Công Minh

Vsattp

8 bài viết trong chủ đề này

ĐỒ TRUNG QUỐC !
(VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM )
Có thể mọi người đã biết, nhưng trao đổi thêm thiết nghĩ cũng không thừa




I- Kinh hoàng công nghệ chế biến dầu ăn


Những thực khách đam mê món lẩu Tứ Xuyên và các món ăn đặc trưng của Thành Đô sẽ không bao giờ biết được nồi lẩu thơm phức kia sử dụng dầu bẩn nếu như bức màn bí mật về một ngành “công nghiệp lọc dầu” ghê rợn chưa từng thấy đang bị giới báo chí Trung Quốc phanh phui suốt những ngày qua.

Lợi nhuận khổng lồ từ sử dụng dầu bẩn được “lọc” từ nước thải cống rãnh nhà hàng đã khiến rất nhiều người bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, hầu như ngày nào cũng có trường hợp dầu bẩn bị bắt.

Posted Image
Dầu ăn được luyện từ những thứ đến... lợn cũng phải sợ.



Phóng viên tờ Nam Phương nhật báo đã trực tiếp thâm nhập những “động lọc dầu” chuyên thu mua nước thải nhà hàng lọc dầu và … bán lại cho nhà hàng.

Thu nhập cao, không làm cũng phí!

Để có dầu bẩn xuất cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những ông chủ bà chủ vựa dầu phải tuyển dụng một lực lượng vớt dầu chuyên nghiệp. Những người này sẽ mang xô thùng gầu chậu tới cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn cơm thừa canh cặn, những thứ… lợn cũng lắc đầu này được đem về chế biến.

Posted Image
Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn.



Theo chân anh Long, một người có thâm niên “vớt dầu” ở Thành Đô, Tứ Xuyên, phóng viên đã ghi lại những cảnh “vớt dầu” mà một người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể hình dung nổi từ cái đám bùng nhùng này người ta lại có thể “luyện” ra được dầu ăn để chiên đùi gà, cá chép thơm phức.

Người đàn ông này cho biết, anh đi vớt dầu đã mấy năm nay và chưa từng vấp phải sự kiểm tra hay nhắc nhở nào của lực lượng chức năng. Có lẽ những người gặp anh đi vớt dầu lại nghĩ rằng anh đang thông cống hoặc dọn dẹp vệ sinh chứ không phải đang góp phần làm ra những can dầu ăn rẻ tiền và chất lượng kinh hoàng cung cấp cho nhà hàng, quán ăn.

Mỗi một thùng “váng dầu” – thuật ngữ của dân “vớt dầu” chuyên nghiệp này có giá khoảng 4 tệ, tương đương khoảng 8 ngàn tiền Việt. Công việc này mang lại cho anh nguồn thu nhập cũng khá, hơn hẳn khoản lương bảo vệ nhà máy người ta trả cho anh mấy năm về trước.

Posted Image
Thu hoạch nguồn nguyên liệu


Hàng ngày, với những chiếc thùng cáu bẩn, một xe kéo, một chiếc vớt váng dầu và đôi găng tay, anh Long rong ruổi khắp các ngõ ngách của thành phố. Cứ ở đâu có cống rãnh nước thải nhà hàng, quán ăn là anh tìm đến. Một nguồn lợi khổng lồ mà không bị ai đánh thuế.

Công nghệ “lọc dầu” made in China


Posted Image
Ai có thể tưởng tượng nổi những thùng phuy này sẽ được "tinh chế" thành dầu ăn?!


Sau khi vớt đầy các thùng, váng dầu được chuyển về tập kết ở các xưởng “lọc dầu”. Tại đây, người ta đổ những chất bầy nhầy, bùng nhùng và nồng nặc mùi nước thải tổng hợp vào những chiếc thùng phuy to để lắng cặn. Mọi loại thùng, xô, chảo, chậu đều có thể tận dụng để … lắng dầu.

Giai đoạn sơ chế, người ta để lắng, lọc bỏ những cặn bã cứng và chỉ giữ lại lớp dung dịch bầy nhầy có mùi khăm khẳm đặc trưng của nước cống. Những thùng phuy nước cống chính hãng này sẽ tiếp tục được để bồi lắng một thời gian, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn hai – nhiệt lọc.

Posted Image
Một góc "nhà máy" và dây chuyền công nghệ tinh luyện "tiên tiến"


Những chiếc thùng phuy này đựng thứ dung dịch bầy nhầy như nước sông Tô Lịch được gọi là…dầu bán thành phẩm. Từ những thùng dầu sau khi đã loại bỏ các “tạp chất” trôi nổi này sẽ được đưa vào lò luyện “dầu tinh chất”.

Công nghệ “lọc dầu” made in China này xem ra cũng đơn giản, những thùng phuy dầu bán thành phẩm này được đổ thêm nước vo gạo và cho lên bếp, đun sôi sủi bọt. Lúc này một lớp dầu vàng sậm sẽ nổi lên trên bề mặt, người ta rót sang các thùng để nguội và đóng vào can.

Posted Image
Dầu ăn hoàn chỉnh sau khi đã được trộn đầy phụ gia.



Chỉ thêm chút ít chất phụ gia, những thùng dầu đặc quánh này sẽ trở nên trong hơn, sáng hơn gần giống với những can dầu ăn trong siêu thị. Sau khi đã đóng thành can, chúng được đem bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn ở khắp các ngõ ngách từ thành thị đến nông thôn với “giá rẻ bất ngờ, tình cờ mới gặp”.

Bình Nguyên (Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Lẩu Tứ Xuyên thơm ngon .......bốc khói


Posted Image

Mại zdô mai...do



Chúng ta dùng "dầu rãnh" mà không biết?


Sau khi Bee đăng tải tuyến bài Kinh hoàng công nghệ chế biến dầu ăn tại Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam đã tỏ ý lo ngại: Liệu những quán cơm rang, phở xào tại Việt Nam có sử dụng loại dầu bẩn từ Trung Quốc không?

Đi ăn hàng là bẩn?!

Độc giả Minh (Hai Bà Trưng, HN) tỏ ý nghi ngờ: Ở các nhà hàng ăn uống, tôi thường xuyên bắt gặp những can dầu loại 5-20 lít, màu vàng vàng đục đục. Liệu đây có phải là mỡ bẩn bị tuồn từ Trung Quốc sang?

Chị Lan (Đống Đa, Hà Nội) bức xúc: "Nếu có lợi nhuận thì kiểu gì người ta cũng làm thôi, tôi thực sự sợ hãi khi đọc những bài báo viết về công nghệ chế biến dầu bẩn của Trung Quốc và khi nghĩ đến việc có thể thứ dầu đó sẽ được đưa vào Việt Nam. Có thể chúng ta đã ăn thứ dầu đó mà không biết".

Theo chị Lan, có quá nhiều hàng không đảm bảo chất lượng, thậm chí là nguy hại cho sức khoẻ con người của Trung Quốc đã từng được đưa vào Việt Nam như sữa nhiễm melamine, trứng gà giả, gia vị cho nước lẩu..., vì thế, không lấy gì đảm bảo là loại dầu này chưa xuất hiện tại nước ta.

Anh Lực (Thanh Xuân, Hà Nội) thì cho hay: “Cứ gì phải Trung Quốc, hàng ăn ở Việt Nam cũng đâu có kém gì, bẩn đầy ra đấy, khuất mắt trông coi thôi, không ăn thì chỉ có ăn cơm nhà”.

Cũng theo anh Lực thì có thể thực khách của Việt Nam cũng thường xuyên được thưởng thức những loại mỡ bẩn ấy, hoặc do Trung Quốc đưa sang, hoặc do Việt Nam tự làm ra. Gần đây có quá nhiều những vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phanh phui: nấu mỡ bẩn, dầu mỡ tái chế từ nước thải nhà máy thực phẩm...

Thế nhưng, phát hiện rồi xử phạt cũng chẳng được bao nhiêu so với số làm ăn gian dối, và thực khách buộc phải chấp nhận một thực tế, đi ăn hàng là ăn bẩn.


Posted Image
Trong "bão" mỡ bẩn Trung Quốc nhiều người vẫn tin tưởng thưởng thức món lẩu Tứ Xuyên




Tránh mỡ bẩn TQ, người giàu chọn quán sang, kẻ nghèo ngậm ngùi…

Cùng tâm trạng lo lắng về chất lượng an toàn thực phẩm, nhiều người dân đã có những sự lựa chọn khác: "Chỉ những chỗ làm ăn vớ vẩn mới dính vào mỡ bẩn, chứ những nhà hàng lớn, những khách sạn sang trọng thì làm gì có chuyện đó".

Chị Hà (Đống Đa) chia sẻ: Trong “bão” mỡ bẩn từ Trung Quốc, cách an toàn nhất là chọn những nhà hàng lớn, có uy tín, hoặc những quán quen.

Thế nhưng, không người dân nào cũng có điều kiện như chị Hà ở trên. Bạn Nguyễn Thái Thành (sinh viên tại một trường Đại học tại Hà Nội) tỏ ra lo ngại: Vì bận học tập nên mình không có thời gian nấu nướng, toàn đi ăn cơm hàng. Nhưng tình hình này thì có lẽ chịu khó về nhà tự nấu cơm ăn vậy. Chứ chẳng nhẽ ra hàng chỉ ăn rau luộc, thịt luộc và tẩy chay những món xào, món rán ư?
Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn.


Lẩu Tứ Xuyên vẫn hút khách

Theo quan sát của phóng viên tại một số nhà hàng Trung Quốc, quán lẩu Tứ Xuyên tại Hà Nội, lượng khách đến những nhà hàng này hầu như không có sự thay đổi trong những ngày vừa qua.

Gặp gỡ một vị khách - chị Nguyễn Anh Đào tại quán lẩu Tứ Xuyên trên đường Yên Phụ - Tây Hồ, Hà Nội, chị cho biết: Ban đầu biết những thông tin về mỡ bẩn của Trung Quốc cũng sợ lắm, nhưng tôi thấy nhà hàng ở đây cũng sang trọng và sạch sẽ, vì vậy vẫn yên tâm cùng gia đình thưởng thức món lẩu Tứ Xuyên ưa thích của cả nhà.

Được biết, phần lớn những nhà hàng Trung Quốc ở Hà Nội đều rất sang trọng, có uy tín.

Chị Trần Thu Huyền, chủ quán “Lẩu Tứ Xuyên” ở đường Yên Phụ - Tây Hồ khẳng định: "Sa tế dùng cho món lẩu do nhà hàng tự chế, dầu thì bọn chị cũng mua dầu ăn Tường An, rất sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh”.

Để minh chứng có điều mình nói, chị Huyền chỉ vào con trai chị đang ngồi ăn ngon lành: “Chị và những người trong gia đình vẫn ăn uống ở đây bình thường, thỉnh thoảng chị cũng đưa bạn bè tới đây hội họp, mình làm mình còn ăn nữa mà, nếu làm bẩn thì sao dám ăn chứ”.

Nhiều nhà hàng món ăn Trung Hoa khác cũng cho biết, đối tượng khách hàng của họ chủ yếu là người có điều kiện, giá cả không phải là vấn đề quá quan trọng nên nhà hàng không cần thiết phải chạy theo lợi nhuận kiểu dùng mỡ bẩn. Vấn đề họ quan tâm là tạo được uy tín và có thể hấp dẫn khách hàng quay lại lần sau.

Xuân Miên - Lê Hường
( báo KH& ĐS )

Sa tế Tứ Xuyên hạn dùng... vô hạn tràn ngập Hà Nội

Tại Hà Nội, không khó để mua một gói sa tế của Tứ Xuyên dùng cho món lẩu, với giá rẻ bất ngờ.

Ngon, rẻ hơn sa tế Việt

Mấy ngày gần đây, khi mà người dân Trung Quốc chưa hết bàng hoàng vì công nghệ chế biến dầu bẩn của người Tứ Xuyên thì theo tìm hiểu của phóng viên Bee, tại Hà Nội cũng xuất hiện tràn ngập sa tế nhãn hiệu Tứ Xuyên.

Dạo quanh một vòng khu vực quầy hàng khô của chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) để tìm mua món sa tế dùng cho lẩu của Trung Quốc, chúng tôi rất bất ngờ khi nó được bán tràn lan, với giá rẻ hơn nhiều so với sa tế của Việt Nam sản xuất.

Posted Image
Gia vị lẩu Trung Quốc bày bán cùng hàng Việt Nam



Một gói sa tế dành cho lẩu Tứ Xuyên (theo giới thiệu của người bán hàng) có giá bán lẻ 8.000 đồng/gói, với trọng lượng 200 gam. Trong khi đó, một hộp sa tế của Việt Nam bán lẻ là 6.000 đồng/lọ với trọng lượng 90 gam.

Tại cửa hàng Toàn Thuý (phố Cao Thắng, quận Hoàn Kiếm), khi chúng tôi hỏi mua sa tế của Trung Quốc, người bán hàng liền chạy vào trong bê ngay ra một hộp khoảng gần 10kg, kèm theo lời giới thiệu: Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, lẩu sẽ mất ngon nếu không có loại gia vị này.

Người bán hàng này còn cho biết: “Nhà chị phân phối cho rất nhiều nhà hàng lẩu của Hà Nội, người ta thường lấy hàng thùng to...”.

Đối diện của hàng Toàn Thuý là kiốt Mai Thoa với đủ loại gia vị lẩu dành riêng cho lẩu Tứ Xuyên. Cô bán hàng sau khi giới thiệu nhiệt tình về sản phẩm mới chạy vào để lấy hàng ra. Một loại gia vị màu đỏ toàn tiếng Trung Quốc được cô chào là sa tế lẩu, hàng này ngon hơn hẳn sa tế nội, có vị chua cay.

Cô cũng tự hào là nhà “cung cấp” mặt hàng này cho rất nhiều quán lẩu ở Hà Nội. Không chỉ có lẩu Tứ Xuyên, nếu nấu lẩu gà, lẩu thập cẩm cho vào cũng ngon hẳn vì cái vị chua cay đặc biệt đó.

Posted Image
Người bán hàng lấy gói sa tế để bán cho khách


Tại khu chợ tạm Hàng Da trên phố Phùng Hưng, những gói sa tế Trung Quốc cũng được bày bán rất nhiều, giá giao động từ 10 đến 12 nghìn đồng/ gói.

Khi chúng tôi thắc mắc sao hàng ngoại lại có giá rẻ hơn hàng Việt, những người bán hàng đều giải thích là hàng nhập về rẻ nên bán rẻ hơn, còn việc sản xuất như nào thì chưa rõ lắm. Có lẽ cũng vì vậy nên những gói gia vị này thường được người bán hàng cất kỹ ở khu vực sau quầy hàng.

Hạn sử dụng là… vô hạn

Đi lòng vòng mấy cửa hàng, cầm những gói sa tế dùng cho lẩu Tứ Xuyên mà những người bán hàng đưa, trên bao bì đều không có một hướng dẫn nào bằng tiếng Việt, chúng tôi cố tìm cho được dòng chữ ghi hạn sử dụng của sản phẩm, nhưng chỉ vô ích. Theo những người bán hàng, việc sử dụng những gói sa tế này như thế nào chẳng cần có hướng dẫn thì mọi người cũng biết (?!).

Người bán hàng tại kiốt đồ khô H. trong chợ Đồng Xuân cho biết, hạn dùng của loại sản phẩm này là một năm, nhưng khi được hỏi nó được sản xuất từ khi nào thì chị cũng lắc đầu, chỉ biết là chị bán trong một năm từ ngày lấy hàng về.

Tại cửa hàng đồ khô V.T, người bán hàng thậm chí không ngần ngại tuyên bố hạn dùng của ớt chưng thì bao lâu chẳng được. Cửa hàng lấy hàng về rồi lại bán ngay nên không để ý lắm đến hạn dùng.

Posted Image
Hạn sử dụng cho những gói sa tế này là... vô hạn



Một người bán hàng cạnh quầy của chị T. khẳng định: “Hàng nhập về trong mùa lạnh và bán luôn nên về hạn dùng, các em không phải lăn tăn. Còn dùng được lâu lắm”.

Mặc dù trên bao bì chỉ với vài dòng chữ Trung Quốc loằng ngoằng, được người bán hàng gắn cho cái mác “sa tế Tứ Xuyên”, về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của nó ra sao thì ít người tiêu dùng để ý, tuy vậy tại Hà Nội, loại sa tế này cũng được tiêu thụ khá mạnh vì nó ngon và rẻ.

Theo những người bán hàng thì khách mua loại sa tế của Trung Quốc này chủ yếu là những nhà hàng lẩu, quán nướng. Họ chẳng mấy để ý đến xuất xứ cũng như hạn dùng của nó.

Phương Thuý - Phạm Lý
( báo KH& ĐS)
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kẹo "ma" chứa chất gây ung thư

Posted Image

Kẹo phát sáng bầy bán trước cổng trường

TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện phó Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho biết, que cầm của kẹo có 2 chất hóa học là dung môi Phtalate dung môi và PAH (poly aromatic hydrocacbon). Trong đó PAH là chất gây ung thư, đột biến gene. 2 chất này kết hợp với nhau và xảy ra phản ứng oxy hóa, tạo thành chất phát sáng, gây đẹp mắt và rất được trẻ nhỏ yêu thích.

Trẻ Việt hồn nhiên mút "kẹo ma" của TQ

Kẹo phát sáng hay còn gọi là “kẹo ma” đã là một trong những món kẹo "hot" ở mỗi cổng trường. Sau giờ tan học, những học sinh tại khu vực các trường tiểu học Cổ Nhuế B, trường tiểu học Mễ Trì Hạ (thuộc Từ Liêm), trường tiểu học Vạn Phúc (Hà Đông)... lại ùa ra ngoài những quán cóc để “xí” cho được màu que kẹo mới mà mình chưa có.

Được biết, ngoài khu vực phố cổ, kẹo phát sáng còn trở nên phổ biến ở các vùng ngoại thành. Tại đây, nhiều học sinh, nhất là những em không có phụ huynh đưa đón, thường mua quà vặt theo ý thích của chúng.

Hiện, một vài trường đã có ý thức về sự độc hại của loại kẹo màu sắc này và lên tiếng khuyến cáo học sinh. Theo các em học sinh trường THCS thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, trước đây trong căng tin cũng có bán nhưng mới đây, nhà trường đã cấm mua bán kẹo phát sáng.

Tại cổng trường tiểu học Vạn Phúc, Hà Đông, len lỏi trước một toán học sinh đang nhao nhao đòi mua kẹo, chúng tôi cũng mua được 3 que kẹo với màu sắc khác nhau. Khi chúng tôi vô tình làm gãy phần que phát sáng, bỗng một mùi hóa chất xộc lên rất khó chịu. Còn lúc ở trong bóng tối, thứ chất lỏng màu sắc này rơi chỗ nào là chỗ đó lập tức phát sáng.

Posted Image

Nào ta cùng thí ....mút.

Posted Image

Vô tư đi, ngoan - mẹ cho tiền mút kẹo

(Tổng hợp từ báo KH& ĐS )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện giấy ăn Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Nhiều chất hóa học gây ung thư và kim loại độc hại cho tế bào máu đang tồn tại trong khăn ăn bằng giấy ở nhiều cửa hàng ăn uống tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đó là thông tin được Phó giám đốc Hiệp hội đóng gói thực phẩm quốc tế (IFPA) Dong Jinshi đưa ra sau một cuộc điều tra tại các nhà hàng ở Bắc Kinh.

Tại đây, các hàng ăn cao cấp phục vụ loại khăn sạch, đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh nhưng hầu hết các cửa hàng nhỏ, trung bình mua khăn ăn tại các chợ. Thậm chí, họ còn dùng cả giấy đi vệ sinh cho khách hàng.

Posted Image

Những nhà hàng nhỏ ở Trung Quốc dùng cả giấy vệ sinh làm khăn ăn.

( Bình chú : Việt Nam ta cũng không kém cựa đâu, như tại TP.HCM có thể gặp từ quán phở Hà Nội ,

bún bò Huế và hủ tiếu Nam Vang cùng nhiều quán cơm quán nhậu khác nữa)

Ngoài giấy ăn, đoàn kiểm tra còn phát hiện nhiều bát, đũa…dùng một lần chứa các chất độc hại. Theo luật pháp Trung Quốc, không ai được sản xuất khăn ăn từ giấy tái sinh. Ngay cả chất tẩy trắng cũng bị cấm sử dụng.

Năm 2007, 9 nhà máy ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã bị đóng cửa và 1 triệu khăn lau do các cơ sở này sản xuất bị tịch thu do được giặt tẩy bằng các hóa chất độc hại

Mới đây, Trung Quốc cũng đã phát hiện khoảng phân nửa số hộp đựng thức ăn chỉ sử dụng một lần tại các nhà hàng và điểm bán thức ăn nhanh có chứa hóa chất gây ung thư.

Hiện Trung Quốc đã cấm việc bán và sử dụng loại hộp xốp dùng một lần, bởi vì thông thường chúng được làm từ các loại nhựa phế thải. Còn hộp nhựa thì phần lớn được sản xuất tại các xưởng nhỏ, vốn không có giấy phép hoạt động.

H.T (Tổng hợp)- theo báo KH& ĐS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tràn ngập nông sản biến đổi gen


TTO - Mặc dù không công bố trên nhãn mác, bao bì, nhưng các sản phẩm nông sản nhập khẩu như bắp (ngô), đậu nành, cà chua, khoai tây... đang bán phổ biến ở thị trường VN phần lớn là sản phẩm biến đổi gen.

Posted Image
Nhiều củ, quả nhập khẩu là sản phẩm biến đổi gen - Ảnh: N.C.T.



Một số nhà khoa học và quản lý về nông sản sử dụng công nghệ sinh học ở VN cũng cho hay các sản phẩm biến đổi gen, thực phẩm chế biến từ nông sản biến đổi gen đã được sử dụng nhiều năm nay.

99% đậu nành nhập khẩu là sản phẩm biến đổi gen

Theo TS Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, VN chưa chính thức trồng cây biến đổi gen, do đó hầu hết sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến làm từ sinh vật biến đổi gen đang có trên thị trường đều là hàng nhập khẩu. Trong đó nhiều nhất là các loại bắp, đậu nành, khoai tây...

Đặc biệt, có đến 99% hạt đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, Argentina... là sản phẩm biến đổi gen. Điều này đồng nghĩa với nhiều sản phẩm chế biến khác như: sữa đậu nành, dầu thực vật, nước tương, đậu hũ... sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu đều được chế biến từ công nghệ biến đổi gen.

TS Đinh Thị Mỹ Hiền, người chịu trách nhiệm đề tài “Khảo sát sự có mặt của GMO (sinh vật biến đổi gen) trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến khác đang lưu hành trên thị trường TP.HCM” (do Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM và Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3- Quatest 3 thực hiện), cũng khẳng định nhiều mẫu sản phẩm như khoai tây, hạt bắp, đậu nành... được lấy ngẫu nhiên từ 17 chợ và siêu thị trên địa bàn TP.HCM khi kiểm nghiệm đã cho kết quả có biến đổi gen.

Trong đó có nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Philippines...

Trong khi đó, các đầu mối chuyên nhập khẩu bắp, đậu nành hạt... vào TP.HCM cho biết mỗi tháng có hàng ngàn tấn đậu nành, bắp được nhập về TP. Ngoài phục vụ ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, một số lượng lớn đậu nành, khoai tây... nhập khẩu còn được dùng làm thực phẩm chế biến và sử dụng trực tiếp.

Anh Nguyễn Quý (đường Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh), một đầu mối chuyên nhập khẩu đậu nành hạt từ Mỹ, cho biết mỗi tháng đơn vị này nhập về 5-6 container (tương đương trên 100 tấn).

Như vậy, sản phẩm biến đổi gen trên thị trường hiện nay rất lớn.

Khó nhận biết bằng mắt thường

Các nhà khoa học của Quatest 3 cho rằng việc phát triển cây trồng chuyển gen làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và lợi nhuận trong nông nghiệp. Nông sản chuyển gen cũng có giá trị dinh dưỡng không thua kém so với sản phẩm truyền thống. Đặc biệt, khoai tây chuyển gen có lượng tinh bột cao hơn khoai tây thường (do được cấy gen làm tăng tinh bột).

Tuy vậy, nhiều người lo ngại sản phẩm chuyển gen có khả năng tiết ra chất gây dị ứng, ảnh hưởng đến môi trường, có thể diệt một số loài sâu có lợi, khả năng phát tán gen ra các cây trồng khác... Ông Nguyễn Quốc Bình cho rằng lợi ích của cây trồng chuyển gen là năng suất cao, nhưng vấn đề còn lo ngại là tác động của nó đến đa dạng hóa sinh học.

Theo ông Bình, bằng mắt thường không thể nhận biết được điểm khác biệt của sản phẩm biến đổi gen. Từ màu sắc đến kích cỡ hạt... đều giống sản phẩm thông thường. Chỉ riêng trái bắp, sản phẩm truyền thống thường bị sâu đục ở phần đầu trái, còn sản phẩm biến đổi gen do không bị sâu ăn nên hạt bắp sẽ mọc vút đầu trái.

Tuy nhiên khi ra thành phẩm, bắp, đậu, khoai tây, cà chua... đều đã được tách ra, dạng hạt, thành phẩm nên người tiêu dùng chỉ có thể phân biệt nếu có dán nhãn và thông tin đầy đủ.

Theo quyết định 212/2005 ký tháng 8-2005, các sinh vật biến đổi gen, các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép nhập vào VN sử dụng cho sản xuất, chế biến, kinh doanh. Các sản phẩm này phải ghi rõ trên bao bì.

Tuy nhiên, khảo sát của Tuổi Trẻ tại thị trường TP.HCM cho thấy hoàn toàn không có các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sử dụng nguồn thực phẩm nhập khẩu được dán nhãn như quy định.

BẠCH HOÀN

===

Chưa đủ quy định quản lý sản phẩm biến đổi gen

Tại cuộc hội thảo ở Hà Nội về quản lý thực phẩm biến đổi gen mới đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận năng lực và nhân lực nghiên cứu thực phẩm biến đổi gen ở VN chưa đáp ứng được yêu cầu, VN đang thiếu công nghệ và kỹ thuật đánh giá rủi ro với sinh vật biến đổi gen.

Quy chế quản lý an toàn sinh học với sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đã được ban hành nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện.

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen có ưu việt như có thể làm tăng mùi vị, cảm quan, làm chín muộn hoặc bổ sung văcxin ăn được vào sản phẩm, thay đổi hàm lượng dinh dưỡng, nhưng cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như gây dị ứng, lờn kháng sinh... ở người sử dụng.

Tại hội thảo “Truyền thông tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” tổ chức ngày 14-4 ở Hà Nội, trưởng đại diện Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) tại VN Andrew W. Speedy cho hay phần lớn thực phẩm biến đổi gen trên thế giới hiện nay mới sử dụng gen biến đổi để tăng cường khả năng phòng chống sâu bệnh, côn trùng và tăng cường vitamin, chưa phát hiện tình trạng gây độc cho người sử dụng.


(Báo Tuổi trẻ 16/04/2010 )
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tốt nhất là thế này để tự cứu mình:

Chỉ mua hàng Việt Nam và chỉ ở những nơi có uy tín - vì sợ hàng làm giả nhãn hiệu Việt Nam. Chỉ ăn ở những quán mà trước cửa có ghi: Không dùng dầu bẩn. Hoặc chỉ ăn những món ăn không dùng dầu. Thí dụ như: Phở....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tẩy chay hàng Trung Quốc nói chung! Nói gì đến thực phẩm! Khổ thay con buôn việt nam lại tiếp tay tuồn hàng miễn sao có lợi nhuận. Mà người có thu nhập thấp lại vừa giá lại cứ mua sắm ăn uống, Nhất là các quán lẩu vỉa hè cứ một gói gia vị lẩu cho ra một sô nước dùng chẳng ai biết mình đã dung nạp bao nhiêu thứ nguy hại vào cơ thể. Buồn thương vô cùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay