Thiên Sứ

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

124 bài viết trong chủ đề này

Chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày nhà giáo

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kính chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp mạnh khỏe, trường thọ, tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Sáng 16/11, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã đến thăm và chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Thay mặt hơn một triệu thầy giáo, cô giáo và hàng chục triệu học sinh, sinh viên cả nước, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gửi tới Đại tướng lời chúc sức khỏe, niềm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc.

Phó Thủ tướng nói đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ; là tấm gương sáng để nhiều thế hệ người Việt Nam học tập, noi theo.

Năm 1939, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là giáo viên dạy môn Lịch sử ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội.

(Theo Chinhphu.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ Quốc phòng chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cập nhật lúc :5:30 PM, 21/12/2010

Kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, sáng 21/12, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thay mặt Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng và toàn quân, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp mạnh khỏe, trường thọ và khẳng định tấm gương của Đại tướng luôn là nguồn động viên to lớn và là niềm tự hào của lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Posted Image

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đảng ủy quân sự Trung ương

Chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cảm ơn Đại tướng đã có những đóng góp, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại tướng là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Huyền My

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam:

Những bức hình chưa từng công bố về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Tư, 22/12/2010 - 12:43

(Dân trí) - Những khoảng khắc đời thường về vị Đại tướng của Nhân dân - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tác giả Trần Tuấn thể hiện một các rõ nét trong một cuộc triển lãm về Đại tướng tại Hà Nội

Chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày thành lập Quân đội

Ảnh mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần thứ 99

Những hình ảnh mà phóng viên Trần Tuấn ghi nhận thật bình dị một con người vĩ đại trong cuộc sống thường ngày, những góc nhìn rất đỗi gần gũi, thân thuộc…

Tác giả Trần Tuấn là phóng viên TTXVN. Trong cuộc đời làm báo của mình, ông đã có nhiều dịp được làm việc và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những bức ảnh của ông chứa đựng tình yêu và lòng kính trọng đối với một vị tướng tài ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Những hình ảnh của Đại tướng không chỉ là ghi lại dấu ấn cá nhân mà nó còn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho lịch sử vẻ vang của Quân Đội NDVN.

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh bình dị nhất, những góc nhìn mới lần đầu tiên được ra mắt những người yêu mến và cảm phục Anh Văn - người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua những bức ảnh của tác giả Trần Tuấn.

Posted Image

Trong vòng tay của các thế hệ quân đội Nhân dân Việt Nam

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập thể dục buối sáng tại quảng trường Ba Đình

Posted Image

Một người thợ cắt tóc tại Vũng Tàu vô cùng hạnh phúc khi được phục vụ Đại tướng

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bãi biển Vũng Tàu

Posted Image

Đại tướng trong một chuyến thăm Thụy Sỹ

Posted Image

Món bánh chay bình dị, món quà của các cụ tại đền Hát Môn

Posted Image

Phút nghỉ ngơi của con người vĩ đại

Posted Image

Cái bắt tay xóa tan mọi thù địch giữa đại tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1997

Posted Image

Đại tướng tại chân tượng đài giải phóng Điện Biên năm 2004

Posted Image

Trên cầu Mường Thanh

Posted Image

Tại làng Ngọc Hà, bên hồ Ngọc Tiệp với xác chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi

Posted Image

Bên nhà ga xe lửa tại Thụy Sỹ

Posted Image

Hòa mình trong khung cảnh miền quê thanh bình của vùng đất không bị ảnh hưởng nhiều của các cuộc chiến tranh

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lắng nghe các giai điệu do các binh lính tại Thụy Sỹ thể hiện

Posted Image

Giây phút suy tư khi làm mẫu cho các họa sỹ

Việt Hưng
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và "kỳ tích chưa từng có"

24/08/2010 08:08

(VTC News) – Sáng 23/8 tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa những người cộng sự và người giúp việc của đại tướng suốt nhiều năm qua.

Do sức khỏe của đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn chưa hồi phục nên chỉ có đại diện gia đình là bà Đặng Bích Hà, vợ của Đại tướng cùng con gái tiếp chuyện. Mọi người, ai ai cũng gọi Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Việt Nam bằng cái tên trìu mến: “Anh Văn”.

Đả bại 10 danh tướng

Không phải lần đầu tiên tôi được nghe những câu chuyện đã trở thành huyền thoại gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng đây là dịp tôi có được cơ duyên gặp nhiều nhà nghiên cứu, nhà quân sự, sử học… được nghe lại nhiều hồi ức về cuộc sống thường nhật của một huyền thoại.

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp nhận quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam khi 37 tuổi.

Toàn cảnh cuộc gặp gỡ tại nhà riêng Đại tướng

Trong một lần trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Bác Hồ đã nói: "Người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng".

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên VTC News, một nhà sử học trích dẫn: đại tướng Marcel Bigeard, nguyên chỉ huy phó Phân khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sau trở thành thứ trưởng Quốc phòng Pháp trong một lần trả lời phỏng vấn đã không ngần ngại tỏ lòng ngưỡng mộ tướng Giáp.

“Ông ta rút ra bài học từ những sai lầm của mình và không lặp lại chúng. Ông ta đã chỉ huy quân đội giành chiến thắng trong một thời gian đặc biệt dài, đạt được điều này trong 30 năm là một kỳ tích chưa từng có…”.

Ngẫm ngợi về quãng đường binh nghiệp của Đại tướng, Đại tá Trần Trọng Trung, nhà sử học, tác giả cuốn sách Võ Nguyên Giáp – Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh cho rằng, tướng Giáp đã giải quyết các bài toán nan giải nhưng không gặp những khó khăn mà các sĩ quan được đào tạo chính thức gặp phải.

Để có được Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu cách đây 56 năm, Bộ Thống soái của ta và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay đổi cách đánh vào đúng thời điểm “nổ súng”. Đánh giá đúng khả năng còn hạn chế của các đại đoàn bộ binh chủ lực, bước vào đợt 1 chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Bộ Thống soái của ta đề ra kế hoạch tác chiến theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, với ý định tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm trong vòng hai ngày ba đêm.

Tuy nhiên, trước ngày nổ sung, đại tướng đã kịp nhận thấy địch không ngừng củng cố công sự ngày càng vững chắc, chúng không còn ở vào thế phòng ngự dã chiến như lúc đầu, trong khi việc kéo pháo của ta đang gặp khó khăn vì pháo nặng, đường dốc, không kịp thời gian như kế hoạch dự kiến.

Tổng tư lệnh vẫn quyết đinh thay đổi cách đánh với phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Theo cách đánh này, quân ta sẽ diệt từng vị trí của địch theo lối “bóc vỏ”, dồn quân địch vào tình thế ngày càng khốn quẫn.

Cũng về quyết định lịch sử này, đại tá Trịnh Nguyên Huân, người trợ lý có gần 35 năm gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Đại tướng không bao giờ coi một trận chiến đấu như một trận đánh cờ. Và chiến sĩ không phải là những con tốt trên bàn cờ. Đại tướng luôn cân nhắc để làm sao giành được thắng lợi cao nhất mà tổn thất về sinh mạng thấp nhất.

Cũng chính vì trách nhiệm của mình với vận mệnh của đất nước và sinh mệnh của chiến sĩ, Đại tướng đã thức trắng đêm suy nghĩ để đi đến quyết định chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc” mà Đại tướng gọi là “một quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình.

Một việc được đại tá Trung coi là “phát hiện” của mình là đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh bại tới 10 danh tướng. Trong đó có 7 đại tướng của Pháp và 3 tướng của Mỹ.

Tình thân như thủ túc

Qua hồi ức của những người đã và đang gần gũi với đại tướng, hình ảnh một huyền thoại hiện lên thật bình dị, gần gũi.

Đại tá Nguyễn Huy Văn, bí danh Kim Sơn, 80 tuổi kể lại, trong kháng chiến, ông làm tại cơ quan phục vụ Sở chỉ huy các chiến dịch của đại tướng từ chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc đến Điện Biên Phủ và tổ chức cho đại tướng vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.

Trong chuyến công tác Thái Nguyên năm 1989, khi cuộc họp tỉnh ủy bắt đầu bỗng dưới hội trường có một phụ nữ đứng dậy hỏi: “Anh Văn có nhớ tôi không?”. Hàng trăm con mắt đổ dồn về người phụ nữ ấy và đoán chắc đại tướng khó mà nhớ nổi vì hàng chục năm rồi đại tướng mới trở lại vùng đất này.

Nhưng tất cả đều ngạc nhiên khi đại tướng thốt lên: “Là chị Hán, vợ của đồng chí trung tướng Bằng Giang!”

Câu chuyện ít người biết được, vị danh tướng nước Việt này lại không có thói quen ăn sáng. Cũng trong chuyến công tác Thái Nguyên năm đó, đi mãi 12h trưa mới lên đến nơi, cả đoàn đói quá, đại tá Huy Văn phải vào nhà dân xin chuối và xôi cho đại tướng vừa đi vừa ăn dọc đường rồi vào họp ngay.

Tối cùng ngày về đến huyện Định Hóa, Thái Nguyên, vì huyện không được báo trước nên không kịp chuẩn bị gì. Vậy là cán bộ huyện nấu một nồi cháo to để đại tướng và cả đoàn cùng ăn.

Một kỷ niệm khác được đại tá Trần Trọng Trung kể lại. Năm 1948, ông Trung sắp lấy vợ. Nhưng ngày cưới đến nơi rồi mà gia cảnh vẫn quá khó khăn. Biết chuyện ông Trung gặp khó, tướng Giáp đề nghị với Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh lúc bấy giờ chi cho ông Trung 200 đồng để sắm một bộ quần áo mới cho chú rể và mua sắm một số thứ cho lễ cưới.

Dường như chưa yên lòng trước ngày trọng đại của cấp dưới, tướng Giáp sang tận Tuyên Quang, có lời với tỉnh ủy địa phương này giúp đỡ ông Trung tổ chức đám cưới.

Sức làm việc phi thường

Trong câu chuyện, thiếu tá Trần Văn Thìn tự hào về quãng thời gian suốt 20 năm cận kề bên Đại tướng (từ tháng 5-1966 đến 1986).

Ông Thìn nhớ lại, khi lần đầu nhận nhiệm vụ trợ lý cho Đại tướng, ông xưng hô “đại tướng” thì tướng Giáp khoát tay nói, trong gia đình, không cần phải kiểu cách, cứ xưng anh em cho thân mật.

Đại tá Phạm Văn Ngà (83 tuổi), người góp phần chăm lo sức khỏe cho đại tướng từ năm 1965 đến năm 1995 lại có kỷ niệm rất riêng về tướng Giáp. Với vai trò là bác sĩ, nhiều lần đại tá Ngà khuyên ngăn đại tướng giữ sức khỏe song đại tướng vẫn luôn làm việc quá sức.

Trong một chuyến đi công tác sang Châu Phi (năm 1989) đại tướng vẫn miệt mài làm việc trên máy bay dù bác sĩ Ngà đã nhiều lần khuyên ngăn trực tiếp. Thậm chí, cực chẳng đã ông phảinnhờ người khác nói giúp nhưng vẫn không được.

Và khi máy bay vừa hạ cánh xuống đất nước Etiopia thì đại tướng bị ngất. Nhưng ngay sau khi hồi sức, tỉnh dậy, đại tướng quyết định làm việc ngay.

Song Nhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Quốc hội thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Tư, 05/01/2011 - 18:45

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam và đón năm mới, ngày 5/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Posted Image

Chủ tịch Quốc hội cùng các vị lãnh đạo khác của Quốc hội thăm hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

(Ảnh: Trí Dũng/TTXVN).

Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng còn có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Ngọc Sơn, Uông Chu Lưu và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn.

Đại tướng là Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII, người đã cùng với các vị lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước ta dày công vun đắp, xây dựng và phát triển Quốc hội Việt Nam.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn mạnh khỏe, trường thọ.

Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam trân trọng báo cáo Đại tướng về các hoạt động sôi nổi, thiết thực kỷ niệm 65 năm Quốc hội, coi đây là dịp quan trọng để tuyên truyền rộng rãi, khơi dậy niềm tự hào trong nhân dân về những thành tựu to lớn của Quốc hội Việt Nam trong 65 năm qua, đồng thời tri ân công lao đóng góp của các vị lão thành cách mạng, các vị Đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp nối truyền thống vẻ vang trong suốt 65 năm qua, không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nguyễn Thị Sự

TTXVN/Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trợ lý tướng Giáp lên tiếng về thư mạo danh Đại tướng

Tác giả: Lan Phương

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước

Đầu năm nay, trên mạng lan truyền bức thư "Đề nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" gửi lãnh đạo Đảng. Ngày 15/2/2011, Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gửi VietNamNet, khẳng định bức thư trên là mạo danh.

Ông Huyên cho biết: "Trong thời gian gần đây Đại tướng không hề có bức thư nào cả".

Trợ lý của vị tướng huyền thoại cũng cảnh báo "cần cảnh giác với những hoạt động của kẻ xấu bịa đặt, xuyên tạc"

Được biết, lá thư tung lên mạng đề ngày 7/01/2011, tự nhận là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, đồng kính gửi đến toàn thể nhân dân Việt Nam.

Posted Image

Ảnh: VOV news

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng mạo danh những nhân vật có uy tín trong xã hội trên mạng Internet. Ngày 10/12/2010, trên mạng cũng lan truyền một lá thư được cho là do Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn viết, gửi tới các lãnh đạo gửi tới các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, có nội dung quy chụp, bôi nhọ một số tổ chức và lãnh đạo.

Ngày 13/12, tướng Đồng Sỹ Nguyên đã có thư chính thức gửi lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội bác bỏ lá thư này và đề nghị làm rõ vụ việc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện tới Hội Cựu chiến binh

Cập nhật lúc :4:41 PM, 18/02/2011

Cuộc gặp mặt đầu xuân được Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức ngày 18/2, tại Hà Nội với sự tham dự của Đại tướng Phùng Quang Thanh và các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong quân đội đã nghỉ hưu tại Hà Nội và 13 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện chào mừng. Bức điện viết: “Tôi thân ái gửi lời thăm hỏi ân cần và lời chào mừng đến các đại biểu về tham dự cuộc họp mặt. Tôi chúc Hội Cựu chiến binh Việt Nam, các cựu chiến binh và cựu quân nhân trong cả nước năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, hoàn thành xuất sác nhiệm vụ năm 2011 của Hội và chuẩn bị thật tốt Đại hội nhiệm kỳ V của Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào năm 2012. Nhân dịp này, tôi thân ái gửi lời thăm hỏi ân cần và lời chúc năm mới mạnh khỏe đến các Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, đến các gia đình cựu chiến binh, cựu quân nhân trong cả nước”.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã cung cấp các thông tin chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng lực lượng quân đội trong thời gian tới.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ Đại tướng thường chỉ viết thư chúc mừng

18/02/2011 10:54:27

Posted Image- “Đại tướng đọc rất cẩn thận những bức thư tự viết hoặc giao cho chúng tôi soạn thảo. Sai chỉ một chữ, ông cũng yêu cầu sửa lại. Tôi cũng phải mất 10 năm để viết được theo văn phong của Đại tướng” - Đại tá Trịnh Nguyên Huân, trợ lý mảng khoa học, giáo dục, kinh tế và đối ngoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể.

Gần đây, Đại tướng ít viết thư

Thời gian gần đây, Đại tướng có viết nhiều không?

Nói chung, trong một năm trở lại đây, Đại tướng ít viết thư. Phải những vấn đề đặc biệt quan trọng, Đại tướng mới nêu lên một vài ý kiến rất ngắn gọn. Còn thường, Đại tướng chỉ viết các bức điện chúc mừng hội nghị hoặc sự kiện nào đó.

Những bức thư nào Đại tướng tự viết tay?

Thường những thư nào không quá dài, chỉ trong vòng một trang giấy. Chủ yếu là thư đánh máy. Chúng tôi nghe Đại tướng chỉ đạo về nội dung, soạn thư và trình Đại tướng duyệt.

Tuy nhiên, thư gửi Đại hội Liên hiệp Thanh niên là do Đại tướng viết tay và đưa người mang tới Đại hội. Đây là một trong những bức thư gần đây nhất mà Đại tướng viết tay.

Công việc trợ lý của ông hiện bận rộn lắm không?

Bận theo một kiểu khác. Tôi vẫn đang tập hợp những bài viết, bài nói của Đại tướng tại các hội nghị hay các chuyến thăm nước ngoài, phân loại xem bài nào có thể đưa đi in, bài nào giữ làm tư liệu.

Tôi cũng thường xuyên đến Viện 108 báo cáo công việc, trình bày tóm tắt tin tức trong nước và quốc tế, đọc báo cho Đại tướng nghe.

Ngày 29 Tết vừa rồi, tôi cũng đến đọc báo Xuân cho Đại tướng. Sau khi nghe xong, Đại tướng tự giở từng trang để xem tờ báo viết những vấn đề gì.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trợ lý Trịnh Nguyên Huân

Phải soạn lại thư có khi chỉ vì quên gạch chân

Bức thư đầu tiên ông soạn theo yêu cầu của Đại tướng viết về nội dung gì?

Tôi làm trợ lý cho Đại tướng đã 35 năm, soạn không biết bao nhiêu bài viết, bức thư nên cũng không nhớ rõ. Chỉ quy trình là từ đó tới nay vẫn vậy: Đại tướng phác ra các nội dung chính, chúng tôi thảo bức thư, sau đó, đọc hay trình Đại tướng xem. Nếu đồng ý, Đại tướng mới ký. Nếu không, Đại tướng yêu cầu sửa lại cho đến khi hài lòng mới thôi.

Khi mới bắt đầu làm, thư ông soạn có bị Đại tướng sửa nhiều đúng không?

Tất nhiên rồi. Có thể ý tưởng mình trình bày đúng, nhưng văn phong chưa đúng với văn phong Đại tướng.

Để diễn tả một khái niệm, Đại tướng quen dùng từ này mà không dùng từ khác. Ví dụ, khái niệm geo –politics, Đại tướng bao giờ cũng viết là địa lý – chính trị, mà không bao giờ viết là địa – chính trị.

Hoặc khi trình bày một vấn đề, Đại tướng bao giờ cũng phân rõ: một là, hai là, ba là. Và mỗi ý như vậy là một lần xuống dòng.

Ở những đoạn như vậy, bao giờ Đại tướng cũng nêu điểm chính yếu đầu tiên, chẳng hạn, một là vấn đề con người, hai là vấn đề môi trường, ba là vấn đề...

Đại tướng thường gạch dưới những từ quan trọng, những từ khóa trong đoạn, để chỉ cần lướt qua bức thư, người đọc đã có thể nắm được những nội dung chủ yếu.

Cho nên, có khi chỉ vì quên gạch chân hoặc viết sai một chữ, cũng phải đánh máy lại cả bức thư mình soạn. Đại tướng giải thích: Phải tôn trọng người đọc. Và chúng tôi học được rất nhiều từ điều giản dị ấy.

Trong tất cả các bức thư gửi cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, không bao giờ Đại tướng sử dụng từ ngữ “nhân danh Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam” hay “với tư cách là cựu Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

Phải mất bao nhiêu lâu ông mới quen được với văn phong như thế?

Chắc cũng phải mất 10 năm. Bởi vì tôi được giao viết về nhiều vấn đề, từ viết thư cho người dân, tới các nhà khoa học, viết thư chúc mừng hay viết chỉ đạo cho một hội nghị khoa học… Mỗi bức thư động tới một lĩnh vực, một vốn từ vựng, không cái nào giống cái nào.

H.H (Thực hiện)

TIN LIÊN QUAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyết định khó khăn nhất cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Bẩy, 07/05/2011 - 11:08

(Dân trí) - “Trận Điện Biên Phủ, thực hiện quyết định đổi sang cách đánh chậm tiến chắc, trong điều kiện đó rất khó khăn vì đã chuẩn bị phương án đánh nhanh rồi, đảo lại khó lắm. Nó thế hiện bản lĩnh và tài ba của một vị tướng đã được rèn luyện, thử thách”… GS sử học – NGND Lê Mậu Hãn, người có nhiều công trình nghiên cứu về đại tướng Võ Nguyên Giáp bình luận về vai trò của người cầm quân làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Posted Image

Đại tướng trở lại thăm chiến trường xưa (ảnh: Trần Tuấn)

“Đánh ngay sẽ là quyết định… nướng quân”

Chiến dịch Điện Biên Phủ in “dấu ấn” đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định chuyển từ cách “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” của đại tướng. Giả sử quân ta vẫn giữ chiến thuật ban đầu thì điều gì có thể xảy ra, thưa GS?

Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, trong chiến lược 1953-1954, Tổng quân Ủy đã đệ trình Bộ Chính trị phương châm đánh chắc thắng chắc, không chắc thắng không đánh. Dự kiến của Tổng Quân ủy được Bộ Chính trị nhất trí trước khi tướng Giáp lên đường. Dự kiến đánh khoảng 45 ngày.

Trong khi đó, đội quân đi trước đã kéo pháo vào trận địa để chuẩn bị phương án đánh nhanh thắng nhanh. Sau khi lên đến chiến trường, theo dõi mấy ngày, tướng Giáp băn khoăn đánh như vậy không thắng được nên quyết định thay đổi phương án. Đại tướng đã triệu tập hội nghị quân Ủy tại mặt trận.

Khi Hội nghị quyết định chuyển phương án đánh là phát huy dân chủ trong Đảng ủy mặt trận thì mọi người cuối cùng nhất trí với quyết định của đại tướng. Như vậy đánh giặc phải căn cứ phương án tác chiến đánh thế nào cho thắng chứ không thể liều. Nếu không chuyển thì chúng ta đánh nhất quyết là không thắng mà có thể gặp tổn thất lớn.

Đánh chắc là tinh thần chung của chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 được quán triệt và thực hiện trước đó. Cái mới là việc ra chiến trường, đại tướng đã thay đổi phương châm sang đánh chắc thắng , thưa GS?

Posted Image

GS.Lê Mậu Hãn: "Nếu chọn cách ngược lại có thể sẽ tổn thất lớn"

6/12/1953, Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương đánh chắc thắng chắc. Mấu chốt trận Điện Biên Phủ là phương châm chiến lược trên cơ sở nhìn nhận tương quan lực lượng và ý kiến của tập thể Bộ Chính trị mà trực tiếp là tướng Giáp, người chỉ huy mặt trận.

Nếu chọn cách ngược lại thì thất bại mà thất bại này sẽ tổn thất lớn. Không chắc thắng, đánh sẽ là quyết định “nướng quân”. Trận quyết chiến này mà nướng quân thì không còn gì cả vì các quân bài đã đưa ra hết rồi.

Nhiều năm sau, nhìn lại trận Điện Biên Phủ, nhiều tướng lĩnh nói: “Nghĩ lại lúc ấy mở cờ trong bụng”. Nếu đánh ngay, tổn thất có thể phải 10 năm sau mới khôi phục lại được. Giữ cách đánh ban đầu, nhiều người cũng sẽ không còn mà tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bản lĩnh đã được thử thách

Trước khi tướng Giáp đưa ra quyết định cuối cùng về đánh chắc tiến chắc, có vị sỹ quan nào của ta đề xuất với đại tướng phương án này?

Làm sử thì phải dựa trên tài liệu, ngay cả hồi ký cũng phải xem xét, kiểm chứng. Hiện nay không biết còn tài liệu nước ngoài, tài liệu lưu trữ trong kho không nhưng không có tài liệu mà tôi tiếp thu được phản ánh việc này.

Khi tướng Giáp triệu tập hội nghị Quân ủy bàn việc thay đổi cách đánh, nhiều tướng lĩnh mới đầu rất băn khoăn vì đánh chắc nghĩa là kéo dài thời gian mà phương tiện, hậu cần, xe pháo đều rất khó khăn… Nhưng khi đại tướng hỏi lại đánh nhanh có chắc thắng 100% không, ai cũng lắc đầu kêu hỏi khó.

Chính vì thế, đại tướng mới quyết định đổi cách đánh, lệnh kéo pháo ra, chuẩn bị lại trận địa. Mọi người khi đó đều chấp hành, đồng ý, không ai đưa ý kiến khác. Không có vị tướng nào sáng kiến hơn quyết định của Bộ Chính trị. Không có đề xuất nào sáng kiến hơn Võ Nguyên Giáp.

Tôi chắc là không có. Còn có tài liệu nào khác hơn thì tôi không biết.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2004 (ảnh: Trần Tuấn)

Trong hồi ký sau này, đại tướng Võ Nguyên Giáp nói quyết định chuyển sang đánh chắc tiến chắc là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ông. Nhưng qua quyết định này cũng đã cho thấy bản lĩnh của người chỉ huy cao nhất ở chiến trường?

Một vị tướng, một người cầm quân, người đứng đầu nhà nước trước hết phải có tài năng và phải chịu trách nhiệm trước vận mệnh lịch sử mà Đảng và nhà nước giao cho. Cho nên quyết định này thế hiện bản lĩnh và tài ba của một người tướng đã được rèn luyện qua một quá trình cách mạng, là vị Tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN.

Cùng với trí thông minh, vị tướng ấy còn có bản lĩnh rõ ràng. Thực hiện quyết định đó trong điều kiện rất khó khăn vì đã chuẩn bị phương án đánh nhanh rồi, đảo lại khó lắm chứ. Ông Giáp đã suy nghĩ ngày đêm, khi bản thân còn đang ốm, cuối cùng dứt khoát không có cách nào khác.

Bản lĩnh ấy đã được rèn luyện lâu dài từ ngày được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân, qua CMT8 dần dần tiến lên thành Tổng chỉ huy quân đội. Một bản lĩnh kiên cường, một tài năng đã được rèn luyện.

Cách nói tế nhị của vị tướng tài ba

Được biết, trước khi đại tướng lên đường chỉ huy chiến dịch, Bác Hồ có căn dặn “Tướng quân tại ngoại”. GS có bình luận gì về tinh thần chỉ đạo này và quyết định thay đổi chiến thuật của đại tướng?

Trước khi lên đường, tướng Giáp có đến gặp cụ Hồ chào. Cụ Hồ hỏi có băn khoăn gì không, ông Giáp mới nói băn khoăn vì ở xa chiến trường quá, làm sao được chỉ đạo trực tiếp của TƯ, Bộ Chính trị và đặc biệt của Bác. Cụ Hồ khi đó nói “giao cho trách nhiệm tướng quân tại ngoại, căn cứ tình hình chiến trường mà thực hiện”.

Điều đó chứng tỏ cụ Hồ đánh giá cao vị tướng này, có bản lĩnh, có kinh nghiệm. Đứng ở vị trí người chỉ huy, ra biên cương tùy tình hình phải quyết định ngay. Nếu chờ chỉ thị của hậu phương thì cơ hội hết rồi.

Quyết định chiến thuật thể hiện giá trị lớn của một vị tướng tài, bản lĩnh, có nhiều kinh nghiệm, mạnh dạn về tinh thần, có kinh nghiệm, có lý luận sắc sảo.

Posted Image

GS Hãn: "Võ Nguyên Giáp là vị đại tướng của toàn dân"

Khi được hỏi “vị đại tướng nào giỏi nhất Việt Nam”, tướng Giáp đã trả lời rằng “vị đại tướng giỏi nhất là đại tướng nhân dân”. Một câu trả lời bao hàm rất nhiều ý nghĩa, thưa GS?

Võ Nguyên Giáp là vị đại tướng được phong hàm năm 1948, cùng một số thiếu tướng khác, là những người cốt cán đầu tiên chỉ huy trong quân đội các cấp và đã thắng lợi trên chiến trường từng bước trong điều kiện nước nhỏ đánh nước lớn, vũ khí thô sơ đánh hiện đại. Cuộc kháng chiến chống Pháp và sau này là kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

Võ Nguyên Giáp là vị tướng của toàn dân, của quân đội nhân dân VN mà quân đội đó trưởng thành từ nhân dân, sống với nhân dân cho nên ông tướng đó chính là đại tướng giỏi nhất. Giỏi nhất đó là vì người con của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ nhân dân giao phó bằng tài ba của mình. Không có dân thì không thể có vị đại tướng làm nên lịch sử được.

Cách nói đó rất tế nhị, cũng phản ảnh bản chất, quan điểm của vị tướng tài ba và có bản lĩnh cách mạng, bản lĩnh chính trị.

Xin cảm ơn GS!

Cấn Cường – Phương Thảo

(thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Giáp và ba bức chân dung trên bìa tạp chí Time

Cập nhật lúc :9:44 AM, 08/05/2011

(ĐVO) Trong lịch sử tồn tại của mình, Tạp chí Time - tạp chí tin tức hàng tuần nổi tiếng của Mỹ - đã ba lần đưa hình ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên trang bìa cùng những bài viết gắn với các thời điểm khác nhau trong sự nghiệp của ông.

>> Pháp giới thiệu sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

>> 'Cuốn sổ chiến tranh' thu hút công chúng Pháp

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện lần đầu tiên trên trang bìa tạp chí Time vào ngày 17/6/1966, một năm sau khi Mỹ đưa một lực lượng lớn quân vào tham chiến trên bộ ở miền Nam Việt nam.

Posted Image

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 17/6/1966.

Bài viết cho trang bìa đã dành nhiều dòng để kể về thân thế và sự nghiệp của tướng Giáp, với điểm nhấn là chiến thắng trước 12.000 quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng này khiến ông từ một vị tướng hầu như “vô danh” trên bản đồ quân sự thế giới trở thành vị chỉ huy hiện đại đầu tiên của một nước châu Á đánh bại đội quân xâm lược của thực dân châu Âu.

Trở lại với tính hình chiến trường miền Nam Việt Nam, để đối phó với chiến dịch “Tìm - diệt” của Mỹ, vào tháng 10/1965, tướng Giáp đã phát động một cuộc tấn công vào trại Lực lượng đặc biệt biên giới tại Plei Me, nằm cách Pleiku 30 dặm về phía Nam. Trong trận chiến kéo dài một tháng sau đó, quân đội của tướng Giáp đã giữ vững trận địa và kháng cự mãnh liệt, đưa số lính Mỹ chết lên đến 240 người trong một tuần, mức cao nhất từ khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam tới nay. Bên cạnh đó, sự truy kích của quân Mỹ cũng gây nhiều tổn thất cho quân Giải phóng.

Bài báo đưa ra nhận địch, so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hiện tại của tướng Giáp đang gặp nhiều khó khăn hơn bởi sự tham chiến của lực lượng “Kỵ binh bay” của Mỹ, với chiến thuật tấn công bằng các phi đội trực thăng có sức hủy diệt khủng khiếp. Điều này đã khiến một số nhà quan sát tự hỏi liệu tướng Giáp sẽ đưa lựa chọn nào cho cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam.

Chân dung tướng Giáp xuất hiện lần thứ hai trên bìa tạp chí Time vàon gày 9/2/1968, 10 ngày sau khi Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được phát động.

Posted Image

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 9/2/1968.

Tiêu đề của ảnh trang bìa là “Những ngày chết chóc ở Việt Nam” với bài viết chính thuật lại nỗi kinh hoàng của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam, khi hơn 36.000 chiến binh Giải Phóng tấn công đồng loạt hàng trăm địa điểm, trải dài từ Quảng Trị cho đến đảo Phú Quốc ngoài khơi bờ biển đồng bằng sông Cửu Long.

Bài báo viết, “Không có mục tiêu nào là không thể, kể cả Tòa đại sứ Mỹ và trụ sở chính MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ) của tướng William Westmoreland tại Sài Gòn. Họ tiến công trong bộ đồ ngủ của ngủ nông dân lẫn đồng phục quân đội Bắc Việt cùng lúc tại gần 40 thành phố lớn và thị xã”.

Chuẩn tướng John Chaisson thừa nhận: "Đây là thực tế chiến đấu trên chiến trường… Cuộc tấn công rất thành công này được phối hợp tốt đáng ngạc nhiên”. Người Mỹ đã bị sỉ nhục trong cuộc đột kích vào Đại sứ quán Mỹ bởi điều này chứng minh rằng gần ba năm bị truy lùng và bình định, quân Giải phóng vẫn có thể tấn công ở bất cứ nơi nào tại miền Nam Việt Nam.

“Một nước cờ ấn tượng. Không nghi ngờ gì về chiến lược đằng sau cuộc tấn công của Cộng sản là của Bộ trưởng Quốc phòng của Miền Bắc Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người đã đánh gục quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954. Cuộc tấn công nói chung mang tất cả các dấu hiệu không thể nhầm lẫn của một vị tướng tài năng”, bài báo nhận định.

Lần thứ ba tướng chân dung tướng Giáp xuất hiện trên bìa tạp chí Time là vào ngày 15/5/1972. Bài viết cho trang bìa mang tiêu đề “Nam Việt Nam: bước đi táo bạo cho chiến thắng của hà Nội”.

Posted Image

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 15/5/1972.

Bài viết mở đầu bằng cảnh hoảng loạn của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Huế sau khi Quảng Trị thất thủ trong chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1972 của quân Giải phóng.

Bài báo viết: “Cách Quảng Trị 24km về phía Nam, tại thành phố Huế chật cứng gười di tản, các cuộc tháo chạy đã trở thành bạo loạn. Quân nhân thiếu ăn trong hai ngày đã cướp phá các cửa hàng vào giữa ban ngày. Vào ban đêm, các nhóm lính đào ngũ nồng nặc hơi men đụng độ và xả súng vào nhau ngay trên đường phố.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đạt được một chiến thắng dễ dàng ở Quảng Trị. Chỉ sau 5 ngày chịu pháo kích, thành Quảng Trị đã bị các sĩ quan bỏ rơi. Những người lính chỉ đơn giản là tan vỡ và tháo chạy, để lại đằng sau xe tăng, xe thiết giáp và pháo cối của mình. Ngay lập tức, những người Cộng sản thiết lập một chính quyền cách mạng trong thành phố".

Trong bối cảnh Mỹ chỉ còn 65.000 quân ở miền Nam Việt Nam và chỉ giữ vai trò phòng thủ, bài báo đặt ra câu hỏi về chính sách xây dựng quân đội miền Nam Việt Nam của Mỹ, với chi phí khổng lồ về nhu yếu phẩm và quân trang để tự mình chiến đấu với quân Giải phóng. Tổng thống Thiệu, và thậm chí cả sự hiện diện của Mỹ cùng ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam cón thể tồn tại được bao lâu nếu hứng chịu thêm một thất bại tương tự?

Hồng Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

"101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp”

Thứ Hai, 06/06/2011, 14:14 (GMT+7)

TTO - “101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp” là tên gọi triển lãm ảnh được khai mạc chiều 6-6 tại Bảo tàng Đà Nẵng (78 Lê Duẩn). 101 bức ảnh là 101 khoảnh khắc của đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ống kính của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn (TTXVN).

Posted Image

Người dân đến xem triển lãm ảnh chiều 6-6 - Ảnh: Đoàn Cường

Tác giả của buổi triển lãm là người được tháp tùng đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhiều chuyến công tác cả trong và ngoài nước. Những bức ảnh lần đầu tiên được công bố tại Hà Nội đúng vào kỷ niệm đại tướng tròn 101 tuổi vào năm 2010.

Những bức hình được chụp từ khi đại tướng với mái tóc còn xanh đến khi đã bạc màu. Từ ánh mắt trìu mến, cái bắt tay nồng ấm với đồng bào, đồng chí đến những khoảnh khắc đời thường, bình dị, mộc mạc của vị tướng huyền thoại như cắt tóc, đọc sách, uống trà… đã chuyển tới người xem một hình ảnh độc đáo của vị tướng tài thao lược của dân tộc.

Những bức ảnh được chụp rất thật, rất sinh động mang đến cho người xem cảm xúc sâu sắc về một vị tướng huyền thoại đang sống giữa tình yêu thương ngưỡng mộ của toàn dân.

Triển lãm kéo dài tới ngày 10-6.

ĐOÀN CƯỜNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin mới nhất về sức khỏe Tướng Giáp

Cập nhật lúc 05/08/2011 04:51:39 PM (GMT+7)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ lâu đã là một vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong những ngày cả nước hướng về Thủ đô để mừng thọ Đại tướng tròn 100 tuổi (Đại tướng sinh ngày 25/8/1911), phóng viên đã đến thăm văn phòng làm việc của Đại tướng và được gặp người trợ lý đã gắn bó với ông gần 40 năm (trong đó gần 20 năm nay phụ trách văn phòng của Đại tướng) - Đại tá Nguyễn Huyên.

Bài 1: Đại tướng làm việc không nghỉ và thông minh lạ kỳ

- Thưa Đại tá, ông vừa vào Quân y viện 108 thăm Đại tướng về, xin ông cho biết tình hình sức khỏe của Đại tướng?

Đại tá Nguyễn Huyên: Thường thì một tuần ba bốn lần tôi vào thăm Đại tướng. Dạo này sức khỏe của anh ổn định, tỉnh táo nhưng vẫn cần giữ gìn nên hạn chế người vào thăm. Hôm nay tôi có hỏi “Anh có đau ở đâu không?” thì Đại tướng lắc đầu. Mấy hôm trước hỏi câu đó, anh lấy tay chỉ ở bụng. Khi vừa vào thăm anh bắt tay tôi và khi chào anh ra về thì anh lại giơ tay nắm chặt tay tôi.

- Xin ông kể lại khi mới được giao nhiệm vụ đến làm việc bên Đại tướng, ông đã có ấn tượng gì đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Đại tá Nguyễn Huyên: Năm 1975, tôi được điều về văn phòng Bộ quốc phòng, sau đó được phân công đến làm việc giúp Đại tướng theo dõi về thời sự. Khi ấy Đại tướng đang cần có người tổng hợp thông tin thời sự trong nước và thế giới hàng ngày.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là sao lại có người làm việc trí óc với cường độ lớn đến thế. Làm suốt ngày, nhiều đêm làm việc đến tận khuya, hầu như trong đầu ít khi được nghỉ ngơi. Ngủ thì thôi chứ thức là anh lại suy nghĩ công việc, có lúc đang ăn cơm cũng dừng lại gọi điện thoại làm việc. Lúc nào anh cũng đòi hỏi được làm việc, cũng sẵn sàng trao đổi công việc. Mà khi tôi mới đến thì anh Văn đã vào tuổi 65.

Buổi sáng, Đại tướng vừa đi tập thể dục vừa nghe tôi báo cáo tình hình thời sự trong nước và thế giới. Từ khoảng năm giờ rưỡi hoặc sáu giờ sáng tôi đã có mặt đi theo anh để báo cáo tin tức lúc anh đang đi bộ tập thể dục.

Có thời kỳ văn phòng của Đại tướng có tất cả 17 người trong đó có 8 sĩ quan cấp Thiếu tá, Trung tá, Đại tá là những cán bộ nghiên cứu giúp anh làm việc. Mỗi người được phân công phụ trách một lĩnh vực như quân sự, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, công tác của Đảng, Nhà nước. Tuỳ theo công việc có lúc tập trung tất cả cùng nghiên cứu một vấn đề Đại tướng nêu lên.

Bộ phận văn phòng thường phải làm việc rất khẩn trương không kể ngày nghỉ, giờ nghỉ mới đáp ứng được yêu cầu của Đại tướng. Bộ phận cán bộ nghiên cứu phải theo dõi phân tích tổng hợp tình hình, đề xuất ý kiến về những vấn đề trong lĩnh vực mình phụ trách. Chúng tôi có nhiệm vụ báo cáo với Đại tướng để Đại tướng chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo, với các ngành, các địa phương, đơn vị.

Suốt thời kỳ những năm 80-90 của của thế kỷ 20, tôi thấy Đại tướng làm việc liên miên không nghỉ kể cả ngày Chủ nhật. Một hôm, tôi đề nghị với anh: “Chủ nhật này anh dành thời gian nghỉ ngơi một hôm cho thảnh thơi.” Anh liền nói ngay: “Cậu tưởng Chủ nhật để mình ngồi ở nhà như vậy là nghỉ à? Với mình một ngày mà trong đầu không nhận được thông tin gì mới thì cảm giác nó trì trệ, còn mệt hơn.”

Từ đó, tôi không bao giờ đề nghị anh nghỉ nữa. Và tất cả chúng tôi luôn sẵn sàng phân công nhau làm việc bên anh không nghỉ Chủ nhật.

Đối với anh Văn, lúc nào cũng muốn có thông tin, xử lý thông tin. Những năm anh 70, 75 cho đến 80 tuổi, anh đều dành thời gian đi thực tế thăm địa phương, đơn vị, cơ quan để hiểu tình hình để hiểu đời sống, sinh hoạt của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Thưa Đại tá, ấn tượng tiếp theo của ông về Đại tướng sẽ là điều gì ạ?

Đại tá Nguyễn Huyên: Đúng rồi, còn có ấn tượng thứ hai là tôi thấy anh Văn rất thông minh. Để báo cáo tin tức cho anh, tôi phải đọc trước các bản tin, có đoạn tin phức tạp tôi phải đọc hai ba lần mới hiểu. Vậy mà khi tôi đọc cho anh chỉ một lần trong khi anh vừa tập thể dục vừa nghe, tôi định đọc lại lần nữa thì anh khoát tay nói “Được rồi, hiểu rồi.” Và anh bình luận trúng ngay vào điểm cốt yếu của bản tin.

Có hôm phải làm báo cáo gấp, anh vừa đi lại trong phòng vừa đọc cho tôi ghi một mạch hơn 20 trang giấy.

Ấn tượng này được chứng minh rất rõ về sau, khi anh được Đảng, Nhà nước phân công phụ trách khoa học và giáo dục. Hai lĩnh vực mới mẻ và khó nhưng do thông minh và có cách làm việc rất khoa học, gắn lý luận với thực tiễn, tự học tập, nghe chuyên gia, biết cách giàu trí tuệ của mình nên chỉ trong một thời gian ngắn anh đã nắm bắt được vấn đề và có ý kiến chỉ đạo sắc bén.

Những lần phát biểu trước hội nghị, hội thảo anh chỉ chuẩn bị bằng ghi đề cương cho bài nói chứ hầu như không có việc đọc văn bản viết sẵn.

- Ông có thể cho biết sự quan tâm của Đại tướng với các cán bộ chiến sĩ trực tiếp giúp mình và sự quan tâm đối với gia đình?

Đại tá Nguyễn Huyên: Là một nhà lãnh đạo cấp cao, một vị tướng đứng đầu quân đội bận trăm công nghìn việc nhưng anh vẫn quan tâm đến anh chị em phục vụ và giúp mình làm việc, anh thường xuyên thăm hỏi tình hình gia đình, vợ con, có những lúc anh dành thời gian đến thăm gia đình anh chị em. Thỉnh thoảng anh lại thân mật trò chuyện trao đổi cùng anh em. Anh luôn được anh chị em hết lòng phục vụ không chỉ vì trách nhiệm được giao mà còn vì tình cảm yêu mến quý trọng.

Với gia đình, Đại tướng là một người mẫu mực luôn quan tâm đến sức khoẻ và sự tiến bộ của mọi người thân trong gia đình. Anh Văn và chị Hà luôn quan tâm chăm sóc giáo dục con cháu trưởng thành, gia đình hòa thuận. Có thể nói gia đình anh sống thật hạnh phúc. Đó là một nhân tố rất quan trọng để anh hoàn thành nhiệm vụ và sống khoẻ, sống vui, sống thọ.

- Sống bên Đại tướng nhiều năm, ông có thể cho biết Đại tướng ghét nhất là điều gì?

Đại tá Nguyễn Huyên: Anh ghét nhất là xu nịnh. Những ai cứ khúm núm, nói theo, nói cho vừa ý cấp trên không có chính kiến rõ ràng là anh không thích. Có câu chuyện thế này: Tôi nhớ một hôm có đồng chí cán bộ cấp cao đi nước ngoài về đến thăm anh, nói với anh: “Người như Đại tướng thì ở bên đó người ta dựng tượng lâu rồi đấy ạ!” Anh nghe đến đấy liền hỏi: “Anh nói cái gì vậy! Đó là việc của người ta.”…

(Theo VietNam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Giáp chưa hề treo chữ 'nhẫn'

Cập nhật lúc :2:49 PM, 06/08/2011

Đại tá Nguyễn Huyên, người trợ lý đã gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 40 năm, trong đó gần 20 năm nay phụ trách văn phòng của Đại tướng, tiếp tục cuộc trò chuyện với phóng viên về vị tướng huyền thoại của Việt Nam.

Phần đầu: Chuyện ít biết về Tướng Giáp

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng lỗi lạc, vậy thì cách cư xử của Đại tướng có "quân sự" và rất nguyên tắc không, thưa ông?

Đại tá Nguyễn Huyên: Anh nghiêm túc trong công việc nhưng không cứng nhắc đâu. Anh Văn còn hay đùa dí dỏm nữa. Ví dụ như khi đang tập trung làm việc tôi có việc cần xin anh nghỉ 10 phút thì anh bảo: “Cho cậu nghỉ hẳn 11 phút luôn!”

- Trong trường hợp gặp những ý kiến khác ý của mình thì Đại tướng có chấp nhận và chấp nhận thế nào, thưa ông?

Posted Image

Chụp tại phòng làm việc và tiếp khách của Đại tướng võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyễn Anh/Vietnam+.

Đại tá Nguyễn Huyên: Anh luôn thích trung thực, thẳng thắn. Anh hay dặn: “Cái gì thấy đúng thì cứ giữ ý kiến.” Đại tướng luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, dù ý kiến đó có thể ông chưa đồng tình. Chính vì thế khi anh đến các địa phương, các ngành ở đâu có có vấn đề gì người ta cũng muốn nói với anh. Có lẽ nhờ vậy mà anh có điều kiện để phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, hiểu được thực chất và tìm ra giải pháp thuận lòng người.

- Xin được mạo muội hỏi ông một chuyện? Có lần phỏng vấn một cán bộ quân đội, tôi được biết chuyện đồn về Đại tướng có treo chữ "nhẫn" ở chỗ làm việc là không đúng. Vậy mong ông nói rõ về việc này?

Đại tá Nguyễn Huyên: Chuyện nói Đại tướng treo chữ “nhẫn” mà bạn vừa nêu là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó. Một lần có người yêu kính Đại tướng muốn tặng anh chữ "Nhẫn" thư pháp lồng trong khung kính. Trước khi tặng, anh ấy có đến hỏi tôi, tôi nói chữ “nhẫn” có hai cách hiểu.

Thứ nhất có nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng cũng có nghĩa thứ hai là nhẫn nhục. Đại tướng chưa bao giờ là người chịu nhẫn nhục theo cách hiểu thứ hai. Vì vậy tặng là không nên vì có thể làm cho người ta hiểu sai lệch hoặc có kẻ xuyên tạc.

Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của Đại tướng. Nhưng Đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì Đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy.

Đại tướng là người luôn làm chủ tình hình, luôn chủ động, không bao giờ bị động, biết làm việc gì, nêu ý kiến gì, lúc nào cho đạt hiệu quả. Anh cũng là người giữ ý kiến của mình mà không gây mất đoàn kết, lại có phương pháp đấu tranh phù hợp để cuối cùng thực hiện được ý kiến đúng đắn đó và được mọi người đồng tình.

Theo Vietnam Plucs

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bức tranh bằng cát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Gần 30 bức tranh cát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với 6 chủ đề đã được nữ nghệ nhân Ý Lan mở triển lãm trưng bày nhằm bày tỏ tình cảm với Đại tướng nhân dịp ông tròn 100 tuổi.

Posted Image

Triển lãm tranh cát do nghệ nhân Ý Lan tổ chức từ 8/8 đến 12/8 tại Nhà triển lãm TP HCM (số 92 Lê Thánh Tôn, quận 1) với 6 chủ đề gồm: Đại tướng với Điện Biên Phủ, Người anh cả của quân đội, Vị tổng tư lệnh vĩ đại, Người học trò xuất sắc của Hồ Chủ Tịch, Tài - đức song toàn, Nhân - tâm trọn vẹn. Trong ảnh là bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên phó chủ tịch nước ngắm bức ảnh "Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm".

Posted Image

Bác Hồ và Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1953). Theo nghệ nhân Ý Lan, bà đã cùng các cộng sự làm việc ròng rã hơn một tháng để chuyển thể những ảnh tư liệu về đại tướng sang chất liệu tranh cát một cách sống động nhất.

Posted Image

Bộ Chính trị Trung ương đảng họp để nghiên cứu tình hình quân sự và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1953).

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Giáp nghiên cứu tác chiến Đông Khê - Chiến dịch Biên Giới (1950).

Posted Image

Đại tướng trên đường hành quân qua Phú Thọ (1949).

Posted Image

Đại tướng thăm "làng chiến đấu" Nguyên Xa - Thái Bình (1956).

Posted Image

Bác Tôn cùng đại tướng thăm đơn vị phòng không đã bảo vệ xuất sắc thủ đô Hà Nội (1973).

Posted Image

Đại tướng cùng các đại biểu tham gia Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ 2 (1948).

Posted Image

Đại tướng thay mặt Đảng và Nhà nước khen ngợi anh chị em công nhân đội vận tải (1967).

Posted Image

Đại tướng nghe báo cáo tình hình chiến sự Điện Biên Phủ (1954).

Posted Image

Đại tướng đến thăm, khen ngợi và tặng quà cho một xưởng dệt tư nhân có thành tích sản xuất tốt (2001).

Posted Image

Đại tướng về thăm đồng bào Điện Biên Phủ (1994).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến sỹ Điện Biên họp mặt mừng thọ Tướng Giáp

TP Online

20/08/2011

Ngày 20 - 8, trong không khí cả nước tổ chức nhiều hoạt động mừng đại thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (25 - 8 - 1911 - 25 - 8 - 2011), các cựu chiến sỹ Điện Biên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi họp mặt, giao lưu nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sắp tròn 100 tuổi.

Chỉ còn 5 ngày nữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (tính theo Dương lịch). Đối với các chiến sỹ Điện Biện năm nào thì ân tình với Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng sâu nặng.

Thay mặt các cựu chiến sỹ Điện Biên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Nam Phong bày tỏ niềm xúc động trước những công ơn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng là một trong những vị khai quốc công thần, xứng đáng với 10 chữ vàng “Võ công truyền quốc sử, văn đức quán nhân tâm” do Viện Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh kính tặng.

Tại buổi giao lưu, các cựu chiến binh đã kể lại những kỷ niệm sâu sắc và đầy xúc động khi được gắn bó và làm việc cùng Đại tướng. Toàn thể cựu chiến binh Điện Biên ngày ấy nguyện học tập tấm gương sáng ngời của Đại tướng và kính chúc Đại tướng sớm phục hồi sức khỏe.

Bà Võ Hòa Bình, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay mặt gia đình cảm ơn những tấm lòng tri ân và cho biết, Đại tướng cũng gửi lời chúc tốt đẹp đến các cựu chiến binh Điện Biên.

Theo Nguyễn Hoàng

TTXVN/Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại thọ tròn 100 tuổi

QĐND - Thứ Bẩy, 20/08/2011, 21:39 (GMT+7)

Mùa thu tháng tám năm 2011 đã đến, năm nay Anh Văn-Đại tướng nguyên Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tròn 100 tuổi (Anh sinh ngày 25-8-1911). Tính tuổi theo phong tục dân tộc, năm nay Tân Mão anh đã tròn 101 xuân.

Nhìn lại lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, từ xưa đến nay, Anh là một vị tướng kiệt xuất sống lâu nhất, thọ nhất. Thật là tự hào cho đất nước và hạnh phúc cho Anh cùng gia đình.

Hơn một năm nay, tuổi ngày càng cao, sức khỏe ngày càng giảm, Anh phải nằm điều dưỡng ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhiều đồng bào, đồng chí trong nước, ngoài nước đã hướng về Hà Nội theo dõi sức khỏe của Anh, mong Anh sống lâu, sống thọ trên 100 tuổi.

Lòng mong ước ấy nay đã trở thành hiện thực. Chúng ta cảm ơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc Anh.

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, với tất cả tấm lòng yêu thương, quý trọng Anh Văn - Đại tướng nguyên Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, chúng ta vui mừng kính gửi đến Anh lời mừng thọ, lời chúc mừng thắm thiết nhất. Chúc Anh với sự chăm sóc tận tình của bệnh viện, sức khỏe tiếp tục ổn định, tỉnh táo, trường thọ để chứng kiến sự phát triển tiến lên của đất nước trong công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Sự nuôi dạy của gia đình, quê hương, truyền thống và văn hóa của dân tộc, lý tưởng và cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng - Bác Hồ, của toàn dân, toàn quân ta đã hun đúc nên một nhân vật lịch sử tiêu biểu, một vị tướng kiệt xuất, người con anh hùng của dân tộc, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng nguyên Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Nhìn lại cuộc đời Anh, từ đầu thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 đến nay, một thế kỷ qua, Anh đã sống, học tập, hoạt động, chiến đấu hết sức phong phú và sáng tạo, hết sức sôi nổi và hào hùng, trọn đời vì nước vì dân.

Thời tuổi trẻ, Anh học giỏi thông minh, thường đứng đầu lớp, đứng đầu kỳ thi lúc học trường Tổng, trường huyện, giỏi tiếng Việt, tiếng Pháp, tự học vươn lên đậu tú tài, vừa đi dạy, vừa hoạt động, vừa đi học đã đỗ thủ khoa môn kinh tế - chính trị học trong kỳ thi học sinh giỏi toàn Đông Dương, sau đó đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp cử nhân luật. Anh sớm nhận biết nỗi nhục mất nước, ghét Tây, nên ngay từ đầu đã chọn đúng hướng đi cho cuộc đời: Từ chối học bổng của chính quyền thực dân cấp cho sang Pháp học để về làm việc cho họ, mà dấn thân vào phong trào yêu nước, tham gia Đảng Cộng sản để đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, cứu nước, cứu dân. Đang hoạt động ở trong nước, khi cách mạng cần, Anh đã sẵn sàng rời bục giảng, xếp bút nghiên, từ giã vợ con yêu dấu để lên đường đi hoạt động theo sự phân công của Đảng.

Là một trí thức tham gia cách mạng, anh đã may mắn sớm gặp được Bác Hồ, được Bác giao nhiệm vụ, rèn luyện thử thách trong thời kỳ đầu cách mạng. Với nhãn quan sắc sảo, Bác Hồ đã sớm phát hiện ra phẩm chất và tài năng của Anh. Một thầy giáo, người làm việc văn mà tiềm ẩn bên trong một tài năng về võ. Bác và Đảng đã tin tưởng giao cho Anh phụ trách quân sự, có nhiệm vụ thành lập ra đội quân chủ lực đầu tiên, xây dựng đội quân ấy nhanh chóng phát triển thành Việt Nam Giải phóng quân - Quân đội quốc gia về sau gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam và ủy quyền làm Tổng chỉ huy, về sau là Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy quân đội ấy đánh giặc, cứu nước. Mặc dầu giao cho anh việc Võ, nhưng Bác vẫn gọi anh là Văn. Phải chăng, Bác Hồ muốn căn dặn làm việc Võ nhưng phải trên nền Văn. Đúng như câu đối của một cựu chiến binh phường Thành Công-Hà Nội khái quát về anh thật biện chứng, sâu sắc: “Văn lo vận nước văn thành Võ/Võ thấu lòng dân võ hóa Văn”. Qua sự kiện này, chúng ta càng thấy Bác Hồ thật sáng suốt, Bác đã chọn đúng người, giao đúng việc. Có thể nói, đây là một hạnh phúc cho dân tộc ta, quân đội ta. Anh đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ Bác giao, là người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và là người học trò xuất sắc, gần gũi nhất của Bác Hồ. Anh thuộc thế hệ những người lãnh đạo cùng với Bác Hồ chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam.

Anh là một vị tướng không qua trường lớp quân sự nào và ngay từ đầu không phải đã có sẵn quân đội mà qua hoạt động chính trị, đi vận động quần chúng, phát triển lực lượng chính trị rồi tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập và xây dựng đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, càng đánh càng mạnh, càng thắng, trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Qua tôi luyện trong thực tế chiến đấu và nghiên cứu học tập kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc ta và của thế giới, Anh đã trở thành một vị tướng kiệt xuất, đã từng đánh bại nhiều Đại tướng sừng sỏ của các đội quân xâm lược.

Anh là một vị tướng bậc thầy của chiến tranh nhân dân. Đánh giặc luôn dựa chắc vào nhân dân, vào sức mạnh đoàn kết quân dân, vào sức mạnh của ba thứ quân, lấy quân chủ lực làm nòng cốt. Đánh giặc với tinh thần tiến công quyết chiến, quyết thắng, kết hợp với trí thông minh sáng tạo, dũng cảm và mưu trí. Đánh giặc bằng mọi cách: Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, với tư tưởng chỉ đạo: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Tư tưởng chiến lược là tiến công, nhưng cách đánh thì có tiến công, có phòng ngự khi cần thiết. Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, kết hợp thô sơ và hiện đại; lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều; luôn coi trọng bí mật bất ngờ, nghi binh lừa địch; coi trọng làm đường quân sự để bảo đảm hậu cần và bảo đảm cơ động lực lượng. Anh luôn xuất phát từ thực tiễn, phân tích so sánh lực lượng một cách biện chứng, làm rõ chỗ mạnh, chỗ yếu, thuận lợi, khó khăn của địch, của ta để tìm ra cách đánh phù hợp, hiệu quả cao, thương vong ít, quyết đoán, táo bạo nhưng chắc thắng, không chủ quan duy ý chí. Anh luôn coi trọng tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm để quân đội càng đánh càng trưởng thành, coi trọng công tác nghiên cứu khoa học để xây dựng nền khoa học quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong 34 năm cầm quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Anh đã góp phần lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám; với tư cách là Tổng tư lệnh, Bí thư Tổng Quân ủy sau này là Quân ủy Trung ương, Anh đã trực tiếp chỉ huy quân đội ta cùng với toàn dân chiến đấu lập nhiều chiến công oanh liệt, nhiều thành tích vẻ vang trong cuộc kháng chiến 30 năm đánh thắng hai đế quốc to, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, Anh được phân công phụ trách hai lĩnh vực khoa học và giáo dục, trong đó có một thời gian tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Hơn 20 năm phụ trách các công tác ấy, Anh đã góp phần xây dựng nền khoa học và nền giáo dục nước nhà đạt một số thành tựu phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; góp phần quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta.

Suốt thời gian về nghỉ, tuy tuổi cao, nhưng Anh luôn quan tâm theo dõi tình hình đất nước và quốc tế, tích cực đóng góp ý kiến với lãnh đạo những vấn đề mà Anh cho là quan trọng. Anh đã có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới như: Cổ vũ tinh thần thực tiễn, năng động, sáng tạo, chống giáo điều bảo thủ, tham gia ý kiến về chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; chiến lược phát triển kinh tế và khoa học biển; chiến lược bảo vệ Tổ quốc; về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; về chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực…

Anh là một vị tướng hầu như được toàn quân tuyệt đối tin tưởng, kính trọng, yêu mến. Tướng lĩnh của quân đội ta đã từng ca ngợi Anh: Là “vị tướng văn võ song toàn”, “nhà chiến lược thiên tài, nhà quân sự lỗi lạc”, “vị tướng huyền thoại”, “vị tướng kiệt xuất”, “là tướng của các vị tướng, tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy”, “là vị Tổng tư lệnh không phạm sai lầm trong chiến lược, chiến thuật”. Có vị tướng cho rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực chất là Đại nguyên soái thời đại Hồ Chí Minh. Đúng Anh là người Anh cả của quân đội ta.

Anh là một vị tướng được đồng bào, đồng chí trong cả nước quý trọng, tin tưởng, biết ơn. Trong nhiều năm qua, khi anh đã về nghỉ, cứ đến ngày lễ, ngày Tết, sinh nhật, đông đảo đồng bào, đồng chí đến thăm, chúc mừng anh. Nhiều đồng chí cho rằng đây là một hiện tượng hiếm có. Một đồng chí lãnh đạo mà khi về nghỉ, người đến thăm hỏi đông hơn, nhiều hơn khi còn làm việc và thể hiện tình cảm thắm thiết, sâu nặng. Đúng Anh là một vị tướng của nhân dân!

Anh cũng là một vị tướng được đông đảo bạn bè quốc tế kính phục. Nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều đoàn quốc tế đến Việt Nam đã đến tận nhà thăm Anh. Nhiều chính khách, nhiều nhà khoa học, sử học, nhà quân sự nhiều nước, kể cả các tướng lĩnh là đối phương trước đây đều khâm phục Anh, có nhiều tác phẩm viết về Anh. Họ coi Anh “là vị tướng huyền thoại”, “một vị tướng vĩ đại”, “một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20” “một trong những thống soái lớn nhất của mọi thời đại”. Anh đúng là một vị tướng kiệt xuất của nhân loại!

Anh là vị tướng có uy tín lớn trong nước và trên thế giới, không chỉ vì tài năng và sự nghiệp Anh đã cống hiến mà còn vì phẩm chất đạo đức trong sáng. Anh đã hết lòng yêu nước, thương dân, “dĩ công vi thượng”, toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Anh sống khiêm nhường, bao dung độ lượng, lắng nghe ý kiến, dân chủ bàn bạc, chan hòa, gần gũi, thương yêu cán bộ chiến sĩ, tôn trọng nhân dân, quan tâm đến gia đình, bạn bè, đồng chí. Anh sống trọng nhân nghĩa, trung thực, liêm khiết, gương mẫu. Đúng anh là một vị nhân tướng!

Tình cảm yêu thương, quý trọng của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế đối với Anh thật là bao la, thể hiện nghĩa tình thật là sâu đậm. Tình cảm ấy đã đi vào các lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Biết bao tác phẩm về thơ, câu đối, nhạc, kịch, phim, ảnh, tượng, tranh, sách, báo trong nước và ngoài nước nói về Anh. Biết bao vật phẩm quý báu được mang đến tặng Anh. Tất cả đều thể hiện một tình cảm chân thành và nồng hậu.

Lòng dân là tất cả.

Anh đã thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân”. Suốt cuộc đời, Anh đã cống hiến cho dân, cho nước, nên Anh được toàn dân thương yêu, quý trọng. Đó là phần thưởng cao quý nhất, là nguồn động viên to lớn nhất và là tài sản tinh thần vô giá mà Anh gặt hái được trong cuộc đời cách mạng.

Năm nay, Anh đã vượt 100 tuổi, xin chúc Anh vui, thanh thản, trường thọ.

Đại tá Nguyễn Huyên, Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(http://www.qdnd.vn/q...52/Default.aspx)

===========

Thật là phúc ấm cho dân tộc.

Sao Nhà nước chưa phong hàm Nguyên soái cho cụ nhỉ? Phải chi dịp này nhân dịp 100 tuổi làm việc này thì hay.

Với những vị tướng kiệt xuất như cụ mà vẫn chỉ dùng hệ thống hàm cấp thông thường thì có được không?

Kính chúc cụ luôn khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi ức của vị trợ lý đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 21/8/2011, 00:04 GMT+7

Miệt mài làm việc quên cả chuẩn bị thủ tục bay cho Đại tướng, chứng kiến vị Tổng Tư lệnh quấn lá ngải cứu quanh đầu do thức trắng đêm nghĩ cách đánh trận... đại tá Hoàng Minh Phương nhớ lại những năm tháng làm trợ lý tướng Giáp.

Những bức ảnh chưa từng công bố về tướng Giáp/ Ảnh đời thường của đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 20/8, hơn 350 chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP HCM đã họp mặt mừng đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Những bài thơ, bức tranh... được họ gửi gắm đến vị Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam.

Posted Image

Các chiến sĩ Điện Biên Phủ chụp ảnh kỷ niệm với con gái đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng giữa). Ảnh: Tá Lâm.

Đại tá Hoàng Minh Phương (84 tuổi, nguyên trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp) xúc động nói, vượt qua tuổi 100 là một niềm hạnh phúc lớn không chỉ của đại tướng và gia đình mà còn là niềm vui lớn của các chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa.

"Đối với các chiến sĩ Điện Biên Phủ, ân tình với đại tướng lại càng sâu nặng. Nếu không có quyết định sáng suốt, thay đổi cách đánh, từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc của Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa thì hậu quả thật khôn lường. Có lẽ chúng ta ngồi đây đã hy sinh hết", vị trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp nói.

Đại tá Phương kể lại, ông bắt đầu làm trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chiến dịch Biên Giới (1950) khi mới 22 tuổi. Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi, ông chia tay với vị Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Sau này, mỗi lần đại tướng vào TP HCM, đại tá Phương lại có dịp ân cần trợ giúp cho "người anh cả".

Là trợ lý nên ông có điều kiện hiểu biết nhiều về đại tướng kể cả thời niên thiếu của ông. "Quê tôi vào mùa gặt thường thuê phường gặt. Ngày gặt ngoài đồng, tối về giã gạo mọi người luôn miệng hát "Khoan khoan hò khoan", do vậy mà tôi rất thuộc bài giã gạo. Những năm mất mùa đói kém, nhà tôi phải đi vay thóc về giã mới có ăn. Sau mùa gặt, tôi cùng mẹ đi trả nợ bị địa chủ Bá Hai ở Mỹ Lộc buộc phải đem thóc ra quạt mạnh cho bay hết hạt lép, cuối cùng chỉ còn lại hai phần ba. Mẹ tôi đành chịu, nhà nghèo lại càng nghèo khiến lòng tôi vô cùng căm uất", ông Phương kể lại câu chuyên đại tướng Võ Nguyên Giáp từng kể cho ông.

Posted Image

Đại tá Hoàng Minh Phương (thứ hai từ bên phải qua) trao bức "Hào khí trăm năm" do nghệ nhân Ý Lan gửi tặng cho Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.

Nhớ lại chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tá Phương kể, tối 25/1/1954, Đại tướng thức trắng một đêm không ngủ suy nghĩ cách đánh. Sáng hôm sau, ông lên thì thấy đại tướng quấn lá ngải cứu xung quanh đầu. Vị trợ lý hỏi: "Anh nhức đầu hay sao?" thì được Đại tướng nói: "Mười một ngày qua mình trăn trở vì chủ trương đánh nhanh thắng nhanh và suốt đêm qua không ngủ được. Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu rồi mà những yếu tố thắng lợi ta chưa nắm chắc. Cậu qua báo với trưởng đoàn cố vấn đề nghị xin làm việc sớm để mình thuyết phục cho kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc tiến chắc".

Có một kỷ niệm mà trợ lý Phương không bao giờ quên là một lần đến trễ làm thủ tục bay cho Đại tướng. Do miệt mài dịch tài liệu đến 4 giờ sáng nên ông ngủ quên đến gần 7 giờ sáng mới lò mò dậy, trong khi chuyến bay đưa Đại tướng ra nước ngoài công tác khởi hành lúc 7h sáng.

Vội vàng ra sân bay, trợ lý Phương ngồi vào một góc và chờ đợi một trận la mắng của Đại tướng, nhưng vị Tổng Tư lệnh không hề trách móc, trái lại còn hỏi thăm: "Cậu đêm qua thức khuya dịch tài liệu không ngủ phải không? Mình phải kiếm cho cậu một cô vợ để về quản cậu chặt chẽ nếu không cứ thức đêm như thế không tốt".

"Lúc đó tôi thở phào nhẹ nhỏm. Đại tướng thường rất quan tâm đến anh em chiến sĩ, xem như những người bạn chí cốt. Còn anh em thì quý trọng ông như người anh cả", trợ lý Phương cười tươi.

Cũng có mặt trong buổi họp mặt, bà Hòa Bình (con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) xúc động trước tình cảm của những chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa giành cho cha mình.

Posted Image

Con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận tranh các cựu chiến binh gửi tặng Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.

"Buổi sáng, trước khi bay vào TP HCM, cháu có báo với ba là sẽ vào Sài Gòn dự buổi họp mặt của các cô, các chú mừng ba 100 tuổi. Ba có nói ba gởi lời hỏi thăm mọi người", bà Bình kể.

Con gái của Đại tướng cũng cho hay bà từng nghe cha nói: "Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên chiến sĩ trên mặt trận". Và trong những lần gặp mặt các chiến sĩ, đại tướng cũng thường nói: "Chúng ta gặp mặt nhau ở đây là quý lắm rồi "và bao giờ ông cũng nhớ tới những người đã hy sinh. Chính những lần nghe cha nói như thế, bà Hòa Bình mới thấm thía nghĩa tình của những người chiến sĩ.

Thay mặt cho hơn 350 chiến sĩ Điện Biên Phủ, đại tá Phương đã gửi thư chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. "Kính chúc đại tướng duy trì được sức khỏe để sống lâu hơn nữa cùng con cháu và chứng kiến những đổi thay của đất nước", bức thư viết.

Tá Lâm

=======================

Nếu không có quyết định sáng suốt, thay đổi cách đánh, từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc của Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa thì hậu quả thật khôn lường. Có lẽ chúng ta ngồi đây đã hy sinh hết", vị trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp nói.

"Hy sinh hết" đã là một chuyện, nhưng hậu quả của nó còn là nội dung Hiệp định Genève sau đó sẽ như thế nào. Chưa nói đến chuyện có hiệp định đó nữa hay không. Trên thực tế, ngay cả khi Pháp thua trong trận Điện Biên Phủ, tướng Nava còn muốn tiếp tục chiến tranh và không muốn chính phủ Pháp ký hiệp định Genève. Qua đó, đủ hiểu quyết định của Ngài Đại Tướng dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ cực kỳ quan trọng trong giai đoạn lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Pháp: "Tướng Giáp, nhà chiến lược của tự do”

Thứ Hai, 22/08/2011 - 16:25

Tạp chí Nhân đạo của Pháp số cuối tuần gần đây đã dành đặc biệt 6 trang in màu để viết về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bài viết có tiêu đề “Tướng Giáp, nhà chiến lược của tự do” do nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel - nguyên là phóng viên thường trú báo Nhân đạo tại Việt Nam trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, viết.

Tác giả cũng đã sử dụng những bức ảnh tư liệu quý giá về cuộc làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Bác Hồ; về đoàn xe đạp thồ với “khoảng 260.000 chiếc" vượt qua rừng rậm đi dưới làn bom napal của thực dân Pháp để tiếp viện chiến dịch Điện Biện Phủ, rồi hình ảnh các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam vẫy cờ chiến thắng trên nóc hầm tướng De Castries, ngày 7/5/1954, tại chiến dịch Điên Biên Phủ; ảnh xe tăng Việt Nam đâm đổ cánh cổng của Dinh Độc lập, ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn giành chiến thắng kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thống nhất đất nước… để minh họa cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cuộc đời ông gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam trước đây.

Trong bài báo của mình, Daniel Roussel thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà chiến lược quân sự tài ba của Việt Nam, từ sinh trưởng cho tới khi trở thành vị Đại tướng, chỉ huy cuộc đấu tranh của quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước thực dân Pháp với trận Điện Biên Phủ vang dội địa cầu.

Tác giả cũng nêu bật vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước cũng như những đóng góp của ông đối với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

Tác giả viết: "Năm 1986, ông ủng hộ cho chính sách đổi mới về kinh tế đất nước, chính sự đổi mới này đã đưa Việt Nam đi lên trên con đường phát triển. Ông luôn gần gũi nhân dân và thấy được mọi khó khăn của người dân."

Bài báo cũng có đoạn: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại một làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam, trong một gia đình trồng lúa. Nhưng rồi lần lượt ông đã trở thành giáo sư, nhà báo, nhà lãnh đạo chính trị và Đại tướng của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra không hề được báo trước là sẽ trở thành một thiên tài về quân sự. Nhưng năm 1940, khi lần đầu tiên ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, ông bắt đầu nghiên cứu các vấn đề quân sự và những thao lược quân sự trong sách giáo khoa của Pháp. Ông nghiên cứu nghệ thuật chiến tranh trong như từng nghiên cứu chủ nghĩa Mác…"

Tác giả cũng cho biết, bài viết này là kết quả của hàng chục lần tác giả được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tất cả tình cảm quý mến và sự kính trọng.

Theo ông, Đại tướng là con người rất dễ chịu, thạo nói tiếng Pháp, có cái nhìn trực diện và cái bắt tay chắc nịch. Đây cũng chính là những biểu hiện của người lãnh đạo.

Kể lại những kỷ niệm của tác giả khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông ở tuổi 30, tác giả Daniel Roussel cho biết trong những cuộc gặp này không bao giờ có vấn đề gì bị coi là cấm kỵ không được đề cập đến. Nhưng khi gặp một vấn đề khó chịu, giọng Đại tướng trở nên đanh lại. Ông là con người của sự nhiệt huyết và là "vị tướng của hòa bình.”

Daniel Roussel viết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyền thoại sống ở Việt Nam - nhà chiến lược đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc cuộc chiến tranh của Thực dân Pháp; năm 1973 buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt sự xâm lược Việt Nam và năm 1975, làm tan rã quân đội “bù nhìn” miền Nam Việt Nam thống nhất đất nước. Ông được công nhận là một trong các nhà quân sự tài giỏi nhất và một nhà chiến lược chiến tranh nhân dân.”

Nhưng theo Daniel Roussel, trước hết đối với nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho một trong những người trung thành với tư tưởng Hồ Chí Chí Minh - người đã khai sinh ra nền độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Theo Lê Hà

Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mãi mãi là Đại tướng

Thứ Ba, 23/08/2011 - 01:39

(Dân trí) - Khai mạc chiều 22/8, triển lãm giới thiệu cuốn sách ảnh mới về Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được đông đảo người dân quan tâm. Gần 200 bức ảnh được giới thiệu đã phác hoạ sống động cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng tài ba...

>> Quyết định khó khăn nhất cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dịp 100 năm ngày sinh của đại tướng Võ Nguyên Giáp, 66 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, gần 200 bức ảnh trong cuốn sách - một phần nhỏ trong cuộc đời và sự nghiệp to lớn của đại tướng, với nhiều nguồn khác nhau như Thông tấn xã Việt Nam, các thế hệ chiến sỹ đã sát cánh cùng Đại tướng trong các bước đường của lịch sử đấu tranh của cách mạng Việt Nam và đặc biệt là từ đông đảo người dân Việt Nam, những người luôn lưu giữ hình ảnh của một anh Văn, một cách trân trọng nhất… đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong lời tựa của cuốn sách ảnh này, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng viết: "Cuốn sách Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã phác họa khá đầy đủ và chân thực bức chân dung sống động về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng tài ba, một nhà cách mạng nổi tiếng, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người con ưu tú của dân tộc, được nhân dân cả nước yêu mến và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.…"

Cuốn sách có giá trị không chỉ với nhân dân ta mà đối với cả bạn bè quốc tế, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau.

Posted Image

Ngày 27/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm đại tướng cho Võ Nguyên Giáp khi ông 37 tuổi

Posted Image

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức quân chủ lực đầu tiên năm 1944

Posted Image

Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên

ở Hà Nội năm 1945 sau khi giành được chính quyền

Posted Image

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sau tổng tuyển cử năm 1946,

đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyền trưởng ban Thường trực Quốc Hội Tôn Đức Thắng

cùng các bộ trưởng tại Việt Bắc năm 1948

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp và trưởng ban Thường trực Quốc Hội

Bùi Bằng Đoàn những năm đầu chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc

Posted Image

Bữa cơm tại đèo Re (Thái Nguyên 1948) của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh,

đại tướng Võ Nguyên Giáp và ủy viên ban thường vụ TƯ Đảng Lê Đức Thọ

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và phó thủ tướng Phạm Văn Đồng

sau phiên họp tổng kết chiến dịch Biên giới 1950

Posted Image

Đảng Ủy chiến dịch Biên giới 1950: (từ trái sang phải) Ủy viên quân ủy trung ương Trung tướng Bùi Quang Tạo

Chủ nhiệm Tổng cục Hậu Cần Kỹ Thuật Trần Đăng Ninh, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị Lê Liêm

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (cụt tay)

và Tiếu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến chiến dịch Biên Giới

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa giải phóng (1950)

Posted Image

Trên đường đi chiến dịch Biên Giới 1950, đại tướng thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Posted Image

Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Hoàng Văn Thái

trên đường đi chiến dịch Trần Hưng Đạo (1951)

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Suphanouvong

bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào 1953

Posted Image

Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954

(trích từ phim "Việt Nam trên đường thắng lợi")

Posted Image

Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi diễn biến trận Điện Biên Phủ

Posted Image

Mệnh lệnh tổng công kích

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ TƯ Đảng

quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Posted Image

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm tiểu đoàn 77,

trung đoàn tên lửa 257 đơn vị xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch rà phá thủy lôi năm 1973,

đại tướng khẳng định: Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển hải đảo của Tổ quốc

Posted Image

Đại tướng cùng bộ Tổng tham mưu, bộ Tư lệnh Miền và

Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên chuẩn bị chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chính ủy Miền Nguyễn Chí Thanh năm 1966

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên thăm đường 20 Quyết Thắng

và nói chuyện với tiểu đoàn 33 Công binh Anh hùng tại ngầm Tà Lê đường 209, Binh trạm 3 (3-1973)

Posted Image

Chiến sỹ thi đua trong chiến dịch Điện Biên công kênh đại tướng Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công 13.5.1954

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm thương bệnh binh sau chiến thắng Điện Biên Phủ

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó ban Thường trực Quốc Hội Tôn Đức Thắng, Tổng Bí thư Trường Chinh,

đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng – Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái,

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị Lê Liêm đi thăm hỏi và động viên

cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Posted Image

Đại tướng thăm hỏi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải thuyền sông Gianh (1968)

Posted Image

Đại tướng thăm một đơn vị Hải quân ở cửa sông Bạch Đằng sau ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc

Posted Image

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, thủ tướng Phạm Văn Đồng

và đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp các cán bộ cao cấp toàn quân năm 1969

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đại tướng duyệt phương án đánh B52 Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 Posted Image

Đại tướng đến thăm bộ đội xe tăng

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đường 20 Quyết Thắng

và nói chuyện với tiểu đoàn 33 Công binh Anh hùng

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Chính ủy đoàn 559 Đặng Tính tại Trường Sơn năm 1973

Posted Image

Đại tướng cùng Tư lệnh bộ đội Trường Sơn kiểm tra tiến độ thi công đường chiến lược năm 1973

Posted Image

Tổ thường trực tham mưu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

bao gồm đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Cao Văn Khánh và Đại tá Lê Hữu Đức

Posted Image

Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7.4.1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn:

...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...

Posted Image

Quân ủy TƯ đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

Posted Image

Đại tướng trồng cây lưu niệm tại Quốc Học huế, nơi ông đã từng theo học

Posted Image

Thắp hương bên mộ nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai

Posted Image

Đại tướng nói chuyện với bà con Mường Phăng năm 2004

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần thăm địa đạo Củ Chi (Tp Hồ Chí Minh)

Posted Image

Đại tướng thăm bà mẹ VNAH Võ Thị Hồi 96 tuổi tại Củ Chi

Posted Image

Đại tướng thăm đội du kích Củ Chi

Posted Image

Đại tướng - Tổng tư lệnh dẫn đầu đoàn quân sự nước ta sang thăm Liên Xô năm 1977

Posted Image

Đại tướng trò chuyện với Chủ Tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cuba

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara năm 1995

Posted Image

Đại tướng thăm trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô - 1978)

Triển lãm mở cửa đến ngày 3/9/2011 tại nhà triển lãm 45 Tràng Tiền - Hà Nội.

Việt Hưng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯỚNG GIÁP TRONG MẮT CÁC TƯỚNG LĨNH

Tròn 100 năm ngày sinh đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911), nhiều tướng lĩnh, nghệ sĩ đã chia sẻ kỷ niệm, ấn tượng về người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người được xem như "Trần Hưng Đạo của thế kỷ 20".

Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Tham mưu trưởng Trung đoàn 36 - Đại đoàn 308:

Posted Image

Trung tướng Vũ Xuân Vinh. Ảnh: T.D.

Tôi đã gặp đại tướng nhiều lần, đặc biệt khi ông là Tư lệnh Sư đoàn giải phóng Đà Nẵng và Huế. Ngày 21/5/1975, khi ông vào chiến trường, chúng tôi bảo chúc mừng anh Cả nhân dịp 21 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và vừa giải phóng miền Nam. Ông xoa đầu tôi rồi bảo sao giờ tóc bạc nhiều vậy, trước vẫn còn trông như con nít. Tôi cười nói mình chỉ kém ông một giáp thôi chứ không trẻ lắm đâu.

Đại tướng oai phong nhưng rất nhân hậu. Ông thương chiến sĩ lắm. Thêm nữa, ông rất trí tuệ và nhiều lúc rất hài hước. Năm 1972, hôm đánh máy bay B52, ông xuống Sở chỉ huy tên lửa và bảo tôi: "Vinh ơi, hôm nay đánh bao nhiêu tên lửa?", tôi bảo: "Vừa mới được tiếp 100 đoạn tên lửa nhưng vẫn phải tiết kiệm”. Ông cười nói: "Cho hôm nay bắn thoải mái, nhưng không được bắn phát một nhé".

Làm công tác đối ngoại nên tôi tiếp xúc nhiều với bạn bè quốc tế và họ rất phục đại tướng, gọi ông là vị tướng huyền thoại. Algeria cũng phục đại tướng lắm bởi sau chiến thắng Điện Biên Phủ được 7 tháng, dù sợ Pháp nhưng nước này vẫn bắt chước Việt Nam để đánh Pháp và giành thắng lợi.

Một lần, Chủ tịch Liên đoàn Cựu chiến binh thế giới là người Pháp đến gặp đại tướng. Ông này có hai câu hỏi, thứ nhất đại tướng có chiến lược gì mà kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đại tướng nói: "Đơn giản thôi, chỉ có chiến lược hòa bình. Tôi không đánh ai nhưng ai đánh tôi thì toàn dân từ già trẻ, gái trai bằng mọi phương tiện đánh đến cùng". Vừa nghe xong câu hỏi thứ hai rằng: "Đại tướng có phép màu gì mà 93 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn", ông liền nói: "Đó là chiến lược con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói 'Dĩ công vi thượng’ tức là bao giờ cũng lấy việc công là trên hết, việc nhỏ nhặt bỏ qua, thanh thản thì mới sống lâu được. Ngoài ra tôi tập thiền và tập xoa tay 100 lần mỗi ngày”.

Rồi đại tướng nói thêm: "Là Chủ tịch Liên đoàn Cựu chiến binh thế giới, ông phải nhắc thanh niên làm thế nào để giữ vững hòa bình, đoàn kết, không được làm 'luật rừng' nước lớn bắt nạt nước bé. Thứ hai là thanh niên phải gặp nhau ở giảng đường, sân thể thao... không được gặp nhau trên chiến trường". Nghe vậy, ông Chủ tịch Liên đoàn Cựu chiến binh liền nói thế thì phải phong đại tướng là đại tướng của hòa bình thế giới.

Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân:

Posted Image

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt. Ảnh: T.D

Nhiều lần gặp đại tướng nhưng lần làm tôi nhớ nhất là cách đây 3 năm, khi tôi đã nghỉ hưu. Hôm đó, tôi dẫn một đoàn anh hùng của Quân chủng Phòng không - Không quân lên gặp đại tướng nhân dịp bác 98 tuổi. Lúc đó bác đã yếu nhưng vẫn đi lại được.

Tôi có nói với bác "Lần này, các anh hùng của Quân chủng đến đây, đề nghị bác cho mỗi đồng chí chụp với bác một kiểu ảnh". Bác nói đùa rằng: "Tôi nhất trí, nhưng mà tôi chụp với anh hùng thật chứ tôi không chụp với anh hùng rởm đâu nhé". Câu nói đó thể hiện sự hài hước, vui vẻ của bác chứ không có ý gì. Sau đó, lần lượt từng đồng chí vào chụp một kiểu ảnh với bác. Giờ tôi vẫn còn giữ bức ảnh đó làm kỷ niệm.

Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308, nguyên Cục trưởng Văn hóa, phái viên Tổng cục Chính trị:

Posted Image

Trung tướng Phạm Hồng Cư. Ảnh: T.D

Thế hệ trẻ Việt Nam cần biết rằng đất nước có nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm. Trước đây, có nhiều vị tướng như Trần Hưng Đạo đánh thắng 3 lần quân Nguyên Mông. Với kỳ tích 2 lần đánh thắng 2 đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem như Trần Hưng Đạo của thế kỷ 20.

Thế hệ hiện nay biết ông từ một nhà giáo dạy sử trở thành đại tướng, hoàn toàn bằng sự tìm hiểu thực tiễn, lấy chiến tranh làm bài học, từ đó rút ra quy luật để dẫn đến thắng lợi. Bài học ấy rất thiết thực đối với thế hệ trẻ.

Trong chiến tranh chống Mỹ, sau chiến thắng năm 1971, tại đường 9 Nam Lào, đại tướng vào thăm chiến trường. Lúc đó tôi ở mặt trận, báo cáo với đại tướng tình hình chiến sự. Ấn tượng của tôi, ông là người gần lính, thương lính và đó là vị nhân tướng. Ở ông có đủ cả 6 chữ "Chí, Dũng, Nhân, Tín, Kiên, Trung".

Nhà báo Hoàng Kim Đáng, nguyên Ủy viên ban thư ký Hội Nhiếp ảnh Việt Nam:

Posted Image

Ông Hoàng Kim Đáng. Ảnh: T.D

Tôi được tiếp xúc với ông khoảng 5 lần. Khi mới cầm máy, tôi được phân công đi theo đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Phạm Kiệt trong chuyến đi Sầm Sơn. Đại tướng hỏi tôi: "Phóng viên đã chụp được nhiều chưa?", tôi trả lời: "Thưa đại tướng, tôi chụp hỏng nhiều hơn được". Ông liền nói: "Vậy thì mình đứng lại cho bạn chụp". Rồi đại tướng cùng thiếu tướng Phạm Kiệt đứng nói chuyện và tôi chụp được rất nhiều ảnh.

Lần gần đây nhất, năm 2007, tôi cùng NXB Chính trị Quốc gia lên tặng đại tướng cuốn sách "Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh" in 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp. Tôi nói hôm nay tặng đại tướng một số ảnh tôi chụp ở chiến trường cách đây gần 40 năm. Nghe đến đó, đại tướng liền nói: "Hồi ấy chắc mình đẹp trai lắm nhỉ?", mọi người rộ lên cười. Tôi trả lời: "Không những thời ấy đại tướng đẹp trai mà đại tướng mãi mãi đẹp trai chứ không phải đẹp lão". Mọi người lại cùng cười và đại tướng ký vào bức ảnh.

Tiến Dũng thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯỚNG GIÁP TRONG MẮT CÁC TƯỚNG LĨNH

Tròn 100 năm ngày sinh đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911), nhiều tướng lĩnh, nghệ sĩ đã chia sẻ kỷ niệm, ấn tượng về người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người được xem như "Trần Hưng Đạo của thế kỷ 20".

Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Tham mưu trưởng Trung đoàn 36 - Đại đoàn 308:

Posted Image

Trung tướng Vũ Xuân Vinh. Ảnh: T.D.

Lần gần đây nhất, năm 2007, tôi cùng NXB Chính trị Quốc gia lên tặng đại tướng cuốn sách "Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh" in 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp. Tôi nói hôm nay tặng đại tướng một số ảnh tôi chụp ở chiến trường cách đây gần 40 năm. Nghe đến đó, đại tướng liền nói: "Hồi ấy chắc mình đẹp trai lắm nhỉ?", mọi người rộ lên cười. Tôi trả lời: "Không những thời ấy đại tướng đẹp trai mà đại tướng mãi mãi đẹp trai chứ không phải đẹp lão". Mọi người lại cùng cười và đại tướng ký vào bức ảnh.

Tiến Dũng thực hiện

Posted ImagePosted Image

(Ảnh minh họa)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa một lần tự sự trong "Chân dung và đối thoại" so sánh mình còn già hơn tướng Giáp. Lần gặp gỡ đó cách đây chừng 20 năm, hồi đó trông cụ Giáp còn trẻ hơn nhiều so với bây giờ, nhà thơ cũng vậy. Tuy vậy tác giả Trần Đăng Khoa mô tả rằng Đại tướng có vẻ gì thật tinh anh nhìn rất trẻ, hơn cả vẻ mặt của chính mình (TĐK) rất rất nhiều tuổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng vừa ký thiệp cảm ơn người chúc thọ

22/08/2011 13:44:48

Posted Image- “Trong những ngày này, sức khỏe của Đại tướng ổn định. Vừa rồi, cụ đã ký thiệp cảm ơn những người tới chúc thọ tròn 100 tuổi” – Anh Võ Điện Biên, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết.

>>Theo dõi sự kiện: Mừng sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 25/8 tới đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Sáng 21/8, văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổ chức gặp mặt các thế hệ người giúp việc cho Đại tướng.

Trước đó một ngày, hơn 350 chiến sĩ Điện Biên Phủ đã họp mặt tại tại TP.HCM mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Chị Võ Hòa Bình, con gái Đại tướng đã bay từ Hà Nội vào TP.HCM dự cuộc họp mặt này. Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký thiệp cảm ơn những người tới chúc thọ

Trả lời câu hỏi của Bee.net.vn về sức khỏe của Đại tướng, anh Võ Điện Biên cho biết: “Trong những ngày này, sức khỏe của Đại tướng ổn định. Vừa rồi, cụ đã ký thiệp cảm ơn những người tới chúc thọ tròn 100 tuổi”.

Theo anh Võ Điện Biên, các trợ lý vẫn mang báo tới cho Đại tướng và Đại tướng chỉ đọc lướt những tít lớn (in chữ to).

Chị Võ Hòa Bình bổ sung: “Khi có những sự kiện quan trọng, được dư luận quan tâm như căng thẳng trên Biển Đông, động đất ở Nhật Bản…, gia đình mới kể tường tận cho cụ” .

“Cụ vẫn nói chuyện nhưng nói nhỏ và khó nghe” – chị Võ Hòa Bình cho hay.

Lương Bích Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư chúc mừng Nhân tài đất Việt 2011

Chủ Nhật, 20/11/2011 - 20:19

(Dân trí) - Trước Lễ trao giải Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam, đã gửi thư chúc mừng, khích lệ Ban tổ chức Giải thưởng cũng như các nhà khoa học, các tác giả tham dự. Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2011

Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng đã bước vào năm thứ bảy (2005 - 2011) với ba lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Khoa học tự nhiên và Y dược.

Posted Image

Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi BTC Giải thưởng Nhân tài đất Việt.

Tôi gửi lời chúc mừng các nhà khoa học và các thí sinh được nhận giải thưởng “Nhân tài đất Việt” năm nay.

Mong rằng, các sản phẩm và các công trình nghiên cứu được trao giải sẽ được tiếp tục hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

Nhân ngày “Nhà giáo Việt Nam”, chúc Hội Khuyến học Việt nam, chúc các thầy giáo và cô giáo, với tâm huyết và trí tuệ của mình, sẽ đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, để cho nền giáo dục Việt Nam thực sự là cội nguồn của nguyên khí quốc gia, đảm bảo cho mọi nhân cách và tài năng đất Việt được vun đắp và phát huy vì sự trường tồn, sự phát triển tiến bộ và bền vững của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Chào thân ái,

Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngồi thiền cùng tướng Giáp

Rất nhanh, hai chân bắt chéo hình hoa sen, hai bàn tay để lên hai vai, hai mắt nhắm hờ, Đại tướng hỏi tôi: “Có phải bố cháu ngồi thiền như thế này không?”...

Tôi trả lời: “Ba cháu ngồi như thế nhưng hai bàn tay úp vào nhau và để trước ngực”.

Thấy tôi nói thế, Đại tướng liền đổi tư thế như tôi vừa trình bày. Chưa đầy 5 phút ông đã nhập thiền, tôi lặng ngắm nhìn Đại tướng, giờ đây trông ông như một vị Bồ tát đang niệm kinh cứu độ chúng sinh.

Trong miền ký ức của ba tôi - nhà văn Sơn Tùng đã có hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay từ khi còn là học sinh Trường tư thục Vũ Đăng Khoa, thị trấn Cầu Giát. Tiếp đến những năm tháng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc xếp lại bút nghiên lên đường, ông cùng Phan Hồng Thực, Trịnh Keng, Hồ Hải Kháng, Đặng Văn Thắng vào Trường lục quân Trần Quốc Tuấn khóa VI năm 1950. Và sau này trên chặng đường đi tìm “Đi tìm ẩn tích Hồ Chí Minh” ba tôi mới có điều kiện được kiến diện Đại tướng và ông đã nhận được tình cảm của Đại tướng bằng những tác phẩm viết về Bác Hồ và các vị lãnh tụ kiệt xuất của lịch sử như Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất..., “Cảm” bằng sức lao động của một nhà văn thương binh hạng nặng 1/4, sức khỏe còn 19%. “Cảm” bằng nhân cách, sự khẳng khái, quan niệm và đức tin của một nhà văn. Còn tôi lại có cái may hơn mấy anh chị em trong gia đình là được sống cùng ba mẹ nên mới biết được đôi ba câu chuyện về con người vĩ đại này.

Tôi nhớ, từ sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng về nghỉ hưu, hàng năm đến ngày sinh nhật (25/8), Ngày thành lập quân đội (22/12) và ngày Tết Nguyên đán, ba tôi dẫn đầu anh em chiếu văn, có khi cùng con cháu trong gia đình lên chúc mừng Đại tướng sau khi được đại tá Nguyễn Huyên, Thư ký của Đại tướng cho phép. Ngày đó chiếu văn sinh hoạt rất đông khoảng trên 30 người, họ là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà học giả, nhà giáo, nhà báo, giáo sư, nhà ngoại giao, chuyên viên cao cấp chính phủ quân đội... như: Sơn Tùng, Minh Giang, Mạc Phi, Siêu Hải, Mai Hồng Niên, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Đào Phan, cụ Nguyễn Trọng Phấn, GS. Viễn Đông Bác Cổ, Phan Ngọc, Hồ Sỹ Giàng, Hồ Sỹ Bằng, Hoàng Nhật Tân, Trần Bá, Cao Ngọc Thắng, Phùng Văn Mỹ, Hoàng Kính, Trần Văn Chan, Kim Côn, Thiếu tướng Đỗ Đức Dục, cụ Ngô Thức, Nguyễn Văn Hiến, Đậu Quý Hạ, Phan Hữu Phúc, Phạm Quốc Vinh, cụ Phí Văn Bái, Phạm Hiện, Trần Văn Hà, Lê Văn Điêng... Đại đa số anh em chiếu văn ngày ấy đều có hoàn cảnh khó khăn nên quà mừng Đại tướng chỉ có sách báo, tranh ảnh do anh em sáng tác, sưu tầm, hoặc góp tiền lại để mẹ tôi lên phố Hàng Quạt đặt thêu bức trướng chúc mừng, còn phần lời chúc thường do ba tôi sáng tác sau nhiều hôm trăn trở, cũng có khi là hộp bánh, bó hoa, phong kẹo sôcôla ngoại.

Thường vào những ngày kỷ niệm như thế này, có hàng trăm đoàn khách từ khắp nơi trong và ngoài nước xếp hàng chờ đợi đến lượt vào chúc mừng Đại tướng, nên thời gian rất hạn chế trong khoảng 30-40 phút, vừa đủ cho anh em trong chiếu văn chào hỏi, chúc tụng và có dịp tặng sách, chụp ảnh chung với Đại tướng. Do đó, trước khi chào tạm biệt ra về, ai nấy cũng cảm thấy luyến tiếc. Trong những dịp gặp nhau hiếm hoi như vậy, tôi thấy điều đầu tiên bao giờ Đại tướng cũng chủ động cầm lấy đôi bàn tay thương tật của ba tôi vừa đưa ra chào mà nói: “Sơn Tùng có khỏe không, anh ngồi đây với tôi”. Nhiều lần ba tôi giữ ý tìm cách đứng xa một chút để anh em khác có được điều kiện chụp ảnh chung với Đại tướng làm kỷ niệm.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi thiền

Mùa thu năm 1993, tôi có may mắn được ngồi hầu chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 2 tiếng đồng hồ.

Nguyên do tôi có được diễm phúc đó là hôm sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp 25/8/1993, trong đoàn chiếu văn lên chúc mừng có thêm nhà thơ Hồ Khải Đại, người Quỳnh Đôi đem theo món quà mừng là một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Nho viết trên giấy hồng điều, bài thơ đó như sau:

Chung thân bằng hữu thị nhân dân

Vi tướng vi sư vi nghĩa nhân

Văn Võ song toàn Nguyên Giáp giả

Tâm tri thiên hạ sự như thần.

Sơn Tùng dịch thơ:

Trọn đời vì nước vì dân

Là thầy, là tướng, nghĩa nhân làm đầu

Võ Văn Nguyên Giáp song toàn

Như thần thấu suốt nhân gian lòng người.

Vì bài thơ viết trên giấy sợ để lâu ngày sẽ phai, hơn nữa đã là trướng mừng thọ bậc “Trưởng lão” phải được thêu trên vải điều mới trang trọng. Vì vậy, sau khi ra về chú Hoàng Kính nói với mọi người: “Chúng ta nên xin lại bài thơ đó, rồi nhờ chị Mai (tên mẹ tôi) lên Hàng Hòm đặt thêu, phần kinh phí tôi sẽ chịu, còn anh Sơn Tùng dịch nghĩa để mọi người hiểu hết ý thơ”.

Từ lý do trên, khoảng một tuần sau ngày sinh nhật, hai mẹ con lên nhà Đại tướng bằng chiếc xe đạp cũ mà tôi thường đi làm hàng ngày. Lúc đó vào độ 4-5 giờ chiều, có lẽ giờ này Đại tướng đã vắng khách nên tôi thấy cửa phòng khách gia đình đầu hồi hướng đối diện với phòng làm việc quân cơ không mở, mà chỉ mở cánh cửa hướng ra khu vườn phía đường Hoàng Diệu. Trước khi đi mẹ tôi đã gọi điện cho Đại tướng nói rõ lý do, nên hai mẹ con vừa bước lên bậc tam cấp vào nhà đã thấy Đại tướng ngồi đợi trên ghế salon, trên bàn để sẵn bài thơ của nhà thơ Hồ Khải Đại.

-“Em chào anh, hai mẹ con em lên xin lại anh bài thơ” - Mẹ tôi chủ động chào và nói với Đại tướng - “Chị với cháu ngồi xuống đây uống nước”. Đại tướng vừa nói vừa chỉ tay xuống hai chiếc ghế salong đơn bọc nệm phía đối diện. Rồi hỏi tiếp: “Anh Sơn Tùng có khỏe không chị”. Tôi nhanh nhảu trả lời: “Thưa bác, mấy hôm nay thời tiết thay đổi nên ba cháu lại đau vết thương trên đầu”. Tôi vừa ngừng lời thì mẹ tôi nói tiếp: “Khổ quá anh ạ, anh nhà em còn mấy mảnh đạn trong đầu, thỉnh thoảng lại nhô lên làm chảy máu buốt nhói như dao đâm, nhưng em chẳng biết làm sao” Nghe mẹ con tôi nói thế, gương mặt Đại tướng thoáng buồn, đôi mắt hướng vào tôi hỏi “Thế bố cháu hàng ngày sinh hoạt thế nào, dạo này ăn uống ra sao?

-“Thưa bác, ba cháu thường dậy từ lúc 2-3 giờ sáng ngồi thiền, thiền xong thì đi xuống sân tập thể lấy nước để tắm rửa vệ sinh, rồi lên thắp hương ban thờ gia tiên, sau đó mới ngồi vào bàn viết; nếu không viết được gì thì đọc sách cho đến 9-10 giờ sáng, khi có khách đến lại ra tiếp khách. Còn ăn uống thì ba cháu ăn ít lắm, mỗi bữa chừng non nửa bát cơm, chủ yếu ba cháu ăn rau nhiều”. Nghe tôi nói thế, Đại tướng trầm ngâm, đôi mắt hướng nhìn ra hàng cây cổ thụ đứng lặng trong khu vườn phía đường Hoàng Diệu một lát sau, nhìn mẹ tôi ông nói với giọng dặn dò “Tôi nghe nói rau gì bây giờ cũng nhiễm nhiều thuốc trừ sâu lắm chị nhé, bởi vậy chị nên mua giá đỗ cho anh Sơn Tùng ăn; rau giá đỗ lành, rất tốt lại bảo đảm không bị nhiễm thuốc sâu, tôi vẫn thường xuyên ăn rau giá đấy. Còn cháu nói bố cháu buổi sáng ngồi thiền là thiền như thế nào?”- Ông nhìn tôi hỏi.Tôi trả lời: “Thưa bác ba cháu ngồi thiền theo lối “tọa thiền”, nhưng cháu chịu không làm được” Vừa nói dứt câu, tôi thấy Đại tướng ngồi lùi sát thành ghế salon rồi co hai chân lên để chuẩn bị ngồi theo lối “tọa thiền”. Tôi sợ ông ngồi “tọa thiền” trên ghế salon bọc nệm mút sẽ rất khó nếu không khổ luyện qua hàng chục năm trời, nên vội bước tới đỡ chân, nhưng Đại tướng xua tay và nói, “Không cần đâu, bác tự làm được”. Rất nhanh, hai chân bắt chéo hình hoa sen, hai bàn tay để lên hai vai, hai mắt nhắm hờ, Đại tướng hỏi tôi: “Có phải bố cháu ngồi thiền như thế này không?” - Tôi trả lời: “Ba cháu ngồi như thế nhưng hai bàn tay úp vào nhau và để trước ngực”. Thấy tôi nói thế, Đại tướng liền đổi tư thế như tôi vừa trình bày. Chưa đầy 5 phút ông đã nhập thiền, tôi lặng ngắm nhìn Đại tướng, giờ đây trông ông như một vị Bồ Tát đang niệm kinh cứu độ chúng sinh.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Sơn Tùng trong buổi trò chuyện về thiền(Ảnh được công bố lần đầu tiên)

Sau khi nhập “thiền” xong, Đại tướng trở lại thế ngồi bình thường rồi nói với hai mẹ con. “Tôi có nghe nói người ta xây nhà tình nghĩa cho Sơn Tùng nhưng không hiểu sao anh chị không nhận?”. Mẹ tôi có ý để tôi thưa chuyện với Đại tướng nên ngồi im; biết ý, tôi thay mẹ kể hết cho ông nghe đầu đuôi câu chuyện. Cuối cùng tôi nói thêm: “Thưa bác, ba cháu rất cảm động khi biết Thành đoàn Hà Nội chủ động khởi xướng và bỏ ra 13 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa và ba cháu cũng rất biết tấm lòng của lãnh đạo quận Đống Đa lo cấp đất gần nơi ở cũ để xây nhà, những nghĩa cử đó không bao giờ quên. Nhưng ba cháu cũng nghĩ rằng: Nơi ở hiện tại tuy chật không được khép kín, nhưng bù lại sống ở đấy cũng thấy yên tâm, vì xung quanh là bà con trong khu tập thể đều nghèo, chất phác, hơn nữa mọi người ở đấy sống được thì mình cũng sống được. Vì vậy ngôi nhà tình nghĩa kia xin nhường cho người khác có khó khăn hơn”.

Sau khi nghe tôi kể xong câu chuyện trên, không biết trong lòng Đại tướng nghĩ gì, nhưng tôi thấy ông ngồi im, đôi mắt trĩu xuống. Đại tướng cứ ngồi lặng đi như thể hóa đá, cho đến khi giáo sư Đặng Bích Hà từ phía sau phòng khách bước ra, tôi nghĩ chắc đến giờ ăn cơm, nên hai mẹ con tôi đứng dậy chào và nhận lại bài thơ trên tay Đại tướng, rồi xin phép ra về khi trời đã nhá nhem tối.

Chuyện Đại tướng biết thiền tôi về kể lại với ba tôi, ông nói: “Anh Văn có hai sở thích là đánh đàn pianô và chụp ảnh.Trong album của gia đình, có rất nhiều ảnh do ông tự chụp và chụp bằng máy ảnh của mình, còn việc đánh đàn ngay từ sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, anh Văn đã tập học đàn do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, vợ nhà văn Đào Vũ hướng dẫn. Và cách nay chừng 30 năm, ba có diễm phúc đã được nghe Đại tướng công diễn bản giao hưởng bốn chương: “Điện Biên Phủ” do Đại tướng và ông Lê Liêm sáng tác. Riêng chuyện Đại tướng ngồi tọa thiền có lẽ ít người được chứng kiến, nhưng ba tin anh Văn từ nhỏ đã tinh thông “nho học”, sau này lại là một cử nhân luật kinh tế, một nhà giáo, một nhà báo, nhà sử học, luật học, nhà khoa học, nhà chiến lược và một thiên tài quân sự. Chừng ấy vốn liếng cũng đủ nói lên anh Văn là một nhân tướng phương Đông tinh thông “nho, y, lý, số” lại sống gần Bác Hồ nhiều năm, nên chuyện anh Văn biết thiền cũng là lẽ tự nhiên thôi”. Tôi nhớ, sau khi thêu xong bức trướng về bài thơ của nhà thơ Hồ Khải Đại trên nền lụa điều, ba phía viền tua vàng rất trang trọng, ba tôi cùng hai cha con chú Hoàng Kính lên nhà Đại tướng. Tại phòng khách gia đình, hai người lại có dịp ngồi đàm đạo thêm với nhau những kinh nghiệm về các thế thiền và lợi ích của thiền trong nỗi lo công việc hàng ngày “Vạn sự như lôi nhất tâm thiền định”.

Sơn Định (theo SK&ĐS)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay