Thiên Sứ

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

124 bài viết trong chủ đề này

Thành kính phân ưu, chia sẽ nổi mất mát vô cùng to lớn này. Cầu mong linh hồn Đại tướng phù hộ cho dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo chí nước ngoài "náo loạn" vì tin Bác Giáp qua đời


Thông thường, mỗi khi có sự kiện lớn nào diễn ra trong nước, tôi thường đảo nhanh qua một số trang báo lớn của nước ngoài để xem, họ đang nói gì về ta!


Hôm nay là Reuters, AP, BBC, New York Times, Bloomberg... Quả thực là "mở mày mở mặt". Ấy là tôi nói trên quan điểm cá nhân, nhưng ắt hẳn, rất rất nhiều người cũng sẽ cảm thấy như vậy. Buồn, đau, xót xa cho một huyền thoại của dân tộc là nỗi đau chân thật và vô hạn không bao giờ có thể nguôi. Nhưng trong cái sự tang thương ấy là tự hào, là kiêu hãnh. Dân tộc tôi không bé nhỏ, dân tộc tôi có những con người có thể khiến cả thế giới phải khóc thương, phải tự hào. Là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... Chúng tôi gọi họ là Bác, là Người, là Cha.
Hôm nay, sự "náo loạn" của BBC hay Reuters lại càng khắc vào lòng dân tộc niềm tự hào sâu sắc.

Posted Image

Một bức hình khá hiếm trong kho tư liệu của AP, chụp tướng Giáp thảo luận kế hoạch hành quân cùng Hồ Chí Minh năm 1950.



Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt:
"Trong ngày thứ Sáu giờ London, tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời khiến Newsroom của toàn BBC bàn tán sôi nổi và nhiều người đã ập đến BBC Tiếng Việt để hỏi thêm các chi tiết bài vở liên quan. Các ban tiếng Trung và Nga cũng xin tin tức, hình ảnh từ BBC tiếng Việt. Khi sau khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Lucy Hockings về Tướng Giáp có ảnh hưởng đến người Việt Nam ra sao trrên truyền hình BBC World TV, tôi còn phải dừng lại nhiều chỗ trong phòng tin để trả lời riêng các phóng viên tiếng Anh về Tướng Giáp. Nhiều người nói họ lớn lên ở Anh, Úc, New Zealand và chỉ nghe đến hai người, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai huyền thoại về cuộc chiến Việt Nam. Biên tập viên Joanna Mills còn nói với tôi: 'Võ Nguyên Giáp chính là Mandela của Việt Nam các bạn đấy"'.


Hãng tin AP: "Là một anh hùng dân tộc, ông Giáp để lại một di sản chỉ đứng sau duy nhất người thầy của mình, chủ tịch sáng lập và nhà lãnh đạo giành độc lập cho đất nước, Hồ Chí Minh".

Reuters: "Đầu hàng" không có trong vốn từ vựng của tôi, ông từng nói như vậy. Trong từ điển của tướng Giáp, bất cứ quân đội chiến đấu vì tự do nào cũng “có sức mạnh sáng tạo để đạt được những điều mà địch không bao giờ có thể đoán trước và hình dung ra được”. Sự thất bại nhục nhã của quân đội Pháp trước quân đội Việt Nam tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 không chỉ tồi tệ với đế chế thực dân lớn thứ 2 thế giới mà còn góp phần kết thúc chế độ thực dân trên toàn cầu. Hai thập kỷ sau đó, tướng Giáp đã buộc cỗ máy quân sự còn lớn rất nhiều của Mỹ phải rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, mở đầu cho 38 năm chủ nghĩa Cộng Sản nắm quyền tại đất nước này và vẫn còn vững chắc cho tới tận ngày hôm nay.

Posted Image

Cố Tổng tống Venezuela, Hugo Chavez, đã từng đến thăm tướng Giáp tại nhà riêng hồi 1/8/2006 và tặng ông một thanh kiếm, giống với thanh kiếm mà người anh hùng Simon Bolivar từng đeo, làm quà tặng kỷ niệm.


Phó giáo sư lịch sử Shawn McHale từ Washington: "Tướng Giáp là một người phi thường. Không ai tranh cãi về chuyện ông là một vị tướng xuất chúng, và ông được kẻ thù kính trọng. Nhưng ông cũng phi thường ở chỗ đã đi qua được những cấp độ cao nhất trong chính trị ở nước Việt Nam Dân chủ, rồi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


Ông đã không chiến thắng ở những cuộc chiến chính trị lớn, như trong cuộc đấu tranh trong Đảng Cộng Sản hồi 1967, hay trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968, nhưng lịch sử đã chứng minh được tầm nhìn của ông đối với những người đối lập.

Không giống như nhiều người khác cùng thế hệ cách mạng hồi thập niên 1930, uy tín của ông Giáp đã tăng lên trong vài thập niên qua.

Nói một cách vắn tắt, thì Tướng Giáp chắc chắn đã để lại một di sản to lớn cho Việt Nam".
Fredrik Logevall, Giáo sư Nghiên cứu Quốc tế từ Đại học Cornell University, New York: "Chỉ có Hồ Chí Minh là quan trọng hơn Võ Nguyên Giáp trong chiến thắng cuối cùng của cuộc cách mạng Việt Nam.


Là một vị tướng, ông hầu như tự học hỏi và đã có những sai lầm trên chiến trường.

Nhưng không ai có thể phủ nhận được thành tựu cuối cùng: ông đã chiến thắng người Pháp và rồi chống lại sức mạnh quân sự khủng khiếp của Hoa Kỳ.

Ông đặc biệt lão luyện trong việc sử dụng những phương tiện thường rất hạn chế". Ông Clas Thor, từ Sweden, bình luận trên Facebook: "Trong số những người tích cực ủng hộ Mặt trận giải phóng dân tộc trong suốt cuộc kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ ở Châu Âu, tướng Giáp là người nổi tiếng nhất, và ông sẽ mãi là một vị anh hùng được lưu danh trong các cuốn sách về cách mạng. Cầu chúc cho ông yên nghỉ và sự nghiệp vì nhân loại của ông là một trong những tấm gương xuất sắc". .... Sẽ không bao giờ có câu kết cho bài viết này/sự kiện này. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước một huyền thoại.


http://www.hoclamgiau.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới đồng loạt đưa tin tướng Giáp qua đời

Có người Mỹ thắc mắc sao đăng về tướng Việt dài và nhiều vậy.

Posted Image


Cả đất nước đang tiếc thương người anh hùng dân tộc. Không gì diễn tả hết được sự tiếc thương và kính trọng với vị tướng vĩ đại.

Ở ngoài nước, thế giới cũng quan tâm sâu sắc tới việc Đại tướng qua đời.

"Tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam và là anh hùng dân tộc nước này, người đã tổ chức quân đội để đánh bại Pháp và Mỹ, đã qua đời ngày 4/10", tờ báo Mỹ danh tiếng Washington Post dưa tin nóng.

"Tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự tự học, người đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp và sau đó chống Mỹ, đã qua đời. Ông là cận vệ già cuối cùng của thế hệ cách mạng đầu tiên", báo Mỹ AP đưa tin.

Cả 2 tờ báo Mỹ này sau đó đều đưa lại tiểu sử của Đại tướng qua từng năm tháng cùng một số câu phát biểu của ông lúc sinh thời.

Tờ AFP của Pháp đưa tin: "Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp, người được ngay cả phương Tây nể trọng, chiến lược gia vĩ đại nhất và là kiến trúc sư cho các chiến thắng trước Pháp và Mỹ, đã qua đời".

Tờ báo này cho rằng ông là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất lịch sử thế giới. Nhưng ông khác những thiên tài khác ở chỗ, họ được đào tạo còn ông chủ yếu là tài năng thiên bẩm.

"Tướng Giáp, người chiến thắng trước cả Pháp và Mỹ, đã qua đời", tờ IANSIANS giật tựa.

Tất cả các báo đều nhắc tới chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và đại thắng mùa xuân 1975, những sự kiện gắn liền với tướng Giáp.

Các báo cũng đề cập tới một thực tế là hầu hết người Việt Nam đều yêu mến và kính trọng vị tướng già.

Cộng đồng thế giới cũng lên tiếng khi biết sự kiện này. "Từ bên này chiến tuyến, đối lập với ông, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng với ông", một người tên Luana, Mỹ, ghi lời comment trên Yahoo News.

Một người Mỹ khác có tên Marcellas Wallace cũng viết tại đây: "Không nói chuyện chính trị bên này bên kia. Chỉ nói một điều là bạn phải kính trọng con người đã hết lòng phụng sự tổ quốc mình như ông Giáp. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần rằng lòng yêu nước luôn mạnh hơn bom đạn và tên lửa tối tân. Nga thắng Đức ở Thế Chiến 2 nhờ vậy. Việt Nam thắng Pháp và Mỹ cũng thế".

Một số độc giả trẻ phàn nàn vì sao các tờ báo Mỹ như AP lại viết bài rất dài về vị tướng của Việt Nam hơn là các vị tướng khác của Mỹ trước đây, khi họ qua đời.

Nhật Vy (Theo Báo Đất Việt)



Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Võ công truyền quốc sử

Văn đức quán nhân tâm!

- GS Vũ Khiêu -

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin tiễn biệt Đại tướng với lòng thành kính cao nhất.

Mà sao như điềm báo hay sao ấy nhỉ? Trận cuồng phong lớn chưa từng có đổ bộ vào Quảng Bình quê hương Đại tướng thì sau 1,2 ngày Đại tướng ra đi.

Mấy hôm nay trời SG mưa cũng lạ, trời đen âm u, mưa rất dữ. Hôm nay thì trời mưa gần như cả ngày kiểu như mưa phùn nhẹ ngoài Bắc. Cứ như trời đất cũng tiếc thương người con vĩ đại của dân tộc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi nước Việt xuất hiện Phật Ngọc Hồ Chí Minh cùng với Phật Sống Lưu Công Danh thì một quy tắc tự nhiên luôn đi cùng là cũng xuất hiện những vị Bồ Tát theo sau, đó chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đàng sau một thiên tài quân sự là đi kèm với đức độ của một người quân tử, mang những đặc tính của một vị chân nhân đã đưa ông vào "bất tử".

Một ngôi sao sáng đã băng ngang qua bầu trời khi điểm xuân phân của mặt trời bỏ lại một chu kỳ chiến tranh tàn khốc và đi vào cung Bảo Bình, báo hiệu một kỷ nguyên thống nhất của khoa học và tâm linh, của hòa bình.

Ý tuyết muốn nhìn thượng hải,

Hà quang bay tới thúy vi.

Trút hết nhân gian hệ lụy.

Tìm nơi giảng tuyết phân phi.

Trích Lĩnh Nam dật sử, tác giả Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Cùng chia sẻ nỗi tiếc thương vô hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Pháp ra thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

06.10.2013 | 10:04 AM

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã đặc biệt ca ngợi vai trò kiệt xuất và đặt nền móng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với nền độc lập của Việt Nam.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ra thông cáo báo chí đặc biệt, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà yêu nước Việt Nam và là người chiến sĩ vĩ đại, được nhân dân Việt Nam yêu quý và tôn kính.

Ông Laurent Fabius cũng nhấn mạnh, Pháp và Việt Nam hiện đã là đối tác hợp tác chiến lược. Ông cho biết, trong thời điểm đặc biệt này (đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp), ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến Đại tướng và nhân dân Việt Nam.

Posted Image

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ra thông cáo báo chí đặc biệt, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với nhiều chiến dịch lớn, trong đó đáng chú ý là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, gây "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", nên Đại tướng được gọi là "Con hổ Điện Biên Phủ".

Theo các phương tiện truyền thông của Việt Nam, vào tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Cộng hòa Pháp 3 ngày. Thủ tướng đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault và ký Tuyên bố chung nâng quan hệ Việt-Pháp lên Đối tác Chiến lược. Đây là bước ngoặt quan trọng thể hiện quyết tâm và ý chí chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mối quan hệ Việt-Pháp đã trở thành biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Được biết, Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai, đối tác thương mại châu Âu lớn thứ ba của Việt Nam và là một trong những nhà tài trợ phát triển (ODA) hàng đầu. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD.

Trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hầu hết máy bay trong đội bay hàng trăm chiếc của của Hàng không quốc gia Việt Nam là các loại máy bay hiện đại Airbus. Hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học tại Pháp.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Gần 20 thành phố, địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với các thành phố, địa phương của Việt Nam, triển khai 70 dự án trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, hợp tác pháp ngữ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, vệ sinh môi trường, đô thị hóa, dạy nghề, phát triển kinh tế nông thôn, y tế…

Với việc nâng tầm quan hệ với Pháp, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo Giáo dục Việt Nam

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp

Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế hôm nay đồng loạt đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giúp chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào cờ trong một cuộc họp năm 1996. Ảnh: AFP

AFP đưa tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của Việt Nam với những chiến thuật tài tình để đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đời ở tuổi 103.

Hãng thông tấn của Pháp nhắc đến việc Tướng Giáp là người Việt Nam được thế giới biết tới nhiều chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiến thuật du kích của ông đã truyền cảm hứng cho phong trào chống thực dân khắp toàn cầu.

Hãng tin cũng nói về phản ứng của những người dùng Internet tại Việt Nam sau khi sự ra đi của Tướng Giáp được công bố. "Xin hãy yên nghỉ, người anh hùng của nhân dân. Ông sẽ mãi mãi là vị tướng vĩ đại nhất của chúng tôi", AFP dẫn bình luận của một người dùng mạng xã hội.

Với dòng tiêu đề "Tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam từ trần", hãng truyền thông BBC đưa tin vị tướng Việt Nam từng quân sư cho những chiến thắng chống Pháp và Mỹ, vừa qua đời ở tuổi 103. Báo cho biết việc ông Giáp đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 đã chấm dứt chế độ thuộc địa trong khu vực.

"Ông tiếp tục giám sát cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân chống lại Mỹ năm 1968, và thường được cho là một trong những nhân tố khiến người Mỹ rút lui", hãng này viết.

Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954". Chiến thắng đó, vốn vẫn đang được giảng dạy trong các trường quân sự, không chỉ đưa Việt Nam đến độc lập mà còn đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương và xa hơn thế nữa, AP viết.

"Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20", hãng tin Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, một tác giả từng được giải Pulitzer, viết về chiến tranh Việt Nam, hồi năm 2008. "Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối", Stanley cho biết.

Bản điện tử của Nhân dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã và các báo Trung Quốc cũng đưa tin vị tướng lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam qua đời. Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam, là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam, đánh bại hai cường quốc quân sự trên thế giới. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.

Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h09 chiều nay tại Viện quân y 108 ở Hà Nội khi ông vừa qua tuổi 103. Thi hài của ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.

Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Vnexpress.net

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Tướng Giáp từ trần là tổn thất với Venezuela'

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ca ngợi đại tướng Võ Nguyên Giáp là "vị tướng anh hùng trong chiến thắng của nhân dân Việt Nam", và cho rằng việc ông qua đời cũng là tổn thất của Venezuela.

Posted Image

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AFP

Bộ Ngoại giao Venezuela mới đây ra thông cáo sau khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hôm 5/10, trong đó khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này.

Thông cáo cho biết Tổng thống Venezuela Maduro bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc nhất trước "sự mất mát lớn lao" của nhân dân Việt Nam anh em trước việc Người anh hùng dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ trần.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược tầm cỡ thế giới, cống hiến cho các dân tộc bị áp bức một học thuyết quân sự được chứng minh bằng những chiến thắng lịch sử như chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thông cáo viết.

Thông qua mạng xã hội, Tổng thống Maduro cũng ca ngợi "vị tướng anh hùng trong chiến thắng của nhân dân Việt Nam trước chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc". Nhà lãnh đạo Venezuela khẳng định Đại tướng ra đi nhưng để lại một tấm gương về sự uyên bác và lòng quả cảm.

Trước việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, chính phủ Venezuela nhắc lại lời của cố Tổng tư lệnh, Tổng thống Hugo Chavez, trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam năm 2006. Ông Chavez từng bày tỏ ước mơ được làm một “người lính” đồng hành cùng Đại tướng trong cuộc đấu tranh vì tự do và chủ nghĩa xã hội.

Posted Image

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bản sao thanh gươm quý của anh hùng Simon Bolivar,

nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19.

Ảnh: AFP

Tổng thống Uruguay, Jose Mujica hôm qua cũng gửi điện chia buồn tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ông Mujica bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất trước việc "vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp" từ trần, sau khi dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thúc đẩy đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin vào yếu tố con người như là chìa khóa của thắng lợi".

Ông Mujica khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thúc đẩy nền độc lập của Việt Nam, một chiến lược gia kiệt xuất và là người tạo nguồn cảm hứng cho tự do trên toàn thế giới.

Nhà lãnh đạo Uruguay nêu rõ nỗi đau trước sự ra đi của Đại tướng không làm giảm niềm tin vững chắc của ông, rằng sự nghiệp của Đại tướng sẽ sống mãi và trên thực tế đã trở thành một trong những di sản lớn nhất mà Đại tướng để lại cho toàn nhân loại.

Tướng Giáp qua đời chiều 4/10 tại Viện quân y 108 ở Hà Nội, hưởng thọ 103 tuổi. Tang lễ Đại tướng sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13/10. Lễ an táng được tổ chức tại Quảng Bình vào ngày 13/10 theo nguyện vọng của gia đình.

Theo Vietnam_+

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cuba giữ mãi hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp"

Sau khi nhận được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba, Đại tướng Raul Castro đã gửi điện chia buồn tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Lãnh tụ Cuba Fidel Castro (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Raul Castro nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Cuba chia sẻ nỗi đau mất mát của Việt Nam trước sự ra đi của “người chiến sỹ huyền thoại đấu tranh vì tự do của Việt Nam” và là một người bạn thân thiết của Cuba.

Bức điện của Chủ tịch Raul Castro khẳng định nhân dân Cuba luôn nhớ tới hình ảnh của Tướng Giáp với lòng ngưỡng mộ và tôn trọng sâu sắc, Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba luôn trân trọng những đóng góp vô giá của ông cho học thuyết quân sự của Cuba.

Nhà lãnh đạo Cuba nhấn mạnh tấm gương chiến sỹ cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được giữ mãi trong trái tim của những người Cuba như là biểu hiện cao cả của tình hữu nghị lịch sử giữa hai dân tộc Cuba và Việt Nam./.

(Theo TTXVN)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CUỘC CHIẾN GIỮA HỔ VÀ VOI

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=8Ij3QOA5QqQ

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỒI ỨC ĐIỆN BIÊN PHỦ

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=FHGe6V3_OxA

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Tướng Giáp là chiến lược gia đại tài'

Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia người Australia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chiến lược gia đại tài, với những chiến công lừng lẫy và tầm nhìn sâu rộng.

Posted Image

Giáo sư Carlyle Thayer. Ảnh: Vietnam+

Chưa từng được gặp hay trò chuyện cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, song giáo sư Thayer cho biết qua nghiên cứu tìm hiểu, ông thấy rất cảm phục tài năng và trí tuệ của Tướng Giáp.

Điều ông ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải chỉ ở chiến thắng lừng lẫy trước thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ mà còn ở tài năng xây dựng quân đội Việt Nam ngày càng vững mạnh. Tướng Giáp đã đúc kết những kinh nghiệm thực tế trên chính trường để bắt đầu xây dựng chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thành chiến lược đánh du kích khiến kẻ địch không thể lường được.

Thayer khẳng định điều ông ấn tượng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là tài xây dựng một quân đội có tinh thần chiến đấu cao, huy động được đông đảo lực lượng và biết sử dụng chính những suy nghĩ thông minh của kẻ địch để đánh bại họ. Theo giáo sư, Tướng Giáp đã thể hiện trí thông minh tuyệt vời.

Đánh giá việc ở giai đoạn gần cuối đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích tăng cường quan hệ nồng ấm với Mỹ, Thayer nhận định đây là một chiến lược khôn khéo.

Theo giáo sư, sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam luôn nói hãy khép lại quá khứ, nhưng Mỹ vẫn duy trì lệnh trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để hàn gắn vết thương chiến tranh, trong đó có vấn đề chất độc da cam. Bối cảnh khi đó hết sức phức tạp.

Tuy nhiên, khi Việt Nam chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ ngay từ đầu việc tăng cường quan hệ với Mỹ, đồng thời vẫn coi trọng việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Liên Xô cũ. Thayer khẳng định Tướng Giáp là một chiến lược gia đại tài.

Sau khi Tướng Giáp qua đời, Thayer đánh giá: "Ông ấy là một nhân vật huyền thoại và anh hùng của Việt Nam".

Thayer giảng dạy tại Học viện Quốc phòng ở Đại học New South Wales, Australia. Ngoài khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thông thạo, ông được biết đến như là một trong số những nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam hiện nay và thường xuyên tới Việt Nam để tham gia các hội thảo về an ninh, chính trị.

Theo Vietnam+, vnexpress.net

Học giả Nhật: 'Võ Nguyên Giáp là vị tướng vĩ đại nhất thế kỷ 20'

Trong mắt ông Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam và châu Á, mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới và vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Posted Image

Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Ông Hisao Suzuki được nhiều người trong giới ngoại giao hai nước và các độc giả Nhật Bản biết đến với những cuốn sách nổi tiếng được dịch sang tiếng Nhật, như hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, tuyển tập “175 bài thơ về độc lập-tự do của Việt Nam” cùng nhiều tuyển tập thơ khác.

Là một người luôn gắn bó và yêu mến Việt Nam như thế, ông Suzuki chia sẻ chỉ cần nhắc đến tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì bất cứ người Nhật nào quan tâm đến Việt Nam cũng đều tường tận.

"Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gần 100 năm của dân tộc Việt Nam, tên tuổi của Đại tướng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, một chiến thắng có ý nghĩa quyết định trước thực dân Pháp. Đó là điều mà tôi luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi khi nhớ đến Tướng Giáp", ông nói.

Ông nhận định, nét nổi bật trong lý luận quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đường lối chiến tranh du kích mà ở đó, người cầm quân phát huy trí tuệ để giành lợi thế trên chiến trường trước kẻ thù vượt trội về phương tiện chiến tranh. "Sau Pháp, người Mỹ lại tiếp tục “nối gót,” nếm trải thất bại ở Việt Nam. Những người Nhật yêu mến Việt Nam như chúng tôi, ai cũng ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp", ông Suzuki nói tiếp.

Theo ông, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam, của châu Á mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới. "Năm 1954 cũng là năm tôi chào đời và tôi có cảm giác Đại tướng như một người cha đáng kính", ông nói. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiếp thu và hiện thực hóa một cách xuất sắc tinh thần độc lập tự do và tư tưởng Hồ Chí Minh trên phương diện quân sự. Ông tỏ ra là người có tinh thần không chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào. Tôi cho rằng với những phẩm chất vượt trội như vậy thì trong thế kỷ 20 này, có lẽ không có một vị tướng nào sánh được với Đại tướng Võ Nguyên Giáp".

Ông Suzuki cho rằng Tướng Giáp là hiện thân đầy đủ nhất cho tinh thần quả cảm, kiên cường và bất khuất đấu tranh cho độc lập và tự do của người Việt. Ông là hình ảnh đại diện cho dân tộc, thậm chí là cho cả châu Á.

Ông Hisao Suzuki kể, ông từng được một người bạn cho xem bài báo viết về cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nghĩ Tướng Giáp là người luôn hướng về tương lai và có niềm tin sắt đá. Ông thông hiểu lịch sử cả nghìn năm của Việt Nam và từ vốn hiểu biết đó, ông có thể tiên liệu được tương lai 50 năm, 100 năm hoặc thậm chí còn xa hơn nữa. Dù thực tại có khó khăn, gian khổ đến mấy song ông vẫn luôn tin tưởng rằng một khi đã có quyết tâm giành lấy độc lập tự do thì nhất định sẽ đạt được mục đích.

Đánh giá về học thuyết chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích được cho là di sản lớn nhất mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại, ông Suzuki xin được kể vắn tắt một ấn tượng của ông khi đến Việt Nam.

'Tôi đã có dịp đi qua cầu Long Biên và nghe câu chuyện về cây cầu này. Cầu Long Biên từng bị Mỹ ném bom trong chiến tranh và người dân đã nhanh chóng xây dựng lại những nhịp cầu bị bom Mỹ phá hoại. Tôi kể dài dòng vậy là vì quan điểm về chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích của Việt Nam được thể hiện rất rõ nét trong câu chuyện có vẻ như lạc đề đó của tôi. Đó là dù có bị phá hoại đến mức nào song với ý chí của con người, tất cả sẽ được khôi phục lại rất nhanh chóng", ông nói.

"Một điều đáng ngưỡng mộ mà các thế hệ sau cần nghiên cứu và học hỏi là chiến lược hậu cần tuyệt vời trong chiến tranh. Tôi được biết những người dân bình thường, kể cả phụ nữ, cũng tham gia vào mạng lưới hậu cần vũ khí, đạn dược và thực phẩm cho các chiến sĩ ngoài tiền phương. Điều đó có thể là mấu chốt dẫn đến thắng lợi của các bạn, trong đó nổi bật lên vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp", ông Suzuki nhận định. "Tôi cho rằng Việt Nam không giành chiến thắng một cách ngẫu nhiên mà chiến thắng ấy đã đến một cách tự nhiên. Nếu như không khéo nhận ra thì người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai việc này. Điện Biên Phủ là một minh chứng rõ ràng rằng quân đội và trang bị vũ khí dù có hùng hậu đến đâu cũng chưa hẳn đã đem về vinh quang".

"Tôi nghĩ rằng không chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà mỗi người dân Việt Nam đều luôn thường trực một tinh thần độc lập tự chủ. Bên trong các bạn đều chứa đựng một mẫu số chung. Hay nói cách khác là trong mỗi người dân Việt Nam đều có tinh thần của một 'vị tướng quân' Đó là tinh thần quyết chiến-quyết thắng", ông nói tiếp.

"Tôi cảm nhận trong tim của mỗi người dân Việt Nam đều có hình ảnh của Tướng Giáp. Họ yêu mến ông thực sự. Có lẽ vì vậy mà khi nghe tin ông qua đời, người dân cảm thấy đau buồn như là bậc sinh thành của họ vừa khuất núi. Ngay cả tôi, là một người yêu mến đất nước các bạn, cũng có chung một cảm giác như vậy. Thực sự buồn và xúc động", học giả Nhật Bản chia sẻ.

Ông cho hay có một điều khiến ông cảm thấy tiếc nuối nhất, đó là do thời hạn hoàn thành quá gấp rút nên tuyển tập “175 bài thơ về độc lập-tự do” của ông chưa kịp đưa vào những trước tác của Đại tướng. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp cận các tác phẩm của Đại tướng, ông sẽ tuyển chọn và dịch sang tiếng Nhật để phổ biến tới các bạn đọc Nhật Bản muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Theo ông Suzuki, dù mọi người không còn được thấy Đại tướng trên đời nhưng tinh thần của ông vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Tinh thần bất diệt ấy còn lan tỏa đến cả các quốc gia khác ở châu Á. Ngay cả những quân nhân Mỹ cũng không giấu nổi sự thán phục trước nhân cách và tài năng của Đại tướng.

"Theo tôi, Tướng Giáp là vị tướng quân vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Dân tộc Việt Nam quả thật rất đáng tự hào vì đã sinh ra một người con ưu tú đến vậy", ông nói.

Theo Vietnam+, vnexpress.net

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Tướng Giáp là chiến lược gia đại tài'

Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia người Australia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chiến lược gia đại tài, với những chiến công lừng lẫy và tầm nhìn sâu rộng.

Posted Image

Giáo sư Carlyle Thayer. Ảnh: Vietnam+

Chưa từng được gặp hay trò chuyện cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, song giáo sư Thayer cho biết qua nghiên cứu tìm hiểu, ông thấy rất cảm phục tài năng và trí tuệ của Tướng Giáp.

Điều ông ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải chỉ ở chiến thắng lừng lẫy trước thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ mà còn ở tài năng xây dựng quân đội Việt Nam ngày càng vững mạnh. Tướng Giáp đã đúc kết những kinh nghiệm thực tế trên chính trường để bắt đầu xây dựng chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thành chiến lược đánh du kích khiến kẻ địch không thể lường được.

Thayer khẳng định điều ông ấn tượng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là tài xây dựng một quân đội có tinh thần chiến đấu cao, huy động được đông đảo lực lượng và biết sử dụng chính những suy nghĩ thông minh của kẻ địch để đánh bại họ. Theo giáo sư, Tướng Giáp đã thể hiện trí thông minh tuyệt vời.

Đánh giá việc ở giai đoạn gần cuối đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích tăng cường quan hệ nồng ấm với Mỹ, Thayer nhận định đây là một chiến lược khôn khéo.

Theo giáo sư, sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam luôn nói hãy khép lại quá khứ, nhưng Mỹ vẫn duy trì lệnh trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để hàn gắn vết thương chiến tranh, trong đó có vấn đề chất độc da cam. Bối cảnh khi đó hết sức phức tạp.

Tuy nhiên, khi Việt Nam chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ ngay từ đầu việc tăng cường quan hệ với Mỹ, đồng thời vẫn coi trọng việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Liên Xô cũ. Thayer khẳng định Tướng Giáp là một chiến lược gia đại tài.

Sau khi Tướng Giáp qua đời, Thayer đánh giá: "Ông ấy là một nhân vật huyền thoại và anh hùng của Việt Nam".

Thayer giảng dạy tại Học viện Quốc phòng ở Đại học New South Wales, Australia. Ngoài khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thông thạo, ông được biết đến như là một trong số những nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam hiện nay và thường xuyên tới Việt Nam để tham gia các hội thảo về an ninh, chính trị.

Theo Vietnam+, vnexpress.net

Học giả Nhật: 'Võ Nguyên Giáp là vị tướng vĩ đại nhất thế kỷ 20'

Trong mắt ông Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam và châu Á, mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới và vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Posted Image

Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Ông Hisao Suzuki được nhiều người trong giới ngoại giao hai nước và các độc giả Nhật Bản biết đến với những cuốn sách nổi tiếng được dịch sang tiếng Nhật, như hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, tuyển tập “175 bài thơ về độc lập-tự do của Việt Nam” cùng nhiều tuyển tập thơ khác.

Là một người luôn gắn bó và yêu mến Việt Nam như thế, ông Suzuki chia sẻ chỉ cần nhắc đến tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì bất cứ người Nhật nào quan tâm đến Việt Nam cũng đều tường tận.

"Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gần 100 năm của dân tộc Việt Nam, tên tuổi của Đại tướng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, một chiến thắng có ý nghĩa quyết định trước thực dân Pháp. Đó là điều mà tôi luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi khi nhớ đến Tướng Giáp", ông nói.

Ông nhận định, nét nổi bật trong lý luận quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đường lối chiến tranh du kích mà ở đó, người cầm quân phát huy trí tuệ để giành lợi thế trên chiến trường trước kẻ thù vượt trội về phương tiện chiến tranh. "Sau Pháp, người Mỹ lại tiếp tục “nối gót,” nếm trải thất bại ở Việt Nam. Những người Nhật yêu mến Việt Nam như chúng tôi, ai cũng ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp", ông Suzuki nói tiếp.

Theo ông, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam, của châu Á mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới. "Năm 1954 cũng là năm tôi chào đời và tôi có cảm giác Đại tướng như một người cha đáng kính", ông nói. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiếp thu và hiện thực hóa một cách xuất sắc tinh thần độc lập tự do và tư tưởng Hồ Chí Minh trên phương diện quân sự. Ông tỏ ra là người có tinh thần không chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào. Tôi cho rằng với những phẩm chất vượt trội như vậy thì trong thế kỷ 20 này, có lẽ không có một vị tướng nào sánh được với Đại tướng Võ Nguyên Giáp".

Ông Suzuki cho rằng Tướng Giáp là hiện thân đầy đủ nhất cho tinh thần quả cảm, kiên cường và bất khuất đấu tranh cho độc lập và tự do của người Việt. Ông là hình ảnh đại diện cho dân tộc, thậm chí là cho cả châu Á.

Ông Hisao Suzuki kể, ông từng được một người bạn cho xem bài báo viết về cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nghĩ Tướng Giáp là người luôn hướng về tương lai và có niềm tin sắt đá. Ông thông hiểu lịch sử cả nghìn năm của Việt Nam và từ vốn hiểu biết đó, ông có thể tiên liệu được tương lai 50 năm, 100 năm hoặc thậm chí còn xa hơn nữa. Dù thực tại có khó khăn, gian khổ đến mấy song ông vẫn luôn tin tưởng rằng một khi đã có quyết tâm giành lấy độc lập tự do thì nhất định sẽ đạt được mục đích.

Đánh giá về học thuyết chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích được cho là di sản lớn nhất mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại, ông Suzuki xin được kể vắn tắt một ấn tượng của ông khi đến Việt Nam.

'Tôi đã có dịp đi qua cầu Long Biên và nghe câu chuyện về cây cầu này. Cầu Long Biên từng bị Mỹ ném bom trong chiến tranh và người dân đã nhanh chóng xây dựng lại những nhịp cầu bị bom Mỹ phá hoại. Tôi kể dài dòng vậy là vì quan điểm về chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích của Việt Nam được thể hiện rất rõ nét trong câu chuyện có vẻ như lạc đề đó của tôi. Đó là dù có bị phá hoại đến mức nào song với ý chí của con người, tất cả sẽ được khôi phục lại rất nhanh chóng", ông nói.

"Một điều đáng ngưỡng mộ mà các thế hệ sau cần nghiên cứu và học hỏi là chiến lược hậu cần tuyệt vời trong chiến tranh. Tôi được biết những người dân bình thường, kể cả phụ nữ, cũng tham gia vào mạng lưới hậu cần vũ khí, đạn dược và thực phẩm cho các chiến sĩ ngoài tiền phương. Điều đó có thể là mấu chốt dẫn đến thắng lợi của các bạn, trong đó nổi bật lên vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp", ông Suzuki nhận định. "Tôi cho rằng Việt Nam không giành chiến thắng một cách ngẫu nhiên mà chiến thắng ấy đã đến một cách tự nhiên. Nếu như không khéo nhận ra thì người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai việc này. Điện Biên Phủ là một minh chứng rõ ràng rằng quân đội và trang bị vũ khí dù có hùng hậu đến đâu cũng chưa hẳn đã đem về vinh quang".

"Tôi nghĩ rằng không chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà mỗi người dân Việt Nam đều luôn thường trực một tinh thần độc lập tự chủ. Bên trong các bạn đều chứa đựng một mẫu số chung. Hay nói cách khác là trong mỗi người dân Việt Nam đều có tinh thần của một 'vị tướng quân' Đó là tinh thần quyết chiến-quyết thắng", ông nói tiếp.

"Tôi cảm nhận trong tim của mỗi người dân Việt Nam đều có hình ảnh của Tướng Giáp. Họ yêu mến ông thực sự. Có lẽ vì vậy mà khi nghe tin ông qua đời, người dân cảm thấy đau buồn như là bậc sinh thành của họ vừa khuất núi. Ngay cả tôi, là một người yêu mến đất nước các bạn, cũng có chung một cảm giác như vậy. Thực sự buồn và xúc động", học giả Nhật Bản chia sẻ.

Ông cho hay có một điều khiến ông cảm thấy tiếc nuối nhất, đó là do thời hạn hoàn thành quá gấp rút nên tuyển tập “175 bài thơ về độc lập-tự do” của ông chưa kịp đưa vào những trước tác của Đại tướng. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp cận các tác phẩm của Đại tướng, ông sẽ tuyển chọn và dịch sang tiếng Nhật để phổ biến tới các bạn đọc Nhật Bản muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Theo ông Suzuki, dù mọi người không còn được thấy Đại tướng trên đời nhưng tinh thần của ông vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Tinh thần bất diệt ấy còn lan tỏa đến cả các quốc gia khác ở châu Á. Ngay cả những quân nhân Mỹ cũng không giấu nổi sự thán phục trước nhân cách và tài năng của Đại tướng.

"Theo tôi, Tướng Giáp là vị tướng quân vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Dân tộc Việt Nam quả thật rất đáng tự hào vì đã sinh ra một người con ưu tú đến vậy", ông nói.

Theo Vietnam+, vnexpress.net

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đã từng lăn lộn chiến trường

Ai cũng quý, cũng yêu thương, dễ gần

In dấu ấn giữa lòng dân

Tài cao chí cả kinh luân đại tài

Ươm niềm tin ở tương lai

Ơn sâu nghĩa nặng không phai tấc lòng

Như cây đại thụ giữa rừng

Giọt mưa nắng, giọt phong sương sá gì

Vẫn trụ vững, vẫn kiên trì

Ong ve bất chấp, chẳng hề lung lay

Nghìn năm sau nhớ hôm nay

Giang sơn mất một Tướng tài anh minh

U buồn hóa nghĩa hóa tình

Yêu Người hóa trắng những vành khăn tang

Êm đềm dải đất Việt Nam

Như cong lưng, cúi thắp nhang viếng Người

Gian lao vì nước một đời

In hình Ông giữa cõi người áo cơm

An lành Cực lạc Tây phương

Phong trần hậu thế nhớ thương muôn đời !

Hà Nội, 05-10-2013

Lê Khả Sỹ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước'

Báo chí quốc tế đang tiếp tục có các bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như mô tả dòng người đổ về Hà Nội để thể hiện tình cảm dành cho ông trước và trong lễ quốc tang kéo dài hai ngày.

Báo chí quốc tế ấn tượng trước dòng người viếng Tướng Giáp

Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp

Posted Image

Lễ treo cờ rủ để bắt đầu Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quảng trường Ba Đình lúc 12h trưa nay. Ảnh: Nguyễn Thắng

AFP: "Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước"

"Ông đã tuổi cao sức yếu. Chúng tôi đều biết ngày này sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn vô hạn", hãng tin Pháp dẫn lời Bui Cong Giap, một sinh viên kiến trúc 18 tuổi. Thanh niên này cho biết thêm rằng anh đã xếp hàng vào viếng Tướng Giáp.

Trong bài viết "Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước", AFP dẫn những ước tính chính thức cho hay hơn 100.000 người đã xếp hàng dài nhiều giờ liền ở bên ngoài ngôi nhà của Đại tướng ở Hà Nội trong những ngày qua. Họ chờ để được đặt những bó hoa và vào viếng ông, trước khi cả nước bước vào hai ngày quốc tang (được bắt đầu từ 12h trưa 11/10).

Hãng tin còn cho hay nhiều buổi biểu diễn ca nhạc đã bị hủy, các công viên đóng cửa, trong khi kênh truyền hình quốc gia phát sóng những bản nhạc và phim tài liệu để tưởng nhớ Tướng Giáp.

Bloomberg: "Không ai sánh được với Tướng Giáp"

Hãng tin mô tả “hàng chục nghìn người Việt Nam đã đổ về Hà Nội suốt những ngày qua dù hai ngày nữa mới đến tang lễ chính thức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng cách mạng của một quân đội đã đánh bại người Pháp và người Mỹ”.

Hãng này dẫn nhận xét của Jonathan London, giảng viên tại Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học City, Hong Kong, cho rằng ở Việt Nam “hiện nay không có người nào có vị thế được gần như ông Võ Nguyên Giáp”.

“Kể từ sau khi ông qua đời, người Việt Nam mang những bông cúc vàng, đứng dưới nắng gay gắt, xếp thành hàng lớp bên ngoài tư gia của ông ở phố Hoàng Diệu, nơi chỉ cách Lăng Hồ Chí Minh khoảng một km. Những thanh niên, sinh viên, công nhân và chiến sĩ, từ già đến trẻ, đã đi nhiều giờ đồng hồ, có những người đến từ 3 giờ sáng để bày tỏ lòng thành kính và chia buồn với gia đình Tướng Giáp”, Bloomberg mô tả. “Nhiều thanh niên mang theo những tấm chân dung lớn của ông Giáp và ông Hồ Chí Minh xếp hàng dài”.

Tân Hoa xã: "Tướng Giáp sống mãi trong tim người Việt Nam"

Hàng chục ngàn người dân đã đổ về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu ở thủ đô Hà Nội từ ngày 7/10 để bày tỏ lòng tôn kính với Đại tướng, Tân Hoa xã mô tả trong bài viết "Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim người Việt Nam".

Hãng tin của Trung Quốc nhận định Võ Nguyên Giáp là một vị tướng xuất sắc, đã lãnh đạo quân đội Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến với hai cường quốc Pháp và Mỹ, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.

Các báo khác

Tờ San Jose Mercury News đăng bài “Việt Nam chuẩn bị chôn cất Đại tướng”, với loạt ảnh về dòng người viếng tướng Giáp tại tư gia liên tục nhiều ngày trước khi tang lễ bắt đầu.

Toronto Star của Canada đăng bài trong chuyên mục mang tựa đề “Vĩnh biệt Tướng Giáp”, viết “Một trong những biểu tượng của phong trào đấu tranh giành độc lập sau thế chiến II đã trút hơi thở cuối cùng. Ở tuổi 102 (cách tính của phương Tây), Tướng Giáp đã kết thúc trận chiến sau cuối”.

Bài báo điểm lại hàng chục năm làm tổng tư lệnh của Tướng Giáp, với hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, và khẳng định rằng với chiến thắng Điện Biên Phủ, danh tiếng của ông trở nên lừng lẫy khắp thế giới.

Tác giả Martin Vengadesan bình luận: “Cuối cùng thì thời gian cũng đuổi kịp Võ Nguyên Giáp, và nay ông đã ra đi với các bậc tiền bối. Tranh cãi về những cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ còn dài bất tận, nhưng những di sản mà Tướng Giáp để lại sẽ không bao giờ bị lãng quên”.

"Ông (Tướng Giáp) mãi là một người anh hùng vĩ đại tại Việt Nam", Chicago Tribune nhận định. "Ông từng viết rằng công cuộc cách mạng đã được tiên liệu: không chỉ biết đối phương có thể làm gì mà còn là như thế nào. Trong trận Điện Biên Phủ, ông đã nhìn nhận được điều này một cách hoàn toàn rõ ràng".

Theo Vnexpress

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Võ Nguyên Giáp mãi mãi là huyền thoại

(TNO) Với nhiều người dân Pháp, trận Điện Biên Phủ kết thúc khi họ còn nhỏ, thậm chí lúc ấy còn có người chưa ra đời; nhưng với họ, cái tên Võ Nguyên Giáp vẫn gợi lên rất nhiều ấn tượng. Mỗi người một ngành nghề, một lứa tuổi, nhưng trong cảm nhận về “vị anh hùng của nền độc lập Việt Nam”, họ có nhiều điểm gặp gỡ.

Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Pierre Vinard, Thanh tra Bộ Giáo dục Pháp: Với tôi, ông là vị tướng đặc biệt

Posted Image

Ông Pierre Vinard

Võ Nguyên Giáp là vị tướng mang rất nhiều “điểm trái ngược” và vì thế ông rất đặc biệt so với những tướng lĩnh cùng thời trên thế giới. Ông là vị tướng tay ngang, không được đào tạo ở bất cứ trường quân sự nào nhưng lại đánh bại nhiều vị tướng “chính quy”. Ông là một nhà lãnh đạo lớn, là người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng lại là người rất giản dị. Và, đặc biệt nhất, ông là một vị tướng trí thức.

Tôi tin rằng chính bởi trước hết ông là một người học và nghiên cứu lịch sử, một trí thức có học và tự học thực sự, nên ông đã lãnh đạo những trận đánh theo cách khác biệt và đã giành những thắng lợi vẻ vang. Mỗi trận đánh của ông đều được vạch chiến lược dựa trên những phân tích sâu sắc về điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, thậm chí là đặc thù văn hoá, lối suy nghĩ của đối phương.

Ví dụ trong trận Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã biết với cách nghĩ vốn có, người Pháp chúng tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt có thể kéo pháo lên những đồi cao. Người Pháp bị “cầm tù” trong lối suy nghĩ cố hữu đó và đã bị bất ngờ.

Thế hệ chúng tôi được sinh ra sau “thời đại Điện Biên Phủ” nhưng những gì sách, báo ở Pháp nhắc về ông như một nhà trí thức, một vị tướng tài năng, một người nói tiếng Pháp rất tài, người đánh bại tướng Na-va, người có phong thái rất đáng nể phục… đã khiến những người yêu thích lịch sử như tôi buộc phải tìm hiểu về vị anh hùng của các bạn.

Qua một số người bạn Việt Nam, tôi được xem những hình ảnh rất xúc động của người dân Việt Nam thể hiện tình cảm trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi không hề ngạc nhiên. Mỗi dân tộc đều có những huyền thoại của mình và Võ Nguyên Giáp mãi mãi là huyền thoại của người Việt Nam.

France Moulin, nguyên chuyên gia pháp lý thuộc Chính phủ Pháp: Một cuộc đời vinh quang

Bố tôi là một đại tá quân đội cùng thời với Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên ấn tượng trong tôi về ông và trận Điện Biên Phủ khá sâu đậm. Qua lời kể của bố tôi và những đồng đội của bố tôi, tôi hiểu Điện Biên Phủ là một thất bại rất đau đớn với những người lính thời đó.

Mặc dù thất bại, nhưng kỳ lạ là họ đều rất ngưỡng mộ tài năng và tôn trọng nhân cách của chính vị tướng đã đánh bại họ. Họ tâm phục khẩu phục chiến thắng của Tướng Giáp, thán phục sự thông minh, tầm chiến lược và cả… sự tinh tế của ông. Bố tôi luôn nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một nhà trí thức nhân văn đánh trận. Ông ấy nắm rất rõ và ứng dụng tài tình chính những chiến lược của tướng Pháp Napoleon, nhưng ông ấy không đánh trận để chiến bại mà là vì đất nước của ông.

Posted Image

Bà France Moulin

Không chỉ những người con của quân nhân Pháp như tôi mới biết và ngưỡng mộ tướng Giáp. Tôi tin những người Pháp sinh ra trong những năm 50 đều biết đến ông. Hồi đó Điện Biên Phủ là một cơn sốc với người Pháp nên trên truyền thông nhắc tới sự kiện này rất nhiều và tất nhiên là nhắc tới tướng Giáp.

Khi nghe tin ông mất tôi thầm nghĩ, vậy là một cuộc đời vĩ đại đã khép lại. Ông đã hoàn thành sứ mệnh vĩ đại của mình với người dân Việt Nam. Một cuộc đời vinh quang! Một người rất đáng được tôn vinh bởi cuộc đời, tư tưởng và tính nhân văn của ông.

Jean-Luc Villin, Quản lý dự án giáo dục thành phố Nanterre: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Anh hùng của hoà bình

Với tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người mang lại hoà bình không chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhiều nước thuộc địa. Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của ông đã thắp lên ngọn lửa chiến đấu cho nhiều nước thuộc địa thời đó. Đó là một thất bại lớn của Pháp nhưng lại là thắng lợi của Việt Nam và của những người yêu hoà bình, bởi đó cũng là một thất bại của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân.

Vào thời gian diễn ra trận Điện Biên Phủ, cha tôi là một người thuộc quân đội Pháp nhưng ông đã bị cầm tù vì ông đã từ chối tham gia chống lại nhân dân Việt Nam và kêu gọi người Pháp không tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Trong lời kể của cha tôi, Đại tướng của các bạn được ông coi là người anh hùng của hoà bình.

Tôi không biết nhiều về cuộc sống của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tôi luôn biết ông là một nhà chiến lược đại tài, một vị tướng thiên tài, một nhà chính trị lớn. Với tôi và nhiều người, vị tướng này đem lại sự ngưỡng mộ và cảm phục như một Hồ Chí Minh thứ hai.

Posted Image

Ông Jean-Luc Villin

Một số hình ảnh lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Pháp:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thương tiếc vị danh tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

Vị tướng lẫy lừng đất nước tôi

Thanh danh vang động bốn phương trời

Điện Biên một thuở lưu thiên cổ

Nam tiến năm nào lịch sử soi

Kẻ địch phục tâm bậc trí dũng

Giống nòi thương tiếc đấng anh tài

Non sông bia tạc đời nhân nghĩa

Thắp nén hương lòng bao lệ cay.

mayngan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng vạn người đứng chật các con đường chờ tiễn biệt Đại tướng

Chủ Nhật, 13/10/2013 - 08:11

(Dân trí) - Sáng sớm nay, hàng vạn người đã đổ về các tuyến phố linh cữu Đại tướng sẽ đi qua, có người xếp hàng từ 2-3h sáng để được tiễn biệt Đại tướng lần cuối.

Posted Image

Từ người già đến trẻ nhỏ yên lặng ngóng chờ (Ảnh: Tiến Nguyên)

Posted Image

Không thể vào Nhà tang lễ, người dân theo dõi Lễ truy điệu Đại tướng qua iPad

Posted Image

Người dân bật khóc khi linh cữu Đại tướng đi qua (Ảnh: Tiến Nguyên)

Posted Image

Những sinh viên tình nguyện đeo băng tang (Ảnh: Việt Hưng)

Posted Image

Hàng người đứng kín hai bên đường Tràng Thi (Ảnh: Tiến Nguyên)

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Người dân đứng chật kín trên con phố Hoàng Diệu chờ linh cữu Đại tướng đi qua (Ảnh: Hồng Hải)

Posted Image

Tất cả im lặng dõi mắt ngóng chờ linh cữu chở người con ưu tú của đất nước (Ảnh: Việt Hưng)

Posted Image

Dòng người đứng chật kín trước Nhà hát lớn (Ảnh: Tiến Nguyên).

Nhóm phóng viên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh phút cuối Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thủ đô

Hơn 8h30, cỗ linh xa cùng đoàn tiêu binh đưa Đại tướng về lại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu lần cuối trước khi tiếp tục hành trình lên sân bay Nội Bài. Trước đó, lễ truy điệu trọng thể đã diễn ra tại Nhà tang lễ Trần Thánh Tông.

Posted Image

Linh cữu Đại tướng đi qua cầu vượt Kim Mã.

Posted Image

Đoàn dừng lại ở nhà riêng Đại tướng số 30 Hoàng Diệu.

Posted Image

Linh xa đi ngang qua Cột cờ Hà Nội.

Posted Image

Cỗ linh xa cùng đoàn tiêu binh chở Đại tướng ngang qua phố phường Hà Nội.

Posted Image

Khu vực Nhà hát lớn.

Posted Image

Đoàn xe bắt đầu rời Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, đưa linh cữu Đại tướng hòa vào dòng người trên phố. Theo sau thi hài Người là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

Posted Image Posted Image

Linh cữu Đại tướng chuẩn bị rời Nhà tang lễ lúc 7h45 phút.

Posted Image Posted Image Posted Image

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ bên linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Posted Image

Con trai Đại tướng Võ Hồng Nam trước giờ đưa cha rời Nhà tang lễ.

Posted Image

Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Trưởng ban Lễ tang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn quan chức cấp cao đưa khỏi Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.

Người dân khóc tiễn đưa Đại tướng

Trên các con phố Hà Nội, người dân tập trung từ tờ mờ sáng, có người chờ thâu đêm. Khi linh cữu Tướng Giáp đi qua, nhiều người không cầm được nước mắt.

Xếp hàng từ mờ sáng chờ tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp Posted Image

7h45, từng tốp người chờ đợi hai bên nhà hát lớn đứng ngồi không yên. Cứ chốc chốc, họ lại ào lên khi nghe thấy ai đó thốt lên: "Xe đại tướng đến rồi kìa". Trên từng gương mặt từ cụ già đến các em thơ, ai cũng hồi hộp chờ mong giây phút được nhìn thấy Đại tướng lần cuối trước khi Người trở về đất mẹ. Ảnh: Hồng Nhung.

Posted Image

8h, xe đưa đoàn chở linh cữu đại tướng xuất phát từ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông qua Đại học Tổng hợp tiến thẳng về Nhà Hát Lớn. Không ai bảo ai, hai bên đường, ọi người đồng loạt đứng dậy, tay cầm hoa, tay lau nước mắt. 2 chị em Phương Linh đến từ trường tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn và tiểu học Nguyễn Du ôm nhau nghẹn ngào. Linh kể, từ khi biết về Đại tướng, em đã khóc 4 lần. Lần đầu, lúc 6 tuổi, khi lần đầu tiên Linh nghe bà nội nói chuyện về tướng Giáp. Và 3 lần sau, khi biết tin cụ mất... lần nào, hễ nhắc đến tên cụ, Linh lại nức nở không cầm được lòng. Ảnh: Hồng Nhung.

Posted Image

Đội thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ hàng rào cũng quỳ gối khi linh cữu đi qua.

Posted Image

Nam phụ lão ấu chờ đợi trên phố Trần Hưng Đạo. Nhiều người chắp tay bái vọng khi xe tang đi qua.

Posted Image

Một chàng thanh niên bật khóc nức nở.

Posted Image

Khoảng 8h10 linh cữu Đại tướng đi qua Hồ Gươm. Người dân trật tự theo dõi. Sau khi xe đi qua, người dân ùa ra đường, một số vẫn cầm di ảnh tiễn theo Đại tướng, những người khác vẫn đứng lặng yên một góc đường.

Posted Image

Một phụ nữ thành kính dâng di ảnh cao trên trán.

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

Trước đó, hoa cúc vàng được người dân phố Tràng Thi trải dọc hai bên đường. Đến khi đoàn xe tang đi qua, những bông hoa này được trao cho các em nhỏ cầm chào từ biệt Đại tướng.

Posted Image

Paul Anderson, đến từ bang Missouri, Mỹ, chụp ảnh hàng dài người Việt Nam xếp hàng chờ linh cữu đại tướng trên phố Tràng Tiền. Ông tình cờ có mặt tại đây và mới hay linh cữu Tướng Giáp sẽ đi qua. "Tướng Giáp là một người rất đặc biệt. Tôi rất ấn tượng với cách người dân thể hiện sự tôn kính với ông".

Posted Image

Micheal Anderson (phải), con một cựu chiến binh Mỹ, cùng bạn ngóng chờ được xem đoàn linh xa đi qua. "Tôi cảm thấy vinh dự và may mắn khi được chứng kiến lễ tang của Tướng Giáp. Đây là một thời khắc lịch sử đối với Việt Nam. Tôi thấy thực sự bồi hồi", Anderson nói. Anh cho biết ở Mỹ rất nhiều người Mỹ tôn trọng vị tướng đại tài.

Nhóm phóng viên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ, thưa anh chị em!

Trong chương trình truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại trường quay đài truyền hình Việt Nam MC Quang Minh đã phỏng vấn 2 nhà sử học trong đó có câu hỏi rất hay và đáng chú ý là:

"... Ông hãy chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất với Đại tướng Võ Nguyên Giáp..."

Câu trả lời đáng quan tâm là:

".... Đại tướng nhắc nhở chúng tôi cần nghiên cứu làm rõ hơn nữa về cuội nguồn lịch sử dân tộc Việt chứ không thể chỉ ghi chép và công bố như vậy đươc, làm gì có chuyện ngẫu nhiên dân tộc ta lại chiến thắng các đế quốc lớn như vậy?........"

Như vậy là các công trình nghiên cứu của Sư phụ đã được Đại tướng ghi nhận và cho là hợp lý nên mới có những chỉ đạo gợi mở như vậy. Chúc mừng Sư phụ!

Phamhung nhớ không chính xác từng từ nhưng đại loại là như vậy, Phamhung sẽ tìm lại nội dung chi tiết của chương trình để post lên đây ngay khi tìm thấy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người nước ngoài nặng tình với Tướng Giáp

Họ là những công dân Pháp, Mỹ có cơ hội được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để khi ông ra đi, những kỷ niệm với vị tướng chân thành, gần gũi lại ùa về.

  • Lễ tang Đại tướng trên báo nước ngoài
  • Lễ viếng Đại tướng ở nước ngoài
  • BBC: 'Cả Việt Nam xúc động vì Tướng Giáp'
Posted Image

Tom Claytor và bức ảnh chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Thanh Tùng

Trong đám đông nóng lòng chờ linh xa của Đại tướng đi qua, có một người đàn ông nước ngoài cao lớn chít khăn tang mang dòng chữ: "Mãi mãi nhớ ơn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Ít ai biết, đó là Tom Claytor, người Mỹ đầu tiên đáp máy bay riêng đến Việt Nam sau chiến tranh, vào tháng 10/2001.

Tom cầm khư khư bức ảnh cũ chụp ông và Tướng Giáp đang trò chuyện. "Cuộc gặp gỡ đó là một vinh dự, bởi tôi rất khâm phục những gì bác cống hiến để đất nước giành được độc lập", Tom nói.

"'Trước khi gặp bác, tôi được phỏng vấn trên truyền hình. Người ta hỏi tôi rằng chuyện xin đáp máy bay riêng đến Việt Nam hẳn sẽ rất mất công. Và tôi đáp: Việt Nam có một câu tục ngữ 'Có công mài sắt, có ngày nên kim'".

Tướng Giáp vô tình xem được chương trình này và đó là lý do ông đồng ý gặp chàng phi công Mỹ.

"Bác bảo: 'Tôi đã xem buổi phỏng vấn của cậu trên tivi, câu tục ngữ mà cậu dùng để lời phỏng vấn chính là điều mà tôi nói với các chiến sĩ khi họ được lệnh tháo súng và vượt núi. Kỷ niệm đó rất đặc biệt với tôi, vì vậy tôi muốn gặp cậu'", Tom kể lại lời Tướng Giáp với giọng run rẩy, mắt nhòa lệ.

Sau cuộc trò chuyện khoảng 45 phút tại số 30 Hoàng Diệu, Tướng Giáp đã tặng Tom cuốn sách "Điện Biên Phủ", bao gồm những câu chuyện về lòng dũng cảm, tình bạn cho đến mọi sự kiện xảy ra trong cuộc đời vị tướng.

"Con người bác là sự kết hợp tuyệt vời giữa trí thông minh và lòng nhân ái. Mọi điều ẩn chứa trong tâm hồn đều thể hiện qua đôi mắt hiền hòa của bác", Tom nói và cho biết chính vị tướng đã truyền cảm hứng giúp ông hoàn thành cuốn sách đang ấp ủ về việc đi vòng quanh thế giới.

"Lần này trở lại Việt Nam để viếng bác, tôi quả thật rất xúc động. Tôi mới đặt chân đến Hà Nội hôm qua và cũng đứng xếp hàng nhiều giờ liền. Mặc dù vậy, tôi thấy việc đứng đợi như thế này rất quan trọng. Nó như một cách giúp người ta tĩnh tâm. Tôi được các bạn tình nguyện viên hướng dẫn chỉnh đốn lại trang phục, cài lại cổ áo, thả hết tay áo xuống để bày tỏ lòng kính trọng đến người đã khuất. Nhờ đó chúng tôi trở nên thân thiết với nhau hơn", Tom cho biết.

Tom cho rằng lễ tang Tướng Giáp rất đặc biệt và đây là lần đầu tiên ông được chứng kiến sự tiếc thương lớn lao đến vậy. "Bác Giáp giống như một người thầy, tôi vẫn nhớ lời dạy của bác rằng bạn có thể chiếm lấy toàn bộ thế giới, nhưng điều mà bạn sẽ đánh mất là hòa bình. Để châm ngòi cho một cuộc chiến thì là chuyện rất dễ dàng, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết kết thúc sẽ thế nào, và chuyện gì sẽ xảy ra. Vì thế, tôi nghĩ trước khi làm bất kỳ điều gì, con người ta phải suy nghĩ thật kỹ những điều mình sẽ tuyên bố".

Người dự hai lễ Quốc tang Pháp, Việt

Posted Image

Nhà làm phim Vincent Beaumont xem lại những thước phim quay được về hàng người nối dài chờ viếng Tướng Giáp. Ảnh: Trọng Giáp

Năm 15 tuổi, Vincent Beaumont, từ ngoại ô, một mình lên thủ đô Paris dự quốc tang cựu tổng thống Pháp Francois Mitterand, người lãnh đạo nước Pháp suốt 14 năm. Gần 20 năm sau, anh lại hòa vào dòng người Việt đi viếng Tướng Giáp trên phố Hoàng Diệu, để ghi nhớ tình cảm trân trọng của người dân Việt Nam đối với Đại tướng mạnh mẽ đến nhường nào.

Hạn chót của dự án riêng sắp cận kề, nhưng ngày 10/10, Vincent vẫn cố gắng vác máy ảnh lên số 30 phố Hoàng Diệu, ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ghi lại hình ảnh đoàn người xếp hàng dài dằng dặc. "Tất cả đều đến để bày tỏ sự kính trọng Đại tướng. Ở đây không phân biệt giai cấp, tuổi tác, giới tính. Người già, thanh niên, người mặc quân phục, người béo, người gày, người 'siêu trẻ' và cả người phương tây đều có chung một cảm xúc", anh nói.

Lấy vợ người Việt, ở Việt Nam 3 năm, chàng trai Pháp hiểu rõ đây là thời điểm quan trọng trong lịch sử đất nước Đông Nam Á. "Đây là sự chấm dứt của một thời kỳ lịch sử. Đó là giai đoạn người ta có niềm tin và lý tưởng mãnh liệt, khi người ta có thể hy sinh vì điều họ tin tưởng. Tôi nghĩ rằng sẽ ngày càng khó để tìm được những người có hành động như thế", Vincent nói.

Theo chân một nhà làm phim về Tướng Giáp, năm 2011, chàng trai Pháp có dịp cùng vợ đến nhà Đại tướng, gặp và trò chuyện người con trai cả Võ Điện Biên. Dù không được gặp vị tướng nổi tiếng, những điều anh được biết qua báo chí, phim ảnh và những câu chuyện đã đem đến cho anh những ấn tượng tốt.

"Ông dường như là một người chân thật, không chơi trò chơi chính trị, và tiếng Pháp của ông thật ấn tượng, cách dùng câu cú thậm chí còn tốt hơn nhiều người Pháp chính cống, dù ông vẫn có chút ngữ điệu Việt".

Với hai ngày Quốc tang khi các công viên đóng cửa, các kênh truyền hình giải trí tạm ngừng phát sóng, Vincent cho rằng "đây là thời điểm tốt để người Việt lắng mình, xích lại gần nhau và cùng nhớ về những công lao của Đại tướng".

Cuộc gặp gỡ đầy xúc động

Posted Image

Christian Décout vui mừng khi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 9/4/1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Hôm nay là một ngày buồn đối với đất nước Việt Nam. Tôi muốn chia sẻ với gia đình và bạn bè Việt Nam của tôi niềm tiếc thương này", Christian Décout viết trong thư gửi VnExpress.

Người đàn ông sinh năm 1949 không quên kể lại cuộc trò chuyện đầy xúc động với người ông gọi là "vị tướng huyền thoại", trong một chuyến thăm Việt Nam gần 15 năm trước.

"Buổi sáng ngày 9/4/1999, trong tôi có một cảm giác khang khác và an tâm hơn mọi ngày. Quả thế, một cuộc gọi cho tôi biết là Đại tướng dành cho tôi cuộc hẹn: một chiếc xe chờ tôi ở ngay trước khách sạn, để đến một ngôi biệt thự, với phong cách kiến trúc của Pháp thời đầu thế kỷ", thư viết.

"Tôi thật không tưởng tượng nổi là có ngày được ngồi bên cạnh một nhân cách đã để lại dấu ấn đặc biệt trong thời niên thiếu của tôi", ông cho biết.

Tướng Giáp mời Christian dùng trà, và cuộc trò chuyện diễn ra một cách thân mật bằng tiếng Pháp. Ông cho biết Đại tướng bày tỏ sự tiếc nuối vì chưa bao giờ có dịp đặt chân đến nước Pháp. Ông cũng ấn tượng khi được lắng nghe vị cựu giáo sư về sử học nói một cách thông thạo về tiến triển tình hình kinh tế của đất nước mình.

"Tôi hết sức kinh ngạc về sự sáng suốt và nhanh nhẹn của Tướng Giáp cũng như tấm lòng hết mực nhân ái của ngài. Tôi bày tỏ với ngài niềm quan tâm đối với lịch sử Việt Nam cũng như sự gắn bó của tôi với đất nước này. Tôi kể vắn tắt với ngài về những lộ trình tham quan những địa danh của Việt Nam như khu vực Đồng Đăng, về con đường chất chứa nhiều sự kiện lịch sử, được biết đến dưới thời Pháp thuộc với cái tên RC4, nối Lạng Sơn với Cao Bằng, xuyên qua muôn vàn cảnh quan đẹp như mơ", Christian kể.

"Anh còn rất trẻ", vị tướng nói nhỏ với Christian. Và Christian đáp lại, có phần hơi bất ngờ: "Tôi cũng gắng để được trẻ lâu!"

Khi Tướng Giáp hỏi thăm về gia đình và cuộc sống riêng tư, Christian thú nhận mình vừa bước qua tuổi 50. Nghe vậy, Đại tướng thoáng nở một nụ cười và bộc bạch với một niềm tự hào hết sức tự nhiên. Lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, vị tướng mới 43 tuổi.

Cuộc trò chuyện diễn ra vào dịp chuẩn bị kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên. Nhân dịp này, Đại tướng đã đề tặng Christian tác phẩm "Điện Biên Phủ", và thêm cuốn "Những năm tháng không thể nào quên", trong đó xen lẫn những hồi ức cùng những suy ngẫm của vị tướng.

Trọng Giáp - Thanh Tùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://nguyensinhhung.net/dai-tuong-vi-dai-va-nhan-dan-vi-dai.html

Đại tướng vĩ đại và Nhân dân vĩ đại

Thứ hai, 14/10/2013, 10:19 (GMT+7)

Những ngày qua, giữa đau thương, thêm một lần chúng ta được nhìn rõ chân dung của một con người vĩ đại.

Dù có bị cuốn trôi giữa dòng thác cảm xúc mất mát không gì bù đắp nổi thì vẫn có người nhận ra thêm một điều nữa: Nhân dân Việt Nam quá vĩ đại.

Sự vĩ đại ấy của nhân dân, không hẳn đến từ biển người tiễn biệt Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng, mà xuất phát từ những giọt nước mắt lăn trên má họ.

Lịch sử đã chứng minh, khi người Việt có được sự cộng hưởng lớn lao của tình thương yêu, của sự xích lại gần nhau thì mọi kẻ thù đều phải khiếp sợ. Chẳng thế mà, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc đã phải thốt lên: “Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau” khi chứng kiến dòng người xếp hàng nhiều cây số viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong thời buổi suy thoái lòng tin và suy thoái cả hầu bao này, sự nắm tay nhau ấy có ý nghĩa chiến lược.

Posted ImageBiển người tiễn đưa Đại tướng.

Sự vĩ đại của nhân dân còn nằm ở những khía cạnh khác của giọt nước mắt. Nhân dân không chỉ rơi lệ đơn thuần cho cá nhân lỗi lạc vừa nằm xuống, mà còn khóc cho nỗi lo rằng: Thời đại “dĩ công vi thượng”, “chí công vô tư”, thời đại tạo nên những chiến công “chấn động địa cầu”, có thể không bao giờ quay trở lại. Họ khóc cho người đã khuất nhưng lại trăn trở cho người sống.

Sự vĩ đại của nhân dân còn thể hiện ở việc chọn lựa chuẩn xác đến tuyệt vời vị “thống soái trong lòng họ”, dù vị thống soái ấy đã gặp phải những thăng trầm và cho đến ngày mất, ông đã đi qua năm tháng hào hùng nhất vài chục năm có lẻ.

Trong cuộc đời mình, không ít lần vị tướng huyền thoại khẳng định sự vĩ đại của nhân dân. Ông thường nói: Công lao của tôi cũng có, nhưng nhỏ thôi. Công lao to to lớn thuộc về nhân dân, thuộc về những anh hùng liệt sĩ. Ông bảo: “Tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả” nhân dân.

Mãi về sau này, ông vẫn trầm trồ khen ngợi hàng trăm ngàn người lính, dân công Điện Biên Phủ của ông năm xưa đã răm rắp tuân lệnh Tổng chỉ huy thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”, dù việc thay đổi này cực kỳ gian khổ và thậm chí có hy sinh. Những người lính tuân theo một mệnh lệnh rất khó khăn không chỉ vì họ là cấp dưới, mà vì họ đã biết đặt niềm tin đúng chỗ vào người ra mệnh lệnh ấy. Đó cũng là một sự vĩ đại.

Hai điểm vĩ đại này đã được Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng Paul Henri Romuald Ély đúc kết: “Một lần nữa, kỹ thuật lại bị thua bởi những con người có tâm hồn và một lòng tin”.

Nâng thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Nhân dân vĩ đại mới có thể sản sinh ra những cá nhân vĩ đại. “Quảng trường tấm lòng” của nhân dân có vĩ đại thì mới đủ sức chứa những “tượng đài vĩ đại”, mới có thể hun đúc và nuôi dưỡng được bậc Thần Võ nhưng cả đời lại sống như một Thánh Văn.

Chỉ có điều sự vĩ đại của nhân dân không phải thời nào cũng xuất lộ. Cá nhân vĩ đại là người khiến cho tiềm năng vĩ đại của nhân dân trở thành sức mạnh hiện thực.

Học giả Pháp đã dùng một sự so sánh tuyệt vời khi nói về sự vĩ đại của Đại tướng “ông như một ngọn núi lửa phủ đầy tuyết”. Những người dân Việt Nam, cũng mang sẵn trong mình những dòng dung nham bên dưới vẻ lam lũ, bình dị. Chính vì thế, họ mới giành được chính quyền bằng chân đất, gậy gộc, súng ống thô sơ và đã đuổi khỏi lãnh thổ những kẻ thù sừng sỏ nhất. Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp đã thật may mắn khi song hành cùng nhân dân vĩ đại.

Posted Image

Buổi sáng, trước khi đưa cha mình về nơi an nghỉ cuối cùng, ông Võ Điện Biên – con trai cả Đại tướng – đã có lời cảm tạ làm lay động bao trái tim: Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng, mọi lời ca ngợi Đại tướng là lời ca ngợi… đối với tất cả đồng bào, những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này.

“Đại tướng đã cả đời vì nước, vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hoà vào tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng”.

Lời cảm tạ ấy của người con đã thấm đẫm tư tưởng cha mình: Thấy được vai trò vĩ đại của nhân dân, muốn mãi mãi ngụp lặn trong dòng chảy lớn của nhân dân.

Cũng trong buổi sáng chia lìa ấy, GS. Viện sĩ Phan Huy Lê đã gửi đến hương hồn Đại tướng một lời cầu chúc và cũng là lời khẳng định: “Đại tướng sẽ an nghỉ mãi mãi trong sự bất tử của lòng dân”.

Bất cứ người lãnh đạo, công bộc nào không nhìn thấy sự vĩ đại của nhân dân, không vì dân mà chỉ muốn đè đầu cưỡi cổ nhân dân, người ấy sẽ “chết” vĩnh viễn trong lòng dân, ngay khi họ đang còn sống.

(Trí Thức Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites
"Khi anh chết có bao nhiêu người đưa tiễn" - Đắc Nhân Tâm, thế mới đáng sống trên cuộc đời này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Khi anh chết có bao nhiêu người đưa tiễn" - Đắc Nhân Tâm, thế mới đáng sống trên cuộc đời này!

Hay lắm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn tế Đại tướng

Posted Image

* * *

Văn tế Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tác giả: Khương Duy

Hỡi ơi,

Quá trăm năm xuôi ngược bôn ba

Nửa đời người xông pha trận mạc

Lòng trăng thu vằng vặc

Dẫu xếp súng gươm vẫn đĩnh đạc tướng quân

Nay thác xuống lòng muôn dân lệ đổ

Nhớ linh xưa,

Giáng sinh vùng quê Lệ Thủy

Ngày ngày soi bóng Kiến Giang

Vốn dòng dõi Cần Vương thủa trước

Lại thêm nghề bốc thuốc cứu dân

Từ buổi ấu thơ, đọc chữ thánh hiền đã hiểu thấu nghĩa nhân

Trong cơn mộng lành, nghe chuyện giặc Tây đã thấm nhuần khí tiết

Sinh trong buổi nước nhà đổ nát, thiếu cột chống trời nên nghiêng ngả liêu xiêu

Lớn lên thấy dân chúng lầm than, vắng bóng anh hùng nên bơ vơ tan tác

Posted Image

Ngó xuống đường thấy lưỡi lê giặc Pháp

Những sĩ phu thân nát đầu rơi

Nhìn lên trên thấy võng lọng con trời

Những xe pháo im hơi lặng tiếng

Chẳng tham chi miếng bả công danh, trường Quốc học đã nhiều phen bãi khóa

Há sợ chi tù gông xiềng xích, lao Thừa Thiên từng một thuở dấn thân

Duyên kì ngộ chốn hồng trần gió bụi

Ai ngờ đâu có buổi trùng phùng

Anh thư lại gặp anh hùng

Tình riêng cũng thể tình chung sơn hà

Hận thay nợ nước thù nhà

Nữ nhi sớm bỏ trăng ngà trôi xuôi

Ôi,

Bước vào đời bằng nghề dạy sử, đem tích xưa mà ôn cố tri tân

Chẳng quen thân với nghiệp nhà binh, nghĩ trận mạc như mây bay gió thoảng

Có ai ngờ trong bóng tối ngọc kia vụt sáng

Bậc minh quân chọn tướng giữa trần gian

Từ mấy mươi chiến sĩ chốn cùng cốc thâm sơn

Thành ức vạn dân binh khắp xóm thôn thành phố

Tiến theo cờ đỏ

Đồn bốt đập tan

Đánh đuổi bạo tàn

Dựng nền dân chủ

Công tích ấy kể bao nhiêu cho đủ

Ngàn năm sau đã có sử sách ghi

Chỉ thương vì,

Mộng thanh bình như sương tan buổi sớm

Giặc cuồng điên lại muốn nổi đao binh

Bỏ thành đô, bắt đầu chín năm kháng chiến gian nan

Lên rừng núi, thi triển trăm ngàn mưu cơ thao lược

Những trận đánh như thế cờ lật ngược

Đổ máu xương để giành lấy chiến công

Đánh Pháp bằng giáo mác hầm chông

Quân với tướng nâng niu từng viên đạn

Trên với dưới một lòng, nguyện đuổi sạch kẻ thù cha ông từng thất bại

Trước với sau son sắt, mộng dựng xây đất nước mà thời đại ước mơ

Ôi Việt Bắc, Biên Giới, Trung Du

Những chiến dịch khiến quân thù mất ngủ

Posted Image

Núi rừng rực sáng trong ánh lửa

Đất trời chờ lệnh Võ tướng quân

Điều binh khiển tướng xuất thần

Tính kế bày mưu ảo diệu

Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ triều dâng thác đổ

Trái tim triệu người một khúc khải hoàn ca

Võ Nguyên Giáp từ đó là huyền thoại

Nhưng cũng bởi,

Có những kẻ chưa nếm mùi thất bại

Chưa sợ danh của bậc đại anh hùng

Nên hết Mỹ rồi Trung

Lần lượt kéo sang chuốc bại vong dưới tay Đại tướng

Than ôi,

Một ngày sung sướng là một ngày Người nghĩ về dân

Trận chiến thời bình còn đắng cay gấp vạn lần

Người chỉ nguyện lấy dân làm gốc

Thân là bậc công thần khai quốc

Đôi phen bị làm nhơ nhuốc ô danh

Những thói đời nhơ bẩn hôi tanh

Toan khỏa lấp uy danh lừng lẫy

Posted Image

Dẫu cho đôi mắt đã mờ, đôi tay run rẩy

Vẫn đau đáu với đời, đòi quét sạch tham ô

Tha thiết giữ gìn những chứng tích xưa

Không im tiếng trước kẻ làm bừa hại nước.

Tiếng nói của vị tướng một thời xa khuất

Nay vẫn như tiếng sét giữa trời quang

Dẫu rằng sử đã sang trang

Hỡi ôi,

Dẫu biết nước mắt anh hùng lau không ráo Chỉ thấy xót xa tiết tháo chẳng phai nhòa

Một đời chói lòa

Một đời nghĩa khí

Sống mà người bốn biển tung hô

Thác mà dân hai mắt lệ mờ

Mặc thế gian có mắt như mù

Chốn tuyền đài ngàn thu yên giấc

Hỡi ôi thương thay

Có linh xin hưởng!

Hà Nội 8.10.2013

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay