Thiên Sứ

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

124 bài viết trong chủ đề này

Dịch giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng cả 300 thiên trong Kinh Thi chỉ có một câu bao trùm Tư vô Tà, nghĩa là không nghĩ bậy

Trong lịch sử Việt Nam, ứng phó ngoại giao với Trung Quốc đã thành tự điển, từ tốt tới xấu, từ thâm hiểm tới bạn bè....Huống chi một công văn chưa rõ đúng sai, một hành động ngoại giao theo thông lệ quốc tế thì ứng xử thế nào cho phải phép...?

QUốc tang thì xong từ 12 h trưa, đó là bê ngoài, cái quan trọng là lòng người còn tang, cháu nghĩ bác hoangnt là người thận trọng, những bài viết mang nặng cảm tính thế này thực sự không cần đưa lên, cháu mong đọc suy nghĩ của bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng cả 300 thiên trong Kinh Thi chỉ có một câu bao trùm Tư vô Tà, nghĩa là không nghĩ bậy.

Trong lịch sử Việt Nam, ứng phó ngoại giao với Trung Quốc đã thành tự điển, từ tốt tới xấu, từ thâm hiểm tới bạn bè....Huống chi một công văn chưa rõ đúng sai, một hành động ngoại giao theo thông lệ quốc tế thì ứng xử thế nào cho phải phép...?.

Quốc tang thì xong từ 12 h trưa, đó là bê ngoài, cái quan trọng là lòng người còn tang, cháu nghĩ bác hoangnt là người thận trọng, những bài viết mang nặng cảm tính thế này thực sự không cần đưa lên, cháu mong đọc suy nghĩ của bác.

Sự kiện trùng hợp này thật kỳ lạ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất là sự kiện của thế giới kể từ năm 1954, do vậy nó đã là biểu tượng "tự giải phóng" khỏi ách nô lệ của các dân tộc thuộc địa: đã làm xoay chuyển lịch sử thế giới.

Chuyến đi thăm cũng là một sự kiện quốc gia và liên quan đến một phàn nào đó với thế giới, nhưng mang ý nghĩa ngoại giao bình thường, hết sức bình thường. Ngay cả bất kể nội dung như thế nào, chẳng hạn "bán lại" Hoàng Sa cho Việt Nam.

Thông lệ quốc tế có thể áp dụng và có thể không cần áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, thực tế lịch sử được phản ánh trung thực qua hình bóng Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chẳng hạn...

Quyền tự quyết là của Bạn. Đây là một cuộc thử nghiệm tâm lý hết sức kỳ lạ qua những hành động ngoại giao tức thời hết sức thâm sâu, cần những chiến lược gia cao tay ấn về chính trị, văn hóa, lịch sử... nhưng phải có ít nhất "tự hào dân tộc" - Chính cái này mà chúng ta thấy lịch sử hào hùng đã qua của nước ta và hình ảnh nước Nhật ngày nay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng cả 300 thiên trong Kinh Thi chỉ có một câu bao trùm Tư vô Tà, nghĩa là không nghĩ bậy

Trong lịch sử Việt Nam, ứng phó ngoại giao với Trung Quốc đã thành tự điển, từ tốt tới xấu, từ thâm hiểm tới bạn bè....Huống chi một công văn chưa rõ đúng sai, một hành động ngoại giao theo thông lệ quốc tế thì ứng xử thế nào cho phải phép...?

QUốc tang thì xong từ 12 h trưa, đó là bê ngoài, cái quan trọng là lòng người còn tang, cháu nghĩ bác hoangnt là người thận trọng, những bài viết mang nặng cảm tính thế này thực sự không cần đưa lên, cháu mong đọc suy nghĩ của bác

Bạn phải nhớ câu nói quen thuộc của người Việt: nhập gia tùy tục. Mặc dù chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc được lên lịch từ trước, nhưng khi có quốc tang thì hoàn toàn có thể thay đổi cơ mà! Người Trung Quốc vẫn tự nhận là tác giả của nền văn minh Hoa Hạ, với Thi, Thư, Lễ, Dịch thì phải hiểu Lễ chứ? Nếu tôi là người có thẩm quyền, tôi sẽ cho anh bạn lớn làm toán trắc nghiệm chọn 1 trong 4 đề:

1. Sang sớm 1 ngày, tôi sẽ đón tiếp hạn chế, bố trí cho anh vào viếng ngày hôm sau và khi hết quốc tang, tôi sẽ đón tiếp trọng thị;

2. Sang đúng ngày theo kế hoạch, tôi đón tiếp hạn chế nhưng các chương trình tiếp theo vẫn như kế hoạch;

3. Sang muộn 1 ngày, tôi đón tiếp theo chương trình đã lên;

4. Dời chuyến thăm lại, thời gian cụ thể sẽ thu xếp qua đường ngoại giao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Diễn đàn của chúng ta phi chính trị. Do đó, những bài viết không thích hợp với nội dung của diễn đàn chúng ta nên rất thận trọng.

Tôi xóa những bài không thích hợp với nội dung diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Hậu duệ Phật hoàng Trần Nhân Tông

(PGVN)

Lúc về già, Đại tướng chọn cho mình cuộc sống giản dị bên vườn cây. Ông nghiên cứu kinh sách đạo Phật và hành thiền. Trong lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một thánh nhân. Có người nói rằng, dân đã thờ ai thì không nhầm. Những ngày qua, một “quốc tang trong lòng dân” đang diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam, trong đó có số nhà 30 Hoàng Diệu.

Trụ trì chùa Một Cột: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thánh nhân

Lễ cầu siêu, thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bí quyết trường thọ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Posted Image

Phật hoàng Trần Nhân Tông

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, gia đình đã mời các sư thầy Chùa Sủi ở thôn Phú Mỹ, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội đến tụng kinh, cầu siêu cho Người. Việc lập ban thờ đã nhanh chóng được hoàn thành để mở cửa cho đồng bào vào thăm viếng Đại tướng.

Theo thông tin từ gia đình Đại tướng, căn phòng hướng Tây ở số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội nhìn ra hồ cá rộng chừng 50 m2 được sử dụng là phòng thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hồ cá do cháu nội Đại tướng thiết kế nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng.

Posted Image

Hồ cá của Đại tướng, do người cháu nội tặng nhân kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100.

Còn nhớ, năm 2007, trong một lần thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước cũng đến tận tư gia thăm Đại tướng. Khi thiền sư trở về, Đại tướng đã cho người nhà ra vườn hái chùm hoa cau tặng khách. Chùm hoa cau mang dấu ấn của quê hương đã đưa vị tướng huyền thoại và vị thiền sư khi đó từ Pháp trở về hàn gắn vết thương chiến tranh trên dải đất Thăng Long này.

Khi đó, Đại tướng nói rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam, hòa nhập với văn hóa dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời nhà Trần, chính vua Trần Nhân Tông, người khoác áo cà sa tu hành và lập nên một dòng Phật giáo ở Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên Mông, mở mang bờ cõi.

Posted Image

Đại tướng tặng hoa cau trong vườn cho thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã họa tặng lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp bức thư pháp với dòng chữ “Bản môn xuân ấy còn nguyên vẹn”, ý nói con đường ấy, con người ấy, tất cả là chân thật, như mùa xuân chan hòa, ấm áp.

Lúc về già, Đại tướng chọn cho mình cuộc sống giản dị bên vườn cây. Ông rất thích trồng cây và hoa, trong nhà ông có một vườn lan và ông có nhiều kinh nghiệm trồng cây. Ông có nghiên cứu kinh sách đạo Phật và hành thiền.

Sống một cuộc đời phong phú, sự nghiệp hoành tráng và một tài năng kiệt xuất, tuy nhiên sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp tự nhận mình là Đại tướng của Hòa bình. Điều này không chỉ thể hiện rõ bản chất của cách mạng Việt Nam, mà còn thể hiện ông là con người đấu tranh cho Hòa bình. Điều này cũng đúng với triết lý trong Đạo Phật: Muốn xây hòa bình thế giới, trước hết hãy xây cái tâm Hòa bình của mỗi người.

Chứng kiến dòng người nối dài hàng cây số xếp hàng từ 3 – 4 giờ sáng để vào viếng Đại tướng tại tư gia khiến chúng tôi không khỏi xúc động.

Posted Image

Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).

“Gia đình chúng tôi rất cảm động vì tình cảm của nhân dân Khi bắt đầu mở cửa, thấy tình cảm của nhân dân, gia đình rất cảm động khi chứng kiến dòng người đứng xếp hàng. Có nhiều người lính là chiến sĩ cũ của ông, các cựu chiến binh, đủ mọi thành phần lớp nhân dân. Tình cảm của người dân khiến chúng tôi thật xúc động”, bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng chia sẻ.

Có người nói rằng, dân đã thờ ai thì không nhầm. Còn theo lời nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thu phục lòng dân bằng đức độ.

Những ngày qua, một “quốc tang trong lòng dân” đang diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam.

Lịch sử đã có vua Trần Nhân Tông văn võ song toàn, người được nhân dân suy tôn như một vị Phật. Thời đại ngày nay, người Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến một thầy giáo dạy sử vì đất nước lâm nguy đã xả thân vào hai cuộc kháng chiến và làm nên lịch sử.

Trong lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một thánh nhân.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người con ưu tú của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Edaily.vn) - 5 người con của danh tướng đều là những người tài giỏi. 4 người trong số họ đều làm việc và thành đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Đại tướng là một người con vĩ đại của đất nước, là một vị danh tướng huyền thoại. Nhưng không phải vì bận trăm công nghìn việc mà ông quên đi trách nhiềm đối với gia đình. Ông đã cùng vợ nuôi dạy các con, cháu trưởng thành, những con người tử tế và đàng hoàng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái vào năm 1933. Bà Thái là em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai vợ của Lê Hồng Phong, Tổng bí thư ĐCS Việt nam (sau Trần Phú) năm 1943. Mối tình đầu đẹp đẽ đó đã ban tặng cho ông bà cô con gái Võ Hồng Anh vào năm 1939.

Một năm sau, ông rời gia đình đi hoạt động cách mạng. Rồi bà Quang Thái bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò và hy sinh ở đó. Mẹ mất, bà Anh sống với ông bà nội, mãi đến năm 1946 mới gặp lại cha lần đầu. Sau đó, bà được chính phủ bố trí đưa sang học tại Quế Lâm và Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 1954, bà được đưa sang Liên Xô theo học Trường Thiếu nhi Việt Nam Internat Moskva. Năm 1959, bà theo học ngành Vật lý lý thuyết lượng tử, Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov Moskva. Bà tốt nghiệp năm 1965 với bằng đỏ (hạng ưu). Về nước bà được phân công làm cán bộ nghiên cứu thuộc Ban Toán - Lý, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước rồi sang Liên Xô bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ Toán – Lý và được mời làm việc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Quốc tế Dubna và được phong học hàm Giáo sư. Năm 1987, bà về nước kinh qua nhiều vị trí tại các viện, trung tâm năng lượng, vật lý. Được tặng Giải thưởng Khoa học Quốc tế Kovalevskaia. Giáo sư Võ Hồng Anh qua đời vào năm 2009 vì suy tim.


Posted Image


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người con gái đầu bà Võ Hồng Anh


Năm 1946, đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai, tất cả đều giỏi giang và thành đạt. Người con gái đầu là Võ Hòa Bình (SN1951) đã tốt nghiệp khoa vật lý, trường đại học tổng hợp Hà Nội. Ra trường, chị về công tác tại nhà máy chế tạo bán dẫn thuộc Tổng cục kĩ thuật. Sau đó chị là Phó giám đốc Công ty điện tử Sao Mai của Quân đội. Những năm trước khi nghỉ hưu chị công tác ở Cục quản lý khoa học công nghệ Bộ Quốc phòng. Hiện nay chị đang là ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT, tập đoàn này chuyên cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo chuyển giao công nghệ, nghiên cứu,thiết kế, cung cấp các thiết bị viễn thông đầu cuối.




Posted Image

Bà Võ Hòa Bình - người con gái đầu của Đại tướng với phu nhân Đặng Bích Hà

Con gái thứ hai là Võ Hạnh Phúc (1952). Hạnh Phúc đã theo học ngành vật lý tại trường Đại học Tổng hợp Lomonoxop (Liên Xô cũ). Về nước chị công tác ở Viện vật lý thuộc Viện khoa học Việt Nam. Hiện chị cũng là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT. Chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, cung cấp các thiêt bị tin học, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, cung cấp dịch vụ CNTT và truyền thông, đào tạo và chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì các sản phẩm CNTT, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và phân phối các thiết bị đầu cuối viễn thông.

Posted Image

Chân dung bà Võ Hạnh Phúc

Người con trai trưởng của đại tướng được ông đặt tên Võ Điện Biên (1954), hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn. Hoạt động trên lĩnh vực khoa học công nghệ. Chuyên cung cấp các thiết bị máy móc kĩ thuật đa ngành cho các cơ quan, doanh nghiệp. Võ Điện Biên vốn là một chàng trai thông minh. Từ khi tốt nghiệp phổ thông vào loại suất sắc, anh đã được gửi sang học ở Học viện Kĩ thuật Hàng không Giucopxki, liên bang Xô Viết. Học viện mang tên GS Giucopxki là trung tâm hàng đầu đào tạo cán bộ cho ngành khoa học hàng không và nghiên cứu hàng không vũ trụ. Ra trường, anh trở về phục vụ cho quân đội. Gần đây, ở cái tuổi ngưỡng cửa hưu trí, anh quyết định đem những kiến thức cùng kinh nghiệm của mình sang để phát triển một lĩnh vực rất cần cho phát triển đất nước, lĩnh vực khoa học công nghệ. Võ Điện Biên có 4 đứa con 3 trai, 1 gái. Các con anh đều rất ngoan ngoãn, học giỏi.

Posted Image

Ông Võ Điện Biên trong lễ tang của cha - Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Con trai út là Võ Hồng Nam (1956), hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam. Tốt nghiệp đại học Bách khoa chuyên ngành vật lý, từ năm 1979 Hồng Nam đã nuôi chí đi sâu nghiên cứ về công nghệ bán dẫn, anh vào làm trợ lý cho nhà máy sản xuất bán dẫn thuộc Tổng cục kỹ thuật. Năm 1984 Võ Hồng Nam sang Hunggari làm thực tập sinh kĩ sư công nghệ ở Liên hiệp vi điện tử MEV - Buddapest, rồi kĩ sư lập trình ở viện nghiên cứu máy tính và tự động hóa Buddapest. Về nước Hồng Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực yêu thích của anh. Từ năm 2009 Hồng Nam trở thành giấm đốc công ty CP máy tính, truyền thông Hồng Nam, một doanh nghiệp làm ăn phát đạt.

Posted Image

Ông Võ Hồng Nam - con trai út của Đại tướng

Tất cả các con của Đại tướng đều được đào tạo và hoạt động trên lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ thông tin - ngành nghề mà từ khi đang là Phó thủ tướng phụ trách khoa học kĩ thuật ông rất quan tâm, khuyến khích - và họ đều rất thành đạt. Thành đạt nhất trong lĩnh vực này phải kể đến người con rể Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị FPT, chồng chị Võ Hạnh Phúc (gần đây anh chị đã chia tay).

Tướng Giáp luôn đặt tên con cháu theo ước vọng về đất nước. Người con trai Võ Điện Biên được lấy tên theo sự kiện lịch sử 1954. Hai con gái Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc thể hiện mơ ước về ngày hạnh phúc của đất nước. Người con út Võ Hồng Nam là niềm mong ước một miền Nam rực cờ hồng. Hai con của Võ Hồng Nam được đặt tên là Võ Hoài Nam - nhớ mong miền Nam và Võ Thành Trung như lời thề nguyền tận trung với nước. Hoài Nam và Thành Trung được cha dạy võ từ năm 3 tuổi theo truyền thống con nhà võ nên khi lớn lên đều trở thành những thanh niên cường tráng.


Posted Image

Ảnh chụp gia đình Đại tướng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là người nặng tình, nặng nghĩa. Trong nhà ông trưng bày rất nhiều kĩ vật về bà Quang Thái - người vợ đầu đã hi sinh - để nhắc nhở các thành viên gia đình không được quên bà. Ngày 27/7, giỗ, tết là dịp cả gia đình cùng tưởng nhớ bà Quang Thái. Khi vẫn còn đi lại được, tướng Giáp thường cùng người vợ sau là phó giáo sư Bích Hà lên nghĩa trang Mai Dịch, bất kể nắng mưa, để nhổ cỏ, lau mộ, thắp hương cho bà Thái.Cử chỉ ân nghĩa đó cùng với những đức tính bao dung đã ngấm sâu vào dòng máu thế hệ tiếp theo, các con ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện tìm nước ngầm nơi Đại tướng yên nghỉ

Dantri.com.vn

Thứ Bẩy, 26/10/2013 - 07:05

Nhiều người đã biết rằng, từ lâu Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cách đây gần 10 năm, anh Võ Điện Biên, con trai Đại tướng đã làm những thủ tục cần thiết để biến nơi đây thành một khu vực khang trang hơn.

Thế nhưng, ít người biết việc tìm ra nguồn nước ngọt phục vụ cho công trình này lại vô cùng gian nan. Và người tìm ra mạch nước chính là TS Vũ Bằng - người được mệnh danh là ông “tia đất”.

Vùng hiếm nước nhất tỉnh Quảng Bình

Từ lâu, TS Vũ Bằng vốn đã nổi tiếng khắp nước bởi việc chế tạo thành công máy đo tia đất để vẽ bản đồ mạch nước ngầm, bản đồ địa chất trong lòng đất. TS Bằng đã mất hàng chục năm mày mò, tự bỏ kinh phí và áp dụng những kiến thức vật lý hiện đại để phát hiện ra hiện tượng bức xạ từ. Nhiều nhà khoa học khẳng định đây là phát hiện mang tính đột phá có thể mang lại nhiều đổi thay trong lĩnh vực điện từ, phát triển hàng loạt công nghệ đo lường mới và giải thích hầu hết các hiện tượng tự nhiên chưa biết đến, đặc biệt các hiện tượng được coi là thần bí. Ông cũng đã công bố giả thuyết mới về nguồn gốc từ trường trái đất.

Nói một cách ngắn gọn là ông Bằng có một phương pháp tìm ra mạch nước ngầm vô cùng hiệu quả, chính xác. Điều này đã được nhiều tổ chức kiểm chứng và trong thực tế, ông cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân giải quyết triệt để bài toán khó này.

Posted Image

TS Bằng kể lại rằng, ông có duyên nợ đặc biệt với mảnh đất Quảng Bình.

Cũng vì tình cờ ông đã giúp UBND tỉnh Quảng Bình cùng một số ban quản lý dự án nằm trên địa bàn tỉnh tìm ra mạch nước ở những vùng khỉ ho cò gáy, địa hình hiểm trở. Chính ở Khu công nghiệp Hòn La ông đã tìm ra mỏ nước ngầm khổng lồ và đánh bại tất cả những phương pháp thăm dò tìm nước trước đó. Cái duyên với mảnh đất Quảng Bình lại đến một lần nữa khi ông được mời đi tìm mạch nước cho gia đình một nhân vật huyền thoại của Việt Nam, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Khi ấy là đầu năm 2006, ông được mời tìm mạch nước ở Vũng Chùa - Đảo Yến. Bản thân ông cũng không biết được rằng, nơi đó chính là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cách đây hơn 7 năm, vào một buổi sáng mùa hè, TS Bằng nhận được một cuộc điện thoại số lạ. Đầu dây bên kia giới thiệu rằng, anh là Võ Điện Biên, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Võ Điện Biên thay mặt gia đình ngỏ ý muốn nhờ ông tìm mạch nước ngầm ở Vũng Chùa - Đảo Yến. Đây là một công việc khó bởi dải đất này rất hẹp, địa hình bị chia cắt mạnh và gia đình đang vô cùng lo lắng về việc này.

Ngay thời điểm ấy, TS Bằng chợt nhớ lại có lần ông Phạm Văn Lương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình nói rằng, phía tây của tỉnh toàn núi cao rắn chắc nên rất nghèo nước ngầm. Phía đông là dải đồng bằng ven biển, diện tích hẹp, các nguồn nước thường nhiễm mặn, nhất là lúc triều cường.

Vũng Chùa - Đảo Yến nằm trọn trong khu vực này. Bây giờ địa danh này mới trở nên nổi tiếng chứ như trước đây nó vô danh với người đời. Thực ra nhiều người biết đến địa danh Hòn La hơn vì nó là khu kinh tế mở có dự án, có công nghiệp. Nó cũng nổi tiếng về hàng loạt thất bại tìm kiếm nước ngầm. Đã có lúc, việc tìm kiếm nước ngầm ở đây trở nên vô vọng, cả một loạt dự án có nguy cơ bị đổ bể nếu không tìm ra mạch nước. Ông Phạm Văn Lương cho hay: “Nhiều cơ quan và nhà khoa học, chuyên gia địa chất thủy văn, địa vật lý đã nghiên cứu, khảo sát thăm dò nguồn nước ngầm trong khu vực này nhưng không thể tìm ra”.

Posted Image

TS Bằng (giữa) cùng đoàn khảo sát tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Vũng Chùa có lẽ còn vô vọng hơn. Chỗ đất cằn khoảng 2.500m dài và chỉ 200m rộng ấy bị chắn bởi dãy Núi Mũi cả về phía bắc, một phần phía đông và tây; phía nam là sóng biển vỗ ì oạp. TS Bằng cũng nhớ lại, kỹ sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng & Khai thác nước ngầm Đồng Hới đã có lần thừa nhận, công ty ông và nhiều đơn vị nghiên cứu chính thống khác đều bó tay. “Đảo Yến - Vũng Chùa được giới địa chất quy vào vùng nghèo nước nhất của tỉnh”, ông Quảng nói.

Chính vì thế, việc nhận lời tìm cho được nước ngầm ở Vũng Chùa - Đảo Yến là sự rất tự tin của TS Bằng!

Trước khi lên đường, anh Võ Điện Biên còn nói thêm với TS Bằng: “Chúng tôi muốn biết nước ngầm ở Vũng Chùa có hay không và nếu có thì nằm ở đâu. Chúng tôi muốn đơn vị có khả năng tìm nước nhanh, tránh khoan mò. Chúng tôi tin anh sẽ làm được việc ấy”.

Địa danh bí ẩn

Ít ngày sau, TS Bằng và kỹ sư cao cấp địa chất công trình và địa chất thủy văn Nguyễn Trọng Hoan lên đường vào Quảng Bình, trong lòng bồn chồn lo âu. Họ đi cùng một số thành viên gia đình Đại tướng, trong đó có Giáo sư Võ Hồng Anh và bà Võ Hòa Bình là con gái của Đại tướng. Đoàn xuất phát từ Hà Nội lúc sáng sớm và tối mịt thì đến xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Đêm đó, họ ngủ lại Khách sạn Sông Loan - Roòn. Sáng sớm hôm sau, cả đoàn đi ngược về phía cảng Hòn La, hướng về Vũng Chùa - Đảo Yến. Trên đường ra hiện trường, đoàn dừng lại ăn mì tôm tại một quán ngã ba cảng Hòn La. Quán đơn sơ ấy là của một người được thuê trông nom Vũng Chùa. Giờ nó trở thành trụ sở ban điều hành Công ty Đông Sơn, đơn vị vận hành dự án khu nghỉ dưỡng Đảo Yến - Vũng Chùa.

Sau khi xem xét vùng đất này, vốn có kiến thức về phong thủy, TS Bằng ngỡ ngàng thấy rằng, mạch đất ở đây cực kỳ đẹp. Bây giờ ông khẳng định việc chọn địa danh này làm chốn an giấc ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là rất đắc địa.

Posted Image

Máy khoan đang khoan điểm đầu tiên tại Vũng Chùa

Ông Bằng giở bản đồ và xem địa thế mảnh đất. Ở đó, dãy núi Trường Sơn kéo ra biển thành dãy Đèo Ngang hùng vĩ. Xem lại địa chất thì thấy rằng, ở đây toàn là đất đá khô cằn, nhưng là nơi phát tích rất nhiều huyền thoại về những danh nhân xa xưa.

Dưới chân Hoành Sơn Quan là một thôn nhỏ có tên Minh Sơn. Thôn ấy nghèo, người dân thưa thớt nhưng ẩn giấu một loạt di tích người xưa để lại, trong đó đặc biệt linh thiêng là đền thờ Mẫu Liễu Hạnh Công chúa - ngôi đền nhỏ dưới bóng núi non trùng điệp đã có hơn 500 năm hiển linh, được người đời không chỉ trong vùng mà ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… vào hương khói hằng năm.

Những ngọn núi chạy dài qua thôn Minh Sơn cắt mảnh đất này thành nhiều thung lũng khác nhau. Thiên tạo ngàn năm đã hình thành nên các hòn đảo nhỏ đẹp như tranh vẽ như Hòn La, Mũi Ông, Hòn Cỏ, Đảo Yến, Đảo Chim, Hòn Nồm, Hòn Bớc… Từ lâu, đã có một địa danh mà nhiều người cho rằng rất linh thiêng. Nơi này chỉ dành cho bậc khai quốc hoặc những người hiển đạt khoa bảng mới có thể an nghỉ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu ngàn đời thanh bình, còn người trần mắt thịt thì khi mất không thể an táng ở đây.

Địa danh ấy không hề được tìm thấy trên bản đồ của Google, cũng không có trên trang thông tin của cỗ máy tìm kiếm này. Trong các di cảo của người xưa viết về Đèo Ngang, cũng như địa chí Quảng Bình từ mấy trăm năm nay, địa danh ấy không hề được biết đến. Người dân địa phương chỉ có những bậc cao niên tinh ý mới biết đó là nơi chốn xứng tầm cho người có công trạng lớn với quê hương. Đó là Mũi Rồng.

Dưới núi Mũi Rồng là thung lũng Rồng rất đẹp, ở giữa núi Mũi Rồng cao sừng sững, hai bên chạy theo hướng vòng cung Đông Nam, địa hướng lý tưởng, không lệch li nào khi đưa la bàn ra kiểm chứng. Người dân gọi nơi này là Mũi Rồng là quá chuẩn bởi nhìn lên ngọn núi chính diện trung tâm, đỉnh của nó như cái mào rồng, thẳng trục Đông Nam, biển giữa bãi Rồng với Đảo Yến kín gió, thanh bình, đất này quá thiêng, long mạch rất đẹp.

Nếu có người anh hùng yên nghỉ ở nơi đây thì Mũi Rồng chính là nơi linh thiêng của đất, trời - nơi cuối cùng chưa được đưa vào dư địa chí, nơi thảo dã cho người anh hùng thanh thản thiên thu.

Địa hướng lý tưởng rồi nhưng vấn đề mạch nước vẫn luôn làm nhiều người âu lo.

Gian nan tìm mạch nước

Trở lại chuyện tìm mạch nước ở Vũng Chùa, đúng 7 giờ 30 sáng hôm ấy, cả đoàn người hối hả vào việc. TS Bằng vạch lộ trình khảo sát dài 2,5km từ Mũi Rồng chạy dọc theo chân Núi Mũi, rồi quay lại theo tuyến sát biển cũng có độ dài tương tự. Cả đoàn nín thở theo dõi từng bước đi, động tác của TS Bằng. Trên tay ông chỉ có chiếc máy thăm dò đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn do chính ông chế tạo. Một thành viên gia đình Đại tướng cầm con lắc theo sau TS Bằng. Con lắc hay được giới cảm xạ học dùng để tìm nước ngầm.

Cả đoàn lầm lũi đi, không ai nói với ai lời nào, tâm trạng đều rất căng thẳng. Cái nắng giữa mùa hè như thiêu như đốt. Khoảng 9 giờ sáng, xuất hiện tín hiệu đầu tiên. Khung dây kim loại hình chữ nhật, bộ phận cảm biến của máy bắt đầu xoay. Khu vực ấy ngay dưới chân nhà sàn. TS Bằng reo lên: “Có nước rồi!”. Cả đoàn người giật mình quay lại, nửa tin, nửa ngờ vì không ai nghĩ rằng, tín hiệu báo có nước lại đến nhanh như vậy. Mọi người nháo nhào tìm que đánh dấu, người lấy dao chặt cây bụi, phát tuyến.

Posted Image

Tại điểm khoan thứ hai, lưu lượng nước tìm thấy rất khả quan

Vùng có tín hiệu nước ngầm được khoanh lại trải dài tầm 90m. Dựa trên công thức của riêng mình, TS Bằng xác định độ sâu mạch nước ngầm khoảng 45m. Điểm khoan đầu tiên được tính toán sẽ là điểm giữa chiều rộng vùng bức xạ. Nối khung dây với một máy đo, TS Bằng nhận định lưu lượng nước dự kiến có thể đạt 1,5m3/giờ. Tất cả hy vọng đổ dồn vào vị trí quan trong nhất này bởi nó nằm sát nhà sàn trong vùng trung tâm dự án.

Hai tiếng sau, khoảng 11 giờ, mạch thứ hai được tìm thấy gần một lạch suối, cách mạch thứ nhất nửa cây số. Theo tính toán, mạch này sâu 55m nhưng lưu lượng khá hơn mạch đầu tiên, có thể đạt 2m3/giờ. Buổi chiều, cả đoàn vẫn tiến hành đo tiếp. Khi đo đến tận đầu vào của khu Vũng Chùa, đoàn phát hiện mạch thứ ba. Mạch này ở độ sâu 70m, lưu lượng lớn hơn hai mạch đầu tiên, khoảng 3m3/giờ. Tổng thời gian khảo sát kéo dài mất ngày rưỡi. Cả ngày đầu tiên đo tổng quát. Nửa ngày thứ hai, đo tái kiểm tra.

Thông tin TS Bằng đưa ra là thế, việc quan trọng nhất là khoan thăm dò để đảm bảo độ chính xác của thông tin ấy. Không ai nói ra nhưng tất cả mọi người đều vẫn nửa tin nửa ngờ trước chiếc máy quá đơn giản của TS Bằng.

Công ty Đông Sơn lập tức tìm đội khoan. TS Bằng giới thiệu luôn một đội khoan ở TP Đồng Hới từng khoan thành công nhiều nơi do ông khảo sát ở Quảng Bình. Kết quả, sau hơn ba tháng hì hụi khoan, tại vị trí dự báo đầu tiên, lỗ thứ nhất xuống độ sâu 45, nước đã trào lên trong niềm vui vỡ òa của mọi người. Tuy nhiên, đúng như tính toán ban đầu, mạch này lưu lượng nước không nhiều.

Tiếp tục khoan lỗ thứ hai, sự cố đã xảy ra. Lỗ khoan kéo dài 15 ngày đã bị kẹt do dụng cụ khoan rơi xuống giếng. Phải làm lỗ khoan khác cách lỗ khoan kẹt nửa mét. Lỗ khoan này kết thúc sau 20 ngày và các thông số thực tế về độ sâu và lưu lượng nước đều khớp với dự đoán. Ở độ sâu 30 đã có nước, có lưu lượng đạt 1m3/giờ.

Vị chi, tổng lưu lượng nước ở hai vị trí khoan đầu tiên đạt 3m3/giờ, tương đương 72m3/ngày đêm. Phấn khởi với thành công này, vị trí mỏ nước thứ ba được để lại. TS Bằng thở phào nhẹ nhõm, công việc của ông được giao đã thành công hơn mong đợi.

“Cũng từ thành quả này và cũng là cái duyên của tôi với gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời gian sau nữa, tôi lại tiếp tục được đề nghị chuyển sang kiểm tra môi trường đất khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến”, TS Bằng nhớ lại.

Khu nhà ở 30 Hoàng Diệu, tư gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, TS Bằng cũng nhiều lần đến khảo sát tia đất, trong đó có 1 lần đo đạc tìm vị trí để khoan khai thác nước ngầm phục vụ cho tưới cây trong vườn và làm sống lại hòn non bộ trong khuôn viên. TS Bằng phấn khởi nói: “Đại tướng từng bảo rằng, ông không muốn sử dụng lãng phí nước công cộng vào những việc như thế. Tôi đã làm công việc của mình với cả niềm vinh dự và tự hào”.

Theo Vũ Minh Tiến

Petrotimes =============

Phải công nhận cụ Bằng có cái máy cực kỳ thần sầu trong việc tìm mạch nước. Tôi đã biết cái máy này của cụ từ khi cụ chưa nổi tiếng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Giáp qua góc nhìn của nhà tình báo

Tienphong Online

06:00 | 12/10/2013

"Võ Nguyên Giáp trước sau như một, là vị tướng của hòa bình và nhân dân", nguyên Cục trưởng Tình báo và Quân báo Lê Trọng Nghĩa, trợ tá thân cận cho tướng Giáp năm 1946-1968, bày tỏ.

Posted Image

Đại tá Lê Trọng Nghĩa - Nguyên Cục trưởng Tình báo và Quân báo.

tuổi 92, mái tóc bạc trắng, giọng run run, ông Nghĩa vẫn có thể khiến người đối diện ấn tượng bởi ánh mắt sắc lẹm, từng lời nói chắc nịch và kiên cường. Nhắc đến cụ Hồ, tướng Giáp, về cách mạng Việt Nam, ông nhớ đến từng chi tiết nhỏ. Ông Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông làm thuyết khách gặp gỡ Trần Trọng Kim, thuyết phục chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia đàm phán với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia sẻ về công việc của mình, ông nói: "Tôi theo dõi tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối phương như Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng Việt Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa ra chủ trương, quyết sách".

Giai đoạn Cách mạng Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt Minh liên hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt Nam là chỉ huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang co cụm ở Thái Nguyên để mở đường Nam tiến.

Ngày 23/8/1945 cách mạng thành công, ông Nghĩa thôi nhiệm vụ này, việc liên lạc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chịu trách nhiệm. Đại tướng ra lệnh ngừng trận Thái Nguyên, giao hảo với Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Nhật, tạo điều kiện để nhân dân cả nước giành chính quyền. Nhờ đó, giải phóng quân vào chiếm lĩnh Hà Nội và làm hậu thuẫn để chính quyền cả nước công khai ra mặt quốc dân ngày 2/9 trong bầu không khí hòa bình, không xung đột, đổ máu.

Ngày 22/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các ông Khuất Duy Tiến và Dương Đức Hiền tiếp xúc với phái bộ đồng minh do đại tá Archimedes Patti dẫn đầu. Theo ông Nghĩa, thời điểm này không có chức vụ chính thức nhưng Tướng Giáp đã làm nhiệm vụ của một Bộ trưởng Ngoại giao. Chính ông gặp gỡ với tướng Patti, và sau đó đưa đại diện phái bộ đồng minh đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc gặp gỡ này được xem là hội nghị ngoại giao đầu tiên của nước ta.

Trong cuốn hồi ký "Why Vietnam?" (Tại sao Việt Nam) của đại tá Patti (do Lê Trọng Nghĩa dịch) có kể lại rằng sau cuộc họp này ông Giáp đã nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Quốc kỳ nước chúng tôi được trương trong một nghi lễ quốc tế (sánh ngang hàng với cờ 4 nước đồng minh Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc) và Quốc ca của chúng tôi được cử hành để chào mừng một người nước ngoài. Tôi sẽ mãi mãi không quên...". Khi ấy, ông Nghĩa giải thích, Quốc kỳ nước Việt tung bay ngang hàng với cờ 4 nước đồng minh Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc.

Bằng 2 sự kiện đó, nhà tình báo Lê Trọng Nghĩa nhìn nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là ông tướng đánh trận mà còn là người gìn giữ hòa bình trong lúc đất nước hỗn loạn. "Với tôi, ông Giáp là người đóng góp có tính chất quyết định cho việc xây dựng đất nước Việt Nam độc lập và thống nhất ngay từ những ngày đầu", ông Nghĩa nắm tay chắc nịch, khẳng định.

Posted Image

Cuộc gặp mặt giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại diện quân đồng minh Đại tá Patti được xem như hội nghị ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Lần đầu tiên Quốc kỳ, Quốc ca nước Việt sánh ngang với các nước trên thế giới.

Năm 1950, ông Nghĩa được phong hàm đại tá và giữ chức Cục trưởng Cục tình báo và quân báo Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông trở thành trợ tá đắc lực của Đại tướng, nhất là trong trận Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, lúc đầu Bộ Chính trị đã quyết định phương án "đánh nhanh giải quyết nhanh". Tuy nhiên, thông tin tình báo của ông Nghĩa cho thấy thực dân Pháp đã "nằm lòng" kế hoạch của chúng ta và đã lên phương án tác chiến chỉ chờ quân ta nổ súng sẽ dập tắt. Tổng tư lệnh chiến dịch Võ Nguyên Giáp đã hạ "quyết định khó khăn nhất cuộc đời" là chuyển sang "đánh chắc tiến chắc".

Ký ức của ông Nghĩa nhớ rõ thời kỳ ấy, kế hoạch ban đầu là quân chủ lực 308 sẽ tấn công vào lòng chảo Điện Biên Phủ. Cân nhắc tình hình kế hoạch bại lộ, ta đang nằm ở thế bị động nên tướng Giáp cho rút pháo ra khỏi Điện Biên, đồng thời quân chủ lực rút sang Lào, đánh nghi binh hòng phân tán lực lượng của Pháp - Mỹ.

Nhưng ngay sau đó, Đại tướng lại quyết định không đánh nghi binh mà đánh thật xuống tận Luông Pha Băng. Phía Pháp nghĩ quân đội Tướng Giáp định cắt đôi Điện Biên, chiếm cả miền Bắc nên phải thay đổi kế hoạch, phân tán lực lượng đi các nơi. Nhờ đó Tướng Giáp đã chuyển tình hình từ thế bị động sang chủ động, nắm chắc được phần thắng.

"Cái độc đáo của ông Giáp là chuyển sang phương án mới. Quan trọng nhất là nổi bật được tính độc lập trong tư tưởng và trí tuệ của Việt Nam. Điều này phản ánh ông Giáp là người học trò tiêu biểu và được tín nhiệm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh", ông Nghĩa nhận định.

Posted Image

Cục trưởng Quân báo Lê Trọng Nghĩa đang báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị về chiến dịch Biên giới 1950. Ông Nghĩa đứng giữa Phạm Văn Đồng và Hoàng Quốc Việt.

Những năm 1967-1968, ông Nghĩa gặp những biến cố lớn, sự nghiệp cách mạng của ông dừng từ đó. Tận 22 năm sau, lúc về già ông mới có cuộc hội ngộ với người chỉ huy của mình. Ông nói chỉ cần đôi bên nhìn nhau đã rõ tất cả những nỗi đau phải chịu đựng Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần là một nỗi đau lớn với người trợ tá thân cận này. Ông nói từng tiếng mạnh mẽ: "Ông Giáp mất tác động rất sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của tôi. Sự ra đi của ông Giáp là tiếng chuông rất quan trọng để nhắc nhở tôi là phải nhớ đến và làm theo tấm gương của ông suốt đời kiên trì vì nền hòa bình, độc lập của nước nhà".

Nhà tình báo Lê Trọng Nghĩa chia sẻ thêm, sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang hướng tích cực, nhất là trong thời điểm Hội nghị Trung ương VIII vừa diễn ra. "Mọi người dân đừng chỉ có thương tiếc không, cần phải nhìn theo gương ông Giáp mà làm vì một nước Việt Nam có hòa bình, phát triển một cách sâu rộng và vững chắc", nhà tình báo 92 tuổi tha thiết.

Hình ảnh vị tướng gần gũi với người lính, nhân dân đã in sâu vào tâm khảm ông Nghĩa từ cái thời Tướng Giáp đội mũ phớt thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. "Tôi gọi ông ấy là Đại tướng đội mũ phớt. Vinh quang của ông ấy không phải thể hiện ở Cách mạng tháng Tám, trận Điện Biên Phủ, dìu dắt cách mạng đi qua hai cuộc chiến tranh vĩ đại..., mà vinh quang suốt đời của ông Giáp là vì nền hòa bình của Tổ quốc", người cựu trợ lý Tướng Giáp chia sẻ.

Nguyên Cục trưởng Cục tình báo và quân báo Lê Trọng Nghĩa sinh năm 1922, từng mang các tên Đoàn Xuân Tín, giáo sư Lê Ngọc và sau cùng là Lê Trọng Nghĩa. Trong đó Lê Trọng là tên của người thầy giáo đầu tiên của ông, còn Nghĩa với ý là khởi nghĩa. Ngày 10/3/1945 ông Nghĩa được giao trách nhiệm bảo vệ "thượng cấp" Trần Đăng Ninh vượt ngục Hỏa Lò. 19/8/1945 ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.

Ngày 20/8/1945, Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời trung ương, kháng chiến bùng nổ, ông là chánh văn phòng Bộ Quốc phòng. Năm 28 tuổi (1950) ông Nghĩa mang quân hàm đại tá, giữ chức Cục trưởng Cục Quân báo. Năm 1954, ông Nghĩa 32 tuổi phụ trách quân báo cho Sở chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ

.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 kỷ vật đặc biệt liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

Chiếc xe chở Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh 2/9/1975

Dantri.com.vn

Chủ Nhật, 03/11/2013 - 11:03

Chiếc xe nhãn hiệu Mercedes, 4 chỗ, biển số 72 M-0217 màu xanh đen, số khung 100248, số máy 027150. Chiếc xe đó, bây giờ ở đâu, ai là người đang lưu giữ?

Chiếc xe này có khả năng chống đạn, chống mìn đã được Quân đội trưng dụng sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 2 tháng 9 năm 1975, chiếc xe Mercedes đã được sử dụng để chở Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, mừng Quốc khánh của nước Việt Nam thống nhất. Chiếc xe đó, bây giờ ở đâu, ai là người đang lưu giữ? Được biết, hãng Mercedes đề nghị đổi chiếc xe cũ bằng nhiều xe mới khác, nhưng người lưu giữ kỷ vật này vẫn không đồng ý.

Posted Image

Ngày 2 tháng 9 năm 1975, chiếc xe này được sử dụng để chở Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội, mừng Quốc khánh nước Việt Nam thống nhất

Chiếc xe Mercedes chở Đại tướng bây giờ ở đâu?

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 11h30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập - Trung tâm đầu não và hang ổ cuối cùng của ngụy quyền tay sai Mỹ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong quá trình tiếp quản Dinh Độc lập, một đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam phát hiện một chiếc xe nhãn hiệu Mercedes 4 chỗ, biển số 72 M-0217 màu xanh đen, số khung 100248, số máy 027150. Chiếc xe này có khả năng chống đạn, chống mìn do đó đã được Quân đội trưng dụng. Người đầu tiên sử dụng xe là tướng Đinh Đức Thiện lúc đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 3 tháng 9 năm 1975 tức là sau Lễ Quốc khánh 1 ngày, Chính phủ có Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu khí Việt Nam có trụ sở tại 48-50 Nguyễn Thái Học - Hà Nội và chiếc xe được bàn giao cho Tổng cục Dầu khí Việt Nam, ông Phan Tử Quang khi đó là Phó Tổng cục trưởng trực tiếp sử dụng. Đến năm 1986, xe được bàn giao cho chi nhánh của Tổng cục Dầu khí tại phía Nam. Năm 1999 Công ty TNHH Tân An Bình nhận sửa chữa và mua lại chiếc xe này. Từ năm 1999 đến nay xe thuộc quyền sở hữu của Công ty Tân An Bình.

Đây là chiếc xe gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, gắn liền với các nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam: Đại tướng Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam Võ Nguyên Giáp; Trung tướng Đinh Đức Thiện - Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam; Đại tá Phan Tử Quang, nguyên Chủ nhiệm xăng dầu đường 559 huyền thoại, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

Hiện tại chiếc xe này đang được Công ty Tân An Bình quản lý và lưu giữ cẩn thận. Hãng Mercedes khi biết thông tin này đã có lần đề nghị được đổi mấy chiếc xe mới để lấy chiếc xe này nhưng Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Trần Việt Tuấn không đồng ý.

Để tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, người đã trực tiếp chỉ huy chiến dịch đại thắng Mùa xuân năm 1975, người đã trực tiếp sử dụng chiếc xe tại lễ duyệt binh chào mừng Quốc khánh 2/9/1975, Quốc khánh đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thu về một mối, người đang lưu giữ chiếc xe đã coi là một kỷ vật vô giá và trong suốt những năm qua đã tu sửa, bảo quản chiếc xe hết sức cẩn thận.

Đây cũng là một kỷ vật của một vị tướng Việt Nam đã lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, các cơ quan có trách nhiệm của Quân đội, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch... cần có kế hoạch kiểm tra xác định thông tin, tư liệu để đưa vào trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự hoặc nhà lưu niệm của Đại tướng như một kỷ vật Quốc gia, nhằm giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

600 chai rượu vang Pháp hiệu Bordeaux và món quà tặng Đại tướng của cựu binh Pháp

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Đông Dương, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Đội quân nhà nghề của Pháp dưới sự chỉ huy của Tướng De Castries đã kéo cờ đầu hàng vô điều kiện quân đội nhân dân Việt Nam. De Castries là một Tướng tài, được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến tại Việt Nam. Ông ta là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 600 của quân đội Pháp tại Đông Dương và là người chỉ huy cao nhất của Pháp tại Điện Biên Phủ với quân hàm Chuẩn tướng.

Năm 1998, Trung đoàn 600 (Trung đoàn do Tướng De Castries chỉ huy) đã tổ chức một cuộc hành quân từ Hà Nội về Điện Biên Phủ, theo dấu cuộc hành quân năm xưa (năm 1944) và tiếp sau đó đã tổ chức một buổi lễ giải thể, xóa phiên hiệu rất long trọng ở Paris - Pháp.

Để kỷ niệm sự kiện trên họ đã đặt Hãng rượu Bordeaux, một thương hiệu nổi tiếng của Pháp sản xuất 600 chai rượu vang và thực hiện lại cuộc hành quân từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ theo hành trình mà họ đã hành quân năm xưa. Những cựu binh Pháp của Tướng De Castries đã lấy 2 trong số 600 chai rượu Bordeaux nổi tiếng ấy, một chai tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã đánh bại họ, chai thứ hai tặng ông Trần Việt Tuấn nguyên Tổng Giám đốc Công ty du lịch cựu chiến binh Việt Nam đồng thời là người chủ trì hành quân cho các cựu binh Pháp về lại Điện Biên - Chai rượu ấy được ông Trần Việt Tuấn hiện tại là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tân An Bình trân trọng lưu giữ làm kỷ niệm.

Trước khi trở thành Tổng Giám đốc Công ty Tân An Bình, ông Trần Việt Tuấn giữ chức Tổng Giám đốc điều hành của Công ty du lịch cựu chiến binh Việt Nam, một Công ty được thành lập theo sáng kiến của Đại tá Hà Văn Lâu, nhà quân sự, chính trị, ngoại giao nổi tiếng của Việt Nam. Đại tá Phan Tử Quang - người gắn liền tên tuổi với đường ống xăng dầu huyền thoại 559, người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Công ty ra đời với hy vọng tạo điều kiện cho các cựu chiến binh đã từng tham chiến tại Việt Nam thăm lại nơi họ và Chính phủ của họ đã gây nên đau thương cho nhân dân Việt Nam để tự thấy trách nhiệm phải giúp đỡ Việt Nam, đền bù chiến tranh ở Việt Nam, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, khép lại quá khứ hướng tới tương lai, kết hợp giữa làm kinh tế với lợi ích đất nước và tinh thần vị tha của người Việt Nam.

Ông Trần Việt Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Tân An Bình: Đó là kỷ vật vô giá

- Ông có thể cho biết vì sao Công ty Tân An Bình có chiếc xe Mercedes đặc biệt này?

- Năm 1998, tôi vào TP HCM cùng cụ Phan Tử Quang, lúc đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí và đến cư xá Thanh Đa, tôi nhìn thấy chiếc xe Mercedes nằm ở ngoài trời mới hỏi thì cụ Phan Tử Quang bảo đó là chiếc xe cụ đang đi. Năm 1975 khi vào tiếp quản Sài Gòn, quân đội ta thấy chiếc xe đó trong Dinh Tổng thống, không biết đó là xe của ai đi nhưng nhiều khả năng là xe của Tổng thống hoặc Phó Tổng thống vì đó là xe chống đạn, chống mìn rất nặng. Chiếc xe đã được trưng dụng, Trung tướng Đinh Đức Thiện nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã sử dụng chiếc xe đó. Chuẩn bị cho ngày 2-9-1975, quân đội đã trưng dụng chiếc xe này để Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình. Duyệt binh xong, chiếc xe được chuyển lại cho bên Dầu khí mà cụ thể là cụ Phan Tử Quang sử dụng. Tôi thấy ý nghĩa của chiếc xe nên đề nghị chuyển nhượng lại cho Công ty Tân An Bình. Tôi đã mang đi sửa chữa tại một gara ở Sài Gòn và chạy thử từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu. Sau đó, tôi lại thuê vận chuyển ra Hà Nội và có chạy thử ở khu vực Mỹ Đình, rồi đưa về khu Tây Tựu để bảo quản ở đó. Hiện chiếc xe để lâu không đi nên cũng xuống cấp nhiều.

- Được biết hãng Mercedes có đề nghị đổi chiếc xe này lấy 4 chiếc xe mới nhưng ông không đồng ý?

- Tôi có nhờ người mang số khung, số máy của chiếc xe về bên hãng Mercedes ở Đức xác minh thì hãng Mercedes cũng nói rằng đó là xe đặt hàng từ những năm trước 1970 và họ đề nghị đổi cho họ chiếc xe này lấy 4 chiếc xe Mercedes đời mới. Nhưng tôi không đồng ý. Tôi nghĩ đó là chiếc xe mang giá trị lịch sử nếu chuyển đi thì mất giá trị lịch sử của đất nước mình. Chiếc xe đã gắn với kỷ niệm của ngày chiến thắng tại Dinh Độc lập, gắn với kỷ niệm của ngày Quốc khánh nước Việt Nam và gắn với kỷ niệm của một vị tướng tài - anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. Sau này chắc chắn mọi người sẽ sưu tầm lại những kỷ vật đó, vì nó liên quan đến cả một chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam.

- Tại sao đến giờ ông mới công bố?

- Thứ nhất là vì khi cụ Võ Nguyên Giáp còn sống thì chưa ai đặt vấn đề. Thứ hai là tôi nghĩ mình chỉ là người bảo quản chiếc xe, đến bây giờ cụ Giáp mất, tôi muốn trao lại những gì liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp để mọi người cùng được biết thì sẽ có ý nghĩa hơn.

- Ông có nguyện vọng, mong muốn gì với việc bảo quản, lưu giữ chiếc xe?

- Đương nhiên tôi muốn chiếc xe được tu sửa lại, bảo quản một cách chu đáo và tốt hơn. Nhưng hiện tại về mặt tài chính thì tôi chưa làm được. Còn bán thì tôi không muốn bán. Tôi muốn sau này sẽ tu sửa lại, còn thuộc về ai thì đó là tùy duyên. Có thể tôi sẽ bán với giá trị rất cao hoặc có thể tôi sẽ tặng không. Đã rất nhiều người đến hỏi mua chiếc xe nhưng tôi không gặp vì tôi có ý định bán đâu mà gặp. Tôi nghĩ đó là kỷ vật vô giá.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Lê Văn Long

An ninh Thủ đô

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TP. HCM trưng cầu dân ý về con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngọc Luân

Thứ bảy 23/11/2013 07:21

(GDVN) - Đường Điện Biên Phủ (từ giao lộ Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng đến cầu Sài Gòn) và đoạn xa lộ Hà Nội thuộc địa phận quận 2 (từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc) sẽ vinh dự được mang tên mới: Con đường Võ Nguyên Giáp.

Đó là tinh thần mới nhất mà lãnh đạo UBND TP. HCM vừa thống nhất trong việc quyết định chọn con đường để đặt tên Võ Nguyên Giáp, nhằm vinh danh công đức của Đại tướng với dân tộc.

Posted Image

Con đường Võ Nguyên Giáp trong tương lai của TP. HCM. Ảnh: Lê Quân

Ngày 22/11/2013, tin từ Văn phòng UBND TP. HCM cho biết, lãnh đạo UBND TP. HCM vừa có yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP khẩn trương tổ chức trưng cầu ý kiến nhân dân thành phố về việc lấy tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên đường.

Chỉ thị của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM – Hứa Ngọc Thuận nêu rõ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP. HCM phải thực hiện chu đáo các bước lấy ý kiến người dân trên các địa bàn mà con đường Võ Nguyên Giáp dự kiến đi qua, sau đó tổng hợp, có công văn gửi UBND TP. HCM phê chuẩn trước ngày 25/11 này.

Và, theo phương án sớm nhất, dự kiến vào kỳ họp HĐND TP. HCM sắp tới vào giữa tháng 12/2013, UBND TP. HCM sẽ có tờ trình về vấn đề này để các đại biểu HĐND xem xét, thông qua.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi, đến cuối năm nay, TP. HCM sẽ vinh dự trở thành địa phương thứ 4 trong cả nước có con đường vinh dự mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau các địa phương: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình.

Được biết, con đường Võ Nguyên Giáp trong tương lai của TP. HCM, sẽ có tổng chiều dài toàn tuyến trên 7km, là tuyến đường huyết mạch, là cửa ngõ phía Đông của thành phố. Theo thiết kế trước đó, đường Võ Nguyên Giáp có nhiều lộ giới khác nhau, thay đổi từ 30m - 153,5m tùy theo từng đoạn.

Posted Image

Nút giao thông Cát Lái - điểm nhấn trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp trong tương lai. Ảnh: Lê Quân

Đây cũng là một trong những con đường rộng, thoáng, đẹp nhất thành phố hiện nay, với 6 làn xe ô tô và 2 làn xe máy. Cũng trên tuyến đường này, thành phố vừa đưa vào sử dụng cây cầu Sài Gòn mới, một công trình nhiều ý nghĩa trên mạng lưới giao thông của thành phố.

Bênh cạnh việc chọn con đường đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong kỳ họp HĐND TP. HCM sắp tới, Hội đồng đặt tên đường TP. HCM cũng sẽ trình các phương án đổi mới và đặt mới một số tên đường trên địa bàn. Trong đó, đáng chú ý là các phương án:

Đặt tên đường Võ Chí Công cho tuyến đường Vành đai 2 - phía Đông (từ chân cầu Phú Mỹ - quận 2) đến Xa lộ Hà Nội – quận 9, có tổng chiều dài hơn 13 km.

Đặt tên đường Võ Trần Chí cho tuyến đường dẫn cao tốc TP. HCM - Trung Lương (từ nút giao Tân Tạo – quận Bình Tân đến nút giao Chợ Đệm – huyện Bình Chánh) với chiều dài toàn tuyến hơn 9 km.

Đổi tên đường Cộng Hòa thành đường Đại tướng Văn Tiến Dũng (bao gồm toàn bộ chiều dài hiện hữu của đường Cộng Hòa nối từ đường Hoàng Văn Thụ, đến đường Trường Chinh – quận Tân Bình), với tổng chiều dài gần hơn 3 km.

Với việc đặt tên đường Võ Nguyên Giáp, UBND TP. HCM cũng sẽ phải điều chỉnh lại giới hạn các tuyến đường Điện Biên Phủ và Xa lộ Hà Nội. Như vậy, nếu tuyến đường Võ Nguyên Giáp như kế hoạch được thông qua, thì con đường Điện Biên Phủ sẽ được giới hạn từ vòng xoay Ngã Bảy – nối quận 3 và quận 10, đến đường Đinh Tiên Hoàng – quận 1, (giáp với đường Võ Nguyên Giáp) có chiều dài hơn 3,5 km. Còn Xa lộ Hà Nội được giới hạn từ cầu Rạch Chiếc (nối từ đường Võ Nguyên Giáp) đến Quốc lộ 1 – quận 9, còn gọi là Nút giao thông Ngã ba Trạm 2 cũ, chiều dài tuyến đường còn lại sẽ khoảng 7 km.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhân vật của năm 2013

Qua đời ngày 4/10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bỗng làm thức tỉnh trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam những giá trị và sức mạnh đoàn kết dân tộc. Đó thực sự là một chiến thắng nữa, chiến thắng cuối cùng của ông.

Những thời khắc đau thương tiễn biệt Đại tướng

Theo tiêu chí "người có tác động lớn nhất đến thời sự của Việt Nam trong năm", VnExpress bình chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Nhân vật của năm 2013.

Posted Image

18h09 ngày 4/10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 103, trong sự tiếc thương của hàng triệu người dân. Ảnh: DPA.

Trong lịch sử thế giới hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi nhận là người đã đánh thắng cả quân đội Pháp và Mỹ khi làm thất bại tham vọng của hai thế lực quân sự hàng đầu thế giới này. Ông khiến năm châu kinh ngạc khi quân đội do mình lập ra và lãnh đạo gồm những người nông dân đã khuất phục được đội quân Pháp có trang bị tối tân trong trận Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.

Với chiến công này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử Việt Nam có sức ảnh hưởng cá nhân vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhiều dân tộc đã lấy chiến thắng Điện Biên Phủ để khởi nguồn cho cuộc đấu tranh giành độc lập của mình. Các tướng lĩnh ở bên kia chiến tuyến cũng luôn dành cho ông sự kính trọng và gọi ông là "Đại tướng 5 sao" hoặc không ngần ngại tôn vinh ông là "Vị tướng huyền thoại".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các chuyên gia biên soạn cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh năm 1984 bình chọn là một trong 10 vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Người anh cả, tổng tư lệnh tối cao đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam được vinh danh không chỉ vì vai trò của ông trong những thời điểm bước ngoặt của lịch sử đất nước như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 hay chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mà còn vì trong thời bình ông vẫn luôn tận tâm với những quyết sách lớn của đất nước.

Sự kiện ông qua đời ngày 4/10 được coi như "chiến thắng cuối cùng" của vị tướng của lòng dân, khi làm thức tỉnh những giá trị dân tộc và sức mạnh đoàn kết của hàng triệu người Việt Nam. Ông được người dân coi như biểu tượng mà họ mong muốn về một nhà lãnh đạo, đó là sự hấp dẫn quần chúng, sự nghiệp anh hùng, sống trong sạch và yêu nước thực thụ. Ông rời dương gian giống như một cây đại thụ nằm xuống và sự ra đi của một người từng trực tiếp tham gia kiến tạo cả một giai đoạn lịch sử đất nước đã để lại một khoảng trống lớn, khó có thể bù đắp.

Lần đầu tiên kể từ sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời hơn 40 năm trước, Việt Nam mới lại chứng kiến một lễ tang mà cả dân tộc dường như xích lại bên nhau để tưởng nhớ một trong những vị tướng lẫy lừng nhất trong lịch sử nhân loại. Chính lớp trẻ, những người chưa từng biết đến chiến tranh và chỉ biết tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các trang sách lịch sử, đã bày tỏ lòng yêu mến và kính trọng với ông một cách nồng nhiệt nhất.

Posted Image

Thanh niên Việt Nam tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: BBC.

Cảm xúc của giới trẻ sau khi nhận tin vị tướng huyền thoại qua đời đã khởi đầu cho một sự kiện thu hút sự quan tâm của giới truyền thông trong và ngoài nước: Hàng vạn người kiên nhẫn và thành kính xếp hàng dài nhiều km để được vào viếng tư gia đại tướng trong suốt 9 ngày. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhìn nhận: “Những dòng người xếp hàng dài vào viếng cụ tại nhà riêng cho thấy nhân dân rất công minh, lịch sử rất công bằng. Rõ ràng, được lòng dân, dân tôn làm thánh; mất lòng dân, dân ngoảnh mặt đi”.

Đây cũng là minh chứng cho thấy sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ trực tiếp góp phần định hình lịch sử hiện đại của đất nước mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến các thế hệ sau ngay cả khi ông đã qua đời. Cuộc đời ông từ một thầy giáo dạy sử đã trở thành vị tướng huyền thoại, đồng thời cũng là biểu tượng của một con người luôn đặt mục tiêu cống hiến cho dân tộc, cho đất nước lên trên hết, điều mà người dân luôn mong đợi ở những người lãnh đạo quốc gia.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Vốn là một thầy giáo, ông trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.

Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.

Chuyên trang về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VnExpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Cập nhật lúc 15:20, 04/01/2014

(Tin tức thời sự) - Đại tá Hoàng Minh Phương người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã theo chân đại tướng về cõi vĩnh hằng.

Tướng Giáp và những trận thắng đầu tiên của quân đội

Ngày tướng Giáp trở lại chiến trường Điện Biên Phủ

Người thư ký xuất sắc của Đại tướng đã ra đi lúc 1h30 ngày 31/12/2013. Hưởng thọ 86 tuổi. Trong tang lễ đại tá Hoàng Minh Phương, mọi người thương tiếc người trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi quá bất ngờ. Dù ở tuổi 86, sức khỏe đã yếu nhiều nhưng khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đại tá Hoàng Minh Phương vẫn cất công ra tận Quảng Bình viếng mộ đại tướng.

Posted Image

Đại tá Hoàng Minh Phương bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những tưởng tháng 5 tới ông cùng những chiến sĩ Điện Biên ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại nơi cách đây 60 năm từng góp phần làm nên chiến thắng.

Nhiều cán bộ cao cấp quân đội cho rằng, làm trợ lý Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 25 năm, đại tá chính là người gần Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chịu ảnh hưởng từ đại tướng cả về tư duy, phong cách. Ông nhiều lần được gặp Bác Hồ, nhất là thời gian Bác đi chiến dịch Biên giới 1950.

"Tôi được biết đại tá Hoàng Minh Phương khi ông nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân đoàn 4 khi quân đoàn đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Là cán bộ tham mưu nhưng ông luôn nêu cao công tác chính trị. Ông đã góp phần dự thảo kinh nghiệm làm nhiệm vụ trên đất nước bạn. Trước mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, ông thường hỏi cán bộ tham mưu và chỉ huy các đơn vị về công tác bảo vệ dân, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu.

Ông là người có kiến thức uyên bác, là “cây sử sống của quân đội”, nhiều người viết sử, làm báo vẫn gọi ông như thế. Ông là bạn của nhiều trí thức và những người công tác trong ngành văn hóa. Tôi nhớ, thời quân đội ta làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, mỗi khi các nhà báo, nhà văn từ Việt Nam sang thăm và viết bài về bộ đội tình nguyện, mọi người đều đề nghị được gặp đại tá Hoàng Minh Phương để cung cấp tài liệu và có khi được hướng dẫn cách thể hiện trong các bài viết.

Bao giờ cũng vậy, khi gặp gỡ các nhà báo, đại tá Hoàng Minh Phương đều rất trân trọng, thân tình. Ông sẵn sàng giúp đỡ phương tiện, vật chất để họ tới các đơn vị bộ đội đang làm nhiệm vụ ở tuyến trước. Theo ông, cuộc sống của chiến sĩ ở tuyến trước không chỉ đáng được biểu dương, ca ngợi mà còn cần được phản ánh trên báo, đài để nhân dân trong nước biết vì đó là con em nhân dân", một đồng đội của ông kể lại.

Các nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Thu Bồn... rất khâm phục đại tá Hoàng Minh Phương. Nhà văn Nguyễn Khải từng cho biết, ông viết kịch Hành trình tới tự do là nhờ sau mấy lần trò chuyện với đại tá Hoàng Minh Phương.

Đại tá Hoàng Minh Phương là người học rộng. Kiến thức của ông, cũng như cán bộ trưởng thành từ cuộc đời chiến sĩ là tự học, học hỏi không ngừng nên rất bền vững.

Đại tá Hoàng Minh Phương đã tham gia hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước và cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân bạn thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh. Ông là một trong những trí thức của quân đội ta. Trong cuộc sống hàng ngày ông là người rất khiêm tốn, thường cho mình là “giọt nước giữa biển cả”. Ông đã viết nhiều sách báo, nhưng không bao giờ nói về mình. Đó cũng là phẩm chất cao quý của người trí thức mặc áo lính.

Năm điểm đặc sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Hoàng Minh Phương đã đúc kết năm điểm đặc sắc nhất khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp khác với các tổng tư lệnh quân đội của các nước.

Thứ nhất, tổng tư lệnh quân đội các nước được điều phụ trách quân đội khi đã có quân còn tướng Giáp khi được giao phụ trách quân đội khi chưa có quân nên vừa phải xây dựng lực lượng vừa chỉ huy quân đội chiến đấu.

Thứ hai, tư lệnh quân đội các nước thường học qua các học viện, trường quân sự còn tướng Giáp khi lãnh đạo quân đội chưa học qua trường lớp nào. Do đó, ông phải tự học để nâng cao trình độ cũng như nâng tầm cao của lực lượng quân đội. Thứ ba, đại tướng không chỉ là một nhà chỉ đạo chiến lược về quân sự mà còn là một nhà chỉ đạo tài ba về chiến dịch, chiến thuật.

Thứ tư, đại tướng không chỉ có tài mà còn có đức. Ông được ví là vị tướng của hòa bình, vị tướng của nhân dân.

Đặc điểm cuối cùng, theo ông Phương, dù đại tướng rời bỏ chính trường từ lâu nhưng do tài năng và đức độ nên hàng năm đến ngày sinh của đại tướng, chiến thắng Điện Biên Phủ hay ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, hàng trăm đoàn khách đã đến ngôi nhà của đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu để thăm và chúc mừng đại tướng. “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào sau khi không còn quyền lực mà người dân ngưỡng mộ đến vậy. Chính những điều này mà đại tướng không chỉ là một thiên tài quân sự lớn nhất trong thế kỷ 20 mà còn là một thiên tài quân sự lớn nhất của mọi thời đại”, ông Phương nhận định.

Theo Công an TP.HCM

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái hiện cuộc đời cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp-103 sự kiện

An Ngọc (Vietnam+)

Posted Image

(Ảnh: NXB Trẻ)

Khác với những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, tập sách “Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng cuộc đời” tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Đại tướng thông qua 103 sự kiện tiêu biểu.

Qua đó, chân dung Tướng Giáp từ lúc còn là một cậu học sinh sôi nổi của trường Quốc học Huế đến khi trở thành một thày giáo dạy Lịch sử, một vị Tướng huyền thoại-người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện sinh động qua những dấu mốc quan trọng.

"Việc lựa chọn 103 sự kiện đôi lúc không tránh khỏi tính chủ quan nhưng chúng tôi luôn cố gắng hệ thống đầy đủ những dấu mốc quan trọng, những sự kiện và quyết định có tính chất bước ngoặt không chỉ với cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng mà còn gắn với những trang sử hào hùng của dân tộc," đại diện nhóm biên soạn Nhà xuất bản Trẻ bày tỏ.

Các đề mục của cuốn sách (“Cẩm nang đánh ‘pháo đài bay’,” “Điện Biên Phủ trên không,” “Đòn điểm huyệt,” “Bức điện mật...")) giúp độc giả hình dung về tài năng, sự quyết đoán của Đại tướng.

Ở mỗi sự kiện, bên cạnh tư liệu về Đại tướng, nhóm biên soạn còn đưa vào những thông tin về các nhân vật, bối cảnh lịch sử liên quan. Ví dụ, chiến dịch Điện Biên Phủ được minh họa bằng ba bản đồ tương ứng với ba đợt tấn công (thay vì một bản đồ lớn như thường thấy ở một số tập sách khác).

Đại diện nhóm biên soạn cho hay, tập sách còn là lời nhắc nhở đối với thế hệ trẻ về di nguyện của Đại tướng: "Thế hệ cha anh đã rửa được cái nhục mất nước, tôi mong thế hệ trẻ các bạn phải rửa được cái nhục nghèo hèn."

“Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng cuộc đời” do Nhà xuất bản Trẻ biên soạn và phát hành./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dâng kiếm, trống đồng tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Posted Image- Sáng 11/1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cổ vật Thanh Hoa và Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh đã chuyển trống đồng, súng thần công và kiếm lệnh vào Vũng Chùa để dâng lên anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dịp 100 ngày mất của Người.

Chiếc trống được đúc theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ với đường kính 103 cm (tượng trương với tuổi thọ của Đại tướng), cao 91,1 cm (tượng trưng cho năm sinh của Người) và có trọng lượng khoảng 400 kg.

Posted Image

Các hiện vật được đưa lên khu mộ Đại tướng

Thân trống được trang trí bằng 5 hình ảnh tiêu biểu trong cuộc đời và sự nghiệp của Người: Hình ảnh nhà lưu niệm Đại tướng trên mảnh đất quê nhà, Đại tướng cùng 34 chiến sĩ tuyên truyền giải phóng quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quyền Tổng chỉ huy cho Đại tướng, hình ảnh quốc kỳ bay trên nóc hầm tướng Đờ-cát và hình ảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập.

Hai khẩu Đại pháo thần công được mô phỏng theo phiên bản súng thần công cổ của Việt Nam thể hiện quân uy ngày Đại tướng giữ ngôi Tướng lệnh.

Mỗi khẩu nặng gần 200 kg, trên thân khắc hoa văn thời Trần và hoa sen.

Thân súng dài 103 cm tượng trưng cho tuổi thọ của Đại tướng, chu vi nòng súng thần công rộng 48 cm, nhắc đến năm 1948 Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng.

Đôi kiếm lệnh có chuôi kiếm được đúc hình ảnh hai Mẹ Việt Nam Anh hùng đã che chở hai chiến sĩ thời kỳ chống Pháp và thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Buổi lễ bàn giao trống, súng thần công và kiếm lệnh diễn ra trong không khí linh thiêng, tưởng nhớ về công lao to lớn của vị Đại tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam - người đã góp phần làm rạng danh những trang sử vàng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tất cả các hiện vật đều được đúc theo phương pháp thủ công, truyền thống.

Cũng trong sáng nay, khu lăng mộ sẽ tạm ngừng việc đón tiếp khách đến viếng, từ 14h chiều cùng ngày, việc đón tiếp khách sẽ được đón tiếp trở lại bình thường.

Một số hình ảnh PV VietNamNet ghi lại:

Posted Image

Posted Image

Các hiện vật được cẩn thận đưa ra khỏi xe

Posted Image

Cận cảnh chiếc trống đồng

Posted Image

Ông Võ Điện Biên thay mặt gia đình nhận các hiện vật

Posted Image

Các hiện vật trước khu mộ Đại tướng

Posted Image

Mộ Đại tướng dịp lễ 100 ngày

Posted Image

Những đoàn người đầu tiên đến viếng Đại tướng trong dịp lễ 100 ngày

Hải Sâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư Đại tướng gửi GS Ngô Bảo Châu

03/02/2014 01:00 GMT+7

Posted Image- Bức thư với chữ ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi GS Ngô Bảo Châu cách đây đã 3 năm. Nội dung thư gắn ngọn nhưng chứa chan tình cảm và niềm tin Đại tướng dành cho GS cùng sự phát triển của nền toán học nước nhà.

'Chiến lược con người' trong giáo dục của Đại tướng

Tới ngôi trường 'thầy Đại tướng' mãi in bóng

Trong thư gửi Giáo sư Ngô Bảo Châu đề ngày 01/9/2010, Đại tướng viết: “Thành tựu khoa học mà nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu đạt được đã khẳng định: Với một môi trường khoa học thực sự dân chủ, bình đẳng, khuyến khích tư duy độc lập, và tinh thần tự do sáng tạo, trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn tới những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”.

Posted Image

Nội dung bức thư (Ảnh: NXB Trường ĐH Sư phạm HN).

Đại tướng “tin rằng, với tâm hồn Việt Nam và trí tuệ sáng tạo, Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền Toán học Việt Nam nói riêng, nền khoa học và giáo dục Việt Nam nói chung sớm tiến kịp và hội nhập với các nền khoa học và giáo dục của các quốc gia tiên tiến trên thế giới”.

Với sự kiện ra mắt cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo và được sự đồng ý của Giám đốc NXB Trường ĐH Sư phạm HN Nguyễn Bá Cường, VietNamNet trân trọng giới thiệu lá thư Đại tướng gửi GS Ngô Bảo Châu sau khi nhận tin GS đạt giải thưởng Fields danh giá về Toán học năm 2010.

Nội dung bức thư:

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2010

Thân gửi: Nhà toán học trẻ - Giáo sư Ngô Bảo Châu

Bác rất vui mừng khi được tin giáo sư Ngô Bảo Châu được Đại học quốc tế các nhà toán học (ICM) trao tặng Giải thưởng Fields năm 2010 giành cho các nhà toán học trẻ xuất sắc nhất trong thế giới đương đại, đúng vào dịp đất nước chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đây là niềm tự hào không chỉ đối với riêng giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình mà còn là niềm tự hào chung của đất nước, của dân tộc, đặc biệt của thế hệ trẻ Việt Nam.

Thành tựu khoa học mà nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu đạt được đã khẳng định: Với một môi trường hoạt động khoa học thực sự dân chủ, bình đẳng, khuyến khích tư duy độc lập, và tinh thần tự do sáng tạo, trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn tới những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại.

Chúc giáo sư Ngô Bảo Châu tiếp tục có nhiều thành tựu mới trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới đầy bí ẩn của nền Toán học thế giới. Bác tin rằng, với tâm hồn Việt Nam và trí tuệ sáng tạo, giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền Toán học Việt Nam nói riêng, nền khoa học và giáo dục Việt Nam nói chung sớm tiến kịp và hội nhập với các nền khoa học và giáo dục của các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Bác gửi đến Ngô Bảo Châu và gia đình tình cảm thân thiết và lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc, tiến bộ.

Chào thân ái,

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  • Văn Chung
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tượng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cùng 3 danh tướng kiệt xuất VN trong lịch sử ở viện bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam(*)

NGUYỄN HỒ

17/02/14 14:38

(GDVN) - Bốn bức tượng bằng vàng, bạc, đồng… các danh tướng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng LSQS VN.

Bốn tác phẩm tượng được làm từ nhiều chất liệu: vàng, bạc, đồng, hỗn hợp composite, gỗ... cao 1,24m đặt trên bệ cao 75 phân.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Những bức điêu khắc này là các tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa lớn về hình tượng anh hùng dân tộc Việt Nam. Đó vừa là nghệ thuật vừa là lịch sử, văn hóa và tinh hoa của người Việt".

Dự án đúc tượng 4 danh tướng được lập từ 3 năm trước với sự trợ giúp của nhiều tổ chức và chuyên gia lịch sử, văn hóa như: Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Vũ Khiêu, Giáo sư sử học Phan Huy Lê, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà sử học Lê Văn Lan, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà báo Mỹ Lady Borton…

Posted Image

Tượng 4 danh tướng Việt Nam sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đến hết ngày 24/2. Dưới đây xin mời độc giả Báo Giáo dục Việt Nam cùng xem những hình ảnh tại triển lãm:

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

==================

* Chú thích: Tôi biên tập lại cái tựa bài viết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có đường sắt gần khu mộ Đại tướng

Chủ nhật, 30/3/2014 | 06:48 GMT+7

Trước đề nghị làm nhà ga ở gần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình để người dân đi lại thuận tiện, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam sớm thực hiện.

Mỗi ngày hàng nghìn người đến viếng mộ Đại tướng

Posted Image

Người dân đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa (Quảng Bình). Ảnh: Nguyễn Đông

Hiện, mỗi ngày có hàng nghìn người dân ở khắp cả nước về viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa (Bố Trạch, Quảng Bình), song phương tiện đi lại phần lớn bằng ôtô và xe máy. Nhiều người dân cho rằng cần lập một nhà ga ở khu vực gần mộ Đại tướng để đi lại thuận tiện và có thể thường xuyên hơn.

Đề nghị này đã được gửi tới Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Người đứng đầu ngành giao thông đã giao cho Tổng công ty đường sắt sớm nghiên cứu, triển khai lập ga tạm trên tuyến đường gần khu mộ để phục vụ người dân đi lại thuận tiện nhất.

Ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết "sẽ lập kế hoạch thực hiện sớm và cân nhắc việc lựa chọn vị trí hợp lý nhất".

Tuyến đường sắt chạy qua huyện Quảng Trạch chỉ cách Vũng Chùa - Đảo Yến chừng 5 km.

Xuân Hoa

=============

Theo tôi, ga nên cách mộ từ 3 - 5 km - tùy theo địa hình. Sau đó xe công cộng sẽ đưa đến mộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xúc động tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang làm việc

12:00 | 27/04/2014

Sáng 27-4, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã khai mạc triển lãm “Điện Biên Phủ - Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp qua các tác phẩm nghệ thuật”.

Posted Image

Đây là một triển lãm quy tụ được nhiều tác phẩm mỹ thuật về chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong không gian triển lãm, điểm nhấn được các khách tham quan chú ý đặc biệt đó là bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang ngồi làm việc được làm với tỉ lệ 1:1 (tỉ lệ thực) bằng chất liệu silicon.

Posted Image

Bức tượng mô phỏng lại hình ảnh Đại tướng đang ngồi trên bàn làm việc

Nhiều người xem đã thực sự ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn chân dung Đại tướng một cách chân thực.

Nhà điêu khắc Trần Văn Thức cho biết: “Với lòng tôn kính, ngưỡng mộ tài và đức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi đã dồn toàn bộ tâm huyết của mình để thực hiện tác phẩm này trong khoảng thời gian 6 tháng. Điều khó khăn nhất trong suốt quá trình thực hiện đó là việc tôi chưa từng gặp Đại tướng ngoài đời. Do vậy trước khi bắt tay vào làm, tôi phải mất khá nhiều thời gian để gặp những người thân trong gia đình, những cộng sự thân cận đã từng làm việc với Đại tướng và những nhiếp ảnh gia đã từng chụp ảnh về người”.

Posted Image

Từng chi tiết trên khuôn mặt và thần thái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều được thể hiện sắc nét và chân thực

Triển lãm được Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Hội quán Di sản phối hợp thực hiện.

Khách tham quan đã được dịp hồi nhớ lại hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những lời kể xúc động của GS Vũ Khiêu và ông Võ Hồng Nam, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Theo TTO

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ tư, 23/7/2014 | 17:06 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Đất thiêng Vị Xuyên về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

"Không có quyền lợi nào cao hơn tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và không có hy sinh nào lớn lao hơn hy sinh tính mạng con người để bảo vệ đất nước", ông Võ Điện Biên khẳng định trong buổi gặp mặt các cựu chiến binh tại Hà Nội.

Sáng 23/7, đoàn cựu chiến binh Sư đoàn 356 và các đơn vị từng chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) năm 1984 tề tựu đông đủ ở nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30, Hoàng Diệu, Hà Nội) để dâng lên trước bàn thờ Đại tướng nắm đất lấy về từ biên giới, nơi diễn ra trận đánh ác liệt bảo vệ biên cương phía Bắc trước sự xâm lấn của quân Trung Quốc.

Đất thiêng lấy từ cao điểm 468, nơi đoàn quân xuất phát rạng sáng ngày 12/7/1984 để chiếm lại các cao điểm 772, 685, 1509... bị quân Trung Quốcđóng trái phép trước đó. Dù không trực tiếp diễn ra trận đánh nhưng cao điểm này vẫn thấm máu nhiều chiến sĩ ngã xuống vì đạn pháo rót từ các điểm cao bên cạnh sang.

Trước khi đoàn cựu binh lên Hà Giang ngày 12/7, ông Võ Điện Biên trao tận tay họ di ảnh Đại tướng và bày tỏ tâm nguyện lấy nắm đất Vị Xuyên, nơi thấm máu bao chiến sĩ ngã xuống để đặt lên bàn thờ Đại tướng.

Những người lính xếp hàng ngay ngắn, điều lệnh nghiêm trang, dõng dạc hát vang Quốc ca trước di ảnh Người.

Đại tá Nguyễn Quốc Chinh, thay mặt đoàn cựu chiến binh báo cáo Đại tướng Tổng tư lệnh rằng họ đã tề tựu về đây an toàn, đầy đủ. Đưa được nắm đất thiêng về, không những đồng đội nằm lại trên các điểm cao mà hơn 1.700 liệt sĩ trong nghĩa trang Vị Xuyên cũng được an ủi vong linh khi về bên Đại tướng. Các cựu binh nguyện kể mãi câu chuyện này như minh chứng cho truyền thống, đạo lý tốt đẹp của bộ đội cụ Hồ, bộ đội bác Văn.

Thay mặt gia đình, ông Võ Điện Biên cảm ơn tấm lòng của các cựu chiến. Sự hy sinh của những chiến sĩ nơi mặt trận Vị Xuyên và dọc dải biên giới phía Bắc cũng là nỗi đau trong lòng Đại tướng suốt bao năm. "Trận chiến Vị Xuyên trôi qua 30 năm rồi, tính cả cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc là 35 năm. Nhớ đến Vị Xuyên hôm nay, chúng ta còn phải nhắc đến mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng, đến đồn biên phòng Pò Hèn (Quảng Ninh), đến các liệt sĩ Đỗ Sỹ Họa, Hoàng Thị Hồng Chiêm và hàng vạn liệt sĩ khác. Họ bày tỏ tinh thần, khí phách của người Việt Nam không thế lực nào khuất phục được. Cần nhắc nhở cho thế hệ con cháu mai sau đừng bao giờ quên sự hy sinh đó. Bởi vì không có quyền lợi nào cao hơn tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và không có hy sinh nào lớn lao hơn hy sinh tính mạng con người để bảo vệ đất nước".

Đất thiêng lấy từ biên cương Hà Giang được đặt bên cạnh đất lấy từ Trường Sa, những nơi máu xương nhiều chiến sĩ đổ xuống để giữ vững chủ quyền biên giới, hải đảo Việt Nam.

Chứng kiến cuộc chiến Vị Xuyên 1984 từ đầu đến cuối, nỗi đau chồng chất trong lòng cựu chiến binh Phạm Ngọc Quyền (Từ Liêm, Hà Nội) suốt 30 năm qua. "Vậy là 30 năm tròn, những người còn sống chúng tôi và những đồng đội đã khuất mới được tề tựu về đây, bên cạnh Đại tướng", ông Quyền vừa khóc vừa nói.

Bà Kim Thanh, cô văn công sư đoàn không vắng mặt trong bất cứ cuộc gặp mặt nào của đoàn cựu chiến binh.

Ông hy vọng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và vong linh các anh hùng liệt sĩ phù hộ, những cựu binh có mặt hôm nay sẽ làm tròn phần tâm linh còn rất nhiều áy náy dành cho những người đã khuất hàng chục năm nay chưa làm được. Đó là xây dựng các bia đá, đài tưởng niệm ở những mặt trận khốc liệt mà các liệt sĩ hy sinh. Sau đó là giải quyết chính sách, ghi nhận công lao của những người còn sống.

Trong vườn, mỗi giò hoa, ghế đá đều gắn với bao kỷ niệm về Đại tướng lúc sinh thời: những giò phong lan các tướng lĩnh mang về từ dãy Trường Sơn, trụ giàn cây leo được bộ đội làm từ vỏ đạn pháo...

Trong khu vườn tĩnh lặng một buổi trưa tháng 7, những người lính cùng vào sinh ra tử một thời ôm guitar hát cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng đội nghe: Về đây đồng đội ơi, người chiến sĩ sư đoàn/ Hà Giang đã ngưng chiến trận/ Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu, về đây có nhau như nguyện ước chiến hào...

Hoàng Phương - Nguyên Anh - Quý Đoàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đã in xong và đang trong thời hạn nộp lưu chiểu. Khi nhận được sách, cuốn đầu tiên tôi sẽ kinh dâng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chữ ký của tôi.

 

Posted Image

Tôi luôn có niềm tin rằng: Anh linh Đại Tướng luôn mong muốn sáng tỏ chân lý về cội nguồn Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
     Vũng Chùa trang nghiêm trong ngày giỗ đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
(Dân trí) – Sáng 21/9, tại Vũng Chùa- Đảo Yến, gia đình và người thân cùng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã tiến hành dâng hương, làm lễ tròn một năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp (28/8/2013 – 28/8/2014 âm lịch).

              Từ sáng sớm, Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình dẫn đầu đoàn đã có mặt tại Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) dâng hương viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tưởng nhớ 1 năm ngày mất của Người, cùng thắp nén tâm nhang với tất cả tấm lòng thành kính.

 

daituong1-23e81.JPG
Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình dâng hương viếng trước anh linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Lễ 1 năm ngày mất của Người 
 
daituong2-23e81.JPG
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình dâng lễ cúng 1 năm ngày mất của Đại tướng

Cũng trong sáng nay, gia đình và người thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành làm lễ tròn 1 năm ngày mất của Đại tướng. Không khí trang nghiêm, tĩnh lặng bao trùm lên cả Vũng Chùa – Đảo Yến nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đang yên giấc ngàn thu.  

 

daituong4-23e81.JPG
Gia đình Đại tướng tổ chức Lễ cúng 1 năm ngày mất của Người

 

 

Tại lễ cúng 1 năm ngày mất của Người, thay mặt gia đình, ông Võ Điện Biên, con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày tỏ lòng cảm ơn đến Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình trong suốt thời gian qua đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để nơi yên nghỉ của Đại tướng được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
 
daituong3-23e81.JPG
Ông Võ Điện Biên và gia đình Đại tướng cảm ơn sự phục vụ tận tình của lực lượng BĐBP Quảng Bình trong suốt thời gian qua
(ảnh Đức Trí)

 

Để buổi lễ được diễn ra trang nghiêm, gia đình đã kính báo tạm ngừng việc viếng mộ trong sáng ngày 21/9. Sau 12h cùng ngày Khu mộ Đại tướng lại được mở cửa đón khách như thường ngày.

                                                                                                                                                                                                              Đặng Tài

 

 

 

 

Kính cẩn, cúi đầu thắp nén tâm nhang nhân giỗ đầu Đại tướng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện bài báo tiếng Pháp của Tướng Giáp viết năm 15 tuổi

Thứ Năm, 12/03/2015 - 12:32

 

Bà bạn Mỹ Lady Borton là nhà hoạt động xã hội và nhà văn, gắn bó với Việt Nam hàng chục năm nay. Bà đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử và văn học Việt Nam hiện đại.

 

Thập niên gần đây, bà đặt trọng tâm nghiên cứu vào Hồ Chí Minh. Làm việc hết sức nghiêm túc, bà đến các địa điểm Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động trên thế giới nhằm viết cho chính xác. Do đó mà có mấy cuốn sách về Hồ Chí Minh tuy có tính chất phổ thông nhưng là những công trình lịch sử thật hấp dẫn.

 

hue-b4af0.jpg

Bà có lần kể về việc bà tìm ra một bài báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết năm 15 tuổi. Qua Trung tướng Phạm Hồng Cư, tác giả của một cuốn sách về thời thanh thiếu niên của ông Giáp, bà được biết là có một bài báo như vậy bằng tiếng Pháp đăng tại Sài Gòn năm 1927, bút danh là Trắc Ảnh. Trong cuộc lãng du nghiên cứu, bà Lady Borton, sau hai ngày lục lọi về nhiều vấn đề đã tìm thấy ở một thư viện tại Seatle (Mỹ) bản microfilm về bài xã luận ông Giáp viết, tên là: Huế: chế độ thật quái lạ ở một trường trung học (báo LANNAM 24/3/1927). Microfilm này ở Thư viện Quốc gia Hà Nội cũng có, nhưng ít ai để ý. Vả lại không dễ tìm được bài báo vì bài không ký tên thật, tên bài cũng do tòa soạn đổi khác.

Cậu học sinh Võ Nguyên Giáp viết bài này khi học năm thứ hai trường Quốc học Huế, năm 1927, vào thời kỳ phong trào cách mạng chống Pháp dâng cao từ vụ bắt và xử cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh về nước và đám tang cụ. Mấy tuần lễ sau bài báo, Võ Nguyên Giáp tham gia tổ chức một cuộc biểu tình học sinh lớn ở Huế. Cậu bị đuổi học cùng 90 học sinh khác.

Báo LANNAM (Nước Nam) do Luật sư Phan Văn Trường chủ trương. Hồi ở Pháp, ông đã giúp đỡ tận tình Nguyễn Ái Quốc. Và sau ở Sài Gòn, ông cũng giúp đỡ Võ Nguyên Giáp bước vào nghề báo. Sau đây là bản dịch bài báo trên:

“HUẾ: CHẾ ĐỘ THẬT QUÁI LẠ Ở MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC

Từ khi những cuộc bãi khóa nổ ra ở trong các trường học, tiếp sau những biện pháp phiền nhiễu của chính quyền ông Bourotte, giám đốc trường Quốc học lo sợ về việc phong trào bãi khóa lan rộng trong thanh niên Huế đã thấy cần phải xiết chặt kỷ luật. Người ta nói là từ khi đó ông đã ra sức đưa vào trường một chế độ gây tai tiếng nhất.

Như vậy là ông Bourotte mấy năm trước, khi còn là giáo sư, đã khuyến khích học sinh phải đọc báo chí, sách giáo khoa để theo sát những sự kiện có liên quan đến lịch sử và địa lý, ông đã nhiều lần trách bảo học sinh với một giọng nhẹ nhàng: “Các trò ít đọc báo quá!”; ấy thế mà, từ khi lên chức giám đốc cách đây hai năm, ông đã hoàn toàn thay đổi cách cư xử, bằng cách tuyên chiến quyết liệt với báo chí và những độc giả trẻ tuổi. Vậy động cơ của sự thay đổi ấy là gì? Có thể đoán được đó là sự nghi kỵ, một sự nghi kỵ ngày nay được các nhà khai hóa “của chúng ta” yêu chuộng; đó là sự lo sợ khó cưỡng khi thấy thanh niên An Nam biết được những thực tế tàn bạo trên đất nước mình, những mánh khóe xoay sở của những vị tự xưng là những người “bảo hộ” mình.

Ngoài ra, hàng ngày ông Bourotte còn cho lục soát thư từ và bưu phẩm, bất cứ thứ nào trước khi giao cho người nhận; tịch thu bất cứ cuốn sách nào khả nghi; câu trích sau đây của một bản thông tri lăng nhăng chứng minh điều đó: “Học sinh chỉ được phép đọc những cuốn sách có chữ ký của ông giám đốc”. Hơn nữa, ông Bourotte đặt bọn chỉ điểm khắp nơi. Đầu óc luôn cảnh giác, đôi tai luôn nghe ngóng, ông ăn không ngon, đêm ngủ rất muộn, ông rón rén bước vào các phòng học sinh nội trú học, phòng ngủ nội trú, hay trốn sau các bức tường nghe trộm học sinh bàn về chính trị. Chưa hết, ông theo dõi tất cả các học sinh bị nghi là đã có quan hệ với cụ Phan Bội Châu và tìm cách trừng phạt rất khắc nghiệt.

Ông Bourotte quyết định làm tốt nhiệm vụ của mình như thế đó, ông tìm cách nhốt học sinh trong một hệ thống quy định nghiệt ngã.

Ôi....Xin hãy từ bỏ các điều không tưởng ấy. Chừng nào mà chính sách bất hợp tác chưa xảy ra ở đất nước An Nam hiền lành này thì lưỡi gươm của Damocles vẫn còn đang treo lơ lửng và đu đưa trên mọi cái đầu.

Trắc Ảnh”.

Bài báo trên đây vạch rõ chính sách ngu dân của thực dân, biến một công chức Pháp tốt thành một tay sai đàn áp dân thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã có lần phân biệt người Pháp ở chính quốc phần nhiều tốt với người Pháp ở thuộc địa thì xấu. Tác giả cũng cảnh báo chính quyền thực dân: Người An Nam có thể theo chính sách bất hợp tác như người Ấn Độ thời đó khiến thực dân Anh lao đao. Đó là nguy cơ thường xuyên đối với thực dân Pháp, như lưỡi gươm treo trên đầu Damocles (thời Thượng cổ Hy Lạp La Mã, một nhà vua muốn làm cho vị triều thần Damocles hiểu về sự mong manh của hạnh phúc. Vua mời ông ăn dưới một lưỡi kiếm treo trên đầu ông bằng một sợi lông ngựa. Ông vừa ăn vừa sợ khiếp vía).

Theo Thế giới và Việt Nam

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Bình:

Hơn 7 vạn lượt người viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp dịp lễ 30/4

Thứ Năm, 30/04/2015 - 14:02
 

Dân trí Trong không khí trang nghiêm, hào khí của ngày 30/4 và 1/5 năm nay, hàng ngàn lượt người từ mọi miền Tổ quốc đã không quản ngại đường sá xa xôi về với Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ sáng sớm nay (30/4) hàng ngàn lượt người đã ùn ùn đổ về khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thắp nén hương lòng, dâng bó hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn đến công lao to lớn của Đại tướng - Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

a1-c38e0.jpg
Hàng vạn người đã đổ về Vũng Chùa - Đảo Yến để viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
 

Điều khiến PV Dân trí xúc động, khi ghi nhận hàng ngàn lượt khách, là dù ra Bắc hay vào Nam, mọi người vẫn ghé thăm khu mộ của Đại tướng và tuần tự xếp hàng vào thắp nén nhang lòng, hướng đến Đại tướng rồi mới tiếp tục cuộc hành trình của mình.

 

a2-c38e0.jpg
Dưới cái nắng chói chang nhưng dòng người vẫn xếp hàng ngay ngắn để lên thắp nén hương lên Đại tướng.
 

Có mặt tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ rất sớm, chị Nguyễn Thị Hà (23 tuổi, ở Cà Mau) xúc động chia sẻ: “Kỳ nghỉ năm nay dài nên cả cơ quan tôi ra Quảng Bình đi du lịch và hầu hết các thành viên trong đoàn chúng tôi đều chưa được một lần ra mộ Đại tướng. Chính vì thế, đây là lần đầu tiên tôi đến bên mộ Người, được thắp nén hương lòng gửi lên Đại tướng tôi thấy xúc động lắm. Dù lượng người tới viếng  khu mộ khá đông, và tiết trời nắng nóng, nhưng ai cũng xếp hàng theo thứ tự, lần lượt lên viếng... không khí này khiến ai cũng có cảm giác thật tĩnh lặng, thật trang nghiêm,… !”.

 

a7-c38e0.jpg
Đông đảo người dân đến khu mộ của Đại tướng để thắp nén hương, tỏ lòng thành kính, tình yêu thương, kính trọng với Người.
 

Trao đổi với PV Dân trí, Thượng úy Khắc Ngọc Tân Hào - Đội trưởng đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: “Dịp lễ 30/4 năm nay, lượt người tới viếng tăng kỉ lục, chỉ tính riêng 3 ngày trước đã có hơn 7 vạn lượt người. Đoàn này ra lại nối tiếp đoàn khác vào viếng, lượng người đổ về đông nên chúng tôi phải yêu cầu tăng cường thêm lực lượng giữ gìn trật tự, bảo vệ. Mặc dù rất mệt nhưng anh em trong đội ai cũng vui mừng vì thấy nhiều người ở rất xa, nhiều người già lắm rồi nhưng họ vẫn về đây để bày tỏ tấm lòng lên Đại tướng”.

 

a8-c38e0.jpg
Từ khi Đại tướng về với Vũng Chùa – Đảo Yến đến nay đã có hơn 172 ngàn đoàn với hơn 2,03 triệu lượt người tới viếng
 

Theo số liệu thông kê tại Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ tính riêng trong 3 ngày (từ 27/4 - 29/4 năm nay) đã có 7 vạn lượt người tới viếng. Cụ thể ngày 27/4 đã có hơn 580 đoàn với gần 8,9 ngàn lượt người và ngày 28/4 có 1,3 ngàn đoàn với hơn 28 ngàn lượt người. Đặc biệt ngày 29/4, số người tới viếng tăng kỉ lục với 1,5 ngàn đoàn và hơn 33 ngàn lượt người. Và từ khi Đại tướng về với Vũng Chùa - Đảo Yến đến nay đã đón hơn 172 ngàn đoàn với hơn 2 triệu lượt người tới viếng.

Đây là năm thứ 2 Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình, nhưng nhiều người vẫn không thể quên được công lao trời biển của Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, dù vượt chặng đường cả ngàn cây số, nhưng hàng vạn người vẫn về đây với Đại tướng nhân 40 năm ngày giải phóng miền Nam 30/4. như để báo công với Đại tướng và ghi nhớ công ơn của Người vì nền Độc lập của dân tộc hôm nay.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 30/4.

 

a3-c38e0.jpg
a5-c38e0.jpg
Dòng người xếp hàng dưới cái nắng như thiêu đốt...
 
a9-c38e0.jpg

Những cán bộ chiến sĩ vẫn miệt mài với công việc ghi danh sách những đoàn tới viếng

 

a6-c38e0.jpg
a10-06a7e.jpg
Dù ra Bắc hay vào Nam, từng dòng người vẫn ghé qua Vũng Chùa - Đảo Yến để viếng mộ Đại tướng

Văn Lịnh

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tìm thấy giờ sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
(LĐCT) - Có một bạn đọc bảo tôi: Anh đã tìm thấy ngày giờ sinh của nhà thơ Cao Bá Quát. Anh thử tìm giờ sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem. Anh cho tôi biết ông sinh 25.8.1911 (tính ra ngày âm lịch là ngày mồng 2 tháng 7 năm Tân Hợi). Chỉ còn thiếu giờ sinh.

 

Trong ngày 2.7 âm lịch ấy có 12 giờ can chi, trong đó có một giờ thuộc về mệnh của ông. Tôi dùng máy tính tìm thì thấy có một giờ sinh mà quẻ giời cho là quẻ Thuần Khảm với hào nguyên đường chủ mệnh là hào 5 sẽ dẫn đến quẻ phản ánh thời hậu vận là quẻ Địa Thuỷ Sư, chủ mệnh cũng hào 5.

Khi trông thấy quẻ Địa Thuỷ Sư thì tôi reo lên: Đúng mệnh của ông đây rồi! Vì sao tôi reo lên như vậy? Vì quẻ Địa Thuỷ Sư là quẻ dành cho những người làm tướng trong quân đội, hoặc đứng đầu những đám đông quần chúng. Bây giờ tôi chỉ còn việc đối chiếu các tín hiệu hai quẻ Thuần Khảm và Địa Thuỷ Sư, với quá trình hành động và niên biểu trong thực tế đời ông, nếu đúng khớp nhau, thì không còn nghi ngờ gì nữa, đúng ông sinh giờ Hợi (từ 21 đến 23 giờ) ngày 2.7 năm Tân Hợi. Và đây là công việc rất hồi hộp của tôi.

Xin nói về quẻ Thuần Khảm trước, là quẻ "giời cho". Đây cũng là quẻ tiền vận 42 năm đời người. Khảm là hãm, hiểm, gian nan, trở ngại. Khảm có tượng là Nước. Không gì hiểm bằng nước sâu nên Khảm là hiểm. Thuần Khảm là hai lần nước, như nước cuồn cuộn đang tiến tới, đã hiểm càng hiểm.

Người quẻ Thuần Khảm thường gặp những hoàn cảnh nguy nan, nhưng biết xử thời hiểm, linh hoạt, khôn ngoan tìm mọi cách tránh hiểm, thì không sợ gì. Tuy hoàn cảnh hiểm, thời hiểm mà tâm vẫn hanh thông; lòng vẫn chí thành; lời nói, việc làm lấy tín nghĩa làm trọng; biết linh hoạt biến thông, thì không những tai nạn qua khỏi, mà còn có công nữa.

Người quẻ Thuần Khảm thường phù suy hơn phù thịnh. Là người có tài trí, vị tha, can đảm, dấn thân, nhưng phải cẩn trọng khi nhập cuộc, nếu có thể di chuyển nơi chốn như nước chảy thì tốt. Nếu để cho cái hiểm hãm kìm kẹp, thì chìm đắm trong trong thác lũ cuộc đời là cái chắc. Tuổi Hợi mà được quẻ Khảm là cách quý hiển Huyền Vũ Đương Quyền (Chim huyền hạc giữ quyền).

Cần nói ngay rằng ngay từ thuở thiếu thời, ông Võ có tất cả các phẩm chất của một người vượt hiểm. Năm 1925 ông thi vào Trường Quốc học Huế, đỗ thứ hai. Hai năm sau, năm 1927, tham gia một cuộc bãi khoá, bị đuổi học. Ông vừa tự học vừa tiếp tục tham gia các cuộc vận động vì chính nghĩa, vì yêu nước.

Tháng 10 năm 1930, bị bắt giam cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai), cùng em trai là Võ Thuần Nho và bạn là Đặng Thai Mai. Đến cuối năm 1931 mới được thả, liền bị cấm ở Huế.

Ông ra Hà Nội học trường Albert Sarraut. Những năm từ 1936 đến 1939 tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương, làm các báo của Mặt trận.

Năm 1937, tốt nghiệp ngành luật và kinh tế chính trị, làm giáo viên trường tư thục Thăng Long Hà Nội.

Năm Canh Thìn (1940) mệnh ông ở hào 2 quẻ Thuần Càn. Lời hào nói rằng: Như con rồng lên mặt ruộng. Ở vào thời hiển đạt, gặp được người cao quý thì có lợi. Thì đúng là năm này ông lấy bí danh Dương Hoài Nam, cùng Phạm Văn Đồng đi lối Cao Bằng vượt biên sang Trung Quốc gặp Hồ Chí Minh. Những năm gặp hiểm thoát hiểm của ông là như thế.

Năm Giáp Thân (1944) vẫn trong thời Khảm hiểm, ông ở quẻ Hoả Phong Đỉnh hào 6. Năm này vững vàng như cái đỉnh có ba chân. Hào 6 bảo như cái đòn khiêng đỉnh bằng ngọc: Cương mà nhu thuận. Tốt lắm, không gì không lợi. Đức đẹp, công thành. Ông được Bác Hồ cử làm Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, ngày 22.12 làm lễ ra quân, với 34 chiến sĩ vũ khí thô sơ. Ngày 25.12 chỉ huy đánh hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần, lập chiến công đầu vang dội. 

Năm Ất Dậu (1945) ông được quẻ Hoả Thiên Đại Hữu. Đại Hữu là có lớn, đối với nhà cách mạng, quẻ nói lên sự giàu có về tinh thần và sức mạnh, có lúc như chiếc xe chở nặng đi chốn nào cũng được, sẵn sàng gánh vác công việc to lớn, nặng nhọc. Ông được cử tham gia Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Phó Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ.

Năm Bính Tuất (1946) mệnh ông có quẻ Thuần Ly. Thuần Ly là hai vầng lửa sáng, là năm rất sáng suốt thông minh, uyển chuyển, khiêm nhường, giúp người trên, hoà người dưới, thành cuộc sống văn minh, hưởng phúc lớn, được kỳ vọng. Năm này là năm đầu tiên củng cố nền độc lập vừa giành được, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, ông kiêm giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, phụ tá Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian Hồ Chủ tịch sang Pháp.

Năm Mậu Tý (1948) ông được quẻ Lôi Thuỷ Giải hào 5. Lời hào: Nắm quyền pháp lý, tiến cử người hiền, trừ bọn gian, cho quốc gia được an ninh, đời sống dân được cải thiện, sự nghiệp lớn, ít người sánh kịp. Ngày 25.1.1948 ông được phong quân hàm đại tướng. Ông là vị đại tướng đầu tiên của QĐND VN.

Trong chặng đường Khảm hiểm này còn có những tín hiệu khác ứng nghiệm một cách kỳ diệu, nhưng tôi xin dừng tại đây.

Như trên đã nói, hậu vận Võ đại tướng từ năm 43 tuổi (1953 trở đi) được quẻ Địa Thuỷ Sư, chủ mệnh hào 5. Sư là Đám đông, Quân đội. Tượng quẻ là trong Đất có nước tụ lại. Trong xã hội là quần chúng tụ lại thành đám đông. Người nào được quẻ này là người có số mệnh điều khiển đám đông, trở thành người chỉ huy quân đội.

Người quẻ Sư giỏi dùng người, giỏi chiến trận. Người sinh tháng 7 được quẻ này là phù hợp với vận động của trời đất. Đại tướng được chủ mệnh hào 5 chi phối những năm cuối đời: Tiến thân hợp lẽ phải, thuận đường, lập công, xem xét kỹ rồi mới ra lệnh, dẹp loạn cứu dân, uy danh nổi như cồn, khắp chốn.

Tất cả những tín hiệu ấy vận vào quá trình hành động và đối chiếu với niên biểu của Đại tướng (từ năm 1953) đúng đến chi tiết. Thử xem năm Giáp Ngọ (1954), với đặc mệnh hào 5 quẻ Địa Thủy Sư nói trên, năm này ông được quẻ Phong Thuỷ Hoán, chủ mệnh hào 6. Hoán là Tán, đất nước bị xâm lăng chính là một thời Hoán tán. Lời hào 6 nói rằng: Có gan mật, cứu được hiểm hoạ cho dân. Tín hiệu là như trên, còn trong thực tế, năm này Đại tướng được Bộ Chính trị và Bác Hồ cử ra chiến trường, trực tiếp làm tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Viết đến đây tôi có cảm tưởng như giời đã sinh ra cho nước Việt ta một con người anh hùng và đã dẫn dắt con người đó đến với nhân dân ta đúng thời khắc, vào năm Tân Hợi, tháng Bính Thân, ngày Đinh Mão, giờ Tân Hợi.

Tính đến năm 1991 ông đã đi hết và trọn vẹn thời vận và hành lang hai quẻ Dịch Thuần Khảm và Địa Thuỷ Sư, tổng cộng 81 năm. Phần dày thêm tuổi thọ rất quý báu của ông là trời đất thưởng thêm không nằm trong bài toán Hà Lạc mà chúng tôi được biết.

Xin chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp!

 
Nhà văn Xuân Cang

 

http://huc.edu.vn/chi-tiet/667/Tim-thay-gio-sinh-Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay