Mộc Công

Phim Trần Thủ Độ Mà Thế Này ư

6 bài viết trong chủ đề này

Nơi thờ vua Nguyễn thành trường quay phim Trần Thủ Độ!

Cập nhật lúc 18:39, Thứ Ba, 13/04/2010 (GMT+7) ,

Posted Image - Toàn bộ Long vị, bàn thờ của vua Minh Mạng, Hoàng hậu cùng dòng tộc tại chánh điện lăng Minh Mạng bị di dời xếp vào góc tường để làm trường quay phim Thái sư Trần Thủ Độ. Gần 250 con cháu hậu duệ vua Minh Mạng và các vua nhà Nguyễn về dâng hương bỗng tá hỏa khi không thấy nơi thờ tổ tiên của mình, Long vị của vua ở đâu.

Lời "kêu cứu" từ hậu duệ của vua Minh Mạng

Posted Image

Vai diễn Hoàng hậu và thái giám thực hiện ngay tại nơi thờ tự của vua Minh Mạng đã được chuyển đi chỗ khác Lăng Minh Mạng (còn gọi là Hiếu Lăng) rộng 18ha do vua Thiệu Trị - con trưởng vua Minh Mạng xây dựng từ năm 1840 đến 1843 và tu bổ năm 2000 bằng kinh phí nhà nước, nằm trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

Chiều 12/4, ông Tôn Thất Viễn Bào (72 tuổi), hậu duệ thứ 4 của vua Minh Mạng, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc tại Huế bức xúc kể: “Sáng 11/4, gần 250 con cháu hậu duệ vua nhà Nguyễn từ khắp trong và ngoài nước về lăng Minh Mạng dâng hương nhân dịp tiết thanh minh hàng năm. Khi đoàn đến chánh điện thờ vua, hoàng hậu và dòng tộc thì chẳng thấy Long vị, bàn thờ, sập thờ… ở đâu. Một đoàn làm phim đang biến nơi đây thành trường quay rất lộn xộn”.

Chiều 12/4, chúng tôi cùng một số hậu duệ đời thứ 4, 5, 6… của vua Minh Mạng đến tham quan lăng thì cảnh tượng đúng như lời kêu cứu của Hội đồng Nguyễn Phước tộc tại Huế.

Posted Image

Sùng Ân Điện (nơi thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu) thành trường quay phim. Sùng Ân Điện (nơi thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu Hồ Thị Hoa) mặc dù là nơi cấm quay phim, chụp hình nhưng đoàn làm phim với hơn chục máy quay, máy ảnh hoạt động hết công suất. Giờ nghỉ giải lao, diễn viên đoàn làm phim thì tha hồ chụp ảnh ngay chính điện thờ vua. Trong khi du khách đã bỏ một khoản tiền ra mua vé vào tham quan đưa máy ảnh ra chụp thì những người của đoàn làm phim nhắc nhở, không cho chụp.

Khoảng thời gian thực hiện một số cảnh quay tại lăng từ cuối tháng 3 đến nay, toàn bộ chánh điện thờ vua và hoàng tộc trở thành đại công trường để quay phim với ngổn ngang dây điện, cột đèn, bàn ghế, áo quần, tư trang… của đoàn làm phim. Hai bộ sập thờ được khênh đi chỗ khác để dựng lên một phòng ngủ của vua và hoàng hậu trong một cảnh phim.

Posted Image

Long vị vua, án thờ, sập thờ… bị dời đến một góc tường, nhưng không thấy Long vị vua Minh Mạng ở đây. Du khách trong và ngoài nước bỏ tiền ra để thưởng ngoạn di tích, chiêm ngưỡng vị vua cùng dòng tộc chứ không phải xem phim trường ngay trên điện thờ vua linh thiêng này. Trên khuôn mặt nhiều du khách nước ngoài tỏ ra tức giận rồi bỏ đi vì không được thấy di tích của vua và không được chụp ảnh.

Ông Nguyễn Phước Vĩnh Tùng (75 tuổi, hậu duệ đời thứ 5 vua Minh Mạng) tâm sự: “Từ năm 1950 đến nay, năm nào tui cũng từ TP.HCM về Huế, dâng hương tổ tiên ở đây nhưng chưa lần nào thấy bị xúc phạm nghiêm trọng như vậy. Toàn bộ án thờ của vua và dòng tộc bị dồn vào một góc tường của chánh điện nhưng chúng tôi tìm mãi vẫn không thấy Long vị vua ở đâu, nếu bị thất lạc hay hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm?”.

Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc là con cháu, hậu duệ của các vua triều Nguyễn, có nhiệm vụ thờ cúng vua cùng dòng tộc, tổ chức lễ kỵ, góp phần trùng tu, bảo vệ các lăng tẩm vua Nguyễn. Hàng năm cứ vào tiết thanh minh, Hội đồng phải xin phép Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đến dâng hương tại lăng. Khi đoàn làm phim tiến hành quay tại lăng Minh Mạng, đã không có ai bàn bạc, hỏi ý kiến của hội đồng này.

Đoàn làm phim chỉ biết được việc của mình?

Posted Image

Phòng ngủ dành cho vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu trong phim được dựng lên nơi thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu Hồ Thị Hoa Bộ phim truyền hình 30 tập Thái sư Trần Thủ Độ (tên cũ là Trần Thủ Độ và người tình) - Hãng phim truyện I được nhà nước đặt hàng với kinh phí 53 tỷ đồng, đạo diễn Đào Duy Phúc, khi thực hiện một số cảnh quay ở Huế đã dùng các di tích, lăng tẩm triều Nguyễn làm bối cảnh cho phim.

Nửa tháng nay, toàn bộ Long vị vua, bàn thờ Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, cùng con, cháu vua đã bị dẹp bỏ khỏi điện thờ chính để làm bối cảnh của trường quay. Hỏi nhiều người trong đoàn làm phim là có di dời án thờ, sắp xếp lại chánh điện hay không thì ai cũng trả lời là có. Nhưng khi hỏi đạo diễn Đào Duy Phúc về việc làm như vậy đúng không thì được trả lời: “Tôi đang bận quay phim, xin các anh đợi”.

Cảnh quay trong phim Trần Thủ Độ thực hiện tại lăng Minh Mạng tái hiện lịch sử năm 1210 khi Trần Thủ Độ phò Thái tử Sảm lên ngôi vua (tức là Lý Huệ Tông). Cảnh này thuộc về đời Lý nhưng lại thực hiện trong di tích, lăng tẩm của một ông vua nhà Nguyễn thì không hợp lý xét về góc độ lịch sử (cách nhau gần 600 năm) cũng như kiến trúc của 2 triều đại hoàn toàn khác nhau.

Xét về mặt con người, Minh Mạng là một ông vua quyết đoán, năng động, có nhiều công lao trong cải cách nội trị đến ngoại giao, lập ra Nội các và Viện cơ mật ở Kinh thành Huế, bỏ việc lập các dinh để lập tỉnh (cả nước có 31 tỉnh).

Posted Image

Các “cung nữ” thả sức chụp ảnh trong giờ giải lao ngay chỗ thờ vua Minh Mạng. Quân đội dưới triều vua này rất hùng mạnh, được tổ chức chuyên nghiệp, dẹp trừ nhiều cuộc nội loạn. Vua tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Tử; quan tâm đến việc học, thi cử khi mở Quốc Tử Giám. Về đối ngoại, chủ trương mở rộng bờ cõi khi đặt tên nước là Đại Nam vào năm 1838. Trần Thủ Độ mặc dù có công phò vua Lý Huệ Tông nhưng sau đó phế truất vua này, dàn xếp chính trị đưa Trần Cảnh lên làm vua, lập ra nhà Trần.

Nếu như tất cả các đoàn làm phim lịch sử về Huế đóng phim mà dùng các lăng tẩm, di tích làm cảnh quay thì sự tôn nghiêm, linh thiêng còn ở chỗ nào nữa? Những ông vua, chúa hay các bậc tiền nhân và những người đang sống hôm nay có lẽ không muốn bị đối xử như vậy.

Cơ quan chức năng: Phim đã được Bộ duyệt quay rồi

Posted Image

Phim thể hiện bối cảnh lịch sử đời Lý nhưng thực hiện tại lăng vua nhà Nguyễn. Nhiều du khách phàn nàn về cách xử sự của đoàn làm phim cũng như cơ quan chức năng đã cấp giấy phép để đoàn thực hiện cảnh quay tại lăng Minh Mạng. Ông Nguyễn Phước Bảo Hùng (51 tuổi, ở TP.Huế) bức xúc: “Huế là đất thần kinh – đất vua, có truyền thống văn hóa, coi trọng tâm linh nhưng lại xảy ra sự việc như vậy đúng là động trời”…

Khi chúng tôi hỏi vấn đề toàn bộ Long vị, án thờ tại lăng Minh Mạng bị đoàn phim di dời để làm trường quay thì các cơ quan chức năng vẫn cho rằng đó là phim của Nhà nước đặt hàng, được cấp phép.

Ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô cho biết: “Phim này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt thực hiện cảnh quay. Việc đoàn làm phim thực hiện tại lăng Minh Mạng và có di dời hiện vật như vậy nhưng họ sẽ trả lại nguyên trạng như ban đầu. Nếu quay ở lăng khác cũng làm như vậy thôi. Không lẽ cấm không cho họ làm?”. Ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng trả lời là đoàn phim sẽ trả lại nguyên trạng như ban đầu (?)

Nửa tháng hoạt động của đoàn làm phim có lẽ đã để lại rất nhiều bất bình, phản cảm trong con mắt nhiều du khách trước một di tích nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và thu hút khách du lịch đứng thứ 2 sau lăng Tự Đức!

Tôi thật sự không còn gì để nói khi đọc bản tin này. Chẳng còn biết nói gì hơn, một sự vô văn hóa đến đau lòng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một công việc văn hóa lại được thực hiện rất vô văn hóa, có lẽ bởi những người vô văn hóa!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một công việc văn hóa lại được thực hiện rất vô văn hóa, có lẽ bởi những người vô văn hóa!!!

Nói nhỏ với nhau thôi. Nói to quá họ nghe được đấy.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Muốn được phần ta phải thiệt phần người! Cái này Cụ Nguyễn Du đã phỏng lâu rồi. Mà ai thiệt ở đây điều ấy không quan tâm, quan tâm cái phần được thôi mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai tiếp tay cho đoàn làm phim xúc phạm vua Minh Mạng?

Cập nhật lúc 06:58, Thứ Hai, 19/04/2010 (GMT+7),

Posted Image- Đoàn làm phim “Thái sư Trần Thủ Độ” sau khi dọn dẹp sạch nơi thờ vua Minh Mạng và dòng tộc để làm trường quay đã “cao chạy xa bay”, để lại bao bức xúc trong lòng con cháu dòng tộc họ Nguyễn và nỗi thiệt thòi mà người dân, chính quyền địa phương phải gánh chịu.

TIN LIÊN QUAN

Posted Image

Đoàn làm phim rút đi, chốn tôn nghiêm đã được trả lại sự bình yên

Sau khi báo VietNamNet phản ánh, đoàn làm phim đã trả lại nguyên hiện trường như trước lúc quay phim. Toàn bộ sập thờ, án thờ, Kim vị (thờ vua Minh Mạng), Khánh vị (thờ Hoàng hậu Hồ Thị Hoa)… được sắp lại nguyên vẹn. Căn phòng làm chỗ “ái ân” cho vua và hoàng hậu nhà Lý trong một cảnh quay đã được dẹp bỏ; không còn ngổn ngang bàn ghế, máy móc, dây điện, quần áo, tư trang… của đoàn làm phim nữa. Du khách trở lại tham quan bình thường mà không bị người của đoàn làm phim cấm đoán, ngăn cản.

Posted Image

"Phòng the" hôm nào...

Nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân vẫn chưa nguôi bức xúc: “Một hành động thiếu văn hóa như thế, chưa từng có trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Phục vụ văn hóa bằng một hành động thiếu văn hóa thì bộ phim đó tiêu tốn đến 53 tỷ đồng của nhà nước và nhân dân cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Nếu bộ phim được chiếu, liệu ai dám xem khi nó xúc phạm lên chốn linh thiêng?

Hành động biến “nơi thờ vua Nguyễn thành trường quay phim Thái sư Trần Thủ Độ” quả là một tai nạn cho quần thể di tích lịch sử văn hóa Huế, cho chính quyền và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế”.

Ông Tôn Thất Viễn Bào (hậu duệ thứ 4 của vua Minh Mạng), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc tại Huế đặt câu hỏi: “Việc xúc phạm đến sự tôn nghiêm trong một thời gian dài ấy, ai là người chịu trách nhiệm? Trước khi quay phim và khi đã rút khỏi lăng, đoàn làm phim không hề gặp chúng tôi để liên hệ hay nói một lời xin lỗi. Cách xử sự của họ như vậy thật thiếu lịch sự, không có văn hóa cho dù là người của cơ quan nào đi chăng nữa, cho dù họ được phép làm phim!”.

Posted Image

....đã được dẹp bỏ, phục vụ cho việc thờ tự vua.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh: “Theo pháp luật, người dân Huế có thể kiện người gây ra tai nạn này ở tòa án. Nếu tòa án luật pháp không xử thì tòa án lịch sử, “tòa án lương tâm” của chính những người đã dám có ý tưởng, đã thiết kế gây nên tai nạn này, người xem phim Thái sư Trần Thủ Độ sẽ xử.”

Trong hàng trăm phản hồi của bạn đọc, nhiều người nói sẽ không xem bộ phim lịch sử “Thái sư Trần Thủ Độ” nữa vì hành động báng bổ này của đoàn làm phim. Nhiều bạn đọc băn khoăn là số tiền tấn 53 tỷ đồng mà nhà nước đặt hàng cho bộ phim kia “chảy” vào đâu, khi đoàn làm phim “hoàn cảnh” tới mức phải tận dụng nơi thờ vua làm trường quay để “tiết kiệm tối đa kinh phí” – như trợ lý đạo diễn của đạo diễn Đào Duy Phúc đã trả lời chúng tôi vào ngày 11/4 vừa qua.

“Kỷ niệm 1.000 Thăng Long, có thể có hoặc không có bộ phim kia, nhưng làm mất sự tôn nghiêm trong lăng tẩm vua chúa, những nơi thuộc về tâm linh, thì không gì bù đắp nổi. Một bộ phim không thể chà đạp lên giá trị văn hóa và tinh thần của người Huế nói riêng và người dân cả nước nói chung”. – Bạn đọc Mai Văn Hoằng (Bình Dương) bức xúc. Nhiều người khác cho rằng, không những đoàn làm phim xúc phạm chốn linh thiêng, thiếu văn hóa mà cấp quản lý còn yếu về mặt chuyên môn qua việc cấp giấy phép.

Posted Image

Bàn thờ Kim vị (thờ vua) và Khánh vị (thờ hoàng hậu) nơi góc tường..

.Posted Image

...được chuyển vào đúng chỗ thờ tự vua và hoàng hậu tại chánh điện – Sùng Ân Điện.

Đây cũng là bài học đắt giá cho đoàn làm phim: đừng vì đồng tiền, lợi ích trước mắt mà xâm phạm tới chốn linh thiêng, bóc từng phần của “mảnh đất vàng” là di tích, lăng tẩm để làm cảnh quay. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viện của Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: “Đây cũng là lời cảnh báo đối với các di tích cổ trên toàn quốc khi cho các đoàn làm phim đến để quay phim, phải hết sức cảnh giác, thận trọng và giám sát kỹ. Về lâu dài, muốn làm phim lịch sử thì Nhà nước nên đầu tư để xây dựng những phim trường cho phù hợp, tránh sự xúc phạm, tuỳ tiện, vô văn hoá, thiếu ý thức, thiếu tôn trọng đối với những di sản văn hoá của tổ tiên”.

Posted Image

Nếu như trước đây đoàn làm phim dựng lên “bức tường” để ngăn du khách

Posted Image

...thì nay du khách đã trở lại tham quan, chiêm bái mà không bị đoàn làm phim ngăn cản

Chừng nào thủ phạm “tiếp tay” cho đoàn làm phim xâm phạm chốn tôn nghiêm chưa ra được đưa ra ánh sáng thì dư luận vẫn chưa yên, người dân còn bất bình. Còn ngay lúc này, đoàn làm phim đang nợ người dân Huế một lời xin lỗi!

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Tiến Thọ:

"Phim về 1000 năm Thăng Long đã giao cho Hà Nội, còn Bộ chúng tôi chỉ quản lý nhà nước trên cơ sở duyệt phim, chất lượng phim và nội dung phim. Bộ VHTTDL không quản lý trực tiếp việc đoàn phim xin phép quay tại Huế. Hiện nay Bộ cũng đã kiểm tra và yêu cầu Cục Điện ảnh báo cáo tiến độ phim trong đầu tuần tới".

Ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế:

Vì đây là bộ phim hướng về 1000 năm Thăng Long HN theo chỉ đạo của Bộ VHTTDL và Ban chỉ đạo Quốc gia 1000 năm nên khi họ cần những bối cảnh ở Huế, về mặt chủ trương Uỷ ban tỉnh đã đồng ý cho đoàn làm phim lấy phim trường ở Huế để quay. Cụ thể thì hãng phim làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, nhưng theo tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban thì sau khi hoàn thành các cảnh quay, đoàn làm phim phải trả lại nguyên trạng di tích ban đầu.

Cụ thể sự việc đi đến đâu thì tôi cũng chưa biết vì hiện tại tôi đang đi công tác tại TP.HCM. Nhưng quan điểm của Tỉnh là tạo mọi điều kiện cho các đoàn làm phim vì phim lịch sử của chúng ta bây giờ còn ít lắm. Do vậy, khi làm một bộ phim lịch sử ở một thời điểm lịch sử như vậy thì phía Uỷ ban tỉnh hết sức tạo điều kiện, tuy nhiên phải tuân theo nguyên tắc là trả lại nguyên trạng di tích sau khi quay.

Nếu làm xong mà không trả lại nguyên trạng di tích thì lúc đó tôi sẽ có ý kiến. Việc giám sát di tích trong quá trình quay chúng tôi đã giao cho Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế. Trong trường hợp họ không trả lại nguyên trạng di tích ban đầu thì chúng tôi sẽ có ý kiến, đã có pháp luật xử lý, có phải ai muốn làm gì thì làm đâu!

Bích Hạnh (ghi)

Bài, ảnh: Nguyên Bình

-----------------------------------------

  • Nhời bàn của Thiến Sứ:
  • Chắc chắn tôi không xem bộ phim này. Bởi vì với một ekip làm phim như vậy thì bộ phim không thể coi là hay.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chỉ băn khoăn tí chút thế này: 1000 năm Thăng Long tại sao lại đi làm phim về Trần Thủ Độ? hì :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay