Thiên Sứ

Một Góc Nhìn Của Khoa Học Hiện đại Với Lý Học Đông Phương

15 bài viết trong chủ đề này

Một góc nhìn của khoa học hiện đại với Lý Học Đông phương
***

Kính thưa quí vị quan tâm
Qua một đường link trên bài viết của anh Quasa, tôi vào trang vatlyvietnam.org.vn và thấy một bài viết trên trang này liên quan đến kinh Dịch - tức Lý học Đông phương - Tôi đưa vào đây để cùng quí vị tham khảo.
http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=26
-------------------------------------

Luật chơi của khoa học là cái xác định

Eros
Trước khi cơ học lượng tử ra đời, tất cả những gì dính dáng đến khoa học đều là xác định: khoa học là tập hợp những nhận thức của loài người về thế giới tự nhiên và sự nhận thức đó phải được thể hiện dưới dạng những định luật chính xác, rõ ràng. Mức độ chính xác, rõ ràng của một lĩnh vực nhận thức nói lên chất lượng khoa học cao hay thấp của lĩnh vực nhận thức đó. Toán học được coi là có chất lượng khoa học cao nhất, vì lý lẽ của nó được coi là chính xác rõ ràng nhất. Do đó, mức độ áp dụng toán học trong mỗi lĩnh vực khoa học cụ thể cũng được nhiều người coi là thước đo chất lượng khoa học của lĩnh vực đó. Chẳng hạn, chất lượng khoa học của vật lý được coi là chỉ đứng sau toán thôi, và không biết tự bao giờ, trong tâm lý của nhiều người đã hình thành thứ tự chất lượng khoa học như sau:

Toán, vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế...

Tất nhiên, bạn có thể không tán thành cách sắp xếp thứ tự đó nếu bạn không lấy toán học làm thước đo chất lượng khoa học. Mặt khác, tuỳ theo sự phát triển của mỗi lĩnh vực trong mỗi thời kỳ, thứ tự sắp xếp trên có thể thay đổi. Chẳng hạn, có khả năng, chất lượng khoa học của kinh tế học sẽ vượt hoá học và sinh học, vì kinh tế học hiện đại ngày càng phải sử dụng nhiều công cụ toán học phức tạp. Nhưng trong mọi trường hợp, các nhà Toán học luôn được an ủi bởi sự suy tôn của người đời rằng: "Toán học là ông hoàng của các loại khoa học."

Một số người sùng bái sự thước đo khoa học đến mức tuyên bố rằng: sinh học trước Mendel không phải là một khoa học, bởi vì toán học chỉ có mặt trong các sinh học kể từ các nghiên cứu di truyền của Mendel mà thôi.
Karl Marx cũng nhấn mạnh đến vai trò của toán học trong các khoa học. Bộ Tư bản của ông được coi là cột mốc đánh dấu thời điểm kinh tế học trở thành khoa học, bởi vì đó là lần đầu tiên, các qui luật kinhtế đượcphát biểu mô tả một cách định lượng. Tuy nhiên, phải đợi đến vài chục năm gần đây các giải Nô ben về khoa học mới được trao cho các nhà kinh tế học. Phải chăng vì đến lúc đó, kinh tế học mới sử dụng nhiều đến phân tích toán học ?
Một số người không công nhận Kinh dịch là một khoa học thực sự, vì các nguyên lý của nó không được định lượng bằng các công thức chính xác của toán học. Một số nhà khoa học đã cố gắng toán học hoá Kinh dịch, nhưng có vẻ như, công trình của họ không được đông đảo các nhà khoa học chú ý. Phải chăng vì những trình bày toán học đó không đủ thuyết phục? Một số người khác nói rằng ý đồ toán học hoá Kinh dịch là không tưởng, xuất phát từ chỗ không hiểu bản chất các tư tưởng Phương Đông.
Gần gũi hơn, tư tưởng về cái xác định trong khoa học có thể thấy nhan nhản trong môn toán của học sinh phổ thông. Các em thường xuyên phải tìm "tập xác định" của các hàm số mà các em phải đối mặt. Toán học của các em không chấp nhận phép chia cho số 0, vì kết quả vô nghĩa, hoặc bất định. Toán học rất "sợ" cái bất định!
Trong thiên văn học cũng vậy, người ta không thể chấp nhận những lý thuyết đưa ra tiên đoán kiểu "nước đôi". Thí dụ, đến ngày giờ nhất định nào đó, một hành tinh nhất định nào đó sẽ phải xuất hiện tại một vị trí nhất định nào đó trên bầu trời. Các lý thuyết thiên văn, phải tiên đoán được được chính xác vị trí đó, thay vì tiên đoán nó sẽ ở đây, hoặc sẽ ở kia. Trên thực tế, thiên văn học thế kỷ 19 đã đạt được nhiều lỳ tích tiên đoán như thế, làm cho mọi ngưòi vừa khâm phục, vừa tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Từ đó, Pierre Laplace mới đưa ra lý thuyết nói rằng nếu biết trước trật tự vũ trụ tại một thời điểm nhất định, ông sẽ có thể tiên đoán được chính xác trật tự vũ trụ tại bất cứ một thời điểm nào khác. Lý thuyết này được gọi là chủ nghĩa tất định Laplace( Laplace''s determinism). Mọi tính toán của lý thuyết này đều dựa trên các định luật cơ học của Newton - một khoa học về chuyển động và tương tác giữa các vật thể trong không gian dưới dạng những công thức toán học chính xác. Tất nhiên, những tiên đoán của Laplace phải dựa trên một giả thiết cơ bản cho rằng những định luật ràng buộc vũ trụ hôm nay sẽ mãi mãi đúng, nói cách khác, các định luật vũ trụ là bất biến - vũ trụ bị ràng buộc bởi các định luật xác định. Vì thể, chỉ nghĩa tất định Laplace, thực chất là sự phát triển tư tưởng xác định trong khoa học đạt tới đỉnh cao mà thôi. Tuy nhiên, nếu muốn nói đến đỉnh cao nhất của tư tưởng này, phải nói tới Albert Einstein.


Chúa không chơi trò xúc xắc

Năm 1921, trong dịp đầu tiên đến thăm nước Mỹ, khi nghe thấy tiếng đồn rằng người ta đã khám phá ra sự tồn tại của ether, Einstein lập tức phản ứng bằng câu nói bất hủ: “Chúa rất khôn ngoan tinh tế, nhưng Ngài không ranh mãnh”. Lý do vì nếu quả thật có ether thì thuyết tương đối đặc biệt của ông sẽ sụp đổ. Chẳng bao lâu sau, ông đưa ra tuyên ngôn tương tụ, nhưng còn bất hủ hơn:

" Chúa không chơi trò xúc xắc"( God not plays dice), để chống lại nguyên lý bất định của cơ học lượng tử.
Vâng, nếu con xúc xắc là biểu tượng của cuộc đỏ đen, may rủi, bất định, thì Chúa của Einstein không chơi trò xúc xắc! Chúa của ông là Đấng Sáng Tạo vũ trụ, người ban hành ra những định luật xác định buộc tất thảy những gì hiện hữu trong vũ trụ phải tuân theo. Nhiều lúc ông gọi Chúa của mình là "Ông Cụ" ( The Old One) và khát vọng cháy bỏng trong tâm can của ông là hiều được ý nghĩ của "Ông Cụ" như chính ông thường nói ra trên cửa miệng, tức là khám phá ra những định luật xác định thống trị một phần hay toàn bộ vũ trụ!

Thiên tài có một không hai của ông đã giúp ông thoả mãn một phần khát vọng đó: hàng loạt những khám phá vĩ đại đó đã đưa ông lên vị trí một trong những bộ óc thông minh nhất của nhân loại, nhân vật số 1 của thế kỷ 20. Ông là con người của huyền thoại.

Tất cả những khám phá của ông đều thể hiện rõ tính xác đinh của của các định luật tự nhiên, kể cả Thuyết tương đối đặc biệt (1905) lẫn Thuyết tương đối tổng quát (1916). Trong một vài tài liệu, tôi thấy có người trình bày Thuyết tương đối của Einstein như là một cái gì đó bất định của Tự nhiên. Đó là một nhầm lẫn lớn, vì thuyết tương đối là một lý thuyết xác định: nó cho phép tiên đoán chính xác các hiện tượng thiên văn, vũ trụ. Sự chính xác trong các tiên đoán đạt tới mức kinh ngạc, điển hình như tiên đoán vị trí của các ngôi sao ở gần mặt trời trên bản đồ thiên văn trong các kỳ nhật thực, để từ đó xác định được chính xác độ lệch của tia sáng khi nó đi ngang qua gần mặt trời.
Trong khoa học, nếu coi tư tưởng xác định là cổ điển, tư tuởng bất định là hiện đại, thì Einstein là con người cổ điển bậc nhất, bảo thủ bậc nhất, mặc dù ông luôn là biểu tượng vĩ đại nhất của tư tưởng cách mạng trong khoa học. Trong suốt cuộc đời, kể cả trước lúc ra đim không bao giờ ông công nhận nguyên lý bất định của thuyết cơ học lượng tử.
Einstein là người ngoan cố và tự ái quá chăng? Không, trong đời, đã có lúc ông phạm sai lầm trong học thuật, nhưng khi nhận thấy mình sai, ông đã khảng khái công bố trên báo chí rằng ông đã sai (trường hợp tranh luận với Friedman về vũ trụ dãn nở). Nhưng với nguyên lý bất định, không bao giờ ông cho rằng mình sai. Theo ông, nguyên lý này chỉ thể hiện sự bất lực của khoa học trong việc khám phá ra những qui luật xác định trong thế giới lượng tử thôi.
Nguyên lý bất định nói rằng bạn không thể nào tiên đoán được chính xác vị trí của một hạt cơ bản tại một thời điểm cho trước, giống như các nhà thiên văn tiên đoán chính xác vị trí của một ngôi sao tại một thời điểm cho trước. Bạn chí có thể tiên đoán điều đó theo một xác xuất nào đó mà thôi. Einstein không đồng ý điều đó. Theo ông, nếu vật lý không tiên đoán được chính xác kết quả, thì không phải bản chất bất định của Thế giới lượng tử mà chỉ vì vật lý chưa làm tròn "bổn phận" của mình mà thôi. Ông cố gắng bịa ra rất nhiều ví dụ tưởng tượng để chứng minh nguyên lý bất định sai. Nhưng không may cho ông, Niels Bohr, người bảo vệ khổng lồ của nguyên lý bất định, đã "ăn miếng trả miếng" đâu ra đấy mỗi khi Einstein tung ra các thí nghiệm tưởng tượng của mình. Trong nhiều cuộc "tranh hùng " giữa hai nhân vật thiên tài này, nói chung Einstein thua, nhưng ông chỉ coi đó là cái thua tạm thời. Ông vẫn quyết phục thù. Rất tiếc ông đã ra đi trong khi chưa khuất phục được trường phái bất định. Nhưng lịch sử cho đến nay cũng chưa dám tuyên bố dứt khoát Einstein sai, mặc dù cơ học lượng tử liên tục đạt được những chiến công vang dội, thu phục được hầu hết trái tim và khối óc các nhà vật lý. Thật vậy, tư tưởng Einstein không chết, bằng chứng là vẫn có những trường phái hiện nay ủng hộ Einstein, tìm cách chứng minh nguyên lý bất định sai. Chẳng hạn, nhiêu nhà vật lý cho rằng cái gọi là bất định đó thực ra chỉ là hiện tượng rối lượng tử( quantum entanglement) mà thôi. Và hậu thế ngày nay tìm cách dàn hoà: kết hợp Thuyết tương đối tổng quát của Einstein(một lý thuyết mô tả những qui luật xác định của vũ trụ) với Cơ học lượng tử của Heisenberg (một lý thuyết mô tả tính bất định của thế giới lượng tử) thành một lý thuyết chung. Họ gọi lý thuyết kết hợp này là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything).
Nói theo ngôn ngữ triết học, thì sự hoà giải của hậu thế là đi tìm một sự kết hợp giữa hai cực đối lập. Nếu hai cực này chỉ là hai cực "trái ngược nhau" mà thôi, thì tuyên bố của Niels Bohr có thể là gợi ý mở đường: "Trái ngược không có nghĩa là mâu thuẫn, chúng bổ sung cho nhau". Nhưng nếu hai cực này là hai cực mâu thuẫn với nhau, thì sự kết hợp là bất khả. Đông học nói: Âm Dương đối lập nhưng hài hoà trong Thái Cực. Phải chăng sự kết hợp của lý thuyết Einstein với lý thuyết Heisenberg chính là tham vọng biết được Thái Cực, tức là biết được Trời - Đất. Tham vọng này e có thái quá không?
Trong khi tôi còn bán tín bán nghi, thì đùng một cái, một khám phá lớn gần đây được công bố rầm rộ trên báo chí, sách vở, internet đưa ra một tuyên ngôn trái ngược với tuyên ngôn của Einstein: " Chúa không chỉ chơi xúc xắc trong cơ học lượng tử, mà trong cả nền tảng của toán học!". Đó là tuyên ngôn của Gregory Chaitin, nhà toán học nổi tiếng của IBM.


Số Ômêga và hiện thực ngẫu nhiên của Chaitin
Trong tháng 7 vùa qua, một Hội nghị Quốc tế về khoa học computer đã diễn ra tại
Dijon, Pháp. Trong hội nghị này, một nhà khoa học Úc gốc Việt là giáo sư Kiều Tiến Dũng tại Đại học Swinburn, Melbourne, đã trình bày một khám phá mới của ông liên quan đến một có số kỳ lạ, . Mở đầu báo cáo, ông viết" Một trong những nghiên cứu gây ngạcWgọi là số Omêga , thông qua mộtWnhiên nhất trong khoa học tính toán gần đây là sự khám phá ra số nhánh của Lý thuyết thông tin thuật toán."
Thật vậy, sự khám phá đã gây nên một cú sốc lớn trong giới khoa học, bởi lẽ cho thấy toán học không phải là một hệ thống xác định như nguời ta vẫn tưởng, mà hoá ra cũng chứa đựng tính ngẫu nhiên giống cơ học lượng tử. Vậy là gì?
Đó là một con số do Gregory Chaitin tìm ra vài năm gần đây dựa trên việc phát triển định lý Godel và Sự Cố Treo Máy của Alan Turing. Godel khẳng định mọi hệ logic khép kín đều không đầy đủ( bất toàn), và trong toán học vẫn tồn tại những định lý đúng nhưng không thể chứng minh. Một biểu hiện cụ thể của Định Lý Bất Toàn là Sự Cố Treo Máy: không thể đoán trước một chương trình computer liệu có thể bị dừng lại hay chạy vòng quanh mãi hay không. Từ bài toán của Turing, Chaitin đặt vấn đề: Hãy tính xác xuất để một chương trình computer được chọn ngẫu nhiên trong số tất cả các chương trình có thể sẽ bị dứng là bao nhiêu. Ông gọi xác xuất đó là Ômega. Rõ ràng Ômêga tồn tại, vì trong thực tế, một chương trình có thể bị dừng, có thể không. , là một số thực lớn hơn 0, nhỏ hơn 1. Tuy
W
Theo định nghĩa xác xuất, Ômega nhiên, chúng ta không thể bao giờ biết nó cụ thể bằng bao nhiêu, vì theo Sự Cố Treo Máy của Turing, không thể đoán trước một chương trình có thể bị dừng hay không. Tóm lại, nó là một số có thật, hiện hữu, nhưng không thể tính được, hoặc không thể biết được. Đây là chuyện chưa từng có trong toán học. KHông tồn tại bất cứ thuật toán nào cho phép tính được các chữ số của Ômega. Nếu viết trong hệ nhị phân, sẽ là một dãy gồm toàn các số 0 và 1 kéo dài vô hạn. Nếu coi 0 tương ứng với đồng xu sấp, 1 tương ứng với đồng xu ngửa, lập tức bạn sẽ thấy không có thuật toán nào cho phép tiên đoán được kết quả của chuỗi "sấp/ngửa" vô hạn của Ômega.
Từ đó, Chaitin đi đến 2 kết luận hết sức quan trọng:
- Trong toán học tồn tại những con số ngẫu nhiên không thể tính được(uncomputable), hoặc không thể biết được (unknowable). Kết luận này tương đương với kết luận của Godel: Trong toán học tồn tịa những định lý đúng, nhưng không thể chứng minh.
- Vì những con số mang bản chất ngẫu nhiên không tính được là số thực, mà số thực là nền tảng của số học, tức là nền tảng của toán học, do đó tính ngẫu nhiên( randomness)nằm trong nền tảng của toàn bộ khoa học!
Vì thế, không có gì để ngạc nhiên khi Chaitin đã gây nên một cú sốc trong thế giới khoa học lớn đến chừng nào. Tạp chí

New Scientist cảnh báo: " Ông ấy(Chaitin) đã làm tiêu tan toán học bằng một con số duy nhất. Và đó chỉ mới là sự khởi đầu thôi.. Đây là một tin không tốt lanh đối với nhưng nhà vật lý đang mong muốn tìm ra sự mô tả đầy đủ và chính xác về vũ trụ. Toán là ngôn ngữ của vật lý, dó đó khám phá của Chaitin ngụ ý rằng không thể nào có một Lý Thuyết Về Mọi Thứ được."
Nếu Chaitin đúng thì có nghĩa là không thể tồn tại một lý thuyết xác định của toàn vũ trụ, bởi vì vũ trụ mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn là xác định. Thật vậy, theo Chaitin, những định lý, định luật mà khoa học đã khám phá được thực ra quá lắm cũng chỉ giống như những hòn đảo hoặc quần đảo ngoài biển khơi, trong khi cái ngẫu nhiên và bất định chính là biển cả mênh mông! Ở đây, bất ngờ, ta gặp lại tư tưởng của Laplace : "Những điều ta biết thật ít ỏi, những điều ta không biết thì mênh mông", mặc dù Laplace là tác giả của thuyết Tất Định Vũ Trụ.
Trên một góc độ khác, kết luận của Chaitin hoàn toàn phù hợp với kết luận của Lý Thuyết Hỗn Độn( Theory of Chaos). Lý thuyết này nói rằng mức độ hỗn độn của vật chất trong vũ trụ càng tăng lên, trật tự ngày càng giảm đi (định luật Entropi). Vì thế, chẳng cần đến nguyên lý bất định của cơ học lượng tử cũng có thể thấy rằng nhiều hiện tượng vũ trụ sẽ không thể tiên đoán một cách xác định được.
Có thể cái xác định chỉ là những chân lý cục bộ mà thôi, trong khi cái bất định là chân lý toàn phần. Vì thể, ta chỉ có thể nhận biết được cái cục bộ, chứ không thể biết được chính xác cái toàn phần. Tham vọng biết chính xác cái toàn phần là bất khả. Nhưng đó là điều may mắn, vì nhờ thế cuộc sống mới đáng sống, bởi lẽ niềm hạnh phúc khám phá sẽ không bao giờ chết!
_________________
Visible but Not Avaiable !
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Với tiêu đề của bài viết trên "Luật chơi của khoa học là cái xác định". Tôi cho rằng đây là "luật chơi" và đó không phải bản chất của khoa học. Và tôi không tin rằng giới khoa học trên thế giới xác nhận luật chơi này, cho dù có thể có rất nhiều người ủng hộ nó. Niềm tin của tôi được xác định bởi nhưng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học, đã hình thành. Nếu như "luật chơi" này được xác định thì không cần đến các tiêu chí khoa học.

Tác giả viết:

Một số người không công nhận Kinh dịch là một khoa học thực sự, vì các nguyên lý của nó không được định lượng bằng các công thức chính xác của toán học. Một số nhà khoa học đã cố gắng toán học hoá Kinh dịch, nhưng có vẻ như, công trình của họ không được đông đảo các nhà khoa học chú ý. Phải chăng vì những trình bày toán học đó không đủ thuyết phục? Một số người khác nói rằng ý đồ toán học hoá Kinh dịch là không tưởng, xuất phát từ chỗ không hiểu bản chất các tư tưởng Phương Đông.

Tôi nghĩ không phải một số người, mà rất nhiều nhà khoa học cũng có sự nhìn nhận tương tự như vậy.

Tác giả viết tiếp:

Nói theo ngôn ngữ triết học, thì sự hoà giải của hậu thế là đi tìm một sự kết hợp giữa hai cực đối lập. Nếu hai cực này chỉ là hai cực "trái ngược nhau" mà thôi, thì tuyên bố của Niels Bohr có thể là gợi ý mở đường: "Trái ngược không có nghĩa là mâu thuẫn, chúng bổ sung cho nhau". Nhưng nếu hai cực này là hai cực mâu thuẫn với nhau, thì sự kết hợp là bất khả. Đông học nói: Âm Dương đối lập nhưng hài hoà trong Thái Cực. Phải chăng sự kết hợp của lý thuyết Einstein với lý thuyết Heisenberg chính là tham vọng biết được Thái Cực, tức là biết được Trời - Đất. Tham vọng này e có thái quá không?

Trong khi tôi còn bán tín bán nghi, thì đùng một cái, một khám phá lớn gần đây được công bố rầm rộ trên báo chí, sách vở, internet đưa ra một tuyên ngôn trái ngược với tuyên ngôn của Einstein: " Chúa không chỉ chơi xúc xắc trong cơ học lượng tử, mà trong cả nền tảng của toán học!". Đó là tuyên ngôn của Gregory Chaitin, nhà toán học nổi tiếng của IBM.

Vâng! Tôi tin rằng tất cả những dẫn chứng của tác giả đều đúng về mặt hiện tượng. Nhưng tác giả đã đưa một dẫn chứng sai khi cho rằng:

Đông học nói: Âm Dương đối lập nhưng hài hoà trong Thái Cực.

Đây không phải là một nguyên lý của Lý học Đông phương. Tôi khẳng định điều này. Trong cổ thư mang tính kinh điển gốc viết về Thái Cực, không hề có câu "Âm Dương đối lập nhưng hài hoà trong Thái Cực". Mà chỉ có một câu duy nhất trong Kinh Dịch cổ là "Thái Cực sinh lưỡng nghi". Câu mà tác giả dẫn, hoàn toàn là của người đời sau, diễn giải theo cách hiểu của họ. Tất nhiên là đây là cách diễn giải sai của người đời sau. Do đó, sự phản biện của tác giả - căn cứ vào cách hiểu sai đó - là: "Nhưng nếu hai cực này là hai cực mâu thuẫn với nhau, thì sự kết hợp là bất khả" - thì nó chỉ đúng với cách diễn giải sai trên.

Tôi đã xác định rằng: Trong Thái Cực không có Âm Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ, theo daretolead thì đây là những nguồn thông tin không có giá trị khoa học, chẳng qua là sự góp nhặt thông tin trên các tạp chí "khoa học", nguồn từ các forum, các "nhà khoa học" không được cộng đồng các nhà khoa học thực sự công nhận. Sự đấu tranh giữa "tất định" và "bất định" cần được nhìn dưới con mắt biện chứng chứ không phải logic hình thức. Ngày càng có nhiều phát kiến mới, được khẳng định qua các thí nghiệm kiểm chứng thực tế làm sáng tỏ dần tính tất định và bất định. Đem logic hình thức trong việc quán xét thế giới vật chất ở thang vĩ mô vào thế giới hạ nguyên tử không còn thích hợp. Điều này đã được các nhà duy vật biện chứng xem xét và đánh giá, nếu quan tâm, daretolead xin được trình bày theo cách hiểu của mình sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ, theo daretolead thì đây là những nguồn thông tin không có giá trị khoa học, chẳng qua là sự góp nhặt thông tin trên các tạp chí "khoa học", nguồn từ các forum, các "nhà khoa học" không được cộng đồng các nhà khoa học thực sự công nhận. Sự đấu tranh giữa "tất định" và "bất định" cần được nhìn dưới con mắt biện chứng chứ không phải logic hình thức. Ngày càng có nhiều phát kiến mới, được khẳng định qua các thí nghiệm kiểm chứng thực tế làm sáng tỏ dần tính tất định và bất định. Đem logic hình thức trong việc quán xét thế giới vật chất ở thang vĩ mô vào thế giới hạ nguyên tử không còn thích hợp. Điều này đã được các nhà duy vật biện chứng xem xét và đánh giá, nếu quan tâm, daretolead xin được trình bày theo cách hiểu của mình sau.

Cảm ơn Daretolead quan tâm đến đề tài này.

Tôi là người xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Bởi vậy tính tất định hoặc bất định rất quan trong với tôi. Nó sẽ quyết định tôi đúng hay sai.

Bởi vậy, nếu Daretolead cho biết ý kiến của mình thì rất quý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Daretolead quan tâm đến đề tài này.

Tôi là người xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Bởi vậy tính tất định hoặc bất định rất quan trong với tôi. Nó sẽ quyết định tôi đúng hay sai.

Bởi vậy, nếu Daretolead cho biết ý kiến của mình thì rất quý.

Tính tất định và bất định từ xưa đã là đề tài của nhiều cuộc tranh luận trong triết học. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, đặc biệt là cơ học lượng tử, sự tất định và bất định lại trở thành một đề tài nóng dưới cái nhìn của các nhà vật lý học, toán học và triết học. Daretolead xin được tóm tắt về nội dung việc tranh luận giữa tất định và bất định trong vật lý học gần đây gắn với sự ra đời của cơ học lượng tử.

Cơ học lượng tử là khoa học nghiên cứu về thế giới nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử, với các thực nghiệm xác định các tiên đoán lý thuyết của cơ học lượng tử có độ chính xác cao. Cơ học lượng tử cho con người cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới vật chất, mạng lại nhiều đột phá trong thực tế. Tuy nhiên, cơ học lượng tử cũng nằm trong vòng tranh cãi dữ dội. Lý thuyết này đề xuất rằng các hạt rất nhỏ như electron hành xử theo một cách không giống như trong thế giới vật chất mà chúng ta thấy qua trực giác vật lý thông thường. Ánh sáng khi thì được quan sát như là một sóng, khi thì như là một hạt.

Như vậy cơ học lượng tử đáng lẽ phải là công cụ tốt nhất ở thế giới hạ nguyên tử. Tuy nhiên nó không thể mô tả chính xác tại sao một hạt lại ở đây mà không ở kia, không xác định vị trí chính xác của một hạt mà chỉ có thể xác định xác suất tương đối mà một hạt có thể xuất hiện tại một vị trí vào một thời điểm.

Đã xuất hiện sự lý giải từ các nhà khoa học mà đại diện là Borh và Heisenberg giải thích hành trạng lạ lùng của các hạt hạ nguyên tử, ánh sáng bằng cách "phủ nhận thế giới vật chất".

Quan điểm ánh sáng là sóng được thể hiện rõ ràng nhất trong thí nghiệm khe đôi của Young. Sau này các thí nghiệm điện từ của các nhà khoa học khác lần lượt xác nhận thuyết sóng của ánh sáng. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 19, một số nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi chiếu ánh sáng vào những kim loại nhất định sẽ tạo ra dòng điện, dòng điện này phụ thuộc vào cường độ và tần số ánh sáng chiếu đến. Để giải thích hiện tượng này, Einstein cho rằng ánh sáng không phải là sóng mà là các hạt nhỏ - photon...

Các thí nghiệm đã được thực hiện và cho thấy dường như khi chỉ có 1 photon thì vẫn có hiện tượng giao thoa. Ánh sáng thực sự là gì? nó là một sóng hay một trận mưa các photon? Chúng ta phải sử dụng cả 2 lý thuyết, lúc thì dùng lý thuyết này, lúc thì dùng lý thuyết kia và đôi khi là cả hai để giải thích các hiện tượng, đem vào ứng dụng thực tế. chúng ta đứng giữa 2 bức tranh khác nhau về thực tại, mỗi cái riêng lẻ thì không thể nào giải thích hiện tượng ánh sáng cũng như các hạt hạ nguyên tử như electron nhưng kết hợp cả 2 thì lại có thể.

Tuy có 2 cách dẫn giải khác nhau (xin tìm đọc thêm trên internet nếu quan tâm) nhưng cả Bohr và Heisenberg đều rút ra nguyên lý bất định để giải thích mâu thuẫn này như sau: "càng xác định chính xác vị trí bao nhiêu, thì lúc đó càng khó biết chính xác động lượng bấy nhiêu, và ngược lại". Tiếp tục phân tích sẽ dẫn đến nguyên lý bổ sung của Bohr: "không thể nào quan sát được đồng thời hành trạng sóng và hạt". Mọi nỗ lực quan sát đồng thời cả sóng và hạt đều sẽ thất bại. Có thể nói rằng người quan sát ảnh hưởng đến vật được quan sát không phải là ý tưởng gì mới, nhưng với Bohr và Heisenberg, 2 ông còn đi xa hơn khi cho rằng người quan sát không chỉ ảnh hưởng đến vật được quan sát, người quan sát còn tạo ra nó.

Theo các nhà duy vật biện chứng thì đây hơn là một sự nỗ lực nâng nỡ sự không tương xứng của logic hình thức khi đối mặt với bằng chứng về sự kết hợp giữa các mặt sóng và hạt của vật chất. Nói cách khác, đây là sự lý giải để không chấp nhận rằng trong vận động những khái niệm cứng nhắc là không phù hợp.

Toàn bộ vấn đề là ở chỗ những quy luật của logic hình thức bị sụp đổ khi vượt qua một số những giới hạn nhất định. Tất nhiên điều này áp dụng cho hầu hết những hiện tượng trong thế giới hạ nguyên tử, ở đó những quy luật đồng nhất, sự mâu thuẫn và sự dung hòa loại trừ không thể chấp nhận được. Heisenberg bảo vệ cho lập trường của logic hình thức và chủ nghĩa duy tâm, và do đó, chắn hẳn phải tiến tới kết luận cho rằng tư duy của con người không thể thấu hiểu được những hiện tượng đối lập ở thang cấp hạ nguyên tử. Cái gọi là "Nghịch lý của cơ học lượng tử" chính là cái này. Heisenberg không thể chấp nhận sự tồn tại của những mâu thuẫn biện chứng, và do đó thích trở lại với cái thần bí triết học - ‘chúng ta không thể biết'.

(còn tiếp)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách luận giải của Bohr và Heisenberg ở trên được công bố chính thức tại hội nghị khoa học ở Copenhagen và thường được gọi là cách luận giải Copenhagen. Hiện nay, đã xuất hiện những thách thức đối với cách luận giải Copenhagen này.

Sự phát triển trong công nghệ đã cho phép các nhà khoa học chỉ ra rằng đường đi của các hạt hạ nguyên tử là rất thực (xin vui lòng xem hình ở đây: http://www.fredonia.edu/department/physics/bubblehr.jpg). Thấy được đường đi của hạt trong các thí nghiệm năng lượng cao là điều bình thường, trong đó cả vận tốc và vị trí đều có thể được xác định với độ chính xác lớn hơn mức không chắc chắn cho trước. Heisenberg bảo vệ quan điểm của ông trước việc này khi cho rằng nguyên lý bất định của ông chỉ thích hợp cho việc tiên đoán tương lai (tức là việc ghi lại được đường đi của các hạt hạ nguyên tử có nghĩa là sự "di chuyển" của hạt đã xảy ra rồi và không có gì phải bàn cãi nữa). Nếu động lượng chỉ đơợc biết với một độ chính xác nhất định thì vị trí của hạt trong tương lai sẽ được tiên đoán với một độ chính xác nhất định. Theo các nhà duy vật biện chứng thì điều này chẳng có gì mới và sâu sắc ở đây cả.

Một kiểu thí nghiệm khe đôi mới nhất đã được thực hiện bởi giáo sư Afshar tại đại học Harvard (xin xem thêm tại đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Afshar_experiment). Kết quả của thí nghiệm này đi ngược lại với nguyên lý bổ sung của Bohr, tức có thể quan sát đồng thời cả hành trạng sóng và hạt của ánh sáng (Daretolead xin nói thêm rằng công trình nghiên cứu này đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín hàng đầu và tất nhiên đang trong vòng tranh luận dữ dội. Dù sao thì cũng phải đợi đến khi được chính thức công nhận bởi cộng đồng khoa học trên toàn thế giới thì mới có thể xác định rằng nguyên lý bổ sung của Bohr là sai).

Nhờ vào cơ học lượng tử, chúng ta thấy rằng vật chất ở thang nguyên tử và hạ nguyên tử không ngừng vận động, chuyển đối. Các electron quay quanh hạt nhân, chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, năng lượng và vật chất hoán đổi, các hạt biến thành cái đối lập với nó (sóng) và sau đó lại kết hợp lại... Điều ta thấy ở đây là sự chuyển đổi này không phải diễn ra một cách liên tục mà thông qua các bước (tích lũy đủ lượng sẽ dẫn đến thay đổi về chất).

Các nhà vật lý học hiện đại buộc phải chấp nhận xem xét các khái niệm mà trước kia tách rời nhau thì bây giờ có mối liên hệ với nhau. Tất cả là các mặt khác nhau của thế giới vật chất và luôn có mối quan hệ với nhau. Cụ thể, quan niệm của các nhà vật lý về chuyển động đã được mở rộng ra đối với nhận thức của họ về các mặt đồng thời sóng hạt của vật chất. Khi vật chất chuyển động, một nhà vật lý có thể mô tả tiến trình bằng động lượng, đó là khối lượng của vật thể chuyển động nhân với vận tốc của nó. Một sóng, mặt khác, là một loại tiến trình vật chất khác. Nó là một sự nhiễu động, của bề mặt của một khối nước hoặc của một trường điện chẳng hạn, và là một quá trình trong đó năng lượng chuyển động. Một nhà vật lý có thể mô tả một sóng bằng bước sóng của nó, khoảng cách từ một đỉnh của dao động đến đỉnh kế tiếp. Động lượng và bước sóng là hai sự trừu tượng hóa hoàn toàn khác nhau được sử dụng để mô tả hai quá trình khác nhau. Tuy nhiên sau khi có công trình của Einstein về hiệu ứng quang điện, và sau công trình lý thuyết của những nhà sáng lập ra cơ học lượng tử, các nhà vật lý bị buộc phải chấp nhận rằng động lượng, một tính chất của vật chất hành xử như hạt, trực tiếp có liên quan đến bước sóng, tính chất của vật chất hành xử như sóng.

Một người có thể thốt lên rằng tại sao lúc thì thế này, lúc thì thế kia, và anh ta khổ sở chọn lựa giữa 2 tình thế trái ngược nhau và tự hỏi tại sao thế giới này lại luôn như thế. Như Einstein đã nói "chúng ta có 2 bức tranh đối lập nhau về thực tại". Theo các nhà duy vật biện chứng thì những tính chất có vẻ như đối lập nhau đó có thể được trình bày đồng thời và phổ biến. Ánh sáng và bóng tối, nóng và lạnh, sóng và hạt, điện tích âm và dương,... sự kết hợp quen thuộc và không thể tránh được, thiếu cái này thì không thể có cái kia và từ đó sinh ra vận động và biến đổi.

(còn tiếp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Daretolead vì bài viết này.

Tôi chen ngang một chút trong khi chờ đợi bài viết tiếp theo.

Theo Lý học thì sóng là một dạng tồn tại của hành Thủy - Thiên nhất sinh Thủy - theo quan niệm của Lý học . Phải chăng sóng là tiền đề của vật chất có khối lượng - Hạt? Đây là ý niệm đột khởi, có thể sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Các nhà vật lý "đứng nhìn" lưỡng tính sóng hạt, thấy khó xử, cũng như đứa trẻ đứng nhìn cốc sữa và chiếc kẹo vậy. Nó rất khó xử, không biết làm sao để có thể ăn được chiếc kẹo và uống cốc sữa một cách đồng thời. Khó cho nó quá !. Và những nhà Lý học thật sự thì cũng giống như cha đứa bé, nhìn thái độ khó xử của đứa bé đầy sự thông cảm, âu yếm, và ... mỉm cười !.

Thân ái.

Edited by vuivui

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin được nói thêm rằng lưỡng tính sóng hạt, hay đối ngẫu sóng hạt không chỉ có khi làm thí nghiệm với ánh sáng. Đối ngẫu sóng hạt còn xuất hiện khi làm thí nghiệm với các electron. Các electron, thậm chí chỉ một electron có thể giao thoa giống như sóng ngay cả khi chúng được dò thấy như là hạt (xin vui lòng xem thêm tại http://en.wikipedia.org/wiki/Double-slit_experiment, ta cũng có thể tìm thấy rất nhiều video quay lại thí nghiệm khe đôi đối với electron trên youtube). Thí nghiệm về sự giao thoa của các electron được thực hiện vào năm 1989 tại Hitachi bởi Akira Tonomura và các đồng nghiệp đựơc đăng trên youtube tại

Daretolead không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật, các hàm sóng,... mà chỉ xin đưa ra quan điểm duy vật biện chứng. Trong thí nghiệm Hitachi, chúng ta trở nên nhận thức được hành trạng sóng của vật chất khi mà chúng ta có rất nhiều hạt. Tương tự, khi chúng ta quan sát một bình chứa khí (ví dụ như khí oxy) thì ta sẽ quan sát được các quy luật về nhiệt độ, thể tích và áp suất chỉ khi chúng ta có nhiều phần tử oxy trong chiếc bình đó. Tính sóng xuất hiện từ sự chuyển hóa từ lượng thành chất; một hạt hay một phân tử là không thể tiên đoán được, nhưng nhiều thì lại tuân thủ theo những quy luật được xác định tốt phù hợp với các tính chất thống kê của chúng. Cả sóng và hạt đều được quan sát - các hạt riêng lẻ, khi hợp lại trong một nhóm khổng lồ sẽ có các tính chất của sóng (những vân giao thoa).

Cơ học lượng tử sử dụng hàm sóng để mô tả hành trạng của nhiều nguyên tử, nhưng nói lên rất ít về chuyển động của electron ứng với một nguyên tử riêng lẻ. Như vậy thì câu hỏi sẽ là con đường chuyển động của electron trong một nguyên tử riêng lẻ này có tồn tại không? Câu trả lời là: Có, miễn là hiểu chuyển động một cách biện chứng. Con đường đó là đường cong mà hạt chuyển động dọc theo. Khi hạt đang chuyển động, nó không ở tại một vị trí nào cả; nó ở trong quá trình chuyển động từ vị trí này đến vị trí kia. Nó chuyển động học theo một đường cong xác định. Nhưng nói là nó ở đây, hay kia, tại một điểm nào đó trong thời gian thì là vô nghĩa. Nó đang chuyển động từ đây tới kia. Sẽ rối loạn nếu như hiểu chuyển động một cách không biện chứng, việc cố gắng nói lên rằng hạt ở đây tại một thời điểm cụ thể trong thời gian, đó là kỳ công của Heisenberg để phát triển thuyết thần bí rằng "con đường không có tồn tại".

Trong thí nghiệm khe đôi không thể nào tiên đoán được hạt sẽ đi đâu sau khi qua hai khe, không phải là nói tính trung bình. Có một sự bất định, theo chiều hướng là đường cong chính xác không thể được tiên đoán sớm. Nhưng điều này khác với tính nhân quả. Hạt đến nơi mà nó đến với tư cách là một chuỗi nhân quả của các sự kiện. Dụng cụ thí nghiệm bắn hạt vào các khe; hạt di chuyển xuyên qua một trong các khe đó; hạt đến màn hình chắn. Và có nhiều ví dụ trong tự nhiên về các hệ thống nhân quả nhưng phi định mệnh. Một chiếc xe trượt băng trượt xuống một ngọn đồi mấp mô đến chân đồi tại một vị trí không thể tiên đoán trước được. Nếu nó bắt đầu từ một vị trí hơi khác đi ở đỉnh thì nó sẽ đến một vị trí khác rất nhiều ở chân đồi. Tính không thể tiên đoán được không loại trừ tính nhân quả. Thực tế khoa học hiện đại đang bắt đầu hiểu ra rằng thường thì tính nhân quả được biểu lộ thông qua tính không thể tiên đoán - tính tất yếu được biểu lộ thông qua tính ngẫu nhiên:

"Thoạt tiên, chúng ta dường như bị mất hút trong cái đám khổng lồ những ngẫu nhiên. Nhưng sự rối loạn này chỉ là bề ngoài. Những hiện tượng ngẫu nhiên luôn luôn chợt lóe lên trong và từ sự tồn tại, giống như sóng trên mặt biển, biểu lộ cho một quá trình sâu hơn, một quá trình không phải là ngẫu nhiên mà là tất nhiên. Tại một điểm quyết định, sự tất nhiên này để lộ bản thân mình thông qua cái ngẫu nhiên."

Những hệ thống phi tuyến với sự phụ thuộc nhạy cảm vào những điều kiện ban đầu dẫn đến việc không thể tiên đoán được là đề tài của thuyết hỗn độn. Những tương tự giữa hành trạng của các hệ thống hỗn độn và tính không thể tiên đoán được của hành trạng vật chất tại những khoảng cách nhỏ gợi đến một lời giải thích tương tự khả dĩ, và đây hiện đang là một đề tài sôi động của nghiên cứu khoa học. Một hạt riêng lẻ là không thể tiên đoán được; nhiều hạt thì có một hành trạng được xác định chính xác. Trật tự xuất hiện từ hỗn độn - lượng biến thành chất - như trong các hệ thống phức tạp, nhiều vật thể và phi tuyến khác.

Nội dung tóm tắt trên daretolead trích từ trang www.marxist.com , nếu quan tâm có thể đọc thêm (có phần tiếng Việt).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một bài cũng khá hay tại http://www.marxist.com/khung-hoang-trong-vu-tru-hoc.htm

Khủng hoảng trong vũ trụ học

Đối với cả thường dân và các nhà khoa học những bức ảnh chụp được bởi các dụng cụ thiên văn hiện đại đã gợi lên một bức tranh tự nhiên tuyệt đẹp đáng kinh ngạc đến mức nào. Cái ngay lập tức đang thu hút sự chú ý là những mẫu hình chuyển động, những mẫu hình tương tự một cách ngạc nhiên với những mẫu hình thấy được ở trên Trái đất, nhưng ở thang khoảng cách vũ trụ. Những đám mây khí và bụi khổng lồ xoáy tít cuộn mình xuyên qua những ngôi sao và thiên hà. Những cuộn khí nóng nổ tung từ những gì còn lại của một vì sao. Ở mọi nơi trong vũ trụ, từ hệ mặt trời của chúng ta cho đến những thiên hà xa xăm nhất, chúng ta thấy được bằng chứng về sự biến đổi và vận động. Điều gì đang diễn ra ở đây? Đâu là nguyên nhân?

Câu trả lời chuẩn được các nhà vũ trụ học đưa ra là sự vận động của các vì sao và thiên hà chúng ta thấy hiện giờ là kết quả của một vụ nổ khổng lồ diễn ra cách nay 14 tỷ năm. Đây là lý thuyết Vụ nổ lớn về nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng một trận lũ các thông tin gần đây từ những chiếc kính viễn vọng trên mặt đất và ngoài không gian mới đã dẫn nhiều nhà khoa học đến chỗ nghi vấn lý thuyết này, "Mô hình chuẩn" của vũ trụ học. Một dãy các quan sát tổng thể gần đây, về cấu trúc thiên hà, tuổi của các vì sao và thiên hà, bức xạ phông, tỷ lệ những nguyên tố khác nhau trong vũ trụ, dường như đối lập lại với những tiên đoán của lý thuyết Vụ nổ lớn. Ngày càng nhiều các nhà khoa học tin rằng có một lỗi nghiêm trọng trong lý thuyết này và ngày càng có cảm giác rằng lĩnh vực này của khoa học đang lâm vào khủng hoảng.

Vào mùa hè, ở Monção Bồ Đào Nha, một nhóm các nhà thiên văn và vật lý đã gặp nhau để thảo luận về tình hình này và để nhìn ra những vấn đề khác. Cuộc gặp diễn ra dưới nhan đề "Khủng hoảng trong Vũ trụ học" và là sáng kiến của "nhóm vũ trụ học lập dị". Đây là một nhóm các nhà khoa học gồm có cả nhà vật lý plasma Eric Lerner, tác giả cuốn sách Vụ nổ lớn chưa bao giờ diễn ra (1). Năm ngoái, nhóm này đã xuất bản một lá thư ngỏ trong tạp chí Khoa học mới đặt nghi vấn về những ý tưởng nền tảng của Vụ nổ lớn, và cũng chỉ ra những hạn chế mà các quỹ đang đặt vào trong nghiên cứu về những vấn đề khác (2) Hội nghị ở Bồ Đào Nha là kết quả thực tiễn của cuộc thảo luận trong các nhóm khoa học diễn ra sau khi xuất bản lá thư.

Trong Lý tính trong sự nổi dậy (3), Alan Woods và Ted Grant cũng đã hướng đến những mâu thuẫn về mặt khoa học và triết học trong lý thuyết Vụ nổ lớn. Mọi bằng chứng xuất hiện kể từ đó, và cụ thể là những quan sát gần đây nhất, xác nhận sự phân tích của họ - rằng ý tưởng về Vụ nổ lớn đã bị rạn nứt, không tương hợp với quan điểm duy vật và biện chứng về vũ trụ, và rằng rốt cuộc những người ủng hộ nó sẽ bị buộc phải chấp nhận rằng nó không thể giải thích được những sự thực đã biết.

Bức xạ phông vi ba và lạm phát

Một trong những điều được cho là thành công của thuyết Vụ nổ lớn là những giải thích của nó về "bức xạ phông vi ba vũ trụ", được quan sát thấy lần đầu tiên vào năm 1964. Đây là một tín hiệu radio biên độ thấp tại tần số tương tự như tần số được sử dụng trong một lò vi sóng, được thấy theo mọi hướng trong không gian. Những người ủng hộ Vụ nổ lớn nói rằng đây là năng lượng còn lại từ Vụ nổ lớn.

Sự thực thì khi bức xạ phông được phát hiện ra lần đầu tiên nó không tương hợp với phiên bản thuyết Vụ nổ lớn tại thời điểm đó. Lý thuyết này không thể giải thích được tại sao bức xạ này lại rất đồng nhất qua khắp các vùng trời, so với tính lổn nhổn của vật chất trong vũ trụ, tụ họp lại thành những đám mây bụi và khí, các thiên hà và các vì sao. Nhưng những nhà lý thuyết Vụ nổ lớn trong lịch sử của thuyết đã có vài lần bị buộc phải điều chỉnh lại ý tưởng của họ khi chúng bị mâu thuẫn với những chứng cứ. Trong trường hợp này, để giải thích tính đồng nhất của bức xạ phông, thì cần phải phát minh ra một ý tưởng mới về sự lạm phát. Nó được mô tả như sau trích từ mục trong Wikipedia về chủ đề này:

"Lạm phát vũ trụ là một ý tưởng, lần đầu tiên được Alan Guth đề xuất vào năm 1981, rằng vũ trụ lúc mới sinh trải qua một pha giãn nở theo hàm số mũ (thời kỳ lạm phát) được điều chỉnh bởi một mật độ năng lượng chân không áp lực âm... Như là một hệ quả trực tiếp từ vụ giãn nở này, tất cả vũ trụ quan sát được có nguồn gốc từ một vùng nhỏ có quan hệ nhân quả. Sự dao động lượng tử trong vùng cực nhỏ này, khuếch đại lên kích cỡ vũ trụ, sau đó trở thành hạt giống cho sự tăng trưởng về cấu trúc của vũ trụ. Hạt chịu trách nhiệm cho sự lạm phát này thường được gọi là inflaton."

Điều này mang ý nghĩa một nỗ lực nghiêm túc để giải thích cho những câu hỏi nền tảng về nguồn gốc của vũ trụ, nhưng không thể nào đi qua cái lối như lối này một cách nghiêm túc được. Bức xạ phông là bằng phẳng, vì vậy trước tiên vũ trụ phải giãn nở rất nhanh và rất êm, được điều chỉnh bởi một "mật độ năng lượng chân không áp lực âm", nhưng các thiên hà lại lổn nhổn, do đó mọi thứ chậm lại để cho vật chất co cụm lại với nhau - nhưng tình cờ thay, như là kết quả của "những dao động lượng tử" theo một cách nào đó trở nên khuếch trương thành vũ trụ mà chúng ta biết ngày nay. Tất cả những điều này được trung chuyển bởi "inflaton" - một hạt chưa bao giờ quan sát thấy (nhưng có lẽ chúng ta quá muộn màng và bỏ lỡ nó mất rồi). Một tác gia khoa học viễn tưởng cũng không thể làm tốt hơn thế được. (4)

Dù sao, lạm phát vũ trụ cũng đã được chấp nhận bởi thuyết Vụ nổ lớn. Nó bảo vệ cho lý thuyết này bằng cách cho phép những tiên đoán của nó về bức xạ vũ trụ được trơn tru phù hợp với quan sát. Phần lớn những gì được phát triển trong lý thuyết này kể từ đó đều dựa trên "mô hình lạm phát", và phiên bản hiện nay của Vụ nổ lớn phụ thuộc một cách mật thiết vào ý tưởng này.

Vào năm 2003 kết quả đã có do bởi một vệ tinh mới, Tàu không người lái dò tìm sóng vi ba đẳng hướng Wilkinson (WMAP), nó cho thấy bức xạ vũ trụ một cách chi tiết hơn trước kia. Vào lúc đầu, và một lần nữa trong tinh thần của vũ trụ học hiện đại, những kết quả mới được mô tả như là sự thành công cho thuyết Vụ nổ lớn và "một sự xác nhận hoàn toàn thuyết lạm phát". Tuy nhiên sự phân tích sau đó chỉ ra điều ngược lại.

Một trong những tiên đoán từ thuyết lạm phát là bức xạ phông sẽ bằng phẳng chứ không có những dao động ngẫu nhiên nhỏ. Tiên đoán này đã được viết thành sách, và chống đỡ cho mọi đề xuất trọng yếu của thuyết. Tuy nhiên, phân tích kỹ những kết quả từ WMAP cho thấy rằng bức xạ này không bằng phẳng. Glen Starkman trình bày kết quả trước hội nghị Bồ Đào Nha chỉ ra rằng không chỉ những dao động khác với kết quả tiên đoán của thuyết Vụ nổ lớn mà chúng còn liên quan với hình học của hệ mặt trời. Thay cho là thuộc về nguồn gốc vũ trụ - năng lượng còn lại từ Vụ nổ lớn - dường như thích hợp hơn là bức xạ đó là ánh sáng và sóng radio từ các vì sao bị phân tán ra bởi các đám mây bụi và khí trong không gian, tạo nên một trong các bức xạ bắt nhịp với cấu trúc của hệ mặt trời và thiên hà của chúng ta.

Nhưng khuynh hướng đi tìm kiếm những lời giải thích trong cái lý thuyết mờ mịt tối tăm đã ăn sâu vào trong vũ trụ học hiện đại. Một weblog vật lý học thiên thể thảo luận kết quả của WMAP có chứa những đoạn sau:

"tôi đề xuất một lời giải thích dưới dạng không-thời gian đa diện... Xem bài của tôi "Những dao động trong bức xạ phông vi ba như là một sự ủng hộ cho khái niệm về không thời gian đa diện". [Matti Pitkanen]

"Liệu điều này có thể được giải thích bởi sự phân bố không đồng nhất khối lượng trong vũ trụ không? Điều gì sẽ xảy ra nếu vật chất tối được giả định đều nằm bên trong một số những hố đen bị che dấu đâu đó, có thể nào các hố đen đó ảnh hưởng đến những photon phông vĩ ba vũ trụ theo cái cách tạo ra những dị thường như vậy?" [Artem Khodush]

Cuộc thảo luận đó khép lại với những lời như sau:

"Đây là vấn đề với việc dạy và quảng cáo cho những điều kỳ quặc. Các sinh viên bắt đầu suy nghĩ về những kịch bản lập dị (tức là không thực tế một cách ngớ ngẩn) thay vì trung thành với vật lý học bình thường. Vấn đề là dữ liệu ngụ ý đến một sự đóng góp địa phương chưa được giải thích vào cái phông vi ba đó, sau đó thì C trong CMB [Phông viba vũ trụ] là không thích hợp về mặt thực tiễn, Vụ nổ lớn rõ ràng là sai lầm, và lạm phát là một cái tẩu mơ mộng của con nghiện." [D R Lunsford]

Sự giãn nở và hiệu ứng dịch chuyển đỏ

Những vấn đề xa hơn đã xuất hiện đối với thuyết Vụ nổ lớn khi nó giả định rằng vũ trụ đang giãn nở như là một kết quả của vụ nổ khởi đầu của thời gian.

Năm 1929, Edward Hubble lần đầu tiên đã chú ý đến hành trạng lạ lùng và không được mong đợi trong ánh sáng đến từ các vật thể xa xôi mà ông giải thích như là bằng chứng cho sự giãn nở của vũ trụ. Edward Hubble thấy những tập hợp màu xác định trong ánh sáng mà ông có thể nhận ra là thuộc về những nguyên tố đặc biệt. (khí natri nóng, chẳng hạn, luôn tạo ra ánh sáng vàng, như đèn đường, và những chất khác luôn phát ra hoặc hấp thụ các màu tương ứng với tính chất của các chất đó.) Nhưng Hubble cũng ghi nhận thấy rằng các màu đó đã bị dịch chuyển đi so với vị trí ban đầu của chúng, hướng về bước sóng dài hơn tới màu đỏ nằm ở cuối dãy quang phổ ánh sáng. Thậm chí làm khó xử hơn, lượng dịch chuyển đó lớn hơn đối với các thiên hà ở xa hơn, đánh giá khoảng cách dựa theo độ sáng của thiên hà đó.

Hubble phỏng đoán rằng dịch chuyển đỏ của màu sắc là do bởi sóng ánh sáng từ các thiên hà bị căng ra khi di chuyển đến trái đất. Một hiệu ứng tương tự - hiệu ứng Doppler - xuất hiện khi một nguồn âm chuyển động; một chiếc xe lửa đang chạy tạo ra một âm lên khi nó tiến lại gần và một âm xuống khi nó đi ra xa và làm giãn sóng âm. Nhưng sự giải thích này về dịch chuyển đỏ không chỉ có nghĩa là các thiên hà đang di chuyển ra xa, mà là thiên hà xa hơn thì đang chuyển động với vật tốc lớn hơn. Các thiên hà giống như là các điểm trên bề mặt của một trái banh đang căng - vũ trụ đang giãn nở.

Đây là quan sát chính dẫn đến ý tưởng về Vụ nổ lớn. Trong chuyển động của các thiên hà, những người ủng hộ Vụ nổ lớn nói, chúng ta thấy hậu quả của một vụ nổ vĩ đại. Vật chất đã từng một lần tập trung lại chỉ một điểm, và hiện nay đang ào ào tuôn ra từ chỗ vụ nổ xuất hiện. Lời giải thích này của dịch chuyển đỏ Hubble dưới dạng sự giãn nở của vũ trụ đã trở thành một trong những hòn đá tảng nâng đỡ thuyết Vụ nổ lớn.

Eric Lerner đã trình bày một bài báo ở hội nghị Bồ Đào Nha thách thức nghiêm trọng quan điểm này. Ông đã dùng các hình ảnh, đủ khéo từ kính thiên văn không gian Hubble, để khảo sát độ sáng bề mặt của những thiên hà xa nhất từng được biết đến. Thuyết Vụ nổ lớn tiên đoán về việc độ sáng bề mặt của một vật thể sẽ thay đổi như thế nào với khoảng cách khác nhau từ hành trạng được mong đợi trong một vũ trụ không giãn nở. Kết quả của ông cho thấy rằng những tiên đoán của Vụ nổ lớn là sai một cách bất ngờ - những thiên hà xa có độ sáng gấp hàng trăm lần so với đề xuất của thuyết Vụ nổ lớn:

"Dữ liệu đã chỉ ra rõ ràng rằng vũ trụ không đang giãn nở, và dịch chuyển đỏ của ánh sáng hẳn phải là do một nguyên nhân khác, có lẽ trong tính chất của bản thân ánh sáng. Điều này cũng có nghĩa là vũ trụ mà chúng ta có thể thấy là không bị giới hạn trong không gian và thời gian - những thiên hà xa nhất chúng ta thấy ngày nay là 70 tỉ năm tuổi, nhiều hơn số tuổi giả định của Vụ nổ lớn, và chúng ta sẽ có thể thấy những thiên hà già và xa hơn nữa với thế hệ kính thiên văn tương lai."

Những ủng hộ xa hơn cho quan điểm này được trình bày trong một bài báo của Thomas Andrews. Ông nhìn vào những ước lượng khoảng cách xuất phát từ độ sáng tương đối của hai loại vật thể: siêu tân tinh và thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà. Ông đã chỉ ra rằng những ước lượng từ siêu tân tinh mâu thuẫn với những ước lượng từ các thiên hà nếu vũ trụ được thừa nhận là đang giãn nở. Nhưng khi các khoảng cách được tính toán xác nhận rằng vũ trụ không đang giãn nở, thì không thấy sự khác biệt giữa hai tập hợp các ước lượng khoảng cách.

Tuổi của vũ trụ

Thuyết Vu nổ lớn gặp phải một trong những khó khăn lớn nhất do nó giả định là có một "khởi điểm của thời gian", một thời gian khi vật chất và chuyển động xuất hiện trong vũ trụ. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đơn giản không có đủ thời gian kể từ Vụ nổ lớn cho việc hình thành những cấu trúc vĩ mô được quan sát thấy trong các cụm thiên hà xa xôi. Francesco Sylosis-Labini đã giới thiệu kết quả từ một nghiên cứu gần đây phát hiện thấy cấu trúc trong các cụm thiên hà có kích cỡ lớn tới 210 triệu năm ánh sáng; do vận tốc của thiên hà chỉ là 1/1500 vận tốc của ánh sáng nên không thể nào cấu trúc loại này có thể được tạo thành với với từng ấy thời gian kể từ Vụ nổ lớn. Nghiên cứu khác sử dụng mô hình máy tính đã cho thấy là ngay cả với giả định thuận lợi nhất thì các cấu trúc vĩ mô quan sát được sẽ cần thời gian ba đến sáu lần dài hơn để tạo thành hơn là thời gian được cho là đã trôi qua kể từ Vụ nổ lớn.

Tương tự, các thiên hà riêng lẻ được quan sát thấy còn già hơn cả Vụ nổ lớn. Tuổi của một thiên hà có thể được ước tính từ màu sắc của ánh sáng nó phát ra; ngôi sao già và lạnh hơn tạo nên nhiều ánh sáng đỏ hơn những sao trẻ. Những thiên hà xa xôi, dựa theo màu sắc ánh sáng do những ngôi sao của nó phát ra, thì thấy rằng chúng có trước Vụ nổ lớn cỡ 1 tỉ năm.

Thuyết Vụ nổ lớn luôn gặp phải những khó khăn dạng này trong việc hòa hợp giữa những quan sát về vũ trụ với sự tiên đoán của nó về tuổi của vũ trụ. "Vật chất tối" - chưa bao giờ được quan sát thấy, bất chấp những công cuộc nghiên cứu vật lý tốn kém trong vòng hai mươi năm nay - là một phát minh nhằm giải thích sự tạo thành của các thiên hà bởi sự suy sụp hấp dẫn, cho là mật độ vật chất cần thiết trong vũ trụ chỉ là 5% hoặc tương tự để làm cho điều này có thể xảy ra được trong thời gian kể từ Vụ nổ lớn. Nhưng khi người ta phát hiện ra là vũ trụ dường như đang giãn nở gia tốc thì cần thiết phải tức tốc phát minh ra "năng lượng tối", để bật đèn xanh cho các thiên hà giãn ra xa nhau sau khi vật chất tối hoàn thành cái công việc tạo lập của nó. Giờ đây, lại có đề nghị rằng những cấu trúc thiên hà ở thang khoảng cách lớn có thể thành hình nếu như năng lượng tối và vật chất tối được thừa nhận là cân bằng với nhau (mặc dù như vậy sẽ làm cho số tuổi của vũ trụ là 32 chứ không phải 14 tỉ năm - một chi tiết nhỏ.). Tuy nhiên Eric Lerner báo cáo rằng những nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm về kết quả này "đồng ý rằng mô hình này không thực tế một chút nào cả".

Vũ trụ học Plasma

Các nhà thiên văn học và vũ trụ học đang trở nên ngày càng nhận ra được vai trò của plasma và điện từ học trong một dải các hiện tượng khác nhau của vũ trụ. Một trong những bài trình bày của Eric Lerner tại hội nghị Bồ Đào Nha là một bức họa tổng quan về vũ trụ học plasma, ý tưởng được phát triển ban đầu bởi nhà vật lý plasma Hannes Alfven.

Plasma là khí nóng trở nên "bị ion hóa" - những electron tích điện âm tách ra khỏi các nguyên tử để lại các ion mang điện tích dương. Một thí dụ về plasma là arc của một cái mỏ hàn - các electron và ion tự do trong khí nóng giữa các điện cực cho phép một dòng electron chạy qua, tạo nên nhiệt, ánh sáng và các sóng radio có thể làm nhiễu các máy thu radio đặt gần. Có lẽ đến 99% vật chất trong vũ trụ được tin là tồn tại dưới dạng plasma, vừa ở trong các vì sao, vừa trong các đám mây khí khổng lồ giữa các vì sao và các thiên hà.

Các nhà vũ trụ học plasma tin là các hiệu ứng điện từ từ plasma, thường bị ngó lơ bởi vũ trụ học truyền thống, có thể giải thích những hiệu ứng mà các nhà lý thuyết Vụ nổ lớn bị buộc phải phát minh ra các vật thể chưa bao giờ được thấy như vật chất tối hay năng lượng tối. Dòng điện trong plasma giữa các vì sao hay giữa các thiên hà có thể phát ra các lực từ mạnh như lực hấp dẫn, và đó là cái có thể giải thích sự tạo thành các thiên hà và cấu trúc mà không cần đến những thứ ngu xuẩn như vật chất tối hay năng lượng tối. Nhưng vũ trụ học truyền thống hiếm khi xem xét đến bất cứ thứ gì ngoài những tác động hấp dẫn.

Một số người tham dự hội nghị có nhắc đến những hiệu ứng liên quan plasma trong những bài trình bày của họ trong cuộc thảo luận chung. Tuy nhiên, Donald Scott (5) đã chỉ ra trong bài báo của ông rằng các nhà vật lý học thiên thể dòng chính thống thường không có khả năng nhận ra những cơ sở của thuyết điện từ và rằng trong lĩnh vực này cần thiết phải hết sức cẩn thận để tránh cái khuynh hướng muốn phát minh ra những vật thể hư ảo để lấp vừa lý thuyết: "các nhà vật lý học thiên thể gần đây đã phát hiện (phát minh) ra những thực thể và lực mang tính giả thuyết với một tốc độ đang gia tăng. Họ đã làm vậy mà không bị trừng phạt bởi vì những thực thể đó là không thể sai lầm được - no in situ experiments are possible in remote space. Nhưng khi những quy luật đã được thẩm tra lại bởi thực nghiệm của khoa học điện không nhận được sự quan tâm hoặc bị hiểu sai thì đó là lúc hiện diện một thách thức - để bắt đầu một cuộc đối thoại giữa hai phe nhằm giải quyết mâu thuẫn."

Một trong những mặt khác lạ của vũ trụ học plasma là nó tiên đoán sự phân bố fractal của vật chất trong vũ trụ. Fractal là các đối tượng có những hoa văn lập lại tại mọi thang khoảng cách từ bé đến lớn; một vài bài báo tại hội nghị đã thảo luận những hậu quả khả dĩ của hành trạng này. Một phân bố fractal ngụ ý đến những vùng không có vật chất, trống rỗng giữa các thiên hà và các cụm thiên hà, sẽ xuất hiện và tái xuất hiện lại ở mọi thang bậc khoảng cách. Do vũ trụ học plasma không cần đến giả định về tuổi của vũ trụ nên nó cũng không đòi hỏi giới hạn nào về thời gian cần thiết để tạo nên những cấu trúc lớn đến như vậy.

Dark Matter

Vật chất tối

"Phần lớn khối lượng của vũ trụ được tin là tồn tại ở phần tối. Việc xác định bản chất của khối lượng ẩn này là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong vũ trụ học hiện đại. Khoảng 23% vũ trụ được cho là cấu tạo từ vật chất tối, và 73% được coi là chứa năng lượng tối, một thành phần khá xa lạ phân bố một cách rối rắm trong không gian nên khó có thể coi đó là các hạt thông thường được." [Wikipedia]

Hầu hết mọi người khi dồn bản thân mình đến góc tường sẽ chấp nhận sai lầm của mình và từ bỏ con đường đó. Các nhà vũ trụ học truyền thống lại khác hoàn toàn và họ đi dỡ từng viên gạch của cái góc tường đó cho đến khi nó đổ sập xuống đầu họ.

Đối mặt với những quan sát về chuyển động của các thiên hà, những chuyển động này không thể được giải thích bởi một mình hấp dẫn, thì dường như là hợp lý khi coi hiện tượng điện từ có thể chịu trách nhiệm về chuyển động này. Sau tất cả, từ khi khoa học bắt đầu đến giờ các nhà vật lý chỉ có thể tìm ra 4 loại lực mà thôi: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân yếu và lực hạt nhân mạnh, hai lực sau cùng chỉ hoạt động ở những khoảng cách hạ nguyên tử cực kỳ nhỏ. Tuy nhiên, không may thay là có ít những người danh tiếng làm việc với điện từ học trong vật lý học cổ điển hơn là trong việc mô tả một số những hệ quả không mong muốn của thuyết tương đối chung, và thuyết tương đối chung thì lại chỉ làm việc với hấp dẫn.

Vật chất được phát minh ra để chế tạo nên cái điều kiện hấp dẫn cho sự tạo thành của vũ trụ, và cũng để ngăn không cho các thiên hà hiện tồn rời xa nhau. Tốc độ quay của nhiều thiên hà là rất lớn so với những gì hấp dẫn tạo ra bởi vật chất nhìn thấy được để giữ chúng lại với nhau. Thay vì đi tìm một câu trả lời cho hiện tượng vật chất chưa biết này, như các nhà vũ trụ học plasma đã làm, những lý thuyết gia Vụ nổ lớn đã đi phát minh ra một dạng vật chất và năng lượng không nhìn thấy được, được cho là chiếm ưu thế trong vũ trụ, giải thích cho 95% hợp phần của vũ trụ. Không may là bất chấp những đóng góp to lớn của nó vào hấp dẫn, vật chất tối mặt khác lại "tương tác một cách yếu ớt" với vật chất thông thường, giải thích một cách yếu ớt cho việc không ghi nhận được sự có mặt của nó trong bất kỳ một cuộc thí nghiệm nào. Điều này đã không ngăn cản được các quỹ khoa học thay nhau lên kế hoạch và tiêu nhiều tiền hơn vào một cuộc tìm kiếm khó thành công loại vật chất vô hình này tạo ra thêm nhiều nghề nghiệp khoa học.

Vật chất tối không quá tối đến nỗi "mất hút". Những nghiên cứu gần đây về bức xạ dưới đỏ từ các thiên hà đã tạo khả năng ước đoán được khối lượng của các ngôi sao trong các thiên hà đó. Những hiệu ứng hấp dẫn trong các thiên hà và các cụm thiên hà này để lại rất ít chỗ trống cho vật chất tối. Ở các thiên hà, vật chất nhìn thấy được có thể giải thích cho 2/3 hiệu ứng hấp dẫn quan sát được, mặc dù trong các cụm thiên hà thì lượng vật chất cần thiết nhìn thấy được ít hơn, có lẽ là vì nó bị che mờ bởi lượng lớn bụi và khí trong những hệ thống này.

Phương pháp khoa học

Có cả một phiên họp trong hội nghị làm việc với vấn đề các nhà vũ trụ học và khoa học nói chung nên làm như thế nào trong những đề tài chẳng hạn như vũ trụ học nơi mà họ đang cố gắng để hiểu được những vật thể ở rất xa và không thể tiếp cận được. Timothy Eastman đã chỉ ra những nguy hiểm vốn sẵn có trong phương pháp suy diễn có chung trong vũ trụ học và các phần khoa học khác, ở đó những câu trả lời được sút ra từ "những quy luật chung của vũ trụ" được thừa nhận là không cần có bằng chứng (và do đó có thể được làm cho vừa vặn với các sự kiện). Một trong những giải pháp khác ông đề nghị là "khai thác dữ liệu" dựa trên máy tính, ở đây máy tính được dùng để tìm ra các mô hình trong dữ liệu mà không cần phải viện đến một lý thuyết nào cả.

Tính phổ biến của phương pháp suy diễn dựa trên sự thực là trong một số những vùng được hiểu biết khá rõ của khoa học có thể tổng kết lại những năm tháng làm việc khoa học trong một dạng thức trừu tượng và cực kỳ cô đọng, sửa dụng một số nhỏ các phát biểu toán học. Một ví dụ là những quy luật điện từ của Maxwell:

Những ký hiệu trên biểu thị mối quan hệ giữa trường điện E, trường từ B, mật độ điện tích r và mật độ dòng điện j, cùng với những thay đổi của chúng trong không gian và thời gian, được biểu diễn bởi các toán tử ∇•, ∇ x ∂/∂t. Từ những phương trình này, câu chuyện bắt đầu, có thể sử dụng các quy luật tương ứng với những ký hiệu toán học này để suy ra tất cả những hiện tượng điện từ đã được biết đến. Đối với một nhà toán học hoặc nhà vật lý học điều này thật là một lời tuyên bố cực kỳ hấp dẫn, gần như là làm say đắm, trong đó mọi thứ xuất hiện thật hoàn chỉnh và chắc chắn và có thể lĩnh hội được mọi thứ, ít nhất là về phương diện điều kiện ban đầu thông qua việc áp dụng những quy luật logic và sự biểu diễn của chúng trong toán học.

Không may thay các nhà khoa học hiện đại có khuynh hướng quên mất rằng phải mất rất nhiều năm lao động trải dài bởi rất nhiều con người để đạt đến cái điểm nhận thức hiện nay của chúng ta về điện từ, và cũng tương tự như thế trong những lĩnh vực khác của khoa học ở đó có thể xảy ra sự tổng quá hóa tương tự. Những phương trình Maxwell được mô tả như là những tiên đề - những tuyên bố không cần phải chứng minh hay luận giải. Nhưng đây là chỉ cái nhìn một chiều, bắt đầu với cái kết quả chung cuộc của có lẽ hàng ngàn năm của sự phát triển của con người và khoa học và bỏ qua những gì đã xảy ra như thể đó là sự lầm lẫn. Để đạt đến được cái điểm ở đó thậm chí ý tưởng về một trường điện, hay là sự biểu diễn toán học của sự thay đổi trong không gian và thời gian, được thiết lập, khám phá, phát triển, ứng dụng, kiểm nghiệm và cho thấy là hữu dụng cũng cần đến những đóng góp của không biết bao nhiêu là các nhà khoa học trải qua một thời kỳ lâu dài. 4 phương trình làm nên phương trình Mawxell phân ly thành rất nhiều khái niệm toán học và vật lý học, có liên kết với và được hỗ trợ bởi những kết quả của một dãy tổng thể các hoạt động khoa học. Nếu chúng là tiên đề, nếu chúng là điểm để bắt đầu, tại sao lại cần tới 15 năm trải qua giáo dục hoặc nhiều hơn nữa, thêm cả một số năm để học chuyên sâu về toán học và vật lý, trước khi ai đó có thể hiểu và sử dụng được chúng?

Điểm nhấn trong vật lý lý thuyết và vũ trụ học chính thống là dựa trên sự suy diễn từ các tiên đề, trên các tư tưởng thuần túy và logic. Thuyết Vụ nổ lớn, thiếu sự ủng hộ của quan sát, đã cho thấy những nguy hiểm vốn có trong phương pháp này. Cho đến giờ nó chính là phương pháp chiếm ưu thế trong vũ trụ học, được dạy và cổ xúy trong các trường đại học bởi vì nó đem lại cho những người rất thông minh một cơ hội để chứng tỏ sự sáng chói của họ thông qua việc xác nhận điều ngu xuẩn. Trước tiên là một điều khái quát sâu rộng cốt yếu, một tiên đề từ đó tất cả những cái khác sẽ được suy diễn ra.

Sau đó là các vấn đề, sự sửa chữa, sự im lặng của đối thủ.

Còn có một khó khăn hơn nữa. "Từ những quy luật này, mọi hiện tượng đã biết sẽ được suy ra.". Xem nào, cũng không hoàn toàn. Chỉ trong những trường hợp đơn giản nhất, đối với những hình học đơn giản nhất và một số nhỏ các đặc tính/các hạt/các hợp phần/các hoạt động (tốt nhất là không nhiều hơn hai). Sự khéo léo của các nhà vật lý thực tiễn nằm ở chỗ tìm ra được những cái gần đúng đủ tốt để, đan bện và đổi chiều các tư tưởng và toán học để cố gắng làm cho nó vừa với sự rắc rối. Tính xác thực của hầu hết các hiện tượng vật chất là chúng có nhiều đặc tính nối kết với nhau, tất cả chúng đều tương tác. Và ngày càng có nhiều nhà vật lý bắt đầu nhận thấy rằng chính sự tương tác còn quan trọng hơn nhiều so với những chi tiết của các quy luật vật lý. Sự quá độ xuất hiện được quyết định bởi bản thân sự phức tạp không cần quan tâm đến chi tiết của vật lý học; đây là lý do tại sao mô hình fractal có thể hoạt động ở nhiều thang khoảng cách và với những cơ cấu vật chất khác nhau. Những tiên đề vật lý và những sự suy diễn từ chúng không những trở nên không thỏa đáng, chúng còn không thích hợp. Nhiều quy luật chung xuất hiện - những quy luật biện chứng về chất và lượng, về sự thống nhất của các mặt đối lập và phủ định của phủ định.

Một phương pháp thuần túy kinh nghiệm, ở đó không có nhu cầu về lý luận, thì cũng là phiến diện. Học hỏi từ thực nghiệm, tổng quát hóa những kinh nghiệm, và sau đó kiểm tra chúng trong những thí nghiệm mới là nguyên tắc cơ bản đối với sự phát triển của những tư tưởng khoa học cũng như là đối với sự phát triển của cá nhân. Các nhà khoa học thực hành, cụ thể là trong những khoa học mang tính quan trắc, chẳng hạn như vũ trụ học hay địa vật lý học, đang không ngừng rút ra những ý tưởng từ trong dữ liệu của họ, kiểm nghiệm những ý tưởng này bằng cách áp dụng chúng ngược lại với các dữ kiện, và chọn lọc hoặc thay đổi những ý tưởng của họ. Đây là phương pháp quy nạp và suy diễn một cách đông thời, không phải là cái này hoặc cái kia mà là cả hai.

Đối với Eric Lerner vấn đề về phương pháp luận trong sự phát triển của các lý thuyết khoa học cũng quan trọng ngang với những chi tiết trong vật lý học. Trong một buổi phỏng vấn gần đây (6), ông bình luận rằng: "Bước đột phá trong cuộc cách mạng khoa học của Galileo và Kepler là khái niệm cho rằng những quy luật của vũ trụ, vật lý và khoa học về vũ trụ, cũng giống hệt nhưng khoa học mà chúng ta quan sát được ở đây trên trái đất".

Các lý thuyết gia Vụ nổ lớn khẳng định, chẳng hạn, rằng "vào lúc bắt đầu (và không thể tránh được những sự biểu đạt mang tính kinh thánh theo kiểu này) tất cả mọi vật chất trong vũ trụ được tập trung vào một điểm duy nhất có mật độ vô hạn. Thật vậy, chúng ta không thể nói điều này là bất khả được, và có những khả năng khác có thể giải thích được sự vận động của các thiên hà, bức xạ phông vũ trụ, tỷ lệ của ánh sáng so với các nguyên tố có khối lượng trong vũ trụ, và những quan sát khác mà các lý thuyết gia Vụ nổ lớn khẳng định, một cách sai lầm, là giải thích được. Nếu mà khẳng định, một cách không có bằng cớ gì và hoàn toàn mâu thuẫn với những gì quan sát được cho đến nay, rằng vật chất bị nén vào một điểm, thì sẽ tốt hơn khi nói rằng "nếu chúng ta đẩy tình thế đến giới hạn của sự hấp dẫn khổng lồ chúng ta sẽ không biết được chuyện gì xảy ra, nhưng không có vẻ như là vật chất sẽ xuất hiện hoặc biến mất, bởi vì chúng ta chưa thấy điều đó bao giờ."

Tri thức có thể được thâu nhận bằng nhiều cách; các thí nghiệm trong phòng có thể cho phép chúng ta hiểu được tự nhiên tốt hơn và tự nhiên có thể trao cho chúng ta những đầu mối về những điều chúng ta cần chú ý trong những thí nghiệm đó. Chúng ta có thể tìm hiểu tư nhiên bằng cách quan sát nó trực tiếp, hoặc bằng cách ngoại suy từ những gì đã biết ra cái chưa biết. Eric Lerner nói "Mối quan hệ giữa khoa học trong phòng thí nghiệm và khoa học trong vũ trụ chạy theo cả hai hướng. Đã lắm khi những điều quan trọng về tự nhiên đã được phát hiện nhờ quan sát các vật trong không gian." Đây là kinh nghiệm của cá nhân ông khi làm việc trong lĩnh lực vật lý plasma, trong đó những tiến trình plasma ông nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của mình là bản đối chiếu với những tiến trình thấy được ở các thiên hà.

Ông tin rằng một vấn đề cốt yếu đối với thuyết Vụ nổ lớn là giả định về một hiệu ứng - sự bùng nổ vật chất và năng lượng vào trong vũ trụ - mà không cần có nguyên do. Đối với ông đây là điều phản lại với phương pháp khoa học, cái phương pháp luôn đi tìm những nguyên do đằng sau các hiệu ứng. Sức mạnh của khoa học nằm ở khả năng khái quát hóa từ những điều quan sát được và tạo ra các tiên đoán của nó - ở khả năng phát triển lý luận thông qua việc nghiên cứu những tiến trình đang hoạt động và sau đó dùng lý luận này để dẫn đường cho hành động.

Thần thoại về sự sáng tạo

Một bức tranh sâu hơn về cuộc khủng hoảng cơ bản tồn tại hiện nay đối với lý thuyết Vụ nổ lớn được Mike Disney đưa ra ở hội nghị Bồ Đào Nha trong một bài báo nhân đề "Sự vô nghĩa của vũ trụ học đương thời". Ông đã chỉ ra rằng các lý thuyết hiện thời dựa trên một số lượng nhỏ đáng kinh ngạc những quan sát thực sự độc lập - ông tin là cùng lắm chỉ có năm quan sát độc lập hơn những tham số trong các lý thuyết này. Theo ý ông:

"Có thể biện luận là có ít những cái có ý nghĩa về mặt thống kê phù hợp tốt gây ấn tượng đối với các nhà vũ trụ học chính thống... Cái tính huống nguy hiểm tương tự này cũng tồn tại trong toàn bộ cái lĩnh vực vũ trụ học hiện đại khi mà số lượng những tham số mới đã nở ra để xem xét dữ liệu."

Trong quá khứ ông đã từng cảnh báo về mối nguy hiểm trong tình thế này:

"Phần yếu nhất trong vũ trụ học là sự tương đương của nó với tôn giáo. Cả hai đều làm việc với những vấn đề to lớn nhưng không thể trả lời. Những khán giả say sưa, những phương tiện quảng cáo, những cửa hiệu sách lớn, những thầy tu xúi dục và những kẻ lừa lọc, cũng như những kẻ cả tin, không giống như những chủ đề khác trong khoa học." (7)

Một sự tương tự đáng lo lắng có thể rút ra từ câu chuyện Vụ nổ lớn và thần thoại về sự sáng thế của đạo Cơ Đốc. Không có đủ thẩm quyền để tuyên bố, như những người ủng hộ thuyết Vụ nổ lớn vẫn làm, rằng không thể nào nghiên cứu được những gì đã xảy ra trước Vụ nổ lớn - rằng trước đó thì không có thời gian, và việc nghiên cứu một cách khoa học, giống như những thứ khác, phải dừng lại tại điểm đó. Chúng ta chỉ phải hỏi cái gì đã khởi xướng nên vụ nổ tại điểm bắt đầu của thời gian để thấy rằng chúng ta rồi lại phải bị lôi ngược về cái yêu cầu phải có một xung lực ban đầu - bàn tay của Chúa. Trong vật lý học thiên thể cái ý tưởng cũ rích này đã đi tới thời hiện đại trong một bộ cánh mới, nhưng dưới cái lớp vỏ đó thì vẫn là cái nội dung xa xưa. Chúng ta được bảo rằng "những dao động lượng tử", được ủng hộ bởi hệ quả của nguyên lý bất định của Heisenberg, tạo ra năng lượng để cho xuất hiện cái thời kỳ ngắn ngủi này, và nổ bung ra vũ trụ.

Nguyên lý bất định của Heisenberg là lời tuyên bố về việc chúng ta có thể đồng thời đo được chính xác tới mức nào lượng của các cặp chẳng hạn như là động lượng và vị trí hoặc thời gian và năng lượng. Cho đến giờ đó là tình trạng mò mẫm của tri thức, là những khó khăn của việc quan sát, và những hiểu biết bị giới hạn của chúng ta hiện nay về tính đối ngẫu sóng hạt, chứ không có nghĩa đó là sự mơ hồ trong thực tại vật chất. Dao động lượng tử là một cách luận giải thần bí và duy tâm của nguyên lý bất định Heisenberg được lấy ra từ cau chữ và một nội dung vật chất rỗng tuếch, theo như truyển thống của cách luận giải Copenhagen về cơ học lượng tử. (8)

Đó là một sự bảo vệ yếu ớt dựa vào chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa thần bí của tôn giáo khi mà viện đến cách luận giải duy tâm và thần bí về cơ học lượng tử. Khoa học đang ngày càng cho phép chúng ta có thể tìm ra những câu trả lời cho các hiện tượng tự nhiên, cả lịch sử và tương lai của vũ trụ, trong các tiến trình vật chất. Chúa không tồn tại, không có linh hồn trong máy móc, và chúng ta cần phải tìm Chúa không phải ở thiên đường mà là ở tại Trái đất này, trong thực tiễn tồn tại của nhân loại. Sự sinh thành ra loài người là một quá trình đau đớn và lâu dài cả về thể xác và tinh thần. Những vết sẹp chỉ ra trong thời kỳ lâu dài sinh thành đó đã mất đi cái thiên đường, nơi mà theo nghĩa đen "tất cả là một". Trong xã hội có giai cấp sự thực cơ bản này của điều kiện của con người có công dụng làm phương tiện hỗ trợ cho những người cai trị, chúa đất phong kiến người xuất hiện với người tư tế mà ông ta đã mướn lẽo đẽo theo sau, Thủ tướng và chủ tịch nước bào chữa cho chính sách khủng bố của họ bằng việc cầu khẩn đến một quyền lực cao hơn, và khi đó đại biểu cho ý chí của Chúa trong việc gieo rắc nối tiếp nhau hàng tấn chất nổ.

Đối với các nhà khoa học thuộc nhóm vũ trụ học lập dị lời giải thích cho những gì xuất hiện trong quá khứ nằm ở chính những tiến trình mà chúng ta đang thấy, trong nhiều trường hợp chúng ta có thể khám phá trong những thí nghiệm trong phòng. Không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về với quá khứ. Và đối với các nhà vũ trụ học plasma nguồn gốc của vận động là ở bản thân vật chất, như được mô tả bởi những quy luật của điện từ học.

Nhóm khoa học này đang đấu tranh để thiết lập nên một phương pháp về cơ bản là duy vật và biện chứng đối với những tư tưởng về không gian, thời gian và nguồn gốc của vũ trụ. Và họ làm như vậy bởi vì đó là phương pháp duy nhất thích hợp với các chứng cứ. Chẳng hạn, Eric Lerner nói:

"Vũ trụ không bao giờ có một khởi nguyên trong thời gian nhưng nó tiến hóa... Không có một bằng chứng nào cho thấy vũ trụ là hữu hạn trong không gian và thời gian, nó quay về đúng với những gì mà Giordano Bruno đã nói và bị thiêu sống cách nay 400 năm." (9)

Lượng vật chất và vận động được bảo toàn trong toàn bộ các tiến trình là một phần cốt lõi trong tri thức của chúng ta về thế giới vật chất. Và nếu vật chất và vận động tồn tại hiện nay thì chúng luôn tồn tại và sẽ luôn tồn tại - không chỉ đơn giản đối với cái thời gian đã ghi nhận được và còn cả trước và sau cái thời gian đó nữa, dù ta có ghi nhận hay không cũng vậy. Với con người để hiểu được cái vô hạn trừu tượng hóa là rất khó khi mà nó cách quá xa kinh nghiệm của chúng ta và dường như có rất ít ý nghĩa thực tế. Cho đến giờ sự tồn tại hiện nay của vật chất và năng lượng là bằng chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có rằng chúng luôn tồn tại và sẽ luôn là như thế. Nếu chúng ta bắt đầu với vật lý mà chúng ta đã biết, thì chúng ta phải kết luận là vũ trụ không có điểm khởi đầu, cũng không có điểm kết thúc, và thời gian là vô tận.

Nhưng vũ trụ không đứng yên. Tại mọi nơi, mọi thang bậc khoảng cách, từ rất nhỏ đến lớn vô cùng, đều có sự biến đổi, vận động và phát triển. Các thiên hà, các cụm thiên hà, tiến hóa và biến đổi. Các ngôi sao và hành tinh được sinh ra, lớn lên và chết đi. Các đế chế xuất hiện và rơi vào hậu đài. Những cá nhân lớn lên, học tập, làm việc và lại biến mất. Nội trong mỗi người cũng có đến hàng tỷ những tế bào tương tác, lớn lên, chết đi và thay mới. Và cứ thế đến cả những thang bậc nhỏ nhất và hơn thế nữa. Trong chừng mực chúng ta biết, trong chừng mực chúng ta có thể nói, trong cái góc nhỏ nhắn này của vũ trụ thì đầu óc của con người là sản phẩm cao nhất của quá trình này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Quasa vì bài viết trên.

Từ lâu - trong tiểu luận của mình "Định mệnh có thật hay không?" - tôi đã xác định thuyết "Vụ Nổ Lớn" giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ là một sai lầm. Tất cả các hiện tượng quan sát được trong vũ trụ giải thích cho Vụ Nổ Lớn đều có thể giải thích bằng một nguyên nhân khác. Qua bài viết trên, cũng cho thấy các nhà khoa học vũ trụ phủ nhận thuyết Vụ Nổ Lớn đang cố gắng giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ bằng cách khác - Một vũ trụ Plasma chẳng hạn. Nhưng nhân đây, tôi xác định luôn:

Sẽ không thể có một giải thích nào về sự khởi nguyên của vũ trụ hợp lý hơn Thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nếu không phải bây giờ thì sau này, người ta sẽ thừa nhận điều này. Tất nhiên thuyết này nhân danh nền văn hiến trải gần 5000 năm của Việt sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Quasa vì bài viết trên.

Từ lâu - trong tiểu luận của mình "Định mệnh có thật hay không?" - tôi đã xác định thuyết "Vụ Nổ Lớn" giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ là một sai lầm. Tất cả các hiện tượng quan sát được trong vũ trụ giải thích cho Vụ Nổ Lớn đều có thể giải thích bằng một nguyên nhân khác. Qua bài viết trên, cũng cho thấy các nhà khoa học vũ trụ phủ nhận thuyết Vụ Nổ Lớn đang cố gắng giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ bằng cách khác - Một vũ trụ Plasma chẳng hạn. Nhưng nhân đây, tôi xác định luôn:

Sẽ không thể có một giải thích nào về sự khởi nguyên của vũ trụ hợp lý hơn Thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nếu không phải bây giờ thì sau này, người ta sẽ thừa nhận điều này. Tất nhiên thuyết này nhân danh nền văn hiến trải gần 5000 năm của Việt sử.

Theo lý thuyết vũ trụ học plasma thì vũ trụ không cần có khởi nguyên và kết thúc. Daretolead thích cách giải thích về vũ trụ của thuyết âm dương ngũ hành theo hướng tìm "cái gốc", "cái chung" của vũ trụ chứ không phải tìm "cái khởi nguyên" theo nghĩa không gian và thời gian của vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo lý thuyết vũ trụ học plasma thì vũ trụ không cần có khởi nguyên và kết thúc. Daretolead thích cách giải thích về vũ trụ của thuyết âm dương ngũ hành theo hướng tìm "cái gốc", "cái chung" của vũ trụ chứ không phải tìm "cái khởi nguyên" theo nghĩa không gian và thời gian của vũ trụ.

Hoàn toàn chính xác!

Cáhh diễn đạt của daretolead là cách diễn đạt chuẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo lý thuyết vũ trụ học plasma thì vũ trụ không cần có khởi nguyên và kết thúc. Daretolead thích cách giải thích về vũ trụ của thuyết âm dương ngũ hành theo hướng tìm "cái gốc", "cái chung" của vũ trụ chứ không phải tìm "cái khởi nguyên" theo nghĩa không gian và thời gian của vũ trụ.

Vậy thì "Cái Gốc" hay "Cái Chung" của Vũ Trụ theo Daretolead viết ở đây phải hiểu như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì "Cái Gốc" hay "Cái Chung" của Vũ Trụ theo Daretolead viết ở đây phải hiểu như thế nào?

Mấy bữa nay daretolead bận làm nhà nên không thường xuyên ghé diễn đàn nên trả lời trễ.

Dartolead đọc các bài viết, tham luận của mọi người thì thấy hay nhắc đến đạo, thái cực, tính thấy,... Có thể nói rằng đây là cái gốc, cái chung của Vũ Trụ. Bản thân nội dung triết lý âm dương ngũ hành cũng là cái gốc, cái chung của vũ trụ.

Cái gốc, cái chung của vũ trụ còn là các quy luật vận động chung nhất (âm dương ngũ hành), là mối liên hệ phổ biến, là sự phát triển dựa trên mâu thuẫn của các mặt đối lập, v.v.. (theo cách nói của triết học phương tây), hay cái gốc, cái chung là sự sống, là vận động tiến hóa không ngừng nghỉ (khi nói về triết học sự sống). Cái gốc, cái chung cũng là cái mà ta đã đang và sẽ còn tìm kiếm để ngày càng sáng tỏ thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites