hợp với ngôn ngữ Lý Học, thực ra là khả năng lường trước tính huống phát triển và thực thi...) thì Dương thịnh, Âm suy tắc bế. Hay hình thái ý thức không có tính khả thi...Âm Dương bất tương tắc trệ.

Trên cơ sở này, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết nạn kẹt xe, tắc đường...vv...cho một T/p lớn nói chung và Hanoi - T/p HCM, nói riêng.

(Còn tiếp)

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Một thí dụ cho Dương thịnh Âm suy tắc bế trong sự cố gắng giải quyết nạn kẹt xe là: Có ý kiến hạn chế xe gắn máy và cụ thể là yêu cầu xe gắn máy gửi một lần là 20. 000 đ. Đây là một trường hợp dùng Dương khắc Âm. "Dương thắng Âm tắc bế". Chúng ta thử tưởng tượng, nếu ý kiến này được thực thì thì sẽ ra sao? Mỗi một xe gắn máy sẽ phải có một người đi theo để giữ xe cho đỡ tốn tiền. Người ta sẽ dựng xe ở chỗ nào có thể dựng được với người trông xe đi theo...vv....Tất nhiên, mọi công việc sẽ trì trệ vì phải thêm một lao động cùng đi chợ để...trông xe. Báo chí la oai oái và chuyện qua đi. Đây chỉ là thí dụ. Nói tổng quát và vĩ mô hơn là "chủ quan duy ý chí".

Bởi vậy, v/d cân bằng Âm Dương là việc của những người có thẩm quyền của nhiều ban ngành với những nhà tư vấn nghiêm túc.

Bây giờ chúng ta xét phần Âm của vấn đề kẹt xe này.

Phần Âm - so với hình thái ý thức - của vấn nạn kẹt xe này gồm đường lộ giao thông và phương tiện di chuyển. Trong phần Âm này lại chia ra: Dương là đường lộ (Dương tịnh - theo văn hiến Lạc Việt) và Âm là phương tiện di chuyển (Âm động - theo văn hiến Lạc Việt). Sự phát triển và vận động của Âm là tự nhiên - tức là do nhu cầu phát triển của sinh hoạt xã hội , nên các phương tiện di chuyển ngày càng nhiều và đông đúc. Nhu cầu cân bằng Âm Dương tức là đường lộ phải phát triển theo để cân bằng. Nguyên tắc chung là như vậy. Nhưng vấn đề còn là thực trạng quy hoạch đô thị, khả năng phát triển đô thị (Gồm cả đường lộ) , khả năng vận trù...vv.... sẽ bàn sau. Bây giờ chúng ta loại suy các yếu tố ngoại vi để xét về tương quan giữa con đường và phương tiện. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và giải pháp chống kẹt xe với một suy luận hợp lý với thực trạng hiện nay.

Về nguyên tắc, nếu diện tích mặt đường đủ chứa tất cả các phương tiện di chuyển trên đó và chuyển động đều với nhau thì sẽ không có kẹt xe. Cho dù tốc độ là không giới hạn. Có thể thí dụ như các tay đua xe (Bất kể xe gì) trên một vòng tròn như ở sân vận động chẳng hạn. Như vậy, về lý thuyết sẽ không có kẹt xe nếu mọi vật chuyện động đều và diện tích mặt đường đủ chứa. Đây là sự cân bằng tuyệt đối và sự chuyển đông không phát sinh các luồng khí tạp. Gọi là đồng nhất khí theo Lý học.

Nhưng nếu con đường không phải vòng tròn mà là hình số 8 thì xung khí đã xuất hiện ở đường giao nhau. Giải pháp đèn xanh, đỏ phải xuất hiện và điều này phải có sự can thiếp của hình thái ý thức(Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh xe chạy....). Nhưng v/d kẹt xe sẽ không nghiêm trọng, nếu người ta làm một cầu vượt ở đây.

Tuy nhiên mọi việc sẽ phức tạp hơn, nếu hình số 8 nói trên được cấu trúc bởi nhiều vạch song song để tạo nên hình số 8 đó (Tôi sẽ minh họa và đưa hình ảnh lên đây). Nhưng vậy, làn cắt sẽ không đơn giản chỉ là một lát cắt mà là nhiều lát cắt, Giải pháp đèn xanh đèn đỏ sẽ không phát huy tác dụng bới những lát cắt gần nhau. Đây chính là thực trạng của những con phố ngắn ngủi với nhiều ngã tư giao nhau ở Hanoi và Sài Gòn thì đỡ hơn.

Trong trường hợp này, những con đường dù lớn - nhưng mật độ xe dày cũng không khác gì con đường nhỏ và mật độ xe mỏng. Chúng vẫn kẹt cứng. Bởi nhiều dòng xung sát khí đối chọi nhau - nói theo ngôn ngữ Lý học. Mọi giải pháp cổ điển đều thất bại và chỉ có tính cục bộ. Bởi vì, giải pháp cổ điiểnn tức là hình thái ý thức cổ điển sẽ không thể cân bắng với sự phát triển mới. Cho nên nó đòi hỏi phải có sự sáng tạo phủ hợp.

Còn tiếp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

+ Cái lý do kẹt xe đầu tiên phải kể đến là sự chiếm lĩnh lòng đường của các xe ô tô đỗ ven đường, các ô tô dừng tạm thời, các ô tô di chuyển chậm để tìm chỗ đỗ xe.

+ Lý do thứ 2 là nhiều tuyến phố không có vị trí để xe máy thuận tiện cho những chiếc xe máy có thời gian đỗ ngắn, hoặc hơi lâu.

+ Lý do thứ 3 là sự chuyển làn của các phương tiện giao thông là Lộn sộn và người điều khiển phương tiện cũng chuyển làn tùy tiện, từ vận tốc đến cách thức chuyển làn.

Với 3 lý do cơ bản trên dẫn đến sự ùn ứ hoặc lưu thông chậm, hoặc ách tắc cục bộ hoặc toàn diện.

Để giải quyết phần nào bài toán trên, ta chỉ có thể xem xét tới lý do 1 và 2, còn 3 thì chưa thể làm bây giờ do điều kiện VN hiện nay chưa cho phép.

Giải quyết lý do 1 và 2, có thể triển khai nhiều điểm giữ xe, nhưng quỹ đất của thành phố thì ko có hoặc không phù hợp nên đành chấp nhận sống chung với lũ.

Huy động vốn để giải tỏa mở đường thì có chủ chương, chính sách, nhưng để làm nơi đậu xe hiện đại thì lại chưa thấy nói đến.

Nếu đất tư mà xây dựng nơi đỗ xe - gửi xe thì lại ko có chính sách nào hỗ trợ và ủng hộ.

Thưa chú Thiên Sứ, nếu có chủ trương giúp đỡ những ý tưởng tốt để thực hiện giải pháp giải tỏa 1 phần sự ùn ứ giao thông động dựa trên cơ sở của các trạm giao thông tĩnh thì chắc chắn cháu đã góp được 1 phần sức lực cho lợi ích của thành phố.

Tuy có nhiều cuộc hội thảo hay xin đóng góp ý kiến về giải pháp tháo gỡ cho giao thông Thành phố, nhưng nó chỉ mang tính chất đóng góp ý tưởng cho ai đó sơi hoặc có cảm giác nêu cho có, chứ chưa thực sự là cần những giải pháp tốt và khuyến khích, giúp đỡ các giải pháp tốt đó thành hiện thực.

Vì thế cháu và những người bạn vẫn chờ 1 cơ chế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Đường lộ và phương tiện di chuyển.

Đường lộ trên Hanoi cũ, tức thực trạng đường phố Hanoi cũ được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu từ gần 100 năm trước, khi mà các ông Tây đi xe bình bịch rất hiếm hoi với những bà đầm ngồi xe xích lô. Hanoi cũ ngày ấy và bây giờ chỉ thích hợp với xe hai bánh với vài cái xe hơi. Những chiếc xe đạp được phân phối cho mỗi cán bộ công nhân viên ngày trước, chen chúc trên phố Hanoi không hề kẹt xe, nay được thay bằng xe gắn máy là sự tương thích với nó.

1 - Xe gắn máy và xe đạp

Đường lộ của Hanoi cũ không thay đổi. Nói theo ngôn ngữ lý học là Dương tịnh (Theo Văn hiến Lạc Việt). Nhưng những phương tiện di chuyển ngày một nhiều và những chiếc xe gắn máy đã thay thế cho xe đạp. Với cái nhìn của người viết thì xe gắn máy là một phương tiện rất thích hợp với cấu trúc của thành phố Hanoi từ hàng trăm năm trước giành cho xe đạp. Mặc dù tốc độ của phương tiện giao thông này nhanh hơn cái xe đạp cổ lỗ và phủ hợp với nhịp độ cuộc sống hiện nay. Hanoi cũ và hơi mới tương thích với xe hai bánh - trước đây là xe đạp và bây giờ là xe gắn máy. Chỉ có số lượng hơi nhiều hơn và tốc độ nhanh hơn. Do đó, sự cản trở phát triển của xe gắn máy không phải là một biện pháp đúng khi giải quyết nạn kẹt xe ở Hanoi. Ngược lại, chính xe gắn máy là phương tiện thích hợp nhất cho lưu thông trên các đường phố Hanoi cũ, hoặc gần như cũ. Như phần trên đã trình bày: Bản chất của vấn đề kẹt xe sẽ không xảy ra, cho dù số lượng xe đông hơn với tốc độ nhanh hơn, nếu con đường vẫn tương thích với phương tiện vận chuyển và chuyển động đều.

Nhưng chính vì tốc độ của xe gắn máy khác xa xe đạp. Do đó, sự chênh lệch tốc độ giữa những chiếc xe gắn máy sẽ rất đáng kể so với xe đạp trước đây, dù số lượng bằng nhau. Do đó, sự luồn lách của cái xe đạp sẽ khác với sự luồn lách của cái xe gắn máy trên đường phố vì tốc độ của nó. Tạp khí bới sự vận động luồn lách và chênh lệch tốc độ của xe gắn máy với tốc độ khác nhau sẽ khác hẳn sự chênh lệch tốc độ của xe đạp và đây là một trong những nguyên nhân kẹt xe, do tốc độ xe gắn máy khác xe đạp. Những chuyển động hỗn loạn của tốc độ nhanh, sẽ tạo ra xung sát khí mạnh hơn và là một trong những nguyên nhân kẹt xe.

Bởi vậy, Căn cứ trên sự chuyển động đều của tốc độ giữa các phương tiện thì - nếu có tăng thêm diện tích mặt đường mà không tạo được sự cân bằng tốc độ của các phương tiện di chuyển thì việc giải quyết nạn kẹt xe sẽ không rốt ráo. Đây chỉ là một yếu tố.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 - Cấu trúc đường lộ và phương tiện.

Kính thưa quí vị.

Như phần trên đã trình bày: Nếu thuần nhất khí theo Lý học - con đường đủ chứa tất cả phương tiện vận đông và chuyển động đều với bất cứ tốc độ nào, không bị cắt thì sẽ không có kẹt xe. Nhưng nếu có một nhát cắt hình số 8 thì sẽ nảy sinh xung sát khí và hiện tượng kẹt xe sẽ xuất hiện và phải có sự can thiệp của một hình thái ý thức xuất hiện (Đèn xanh, đèn đỏ), hoặc thiết kế lại con đưởng để con đường Dương thích hợp với phương tiên giao thông Âm, nhằm cân bằng Âm Dương giữa con đường Dương và phương tiên giao thông Âm.

Từ đó chúng ta dễ dàng suy luận một cách hợp lý rằng:

* Nếu con đường gồm nhiều nhát cắt ngã tư thì xung sát khí càng phức tạp.

* Nhát cắt ngã tư càng gần nhau thì xung sát khí càng mạnh và càng hạn chế mối tương quan diện tích vận động khi ngừng xe giữa phương tiện vận chuyển và diện tích đỗ xe khi ngừng.

Tiếc thay, đây lại là thực trạng của Hanoi cổ được thiết kế cho các phương tiên thô sơ từ hàng trăm năm trước. Trừ một vài đại lộ - cách gọi thời bấy giờ , bây giờ thì nó không được coi là đại lộ nữa - như: Cửa Đông, Tràng Tiền, Tràng Thi, Cửa Nam....thì toàn là những con phố nhỏ với những khối phố ngắn chừng vài chục ngôi gia. Nhỏ nhất là phố Hàng Phèn với số nhà đếm đến 30 là hết cho cả hai bên dãy phố, một đầu chặn bởi ngã tư Bát Đàn, một đầu chặn bởi ngã ba thuốc Bắc. Hanoi mở rộng sau đó, cho thấy diễn tích mặt đường vẫn không thích hợp với sự phát triển của phương tiện vận chuyển với những con đường hẹp và nhiều ngã tư.

Một giải pháp mới ra đời so với thực trạng của hàng chục năm trước là phân luồng hai chiều bằng rào chắn (Con lươn). Thực chất đây là cách giảm thiểu các xung sát khí, do các nhát cắt vì ngã tư tạo ra - theo cái nhìn lý học đông phương. Giải pháp này đã có tác dụng nhất thời và hạn chế được kẹt xe. Bởi nó khắc phục được phần nao xung sát khí do các nhát cắt ngã tư đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế, giải pháp này vẫn không phát huy được tác dụng và nạn kẹt xe vẫn xảy ra, đến mức phải cho rằng 20 năm sau mới khắc phục được. Bởi tính không đồng bộ của giải pháp này với các vấn đề liên quan. Hơn nữa, giải pháp này cũng là một giải pháp cổ điển so với nhu cầu thời đại, mà sự phát triển của giao thông hiện đại cần những hình thái ý thức liên quan có sáng tạo, phù hợp với thực trang cấu trúc Hanoi, từ hàng trăm năm trước.

Tính đồng bộ cần có trong giải pháp xóa bỏ nạn kẹt xe, ngoài những yếu tố đã trình bày như: Sự chuyển động đều tương đối (Vấn đề này còn liên quan đến phương tiện vận chuyển gì?), ngăn các ngã tư nhát cắt thì còn là cấu trúc cụm dân cư, văn phòng, cơ quan tập trung đông người và khối cư dân làm việc liên quan đến các văn phòng đó. Tất nhiên chúng ta phải hiểu rằng cụm cư dân di chuyển liên quan đến khối công sở thay đổi theo thời gian. Tôi thí dụ: Hầu hết cụm công sở hiện nay có khối cư dân ở Thanh Trì làm việc thì đường từ Thanh Trì đến các cụm công sở đó sẽ hay tắc. Nhưng vài chục năm sau, những địa chỉ của người làm việc đó thay đổi thì mọi việc sẽ khác. Nếu không nhận thấy điều này thì mọi v/d sẽ có tính đối phó.

Bởi vậy, một vấn đề mới nẩy sinh là cụm công sở, kinh doanh tọa lạc trên các tuyến phố tương quan với người sử dụng phương tiện vận chuyển. Mặc dù chỉ với những vấn đề nêu trên đi vào chi tiết đã rất phức tạp.

Còn tiếp.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ, cháu có một số ý kiến và thắc mắc khi đọc bài của bác. Cháu mong nhận được bài phản hồi của bác để hiểu rõ thêm! Cháu xin cảm ơn bác!

Như vậy, nếu xét về toàn bộ phương tiện giao thông thì con đường thuộc Dương tĩnh - nhân danh nền văn hiến Việt (Tàu là Âm tĩnh) - so với phương tiện vận chuyện là Âm động (Tàu là Âm tĩnh). Vì phương tiện phát triển ngày một nhiều, nên "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Dấu hiệu đầu tiên là phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, quẹo phải trái không báo hiệu..vv..để tranh thủ đạt mục đích trên đường hẹp.

Ở đây, bác mới nhắc đến "Âm thịnh" (phương tiện phát triển nhiều), nhưng lại chưa giải thích "Dương suy". Nếu như hiểu Dương suy là đường không được mở rộng thêm hay không có đường mới thì lại trái với khái niệm "Dương tịnh" được trình bày bên dưới. Bác có thể giải thích giúp cháu được không ạ?

Thêm vào đó, "Âm thịnh" là do chủ ý con người muốn thế. Vậy cái ý muốn này có phải là Dương không ạ?

Về nguyên tắc, nếu diện tích mặt đường đủ chứa tất cả các phương tiện di chuyển trên đó và chuyển động đều với nhau thì sẽ không có kẹt xe. Cho dù tốc độ là không giới hạn. Có thể thí dụ như các tay đua xe (Bất kể xe gì) trên một vòng tròn như ở sân vận động chẳng hạn. Như vậy, về lý thuyết sẽ không có kẹt xe nếu mọi vật chuyện động đều và diện tích mặt đường đủ chứa. Đây là sự cân bằng tuyệt đối và sự chuyển đông không phát sinh các luồng khí tạp. Gọi là đồng nhất khí theo Lý học.

Theo cháu, phải thêm một yếu tố nữa là không có vật cản! Chuyển động đều thôi thì chưa đủ, nếu có vật cản thì dòng giao thông chững lại gây ùn tắc. Vì thế ở đây có thể hiểu rộng hơn một chút là "nếu diện tích mặt đường đủ chứa tất cả các phương tiện di chuyển trên đó và chuyển động đều với nhau và không có phương tiện dừng lại đột ngột hay quay đầu thì sẽ không có kẹt xe".

Nhưng chính vì tốc độ của xe gắn máy khác xa xe đạp. Do đó, sự chênh lệch tốc độ giữa những chiếc xe gắn máy sẽ rất đáng kể so với xe đạp trước đây, dù số lượng bằng nhau. Do đó, sự luồn lách của cái xe đạp sẽ khác với sự luồn lách của cái xe gắn máy trên đường phố vì tốc độ của nó. Tạp khí bới sự vận động luồn lách và chênh lệch tốc độ của xe gắn máy với tốc độ khác nhau sẽ khác hẳn sự chênh lệch tốc độ của xe đạp và đây là một trong những nguyên nhân kẹt xe, do tốc độ xe gắn máy khác xe đạp.

Theo thiển ý của cháu, sự "luồn lách" ấy chính là một yếu tố để bác đưa ra nhận định "chính xe gắn máy là phương tiện thích hợp nhất cho lưu thông trên các đường phố Hanoi cũ, hoặc gần như cũ". Hiện nay, trong ngành giao thông, điều này vẫn còn đang được tranh cãi khá nhiều. Tuy nhiên, cháu thiết nghĩ, phải nhìn tận gốc vấn đề "Do đâu mà xe 2 bánh phải luồn lách?". Câu trả lời chỉ có thể là do các phương tiện không đi đúng làn quy định (trường hợp các cậu choai choai đi xe máy được tính là thiểu số) và phương tiện dừng đỗ gây ùn ứ (ô tô).

Vài thiển ý của cháu là vậy! Do mới chập chững tìm hiểu về lý học Đông phương nên còn nhiều chỗ chưa tỏ, câu hỏi ắt có điều ngô nghê, xin bác đừng chê cười. Cháu rất mong nhận được câu trả lời của bác dưới góc nhìn lý học như trên để hiểu rõ thêm vấn đề!

Chúc bác sức khỏe và bình an!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi bận quá - đến mức độ bài viết đến nay bỏ cả tháng chưa hoàn chỉnh. Nên NKD hãy tự suy nghiệm và tự trả lời các câu hỏi của mình.

Hướng dẫn suy nghiệm: Hãy xem định nghĩa về Âm Dương của tôi. Sau đó đặt vấn đề con đường là Dương - (không phát triển) - cân bằng với phương tiện ở một giai đoạn nào đó - gọi là Âm Dương cân bằng. Đến một lúc nào đó phương tiện phát triển - Âm thịnh, nhưng con đương không phát triền: Thì sự so sánh đối đãi đó gọi là gì: "Âm thịnh và Dương đứng yên" sao?

Hoặc một hướng dẫn suy nghiệm khác - qua câu hỏi này:

Thêm vào đó, "Âm thịnh" là do chủ ý con người muốn thế. Vậy cái ý muốn này có phải là Dương không ạ?

Mười con gà trừ đi ba con gà còn bẩy con gà. Một bài toán đơn giản phải không? Câu hỏi trên thì lại là: Vậy có mưới con gà trừ đi ba con vịt hỏi còn mấy con. Sự so sánh đối đãi phân biệt Âm Dương, thêm một yếu tố khác thì mối quan hệ âm dương đã khác đi.

Hoặc một thí dụ hướng dẫn suy nghiệm khác:

Ban ngày là Dương vì nhận lãnh ánh sáng mặt trời tịnh so với trái Đất quay, so với ban đêm là Âm - không có ánh sáng mặt trời. Nếu thêm vào yếu tố: Các hoạt động của các sinh vật trên trái Đất để cho rằng ban ngày Dương động - tức là thêm một yếu tố khác để so sánh đối đãi. Vậy trên mặt trăng không có sinh vật nào sống thì gọi là Âm Dương đều tịnh, hoặc động như nhau chăng?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cảm ơn bác vì những gợi ý! Cháu sẽ suy ngẫm thêm!

Khi nào rảnh rang hẳn, cháu mong bác sẽ hoàn thành tiểu luận này của mình!

Kính chúc bác sức khỏe và bình an!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay