Thiên Sứ

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

124 bài viết trong chủ đề này

Bộ trưởng Quốc phòng chúc Tết tướng Giáp

Thứ tư, 18/1/2012, 15:17 GMT+7

Sáng nay, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng đã đến thăm và chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp Tết Nhâm Thìn.

> Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

> Đại tướng Võ Nguyên Giáp những điều ít biết

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Đại tướng Phùng Quang Thanh trân trọng thăm hỏi sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và vui mừng khi được biết sức khỏe của Đại tướng vẫn ổn định.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp khỏe mạnh, trường thọ, cùng gia đình đón năm mới an khang, thịnh vượng.

Nhân dịp này, Bộ trưởng biểu dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời gian qua và căn dặn đội ngũ cán bộ, bác sĩ của bệnh viện tiếp tục chăm sóc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp thật chu đáo để Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ.

Năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang tuổi 101.

Theo QĐND

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh mới nhất về Tướng Giáp trong bệnh viện

Thứ năm 16/02/2012 14:46

Giaoduc.net.vn

Đại tướng vẫn khỏe, đôi mắt còn tinh, nghe và biết mọi chuyện một cách sáng suốt.

Vào ngày 15/2/2012, Đại tá, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng cho chúng tôi xem bức ảnh ông vừa chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bệnh viện. Ông cho biết, Đại tướng vẫn khỏe, đôi mắt còn tinh, nghe và biết mọi chuyện một cách sáng suốt. Kết quả điều trị tốt, sức khỏe nhiều mặt được hồi phục.

Posted Image

Đại tướng xem cuốn sách ảnh mới "Võ Nguyên Giáp - Những khoảnh khắc bình dị".

Nhân dịp năm mới, chúng tôi xin phép đăng bức ảnh mới nhất chụp Đại tướng, kính chúc Đại tướng sớm bình phục.

BẤM VÀO ĐÂY XEM CUỘC ĐỜI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP QUA ẢNH

BẤM VÀO ĐÂY XEM HÌNH ẢNH TƯỚNG GIÁP TRONG KÝ ỨC VIÊN THIẾU TÁ TÌNH BÁO MỸ

BẤM VÀO ĐÂY XEM "NHẬT KÝ" BẰNG HÌNH ẢNH VỀ TƯỚNG GIÁP

BẤM VÀO ĐÂY XEM NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CỦA TƯỚNG GIÁP

PVA/DVT

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng vẫn ở đây

KỶ NIỆM 58 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7.5.1954 – 7.5.2012)

Ở xã Mường Phăng, nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng - Tổng tư lệnh Mặt trận Võ Nguyên Giáp, mọi câu chuyện vẫn nói về ông. Với bà con nơi đây, tướng Giáp như vẫn ở bên họ dù 58 năm đã trôi qua

Posted Image

Bức phù điêu mô tả cảnh quân dân đồng lòng dưới sự chỉ huy của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đặt ngay trên đường vào xã Mường Phăng

Mường Phăng thuộc huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên nằm cách TP Điện Biên Phủ 30 km đường đèo quanh co. Đến cánh rừng huyền thoại 58 năm về trước dịp tháng 5 này, không khí náo nức như ngày hội. Riêng những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì vẫn được kể quanh năm như những huyền tích được chép vào “sử thi” vùng đất này.

Người Mường Phăng nhớ Đại tướng

Những nhân chứng sống của chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 ở Mường Phăng mỗi năm một ít đi. Những người trực tiếp tham gia sự kiện lịch sử ấy cũng người còn, người mất. Nhưng ở Mường Phăng, một em bé chỉ cần biết đọc, biết viết là đã có thể kể vanh vách và thậm chí làm “hướng dẫn viên” cho những đoàn khách tới khu rừng huyền thoại này.

Cậu bé Lò Văn Bến mới học lớp 3 dẫn chúng tôi đến trước một lán cỏ đơn sơ với lời giới thiệu: “Đây là nơi Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và sở chỉ huy chiến dịch làm việc trong chiến dịch Điện Biên Phủ”. Người Mường Phăng ai cũng nhớ như in những câu chuyện như việc Đại tướng ra lệnh mổ 2 con trâu để khao quân sau chiến thắng ngay tại hầm chỉ huy. Với nhiều người khi chưa đến Mường Phăng, đó là chuyện ít biết vì sử sách không ghi lại cụ thể nhưng ở đây đó là chuyện “sinh ra là đã biết”.

Ông Lò Văn Bóng, năm nay đã 89 tuổi, nguyên bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng, bảo rằng với người dân Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp “vẫn đang ở đây”, bởi theo ông, ở đây còn có ngôi trường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trường tiểu học số 3 là món quà mà gia đình Đại tướng đã tri ân mảnh đất này những ngày nuôi dưỡng, bao bọc cho sở chỉ huy chiến dịch.

Con cháu của Đại tướng

Năm 2004, dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường xưa và tới tận bản Phăng, nơi đặt căn hầm của sở chỉ huy. Nhắc lại chuyện ấy, người Mường Phăng vẫn nhớ như in. Từ em nhỏ vừa biết đi đến các phụ lão đã chắt chiu từng hạt gạo cho “bộ đội Cụ Hồ” làm nên chiến thắng lịch sử đều đổ ra đường để xem tướng Giáp. Với họ, vị Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một huyền thoại, một người gần gũi đến kỳ lạ dù rất ít người được thấy mặt ông. Ông Lò Văn Bóng kể rằng: “Trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ dù làm nhiệm vụ giữ an ninh cho sở chỉ huy nhưng tôi cũng chưa bao giờ được gặp Đại tướng. Phải đến 50 năm sau, tôi mới có may mắn đó khi ông trở lại đây”.

Đường vào Mường Phăng giờ đã bon bon xe chạy. Trên đường vào khu di tích sở chỉ huy, hai bên đường, những phụ nữ người Thái nở nụ cười đôn hậu khi bán hàng lưu niệm, họ không chèo kéo, nài nỉ khách mà chỉ cất giọng mời nhẹ nhàng. Ai cũng ý thức về niềm tự hào “là người Mường Phăng”, là “con cháu Đại tướng”.

Sẽ sưu tầm và trưng bày nhiều hiện vật quý về Mường Phăng

Ông Vũ Nam Hải, Giám đốc Bảo tàng Điện Biên, cho biết khu di tích sở chỉ huy chiến dịch hiện tại được trưng bày nguyên trạng, tuy nhiên khách tham quan vẫn chưa có cơ hội được tận mắt chứng kiến những tư liệu quý về quá trình hoạt động của sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng. Theo ông Vũ Nam Hải, sắp tới, Bảo tàng Điện Biên có kế hoạch sưu tầm và trưng bày thêm nhiều hiện vật có giá trị để làm nổi bật tài năng, tầm vóc của Đại tướng, sở chỉ huy chiến dịch và chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại.

Bài và ảnh: Mạnh Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ổn định

Sức khỏe của anh Văn vẫn giữ được như từ đầu năm đến nay. Ai vào thăm, anh vẫn biết và chủ động bắt tay - trợ lý riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho hay.

Chiều 5/5, tại văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30, Hoàng Diệu, TP Hà Nội), Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thông báo cho phóng viên một số cơ quan báo chí:

"Nhân dịp kỷ niệm 58 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2012) tất cả cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ anh Văn đã vào thăm và chúc mừng anh vào hôm thứ tư (ngày 2/5); hai ngày sau tôi lại vào thăm anh.

Chúng tôi thấy sức khỏe anh Văn vẫn ổn định, tỉnh táo. Nói chung sức khỏe của anh Văn vẫn giữ được như từ đầu năm đến nay. Ai vào thăm, anh vẫn biết và chủ động bắt tay.

Khi anh em trong đoàn chúc mừng Đại tướng và chúc mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ thì anh vui và nói lời cảm ơn. Chúng tôi thấy anh chị em bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chăm sóc anh Văn hết sức tận tình, chu đáo nên đã duy trì sức khỏe của anh Văn tốt...".

Theo Quân đội nhân dân

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức khoẻ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ổn định

(Dân trí) - “Sức khoẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ổn định. Đại tướng vẫn quan tâm những thông tin của đất nước”, Đại tá Trịnh Nguyên Huân, Thư ký riêng của Đại tướng cho biết.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">

Trao đổi với phóng viên Dân trí nhân dịp kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Trịnh Nguyên Huân cho hay: “Sức khỏe của đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ổn định, tỉnh táo. Chúng tôi vẫn trao đổi với Đại tướng những thông tin quan trọng của đất nước”.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (ảnh: TTO)

Theo Đại tá Huân, để giữ gìn sức khỏe cho Đại tướng nên Văn phòng Đại tướng và gia đình không xếp được lịch cho nhiều đoàn đến thăm. “Với một số đoàn vào thăm, chúc mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng rất vui và bắt tay nói lời cảm ơn”, Đại tá Huân cho biết thêm.

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Hôm nay, 7/5, cả nước tưng bừng kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2012).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ năm, 19/7/2012, 13:57 GMT+7

Sáng 19/7, thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) đến thăm và chúc sức khỏe đại tướng Võ Nguyên Giáp đang điều dưỡng tại Bệnh viện 108.

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), thượng tướng Ngô Xuân Lịch bày tỏ lòng biết ơn những đóng góp to lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đặc biệt là công lao xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam trở thành đội quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Posted Image

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch hỏi thăm sức khỏe đại tướng. Ảnh: QĐND.

Ông khẳng định, đại tướng mãi mãi là tấm gương sáng, là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của các lực lượng vũ trang nhân dân, được nhân dân kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kính chúc đại tướng mạnh khỏe và trường thọ, tiếp tục có nhiều đóng góp quý báu vào sự nghiệp xây dựng Đảng, đất nước và quân đội.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch báo cáo với đại tướng Võ Nguyên Giáp tình hình xây dựng quân đội từ đầu năm, nhất là quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng để quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, giao phó...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cảm ơn sự quan tâm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân cũng như tình cảm và những lời chúc tốt đẹp của Thượng tướng Ngô Xuân Lịch.

Trước khi vào thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Ngô Xuân Lịch đã nghe trung tướng, PGS TS Trần Duy Anh, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 báo cáo tình hình chăm sóc sức khỏe đại tướng.

Quân đội Nhân dân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

25/8/2012 09:49

Ngày 24/8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Quân y viện 108, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang dưỡng bệnh, để chúc thọ vị đại tướng 102 tuổi (25-8-1911 - 25-8-2012), người đảng viên trung kiên, người lính già anh dũng của dân tộc, tin từ văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Huyền thoại giữa đời thường

Tướng Giáp qua lời kể của bác sĩ riêng

Cùng ngày, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam được sự ủy nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Quân y viện 108 thăm và chúc mừng đại tướng.

Trong suốt tuần qua, hàng chục đoàn cán bộ, chiến sĩ, cựu chiến binh đã đến nhà riêng của đại tướng để chúc mừng đại thọ vị tướng yêu quý của mình.

Theo Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 'khích tướng' khiến hàng loạt B52 bị hạ

Cập nhật lúc :4:59 PM, 06/12/2012

Chỉ với 2 câu hỏi, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dự kiến cho những phương án thua trên bầu trời Hà Nội của không quân Mỹ, năm 1972

Theo hồi ức của thượng tướng Phùng Thế Tài, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân, cuối năm 1962, trong một lần ông được gặp, báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác sẵn sàng chiến đấu, Chủ tịch đã chỉ thị: “B52 bay cao hơn 10 cây số mà trong tay chú hiện nay chỉ có cao xạ thôi... Ngay từ bây giờ, là Tư lệnh Bộ đội Phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và phải thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B52 này”.

Giữa năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ ta cũng đánh; mà đã đánh là nhất định thắng”. Năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên đoán: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh B52

Tuy vậy, với tầm bay cao, được bảo vệ bởi nhiều máy bay tiêm kích và hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại, có thể nói B52 là một pháo đài bay không thể bị bắn rơi. Đặc biệt, nhiễu điện tử của không quân Mỹ như một bức màn chắn đã gây khó khăn lớn cho bộ đội phòng không không quân.

Trong tháng 4/1972, đã có trận đánh bộ đội tên lửa phóng 30 quả đạn nhưng không hạ được một chiếc B52 nào. Quyết tâm biến sở trường của địch thành sở đoản, Quân chủng Phòng không không quân đã cử những đoàn cán bộ giỏi vào các chiến trường nghiên cứu cách chống nhiễu, đánh máy bay địch. Từ thực tế chiến trường, đoàn cán bộ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, xây dựng thành những cẩm nang “Cách chống nhiễu thông tin”, “Quy trình bắt B52 trong nhiễu”... và đặc biệt là cuốn sách “Cách đánh B52 của Bộ đội tên lửa”.

Trong 12 ngày đêm mùa đông tháng 12 năm 1972, 34 chiếc B52 bị bắn hạ, đạt tỷ lệ là 17,6% (34/197). Trong đó, Hà Nội góp công hạ 23 chiếc.Cuốn sách này được in rô-nê-ô có bìa màu đỏ, dày 30 trang đánh máy, là sự đúc kết kinh nghiệm, công sức, trí tuệ của một tập thể và phải đổi bằng cả xương máu của nhiều cán bộ, chiến sĩ; còn được gọi là Sách đỏ diệt B52... Cuốn cẩm nang đánh B52 hoàn chỉnh trong tháng 11/1972 và nhanh chóng được phổ biến, triển khai đến các đơn vị chiến đấu; đã góp phần làm sụp đổ thần tượng “Pháo đài bay B52”. Lực lượng nòng cốt của quân đội Việt Nam chống lại “con bài chiến lược” B52 của Mỹ là các đơn vị tên lửa phòng không với những bệ phóng tên lửa SAM 2. Từ rất sớm, bộ đội radar, tên lửa đã được luyện tập các phương án để có thể phát hiện và ngăn chặn B52, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Tháng 5/1972, đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ nêu câu hỏi với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”.

Cho đến lúc đó những phương án đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày, nhưng chưa nói đến chỉ tiêu tỷ lệ bắn rơi B52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó và yêu cầu bổ khuyết kịp thời. Sau mấy tuần vật lộn với những con số, các cán bộ tham mưu phòng không không quân đã đưa ra câu trả lời: N1 (tỷ lệ Mỹ chịu đựng được) là 1-2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N2 (tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển) là 6-7%; N3 (tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc) là trên 10%.

Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh là Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.

Đại tướng chỉ thị muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; Gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.

Quân chủng Phòng không không quân đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông tháng 12 năm 1972, 34 chiếc B52 bị bắn hạ, đạt tỷ lệ là 17,6% (34/197). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc.

Nhiều năm sau khi nhắc lại chuyện đó, những người trong cuộc đều hình dung ra một mối liên hệ đặc biệt giữa câu hỏi của vị tướng với câu trả lời, và cả chiến thắng lẫy lừng trong 12 ngày đêm lịch sử. Dường như âm vang của chiến thắng Điện Biên 1954 đã được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi gắm vào câu hỏi mang đầy tính “khích tướng” đó, để rồi Quân chủng Phòng không không quân đã tiếp thu một cách trọn vẹn và quyết tâm làm nên một Điện Biên Phủ trên không “vô tiền khoáng hậu”.

Theo ANTĐ

====================

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày 22/12

Thứ Sáu, 21/12/2012 - 15:06

(Dân trí) - Đại tá Trịnh Nguyên Huân (thư ký riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) cho biết, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ổn định. Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, nhiều đoàn đã đến thăm, chúc sức khỏe Đại tướng.

Trao đổi với phóng viên Dân trí nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2012) và 23 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2012), Đại tá Trịnh Nguyên Huân cho biết, sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ổn định, Đại tướng trò chuyện khá nhiều với những người vào thăm.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra phương án chiến đấu 12 ngày đêm của bộ đội phòng không không quân.

Những ngày này, một số đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chiều 20/12, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và ông Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy TPHCM đã đến thăm và chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn mạnh khỏe, trường thọ. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Tấm gương của Đại tướng luôn là nguồn động viên to lớn và là niềm tự hào của lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chào, bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu thị sự cảm ơn và mong muốn cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân tiếp tục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã thăm hỏi sức khỏe, tặng quà và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Hải nhấn mạnh, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả nước nói chung và TPHCM nói riêng luôn trân trọng, ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và quân đội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày tỏ sự cảm ơn và bắt tay ông Lê Thanh Hải.

Trúc Linh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cầu chúc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn mạnh khoẻ.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm, chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ tư 06/02/2013 16:31

(GDVN) - Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh toàn diện của năm 2012.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dịp đón Xuân mới Quý Tỵ 2013, sáng 6-2, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh toàn diện của năm 2012.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trân trọng kính chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang năm mới khỏe mạnh, trường thọ, cùng gia đình đón Xuân Quý Tỵ 2013 an khang, thịnh vượng.

Hình ảnh và tấm gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là nguồn động viên to lớn và là niềm tự hào của lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu thị sự vui mừng về thành tích của cán bộ, chiến sĩ Quân đội đạt được trong thời gian qua và mong muốn toàn quân tiếp tục phấn đấu, giành thành tích cao hơn nữa trong năm 2013.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã biểu dương cán bộ, thầy thuốc, nhân viên Khoa Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nỗ lực, đạt thành tích tốt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội.

Đại tướng Phùng Quang Thanh mong rằng, đội ngũ cán bộ, thầy thuốc của Khoa và Bệnh viện tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tập trung chăm sóc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp thật chu đáo để Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Theo QĐND

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Giáp gửi thiếp cho cựu chiến binh Gạc Ma

Cập nhật lúc 11:33, 02/04/2013

Ngày 1/4, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đã hết sức vui mừng nhận được thiếp chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh kể, dịp 14/3 vừa rồi, nhiều báo có viết về trận hải chiến bảo vệ Trường Sa, anh vinh dự là một trong những nhân chứng kể lại trận chiến bi hùng này.

Sau đó, anh nhận được điện thoại của anh Võ Điện Biên - con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Biên nói rất yêu quý và kính phục tinh thần hy sinh vì tổ quốc, vì Trường Sa thân yêu của các anh. Anh Biên hứa, sẽ có ngày vào Hà Tĩnh để thăm anh Thảo.

Posted Image

Cựu binh Lê Hữu Thảo và mẹ liệt sĩ Trần Văn Phương. Ảnh: P.V.T

Sáng 14/3/1988, anh Thảo đã cùng với đồng đội thuộc Lữ đoàn 146- đi trên tàu HQ 604 nhận lệnh vào đảo bảo vệ cờ tổ quốc trên đảo đá Gạc Ma. Chừng 6 giờ 30 phút sáng, tàu chiến Trung Quốc đã cho quân đổ bộ gây hấn với bộ đội ta, giành giật, cướp cờ của ta. Các chiến sĩ ta do anh Phong và anh Phương chỉ huy đã tay không đánh trả kẻ thù, quyết tâm bảo vệ lá cờ tổ quốc, bảo vệ đảo Gạc Ma.

Phát biểu với báo chí, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo xúc động: “Tôi đã khóc khi nhận được tấm thiếp này. Tôi không ngờ Đại tướng - người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam - đang nằm trên giường bệnh mà vẫn quan tâm đến chúng tôi...”.

  • Theo Lao Động
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một người Mỹ từng hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng vũ khí

Chủ Nhật, 28/04/2013 - 14:43

Cách đây 70 năm, một người Mỹ từng hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách ném lựu đạn để chống lại kẻ thù xâm lăng. Báo Telegram (Mỹ) đã có bài viết về nhân vật “đặc biệt” này.

Posted Image

Tháng 7.1945, ông Henry A.Prunier cùng 6 người Mỹ khác nhảy dù xuống một ngôi làng cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km về phía tây bắc để thực hiện một nhiệm vụ bí mật là hướng dẫn cho 200 du kích Việt Minh cách sử dụng các vũ khí Mỹ tân tiến tại căn cứ của họ ở trong rừng. Những người lính Mỹ này là thành viên của Cơ quan các dịch vụ chiến lược (OSS) - một cơ quan tình báo của Mỹ vào thời Thế chiến II.

OSS muốn có được sự giúp đỡ của Việt Minh để chống lại quân đội Nhật Bản, khi đó đang chiếm đóng vùng Đông Dương, ngược lại Việt Minh lại muốn giành được độc lập cho Việt Nam. Nhóm của ông Henry A.Prunier được đặt tên là Deer Team (Đội Hươu) được chỉ định ở lại Việt Nam trong vòng 2 tháng.

Ông Prunier khi đó mới 23 tuổi, được tuyển dụng vào quân đội Mỹ với tư cách là thông dịch viên. Công việc đầu tiên của Prunier tại Việt Nam là giới thiệu cho một người Việt Nam bé nhỏ có tên gọi là Van cách sử dụng súng trường, súng máy, súng badôca và các loại vũ khí khác của Mỹ. Van - người thường mặc bộ trang phục vải linen trắng, đi giày đen và đội mũ phớt mềm màu đen - thực chất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người 9 năm sau đã dẫn đầu lực lượng quân đội Bắc Việt Nam giành chiến thắng vang dội tại chiến trường Điện Biên Phủ, đuổi quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam và sau đó còn dồn quân đội Mỹ vào thế bế tắc.

“Ông Giáp muốn biết tại sao chúng tôi lại tung bổng quả lựu đạn lên và cái gì đã kích hoạt súng cối” - ông Prunier trả lời phỏng vấn của báo Worcester Telegram & Gazette vào năm 2011. Ông Prunier còn kể lại rằng có lần, tướng Giáp còn cúi đầu xuống để nhìn hẳn vào thùng đạn súng cối. “Lúc đó, tôi bị sốc vì sự dũng cảm của ông ấy” - ông Prunier nói.

Khi nhảy dù xuống Việt Nam, ông Prunier đáp ngay phải một ruộng lúa trong khi những người khác mắc trên các cành cây. Họ được Việt Minh giải cứu và đưa tới một chiếc lều tre. Ở đó, họ đã gặp lãnh đạo Hồ Chí Minh. “Ông ấy tự giới thiệu là C.M.Hoo” - ông Prunier kể lại. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh biết ông Prunier đến từ Massachusetts, Chủ tịch đã kể cho ông Prunier rất nhiều câu chuyện thú vị về việc mình đã từng đặt chân đến Boston.

Trong thời gian Đội Hươu ở cùng Việt Minh, quân Nhật Bản đã đầu hàng và Việt Minh đưa ra Tuyên ngôn độc lập. Sau đó, Bác Hồ đưa cho những người lính Mỹ trên một bức thư để chuyển tới Tổng thống Mỹ thời đó là Harry S.Truman, để yêu cầu Mỹ hỗ trợ Việt Minh chống Pháp. Tuy nhiên, ông Truman không bao giờ phản hồi bức thư đó, vì Mỹ đã hậu thuẫn Pháp. Nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử cho rằng, bằng việc từ chối yêu cầu này của Bác Hồ, nước Mỹ đã bỏ qua cơ hội xây dựng quan hệ tốt đẹp với miền Bắc Việt Nam và từ đó có thể tránh khỏi cuộc chiến tranh 2 thập kỷ sau đó.

Ông Prunier cho biết trong thời gian đó, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho một chiếc thảm thêu làm kỷ niệm và kỷ vật này sau đó được ông Prunier bày tại nhà riêng ở Mỹ.

Năm 1995, ông Prunier trở lại Việt Nam và gặp lại những người lính Việt Minh năm xưa còn sống. Khi nhìn thấy ông Prunier, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận ngay ra. Ông cầm một quả cam theo cách cầm lựu đạn mà ông Prunier từng chỉ cho ông và kêu lên phấn khích “Như thế, như thế, như thế”.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Việt Nam, ông Prunier trở về Mỹ và sống phần lớn cuộc đời ở Worcester để theo nghiệp làm thợ nề của gia đình. Ông có vợ là Marette Lague, hai con gái là Joanne M. Green và Dianne M. Behnke; hai con trai là Raymond và Donald; 12 cháu và 4 chắt. Ông Prunier mất tại Beverly vào ngày 17.3.2013, sau một cơn đau tim, hưởng thọ 91 tuổi. Ông là thành viên sống lâu nhất trong nhóm thực hiện nhiệm vụ tại Đông Dương năm xưa.

Thời gian Deer Team ở Việt Nam được coi như một khoảnh khắc vàng của sự hợp tác giữa VN với Mỹ. Bộ quân phục của ông Prunier hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội. Và một nhóm làm phim người Việt Nam cũng đang chuẩn bị thực hiện một bộ phim tài liệu kể về ông Prunier có tựa đề “Từ những ký ước của Henry Prunier”.

Theo Lao động

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thăm ngôi nhà tuổi ấu thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Dân trí) - Người dân Lệ Thủy, Quảng Bình luôn tự hào rằng, mảnh đất này đã sinh ra vị danh tướng huyền thoại của dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những ngày tháng 5, không khí kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2013) sục sôi khắp Quảng Bình.

Nơi ấy sinh ra vị danh tướng huyền thoại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà Nho, thuộc vùng quê chiêm trũng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Tuổi thơ của Đại tướng gắn liền với đồng ruộng, cây đa, bến nước, sân đình… Sau này Đại tướng lớn lên đi học, rồi tham gia phục vụ cách mạng, cho đến lúc trở thành nhà quân sự thiên tài của dân tộc, được bạn bè thế giới kính phục và ngưỡng mộ. Nhưng trong dòng ký ức, miền quê hiền hòa với dòng Kiến Giang quanh năm trong vắt, những điệu hò khoan… luôn là những mạch ngầm chảy mãi trong lòng Đại tướng.

Trước đây, khi còn khỏe, mỗi lần có dịp trở về thăm quê, nơi đầu tiên Đại tướng đến là nghĩa trang liệt sĩ huyện để thắp hương cho người cha kính yêu - liệt sĩ Võ Quang Nghiêm và các chiến sĩ đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Rồi Đại tướng đến thắp hương trên mộ mẹ và những người thân đã khuất ở nghĩa trang gia đình. Sau đó, ông về ngôi nhà nhỏ kính cẩn thắp hương lên bàn thờ tổ tiên.

Đến đâu Đại tướng cũng hỏi thăm những người bạn thuở thiếu thời xem ai còn ai mất, bắt tay, ôm hôn từng người bà con, làng xóm. Năm nay, Đại tướng đã bước qua tuổi 102 nên hiếm khi được trở về quê hương nhưng trong lòng ông, mảnh đất bình dị ấy vẫn luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng.

Căn nhà cổ kính bên dòng Kiến Giang

Căn nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm bên dòng sông Kiến Giang hiền hòa, thơ mộng thuộc làng An Xá. Đó là ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái, lợp ngói theo kiểu truyền thống của vùng thôn quê.

Posted Image

Chiếc cổng được bao quanh bởi hàng chè tàu cổ kính, mang đặc trưng của thôn quê

Bên ngoài là cánh cổng bằng gỗ được bao quanh bởi 2 hàng chè tàu xanh mướt, được cắt tỉa cẩn thận, tạo nên nét cổ kính của làng quê Việt. Đi sâu vào trong là căn nhà gỗ lợp ngói được dựng giữa vườn cây tỏa bóng mát quanh năm. Gian chính giữa ngôi nhà là ban thờ tổ tiên, trên cùng có ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Trần Thị Kiên. Phía dưới có ảnh bà Nguyễn Thị Quang Thái, phu nhân đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phía trước bàn thờ là chiếc bàn nhỏ để khách đến tham quan có thể ngồi uống nước và trò chuyện. Hai gian nhà bên cạnh là phòng ngủ có chiếc giường trải chiếu cói, bên cạnh là chiếc tủ đựng nhiều tài liệu, sách báo, tranh ảnh liên quan đến Đại tướng. Trước mái nhà chính có thêm một chái tranh làm cửa chống lên để che mưa, che nắng. Phía trái ngôi nhà là nhà bếp với tường xây lợp tranh, có sân rộng lát gạch. Trong nhà treo nhiều ảnh của Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và những đồng đội, đồng chí của mình.

Posted Image

Mái che lợp bằng lá tranh

Qua thời gian, dưới sự tác động của thiên tai, bão lũ, ngập úng… nhưng nhiều vật dụng gia đình mang đặc trưng của vùng quê Lệ Thủy như cày, bừa, cuốc, xẻng, bộ bàn ghế tiếp khách, tủ thờ, giường ngủ, và những bức ảnh... vẫn được giữ gìn cẩn thận nên còn khá nguyên vẹn và hết sức ngăn nắp.

Posted Image

Những tài liệu, kỷ vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng

Ông Hàm - người nhận nhiệm vụ trông coi ngôi nhà - cho biết, năm 1947, giặc Pháp đốt cháy toàn bộ ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của gia đình Tướng Giáp. Mãi đến sau ngày đất nước thống nhất, năm 1977, ngôi nhà này mới được gia đình và chính quyền địa phương phục dựng lại nguyên trạng trên nền đất cũ. Bên cạnh đó, do ngôi nhà được làm bằng chất liệu gỗ, tranh, tre nên mỗi khi xảy ra ngập úng là rất dễ bị hư hỏng. Sau những lần như vậy, ông Hàm lại đề xuất UBND huyện Lệ Thủy để có phương án trùng tu, sữa chữa.

Để bảo tồn giá trị văn hóa phục vụ du khách các nơi đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu; đồng thời thuận theo nguyện vọng của Đại tướng nên sau mấy lần phục dựng, ngôi nhà vẫn mang đậm kiến trúc truyền thống thôn quê và vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ cho đến tận ngày nay.

Người trông coi ngôi nhà Đại tướng

Về thăm ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không du khách nào có thể quên hình ảnh một cụ ông trạc tuổi thất thập hàng ngày tận tâm với công việc hương khói, quét dọn nhà cửa và lau chùi những kỷ vật gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của Đại tướng. Bên cạnh đó, ông còn là người hướng dẫn viên cho các đoàn khách đến đây tham quan, tìm hiểu về vị tướng tài ba của dân tộc. Đó là ông Võ Đại Hàm, cháu gọi Đại tướng bằng ông thúc bá và được Đại tướng giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà.

Posted Image

Hơn 30 năm qua, những vật dụng trong ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ông Hàm chăm sóc khá cẩn thận

Sinh ra trong một gia đình cách mạng, cả cha và anh đều là liệt sĩ, năm 1960, ông Hàm được Đại tướng đưa ra miền Bắc học tập. Đến năm 1978, khi ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng hoàn thành, ông xin được về quê lập nghiệp và nhận luôn nhiệm vụ thay Đại tướng trông coi nhà cửa, hương khói cho tổ tiên.

Suốt hơn 30 năm qua, ông Hàm xem ngôi nhà lưu niệm như một phần máu thịt của đời mình. Cũng như bao người dân Việt Nam, ông Hàm luôn xem Đại tướng như một thần tượng suốt đời tận tụy, cống hiến cho dân tộc. Mỗi tặng vật như bức ảnh, sách, chữ Hán viết bằng giấy dó... của người dân khắp nơi tặng Đại tướng, ông Hàm đều nâng niu, trân trọng và giữ gìn hết sức cẩn thận.

Ông Hàm cho biết, trong những lần về thăm quê, Đại tướng đều căn dặn con cháu: “Phải làm sao để nhà và vườn tược luôn có bàn tay chăm sóc, để khi bà con đến thăm, người ta không cảm thấy lạnh”. Ông luôn ghi nhớ lời ông dạy và xem đó là động lực và niềm vui của cuộc đời mình. Được thay Đại tướng chăm sóc nhà cửa là niềm tự hào và một phần trách nhiệm của bản thân.

Hàng ngày, ông Hàm thức khuya dậy sớm quét dọn, chăm sóc cây cối, nhà cửa, chăm lo hương khói cho tổ tiên và tiếp đón các đoàn khách du lịch quốc tế và nội địa đến viếng thăm. Chính ông Hàm cũng không nhớ rõ mình đã tiếp bao nhiêu đoàn khách du lịch. Dù chưa học qua nghiệp vụ du lịch nhưng bằng những câu chuyện mộc mạc, giản dị, gần gũi đã giúp cho mọi người hiểu thêm về cuộc đời của Đại tướng một cách bình dị, và sâu sắc nhất.

Đăng Đức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin vui về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và câu chuyện không bao giờ cũ

Thứ ba 07/05/2013 14:14

(GDVN) - “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sáng nay, 7/5, sau khi nhận được tin báo Trung tướng Phạm Hồng Cư - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa ra viện, chúng tôi liền đến thăm và chúc mừng ông nhân ngày kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vừa vào nhà, chúng tôi chưa kịp hỏi han về tình hình sức khoẻ của ông thì tiếng chuông điện thoại reo. Đó là cuộc gọi từ Đại tá Nguyễn Huyên – Trợ lý Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi nghe điện thoại xong, Trung tướng Phạm Hồng Cư cười rất tươi thông báo tin tức:

“Anh Huyên (Đại tá Nguyễn Huyên) vừa gọi điện cho tôi nói: Sáng nay, văn phòng đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vào viện thăm sức khoẻ và chúc mừng Đại tướng nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Sức khoẻ của Đại tướng rất tốt. Nghe Văn phòng chúc mừng, Đại tướng đã bắt tay từng người rất chặt. Đại tướng tỏ ra rất vui”.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi với Trung tướng Phạm Hồng Cư bắt đầu với tin vui như vậy. Khi nghe mong muốn của chúng tôi là được nghe những chia sẻ về những kỷ niệm sâu sắc nhất trong Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, ông nhắc lại lời nói của tướng Lê Trọng Tấn (khi đó là Đại đoàn trưởng 312) về quyết định sáng suốt về chuyển phương án đánh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”.

Posted Image

Trung tướng Phạm Hồng Cư - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (Ảnh: Dân Việt)

“Và tất cả các cựu chiến binh chúng tôi ngày nay đều đồng tình với ý kiến này của Đại tướng Lê Trọng Tấn. Với tôi, đó là câu chuyện không bao giờ cũ về Điện Biên Phủ”, Trung tướng Phạm Hồng Cư xúc động nói.

Ông kể lại: “Ngày nổ súng được quyết định là ngày 25/2, giờ G là 17h. Sau hoãn 24 tiếng nên ngày N là ngày 26/2/2954. Từ khi phổ biến nhiệm vụ chiến đấu, suốt 11 ngày đêm theo dõi tình hình địch – ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở suy nghĩ đến mức đầu đau nhức, bác sỹ phải buộc trên trán Đại tướng 1 năm lá ngải cứu.

Đến sáng ngày N, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định triệu tập cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận. Trong khi chờ cuộc họp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho đồng chí Hoàng Minh Phương – Trưởng đoàn phiên dịch, chuẩn bị cho Đại tướng gặp đồng chí Vi Quốc Thanh – Trường đoàn cố vấn quân sự của Trung Quốc.

Thấy nắm ngải cứu trên trán Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Vi Quốc Thanh ân cần hỏi thăm sức khoẻ và nói: “Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình tới lúc này ra sao?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Đây cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi ý kiến với đồng chí. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn ở trong trạng thái lâm thời phòng ngự nữa mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy, không thể đánh theo kế hoạch đã định. Về phía ta có 3 khó khăn lớn của bộ đội.

Thứ nhất, từ trước đến nay, bộ đội chủ lực ta chỉ mới tiêu diệt được cao nhất là một tiểu đoàn địch trong công sự vững chắc, nay tập đoàn cứ điểm có tới 12 tiểu đoàn và có tới 49 cứ điểm.

Thứ hai, từ trước đến nay chưa có tác chiến hiệp đồng binh chủng bộ binh với pháo binh trên quy mô lớn mà cũng chưa qua diễn tập, vừa qua đã có trung đoàn trưởng xin trả bớt pháo vì không biết phối hợp thế nào.

Posted Image

Hàng chục khẩu pháo đã được rút trở ra sau khi phương án tấn công thay đổi. (Ảnh tư liệu)

Thứ ba, từ trước đến nay bộ đội ta quen đánh đêm, trên những địa hình dễ ẩn náu, nay đánh liên tục ngày đêm trên địa hình bằng phẳng, kẻ định lại có ưu thế về máy bay, pháo binh, xe tăng. Tất cả những khó khăn này ta chưa bàn đến cách giải quyết.Nếu đanh theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh là thất bại”.

Đồng chí Vi Quốc Thanh hỏi lại: “Vậy nên xử trí như thế nào?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đáp: “Ý định của tôi là lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, thắng chắc”. Đồng chí Vi Quốc Thanh nói: “Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm việc với các chuyên gia”.

Tại cuộc họp sau đó, dù không ít kiến cho rằng khi chuyển phương châm như vậy thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tác chiến. Tuy nhiên, sau khi đã suy nghĩ rất kỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kết luận:

“Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc, thắng chắc”, cần chuyển phương châm diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị đảm bảo triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.

Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của ông. Và kết quả của chiến dịch đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như thế nào.

Tuệ Minh

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp tương đối ổn định

Cập nhật lúc 07:32, 26/07/2013

(ĐVO) - Ngày 25/7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đang điều dưỡng sức khỏe tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Thay mặt cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ lòng biết ơn những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là công lao xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944), nay trở thành đội quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc vai trò nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh một lần nữa khẳng định công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và kính chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn mạnh khỏe và trường thọ, tiếp tục có nhiều đóng góp quý báu vào sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước và quân đội.

Posted Image

Năm 2010, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng

Tiếp đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp một số nét lớn về tình hình xây dựng quân đội từ đầu năm 2013 đến nay.

Bộ trưởng hứa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Cán bộ, chiến sĩ toàn quân sẽ đoàn kết một lòng, kế thừa và phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, hoàn thành tốt vai trò nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

Góp phần xứng đáng vào việc thực hiện thành công mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cảm ơn sự quan tâm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân cũng như tình cảm và những lời chúc tốt đẹp của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nghe Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 báo cáo tình hình chăm sóc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Theo báo cáo của Ban giám đốc và các bác sĩ trực tiếp chăm sóc sức khỏe của Đại tướng, thời gian qua, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp tương đối ổn định. Đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện đã chăm sóc sức khỏe Đại tướng bằng trách nhiệm chính trị lớn lao và tình cảm ngưỡng mộ, kính trọng sâu sắc.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh biểu dương tập thể thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã làm tốt việc chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp và căn dặn cán bộ, nhân viên bệnh viện cần giữ gìn, phát huy tốt hơn nữa truyền thống của bệnh viện anh hùng, bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia.

Tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện đã lĩnh hội và hứa với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh luôn nỗ lực phấn đấu, xứng đáng với niềm tin mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; niềm tin của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng dành cho bệnh viện.

Theo QĐND

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Giáp trong hồi ức đạo diễn Nhật nổi tiếng

23/08/2013 02:00 GMT+7

Posted Image"Trái với những lo ngại, khi câu hỏi đầu tiên được đặt ra, mắt Tướng Giáp bỗng sáng lên. Ông nói rất dõng dạc, khúc chiết. Ông nhớ từng chi tiết, không cần giấy tờ gì cả".

MatsumotoTakeaki, là đạo diễn nổi tiếng của Nhật về đề tài chiến tranh, nhất là từ đầu những năm 1990, khi ông làm những bộ phim tài liệu về cuộc xâm lăng của quân đội Nhật xuống các nước châu Á, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Riêng với Việt Nam, từ năm 2004 đến 2010 ông đã đạo diễn những bộ phim gây tiếng vang lớn ở Nhật về hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần thứ hai, như Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Tội ác Khmer Đỏ, hay Đường mòn Hồ Chí Minh...

Đặc biệt nhất là bộ phim "Điện Biên Phủ - cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới", với Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người dẫn chuyện. Bộ phim đã được NHK phát sóng ở Nhật Bản vào tháng 7.2004, và 2 lần phát sóng trên hệ thống NHK Worldwide.

Nhân kỷ niệm ngày sinh 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/2013), Tuanvietnam xin kể lại những cảm tưởng của đạo diễn Matsumoto Takeaki trong lần gặp Tướng Giáp năm 2004 để thực hiện bộ phim này, và có lẽ, ông là người nước ngoài cuối cùng được gặp Tướng Giáp để làm phim.

Cảm giác đầu tiên của ông khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thế nào?

Khi đến gặp ông, năm 2004, tôi thấy một người già lắm, bước ra phòng khách. Vẻ mặt ông có vẻ hơi mệt, và hơi thở không đều. Tôi rất lo, vì chương trình nhất thiết phải có phỏng vấn tướng Giáp, nếu không coi như "xong phim"...

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn trong phim "56 ngày đêm làm thay đổi thế giới"

Xin phép được ngắt lời ông, bộ phim "Điện Biên Phủ - Cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới" là bộ phim thứ mấy ông làm về các cuộc chiến tranh ở Việt Nam?

Đó là bộ phim đầu tiên tôi là về Việt Nam. Bộ phim này, phần quay ở Việt Nam, nói về chiến dịch gần 2 tháng là thay đổi thế giới, chủ yếu là nội dung phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tại sao lại như vậy, tôi không hiểu?

Bởi tất cả những tư liệu khác chúng tôi đã quay bên Pháp, với cả những nhân chứng, là những người thua cuộc bên đó. Lời kể của ông đã được bổ sung bằng hình ảnh và lời nói của các nhân chứng.

Lý do vì sao ông, người chưa làm một bộ phim nào về Việt Nam, lại được chọn là đạo diễn phim này, bộ phim kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ?

À, thắc mắc của anh hoàn toàn có lý.

Sở dĩ tôi được chọn, vì trước đó tôi đã làm nhiều bộ phim về chiến tranh của Nhật Bản ở khu vực châu Á, trong Thế Chiến Thứ 2. Đó là những bộ phim dài 50', 60', thậm chí 90', nói về quá trình Nhật đi xâm lược các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Chẳng hạn, bộ phim đầu về chiến tranh là về cuộc xâm lược Indonesia của Nhật, ở đó có những con người từng giúp đỡ quân Nhật. Lại có cả những cuộc thảm sát người Indonesia do quân Nhật gây ra. Sau chiến tranh, việc đối xử với những người đó thế nào, đền bù như thế nào, là một vấn đề tồn tại.

Đến lúc đó, bản thân chính phủ Nhật cũng chưa làm được, và tôi lấy đó làm đề tài bộ phim nói về trách nhiệm của chính phủ Nhật. Bộ phim sản xuất đầu những năm 1990.

Trừ những bộ phim liên quan đến Việt Nam ra, tôi làm tổng cộng sáu bộ phim lớn về chiến tranh.

Vì vậy, kinh nghiệm về chiến tranh Việt Nam của tôi, lúc đó, là hoàn toàn chưa có, nhưng kinh nghiệm làm phim chiến tranh nói chung là khá dày dặn. Bởi vậy, khi NDN nhận phần quay ở Việt Nam cho NHK, họ đã mời tôi luôn, với tư cách là tổng đạo diễn phim, kể cả phần bên Pháp.

Posted Image

Đạo diễn MatsumotoTakeaki

Nhưng chắc ông ắt hẳn phải có những ký ức, ý tôi nói là những điều ông đọc được, nghe được, về Điện Biên Phủ, khi nó diễn ra chứ?

Tất nhiên rồi. Hồi còn trẻ, tôi đã học ở nhà trường về cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam, để đánh đổ chủ nghĩa thực dân, và đặc biệt là trận Điện Biên Phủ.

Khi nhận lời làm phim này, tôi đã sưu tầm nhiều tư liệu bên Nhật về hệ quả của cuộc chiến tranh. Và trước khi sang Việt Nam quay phim chính thức, tôi đã bỏ hai tuần sang Việt Nam trước tiền trạm. Tôi đến những nơi đã diễn ra trận Điện Biên Phủ, gặp những nhân chứng đã tham gia chiến dịch đó về phía Việt Nam.

Vâng. Xin ông kể tiếp về cuộc phỏng vấn Tướng Giáp đi.

Thế nhưng, trái với những lo ngại, thậm chí lo sợ của tôi, khi câu hỏi đầu tiên được đặt ra, mắt Tướng Giáp bỗng sáng lên.

Vẻ mặt ông tự nhiên linh động, nếu không nói là lanh lợi. Ông nói rất dõng dạc, khúc chiết. Ông nhớ từng chi tiết, mà không cần phải có liếc qua giấy tờ gì cả. Chúng tôi đã đi từ sự ngạc nhiên đến cảm giác yên tâm hoàn toàn về bộ phim của mình...

Cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu?

Theo tôi nhớ, chừng khoảng 2 tiếng đồng hồ. Thời gian cứ trôi đi mà chúng tôi không nhận ra.

Đặc biệt, sau khi phỏng vấn xong, Tướng Giáp có nói với chúng tôi mấy câu mà đến bây giờ tôi nghĩ vẫn đúng.

Ông nói rằng: "Điện Biên Phủ là điểm hẹn của lịch sử. Mỗi người đều có thể rút ra bài học lịch sử Điện Biên Phủ cho bản thân mình, cho công việc của mình. Đừng bao giờ quên bài học Điện Biên Phủ".

Ý ông là...

Thì năm 2003 Mỹ đã tấn công Iraq, và bị sa lầy ở đó nhiều năm. Họ vẫn chưa rút ra được bài học Việt Nam. Nhật Bản cũng vì thế mà dính vào đó, tuy ở nghĩa vụ y tế, hay hậu cần.

Hay khi xảy ra vấn đề Biển Đông, hay gần đây là Hoa Đông, dường như Trung Quốc cũng vậy. Họ đã quên bài học lịch sử Điện Biên Phủ, mặc dù sự giúp đỡ của họ đã giúp Việt Nam chiến thắng.

Ông muốn nói rằng sự giúp đỡ của cố vấn quân sự Trung Quốc?

Nhưng không phải là chủ trương "đánh nhanh - thắng nhanh" như ý định ban đầu của cố vấn Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Giáp đã cho chúng tôi biết rằng ông đã cho trinh sát kiểm tra lại tình hình Điện Biên Phủ, nhất là việc di chuyển của quân Pháp, để đi đến kết luận rằng, chỉ có "đánh chắc - tiến chắc" thì mới thắng được quân Pháp.

Sự giúp đỡ của Trung Quốc, ngoài trang thiết bị ở đây, theo giải thích của Tướng Giáp, chính là chiến thuật đào hệ thống giao thông hào, được họ rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh với Mỹ ở bán đảo Triều Tiên (1950-1953).

Nhờ có hệ thống giao thông hào chằng chịt này mà bộ đội Việt Nam bí mật vận chuyển một số lượng lớn vũ khí đến vị trí ngay trước mặt quân Pháp mà Pháp không hề biết, đặc biệt là hơn 20 khẩu pháo 105 ly, chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp và do Trung Quốc viện trợ.

Theo Tướng Giáp, khi quân đội Pháp bắt đầu nghĩ là quân đội Việt Nam chắc không dám đánh nữa, thì ngày 13.3.1954, ông hạ lệnh tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chính một cựu sĩ quan Pháp, trong phim, còn nhớ lại trải nghiệm hãi hùng này.

"Không ai nhìn thấy pháo, và cũng không đoán được chúng nằm ở đâu. Một sĩ quan pháo bình của chúng tôi đã hốt hoảng tự sát. Thật quá kinh ngạc", cựu trung tá Bizon, chỉ huy binh đoàn dù của Pháp ở Điện Biên Phủ, hồi tưởng.

Thế còn câu nói cuối cùng của Tướng Giáp khi kết thúc bài phỏng vấn là gì?

Câu nói đó, cũng gần như là để kết thúc bộ phim: "Lúc chúng tôi chuẩn bị đánh Mỹ, những người bạn lớn của Việt Nam lúc đó đều đã khuyên rằng 'làm sao đánh được Mỹ, các anh bỏ ý định đó đi'. Tôi đã trả lời rằng 'nếu chúng ta đánh Mỹ theo cách của những người bạn đó, chắc chẳng chịu được một tiếng đồng hồ. Nhưng theo cách đánh của Việt Nam thì chiến thắng là điều có thể."

Năm sau, 2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Nhật Bản thua trong Thế chiến thứ 2, tôi đã kíp làm tiếp 2 tập phim về Chiến tranh Việt Nam, phát tiếp trên đài NHK, trong nước và quốc tế.

Chỉ hơi tiếc một điều, là chúng tôi đã cố gắng xin gặp Tướng Giáp một lần nữa, nhưng người ta bảo ông không được khỏe. Chúng tôi đành chấp nhận với cách giải thích đó.

Tướng Giáp có được xem lại bộ phim "Điện Biên Phủ - Cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới" không? Ông có nhận xét gì?

"Đây là bộ phim tài liệu hay nhất, trung thực nhất, công bằng nhất và khách quan nhất về Điện Biên Phủ, với cái nhìn của các nhân chứng lịch sử cả từ hai phía", thư ký của Tướng Giáp đã nói lại với chúng tôi nhận xét của ông, sau khi xem lại ông bộ phim do NDN gửi tặng.

Còn tôi, tôi chỉ nói đơn giản rằng: "Điện Biên Phủ (phim) mà thiếu Đại tướng, bức tranh sẽ như vẽ rồng mà thiếu mắt".

Xin cảm ơn ông!

Huỳnh Phan

===============

Nhưng không phải là chủ trương "đánh nhanh - thắng nhanh" như ý định ban đầu của cố vấn Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Giáp đã cho chúng tôi biết rằng ông đã cho trinh sát kiểm tra lại tình hình Điện Biên Phủ, nhất là việc di chuyển của quân Pháp, để đi đến kết luận rằng, chỉ có "đánh chắc - tiến chắc" thì mới thắng được quân Pháp.

Qua quyết định của Ngài , cho thấy rằng: Mục đích và phương pháp thực hiện phải là một sự hoàn chỉnh mới đủ điều kiện cần đạt mục đích..
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Quốc hội chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dantri.com.vn

Thứ Sáu, 23/08/2013 - 23:29

Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam tròn 102 tuổi, (25/8/1911-25/8/2013), ngày 23/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đến thăm, chúc thọ và tặng quà mừng sinh nhật Đại tướng.

Cùng đi và chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Bày tỏ vui mừng được thăm, chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tặng quà, trân trọng chúc Đại tướng sức khỏe, trường thọ.

Báo cáo với Đại tướng về những kết quả đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, tiến trình sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng gửi những lời thăm hỏi thân thiết tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị tập thể y bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tăng cường theo dõi chặt chẽ, tích cực điều trị, nâng cao sức khỏe để Đại tướng tiếp tục đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu trong giai đoạn mới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ vui mừng được chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các đồng chí đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 102.

Đại tướng bày tỏ tin tưởng Quốc hội cùng với Chính phủ và toàn thể cử tri, đồng bào cả nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu đưa đất nước tiếp tục đạt được những thành tựu mới trong phát triển kinh tế-xã hội.

Theo QV

TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai cũng hỏi sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp'

25/08/2013 05:03 GMT+7'

Posted Image - Vị Đại tá đón khách mở lời ngay mà không chờ được hỏi. "Ai gặp tôi điều đầu tiên cũng phải hỏi ngay sức khỏe của Đại tướng".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lời kể của bác sĩ riêng Chuyện ít biết về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tá Nguyễn Huyên đón khách tại văn phòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong khuôn viên ngôi nhà của gia đình Đại tướng rợp bóng cây trên con phố yên tĩnh Hoàng Diệu (Hà Nội). Đã 3 năm kể từ ngày Đại tướng được chuyển vào Viện 108 để các bác sỹ chăm sóc sức khỏe trực tiếp, văn phòng này chưa bao giờ đóng cửa vì thiếu Đại tướng.

Đại tá Huyên và các cán bộ giúp việc khác của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn làm việc ở văn phòng. Cứ cách một ngày, ông đều đặn, lại vào Viện 108 để theo dõi sức khỏe của Đại tướng.

Posted ImageĐại tá Nguyễn Văn Huyên trong Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Lê Anh Dũng Hàng ngày, các cán bộ, nhân viên, bác sỹ bệnh viện 108 hết lòng chăm sóc sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Phải nói rằng, các y bác sỹ ở đây có nhiều công lao, từ Viện trưởng, bác sỹ, y tá, điều dưỡng… đều tận tình chăm sóc Đại tướng. Họ thay nhau trực bên giường Đại tướng không kể ngày đêm” - Đại tá Huyên cho biết.

Lần gần đây nhất khi ông Huyên vào thăm đúng ngày Thương binh liệt sĩ, Đại tướng vẫn bày tỏ thái độ theo phong cách rất quân đội. "Khi tôi nói chuyện nhắc Anh hôm nay là 27/7, Anh giơ khẽ bàn tay đặt trên người, động tác tay nhấc rất khẽ thôi, nhưng tôi hiểu ý anh muốn bắt tay để nhớ tới ngày kỷ niệm này".

Khi chúng tôi hỏi sức khỏe của Đại tướng hiện nay ra sao, Đại tá Huyên cho biết, hiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn tỉnh táo, nhận biết được người vào thăm.

Đại tá Huyên trầm ngâm kể, trước và sau ngày sinh nhật của Đại tướng (25/8), năm nào ông và các cán bộ, nhân viên cũng bận rộn tiếp khách từ nhiều nơi đến chúc sức khỏe Đại tướng. Mỗi dịp như vậy kéo dài đến cả chục ngày.

Có những năm, có tới gần 250 đoàn khách đến chúc mừng Đại tướng, từ các quận, huyện của Hà Nội đến các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Bình...trong dịp ngày lễ, ngày Tết, sinh nhật.

Posted ImageĐại tá Huyên có gần 40 năm ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không chỉ dịp sinh nhật, ngày ngày Đại tướng luôn tiếp khách đến thăm. Ngoài các đoàn khách trong nước, văn phòng cũng đã đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia.

3 năm nay, Đại tướng chuyển vào viện nhưng văn phòng vẫn luôn bận rộn, đặc biệt dịp mừng sinh nhật Đại tướng. Họ từ mọi nơi, kể cả nơi xa Hà Nội, đến đây dịp này, ngồi cùng bên nhau, trò chuyện về những kỷ niệm khi được gặp, tiếp xúc và làm việc bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Một đời cận kề bên Đại tướng

Gần 40 năm ông Huyên ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nay đã ở tuổi 83, là vị Đại tá lớn tuổi nhất trong quân đội vẫn đương còn công vụ, là người làm việc lâu nhất ở văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ở ông toát lên sự mẫn cán, trung hậu và kiệm lời - những phẩm chất mà bất kể vị lãnh đạo nào cũng tâm đắc khi chọn người giúp việc cho mình.

Suốt một đời cận kề bên Đại tướng, ông cảm nhận Đại tướng rất giản dị rằng, đó là một người rất tình cảm. "Mọi người làm việc ở đó đều gọi là Anh Văn như những người thân thiết gắn bó chứ không phải là một chiến sĩ gọi Đại tướng" - ông kể.

Điều ấn tượng nhất, đó là tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của Đại tướng.

Posted ImageĐại tướng là người "yêu ghét rõ ràng, ghét xu nịnh, thích những người có chính kiến và trung thực".

"Có lần chúng tôi đề nghị Anh nên dành chút thời gian để nghỉ ngơi, giữ sức khỏe thì anh bảo: "cậu tưởng cho mình nghỉ là mình khỏe à, một ngày không có gì vào trong đầu óc cảm giác mệt mỏi và trì trệ". Có những lúc làm việc khuya, Đại tướng cứ chắp tay sau lưng đi đi lại lại quanh văn phòng vì trăn trở suy nghĩ về công việc".

Ông Huyên cũng chia sẻ, mấy chục năm ở bên Đại tướng, ông biết rõ tính cách của vị Tổng tư lệnh "yêu ghét rõ ràng, ghét xu nịnh, thích những người có chính kiến và trung thực", cách làm việc khoa học, dân chủ, luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân.

Từng ấy năm làm việc với Đại tướng, ông nhận thấy, tình cảm sâu sắc của đồng chí, đồng bào, bạn bè quốc tế đối với ông cũng như uy tín lớn của "Anh Văn" sâu sắc đến nhường nào.

Linh Thư - Hồng Nhì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai cũng hỏi sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp'

25/08/2013 05:03 GMT+7'

Posted Image - Vị Đại tá đón khách mở lời ngay mà không chờ được hỏi. "Ai gặp tôi điều đầu tiên cũng phải hỏi ngay sức khỏe của Đại tướng".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lời kể của bác sĩ riêng Chuyện ít biết về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Nguyễn Huyên đón khách tại văn phòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong khuôn viên ngôi nhà của gia đình Đại tướng rợp bóng cây trên con phố yên tĩnh Hoàng Diệu (Hà Nội). Đã 3 năm kể từ ngày Đại tướng được chuyển vào Viện 108 để các bác sỹ chăm sóc sức khỏe trực tiếp, văn phòng này chưa bao giờ đóng cửa vì thiếu Đại tướng.

Đại tá Huyên và các cán bộ giúp việc khác của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn làm việc ở văn phòng. Cứ cách một ngày, ông đều đặn, lại vào Viện 108 để theo dõi sức khỏe của Đại tướng.

Posted Image

Đại tá Nguyễn Văn Huyên trong Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Lê Anh Dũng

Hàng ngày, các cán bộ, nhân viên, bác sỹ bệnh viện 108 hết lòng chăm sóc sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Phải nói rằng, các y bác sỹ ở đây có nhiều công lao, từ Viện trưởng, bác sỹ, y tá, điều dưỡng… đều tận tình chăm sóc Đại tướng. Họ thay nhau trực bên giường Đại tướng không kể ngày đêm” - Đại tá Huyên cho biết.

Lần gần đây nhất khi ông Huyên vào thăm đúng ngày Thương binh liệt sĩ, Đại tướng vẫn bày tỏ thái độ theo phong cách rất quân đội. "Khi tôi nói chuyện nhắc Anh hôm nay là 27/7, Anh giơ khẽ bàn tay đặt trên người, động tác tay nhấc rất khẽ thôi, nhưng tôi hiểu ý anh muốn bắt tay để nhớ tới ngày kỷ niệm này".

Khi chúng tôi hỏi sức khỏe của Đại tướng hiện nay ra sao, Đại tá Huyên cho biết, hiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn tỉnh táo, nhận biết được người vào thăm.

Đại tá Huyên trầm ngâm kể, trước và sau ngày sinh nhật của Đại tướng (25/8), năm nào ông và các cán bộ, nhân viên cũng bận rộn tiếp khách từ nhiều nơi đến chúc sức khỏe Đại tướng. Mỗi dịp như vậy kéo dài đến cả chục ngày.

Có những năm, có tới gần 250 đoàn khách đến chúc mừng Đại tướng, từ các quận, huyện của Hà Nội đến các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Bình...trong dịp ngày lễ, ngày Tết, sinh nhật.

Posted Image

Đại tá Huyên có gần 40 năm ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Không chỉ dịp sinh nhật, ngày ngày Đại tướng luôn tiếp khách đến thăm. Ngoài các đoàn khách trong nước, văn phòng cũng đã đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia.

3 năm nay, Đại tướng chuyển vào viện nhưng văn phòng vẫn luôn bận rộn, đặc biệt dịp mừng sinh nhật Đại tướng. Họ từ mọi nơi, kể cả nơi xa Hà Nội, đến đây dịp này, ngồi cùng bên nhau, trò chuyện về những kỷ niệm khi được gặp, tiếp xúc và làm việc bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Một đời cận kề bên Đại tướng

Gần 40 năm ông Huyên ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nay đã ở tuổi 83, là vị Đại tá lớn tuổi nhất trong quân đội vẫn đương còn công vụ, là người làm việc lâu nhất ở văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ở ông toát lên sự mẫn cán, trung hậu và kiệm lời - những phẩm chất mà bất kể vị lãnh đạo nào cũng tâm đắc khi chọn người giúp việc cho mình.

Suốt một đời cận kề bên Đại tướng, ông cảm nhận Đại tướng rất giản dị rằng, đó là một người rất tình cảm. "Mọi người làm việc ở đó đều gọi là Anh Văn như những người thân thiết gắn bó chứ không phải là một chiến sĩ gọi Đại tướng" - ông kể.

Điều ấn tượng nhất, đó là tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của Đại tướng.

Posted Image

Đại tướng là người "yêu ghét rõ ràng, ghét xu nịnh, thích những người có chính kiến và trung thực".

"Có lần chúng tôi đề nghị Anh nên dành chút thời gian để nghỉ ngơi, giữ sức khỏe thì anh bảo: "cậu tưởng cho mình nghỉ là mình khỏe à, một ngày không có gì vào trong đầu óc cảm giác mệt mỏi và trì trệ". Có những lúc làm việc khuya, Đại tướng cứ chắp tay sau lưng đi đi lại lại quanh văn phòng vì trăn trở suy nghĩ về công việc".

Ông Huyên cũng chia sẻ, mấy chục năm ở bên Đại tướng, ông biết rõ tính cách của vị Tổng tư lệnh "yêu ghét rõ ràng, ghét xu nịnh, thích những người có chính kiến và trung thực", cách làm việc khoa học, dân chủ, luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân.

Từng ấy năm làm việc với Đại tướng, ông nhận thấy, tình cảm sâu sắc của đồng chí, đồng bào, bạn bè quốc tế đối với ông cũng như uy tín lớn của "Anh Văn" sâu sắc đến nhường nào.

Linh Thư - Hồng Nhì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Dân trí) - Nhân ngày sinh lần thứ 103 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam (25/8/1911-25/8/2013), ngày 25/8, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã đến thăm, chúc thọ, mừng sinh nhật Đại tướng.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Việt Hưng)

Bày tỏ niềm vui được tới thăm và chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã chúc Đại tướng mạnh khỏe, mãi là tấm gương sáng ngời, là niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đồng thời, Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm đã vui mừng báo cáo với Đại tướng về những kết quả đạt được của Hội Khuyến học Việt Nam trong năm vừa qua.

Hiện nay, tổng số hội viên của Hội là 10,6 triệu người, chiếm 12% dân số cả nước. Các tổ chức khuyến học đã bám sâu vào các cộng đồng dân cư, vào các cơ sở trường học, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang. Tổng số tiền gây quỹ khuyến học ở tất cả các cấp đạt 1.000 tỷ đồng, trong đó đã chi 700 tỷ đồng cho việc cấp học bổng, hỗ trợ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các hoạt động khuyến học, khuyến tài...

Có được thành công trên là do Hội Khuyến học đã thể hiện được vai trò nòng cốt của mình trong các cuộc vận động nhân dân học tập và xây dựng xã hội học tập. TƯ Đảng, Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền địa phương và đông đảo nhân dân đã công nhận Hội Khuyến học là một trong những hội hoạt động tích cực và có nền nếp nhất. Nhờ vậy, Hội đã có uy tín và vị thế trong xã hội. Vào tháng 10 tới, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua biểu dương Gia đình hiếu học - Dòng họ hiếu học - Cộng đồng khuyến học và kỉ niệm 17 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được của Hội Khuyến học Việt Nam. Đại tướng tin rằng, trong thời gian tới, Hội sẽ động viên được ngày càng đông đảo các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân, nối tiếp xứng đáng sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, hướng tới mục tiêu xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Đại tướng cũng chúc Đại hội thi đua biểu dương Gia đình hiếu học - Dòng họ hiếu học - Cộng đồng khuyến học sắp tới thành công tốt đẹp.

Hồng Hạnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc gặp giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con trai cố Tổng thống Mỹ John Kennedy

(LĐCT) - Số 34 - Chủ nhật 01/09/2013 10:56

Tuần rồi lại có dịp ra Hạ Long chơi, ngồi trên tàu ra thăm vịnh, giữa trời mây, sông nước lại nhớ đến một chàng trai người Mỹ và câu chuyện 15 năm trước.

Posted Image

Kennedy con (ngoài cùng bên phải), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân và con gái. Ảnh: D.T.Q

Vào một buổi sớm, tôi nhận được từ Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tin nhắn “Chiều nay, anh Văn hẹn đến sớm có việc”.

Hôm đó là chủ nhật - ngày 23.8.1998 , gặp tôi, Đại tướng bảo rằng, một tiếng nữa khách mới tới nên muốn trao đổi trước vài điều. Vị khách khá đặc biệt, là một người Mỹ, mới 38 tuổi, tức là thua chủ nhà đúng... nửa thế kỷ tuổi vì chỉ hai ngày nữa (25.8), vị lão tướng của chúng ta bước vào tuổi 88.

Điều được coi là đặc biệt vì khách là con trai của cố Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy (JFK) và cũng mang tên của bố, chỉ kèm theo chữ “Junior”, còn gọi tắt là “John-John”. Đến Việt Nam bằng con đường du lịch, nhưng anh ta lại được Ban Đối ngoại Trung ương cử người hướng dẫn đến thăm vị tướng danh tiếng của Việt Nam.

Thời điểm ấy, Việt Nam và Mỹ mới bình thường hoá được đôi ba năm nên sự đến thăm này hẳn cũng mang theo một ý nghĩa nào đó (?). Trong câu chuyện, Đại tướng có lúc thoáng nói đến một cơ hội đã qua, khi tướng Westmoreland đã từng có dự kiến mời ông qua thăm Mỹ như biểu hiện cho sự hoà giải sau chiến tranh. Một dự án rất chi tiết và chứa đựng sự trọng thị của một sự kiện lịch sử đã được thiết kế.

Từ Hồng Kong, một chiếc chuyên cơ sẽ đón vị khách đặc biệt tới Mỹ và một dạ tiệc trọng thể sẽ được tổ chức tại ngôi biệt thự hay trang trại gì đó có tên “Vườn Hồng” do chính viên tướng cựu Tư lệnh quân Mỹ và đồng minh trên chiến trường Việt Nam chủ trì, với rất nhiều quan khách cả dân sự lẫn quân sự có can dự vào cuộc chiến cùng những nghi thức tạo không khí thân thiện và hoà giải... Đương nhiên, hoàn cảnh đương thời chưa thích hợp khiến dự án này đã không trở thành hiện thực.

Còn kể từ sau khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ, Đại tướng đã có hai lần gặp mặt cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara cùng các tướng lĩnh của ông ta tại Hà Nội để cùng nhau thảo luận cái chủ đề “Có những cơ hội nào đã bị bỏ lỡ hay không?” và trước đó còn gặp lại nhiều “đồng minh” cũ trong đội Con Nai của Cơ quan Tình báo chiến lược của Mỹ (OSS) từng cộng tác với Việt Minh trong Đại đội Liên quân Việt-Mỹ trên chiến khu Việt Bắc để chống phátxít Nhật trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 mà Đại tướng làm tư lệnh và thiếu tá A.Thomas làm cố vấn, còn ông Đàm Quang Trung làm đại đội trưởng. Những lần gặp ấy, tôi có may mắn đều được chứng kiến.

Rất chu đáo dù chỉ chuẩn bị cho một cuộc gặp xã giao của một khách du lịch, vị lão tướng trao đổi với tôi nhiều chi tiết về lịch sử quan hệ hai nước để điểm lại những nội dung tích cực bên cạnh một hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chính ông là người cầm quân tham chiến. Không phải là những cựu đồng minh, cũng không phải là cựu đối thủ, mà lần này lại là một người Mỹ con nhà dòng dõi ở độ tuổi chín muồi, có cơ hội góp phần tác động vào tương lai quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hoá...

Ông còn hỏi tôi những chi tiết nào lớp trẻ quan tâm, vì vị khách thua ông đúng 50 tuổi. Ông còn hỏi “Mình nên xưng hô thế nào nhỉ?” để rồi tự trả lời rằng tiếng Mỹ cũng tựa tiếng Pháp có cái hay là “tutoyer” (cách xưng hộ trung tính với nguời đối thoại thân mật, nhưng lại không phức tạp trong các quan hệ xã hội như tiếng ta)...

Tôi chỉ nhắc ông phải khai thác cái hình ảnh mà cả thế giới đều chú ý khi cậu bé con trai của JFK vừa tròn 3 tuổi (25.11.1963), đứng cạnh mẹ giơ tay chào khi linh cữu của vị nguyên thủ quốc gia - cũng là bố của cậu - đi ngang. Hành động ấy khiến dư luận hâm mộ và tiên đoán tới một ''ngôi sao'' của dòng họ Kennedy trên chính trường tương lai...

Vị khách đến với một phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ và một cô gái người Việt - là cán bộ của Ban Đối ngoại Trung ương. Tiếp khách chỉ có Đại tướng và phu nhân cùng một vài thành viên trong gia đình. Tôi được phép ngồi đối diện cùng nhà nhiếp ảnh, cán bộ trợ lý của văn phòng và người phiên dịch.

Với dáng vóc cao lớn (đến 2m) và nét mặt đẹp trai như một tài tử xinê, John Junior bước vào phòng khách của gia đình Đại tướng với một bó hoa lớn trong tay. Anh cúi xuống trang trọng trao bó hoa với lời xin lỗi vì không lưu lại thêm 2 ngày nữa để có dịp chúc mừng ngày sinh nhật chủ nhà.

Vị lão tướng của chúng ta cảm ơn cùng với bàn tay vỗ nhẹ vào vai chàng trai, với câu bình luận: “Thật không hình dung được đây chính là cậu bé nghiêm trang chào linh cữu người cha của mình năm xưa”. Câu giáo đầu ấy thực sự làm vị khách cảm động, khi đáp lại rằng rất nhiều chính khách đều có chung cảm nhận và nhắc tới hình ảnh ấy mỗi khi gặp anh.

Câu chuyện bắt đầu bằng lời kể của khách về cảm nghĩ về chuyến thăm Việt Nam. Sau đó, lúc ở ngoài sân, tôi được biết rằng đây là lần thứ hai anh đến Việt Nam nhưng là lần đầu ra Hà Nội vì lần trước du lịch lên Đà Lạt. Trong lần này, anh chỉ thăm hai địa điểm là vịnh Hạ Long - thời điểm đó mới được UNESCO công nhận là Di sản thế giới (1994) - và tiếp đó là... Pác Bó, trước khi về Hà Nội.

Khen Hạ Long đẹp, nhưng anh dành nhiều thời gian hơn để nói về Pác Bó. Chọn điểm đến Cao Bằng, John hẳn không chỉ chú ý tới cảnh đẹp một vùng núi đá vôi với dòng Bằng Giang và cây cối xanh tươi. Anh và người đồng hành còn đem theo chiếc thuyền dã chiến bằng caosu để thăm viếng cảnh quan dọc sông và lưu lại một đêm tại cái di tích mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn làm bản doanh cho cuộc cách mạng giải phóng của mình.

Năm ấy, John-Junior đã 38 tuổi. Ra đời lúc cha đã đắc cử tổng thống (1960), chưa hết nhiệm kỳ JFK đã bị ám sát trên đường đi vận động tái cử (22.11.1963). Cậu bé lên ba ấy đã trải qua những năm tháng trưởng thành trong hào quang của một gia tộc dòng dõi cùng nỗi ám ảnh về những tai hoạ như định mệnh luôn rình rập bởi những cái chết bất đắc kỳ tử, mà cha của cậu bé không phải là duy nhất...

John-Junior vào thời điểm đó đã là chủ nhiệm một tờ báo ở thủ đô Hoa Kỳ (Washington Chronicle) và lúc Việt Nam có dư luận cho rằng anh đang chuẩn bị bước vào chính trường (tranh cử thống đốc bang hoặc thượng viện Mỹ) vào đầu thiên niên kỷ mới (2000). Rất có thể cuộc viếng thăm Việt Nam cũng nằm trong lộ trình đó (?).

Trong câu chuyện, vị khách Mỹ đưa ra những nhận xét rất tinh tế khi đặt câu hỏi với chủ nhà: Cảnh quan Pác Bó rất đẹp, nhưng dân cư ở đó còn quá nghèo. Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chọn nơi đó là đại bản doanh cho cuộc cách mạng của mình?”.

Tiếp khách, Đại tướng vẫn mặc quân phục, nhưng nghe ông trả lời thì lại mang phong cách của một ông giáo dạy sử khi từ tốn giảng giải cho vị khách trẻ tuổi của nước Mỹ một bài lịch sử về chiến tranh và cách mạng Việt Nam, về một căn cứ địa và chiến tranh nhân dân...

Rồi Đại tướng chỉ tay về phía bức ảnh ông chụp với Bác Hồ vào thời điểm Hà Nội mới giành được chính quyền và nói với khách rằng bức ảnh này do một người bạn Mỹ trong “nhóm Con Nai” (tức những sĩ quan OSS) chụp khi gặp nhau ở thủ đô sau ngày phátxít Nhật đầu hàng.

Ông giáo dạy sử nhắc vị khách rằng với các bạn trẻ thì chỉ biết đến quan hệ Việt-Mỹ là một cuộc chiến tranh khốc liệt, nhưng cần phải nhớ rằng trước đó đã từng có mối quan hệ “Đồng minh”, rằng Tuyên ngôn Độc lập Mỹ đã được trích trong Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam và từ những thế kỷ trước, chính người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (Thomas Jefferson) đã từng say mê với giống lúa của xứ Đàng Trong (Cochinchine)... Hơn thế, giới trẻ hai nước cần tìm thấy những bài học lịch sử từ trong chiến tranh để viết tiếp những trang sử tương lai phải là hoà bình và hữu nghị...

Khách ngồi im lặng ghi chép trong khi người trợ lý nhiếp ảnh “nổ” liên tục để ghi lại hình ảnh cuộc gặp gỡ. Đại tướng vừa dứt một bài lịch sử khá dài thì John Junior đặt ra một câu hỏi mà chắc anh ta đã dự kiến từ lâu: “Tướng quân nghĩ gì về cha tôi, Tổng thống John Kennedy?”. Đại tướng trả lời - điều mà chắc ông cũng dự liệu trước (đại ý): Tổng thống Kennedy là người đã có những bước thúc đẩy Mỹ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Nhưng chính vào lúc ông nhận ra những sai lầm và dự định có những bước điều chỉnh thì ông bị ám sát.

Johh Junior tỏ ra cảm động về quan điểm của Đại tướng và nói rằng anh sẽ tiếp tục suy nghĩ về Việt Nam và cảm ơn những gì Đại tướng và gia đình đã dành cho anh trong buổi tiếp kiến đáng nhớ này. Trước lúc ra về, trong khi chờ Đại tướng và gia đình ra ngoài sân chụp ảnh lưu niệm, tôi có cơ hội hỏi anh, mới được biết việc anh đã từng đến Việt Nam lần đầu ở Đà Lạt. Thời điểm này anh đã có vợ (cưới năm 1996) và mẹ anh đã qua đời từ năm 1994 mà lần này đến Việt Nam không đi cùng vợ, như thế có nghĩa là chuyến đi Việt Nam lần này không chỉ là du lịch thuần tuý.

John Junior thổ lộ, đã đến lúc anh có ý định tham chính trường và nói rằng Việt Nam là trải nghiệm gần nhất và sâu sắc nhất đối với nền chính trị của nước Mỹ, nên cuộc khảo sát Việt Nam lần này sẽ rất bổ ích. Anh còn nhắc đến một nhận xét rất trực quan và không kém phân sắc sảo rằng: Trên đường từ Cao Bằng về Hà Nội, anh quan sát thấy một hiện tượng mà một người Mỹ như anh chưa giải thích được: Rất nhiều đàn ông ngồi trong quán nước, còn rất nhiều phụ nữ thì đang tham gia vào việc tu sửa đường - một công việc rất nặng nhọc.

Anh còn kể rằng lúc đầu thấy các phụ nữ dùng những tấm khăn che kín mặt chỉ để hở hai đôi mắt, anh ngỡ tưởng ở đất nước này cũng phổ biến đạo Hồi. Khi nghe giải thích rằng đó chẳng qua chỉ là cách để chống nắng và bụi nhằm giữ... sắc đẹp thì anh cười rất hồn hậu và nói rằng còn quá nhiều vấn đề để khám phá Việt Nam. Điều này trùng khớp với một ý kiến của Đại tướng thường nói với các khách Mỹ rằng sở dĩ quốc gia hùng mạnh này đã không thắng (một cách nói khéo, tránh dùng từ “thua”) trong chiến tranh Việt Nam vì đã không hiểu Việt Nam...

Đã 15 năm trôi qua, tôi luôn nhớ đến sự kiện này, không chỉ vì mình là người quan sát hiếm hoi được tham dự để thuật lại với mọi người, nhưng điều để lại ấn tượng sâu sắc chính là hình ảnh vị Đại tướng trong cuộc gặp này đã hoá thân thành một ông thầy dạy sử để thuyết phục và cảm hoá một chính khách nhiều triển vọng của nước Mỹ như John-Junior.

Thật đáng buồn, như định mệnh, chưa đầy một năm sau, khi những ý tưởng dấn thân vào chính trường chưa diễn ra, JFK Junior đã chết bất đắc kỳ tử trong một chuyến bay cùng vợ và một số thành viên trong gia đình, trên một chiếc máy bay do chính anh cầm lái vào chập tối ngày 16.7.1999. Cho dù, trước khi lìa trần, mẹ của John đã căn dặn đứa con nối dõi của cố Tổng thống JFK phải tránh xa nỗi đam mê lái máy bay, vì dường như bà đã cảm nhận trước những tai họa định mệnh của dòng họ Kennedy.

Cái kết cục đáng buồn ấy khiến tên tuổi của chàng trai John Junior chỉ còn tô đậm thêm bằng chứng về nỗi bất hạnh của dòng họ đã làm thiếu vắng trên chính trường của nước Mỹ gương mặt một chính khách đã chuẩn bị trong hành trang của mình những bài học về Việt Nam.

Sở dĩ ở đầu bài viết này tôi nhắc đến khung cảnh của vịnh Hạ Long vì chính trong chuyến đến Việt Nam cách đây 15 năm, một trong những mối quan tâm của anh là vấn đề bảo vệ môi trường của một đất nước đã từng bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh của nước Mỹ lại sở hữu những di sản tuyệt vời như vịnh nước vừa được UNESCO công nhận là di sản này. John Junior khen di sản bao nhiêu thì chê dự án xây dựng cảng Cái Lân lúc đó đang rầm rộ triển khai bấy nhiêu. John có nói với tôi rằng sau chuyến thăm Việt Nam, khi về Mỹ sẽ mở một chiến dịch bảo vệ vịnh Hạ Long...

Nay thì John Junior không còn nữa. Ngồi trên thuyền vãn cảnh Hạ Long, quan sát thấy cảng Cái Lân sau bao nhiêu năm vẫn ảm đạm, vịnh Hạ Long không ngừng thu hút bạn bè mang lại nguồn lực cho đất nước nhưng cũng luôn đối mặt những thách đố giữa bảo tồn và phát triển, lại nhớ đến tấm lòng một người Mỹ nhiều khát vọng thay đổi hướng tới sự tốt đẹp, nay đã khuất. Nhắc lại cuộc gặp 15 năm trước cũng để hướng tới dịp chúc mừng Đại tướng sắp có thêm một tuổi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đau buồn thông báo đến toàn thể bà con, nhân dân Tin dữ:

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TỪ TRẦN

THÀNH KÍNH NGHIÊNG MÌNH TIỄN BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, CẦU CHÚC CHO LINH HỒN ÔNG SIÊU THOÁT MIỀN CỰC LẠC

=========================

http://vnexpress.net...oi-2890338.html

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời chiều nay tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103.

Đại tướng qua đời vào cuối giờ chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).

Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.

Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.

Nhóm phóng viên

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng con biết rằng ngày ngài ra đi là ngày ngài yên tâm thế hệ tương lai đủ bản lĩnh để tiếp nối.

Chúng con xin kính cẩn nghiêng mình và xin nhận trọng trách này.

Kính mong ĐẠI TƯỚNG siêu thoát và đời đời phù hộ cho dân tộc Việt.

Muôn phần kính cẩn.

Nguyễn Thế Trung

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô cùng thương tiếc đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP , nguyện cho linh hồn ông sớm siêu thoát về cõi tây phương cực lạc

nam mô a di đà phật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay