Posted 16 Tháng 4, 2010 Kính thưa quí vị quan tâm. Quan niệm "Nam tả, nữ hữu" rất phổ biến trong văn hóa Đông phương. Nó xuất phát từ quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ Hành: Nam khí chất Dương thì hình thể Âm; Nữ khí chất Âm thì hình thể Dương. Bên trái là Âm, bên phải là Dương. Bởi vậy, hiện tượng người Việt cổ mắc áo "Nam cài vạt bên trái, nữ cài vạt bên phải" là sự phản ánh tính ứng dụng của học thuyết này trong văn minh Việt cổ. Đồng thời, hiện tượng này cũng cho thấy rằng: Học thuyết Âm Dương Ngũ hành phổ biến trong xã hội Việt cổ và ảnh hưởng đến từng chi tiết trong y phục (Xin xem "Y phục dân tộc thời Hùng Vương"). Nay trong bài viết này của tác giả Dương Trung Quốc, trong bài báo có tựa đề "Người Hà Nội xưa đội nón như thế nào?", trên Bee.net.vn, chúng ta lại thấy khái niệm Âm Dương ứng dụng trong y phục qua cái nón đội của người Việt , mới cách đây khoảng 100 năm. Xin quý vị xem hình và nội dung đoạn sau đây: Đến nay cái nón quai thao gần như không còn trong đời sống thường dụng mà chỉ còn trên sân khấu trình diễn như một chứng tích truyền thống. Chỉ còn cái nón hình chóp đến nay vẫn còn phổ biến chẳng cần mô tả. Nhưng có điều đáng nói là xưa kia, đàn bà đội nón quai thao là đương nhiên, nhưng cái nón chóp thì lại chỉ có đàn ông đội. Điều này được chứng minh rất rõ trong các tấm ảnh chụp cho đến đầu thế kỷ XX.. Người dân quê chồng đội nón chóp, vợ đội nón quai thao Qua đoạn trích dẫn trên, quí vị quan tâm cũng thấy rằng: Về hình thể nón chóp của người nam có cấu hình khối tam giác, thuộc Âm và nón quai thao của người nữ có cấu hình tròn thuộc dương. Người nữ hình thể thuộc Dương, nên đội nón quai thao. Người nam hình thể thuộc Âm nên đội nón chóp. Dưới đây là toàn văn bài báo trên Bee. net để quí vị tham khảo. ------------------------------- Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? 28/02/2010 13:45:01 - Thức đội để che nắng che mưa trên đầu của người Việt Nam phổ biến nhất là cái khăn vải và cái nón lá. Ngoài các loại mũ đội trong trang phục triều chính của vua và các quan, hay mũ tế của các chức sắc quan viên trong làng thì cả đàn ông và đàn bà trong dân gian đều vấn khăn hay đội nón. TIN LIÊN QUAN Chợ Tết Hà Nội xưa Riêng cái nón bằng lá lợp trên khung tre, đã nhẹ lại che nắng che mưa rất tiện dụng. Nón phân làm rất nhiều loại, nhưng quy vào 2 loại chính đó là nón quai thao và nón chóp. Người quyền quý với chiếc nón chóp bọc đồng Nón quai thao với vành rộng hình tròn ở giữa có đai đội khít vòng đầu và một cái quai rất dài không thít vào cằm mà có thể dùng tay để giữ. Quai dùng bằng vải hay lụa màu với nhiều lối trang trí cùng với tư thế tay giữ quai khiến cho người phụ nữ nhà quyền quý đội nón quai thao trở nên duyên dáng. Còn người phụ nữ bình dân thì khi lao động thít chặt quai khiến cái nón vững chãi che cả một khoảng rộng từ khuôn mặt đến đôi vai khỏi nắng mưa. Đến nay cái nón quai thao gần như không còn trong đời sống thường dụng mà chỉ còn trên sân khấu trình diễn như một chứng tích truyền thống. Chỉ còn cái nón hình chóp đến nay vẫn còn phổ biến chẳng cần mô tả. Nhưng có điều đáng nói là xưa kia, đàn bà đội nón quai thao là đương nhiên, nhưng cái nón chóp thì lại chỉ có đàn ông đội. Điều này được chứng minh rất rõ trong các tấm ảnh chụp cho đến đầu thế kỷ XX.. Người dân quê chồng đội nón chóp, vợ đội nón quai thao Cái nón hình chóp mà người đàn ông Việt Nam đội có nhiều loại khác nhau tuỳ theo thân phận người sử dụng. Các nhà quyền quý nón không lớn, có khi còn lợp vài và trên chóp bọc đồng hay bạc. Trong các sắc lính thời phong kiến và ngay trong thời thuộc địa vẫn còn sử dụng khá phổ biến. Cái nón quai thao thì còn tồn tại ở nông thôn cho đến giữa thế kỷ XX, nhưng không rõ cái nón chóp chuyển sang đầu người phụ nữ từ khi nào để đến nay cùng với tà áo dài nó gần như không thể thiếu được trong trang phục “kinh điển” của phụ nữ Việt Nam? Cắp nón Đội nón Ngả nón Dương Trung Quốc 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites