sapa

Mạn Đàm Âm DƯƠng Và Vấn Đáp

31 bài viết trong chủ đề này

Chào tất cả các bạn: nam phụ lão ấu,

Đề tài ÂM DƯƠNG rút ra từ sự ghi nhận của nhân loại tự cổ chí kim và tiếp nối ở những thế hệ sau nữa sẽ là đầu đề của sự mạn đàm này. Nếu như các bạn, có bất cứ nghi vấn gì hay muốn tìm hiểu điều chi về ÂM DƯƠNG thì cứ việc đề lên và Sapa sẽ cố gắng giải đáp hoặc tìm hiểu để trả lời hầu các bạn có được một số kiến thức mà như Phapvan đã có ý lo lắng:

Tôi cố gắng trình bày dễ hiểu mạch lạc nhất , thông qua đây có thể giúp được một số bạn mới bắt đầu nghiên cứu lý học nắm được căn bản (hoặc có định hướng), nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng hòng tung hỏa mù đánh lạc hướng chủ đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác

Trước tiên, chúng ta hãy ghi nhận cái KHÔNG-THỜI GIAN mà chúng ta đang hiện diện cũng là nơi mà ÂM DƯƠNG được GHI NHẬN vậy thì bây giờ, để bắt đầu: các bạn có thể nào liệt kê [tất cả mọi thứ] (vạn vật) chỉ vào 2 cột duy nhất: ÂM và DƯƠNG và đề lên câu hỏi nếu có và xác định thuộc tính phân loại Âm Dương của các bạn ra sao ...

Nhân đó, mà các bạn sẽ thấy, quy nạp và rút tỉa ra cái gọi ÂM DƯƠNG là gì, có thống nhất được không.

Chúng ta cứ tự nhiên trình bày mà không lo ngại đúng sai ở giai đoạn thâu thập ý kiến, dữ liệu ... mà cũng không cần phải có cặp đối lập. Chúng ta sẽ quy nạp sau.

ÂM: ....

DƯƠNG: ....

Lý do xác định thuộc tính phân loại Âm Dương là: ....

Sapa

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

:P tuấn dương xin mở màn trước :rolleyes:

cặp âm dương :thực thể -bóng của thực thể

thực thể là dương

bóng của thực thể là âm

do thực thể có trước bóng có sau

câu hỏi đặt ra :

-âm ,dương động tĩnh thế nào ? tại sao ?

-khởi nguồn của âm dương bắt đầu từ bao giờ ?

-có phải âm -dương luôn cân bằng ?

-giả dụ âm dương luôn cân bằng thì tại sao có câu âm thịnh dương suy và ngược lại ? nếu có thể mong chú trình bày = hình ảnh .(vẽ 1 vòng tròn ) để thấy âm dương chuyển động thế nào ,thịnh suy ra sao ?

-âm-dương là thực tại hay sự trừu tượng ?

:rolleyes: mời chú ra tay :rolleyes:

Edited by tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

khi tuấn dương xem qua hệ mặt trời thấy các hành tinh đều quay quanh nó

vậy : chuyển động của trái đất quanh mặt trời tính âm dương được xét thế nào ? đâu là âm -đâu là dương ?

đâu là dụng đâu là thể ?

đánh giá dụng- thể dựa vào những chuẩn mực ,quy tắc nào ?

+trên 1 trụ tròn với 2 đầu đều = nhau chúng ta căn cứ vào đâu để xác định đầu âm- đầu dương cho nó .khi đó âm dương là trừu tượng hay thực tại

:P mời chú tiếp tục :rolleyes:

Edited by tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Tuấn Dương

:P tuấn dương xin mở màn trước :rolleyes:

cặp âm dương :thực thể -bóng của thực thể

thực thể là dương

bóng của thực thể là âm

do thực thể có trước bóng có sau

Phần trên là sự ghi nhận của Tuấn Dương.

Không bàn đến đúng sai, chỉ gợi ý thôi ví dụ: Tuấn Dương và cái bóng của Tuấn Dương - là do đối đãi hình với bóng. Bóng thì là từ ánh sáng chiếu vào Tuấn Dương mà có ... và khi không có ánh sáng: bóng không. Như vậy, bóng thì lúc có lúc không tùy thuộc vào ánh sáng có hay không. Tất nhiên, không có Tuấn Dương là một thực thể - thì chả có bóng Tuấn Dương bao giờ. Thế thì, có Tuấn Dương hay không thì Ánh Sáng vẫn có và đó cũng là một thực thể. Ánh Sáng có bóng của nó không? và bóng của nó là gì?

Nếu như Ánh Sáng không có bóng - thì cặp âm dương: thực thể -bóng của thực thể thành lập ra sao ... ?

Từ đây, Tuấn Dương sẽ ướm trả lời thử những câu sau đây:

câu hỏi đặt ra :

-âm ,dương động tĩnh thế nào ? tại sao ?

-khởi nguồn của âm dương bắt đầu từ bao giờ ?

-có phải âm -dương luôn cân bằng ?

-giả dụ âm dương luôn cân bằng thì tại sao có câu âm thịnh dương suy và ngược lại ? nếu có thể mong chú trình bày = hình ảnh .(vẽ 1 vòng tròn ) để thấy âm dương chuyển động thế nào ,thịnh suy ra sao ?

-âm-dương là thực tại hay sự trừu tượng ?

:rolleyes: mời chú ra tay :rolleyes:

xem sao. Tuy nhiên, Sapa sẽ tùy nghi trả lời; còn nếu như Tuấn Dương muốn ướm thử trả lời trước thì bảo.

Ý bạn thế nào?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

vâng xin chú trình bày theo quan điểm của mình

cháu sẽ lắng nghe và rút kinh nghiệm :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Tuấn Dương

*Mới viết gần hết ý thì loay hoay thế nào bị mất hết - nên viết lại tóm tắt*

khi tuấn dương xem qua hệ mặt trời thấy các hành tinh đều quay quanh nó

vậy : chuyển động của trái đất quanh mặt trời tính âm dương được xét thế nào ? đâu là âm -đâu là dương ?

Tuấn Dương nhìn thấy qua hệ mặt trời thấy các hành tinh đều quay quanh nó mà Tuấn Dương có nhìn thấy những mặt Trăng của các hành tinh quay quanh những hành tinh đó chăng? Và hơn nữa, hệ mặt trời của chúng ta chỉ là một trong vô số hệ mặt trời trong Thiên Hà và mỗi một hệ mặt trời đều có quỷ đạo và vận tốc của nó ...

Nếu quan sát kỷ hơn, thì cả mặt Trời, trái Đất và mặt Trăng đều ĐỘNG cả thì lấy mối quan hệ nào để cho đâu là Âm, đâu là Dương và Âm động - Dương tĩnh hay Dương động - Âm tĩnh thế nào?

Do đó, trở lại:

câu hỏi đặt ra :

-âm ,dương động tĩnh thế nào ? tại sao ?

Chúng ta hãy khoan nói về Âm Dương phân loại Âm động - Dương tĩnh hay Dương động - Âm tĩnh mà chỉ xét đến ĐỘNG - TĨNH trước đã.

ĐỘNG - trạng thái hoặc tính chất hoạt náo - hành hoạt thay đổi không ngừng.

TĨNH - trạng thái hoặc tính chất im ắng- đứng yên không thay đổi ngừng.

Không cần vời đến danh từ Âm Dương để phân loại, ta cũng ghi nhận được và đó là để trả lời phần Động - Tĩnh thế nào.

Tại sao? Tại sao có Động có Tịnh phải không?

Ví dụ: đồ chơi con nít cần có pin để có sự hoạt náo - hành hoạt và khi hết pin thì trở nên im ắng- đứng yên.

Vậy pin là nguồn năng lượng để tạo nên 2 trạng thái trên, có phải không?

Tuấn Dương để tâm chú ý ở điểm này cho kỷ nhé để rồi sau này có ai nói gì về Thái Cực, Âm Dương v.v... sẽ dễ nhìn ra mà so sánh nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng do kẻ thiếu hiểu biết tung hỏa mù đánh lạc hướng vấn đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác. Vì nguồn năng lượng của pin để tạo nên 2 trạng thái trên là điều có thể ghi nhận trung thực vậy mà ai ai cũng có thể hiểu.

Chân lý chỉ có một và là một thứ ai ai cũng hiểu dễ dàng.

đâu là dụng đâu là thể ?

đánh giá dụng- thể dựa vào những chuẩn mực ,quy tắc nào ?

Theo Tuấn Dương thì hiểu Dụng là sao mà Thể là thế nào?

+trên 1 trụ tròn với 2 đầu đều = nhau chúng ta căn cứ vào đâu để xác định đầu âm- đầu dương cho nó .khi đó âm dương là trừu tượng hay thực tại

:P mời chú tiếp tục :rolleyes:

Một trụ tròn với 2 đầu đều nhau đã là tạo nên 2 cực - do có 2 đầu - và việc xác định đầu nào Âm - đầu nào Dương phải dựa trên vị thế của nó thì đó đã không phải trừu tượng rồi vì ta dễ dàng hình dung. Tại sao, vì 1 trụ tròn với 2 đầu đều = nhau là đang trong tư thế ĐỨNG hay NẰM dưới sự quan sát của ta mà phân định:

Trên - Dương; Dưới - Âm (hay)

Trên - Âm; Dưới - Dương (hay)

Một bên - Dương; một bên - Âm v.v...

tùy nghi mà chọn.

Cũng như khi chọn mặt Hình - Chử cho đồng tiền là Âm hay Dương thì ta cứ việc và lưu giữ ý ấy trong khi gieo quẻ thì THẦN ĐỘNG sẽ theo đó mà HIỂN LỘ. Tuấn Dương để tâm chú ý ở điểm này cho kỷ nhé ...

Ngày mai tiếp tục. Đến giờ về rồi.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Sapa,

Daretolead nghĩ âm dương là một khái niệm mang tính triết học, nên thường hay nghe đến cái gọi là triết lý âm dương. Âm và dương là khái niệm được trừu tượng hóa qua vô số những tổng kết từ các trường hợp cụ thể. Như vậy nếu đem cái cụ thể ra để hỏi về âm dương thì sẽ có tranh luận nảy lửa, vô số kiểu phân tích,... Vì cái cụ thể bao giờ cũng phức tạp, phong phú hơn cái trừu tượng. Điển hình là việc tìm ra đâu là âm, đâu là dương của các thành viên diễn đàn khi diễn giải về sự hình thành vũ trụ. Kiểu tranh luận này thường dựa trên một lối tư duy sai là việc định nghĩa lại khái niệm. Ví dụ, có người hỏi trong định nghĩa vật chất có nói vật chất luôn vận động, vậy cái bàn này là vật chất nhưng có thấy nó "động đậy" gì đâu? Daretolead thấy có rất nhiều câu hỏi về âm dương cũng theo kiểu này.

Theo daretolead thì âm dương là cặp phạm trù đối lập. Vừa rồi đọc trên trang chungta.com, thấy có tác giả nói nôm na, nếu so sánh với triết học phương Tây thì thái cực chính là mâu thuẫn. Trong mâu thuẫn "có" (sinh) 2 mặt đối lập.

Daretolead thấy cách hiểu trên khá hợp lý.

Phân tích một cái cây có 2 đầu xem đầu nào dương, đầu nào âm thì lãng phí thời gian quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn daretolead

nói âm dương là sự trừu tượng hay là thực tại thì cần có dẫn chứng cụ thể .

xem nó trừu tượng ở điểm nào ,nó thực tại ở điểm nào ,trong trường hợp cụ thể ra sao, qua đó mới thấy rõ được

hay nói âm dương ko phải là 1 khái niệm trừu tượng ,nhưng cũng ko phải là thực tại ?vậy nghĩa là sao ,1 sự tương đương hợp lý chăng ?

muốn biết âm dương tròn méo thế nào ,tốt nhất đi tìm gốc rễ của nó rồi rút ra kết luận .

vd :âm dương do đâu mà có ,tại sao lại có ,nó sinh ra để phục vụ mục đích gì .vv..

thân

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Daretolead

Chào bác Sapa,

Daretolead nghĩ âm dương là một khái niệm mang tính triết học, nên thường hay nghe đến cái gọi là triết lý âm dương. Âm và dương là khái niệm được trừu tượng hóa qua vô số những tổng kết từ các trường hợp cụ thể. Như vậy nếu đem cái cụ thể ra để hỏi về âm dương thì sẽ có tranh luận nảy lửa, vô số kiểu phân tích,... Vì cái cụ thể bao giờ cũng phức tạp, phong phú hơn cái trừu tượng. Điển hình là việc tìm ra đâu là âm, đâu là dương của các thành viên diễn đàn khi diễn giải về sự hình thành vũ trụ. Kiểu tranh luận này thường dựa trên một lối tư duy sai là việc định nghĩa lại khái niệm.

"Khái niệm" là từ Hán-Việt mà chữ "Khái" có nghĩa là "lời nói bao quát, khái lược". "Niệmtưởng, nghĩ thuộc "quan-niệm" mà quan-niệm đơn giản là nhận-thức từ các giác-quan mang lại, bao gồm luôn cả sự tưởng-tượng. Như vậy, "khái niệm" là đem các thứ quan-niệm lại - xét lấy điểm giống nhau làm thành một quan-niệm-chung.

Ví dụ, đem những quan niệm về "heo, gà, bò, vịt" tóm cả lại lập nên cái quan-niệm-chungTHÚ

Ví dụ, đem những quan niệm về "nam, phụ, lão, ấu" tóm cả lại lập nên cái quan-niệm-chungNGƯỜI

... mà những "heo, gà, bò, vịt" hoặc "nam, phụ, lão, ấu" đều là những danh từ cụ-thể miêu tả THỰC TẠI. "Khái niệm" ví như: xếp loại THỰC TẠI và do đó; có "Khái niệm" hay không thì những THỰC TẠI vẫn là THỰC TẠI.

Thế nên, danh từ ÂM-DƯƠNG chẳng qua là "Khái niệm" xếp loại THỰC TẠI và có "khái niệm" này hay không thì những THỰC TẠI xếp loại ra làm 2 loại về THỰC TẠI kia vẫn là THỰC TẠI.

Đi xa hơn một chút, cái "Phụp!!!" Daretolead (hồn-xác) biến mất không còn dấu vết tông tích - thì người, thú, kỳ hoa, dị thảo v.v... có vì vậy mà cũng biến mất luôn hay không?

Có biến mất hay không, không có nghĩa lý gì cả ...

Do đó, sự GHI NHẬN của Daretolead về thế giới, vũ trụ, âm dương, thái cực, khởi nguyên v.v... đều phải từ sự cài đặt NHẬN THỨC của một Daretolead HIỆN DIỆN.

Ví dụ, có người hỏi trong định nghĩa vật chất có nói vật chất luôn vận động, vậy cái bàn này là vật chất nhưng có thấy nó "động đậy" gì đâu? Daretolead thấy có rất nhiều câu hỏi về âm dương cũng theo kiểu này.

Theo Daretolead thì cái bàn này là vật chất và có thấy nó "động đậy" hay chẳng "động đậy" gì đâu không?

Theo daretolead thì âm dương là cặp phạm trù đối lập. Vừa rồi đọc trên trang chungta.com, thấy có tác giả nói nôm na, nếu so sánh với triết học phương Tây thì thái cực chính là mâu thuẫn. Trong mâu thuẫn "có" (sinh) 2 mặt đối lập.

Daretolead thấy cách hiểu trên khá hợp lý.

Như vậy, theo Daretolead thì: 2 mặt đối lập là Thái cực?

Phân tích một cái cây có 2 đầu xem đầu nào dương, đầu nào âm thì lãng phí thời gian quá!

Để phân tích, thì cần có thời gian và nhu cầu của mỗi một người sẽ cho đó là lãng phí hay chẳng lãng phí; tựu chung cũng là 2 mặt đối lập.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Tuấn Dương

câu hỏi đặt ra :

-âm ,dương động tĩnh thế nào ? tại sao ?

-khởi nguồn của âm dương bắt đầu từ bao giờ ?

-có phải âm -dương luôn cân bằng ?

-giả dụ âm dương luôn cân bằng thì tại sao có câu âm thịnh dương suy và ngược lại ? nếu có thể mong chú trình bày = hình ảnh .(vẽ 1 vòng tròn ) để thấy âm dương chuyển động thế nào ,thịnh suy ra sao ?

-âm-dương là thực tại hay sự trừu tượng ?

mời chú ra tay

Phần câu hỏi đặt ra: -âm ,dương động tĩnh thế nào ? tại sao ? đã nói qua rồi; nay là phần câu hỏi kế.

câu hỏi đặt ra :

-khởi nguồn của âm dương bắt đầu từ bao giờ ?

Khởi nguồn của âm dương bắt đầu từ bao giờ từ câu hỏi của Tuấn Dương là sự NHẬN THỨC.

Có nghĩa là, ÂM DƯƠNG bắt đầu từ bao giờ (ai muốn suy diễn sao thì tùy hỉ, vô thủy cũng được, hữu thủy cũng xong) nhưng ÂM DƯƠNG chỉ được GHI NHẬN từ khi Tuấn Dương NHẬN THỨC được về nó ... mà thôi. Mà nói về NHẬN THỨC là từ các giác-quan mang lại, bao gồm luôn cả sự tưởng-tượng. Mới thoạt nghe qua, NHẬN THỨC là từ các giác-quan mang lại thì okay như:

THẤY, SỜ, MÓ - cây, gỗ, đinh, cưa, keo, búa và những thứ đó là THỰC TẠI

được đó nhưng bao gồm luôn cả sự tưởng-tượng về cái - bàn, tủ, ghế được chăng?

ĐƯỢC

Khi sự tưởng-tượng trở nên HIỆN THỰC thì ta không cho đó là hoang-tưởng nữa và như vậy: từ cây, gỗ, đinh, cưa, keo, búa ĐANG CÓ ta TẠO HÓA ra những bàn, tủ, ghế góp THÊM phần vào kho tàng VẠN VẬT.

Do đó, không phải thoạt kỳ thủy mà có TẤT CẢ VẠN VẬT nên Lão Tử mới bảo:

"Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật"

Nói trở lại, thế nào là ÂM và thế nào là DƯƠNG?

Lại là những định nghĩa nảy lửa, vô số kiểu phân tích,... như Daretolead cảm thấy nhưng tựu chung vẫn là muốn nói về 2 mặt đối lập là chính - 2 mặt khác nhau là phụ.

Phần câu hỏi đặt ra tiếp theo:

câu hỏi đặt ra :

-có phải âm -dương luôn cân bằng ?

-giả dụ âm dương luôn cân bằng thì tại sao có câu âm thịnh dương suy và ngược lại ? nếu có thể mong chú trình bày = hình ảnh .(vẽ 1 vòng tròn ) để thấy âm dương chuyển động thế nào ,thịnh suy ra sao ?

Những câu hỏi trên được minh họa như sau:

Posted Image

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

cám ơn chú sapa đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của tuấn dương

phần trả lời âm dương là trừu tượng hay thực tại rất thú vị .cũng như sự chuyển hóa âm dương qua đồ hình

4 cung .

trước đây tuấn dương đã phải dùng 4 hình tròn mới thể hiện hết 1 chu kì chuyển hóa .

đồ hình chuyển hóa của chú sapa hình như dựa vào dịch ,với 3 âm-3 dương phối hợp mà thành .nhưng theo tuấn dương thấy đồ hình này là sự thiếu sót ,đây chỉ là đồ hình chuyển hóa của âm thể (còn đang suy nghĩ tiếp -chưa phải kết luận cuối cùng)

cũng như vd dưới đây của chú sapa

Ví dụ: đồ chơi con nít cần có pin để có sự hoạt náo - hành hoạt và khi hết pin thì trở nên im ắng- đứng yên.

Vậy pin là nguồn năng lượng để tạo nên 2 trạng thái trên, có phải không?

Tuấn Dương để tâm chú ý ở điểm này cho kỷ nhé để rồi sau này có ai nói gì về Thái Cực, Âm Dương v.v... sẽ dễ nhìn ra mà so sánh nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng do kẻ thiếu hiểu biết tung hỏa mù đánh lạc hướng vấn đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác. Vì nguồn năng lượng của pin để tạo nên 2 trạng thái trên là điều có thể ghi nhận trung thực vậy mà ai ai cũng có thể hiểu.

Chân lý chỉ có một và là một thứ ai ai cũng hiểu dễ dàng.

-lấy âm thể làm gốc thì khó mà thấy được dương tĩnh hay động ra sao -gốc có thể sinh ngọn-nhưng ko thể có ngọn sinh gốc

-dịch cũng có câu hàm vi tam nhất :bỏ 1 dùng 3 tại sao vậy ? tổng cộng là 4 nhưng dùng chỉ có 3 .chúng ta sẽ quay lại vấn đề này khi làm rõ động tĩnh của âm dương

-khi chúng ta nói dương trước -âm sau thì ko có ai phản đối vì đây là chân lý nhưng khi xét về động tĩnh thì có hàng loạt ý kiến trái chiều ,cũng như rất nhiều phân tích khác nhau

+vậy chúng ta thử xét lại xem âm dương động tĩnh thế nào :

không có tĩnh thì lấy đâu ra động - tại sao tĩnh phải có trước động ,đơn giản tĩnh sinh ra để làm điểm gốc,điểm mốc,điểm chuẩn để so sánh với động

chẳng ai làm chuyện ngược đời lấy động làm điểm gốc _lấy gì để so sánh đây ?

-một số người cho rằng tâm động sẽ phát ra ý =>kết luận dương phải động mới sinh ra âm (âm ở đây sẽ tĩnh) đây là sự sai lầm của logic

tuấn dương lại bận rồi ,để mai sẽ viết tiếp

chú sapa và mọi người có ý kiến gì hãy nêu ra tiếp nhé .chúng ta cùng phân tích ,cùng tìm hiểu

kính chú

:P tuấn dương :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Daretolead

"Khái niệm" là từ Hán-Việt mà chữ "Khái" có nghĩa là "lời nói bao quát, khái lược". "Niệmtưởng, nghĩ thuộc "quan-niệm" mà quan-niệm đơn giản là nhận-thức từ các giác-quan mang lại, bao gồm luôn cả sự tưởng-tượng. Như vậy, "khái niệm" là đem các thứ quan-niệm lại - xét lấy điểm giống nhau làm thành một quan-niệm-chung.

Ví dụ, đem những quan niệm về "heo, gà, bò, vịt" tóm cả lại lập nên cái quan-niệm-chungTHÚ

Ví dụ, đem những quan niệm về "nam, phụ, lão, ấu" tóm cả lại lập nên cái quan-niệm-chungNGƯỜI

... mà những "heo, gà, bò, vịt" hoặc "nam, phụ, lão, ấu" đều là những danh từ cụ-thể miêu tả THỰC TẠI. "Khái niệm" ví như: xếp loại THỰC TẠI và do đó; có "Khái niệm" hay không thì những THỰC TẠI vẫn là THỰC TẠI.

Thế nên, danh từ ÂM-DƯƠNG chẳng qua là "Khái niệm" xếp loại THỰC TẠI và có "khái niệm" này hay không thì những THỰC TẠI xếp loại ra làm 2 loại về THỰC TẠI kia vẫn là THỰC TẠI.

Đi xa hơn một chút, cái "Phụp!!!" Daretolead (hồn-xác) biến mất không còn dấu vết tông tích - thì người, thú, kỳ hoa, dị thảo v.v... có vì vậy mà cũng biến mất luôn hay không?

Có biến mất hay không, không có nghĩa lý gì cả ...

Do đó, sự GHI NHẬN của Daretolead về thế giới, vũ trụ, âm dương, thái cực, khởi nguyên v.v... đều phải từ sự cài đặt NHẬN THỨC của một Daretolead HIỆN DIỆN.

Theo Daretolead thì cái bàn này là vật chất và có thấy nó "động đậy" hay chẳng "động đậy" gì đâu không?

Như vậy, theo Daretolead thì: 2 mặt đối lập là Thái cực?

Để phân tích, thì cần có thời gian và nhu cầu của mỗi một người sẽ cho đó là lãng phí hay chẳng lãng phí; tựu chung cũng là 2 mặt đối lập.

Sapa

Chào bác Sapa,

Điều bác trình bày có một số điểm khá mới lạ và hay. Tuy nhiên cách tiếp cận vấn đề thì daretolead vẫn chưa hiểu rõ lắm vì kiến thức nền của daretolead hơi khác nên mất thời gian đọc thêm. Daretolead chủ yếu phân tích dựa trên nền kiến thức triết học mà mình đã được học.

Cần phải có sự hiểu đúng và thống nhất về mặt ngôn ngữ để tránh tranh luận mà không hiểu nhau.

Cái mà daretolead nói đến là "cái riêng" và "cái chung", "cái cụ thể" và "cái trừu tượng". Daretolead đồng ý với quan niệm rằng ý thức là sự phản ánh của thế giới vật chất (thực tại) vào bộ nào người thông qua cảm giác,... Như vậy hầu như những điều ta bàn đến đều mang yếu tố thực tại, đều phải quay trở lại thực tại để kiểm chứng.

Âm dương là khái niệm miêu tả thực tại là kết quả của sự tổng quát hóa, trừu tượng hóa từ những cái riêng (theo cách mà bác Sapa nói là từ những quan niệm cụ thể đến đi đến quan niệm chung), nó là cái trừu tượng chứ không phải cái cụ thể, nó là cái chung chứ không phải cái riêng.

Ví dụ: con người là một khái niệm chỉ cái chung, cái trừu tượng. nhưng khi quay sang một đồng nghiệp ngồi bên cạnh, chỉ tay và nói "con người này" thì "con người ngày" đang chỉ cái riêng, cái cụ thể. Rõ ràng là "con người này" gồm vô số đặc điểm, tính cách riêng biệt với "con người khác", để miêu tả về "con người này" chắc nói mãi cũng không hết vì nó thay đổi, nó hoạt động, nó sáng tạo,...

Quay lại ví dụ về cái bàn mà daretolead có nêu. ở đây, ngơời hỏi đã dựa trên một tư duy sai là "định nghĩa lại khái niệm". Khái niệm "vật chất" trong định nghĩa về vật chất mang tính tổng quát hóa, bao trùm cao, khái niệm của một ông nghiên cứu triết học. Trong khái khái niệm "vật chất" dùng để chỉ cái bàn là nói đến sự vật, khái niệm của một ông thợ gỗ.

Theo daretolead thì Thái cực là mâu thuẫn trong đó âm dương chính là 2 mặt đối lập tồn tại trong mâu thuẫn đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn daretolead

nói âm dương là sự trừu tượng hay là thực tại thì cần có dẫn chứng cụ thể .

xem nó trừu tượng ở điểm nào ,nó thực tại ở điểm nào ,trong trường hợp cụ thể ra sao, qua đó mới thấy rõ được

hay nói âm dương ko phải là 1 khái niệm trừu tượng ,nhưng cũng ko phải là thực tại ?vậy nghĩa là sao ,1 sự tương đương hợp lý chăng ?

muốn biết âm dương tròn méo thế nào ,tốt nhất đi tìm gốc rễ của nó rồi rút ra kết luận .

vd :âm dương do đâu mà có ,tại sao lại có ,nó sinh ra để phục vụ mục đích gì .vv..

thân

tuấn dương

Chào tuấn dương,

Bạn có thể xem bài trả lời của daretolead cho bác Sapa để hiểu rõ hơn về suy nghĩ của daretolead.

Share this post


Link to post
Share on other sites

+vậy chúng ta thử xét lại xem âm dương động tĩnh thế nào :

không có tĩnh thì lấy đâu ra động - tại sao tĩnh phải có trước động ,đơn giản tĩnh sinh ra để làm điểm gốc,điểm mốc,điểm chuẩn để so sánh với động

chẳng ai làm chuyện ngược đời lấy động làm điểm gốc _lấy gì để so sánh đây ?

:P tuấn dương :rolleyes:

Tuấn dương cho anmay hỏi là nếu như ban đầu là tĩnh, vậy tại sao lại không tiếp tục tĩnh, tĩnh mãi mãi, mà lại chuyển sang động?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể nói tịnh, cũng không thể nói động. Chân như.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tui đâu có hỏi chưn như là gì mà trả lời là không thể nói tịnh không thể nói động.

Tui hỏi là

Nếu nói như tuấn dương là:

không có tĩnh thì lấy đâu ra động - tại sao tĩnh phải có trước động ,đơn giản tĩnh sinh ra để làm điểm gốc,điểm mốc,điểm chuẩn để so sánh với động

=> Nếu tĩnh phải có trước động, thì tại sao lúc đang ở trạng thái tĩnh đó, lại không tiếp tục tĩnh mà lại chuyển sang động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

chào bạn anmay

bạn hỏi :

Nếu tĩnh phải có trước động, thì tại sao lúc đang ở trạng thái tĩnh đó, lại không tiếp tục tĩnh mà lại chuyển sang động.

chuyện tĩnh -động cũng giống như âm với dương ,nếu chỉ có 1 vế có nghĩa là ko có gì .nó phải động thì vạn vật mới có thể phát triển

nó tĩnh mãi mãi cũng giống như thế giới chỉ có nam hoặc nữ -1 phía = ko phát triển = ko có gì cả =ko có nam cũng ko có nữ đơn giản khi đó chẳng có giới nào tồn tại

lúc ta có sự suy nghĩ về giới tính cũng là lúc cái "động" xảy ra

đây là nhận định của mình có thể là đúng ,cũng có thể là sai .mọi người tiếp tục đưa ý kiến lên để chúng ta có cái nhìn về âm -dương ,động -tĩnh đa chiều hơn

thân

tuấn dương

Edited by tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Tuấn Dương

cám ơn chú sapa đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của tuấn dương

phần trả lời âm dương là trừu tượng hay thực tại rất thú vị .cũng như sự chuyển hóa âm dương qua đồ hình

4 cung .

trước đây tuấn dương đã phải dùng 4 hình tròn mới thể hiện hết 1 chu kì chuyển hóa .

đồ hình chuyển hóa của chú sapa hình như dựa vào dịch ,với 3 âm-3 dương phối hợp mà thành .nhưng theo tuấn dương thấy đồ hình này là sự thiếu sót ,đây chỉ là đồ hình chuyển hóa của âm thể (còn đang suy nghĩ tiếp -chưa phải kết luận cuối cùng)

Không có phải là 3 âm-3 dương phối hợp mà thành đâu, dù là Tuấn Dương có thấy 3 phần Âm, 3 phần Dương từ 4 cung.

Ví dụ như: hình tròn này có bán kính là 8 cm, thì ta có A=PI.r^2 => A = 64PI thì ta có:

Posted Image

Để trả lời câu hỏi: -có phải âm -dương luôn cân bằng (?) hay không. Cân bằng.

Để minh họa sự cân bằng, thì hình tròn đó ta cứ vẽ một đường đỏ thẳng xuống chia ra làm 2 cũng xong, nữa đen nữa trắng; nhưng tại sao lại phải vẽ đường cong chữ S?

Là vì để trả lời câu kế tiếp sau đây:

-giả dụ âm dương luôn cân bằng thì tại sao có câu âm thịnh dương suy và ngược lại ?

-nếu có thể mong chú trình bày = hình ảnh .(vẽ 1 vòng tròn ) để thấy âm dương chuyển động thế nào ,thịnh suy ra sao ?

Tuấn Dương thấy đó, khi chỗ ĐEN chiếm lĩnh toàn bộ 1 trong 4 cung là 2 phần ĐEN (16PI) thì không có phần TRẮNG nào cả. Sang phần nhiều ĐEN nhất thì phía dưới lằn màu xanh dương cho ta thấy 3 phần ĐEN (24PI) và 1 phần TRẮNG (8PI) minh họa cho sự ÂM tiêu Dương trưởng là một cách nhìn và Âm thịnh Dương suy là một cách nhìn khác. Phần TRẮNG đang thịnh dần, để đến chỗ TRẮNG chiếm lĩnh toàn bộ 1 trong 4 cung là 2 phần TRẮNG (16PI) thì không có phần ĐEN nào cả v.v....

cũng như vd dưới đây của chú sapa

Ví dụ: đồ chơi con nít cần có pin để có sự hoạt náo - hành hoạt và khi hết pin thì trở nên im ắng- đứng yên.

Vậy pin là nguồn năng lượng để tạo nên 2 trạng thái trên, có phải không?

Tuấn Dương để tâm chú ý ở điểm này cho kỷ nhé để rồi sau này có ai nói gì về Thái Cực, Âm Dương v.v... sẽ dễ nhìn ra mà so sánh nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng do kẻ thiếu hiểu biết tung hỏa mù đánh lạc hướng vấn đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác. Vì nguồn năng lượng của pin để tạo nên 2 trạng thái trên là điều có thể ghi nhận trung thực vậy mà ai ai cũng có thể hiểu.

Chân lý chỉ có một và là một thứ ai ai cũng hiểu dễ dàng.

-lấy âm thể làm gốc thì khó mà thấy được dương tĩnh hay động ra sao -gốc có thể sinh ngọn-nhưng ko thể có ngọn sinh gốc

Sao lại không được, khi Tuấn Dương thử xem hình sau đây:

Posted Image

thì dễ nhìn ra Âm Thể khi chưa bị văng nước bởi giọt nước đang nhiểu dần này:

Posted Image

-dịch cũng có câu hàm vi tam nhất :bỏ 1 dùng 3 tại sao vậy ? tổng cộng là 4 nhưng dùng chỉ có 3 .chúng ta sẽ quay lại vấn đề này khi làm rõ động tĩnh của âm dương

Phần nào đã nói ở trên khi nói về 3 phần ĐEN, 1 phần TRẮNG rồi đó ...

-khi chúng ta nói dương trước -âm sau thì ko có ai phản đối vì đây là chân lý nhưng khi xét về động tĩnh thì có hàng loạt ý kiến trái chiều ,cũng như rất nhiều phân tích khác nhau

Dương trước - Âm sau nói về mặt:

THỜI GIAN - giai đoạn trước, giai đoạn sau (nói về sự khởi động)

KHÔNG GIAN - phía trước mặt, đằng sau lưng (nói về cái thấy)

thì rõ ràng minh bạch, nên không có ai phản đối cũng là chuyện bình thường.

+vậy chúng ta thử xét lại xem âm dương động tĩnh thế nào :

không có tĩnh thì lấy đâu ra động

Tĩnh - động là để chỉ cái trạng thái di-dờingừng-lại mà trong Vật Lý có:

Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi ngoại lực tác dụng lên vật.

Như vậy, để thay đổi trạng thái thì ngoại lực là yếu tố tác động lên vật để di-dời hay ngừng-lại.

Cho nên, đặt vấn đề để nghi vấn và tự giải thích như sau:

- tại sao tĩnh phải có trước động ,đơn giản tĩnh sinh ra để làm điểm gốc,điểm mốc,điểm chuẩn để so sánh với động

chẳng ai làm chuyện ngược đời lấy động làm điểm gốc _lấy gì để so sánh đây ?

-một số người cho rằng tâm động sẽ phát ra ý =>kết luận dương phải động mới sinh ra âm (âm ở đây sẽ tĩnh) đây là sự sai lầm của logic

sẽ tương ứng như thế nào với Định Luật Newton trong Vật Lý?

tuấn dương lại bận rồi ,để mai sẽ viết tiếp

chú sapa và mọi người có ý kiến gì hãy nêu ra tiếp nhé .chúng ta cùng phân tích ,cùng tìm hiểu

kính chú

;) tuấn dương :(

Ta có thể LĂN cái CHAI trên mặt bàn hoặc có thể CHẬN cái CHAI dừng lại --- như thế nào?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Daretolead

Chào bác Sapa,

Điều bác trình bày có một số điểm khá mới lạ và hay. Tuy nhiên cách tiếp cận vấn đề thì daretolead vẫn chưa hiểu rõ lắm vì kiến thức nền của daretolead hơi khác nên mất thời gian đọc thêm. Daretolead chủ yếu phân tích dựa trên nền kiến thức triết học mà mình đã được học.

Cần phải có sự hiểu đúng và thống nhất về mặt ngôn ngữ để tránh tranh luận mà không hiểu nhau.

Cái mà daretolead nói đến là "cái riêng" và "cái chung", "cái cụ thể" và "cái trừu tượng". Daretolead đồng ý với quan niệm rằng ý thức là sự phản ánh của thế giới vật chất (thực tại) vào bộ nào người thông qua cảm giác,... Như vậy hầu như những điều ta bàn đến đều mang yếu tố thực tại, đều phải quay trở lại thực tại để kiểm chứng.

Đúng vậy!

Âm dương là khái niệm miêu tả thực tại là kết quả của sự tổng quát hóa, trừu tượng hóa từ những cái riêng (theo cách mà bác Sapa nói là từ những quan niệm cụ thể đến đi đến quan niệm chung), nó là cái trừu tượng chứ không phải cái cụ thể, nó là cái chung chứ không phải cái riêng.

Âm dương là khái niệm miêu tả thực tại và không cần phải có khái niệm thì thực tại của Âm Dương cũng không thể bị phủ nhận.

Chỉ là, dưới hình thức phân chia - người ta chia loại theo bản ý như thế nào mà thôi.

Ví dụ cậu bé ở Scotland, May-Welby di cư tới Australia vào năm 7 tuổi thì là muốn nói đến tính chất BẨM SINH. Sự phân biệt Âm Dương ở đây là Dương cho cậu bé này dù là cậu bé này có chuyển giới hoặc ngừng hoóc-môn. Sự so sánh đối đãi phản ánh bản chất NỔI TRỘI của Nam và Nữ không ở hoóc-môn hoặc bộ phận sinh dục bề mặt của một người mà là:

NỮ - thì có buồng trứng, tử cung và khả năng SINH ĐẼ

trong khi

NAM - thì cơ quan sinh sản của phụ nữ là KHÔNG CÓ, là con số 0.

Cho nên, có nhiều tin tức về chuyện Người đàn ông mang bầu thì phải hiểu rằng đó là một người đàn bà đã chuyển đổi giới tính bằng cách giải phẩu để có thêm bộ phận sinh vật Nam cùng được điều trị kích thích tố sinh dục Nam mà thôi. Người đàn bà chuyển giới thành đàn ông này phải ngừng điều trị hoóc-môn sinh dục Nam mới có thể mang bầu v.v...

Do đó, cái chuyện của cậu bé trên đang ở tình trạng là một người đàn ông bất toàn do mất đi bộ phận sinh dục Nam cở như mấy người Thái Giám khi xưa chứ gì mà gọi là hay liệt vào loại phi giới tính.

Lại nói, trường hợp anh Thiên Sứ cho rằng: tính chất lưỡng tính của con giun vốn có trước cả lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại và kết luận: "Vạn vật cõng Âm, bồng dương" - với ngay cả con giun và người phi giới tính kiakhông chuẩn ở vị thế con giun.

Vì sao?

Vì nếu như phân định Âm Dương bằng cách so sánh đối đãi phản ánh bản chất NỔI TRỘI về cơ quan sinh sản thì con giun dù mang bản chất lưỡng tính nhưng cái sự NỔI TRỘI của nó thuộc về Âm chứ không phải do sự lưỡng giới rồi chỉ còn biết phân loại Âm Dương theo sự:

Lớn - Nhỏ

Dài - Ngắn

Lớn/Dài là Dương và Nhỏ/Ngắn là Âm mà có lần anh Thiên Sứ đã giảng giải.

1) Vậy đối với loại động vật vô tính thì sao?

Về việc này tôi trả lời như sau:

Tôi nhắc lại và đặc biệt lưu ý là phân Âm Dương trong trường hợp này phải cùng loài. Tôi thí dụ như con trùng (Giun). Do vô tính nên phân Âm Dương chỉ là : Con lớn là Dương, con nhỏ là Âm, con dài là Dương, con ngắn là Âm.

Thì là anh ấy đã không nhìn ra được cái bản chất NỔI TRỘI về Âm Dương trên cơ sở cơ quan sinh sản mà lại đi chia loại theo một hình thức khác.

Ví dụ: con người là một khái niệm chỉ cái chung, cái trừu tượng.

Con người là một khái niệm chỉ cái chung KHÁC với THÚ VẬT, nhưng không thể bảo đó là "trừu tượng" vì ta có thể hình dung, có thể hiểu một cách cụ thể.

nhưng khi quay sang một đồng nghiệp ngồi bên cạnh, chỉ tay và nói "con người này" thì "con người ngày" đang chỉ cái riêng, cái cụ thể. Rõ ràng là "con người này" gồm vô số đặc điểm, tính cách riêng biệt với "con người khác", để miêu tả về "con người này" chắc nói mãi cũng không hết vì nó thay đổi, nó hoạt động, nó sáng tạo,...

... nhưng vẫn là cụ thể để có thể miêu tả vô số điểm, tính cách riêng biệt giữa "con người này" và "con người kia" v.v...

Quay lại ví dụ về cái bàn mà daretolead có nêu. ở đây, ngơời hỏi đã dựa trên một tư duy sai là "định nghĩa lại khái niệm". Khái niệm "vật chất" trong định nghĩa về vật chất mang tính tổng quát hóa, bao trùm cao, khái niệm của một ông nghiên cứu triết học. Trong khái khái niệm "vật chất" dùng để chỉ cái bàn là nói đến sự vật, khái niệm của một ông thợ gỗ.

Vì Daretolead nói rằng:

Ví dụ, có người hỏi trong định nghĩa vật chất có nói vật chất luôn vận động,

đúng không, vật chất luôn vận động?

Như là, đúng như thế thì câu hỏi:

vậy cái bàn này là vật chất nhưng có thấy nó "động đậy" gì đâu?

là vô nghĩa.

Nếu vật chất luôn vận động là không đúng thì:

vậy cái bàn này là vật chất nhưng có thấy nó "động đậy" gì đâu?

cũng trở nên dư thừa ...

Daretolead thấy có rất nhiều câu hỏi về âm dương cũng theo kiểu này.

Ví dụ: ???

Theo daretolead thì Thái cực là mâu thuẫn trong đó âm dương chính là 2 mặt đối lập tồn tại trong mâu thuẫn đó.

Có nghĩa: 2 mặt đối lập là Thái cực - theo ý của Daretolead.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào chú sapa

Posted Image

1 .việc chuyển hóa âm dương qua đồ hình trên tuấn dương đã hiểu rồi ,cám ơn chú đã giải thích tường tận.

+ nhưng tại sao dương lại ở bên trái ,âm ở bên phải ko theo quy tắc về âm dương vậy chú ?nếu chuyển nghi dương nằm trên ,nghi âm nằm dưới theo cháu sẽ hợp lý hơn

-chú có thể cho cháu biết dựa vào quy tắc nào người xưa lập ra đồ hình này ko ?dựa vào chu kì nhật nguyệt hay tinh đẩu ..? họ định tâm ở đâu ?

-đường đi từ cực dương đến cực âm nếu áp vào địa chi sẽ bắt đầu từ chi nào =>kết thúc ở chi nào ?theo chiều thuận nghịch đồng hồ ra sao ?

-câu hỏi như trên với đồ hình áp vào thiên can ?

2 .Sao lại không được, khi Tuấn Dương thử xem hình sau đây:

Posted Image

thì dễ nhìn ra Âm Thể khi chưa bị văng nước bởi giọt nước đang nhiểu dần này:

Posted Image

ở ví dụ này mong chú sapa xem xét lại .khi các chu kì nối tiếp nhau theo 1 chuỗi mắt xích thì điểm cuối tại chu kì trước sẽ được coi là gốc của chu kì sau và nó sẽ tĩnh so với phần còn lại trong chu kì nó tạo ra

- ;) làm sao chúng ta biết nó là động khi chưa từng nhìn thấy nó tĩnh :(

Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi ngoại lực tác dụng lên vật.

Như vậy, để thay đổi trạng thái thì ngoại lực là yếu tố tác động lên vật để di-dời hay ngừng-lại.

vâng muốn thay đổi trạng thái của 1 vật thì phải có ngoại lực tác động vào nó

như định luật 1 của newton

+ 2 trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều sẽ được coi là trạng thái tiền khởi (tĩnh) .khi ta tác động ngoại lực vào nó dù cho kết quả thế nào thì đó cũng là trạng thái sau (động) .đơn giản vì ngoại lực này thay đổi trạng thái gốc

3 .Ta có thể LĂN cái CHAI trên mặt bàn hoặc có thể CHẬN cái CHAI dừng lại --- như thế nào?

:D hãy tác động vào đó 1 lực để thay đổi trạng thái ban đầu :rolleyes:

kính chú

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Tuấn Dương

chào chú sapa

Posted Image

1 .việc chuyển hóa âm dương qua đồ hình trên tuấn dương đã hiểu rồi ,cám ơn chú đã giải thích tường tận.

+ nhưng tại sao dương lại ở bên trái ,âm ở bên phải ko theo quy tắc về âm dương vậy chú ?

Tại sao Dương bên trái, Âm bên phải thì đó là sự minh họa của Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy:

Posted Image

...cũng như sau này, biểu trưng cho Nam tả, Nữ hữu - tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ - tả quẻ Ly (lửa), hữu quẻ Khảm (nước) cũng như ở [HTBQVV]: tả quẻ Chấn (trai trưởng), hữu quẻ Đoài (út nữ) v.v... đều có cùng nguyên lý.

nếu chuyển nghi dương nằm trên ,nghi âm nằm dưới theo cháu sẽ hợp lý hơn

Đồ hình với vòng tròn Trắng (8PI+8PI=16PI) phía trên và vòng tròn Đen (8PI+8PI=16PI) phía dưới cũng đã bao gồm Âm Dương trên dưới rồi vậy!

-chú có thể cho cháu biết dựa vào quy tắc nào người xưa lập ra đồ hình này ko ?dựa vào chu kì nhật nguyệt hay tinh đẩu ..? họ định tâm ở đâu ?

Từ Dịch Kinh, từ sự quan sát - ngưỡng lên nhìn Trời, cúi xuống nhìn Đất; sáng tối ngày đêm; mặt trăng mặt trời, tứ mùa bát tiết v.v...

Tuấn Dương hỏi "định tâm" là "tâm" gì?

-đường đi từ cực dương đến cực âm nếu áp vào địa chi sẽ bắt đầu từ chi nào =>kết thúc ở chi nào ?theo chiều thuận nghịch đồng hồ ra sao ?

Nói về địa chi, ta có quẻ Nguyệt Lệnh biểu trưng cho Âm Dương Tiêu Trưởng mà những ai có nghiên cứu thuật số Đông phương đều biết như sau:

Tí - Phục (nhất Dương sinh); Sửu - Lâm (2 Dương) --> tiếp tục tăng lần lên như thế cho tới Tỵ - là quẻ Kiền với cả 6 Hào Dương là khí Dương đã lên đến tột cùng (thuộc Dương)

sau đó,

Ngọ - Cấu (nhất Âm sinh) --> tiếp tục tăng lần lên như thế cho tới Hợi - là quẻ Khôn với cả 6 Hào Âm là khí Âm đã lên đến tột cùng (thuộc Âm)

-câu hỏi như trên với đồ hình áp vào thiên can ?

Thiên Can vốn dĩ không có đặc tính Âm Dương Tiêu Trưởng vì bản chất của Thập Thiên Can có: 5 can Dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và 5 can Âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý). Chúng là cặp-đôi với nhau đủ đầy Âm-Dương; ví dụ: Giáp-Ất, Bính-Đinh, Mậu-Kỷ, Canh-Tân, Nhâm-Quý.

2 .Sao lại không được, khi Tuấn Dương thử xem hình sau đây:

Posted Image

thì dễ nhìn ra Âm Thể khi chưa bị văng nước bởi giọt nước đang nhiểu dần này:

Posted Image

ở ví dụ này mong chú sapa xem xét lại .khi các chu kì nối tiếp nhau theo 1 chuỗi mắt xích thì điểm cuối tại chu kì trước sẽ được coi là gốc của chu kì sau và nó sẽ tĩnh so với phần còn lại trong chu kì nó tạo ra

Nó sẽ tĩnh hay là chỉ có động mà thôi trong từng sát-na hoặc giây-khắc nó tạo tác mới có chu kỳ nối tiếp?

Tuấn Dương hãy để ý kỷ điểm đó.

- ;) làm sao chúng ta biết nó là động khi chưa từng nhìn thấy nó tĩnh :(

Câu hỏi trên cũng có thể hỏi lại như sau:

- :D làm sao chúng ta biết nó là tĩnh khi chưa từng nhìn thấy nó động :rolleyes:

Động-Tĩnh chẳng qua là 2 trạng thái cá biệt mà chỉ khi nào nó thay đổi trạng thái ban đầu như Tuấn Dương đã viết ở dưới. Trạng thái ban đầu đó là:

3 .Ta có thể LĂN cái CHAI trên mặt bàn hoặc có thể CHẬN cái CHAI dừng lại --- như thế nào?

:rolleyes: hãy tác động vào đó 1 lực để thay đổi trạng thái ban đầu :rolleyes:

cái CHAI đang LĂN trên mặt bàn,

hay

cái CHAI đang KHÔNG LĂN trên mặt bàn??

Vì để:

Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi ngoại lực tác dụng lên vật.

Như vậy, để thay đổi trạng thái thì ngoại lực là yếu tố tác động lên vật để di-dời hay ngừng-lại.

vâng muốn thay đổi trạng thái của 1 vật thì phải có ngoại lực tác động vào nó

như định luật 1 của newton

+ 2 trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều sẽ được coi là trạng thái tiền khởi (tĩnh) .khi ta tác động ngoại lực vào nó dù cho kết quả thế nào thì đó cũng là trạng thái sau (động) .đơn giản vì ngoại lực này thay đổi trạng thái gốc

Không thể bảo rằng, cái CHAI đang LĂN trên mặt bàn là trạng thái tiền khởi (tĩnh hay động) vì với cái Thấy AS IS như thực tướng của nó: LĂN là một trạng thái nào đó mà thôi. Coi là trạng thái tiền khởi (tĩnh) hay (động) là sự suy diễn phiến diện của chúng ta.

Cũng như, không thể bảo rằng, cái CHAI đang ĐỨNG YÊN trên mặt bàn là trạng thái tiền khởi (tĩnh hay động) vì với cái Thấy AS IS như thực tướng của nó: ĐỨNG YÊN là một trạng thái nào đó mà thôi. Coi là trạng thái tiền khởi (tĩnh) hay (động) là sự suy diễn phiến diện của chúng ta.

Do đó,

3 .Ta có thể LĂN cái CHAI trên mặt bàn hoặc có thể CHẬN cái CHAI dừng lại --- như thế nào?

:rolleyes: hãy tác động vào đó 1 lực để thay đổi trạng thái ban đầu :rolleyes:

kính chú

tuấn dương

i.) sự tác động để DỪNG cái chai đang LĂN là một ĐỘNG khởi

ii.) sự tác động để ĐẨY cái chai ở trạng thái (i.) đã DỪNG để LĂN đi lại là một ĐỘNG khởi

Tất tất chỉ là những ĐỘNG khởi phải không, Tuấn Dương?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Từ Dịch Kinh, từ sự quan sát - ngưỡng lên nhìn Trời, cúi xuống nhìn Đất; sáng tối ngày đêm; mặt trăng mặt trời, tứ mùa bát tiết v.v...

Hay nhỉ? ngữa, cúi thôi mà làm ra kinh dịch...tài nhỉ? Các nhà thiên văn nhiều thế hệ từ cái thấu kính đồ sộ phóng ra không gian mới viết được cả pho sách thiên văn. Ở đây chỉ có ngữa cúi thôi mà ra kinh dịch...Ôi thôi học thế thì khác gì mọt...

Tuấn Dương hỏi "định tâm" là "tâm" gì?

Lại lập lờ hay và giả vờ ngu?

Nói về địa chi, ta có quẻ Nguyệt Lệnh biểu trưng cho Âm Dương Tiêu Trưởng mà những ai có nghiên cứu thuật số Đông phương đều biết như sau:

Tí - Phục (nhất Dương sinh); Sửu - Lâm (2 Dương) --> tiếp tục tăng lần lên như thế cho tới Tỵ - là quẻ Kiền với cả 6 Hào Dương là khí Dương đã lên đến tột cùng (thuộc Dương)

sau đó,

Ngọ - Cấu (nhất Âm sinh) --> tiếp tục tăng lần lên như thế cho tới Hợi - là quẻ Khôn với cả 6 Hào Âm là khí Âm đã lên đến tột cùng (thuộc Âm)

Vẫn là nhai lại sách mụt mà, có gì mới lạ hay ho đâu mà lị?

Thiên Can vốn dĩ không có đặc tính Âm Dương Tiêu Trưởng vì bản chất của Thập Thiên Can có: 5 can Dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và 5 can Âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý). Chúng là cặp-đôi với nhau đủ đầy Âm-Dương; ví dụ: Giáp-Ất, Bính-Đinh, Mậu-Kỷ, Canh-Tân, Nhâm-Quý.

Về giở sach học lại đi nhé! Có thế cũng khua môi, uốn mép.

Không thể bảo rằng, cái CHAI đang LĂN trên mặt bàn là trạng thái tiền khởi (tĩnh hay động) vì với cái Thấy AS IS như thực tướng của nó: LĂN là một trạng thái nào đó mà thôi. Coi là trạng thái tiền khởi (tĩnh) hay (động) là sự suy diễn phiến diện của chúng ta.

Cũng như, không thể bảo rằng, cái CHAI đang ĐỨNG YÊN trên mặt bàn là trạng thái tiền khởi (tĩnh hay động) vì với cái Thấy AS IS như thực tướng của nó: ĐỨNG YÊN là một trạng thái nào đó mà thôi. Coi là trạng thái tiền khởi (tĩnh) hay (động) là sự suy diễn phiến diện của chúng ta.

Lại lập lờ và cắt nghĩa đùi, dùng lý triết muốn phủ nhận, nhưng sau đó lại:

.) sự tác động để DỪNG cái chai đang LĂN là một ĐỘNG khởi

ii.) sự tác động để ĐẨY cái chai ở trạng thái (i.) đã DỪNG để LĂN đi lại là một ĐỘNG khởi

Tất tất chỉ là những ĐỘNG khởi phải không, Tuấn Dương?

Hay cho cái cặp từ "Động khởi", nhưng phía trên lại phủ định cái khởi và cho người khác là phiến diện, ai giè nhìn lại mình thì thiển cận.

Đọc mà ngán ngẩm cho hậu bối cuồng. ;)

Edited by ndmph

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Ndmph

Hay nhỉ? ngữa, cúi thôi mà làm ra kinh dịch...tài nhỉ? Các nhà thiên văn nhiều thế hệ từ cái thấu kính đồ sộ phóng ra không gian mới viết được cả pho sách thiên văn. Ở đây chỉ có ngữa cúi thôi mà ra kinh dịch...Ôi thôi học thế thì khác gì mọt...

Lại lập lờ hay và giả vờ ngu?

Vẫn là nhai lại sách mụt mà, có gì mới lạ hay ho đâu mà lị?

Về giở sach học lại đi nhé! Có thế cũng khua môi, uốn mép.

Lại lập lờ và cắt nghĩa đùi, dùng lý triết muốn phủ nhận, nhưng sau đó lại:

Hay cho cái cặp từ "Động khởi", nhưng phía trên lại phủ định cái khởi và cho người khác là phiến diện, ai giè nhìn lại mình thì thiển cận.

Đọc mà ngán ngẩm cho hậu bối cuồng. ;)

Đâu có ai cấm Ndmph không được chia sẽ cái hiểu của bạn về Âm Dương đâu à!

Chỉ là, bạn không có gì để chia sẽ để rồi bình phẩm vu vơ thế thôi ư ...?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào chú sapa

những câu trả lời của chú ,tuấn dương cần có thời gian suy ngẫm lại .1 phần do kiến thức của tuấn dương quá giới hạn nên chưa thể hiểu sâu được ,cần phải trải nghiệm thêm

do vậy cuộc trao đổi về âm dương cháu xin tạm ngừng tại đây ,xin được hẹn chú vào thời điểm khác chúng ta sẽ trao đổi về hình thành bát quái ,âm dương với cái nhìn của thiên văn học.

kính chú

tuấn dương

gửi bạn ndmph :đây là diễn đàn trao đổi học thuật mong bạn tôn trọng người viết ,ko nên dùng những lời lẽ miệt thị gây mất hòa khí .

dù đúng hay sai thì chủ topic cũng có lòng trao đổi ,mở mang kiến thức cho hậu bối .

học thuật có đi lên cũng là nhờ những ý kiến trái chiều nhau như âm dương tuy đối lập nhưng luôn thúc đẩy lẫn nhau

thân ái

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn anmay

bạn hỏi :

Nếu tĩnh phải có trước động, thì tại sao lúc đang ở trạng thái tĩnh đó, lại không tiếp tục tĩnh mà lại chuyển sang động.

chuyện tĩnh -động cũng giống như âm với dương ,nếu chỉ có 1 vế có nghĩa là ko có gì .nó phải động thì vạn vật mới có thể phát triển

nó tĩnh mãi mãi cũng giống như thế giới chỉ có nam hoặc nữ -1 phía = ko phát triển = ko có gì cả =ko có nam cũng ko có nữ đơn giản khi đó chẳng có giới nào tồn tại

lúc ta có sự suy nghĩ về giới tính cũng là lúc cái "động" xảy ra

đây là nhận định của mình có thể là đúng ,cũng có thể là sai .mọi người tiếp tục đưa ý kiến lên để chúng ta có cái nhìn về âm -dương ,động -tĩnh đa chiều hơn

thân

tuấn dương

Nếu như tuấn dương nói :"tĩnh động cũng giống như âm với dương, nếu chỉ có 1 vế có nghĩa là không có gì" thì anmay suy ra là: nếu có tĩnh thì cũng đã có động, tuấn dương thấy ok không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay