Thiên Sứ

Quy Hoạch Hà Nội Năm 2030

62 bài viết trong chủ đề này

Hà Nội bất ngờ thay đổi quan điểm về trục Hồ Tây - Ba Vì

VnExpress

14 9 2010

Ba tuần sau khi có văn bản gửi Thủ tướng phản bác xây trục Hồ Tây - Ba Vì (hơn 30 km), Hà Nội vừa có văn bản cho rằng, đây là trục cảnh quan, hỗ trợ liên kết các không gian lớn Ba Đình - Hồ Tây - Ba Vì.

> Hội kiến trúc sư phản bác ý tưởng trục Hồ Tây - Ba Vì/ Không xây trung tâm hành chính, không cần tuyến Hồ Tây - Ba Vì

Văn bản do Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo gửi Hội đồng thẩm định nhà nước đồ án quy hoạch chung thủ đô, nêu rõ trục Hồ Tây - Ba Vì nên kết thúc trước hồ Đồng Mô, chân núi Ba Vì.

Trên trục đường này, đoạn từ vành đai 3, 5 đến vành đai 4 cơ bản đi thẳng để tạo lập không gian mở gồm quảng trường, vườn hoa, không gian xanh và vành đai sông Nhuệ, để tổ chức các hoạt động công cộng văn hóa của thành phố mà trong nội đô còn thiếu, không có khả năng đáp ứng.

Trước mắt, để tạo trục cảnh quan, điểm nhấn không gian kiến trúc đô thị mới của thủ đô chỉ nên xây dựng đoạn từ vành đai 3 đến vành đai 4 và quản lý chặt chẽ việc xây dựng trong khu vực hành lang xanh. Trục không gian đô thị phải tập trung giá trị lịch sử, văn hóa và vai trò đầu não chính trị của Ba Đình, Hồ Gươm và trục Tây Hồ Tây.

Đoạn ngoài vành đai 4, UBND thành phố Hà Nội đề nghị sẽ đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô ngang tuyến sẽ nghiên cứu cụ thế trong quy hoạch phân khu.

Posted Image

Quy hoạch trục Hồ Tây - Ba Vì đang gây tranh luận trong xã hội. Ảnh:Hoàng Hà.

Ngoài ra, UBND Hà Nội còn kiến nghị đơn vị thực hiện đồ án phân tích những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi tốc độ đô thị hóa lớn. Theo đồ án quy hoạch, đến năm 2030, Hà Nội cần sử dụng 800 km2 đất, diện tích đô thị sẽ mở rộng gấp 4,5 lần và dân số tăng gần 2,5 lần.

Thành phố cũng cho rằng, đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu bài bản, công phu, khoa học trên cơ sở phân tích hiện trang, với định hướng trở thành thành phố xanh - văn hóa - văn minh hiện đại với cấp hạng quốc tế và khu vực, có tính khả thi trong quá trình triển khai.

Trước đó, ngày 17/8, trong văn bản gửi Thủ tướng, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định, khi đã không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì thì việc xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế xã hội. Nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được hình thành như tư vấn đề xuất, sẽ có nguy cơ không chỉ phá vỡ ý tưởng hành lang xanh, còn tạo cơ hội cho sự ra đời các khu đô thị bám hai bên hệ trục.

Việc xác định tuyến đi thẳng theo hướng Đông - Tây, dự kiến là 6 làn xe, có tốc độ cao trên quãng đường hơn 30 km, xét theo yếu tố vật lý sẽ không đảm bảo giao thông (do ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt người điều khiển giao thông)...

Trục Hồ Tây - Ba Vì đang gây sự tranh luận trong giới kiến trúc sư. Hội kiến trúc sư VN từng góp ý: "Nếu cần dự trữ thì chọn nơi khác, không nên bảo vệ ý tưởng ở Ba Vì. Chính vì vậy trục Hồ Tây - Ba Vì không còn cơ sở để tồn tại trong đồ án. Cảnh quan đặc trưng của Hà Nội lại càng không nên có trục thẳng, dài và lớn như đồ án đề ra".

Đoàn Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quy hoạch chung Hà Nội: Sẽ có trục mà không phải trục

>> Hà Nội thay đổi quan điểm về trục Hồ Tây - Ba Vì

TP - Cuộc tranh luận nảy lửa giữa một bên- Bộ Xây dựng nói: “cần thiết có trục Hồ Tây- Ba Vì”, còn Hà Nội lại bảo: “không cần thiết”, cuối cùng có vẻ đi đến hồi kết làm đẹp cả Hà Nội và Bộ Xây dựng: vẫn có trục nhưng lại không phải trục!

Posted Image

Sau khi đề nghị thay đổi, TP Hà Nội lại vừa chấp nhận trục Hồ Tây - Ba Vì. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bỗng dưng ủng hộ trục “ Hồ Tây- Ba Vì” (?)

Sau gần một tháng dư luận được làm nóng bởi quan điểm trái chiều giữa Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội về trục Hồ Tây- Ba Vì, những ngày gần đây người ta lại bất ngờ khi một vị nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu trên báo: “ Cả Chủ tịch Hội đồng thẩm định ( Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân) và Phó Chủ tịch Hội đồng (ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội) đều đồng ý nên xây dựng trục Thăng Long ( nay có tên trục Ba Vì- Hồ Tây- PV) như đồ án đưa ra. Tiếp nhận thông tin này quả thực dư luận không biết thế nào mà lần. Vậy có đúng là Chủ tịch thành phố Hà Nội có ủng hộ trục Hồ Tây- Ba Vì như đồ án?

Mới đây ngày 6-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký văn bản số 7061 “ Góp ý đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ( hồ sơ tháng 8-2010)”. Tại văn bản này khi nói về trục Hồ Tây- Ba Vì, thành phố Hà Nội đưa ra 4 góp ý (giảm một nửa so với lần trước). Trong đó góp ý đầu tiên có nêu: Để tạo các trục không gian cảnh quan từ trung tâm Ba Đình- Hồ Tây về các phía Cổ Loa, Sóc Sơn và Ba Vì, trục này mang tính chất trục không gian cảnh quan hỗ trợ liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình- Hồ Tây- Tây Hồ Tây- Trung tâm văn hoá du lịch Ba Vì. Trục này nên kết thúc tại trước hồ Đồng Mô chân núi Ba Vì.

Với những nội dung như văn bản vừa nêu về phía cơ quan chức năng cũng như người dân dường như đều hiểu rằng thành phố Hà Nội ủng hộ trục Hồ Tây- Ba Vì. Nhưng thực tình thì có như thế?

Không có chuyện ủng hộ trục Hồ Tây- Ba Vì (?)

Posted Image

Trong khi báo chí sốt về thông tin Hà Nội quay ngoắt từ không ủng hộ chuyển sang ủng hộ trục Hồ Tây- Ba Vì như đề xuất của đồ án, thì chúng tôi cũng chưa nhận được trả lời chính thức từ lãnh đạo thành phố. Mặc dù vậy, đại diện một số cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội khẳng định: “Không có chuyện Hà Nội ủng hộ trục này” và rằng Hà Nội chưa hề ban hành văn bản thể hiện sự ủng hộ nói trên. Vậy thì quan điểm của Hà Nội tại văn bản 7061 là gì?

Một cán bộ của Hà Nội cho rằng dù có nội dung như đã nêu ở phần trên, song trục đường mà Hà Nội đề cập không phải là trục Hồ Tây- Ba Vì như đồ án đề xuất. Căn cứ được đưa ra là trục Hồ Tây- Ba Vì theo đồ án có mặt cắt là từ 100m đến 300m, còn trục giao thông mà Hà Nội đề cập có mặt cắt nhỏ hơn nhiều. Thứ hai, trục Hồ Tây- Ba Vì là một đường thẳng như kẻ chỉ từ Hà Nội nối lên QL 21 (Ba Vì), còn trục đường mà Hà Nội góp ý đi cong lựa theo địa hình thực tế.

Cụ thể, Hà Nội đề xuất đoạn ngoài vành đai 4 đề nghị sẽ đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô và mặt cắt ngang tuyến theo tính toán của đồ án và sẽ nghiên cứu cụ thể trong quy hoạch phân khu. Đoạn từ vành đai 3,5 đến vành đai 4 cơ bản đi thẳng tạo lập không gian mở gồm: quảng trường, vườn hoa, không gian xanh kết nối hành lang xanh và vành đai xanh sông Nhuệ, các nhu cầu hoạt động công cộng văn hoá của thành phố mà trong nội đô còn thiếu, không có khả năng đáp ứng.

Như vậy có thể thấy rằng việc Hà Nội “ủng hộ” là ủng hộ cho một trục đường mới mà nó đã khác hẳn với trục Hồ Tây- Ba Vì như đề xuất của đồ án. Không biết có nên hiểu là Hà Nội không ủng hộ trục Hồ Tây- Ba Vì chăng? Dù sao cả Bộ Xây dựng và Hà Nội dường như đã gặp nhau ở chỗ cùng thống nhất việc có một con đường từ Hà Nội nối lên Ba Vì. Vậy là sau một hồi um xùm về trục hay không trục thì hồi kết đã dần sáng tỏ làm cho cả Hà Nội và Bộ Xây dựng đều hài lòng- trục đấy, nhưng cũng không phải trục (?)

Phùng Sưởng

Ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam: Trục Hồ Tây- Ba Vì là chuyện nhỏ (?)

“Trục Hồ Tây – Ba Vì chỉ là việc nhỏ, cái dở ở đây là việc khác chứ không phải một trục đường. “Chẳng qua vừa rồi có nhiều ý kiến trái chiều quanh đồ án quy hoạch Thủ đô là vì những người trong cuộc lắt léo, ngụy biện, có ý đồ khác nên dư luận mới thế. Bản thân thành phố Hà Nội cũng không nhận thấy vấn đề đó, cứ lấn cấn ở con đường”,

Lam Sơn

-----------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Phàm đã gọi là "pha học" thì chí ít một trong những tiêu chỉ để thẩm định tính "pha học" của nó là tính nhất quán. Nay các cụ trong giới kiến trúc đang bàn với những ý kiến trái chiều "niên quan nớn" đến cái gọi là "Trục Hồ Tây Ba Vì" - trước đây gọi là "Trục Tâm linh"; "trục Hoàng Đạo" ...vv...- Như vậy, cứ chiểu theo tiêu chí "pha học" thì phải có một ý kiến đúng và một ý kiến sai; hoặc cả hai đều sai.

Nhưng chỉ có cái nhìn từ Phong Thủy Lạc Việt ở web này là nhất quán:

Không nên xây một đường thẳng xuyên tâm theo chiều Đông Tây đâm giữa Ba Vì và trung tâm Hanoi cũ như vậy. Ít ra xét về tính nhất quán thì Phong Thủy chứng tỏ tính pha học hơn nhiều :D .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẫn có trục Hồ Tây-Ba Vì nhưng là trục... cong?

Hà Nội đã từng khẳng định hoàn toàn không cần trục, nay bỗng dưng lại thấy cần trục. Bộ Xây dựng thì rõ ràng khẳng định trục phải thẳng, nay lại thấy trục có theo địa hình cũng... không sao.

LTS: Câu chuyện giằng co qua lại giữa Bộ Xây dựng và Hà Nội, hai "nhân vật chính" của đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa có thêm một "bước ngoặt" mới: Hà Nội không phản đối trục Ba Vì, nhưng đề nghị không phải trục thẳng tắp mà chỉ thẳng tắp đoạn trước vành đai 4, còn từ vành đai 4 về đến Ba Vì thì sẽ theo địa hình. Quan điểm của Hà Nội thay đổi như vậy là phù hợp hay không phù hợp?

Tuần Việt Nam kính mời độc giả bày tỏ quan điểm về đồ án Quy hoạch thủ đô theo địa chỉ tuanvietnam@vietnamnet.vn.

Sáng đúng, chiều sai, mai lại...đúng?

Ngày 14/9, báo chí đưa tin "Hà Nội bất ngờ thay đổi quan điểm về trục Hồ Tây - Ba Vì".

Không biết người đứng đầu TP Hà Nội còn muốn đánh đố những công dân của mình đến mức nào, 3 tuần trước vừa có văn bản phản đối trục Hồ Tây - Ba Vì, nay lại quay sang... không phản đối nữa. Khẳng định có đánh đố, vì phải nhắc cả chuyện trước đó, trong kỳ họp QH dạo tháng 6/2010, Hà Nội không hề tỏ chút băn khoăn nào về trục này cả. Chỉ trong vài tháng mà Hà Nội thay đổi ý kiến hai lần và trái chiều 180 độ. Dù người dân từ lâu đã quen với việc "sáng đúng, chiều sai, mai lại... đúng", nhưng vụ đúng - sai - đúng lần này vẫn thật sự gây sốc, vì là quy hoạch một thành phố, à không, quy hoạch một thủ đô, vẫn chưa đủ, phải là quy hoạch thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cách đây 2 ngày, người dân còn chưa dám chắc vì sao Chủ tịch thành phố mình từ chỗ ngả theo quan điểm của Chính phủ, hay chính xác hơn là "quan điểm của Bộ Xây dựng", lại chuyển sang phản đối quan điểm đó, thì nay càng không thể hiểu vì sao vừa phản đối xong lại... không phản đối nữa! Cứ tưởng ý chí, nguyện vọng của các ĐBQH, của nhiều chuyên gia kiến trúc, quy hoạch đã đến tai lãnh đạo thành phố, nay bỗng thấy hóa ra không phải.

Dư luận lại được dịp đoán già đoán non vì sao Hà Nội nói chung, chính xác hơn là Chủ tịch Hà Nội lại "xoay như chong chóng" đến vậy. Những tưởng vẫn nên nhắc lại Chủ tịch còn là một KTS, đã từng đến dự Đại hội Hội KTS Việt Nam đàng hoàng. Không biết Chủ tịch có biết Hội KTS Việt Nam cũng phản đối quy hoạch Hà Nội mà Bộ Xây dựng và Hà Nội cùng làm không?

Posted ImageTrong 3 tuần qua, có một cột mốc quan trọng. Đó là ngày 7/9, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã có phiên họp về Đồ án. Cuộc họp diễn ra tại Bộ Xây dựng, Chủ tịch hội đồng cũng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng, còn Phó chủ tịch Hội đồng chính là Chủ tịch Hà Nội. Người nước ngoài mà nghe chuyện Bộ trưởng Bộ xây dựng lại làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định đồ án do chính Bộ Xây dựng chỉ đạo lập ra thì ít nhất họ cũng băn khoăn: sao kỳ thế nhỉ, vừa đá bóng vừa thổi còi thì coi sao được? Chả nhẽ lại có vị Bộ trưởng nào đó lại đứng lên khẳng định rằng đồ án của bộ mình không tốt? Thế thì có khác gì khẳng định "tôi đã làm việc không tốt?". Không đời nào, cái lý đương nhiên phải là: Tôi làm việc rất tốt, thừa sức làm quá tốt ấy chứ, vậy thì dưới quyền tôi làm sao có ai đó làm việc không tốt được? Điểm này ở nước ta là tiền đề, không cần chứng minh.

Hội đồng thẩm định chỉ thiếu mỗi... chuyên gia?

Mặt khác, nhìn danh sách các thành viên Hội đồng thẩm định, toàn thấy lãnh đạo, đại diện các bộ rất "hoành tráng": Bộ Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngoài ra có thêm Văn phòng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.

Cứ logic mà suy ngẫm, lẽ ra các bộ này có tham gia là tham gia từ khâu chuẩn bị quy hoạch, để đảm bảo quy hoạch ấy chuẩn về bấy nhiêu lĩnh vực, bấy nhiêu khía cạnh của một thành phố. Chứ các vị ngồi đó khi quy hoạch đã làm xong, giả sử thấy không chuẩn về mặt môi trường, không lẽ lại quay về làm lại từ đầu? Còn nếu bộ nào đã tham gia từ đầu, thì việc các lãnh đạo Bộ ngồi thẩm định sẽ có ý nghĩa gì? Con hát rồi, không lẽ bố mẹ "mạnh dạn" chê con hát dở? Giả sử có một người mạnh dạn "chê", hay nhẹ nhàng hơn tý là "không khen", chắc chắn sẽ bị cả chục thành viên còn lại "chỉnh đốn" ngay.

Vậy thì Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định cái gì? Xem thông tin khi Hội đồng được thành lập vào 10/2009, thì "Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; đồng thời có quyền yêu cầu các bộ, ngành và các cơ quan liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đồ án quy hoạch để phục vụ công tác thẩm định; yêu cầu tư vấn bổ sung hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định". Hỡi ôi, đọc xong còn thấy mù mờ hơn. Đành đoán mò, chắc chỉ thẩm định về thủ tục thế thôi, còn chất lượng đồ án ra sao thì... hội đồng khó mà biết được, vả lại, biết làm gì cho mệt? Bởi lẽ, trong hội đồng tuyệt nhiên vắng bóng các chuyên gia Kiến trúc, quy hoạch, lịch sử, văn hóa... để có thể đánh giá chất lượng của đồ án.

Posted ImageTriển lãm quy hoạch chung Hà Nội tại Vân Hồ, từ 21/4 đến 1/5/2010. Đông đảo cư dân Hà Nội đến xem, đặc biệt quan tâm đến Trục Thăng Long (Ảnh: KTS Lê Việt Sơn, chụp 24/4/2010)Ấy vậy mà Hội đồng này lại giúp Thủ tướng trong việc xem xét, phê duyệt đồ án sao? Không biết ngoài nghe ý kiến hội đồng, Thủ tướng còn nghe những ý kiến nào để quyết định việc phê duyệt, và ý kiến nào với Thủ tướng là quyết định? Nếu ý kiến của hội đồng thẩm định nhà nước là quan trọng, đồng nghĩa với việc ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Hà Nội là quan trọng nhất, nhì mất rồi.

Bỗng dưng cần... trục cong?

Trở lại câu chuyện Hà Nội liên tục thay đổi quan điểm. Người thì đoán tại Hội đồng thẩm định đông như thế, đa số đồng thuận rồi, Hà Nội có muốn cũng chẳng phản đối được. Người "thạo chuyện" hơn lại bảo, Bộ Xây dựng và Hà Nội đã thỏa thuận đấy chứ, mỗi người nhường nhau một bước, trục Hồ Tây - Ba Vì trước kia thẳng là thế, giờ có thẳng nữa đâu? Chỉ thẳng từ vành đai 3.5 đến vành đai 4 thôi, còn ra ngoài vành đai 4 thì phải "đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô ngang tuyến sẽ nghiên cứu cụ thể trong quy hoạch phân khu" còn gì?". Nghĩa là, làm gì còn trục Hồ Tây - Ba Vì như ý tưởng của Bộ Xây dựng mới đây?

Xem kỹ như thế thì thấy đó là sự thỏa hiệp "mỗi bên nhường nhau một tý đấy chứ". Nhưng nhường nhau như thế, thì lập luận của cả Hà Nội lẫn Bộ Xây dựng ngày xưa đều trở nên... quá mức lỗi thời. Hà Nội đã từng khẳng định hoàn toàn không cần trục, nay bỗng dưng lại thấy cần trục. Bộ Xây dựng thì rõ ràng khẳng định trục phải thẳng, nay lại thấy trục có theo địa hình cũng... không sao. Theo địa hình thì có còn là trục nữa không? Vì sao nhất thiết phải giữ trục, chỉ có Bộ Xây dựng, giờ có thêm Hà Nội, mới trả lời được chắc chắn. Cũng chỉ Bộ Xây dựng và Hà Nội biết rõ đằng sau sự thỏa thuận nhanh chóng kia, thực chất là điều gì?

Với Bộ Xây dựng, có lẽ thành phố nào cũng thế thôi, quy hoạch nào thì cũng là Bộ làm cả, tiền nhiều có thể (chỉ có thể thôi) làm tốt hơn tiền ít, còn quy hoạch ra có đẹp hay xấu, thành phố nào cũng na ná thành phố nào, thì... Bộ cũng chưa phải chịu trách nhiệm bao giờ. Còn Hà Nội không chỉ là chủ nhân của đồ án, mà sẽ là người phải "sống" với kết quả quy hoạch kia, xấu hay đẹp cũng là bộ mặt của mình. Vậy nên khi Hà Nội đổi ý, đồng nghĩa với việc chính quyền Hà Nội thật sự mất điểm trong mắt nhân dân. Người dân trách Bộ Xây dựng 1, thì sẽ trách Hà Nội 10

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quy hoạch Hà Nội: Khi phụ lấn chính, khách át chủ

Hà Thủy

  • Trong quy hoạch Hà Nội, so với các vấn đề lớn và nghiêm trọng như "Dời đô" và Quy hoạch sử dụng đất hoang phí, Trục Hồ Tây - Ba Vì về bản chất chỉ là hệ quả của 2 chuyện trên.
Với tư cách một tuyến đường giao thông, trục Hồ Tây - Ba Vì cũng như các tuyến khác chỉ là một thành phần trong đô thị; Trong khuôn khổ quy hoạch chung, lẽ ra là chuyện nhỏ, thế nhưng, trục đường này đã độc chiếm mối quan tâm của dư luận trong thời gian gần đây, lấn át hầu như tất cả các vấn đề tồn tại khác trong đồ án Quy hoạch Hà Nội.

Người trong cuộc, những người ủng hộ thì cho rằng cần thiết, bảo lưu; thì coi đây là linh hồn của đồ án, là ý tưởng đột phá, là đường băng của sân bay là hướng tới thiên niên kỷ; Những người phản đối thì cho rằng đây là chuyện phi lý cả về mục tiêu, nội dung và hình thức; Ngoài ra, dư luận còn cho rằng còn có gì đó khuất tất "lắt léo, ngụy biện, có ý đồ khác".

Những chuyện ngoài chuyên môn, những gì ẩn chứa, chúng tôi sẽ không đi sâu, nhưng cũng muốn cắt nghĩa những lý do tại sao trong vấn đề này "phụ" lại trở thành "chính" như hiện nay.

Từ xuất xứ không chính danh

Những người có trách nhiệm về phía Bộ Xây dựng và Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Quy hoạch chung thủ đô thì khẳng định trục Hồ Tây - Ba vì đã có trong quy hoạch 108 (Quy hoạch tổng thể Hà Nội cũ); "Tôi khẳng định, Trung tâm hành chính quốc gia không hề gắn kết với trục Thăng Long".

"Tuy nhiên, trong quy hoạch 108 -1998 không hề đề cập đến trục Ba Vì - Hồ Tây" Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội - ông Đào Ngọc Nghiêm nói.

Cùng chung ý kiến, "Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, trong Quy hoạch GTVT thủ đô Hà Nội do Bộ GTVT thực hiện, đã được Thủ tướng phê duyệt, chưa có trục Hồ Tây - Ba Vì. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập thủ đô thì đã có ý tưởng quy hoạch quỹ đất để một số cơ quan hành chính xây dựng ở đó. Từ đó nảy ra ý định xây dựng trục Thăng Long hay trục Hồ Tây - Ba Vì".

Chúng tôi tin ý kiến ông Đào Ngọc Nghiêm là có lý; Bởi, nếu trục đường này đã được quy hoạch thì không có vấn đề của tuyến đường 32 (ách tắc vì khâu giải phóng mặt bằng) như hiện nay và không có chuyện đến cuối năm 2009 mới đưa vào đồ án.

Người đề xuất ý tưởng cũng không có chủ kiến, nay biện hộ thế này, mai biện hộ thế khác; Ý tưởng, tên gọi cũng vì thế cũng thay đổi luôn luôn "Trục hoàng đạo", "Trục tâm linh", "Trục Thăng Long" đến nay là "Trục Hồ Tây - Ba Vì".

Posted Image

Bắt đầu từ chỗ như một tuyến giao thông có hình thể tự nhiên, hiền, lành (không bị chú ý); Sau, chuyển thành một tuyến thẳng cứng, thô, dữ, đã gặp phải làn sóng phản ứng (bây giờ lại nói là sẽ theo hình thể tự nhiên?). Nếu thực sự cần thiết phải có tuyến đường này, phải phân tích luận cứ khoa học, đề xuất ngay từ đầu, bởi cấu trúc thành phố phải được hình thành bắt đầu từ giao thông; Cách nêu ra vấn đề tiền định (song không có thực) không phải cách hay, với tư cách quản lý nhà nước mà biện hộ thay cho tư vấn thì càng nên tránh vì sẽ tác động tiêu cực tới lòng tin trong dư luận.

Vì vậy, cho đến nay vẫn gây ra nghi ngại trong dư luận về ý đồ của những người trong cuộc " lắt léo, ngụy biện" duy trì tuyến đường này để nuôi dưỡng một kế hoạch gì khác bên ngoài trục đường này.

Như ý kiến của ông Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam: "Trục Hồ Tây - Ba Vì chỉ là việc nhỏ, cái dở ở đây là việc khác chứ không phải một trục đường".

Chức năng mâu thuẫn, thiên lệch

Hãy xem người trong cuộc biện luận: "Trục này sẽ là trục duy nhất và định hướng về tổ chức không gian cảnh quan, kết nối giữa cái mới và cái cũ, là trục văn hoá, lịch sử. Quan trọng hơn nữa là vấn đề tổ chức giao thông, bởi vì Thủ đô mở rộng về phía Tây với nhiều chuỗi đô thị thì chỉ mỗi đường Láng - Hoà Lạc dù mở rộng bao nhiêu làn đường đi nữa cũng không đủ, không nối kết được". " Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ là trục văn hóa lịch sử ".

Thăng Long là đất "kinh kỳ", Hà Nội là "trái tim của cả nước", ai cũng biết điều này; Thủ đô là nơi "tụ hội quan yếu của bốn phương", đương nhiên sẽ kết nối văn hóa không chỉ các xứ, vùng, miền của Việt Nam mà xa hơn là khu vực và thế giới.

Định hướng về tổ chức không gian cảnh quan" không chỉ hướng núi Ba Vì, còn Sóc Sơn, Tam Đảo, Tam Điệp; "Kết nối giữa cái mới và cái cũ, là trục văn hoá, lịch sử" thì xứ Đoài chỉ là một trong Bốn xứ (Đông - Đoài - Nam - Bắc) của đại vùng văn hóa đồng bằng, trung du Bắc bộ với tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc).

Vậy nên, nói "Trục này là trục duy nhất" để kết nối văn hóa, lịch sử với riêng xứ Đoài là khiên cưỡng, mất cân bằng, thiên lệch, không xứng với vị thế thủ đô.

Đồng thời, việc đẩy mạnh sự phát triển đô thị về phía tây sẽ đặt xứ Đoài đối mặt với nguy cơ mất đi các giá trị văn hóa truyền thống vốn được bảo vệ bởi hệ thống làng mạc, nông thôn và sản xuất nông nghiệp.

Trong trường hợp để không thiên lệch, nếu quan niệm kết nối văn hóa theo cách mà đồ án đề xuất, Hà Nội sẽ chỉ có trục và trục.

Mặt khác, nếu có "kết nối văn hóa" thì phải tinh tế, nếu không sẽ gây xung đột (hay hòa trộn quá mức) mà làm triệt tiêu bản sắc. Giao lưu văn hóa chỉ nên mang tính thời điểm, giao lưu nhiều, thường xuyên sẽ đồng hóa lẫn nhau (cùng biến mất).

Nếu là chức năng trung tâm thì vai trò trong đô thị của trục Hồ Tây - Ba Vì rất khó lý giải vì bố cục theo tuyến (dài 30 ~ 40km) sẽ tạo tranh chấp với các trung tâm đô thị khác, phá vỡ ý tưởng giãn cách đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; Lẽ ra, các trung tâm văn hóa, giải trí cần bố trí phân tán tại các đô thị để tránh giao thông con lắc; ở quy mô quốc gia, cấp thành phố cũng phải bố trí thành từng khu vực tập trung mới tạo ra được sức hấp dẫn và đặc trưng cơ bản.

Trục này, nếu là với vai trò giao thông thì càng phi lý, tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì đã có chiều rộng gấp 7 lần tuyến đường chính thông thường, tiêu chuẩn (350m = 50mx7) do đó sẽ gây mất cân đối về hoạt động vì quy mô quá lớn.

Giải quyết vấn đề giao thông không đơn giản là tăng số làn đường xe chạy; Có một nghịch lý: chiều rộng các con đường không phải yếu tố quyết định cho việc giải quyết ách tắc giao thông "Tại Paris trong nhiều chục năm, người ta cứ xây thêm mãi đường cho ôtô, mở rộng hạ tầng cho xe riêng. Cuối cùng đã đi đến kết luận là chỉ còn một, không hai, giải pháp cho Paris có giao thông tốt hơn, môi trường dễ thở hơn, đó là làm hẹp đường của ôtô lại và tăng cường thật mạnh hệ thống metro/buýt/tramway/RER".

Thế nên, thêm đường giao thông thì cũng tốt nhưng phải tính toán, tiết chế ở quy mô tiêu chuẩn, cân đối, có tính toán phối hợp với toàn thành phố, càng không nên kết hợp giữa chức năng giao thông với chức năng trung tâm (chỉ phù hợp với tuyến đi bộ, cự ly ngắn) và các tham vọng khác vì sẽ tạo ra mâu thuẫn không thể hóa giải.

Posted Image

Vị thế không phải đạo (Khách lấn Chủ) Đại lộ Champs - Elysees (khởi đầu bằng Quảng trường Concorde và kết thúc bằng Khải Hoàn Môn (dài khoảng 3,6km rộng khoảng 70m).

Trục không gian trung tâm (National Mall) nối Lincoln Memorial và Điện Capitol (dài khoảng 3,6km rộng khoảng 170m).

Trục Thăng Long (Hồ Tây - Ba Vì) khởi đầu ở đường Hoàng Quốc Việt, kết thúc chân Núi Ba Vì (dài khoảng 36km, rộng khoảng 350m) thành tuyến không gian đô thị khổng lồ rộng gấp 5 lần Đại lộ Champs - Elysees (350/70m) dài gấp 10 lần (36/3,6km); Tương tự với National Mall của Washington DC là rộng gấp 2 (350/170) và dài gấp 10 lần (36/3,6).

Trong khi vai trò với đô thị thủ đô có sự khác biệt căn bản ở đây: Đại lộ Champs - Elysees và National Mall là các Không gian trung tâm của thủ đô, là Chủ thể; Trong khi tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì là trục không gian ngoại vi là Khách thể.

Như vậy, với quy mô quá lớn, Trục Thăng Long (Hồ Tây - Ba Vì) trong tương quan tổng thể quy hoạch với thủ đô Hà Nội hoàn toàn mất cân bằng, người ta thường gọi là lẫn lộn chính phụ, không có trọng tâm; Điều này là kiến thức nền (tối thiểu) về bố cục đồ họa trong quy hoạch.

Đại lộ Hùng Vương (Ba Đình - Hà Nội) cũng chỉ rộng khoảng hơn 30m dài khoảng 1,2km; Nhỏ hơn rất nhiều lần so với trục Hồ Tây - Ba Vì (rộng bằng 1/12; dài bằng 1/30).

Với trường hợp này, trong ứng xử gọi là vị thế không phải đạo (Khách lấn Chủ); Thời Trịnh Nguyễn phân tranh Phủ chúa (Trịnh) lớn hơn Cung vua (Lê) đã xảy ra trạng huống này; Còn nếu coi đây là đột phá, như ai đó nói thì là tối kỵ; bởi Khách lấn Chủ ắt sẽ loạn.

Phá vỡ cấu trúc đô thị thủ đô Thăng Long - Hà Nội

Những người muốn tìm hiểu có thể xem các tài liệu để thấy rõ: trục không gian khách thể tự cổ chí kim đều không lao thẳng vào chủ thể một cách chính diện: từ các nền văn minh cổ Ai Cập, Lưỡng Hà; Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa đến các nền văn minh hiện đại đều thấy rõ điều này; Trên toàn thế giới là như vậy, đây là nguyên tắc, là lễ nghi.

Ngay ở Hà Nội, do người Pháp quy hoạch cũng tuân thủ điều này, các trục đường đều lệch đi so với hướng chính diện của các tòa nhà quan trọng một góc từ 3 -15 độ (Nhà Thờ lớn, Nhà Hát lớn, Bắc Bộ phủ).

Cũng như các đô thị thủ đô giàu truyền thống khác, Hà Nội có cấu trúc đô thị hạt nhân tập trung cân đối, hài hòa với toàn vùng và trong phạm vi quốc gia đã xác lập được vị thế bao gồm cả vị thế vật lý và vị thế nhân tâm.

Các trục trung tâm tại Paris, Washinhton DC đều có sự phối hợp với các tuyến đường khác để giảm bớt tạo ra hiệu quả hội tụ phi truyền thống này (quy tụ không gian theo tuyến).

Có nhiều cách kết nối trực tiếp (dân gian gọi là sỗ sàng) gián tiếp (dân gian gọi là tế nhị); Nhưng như ở các phần trên đã nói, nếu Trục Hồ Tây - Ba Vì với tư cách không phải trung tâm của đô thị, chỉ là không gian kết nối (khiêm nhường) như các tuyến đường khác thì sẽ là chuyện nhỏ về chuyên môn; Nhưng, việc thổi phồng lên, trở thành "linh hồn", trung tâm của bản quy hoạch (như một số ý kiến) thì sẽ gây ra chuyện phá vỡ cấu trúc truyền thống của thủ đô Hà Nội.

Điều đó dẫn đến "vị thế không phải đạo" tức Khách lấn Chủ, cùng với sự thiên lệch, mất cân đối thì với quy mô chức năng quá lớn (dù cong hay dù thẳng), như đồng nghiệp chúng tôi đã phân tích trong bài "Quy hoạch Hà Nội và trái Đào Lộn Hột" sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống; Đánh mất những ưu thế tự nhiên, vị thế lịch sử của thủ đô Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Posted Image

Cấu trúc phi nhân bản, thẩm mỹ phi truyền thống

Câu hỏi đặt ra là tại sao thế giới không có những không gian nhân tạo quá dài, quá rộng?

Một không gian mà không thể nhìn thấy, không thể nghe thấy, không tự mình tìm đến, hoặc đến được nhưng quá mệt thì sẽ là vô nghĩa; Nếu là không gian trung tâm thì càng không thể kéo dài (vì trục, tuyến cũng chỉ là biến thể của dạng không gian này) thông thường không vượt quá 3.600m (khoảng 30 phút đi bộ); Đây là giới hạn trực cảm của thị giác; Chuẩn mực nhân học đô thị luôn là cơ sở để thiết kế các không gian trên toàn cầu.

Có hai khuynh hướng tư duy trái ngược nhau thường được dùng trong quy hoạch (điển hình là Anglo- Saxons) với thiên hướng coi trọng các giá trị tự nhiên và (điển hình là duy lý Descartes) tôn sùng những giá trị nhân tạo; Những khuynh hướng khác thường là sự pha trộn của hai khuynh hướng này; Nhưng, sự thành công có được lại nhờ khả năng tiết chế cảm xúc, dù theo cách tư duy nào cũng vậy.

Một số khu vực đô thị quyền lực thường áp dụng phong cách duy lý Descartes; Paris (Pháp), Washington DC (Hoa Kỳ) là những ví dụ thành công của việc áp dụng đô thị hình học.

Washington DC, được kiến trúc sư người Pháp (Pierre Charles L'Enfant) quy hoạch theo phong cách duy lý trong vùng lõi, các khu vực đô thị bao quanh dần tiệm cận với trường phái tự nhiên; Còn lại, các thành phố khác của Mỹ phần lớn đều theo phong cách Anglo- Saxons; Ngay ở Paris, nơi được coi là cái nôi của duy lý thì cũng chỉ có duy nhất Đại lộ Champs - Elysees là trục thẳng, dài, trục không gian này còn được phân chia bởi các giao lộ hình sao, hội tụ các trục đường khác, vì vậy, tuy là trục thẳng nhưng không vô cảm; Các phần còn lại của Paris cũng chuyển thành các đường gấp khúc ngắn (biến thể của các đường cong) gần với tự nhiên hơn; Các giao lộ hội tụ các đường xiên chéo là một trong các thủ pháp tổ chức không gian cơ bản tạo nên tính chất trung tâm đô thị của các tuyến trục nói trên.

Ngược lại, London và Tokyo được quy hoạch theo phong cách tự nhiên (bao gồm cả trung tâm quyền lực), không thể tìm được ở các thành phố này một trục thẳng đúng nghĩa (các tuyến phố luôn biến đổi để tao nên sự hấp dẫn của cảnh quan); Đây là một quan niệm, một chủ kiến nhất quán song không vì thế mà kém hiện đại.

Không phải người Anh và người Nhật không biết tới khoa học, duy lý; Cái mà họ hướng tới là sự hài hòa; Trong đó, khoa học, sự duy lý chỉ là phương tiện, chỉ có hài hòa mới có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển, thịnh vượng bền vững. Chính lối tư duy này đã mang lại sự phồn vinh và giàu có cho họ.

Trong khi các nước bị ảnh hưởng chủ nghĩa duy lý (bao gồm cả Liên xô, Đông âu thời xô viết, các nước thuộc địa của thực dân Pháp xưa kia) đều nghèo cho đến ngày nay.

Phật giáo Thiền tông có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại có sức sống mãnh liệt và lâu dài tại Nhật Bản và Việt Nam; Theo nhận xét của chúng tôi, thẩm mỹ người Việt (đặc biệt, thời Lý và Trần) tương đồng với thẩm mỹ Nhật Bản ở chỗ chuộng sự đơn giản, tinh tế, tự nhiên, những vẻ đẹp có tiết chế (Minimalism); Đó là phong cách truyền thống và đỉnh cao của Việt Nam; Lối tư duy coi trọng các giá trị tự nhiên của người Việt nếu được phát triển tốt sẽ có tương lai hết sức tốt đẹp, chúng ta hoàn toàn có thể vươn tới các thành tựu như Nhật Bản ngày nay.

Tiếc thay, đồ án Quy hoạch Hà Nội không kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống quý báu đó, Trục Hồ Tây - Ba Vì lại được thiết kế thẳng, cứng, to lớn, phô diễn, cường điệu mang phong cách hoàn toàn ngoại lai; Phong cách này gợi nhớ phong cách của Romania (thời Nicolae Ceauşescu) với những ý tưởng duy lý, áp đặt, phi nhân bản.

Ngay cả người trong cuộc cũng phải thừa nhận: Trục đường này "không thể thẳng tắp vô cảm kể cả về mặt tổ chức kiến trúc, cảnh quan".

Tư tưởng hay hình thể gây hiểm họa

Quy hoạch là một khoa học thực chứng; do vậy, những tiền lệ trong lịch sử rất đáng phải lưu tâm; Vậy, thực sự thì các trục đường thẳng có khả năng trấn yểm một triều đại hay không?

Có phải Nhà Hồ, Nhà Nguyễn, vì, như ai đó đã nói chính những trục đường bên ngoài (khách thể) đã triệt hạ, xâm hại chủ thể dẫn đến diệt vong, mất nước hay không?

Hay chỉ vì " lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước" (http://mag.ashui.com)

Chúng tôi nghĩ rằng cả hai, bởi lẽ duy lý là biểu hiện tư duy của những người ham quyền lực; các đường thẳng (vô cảm, không có trong tự nhiên) thường được những người này sùng bái; Hình thức thể hiện nội dung, bên trong thế nào phản ánh ra bên ngoài thế ấy; Bởi, không có gì mất lòng dân hơn sự vô cảm.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống dân chủ, trọng nghĩa; Các triều đại duy lý, ham quyền lực, xa dân, tư lợi đều không được ủng hộ; Sự sụp đổ nhanh chóng của một triều đại ở ta phần lớn không do yếu tố bên ngoài mà từ những tha hóa bên trong, để lại (những các trục thẳng) phế tích, dở dang mà người đời sau cho là trấn yểm.

Dư luận hiện đang có ý kiến cho rằng: cùng với việc duy trì ý đồ Trục Hồ Tây - Ba Vì thẳng cứng (dù tách làm 2 hay để 1 cũng vậy thôi); Vô tình, đồ án Quy hoạch Hà Nội đã bằng một mũi tên trúng hai đích: đối tượng bị xâm hại là 2 khu vực thiêng liêng: Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh và Núi Nùng - Thăng Long Thành hoàng (Thần Long Đỗ) là trung tâm đầu não, trái tim của Việt Nam (ngày nay).

Ai đứng ra bảo đảm rằng, vì điều này, lòng dân không chấn động và không có tác hại gì đến vận mệnh quốc gia?

Posted Image

Yếu tố gây chia rẽ, lãng phí thời gian và nguồn lực

Lẽ ra, một trong những mục tiêu của đồ án quy hoạch thủ đô là phải tạo nên sức quy tụ nhân tâm, nhân tài của dân tộc; Nhưng từ xuất xứ không chính danh, Chức năng mâu thuẫn, lý giải thiếu luận cứ, Vị thế không phải đạo (Khách lấn Chủ), Cấu trúc phi nhân bản, thẩm mỹ phi truyền thống, Tư tưởng hay hình thể gây hiểm họa, Phá vỡ cấu trúc đô thị thủ đô Thăng Long - Hà Nội, Mục tiêu và sự tồn tại của trục đường này lại luôn gây nghi ngại.

Công luận giờ đây hay thắc mắc: Có hay không những mục tiêu lợi ích nhóm? Người trong cuộc khẳng định Trục Thăng Long (Hồ Tây - Ba Vì) không phục vụ cho nhóm lợi ích nào; Thế nhưng, những lời thanh minh đã không làm cho hết sự hoài nghi; Bởi, bản thân sự khép kín đã là một nhóm lợi ích rồi.

Trong các vấn đề đang nổi lên trong thời gian này thì quy hoạch Hà Nội là một vấn đề chia rẽ cộng đồng và tạo ra nguy cơ cho tương lai của chúng ta nhiều nhất.

Có lẽ nguyên nhân sâu xa gây chia rẽ về xung quanh trục đường này không chỉ còn là vấn đề hình thức mà điều ai cũng có thể nhận thấy là sự lựa chọn giữa một bên là tư tưởng vì dân còn bên kia là sự ham thích, thể hiện những tham vọng không thể kiểm soát của một số người.

Câu hỏi ở đây là có nên duy trì những yếu tố gây chia rẽ này nữa hay không?

Nếu có lương tri chúng ta sẽ thấy những vấn đề mang tính cốt lõi của đồ án đó là chuyện "Dời đô"; Chuyện quy hoạch sử dụng đất hoang phí và chuyện "Trục Thăng Long" (nay là tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì); Cả ba vấn đề này đối với quốc dân được coi là hiểm họa, nguy cơ của quốc gia đều cần phải gỡ bỏ.

Nếu có lương tri chúng ta sẽ đề xuất khai thông trục chính của Hoàng thành Thăng Long đã bị các thế lực ngoại xâm thời này qua thời khác tìm cách ngăn chặn.

Nếu có lương tri chúng ta sẽ thấy ngay tại khu vực Tây Hồ Tây - nơi thiêng liêng để chúng ta có thể tạo ra một khu vực trung tâm văn hóa của quốc gia (như National Mall của Washington DC); và việc khôi phục một Trục không gian với hướng Bắc - Nam theo truyền thống để trấn hưng đất nước là hoàn toàn khả thi.

Nếu có lương tri chúng ta sẽ thấy cần có những phân bố đều, tinh tế các hướng mở, bảo tồn cảnh quan với không gian tự nhiên từ Ba Đình, Hồ Tây về các hướng núi Ba Vì, Tam Đảo, Tam Điệp, Sóc Sơn; Kết nối văn hóa không chỉ xứ Đông, Đoài, Nam, Bắc mà còn trên toàn lãnh thổ, địa cầu, tạo nên sự cân đối, khách quan, bền vững; sự thiên lệch sẽ không còn, thủ đô Thăng Long - Hà Nội sẽ xứng đáng là nơi "tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời".

Nếu có lương tri chỉ nên duy trì, bảo tồn phong cách duy lý (Pháp thuộc địa) trong các khu phố cũ, nên điều chỉnh tư duy quy hoạch với thiên hướng về các giá trị tự nhiên cho các khu vực còn lại, vì phong cách này phù hợp với xu thế phát triển bền vững của thời đại chúng ta.

Nhưng nếu không có lương tri thì sao? Câu hỏi này gợi nhớ hình ảnh Nero lật đật cầm đàn Lia hát trên nền Roma rực lửa.

Để có sản phẩm tốt hơn cần thay đổi cách làm; Để thay dổi cách làm tốt hơn, phải thay đổi cách nghĩ; Để thay đổi cách nghĩ thì người nghĩ phải thay đổi bản tính; Nếu người nghĩ không tự thay đổi được; Phải thay người nghĩ; vì người nghĩ phải là Người có lương tri!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xín chân thành cảm ơn tác giả bài viết, Cảm ơn Vietnamnet.vn đã đăng bài này và Việt Hà đã sưu tầm bài này đưa lên đây.

Anh chị em lớp Phong Thủy Lạc Việt nâng cao hãy đưa bài này vào trong lớp. Chúng ta sẽ phân tích bài viết rất hay này từ góc nhìn của khoa phong thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xín chân thành cảm ơn tác giả bài viết, tờ bào mạng nào đó đăng bài này và Việt Hà đã sưu tầm bài này đưa lên đây.

Anh chị em lớp Phong Thủy Lạc Việt nâng cao hãy đưa bài này vào trong lớp. Chúng ta sẽ phân tích bài viết rất hay này từ góc nhìn của khoa phong thủy.

Vietnamnet chú ạ
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Link gốc của bài do anh VIETHA giới thiệu là tại tuanvietnam.vietnamnet.vn  TẠI ĐÂY.

Dưới cuối bài viết ghi "Còn tiếp"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quy hoạch Hà Nội: Chín chắn hay Xốc nổi?

Tác giả: Hà Thủy

Các nội dung mà đồ án quy hoạch Hà Nội đề xuất, đất thì rộng nhưng tầm nhìn lại hạn hẹp, áp chế tương lai. Có vẻ như thang giá trị "trưởng thành" không có mặt trong đồ án này.

LTS: Những thông tin liên quan đến Đồ án quy hoạch chung Hà Nội luôn thu hút sự quan tâm hàng đầu của người dân. Những phát biểu mới nhất của lãnh đạo Hà Nội và Bộ Xây dựng liên quan để đồ án này đang được mọi người bàn tán.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của kiến trúc sư Hà Thủy liên quan đến chủ đề này để mọi người cũng suy ngẫm.

Quy hoạch và thang giá trị "trưởng thành"

Quy hoạch là một quá trình chuẩn bị quyết sách, trong đó ý thức nghiêm cẩn phải đưa lên hàng đầu, là một công việc tiết chế, nó kén chọn người tham gia, thông thường phải là những "người lớn" (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) - chúng ta có thể gọi là Người trưởng thành.

Nhưng thế nào là Người trưởng thành? Khái niệm này thường bị ngộ nhận.

Ở ta, trước kia có Lễ Thành đinh, xác nhận một thanh niên trưởng thành (khoảng 16-18 tuổi). Sự trưởng thành về mặt thể xác có hạn định, nhưng về mặt tinh thần, sự trưởng thành lại không phụ thuộc nhiều về tuổi tác. Trong lịch sử đã có nhiều "người lớn" về nhân cách từ rất sớm.

"Trải biến cố nhiều thì trí lự sâu/ Lo công việc xa thì thành công lạ" (Phú Chí Linh- Nguyến Trãi).

Thế nhưng, dường như trong mỗi con người luôn có một đứa trẻ (!). Đứa trẻ đó, thường có nhu cầu bằng mọi giá thực hiện những mong muốn của mình (bất chấp hậu quả có thế nào) và không ổn định, thất thường.

Chúng ta đã biết, Nero (sinh năm 37- mất năm 68) là Hoàng đế La Mã (tại vị: 13 tháng 10 năm 54 - 9 tháng 6 năm 68). Nhân vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng Quo Vadis (Henryk Sienkiewicz (1846 - 1916; Nobel văn học 1905). Nero trở thành hoàng đế ở tuổi 16, là hoàng đế trẻ nhất kể từ thời Augustus. Nero có hai hành vi "nổi tiếng": Một là giết mẹ (để củng cố quyền lực), hai là đốt cháy thành Roma (lấy cảm hứng làm thơ, với mong muốn được bất tử như Homer - tác giả của Iliad và Odyssey). Kết quả thúc đẩy sụp đổ của một triều đại với sự nổi giận của dân chúng.

Sự hanh thông có thể khiến cho một người dù đã trở thành hoàng đế vẫn hành động như một đứa trẻ với các hành vi, tham vọng không thể kiểm soát. Chỉ có sự trải nghiệm vị tha (vì người khác, cộng đồng, quốc gia, thế giới) chứ không phải trải nghiệm vị kỷ (vì mình, vì gia đình, phe nhóm của mình) xác định mức độ trưởng thành của một con người.

Posted Image

Trở lại với vấn đề của chúng ta, quy hoạch liên quan đến số đông (xã hội), đến vận mệnh của quốc gia, địa phương tùy theo quy mô và tầm ảnh hưởng. Vì vậy, giá trị của quy hoạch (là những giá trị tích hợp - Integrated values) không đề cao cảm xúc tức thời (của cá nhân hay nhóm) mà đề cao sự chín chắn, chuẩn mực trong kết quả và tiến trình thực hiện. Quy hoạch thành phố luôn phải cân bằng cùng lúc các yếu tố: P (Politic - chính trị, chính sách), E (Economic - kinh tế); E (Environment - môi trường), S (Social - xã hội), và T (Technic - kỹ thuật). Có thể viết tắt là PEST. Sự cân bằng này làm cơ sở cho tính khả thi và phát triển bền vững.

Quy hoạch thủ đô của một quốc gia, ngoài việc đáp ứng yêu cầu nêu trên còn phải đạt được các mục tiêu sau: 1)Khẳng định vị thế hiến định trong vai trò đầu não. 2)Tạo hấp lực, khả năng quy tụ nhân tâm trong phạm vi quốc gia và quốc tế. 3)Nâng cao năng lực dung nạp của đô thị. 4) Bảo tồn, làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội, di sản văn hóa, lịch sử. 5) Củng cố và thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chúng ta hãy thử rọi chiếu thang giá trị "trưởng thành" nói trên cho quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (từ đây gọi tắt là Đồ án QH Hà Nội) mà thời gian gần đây đã khiến cho xã hội mất nhiều thời gian, giấy bút để phản biện hay ngợi ca. Ngõ hầu tìm ra lời giải theo các vấn đề: Tầm nhìn; lương tri; mục tiêu; nhiệm vụ; quy trình thực hiện; chuẩn bị cơ sở thực tiễn; chủ thuyết; trách nhiệm và tính hữu ích; lực lượng thực hiện; các giải pháp chuyên môn...

Posted Image

Chúng tôi sẽ lần lượt phân tích các nội dung nói trên:

Tầm nhìn của "người ta"...

Vào thời điểm này "Tầm nhìn" đang được nhắc đến nhiều, rất thời thượng. Trong số những từ ngữ bị lạm dụng có lẽ tầm nhìn thuộc nhóm bị lạm dụng nhiều nhất. Ai cũng có thể nói về tầm nhìn thiên niên kỷ, tầm nhìn thế kỷ, ở đâu đó...cũng chẳng biết thế nào!

Xét về mặt thị giác, tầm nhìn của mỗi người là khác nhau: Người viễn thì chỉ nhìn thấy xa mà không thấy gần. Người cận chỉ nhìn thấy gần mà không thấy xa. Người không cận, không viễn thì tầm nhìn lại phụ thuộc vào không khí. Vào hôm có sương mù, tầm nhìn có khi chỉ vài mét, hôm nào trời quang, mây tạnh thì "tầm nhìn xa trên 10km". Nói tầm nhìn xa trên 10km chỉ để an ủi bởi với khoảng cách này người ta chỉ có thể nhận biết bằng tri giác (tức hình ảnh trải nghiệm);

Vì vậy, xét cho cùng người nhìn xa nhất lại là người biết nhìn vào trong.

Posted Image

Thế nhưng, bên trong con người thường phức tạp, nó phụ thuộc vào tài năng, nhân cách, cùng với sự trải nghiệm cá nhân sâu sắc mức nào. Có người chỉ ngồi một chỗ thấy tất cả như nhà vũ trụ học thiên tài người Anh Stephen Hawking. Có người đi khắp thế giới vẫn chỉ nhìn thấy bản thân mình với cái tôi bé mọn trong giới hạn của những lợi ích vị kỷ bao quanh.

Bởi vậy, sự tranh đua, thi thố về tầm nhìn cho to, cho rộng (nói theo kiểu Việt Nam là bệnh hoành tráng) chỉ là công việc, ham thích của con trẻ.

Washington DC, với diện tích 177 km2 từ thời lập quốc (1790) đến nay không thay đổi. Điều này được khẳng định trong Hiến pháp Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Washington DC không lớn nhưng không vì thế mà nước Mỹ mất đi vị thế toàn cầu. GDP vào năm 2008 là 375 tỷ USD. GDP bình quân 2,12 tỷ USD/km2.

Paris, với diện tích 105,4 km2. Hơn 200 nay, từ thời Cách mạng Cộng hòa (1789 - 1799) ranh giới thủ đô nước Pháp không hề mở rộng. GDP vào năm 2008 là 564 tỷ USD. GDP bình quân 5,35 tỷ USD/km2. Cũng thuộc nhóm thành phố ngàn năm tuổi như Paris, London, với diện tích 319 km2 cấu trúc lõi trung tâm luôn ổn định. Thủ đô của Anh quốc có GDP vào năm 2008 là 565 tỷ USD. GDP bình quân 1,77 tỷ USD/km2.

Tokyo, với diện tích 617 km2. GDP vào năm 2008 là 1.479 tỷ USD. GDP bình quân 2,4 tỷ USD/km2. New York, với diện tích 789 km2. GDP vào năm 2008 là 1.406 tỷ USD. GDP bình quân 1,8 tỷ USD/km2. Cả hai thành phố đều thuộc nhóm Megacity (siêu đô thị) với dân số đô thị Tokyo là 8.795.000 người và New York là 8.310.000 người (gấp khoảng 2 lần số dân đô thị của Hà Nội tới năm 2030).

Sở dĩ chúng tôi nhắc đến các thành phố này không chỉ bởi đây là những trung tâm, có thể nói là thủ đô của thế giới. Các thành phố này có chung một đặc điểm đó là sự ổn định về địa giới, tiết kiệm tài nguyên đất đai, năng lực dung nạp của đô thị rất cao (GDP đã nói lên điều đó). Không thành phố nào trên thế giới thơ mộng và quyền uy như Washington DC. Lãng mạn và tinh tế như Paris. Cổ kính và trong lành như London. Tiết chế và tiện nghi như Tokyo. Cuốn hút và năng động như New York.

Như đã nêu, Washington DC là sự kết hợp tài tình giữa chính trị và kinh tế, giữa niêm luật và rộng mở trong một giới hạn đô thị hiến định.

Posted Image

Paris thể hiện một đẳng cấp hàng đầu bằng việc tiết chế (sự quý do hiếm) trong việc duy trì không gian đô thị làm động lực cho phát triển vùng và làm tăng giá trị (bậc nhất) di sản đô thị. Khu vực dành cho trung tâm quyền lực nhà nước là một biểu tượng bất biến cả về không gian và thời gian.

London là một hình mẫu với việc phân bố mật độ không gian đô thị theo đẳng cấp, phát triển cân đối trên cơ sở cấu trúc đô thị hạt nhân trung tâm. Sinh thái đô thị cân bằng và đẳng hướng. Cũng như Paris, với lõi trung tâm uy quyền quốc gia hằng định (sự không thay đổi này còn mang ý nghĩa như là nghi thức, biểu tượng).

Tokyo là hình mẫu điển hình về năng lực dung nạp của đô thị. Một trung tâm chính trị giữa lòng thành phố, với Hoàng gia, Chính phủ, Tòa án và Nghị viện tập trung. Theo truyền thống Nhật Bản, khu đất dự trữ của Chính phủ được đặt kế bên cạnh, tòa nhà Chính phủ đã được xây mới trong khi vẫn giữ lại công trình cũ. Còn New York là hình mẫu về khả năng kết hợp quy hoạch đô thị nén với giải phóng đất đai, cân bằng môi trường sống tự nhiên, phát triển bền vững trong một giới hạn không gian định trước.

Chúng ta đều nhìn nhận nhãn quan quảng đại, tầm nhìn vô hạn định của những người khởi xướng những đồ án này. Với những định hướng phát triển bền vững trên cơ sở tiết kiệm, nâng cao hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, xã hội.

Thế nhưng, trong đồ án quy hoạch của họ không hề có một câu khẳng định tầm nhìn chiến lược, phải chăng sự khiêm nhường luôn đồng hành với tài năng thực chất.

...Và tầm nhìn chiến lược "của ta"

Ngược lại, với QH Hà Nội, cùng với cái gọi là "tầm nhìn chiến lược" đồ án đề xuất đến 2030 với đất đô thị 1.270km2; tức gấp 2 lần Tokyo và 1,6 lần New York, 4 lần London; 12 lần Paris, 7 lần Washington DC.

Trong khi, nước ta đất chật (thứ 65/193), người đông (thứ 12/193), tài nguyên khan hiếm, đi lên từ nghèo nàn và lạc hậu, vậy mà, chỉ với 20 năm đề xuất nhu cầu đất cho đô thị Hà Nội gấp hơn 7 lần so với 1000 năm (hiện trạng là 180,5km2).Vậy 100, 200, 1000 năm sau Hà Nội sẽ ra sao? Tương lai ở đâu trong đồ án này?

Vào năm 2030, dân số đô thị vào khoảng 4,5 triệu người (bằng khoảng ½ New York và Tokyo). GDP của Hà Nội năm 2030 theo đồ án đề xuất là 11.000 USD/người (chưa chắc đã đạt được). Nếu tính cho dân cư đô thị GDP toàn thành phố sẽ vào khoảng 50 tỷ USD, tức GDP bình quân là 0,0413 tỷ USD/km2. Như vậy, sau 20 năm, hiệu suất phát triển trên một đơn vị đất đai của Hà Nội vẫn thấp hơn so với các thành phố nêu trên tại thời điểm hiện nay từ 43 đến 129 lần.

Posted Image

Tư duy "xài gấp", tùy tiện "xin cho", "cấp phát" tài nguyên vì lợi ích trước mắt (đã trở thành căn bệnh phổ biến ở ta) đã và sẽ hàng ngày, hàng giờ làm suy giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia, hủy hoại nhân cách, nguy cơ biến tất cả thành hoang phế. Các quy hoạch thủ đô "xứ người" nói trên với tiết chế trong sử dụng đất đai nhưng tầm nhìn xa rộng mở, dành cơ hội cho thế hệ sau, hoàn toàn đáp ứng được các thang giá trị "trưởng thành".

Ngược lại, với các nội dung mà đồ án QH Hà Nội đề xuất, đất thì rộng nhưng tầm nhìn lại hạn hẹp, áp chế tương lai. Thang giá trị "trưởng thành" không có mặt trong đồ án này, và không có gì gây chia rẽ trong cộng đồng chúng ta mạnh hơn sự hoang phí tài nguyên.

Tại sao cùng một quy mô dân số đô thị chúng ta lại phải sử dụng một quỹ đất gấp 4 lần các đô thị thủ đô tốt nhất thế giới nêu trên, trong khi hiệu quả sử dụng đất lại thấp hơn hàng chục, hàng trăm lần như vậy?

Chỉ khi ý thức nâng thành mục tiêu tiết chế nguồn lực để tạo nên sức mạnh quốc gia thì mới cần tới trí tuệ cộng đồng; Khi biết chắt chiu những thành quả của lớp người đi trước, có phẩm chất nghiêm cẩn mới có được nhãn quan quảng đại.

QH Thủ đô là một quá trình chuẩn bị quyết sách dài hạn, không phải là cơ hội tức thời. Đòi hỏi những người có liên quan phải có nhân cách "trưởng thành", cần cẩn trọng suy nghĩ trước sau một cách có trách nhiệm, bởi đây là công việc ảnh hưởng đến vận mệnh, sự tồn vong của đất nước.

Như lời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bài "Không được phép đưa Thủ đô làm nơi thí nghiệm": "Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám. Đấy mới chính là "hướng nhìn - tầm nhìn" của nghìn năm Thăng Long và của thời đại".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quy hoạch Hà Nội: Khi bệnh hình thức và sốt ruột lên ngôi

Tác giả: Hà Thủy

Người Việt từ trong tiềm thức hầu như ai cũng mong muốn thực hiện "Giấc mơ Thánh Gióng", muốn làm thần đồng trong nhiều lĩnh vực, muốn thành công ngay lập tức và càng to, càng hào nhoáng càng tốt. Quy hoạch Hà Nội là một ví dụ điển hình cho những sai lầm ấy.

Báo Tuần Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) đăng ngày 10/9/2010 có bài viết "Trục Hồ Tây - Ba Vì không có cơ sở để tồn tại" nêu thông tin về việc quy hoạch vẫn dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, xây dựng cơ quan Chính phủ sau năm 2050". Trước những thông tin này, Thủ tướng đã có văn bản 6504/VPCP-KTN yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo rõ về việc trên. Bộ Xây dựng đã có văn bản 1782/BXD-PTĐT gửi Thủ tướng giải trình cụ thể.

Theo Bộ Xây dựng, những phản hồi của dư luận về việc Bộ Xây dựng có chủ trương dành khu đất dự trữ ở Ba Vì để xây dựng cơ quan của Chính phủ sau này có liên quan đến văn bản ý kiến đóng góp ý kiến của Hội Kiến trúc sư Việt Nam (do Văn phòng Trung ương gửi). Bộ Xây dựng cho biết, đây là hồ sơ cũ, được lập trong giai đoạn rà soát trình Hội đồng Thẩm định, do đó vẫn còn ý tưởng "dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, xây dựng các cơ quan Chính phủ sau năm 2050".

Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Xây dựng nộp hồ sơ (cũ hoặc cẩu thả) cho Văn phòng trung ương Đảng và Thành phố Hà Nội sau đó lại có ý kiến là các bên phát biểu trên hồ sơ cũ?

Phải chăng đây là cách làm nhằm vô hiệu hóa các ý kiến góp ý?

Phải chăng cũng giống như việc xin ý kiến Quốc hội, ý kiến Trung ương Đảng "cũng chỉ để tham khảo", chiếu lệ?

Phải chăng đây là một hình ảnh điển hình về cách làm việc tùy tiện, cẩu thả, không tôn trọng các bên có liên quan (hay là coi thường kỷ cương)?

Chúng tôi dành các câu hỏi trên cho công luận và các nhà chức trách trả lời.

----------------------------------------

Khi bệnh hình thức và sốt ruột lên ngôi

Trở lại với nội dung chính: bàn về mục tiêu trong quy hoạch, khác với "tầm nhìn" và "lương tri" mục tiêu là một khái niệm cụ thể. Mục tiêu chỉ có thể hiển thị với sự quảng đại của tầm nhìn (vô hạn định), rọi chiếu bởi ánh sáng (huệ quang) của lương tri, giới hạn của kế hoạch có hạn định (tiêu điểm - focus) và điểm xuất phát của lương tâm (tâm thế - cái chi phối cảm xúc phát hiện mục tiêu). Nói thế để thấy mục tiêu được xác định trúng không phải dễ dàng.

Phải có lương tâm để bắt đầu biết vui cái vui của thiên hạ, buồn nỗi buồn của thiên hạ, khi có ánh sáng lương tri rọi chiếu mới nhìn thấy cái thiên hạ cần, cái tổ quốc cần chứ không phải cái mình muốn. Đó là mục tiêu của quốc gia, dân tộc giao cho những người có trọng trách. Nói thế để thấy tìm được mục tiêu dài hạn cho một quốc gia, thành phố không đơn giản.

Chúng ta đều biết, với Nhật Bản, để có một vị thế một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như ngày nay đã phải kinh qua nhiều thăng trầm. Bắt đầu bằng thời Minh Trị Duy tân, người Nhật đã nhìn ra công thức đổi mới: tìm cách chia tay với một số tư tưởng Nho giáo (với bệnh hình thức, giáo điều, chuộng bằng cấp, hám hư danh, khinh thương gia, thèm khát cường quyền, thích thành công nhanh chóng) nêu cao tinh thần dân chủ, trượng phu Thần đạo cùng tinh thần tự tôn dân tộc. Với tư tưởng cách tân, thay đổi thế giới quan trong phong cách sống của xã hội Người Nhật = Thực tế Mỹ + Kỷ luật Đức. Sự thần kỳ Nhật Bản bắt đầu từ đó.

Barcelona, thành phố của các thiên tài Pablo Picasso, Salvador Dali, Joan Miro, Antoni Gaudí. Điển hình cho tính nhất quán và thực tiễn trong theo đuổi mục tiêu dài hạn của thành phố là nhà thờ La Sagrada Familia của tác giả Antoni Gaudí (1852 - 1926), tác giả mất đến nay đã khoảng 74 năm, nhà thờ vẫn đang tiếp tục vừa xây dựng, vừa đón khách tham quan, lấy tiền xây dựng tiếp, dự kiến 40 ~ 50 năm nữa mới xong. Tinh thần tác phẩm vẫn duy trì như tác giả đang sống, trở thành niềm tự hào của thành phố.

Điều này cho thấy, muốn thực hiện thành công một mục tiêu nào dù lớn hay nhỏ cũng phải được chuẩn bị rất công phu từ tư tưởng, lực lượng cho tới hành động; và thành công không đến một sớm, một chiều.

Lựa chọn mục tiêu đúng đắn, ổn định và nhất quán theo đuổi thực hiện đến cùng , đó là phẩm chất và đẳng cấp của một thành phố, một quốc gia, một dân tộc.

Sẽ là xấu hổ cho một người, một dân tộc khi không có mục tiêu lớn để theo đuổi. Sẽ là đáng thương cho một người, một dân tộc khi thay đổi liên tục các mục tiêu; Sẽ là thảm họa cho một người, một dân tộc khi theo đuổi những mục tiêu, tham vọng (bắt chước, sai lệch) không phù hợp năng lực thực tế. Bởi, khi vai trò, vị trí, tham vọng của một người vượt quá khả năng, đó là bi kịch cho chính anh ta và xã hội.

Thế nhưng, với người Việt thì từ trong tiềm thức, mỗi chúng ta, hầu như ai cũng mong muốn thực hiện "Giấc mơ Thánh Gióng", muốn làm thần đồng trong nhiều lĩnh vực; muốn thành công ngay lập tức và càng to, càng hào nhoáng càng tốt.

Sử dụng người cũng rất dễ cuốn theo theo quan điểm này. Khi cấp trên mắc bệnh Sốt ruột và Hình thức sẽ dẫn đến những người thực thi sẽ ngụy tạo, hình thành nguy cơ trong xã hội chúng ta, nhất là trong công việc chuẩn bị cho quyết sách.

Trong khi công thức của thế giới là "Chuẩn bị kỹ lưỡng (nghiên cứu trù liệu từ xa, xác định được trúng mục tiêu cơ bản, cốt lõi, chuẩn bị giải pháp thực hiện thấu đáo), thực hiện nhanh chóng"; nhất quán, kiên định theo đuổi mục tiêu. Còn chúng ta thì "Chuẩn bị quyết liệt (vội vã, cẩu thả, xác định sai lệch về mục tiêu hoặc lựa chọn mục tiêu không cốt lõi, chuẩn bị giải pháp thực hiện không thấu đáo), thực hiện đến đâu hay đến đó; nếu cần sẽ thay đổi mục tiêu «cho phù hợp với tình hình mới".

Và, xã hội đã, đang và sẽ phải trả giá cho những sai lệch mục tiêu, những tham vọng cuồng vĩ bất thành - Hệ quả của lối tư duy "đi tắt đón đầu", phối hợp cùng dịch Bệnh Hình thức và Bệnh Sốt ruột đang lan tràn chưa có cách gì cản nổi.

"Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong"

(Trích Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi soạn, Ngô Tất Tố dịch)

Với mục tiêu sai lệch và hình thức, Quy hoạch Hà Nội là một ví dụ điển hình cho những sai lầm nói trên.

Posted Image

Từ nhận dạng mục tiêu quy hoạch thủ đô

Về thể dạng của mục tiêu: Mục tiêu của thành phố cũng giống như mục tiêu của một người về thể dạng. Có mục tiêu to nhưng gần, ngắn hạn, sờ nắm được như cơm ăn áo mặc hàng ngày, có mục tiêu nhỏ nhưng có chiều sâu, nhìn thấy được nhưng không bao giờ tới được (hoặc phải rất lâu) như sao Bắc Đẩu luôn dẫn đường cho chúng ta đi.

Có mục tiêu cốt lõi, trọng tâm, phải nhận biết bằng tri giác, cũng có những mục tiêu hình thức hay thiên lệch vì không phải bản chất của vấn đề.

Có mục tiêu thấy được, đạt được nhưng không tồn tại mãi mãi, nắm được rồi lại tuột khỏi tay như công bằng xã hội; Đây là một mục tiêu đòi hỏi quá trình phấn đấu liên tục, của không chỉ một người, những mục tiêu như vậy còn có một tên khác là Lý tưởng.

Mục tiêu lý tưởng của thành phố phải là gì? Thành phố phải tạo ra một môi trường, tiện nghi sống, làm việc, nghỉ ngơi tối ưu (tốt nhất có thể được, vì mỗi thành phố đều có xuất phát điểm và đặc thù khác nhau); mang lại niềm tự hào cho cư dân địa phương; Thành phố phải gắn kết được cộng đồng trong quan hệ tương liên, bền vững, sống động với các thành phố, các vùng nông thôn, nông nghiệp và cảnh quan xung quanh.

Vậy, mục tiêu lý tưởng của quy hoạch thành phố là gì? Như chúng tôi đã nêu trong bài "Quy hoạch Hà Nội: Chín chắn hay Xốc nổi", một cách giản lược, của quy hoạch thành phố là phải cân bằng cùng lúc các mục tiêu:

1) Chính trị, chính sách; 2) Kinh tế; 3) Môi trường; 4) Xã hội; 5) Kỹ thuật; Sự cân bằng giữa các mục tiêu này làm cơ sở cho tính khả thi và phát triển bền vững.

Mục tiêu lý tưởng của quy hoạch thành phố thủ đô là gì? Quy hoạch thủ đô của một quốc gia, ngoài việc đáp ứng yêu cầu nêu trên còn phải đạt được các mục tiêu sau: 1) Khẳng định vị thế hiến định trong vai trò trung tâm đầu não của quốc gia. 2) Tạo hấp lực, khả năng quy tụ nhân tâm, nhân lực hàng đầu trong phạm vi quốc gia và quốc tế. 3) Ổn định cấu trúc, giới hạn không gian, nâng cao năng lực dung nạp của đô thị. 4) Bảo tồn, làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội, di sản văn hóa, lịch sử. 5) Củng cố và thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đến mục tiêu thực trong Quy hoạch Hà Nội

Với đề xuất các tiêu chí "xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại" coi đó là tầm nhìn và mục tiêu của Quy hoạch Hà Nội, cũng giống như ý kiến của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chúng tôi cho rằng đây là những mỹ tự, lạc đề và không cơ bản. Đưa ra những khái niệm này thật khó, vì rất trừu tượng, không cụ thể vì chỉ mang ý nghĩa là tính chất của một cái gì đó, đến tra nghĩa trong tự điển còn khó.

Những nội dung kể trên chỉ là những thuộc tính của đô thị, không phải chủ thể (tức mục tiêu).

Như nhiều ý kiến đã phân tích, khi nâng thuộc tính (hình thức) trở thành mục tiêu sẽ gây ra những hệ quả tệ hại trong quá trình thực hiện.

Quy hoạch Hà Nội sai lầm xuất phát từ các lý do mục tiêu. Cụ thể:

Một là, cách trình bày mục tiêu lủng củng, trùng lặp, mang tính hô hào khẩu hiệu, không phân biệt được khái niệm tầm nhìn, giải pháp, mong muốn, nhiệm vụ; hay chỉ là những thuộc tính không cốt lõi, trống rỗng về nội dung; Xin đơn cử:

Trong phần Mục tiêu quy hoạch được phân chia làm ba nội dung: Tầm nhìn, Tương lai mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành, Mục tiêu chính của quy hoạch. (Nguồn: http://hanoi.org.vn/planning/archives/category/content)

Về tầm nhìn: Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, (đây là thuộc tính đương nhiên của tất cả các thành phố, không phải mục tiêu, càng không phải tầm nhìn cho thủ đô) Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả (chỉ là giải pháp quản lý, hoạt động), là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (tính chất). Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi (tính chất phổ thông, mục tiêu ngắn hạn).

Vậy tầm nhìn cho thủ đô phải xác định và viết ra như thế nào?

Chúng ta có mẫu mực về cách tư duy, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập trong phần mở đầu đã trích dẫn "Tuyên ngôn độc lập năm 1776" của nước Mỹ và "Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của cách mạng Pháp năm 1791. Việc kế thừa đã làm tăng giá trị của tác phẩm, tăng hiệu lực của tuyên ngôn.

Với thủ đô Hà Nội, nếu xác định tầm nhìn, không có gì sâu sắc và khúc triết hơn lời văn trong "Chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ: "Đó là nơi thắng địa (có địa chính trị, địa kinh tế, địa tự nhiên, địa lịch sử, địa xã hội thuận lợi) thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương (quy tụ nhân tâm, nhân tài quốc gia, quốc tế) đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời" (phát triển bền vững, là thủ đô vĩnh viễn).

Đây là tầm nhìn có tính nhân loại mà tất cả các thủ đô trên thế giới đều hướng đến (khi viết những dòng này, chúng tôi phải khấu đầu xin tiền nhân thứ lỗi khi đem so sánh cái tầm thường của hậu sinh với sự cao cả của các anh linh dân tộc).

Về tương lai mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành: Thực ra, những mong muốn (ý chí, tâm nguyện, trí nguyện) này phải chuyển sang phần nhiệm vụ của đồ án tức những yêu cầu bắt buộc, mặc dù vậy chúng tôi vẫn xin bình chú cho phải đạo.

Thành phố Xanh: Phát triển bền vững về môi trường (đây không phải mục tiêu mà là thuộc tính bên ngoài, giải pháp bắt buộc)

Thành phố Văn Hiến: Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển (cũng như vậy, đây là thuộc tính tự nhiên song rất trừu tượng, giải pháp rất phổ biến)

Thành phố Văn Minh - Hiện đại: Phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri thức (văn minh, hiện đại là thuộc tính tất yếu của bất kể thành phố nào, thiên về giải pháp, quản lý. Kinh tế tri thức là một khái niệm vô định hình, các dạng thể kinh tế thường được chuyển hóa tự nhiên bao gồm kinh tế nông nghiệp, kinh tế gia công (công nghiệp), kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo. Vì vậy, "Phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri thức" chỉ là sáo ngữ, không có thật, do vậy, tối nghĩa).

Về mục tiêu chính của quy hoạch: Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội (mục tiêu thiên lệch, thiếu vế quốc gia), xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân (tối nghĩa, vị thế không phụ thuộc quy mô dân số), phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới (đây khẩu hiệu chính sách, không phải mục tiêu quy hoạch, bởi mục tiêu là phải quy hoạch làm sao để thành phố có thể phát triển bền vững và có khả năng thích ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (với thế giới); hội nhập là đương nhiên, sẽ không cần phải nhắc đến).

Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn hoá truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội (đây không phải mục tiêu, đây là yêu cầu, nhiệm vụ cho giải pháp quy hoạch).

Định hướng, thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia & Thủ đô (không phải mục tiêu mà là nhiệm vụ tức thời. Mục tiêu của quy hoạch là phải tìm ra cấu trúc, mô hình thành phố thủ đô phù hợp và có khả năng thích ứng với mọi yêu cầu chiến lược của quốc gia).

Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư (đây là các nhiệm vụ sau quy hoạch, nếu là mục tiêu quy hoạch tương ứng sẽ phải là phân định không gian đô thị, nông thôn, địa giới hợp lý phù hợp, thuận lợi để thực hiện các yêu cầu này).

Như vậy, với cái gọi là "Mục tiêu quy hoạch" được trình bày trong đồ án nêu trên, trong khi người chỉ đạo còn không thể hiểu, không thể biết hướng tới cái gì và hạn định ra sao (tầm nhìn), phải đi tới đâu và đạt tới điều gì (mục tiêu) thì những người thừa hành triển khai thực hiện đến đâu hay đến đó, không có luận cứ cũng không có gì lạ.

Posted Image

12 sai lệch về mục tiêu

Hay là, Đồ án Quy hoạch Hà Nội đề xuất mục tiêu thiếu sót, sai lệch.

Những sai lầm của đồ án Quy hoạch Hà Nội mà công luận phải tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho việc này (không chỉ dừng lại ở "Dời đô"; quy hoạch sử dụng đất và "Trục Thăng Long" nay là tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì) có nguyên nhân sâu xa nằm ở sự sai lệch, thiếu sót của mục tiêu quy hoạch. Cụ thể:

Không có mục tiêu khẳng định vị thế hiến định (thiêng liêng) của khu vực Trung tâm Chính trị Ba Đình và phụ cận trong vai trò trung tâm đầu não của quốc gia là bất di bất dịch; dẫn đến việc tự tiện đề xuất kế hoạch di chuyển Trung tâm Hành chính quốc gia ra khỏi khu vực này - thực chất là có ý đồ "dời đô" làm chấn động nhân tâm, kéo dài sự hoài nghi trong xã hội, mất thời gian, công sức trí tuệ, nguồn lực, ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh; Là sai lầm thứ Nhất.

Không có mục tiêu hoàn chỉnh và mở rộng Trung tâm Chính trị Ba Đình, dẫn đến bảo thủ, kéo dài ý tưởng "dời đô" (bằng 2 yếu tố: Khu đất dự trữ tại Ba Vì và trục Hồ Tây - Ba Vì), cấu trúc đô thị cũng chuẩn trị theo hướng này; Khi kế hoạch bị hủy bỏ, thì chỉ điều chỉnh về tên gọi, không có thay đổi cấu trúc đô thị tương ứng, không quy hoạch mở rộng, hoàn chỉnh trung tâm đầu não, làm cho tổng thể quy hoạch trở thành chắp vá; Là sai lầm thứ Hai.

Không đề ra mục tiêu bảo tồn đất nông nghiệp, làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội, di sản văn hóa, lịch sử; không có mục tiêu bắt buộc tiết kiệm tài nguyên (nhất là đất đai) dẫn đến đánh giá lựa chọn đất xây dựng đô thị sơ lược, tùy hứng và cảm tính, quy hoạch sử dụng đất đô thị tràn lan, không thực tế; Là sai lầm thứ Ba.

Không xác định mục tiêu nâng cao năng lực dung nạp của đô thị như một vấn đề cốt lõi; dẫn đến đề xuất kế hoạch, giải pháp di dân, ngăn trở nhập cư theo các biện pháp hành chính, đi ngược với quy luật tự nhiên là bất khả thi; Là sai lầm thứ Tư.

Không đề ra mục tiêu công bằng xã hội lên hàng đầu, không có mục tiêu dân chủ hóa quá trình ra quyết định với sự tham gia của người dân với đủ các thành phần, các đoàn thể xã hội; dẫn đến chiếu lệ, không thực chất, trong quá trình xin ý kiến cộng đồng, các cơ quan quyền lực, cơ quan lãnh đạo trung ương, địa phương; Là sai lầm thứ Năm.

Không có mục tiêu gắn với thực tế phát triển của quốc gia, vùng và địa phương, thực hiện quy hoạch khi chưa nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng về mô hình phát triển tối ưu cho đô thị thủ đô, dẫn đến thiếu luận cứ về xác định quy mô dân số đô thị, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi dân cư, lao động; Hệ lụy kéo theo là hệ thống hạ tầng, tiện nghi đô thị sẽ được trù liệu không chính xác, nguy cơ tái diễn các vấn nạn đô thị không thể tránh khỏi; Là sai lầm thứ Sáu.

Không có mục tiêu củng cố và thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia dẫn đến quy hoạch thiên lệch, đề cao mục tiêu cạnh tranh của địa phương, nội dung quy hoạch dàn trải, đề xuất quy mô phát triển đô thị theo cách của các siêu dự án hoang tưởng, không có căn cứ nguồn lực thực tế, tạo nguy cơ khủng hoảng kinh tế từ bong bóng bất động sản, triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh, làm suy yếu đất nước; Là sai lầm thứ Bảy.

Không có mục tiêu kiểm soát sự cân bằng các yếu tố chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội, kỹ thuật; dẫn đến không phối hợp hài hòa được các yếu tố nói trên gắn với kế hoạch phát triển đô thị cho phù hợp với thực tế nhằm làm cơ sở cho tính khả thi và phát triển bền vững; chính điều này đã biến quyết sách thành viển vông; Là sai lầm thứ Tám.

Không có mục tiêu ổn định cấu trúc đô thị, xác định địa giới tối đa, tối ưu của không gian đô thị, địa giới tối thiểu của không gian nông thôn làm cơ sở hoàn thiện thành phố thủ đô phát triển bền vững với tầm nhìn không hạn định; Duy trì tư duy, cách tính lạc hậu thêm người, thêm đất (của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp); Là sai lầm thứ Chín.

Không có mục tiêu tuân thủ các cam kết quốc gia, quốc tế về an ninh lương thực, bảo tồn đất nông nghiệp, đất lúa dẫn đến việc đề xuất kế hoạch sử dụng đất vi phạm các nghị quyết của Trung ương Đảng và Quốc hội; Là sai lầm thứ Mười.

Không có mục tiêu khống chế chất lượng của quy hoạch đạt chuẩn mực quốc tế theo quy trình nghiên cứu cụ thể, dẫn đến việc đưa ra các sản phẩm thiếu hệ thống luận cứ khoa học; đề xuất nhiệm vụ quy hoạch dễ dàng, thiếu tính ràng buộc; lựa chọn tư vấn không đủ trình độ, năng lực, thiếu kinh nghiệm thực tế; Là sai lầm thứ Mười một.

Không tập trung vào các mục tiêu cốt lõi, quan trọng như đã nêu trên, đề ra những mục tiêu mang tính hình thức, thời thượng, ngắn hạn, tối nghĩa; Cùng với việc tổ chức khép kín, không kiểm soát được (một cách khách quan) chất lượng quy hoạch; Phải khẳng định đồ án này không thể sử dụng làm cơ sở thực hiện xây dựng một thủ đô vĩnh viễn, có tầm vóc như Thăng Long - Hà Nội; Là sai lầm thứ Mười hai.

Ba là, các "mục tiêu" đề ra chỉ là sáo ngữ, không cơ bản, phi thực tế.

Thành phố Xanh: Với diện tích đất tự nhiên là 3.343,67 km2, Thủ đô Hà Nội thực chất là một vùng tỉnh; đồ án đề xuất đến 2030 với đất đô thị 1.270km2 so với hiện trạng là 180,5km2. Như vậy, với việc thực hiện với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng đô thị quy mô lớn gấp hơn 7 lần hiện trạng; Thực chất là làm mất đi các khoảng xanh thực thể, để biến thành khoảng xanh ngôn từ!

Thành phố Văn Minh: Văn minh thể hiện trình độ, mối quan hệ giữa người với người; Việc quy hoạch đề xuất thu hồi đất nông nghiệp cùng lúc với quy mô lớn như vậy, lẽ đương nhiên có biết bao nhiêu người nông dân mất ruộng, mất đất, mất nhà, bần cùng hóa để nhường chỗ cho các dự án. Nông dân mất ruộng ồ ạt, sẽ phải nhếch nhác ra thành phố kiếm việc làm, tìm kế sinh nhai. Thành phố lại cấm hàng rong, cấm nhiều thứ khác, ngăn trở họ ngay chính quê hương họ. Chúng ta đều biết sẽ có bao nhiêu sự bất công, bất cập liên quan đến đất đai và số phận con người để đổi lấy mỹ tự này, sao gọi là văn minh!

Thành phố Văn Hiến: Thăng Long - Hà Nội truyền thống là nơi "hội tụ quan yếu bốn phương" với các xứ Bắc, Nam, Đông, Tây cân xứng. Đề xuất tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì, lý giải kết nối Xứ Đoài, nhấn mạnh quá mức trục hướng Tây, với tư tưởng và hình thể gây hiểm họa cho 2 khu vực thiêng liêng là Ba Đình và Ba Vì. Thu hồi đất nông nghiệp tràn lan sẽ triệt phá nông thôn, khiến cấu trúc đô thị, nông thôn thủ đô truyền thống bị phá vỡ, sao gọi là văn hiến!

Thành phố Hiện đại: Muốn thành phố hiện đại, phải có thực lực kinh tế. Như chúng tôi đã phân tích trong bài "Quy hoạch để an dân hay "chuốc lấy" nguy cơ", để có một đô thị hiện đại như mong muốn (loại trung bình) tương tự như thành phố Putrajaya của Malaysia cần từ nay đến năm 2030 Hà Nội cần khoảng 1.421 tỷ USD; tức mỗi năm cần khoảng 71 tỷ USD; Để có đô thị hiện đại như khu La Défense tại Paris, từ nay đến năm 2030 Hà Nội cần khoảng 68.093 tỷ USD; tức mỗi năm cần khoảng 3.404 tỷ USD. Lấy ở đâu, huy động ở đâu ra nguồn tiền này? Đây sẽ là một kế hoạch hoang tưởng, đưa toàn Hà Nội thành "quy hoạch treo khổng lồ". Sao có thể gọi là hiện đại!

"Để tà khí lấn át chính khí thì đất nước sẽ lâm nguy"

Mục tiêu là kim chỉ nam cho hành động. Chỉ có sự đúng đắn của mục tiêu mới bảo đảm cho thắng lợi. Mục tiêu chính nghĩa, ắt thành, mục tiêu phi nghĩa, ắt bại.

Như đã nêu trong bài "Quy hoạch để an dân hay "chuốc lấy" nguy cơ?", sau khi Trung tâm Hành chính quốc gia tại Ba Vì bị bác bỏ, đến nay quy hoạch hoàn thiện, mở rộng, khu dự trữ phát triển trung tâm đầu não của thủ đô vẫn chưa được xác định lại (mặc dù UBND thành phố Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, công luận đã đề nghị chuyển đến khu Tây Hồ Tây nhưng chưa thấy Bộ Xây dựng trả lời). Trong quy hoạch thủ đô, vị trí đặt Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia là việc hệ trọng, cốt lõi. "Tuy nhiên, trong đồ án, nội dung này lại có một vai trò đính kèm, đang là một ẩn số, thiếu ổn định, vụn vặt và manh mún".

Câu hỏi đặt ra: Đồ án Quy hoạch Hà Nội hiện nay khi đã hạn chế tầm nhìn, sai lệch mục tiêu, liệu có đáng được tin cậy nữa hay không?

Đã đến lúc phải xem xét lại một cách toàn diện những gì liên quan đến đồ án này, từ khâu lựa chọn tư vấn, các tài liệu, dữ liệu, bản đồ sử dụng, các luận cứ khoa học, sản phẩm hồ sơ. Khi mục tiêu sai lạc sẽ dẫn đến những quy trình, nhiệm vụ, phương pháp, lực lượng, sản phẩm, quản lý thực hiện khó có gì còn đúng đắn.

Chúng ta hãy nhớ lại những phát biểu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải báo cáo trước Quốc hội năm 2004: "Người đứng đầu mà không chịu trách nhiệm thì xã hội không có trật tự kỷ cương. Hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được đo bằng sự đáp ứng yêu cầu của đất nước và nhân dân. Nếu để "tà khí" lấn át "chính khí" thì đất nước sẽ lâm nguy".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mười năm "tích cực" biến sông Tô thành cống

28/09/2010 09:48:39

Posted Image- Đô thị hoá làm thay đổi dòng chảy, nhiều đoạn bị chôn lấp, cống hoá… dòng sông linh thiêng mang tên Tô Lịch - vị thần Thành Hoàng Hà Nội trở thành một cống thoát nước hôi thối và độc hại.

LTS: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là QHC Hà Nội) đã được trình Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 9/2010.

Theo Luật Quy hoạch đô thị, Bản QHC Hà Nội sau khi Chính phủ phê duyệt sẽ tiếp tục lập và phê duyệt cấp có thẩm quyền các Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, phân khu, chi tiết các khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chi tiết các quận huyện ….

Bản QHC Hà Nội đã đi qua một chặng đường và đã theo đúng cam kết tiến độ. Từng nội dung cụ thể sẽ được hiện thực hóa ra sao. Mong muốn của người dân về không gian đô thị tương lai của mình thế nào sẽ được bàn thảo trong diễn đàn “Thiết kế đô thị do Bee.net.vn" khởi xướng. Rất mong được các chuyên gia, những người quan tâm hưởng ứng.

Loạt bài đầu tiên gắn với những con sông: Sông Hồng, Tô Lịch, Nhuệ, sông ngầm trong phố và tuyến đường vận chuyển nhanh nhiều khách khả thi nhất của Hà Nội.

Ngàn năm ai biết Thành Hoàng là ai?

Truyền thuyết kể rằng: Cao Biền - phủ thuỷ cao tay phương Bắc mưu tính thuần phục phương Nam bằng bùa chú, gặp cụ già râu tóc bạc phơ - vốn là Tô Lịch giang thần hiển linh cản phá, Biền sợ quá mà than rằng “đất này còn nhiều thần linh, ta phải cuốn gói về nước mất thôi".

Năm 1010, Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long thường mơ thấy một ông lão râu bạch (dung mạo thần Tô Lịch) đến chúc mừng. Vua hỏi: "Tôn thần cũng giữ được hương lửa trăm năm hay sao?". Ngài đáp: "Mong hoàng đồ như Thái Sơn bàn thạch, thánh thọ vô cương, trong triều ngoài quận thái hòa, bọn thần không chỉ hương hỏa một trăm năm mà thôi".

Khi tỉnh dậy, bèn đem rượu tế, phong thần làm “Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương”. Đến 1285, Trần Nhân Tông sắc phong cho thần Tô Lịch hai chữ "Bảo quốc"; năm 1288, lại gia phong hai chữ "Hiển Linh"; năm 1313, phong thêm hai chữ "Định Bang" nữa.

Posted Image

Sông Tô trong bản đồ Hà Nội TK15 và sơ đồ biến sông Tô thành cống thoát nước thải khổng lồ -Vị trí 7 trạm XLNT vô duyên vô dụng trị giá 1 tỷ USD.

Hà Nội xưa đầm hồ chi chít, dòng Tô dẫn nước từ sông Hồng như sợi nhau đem sinh khí từ lòng sông Mẹ sinh ra và nuôi sống cả Kinh thành - sông sinh ra Phố nên được mang tên vị Thành Hoàng, sông uốn lượn ôm ấp bao quanh Kinh thành xưa.

Đô thị hoá làm thay đổi dòng chảy, nhiều đoạn bị chôn lấp, cống hoá… dòng sông linh thiêng mang tên Tô Lịch - vị thần Thành Hoàng Hà Nội trở thành một cống thoát nước hôi thối và độc hại.

Mười năm "tích cực" biến sông thành cống

Không có tiền đầu tư, Sông Tô biến thành cống đã đành. Được biết, một thời HN đã từng lao động công ích nạo vét nên sông Tô có phần sạch hơn.

Thập kỷ 90, hơn 370 triệu USD đã được vay để thực hiện dự án kè cứng đôi bờ. Tuy vậy tình trạng xả thải trực tiếp vào sông ngày càng trầm trọng. Sông Tô chứa hơn 5 triệu m3 nước nhưng cạn quanh năm, sông nhận 150.000 m3 nước thải/ngày từ hàng trăm cửa cống đổ thẳng vào, các nhánh sông con, hồ điều hoà lấn chiếm tràn lan. Sông Tô nhiễm vượt mức 6-7 lần. Hơn 10 năm nay, hội họp bàn bạc liên miên để giải quyết vấn đề này, nhưng vẫn bế tắc.

Posted Image

Trạm Vân Trì không có nước thải, trạm Kim Liên không có tiền vận hành, trạm XLNT Trúc Bạch có như không vì cá chết vẫn đầy hồ do không có hệ thống thu gom nước thải triệt để.

Vô lý nhất là kế hoạch bỏ ra 1 tỷ USD để xây 7 nhà máy xử lý nước thải xử lý 0,5 triệu m3/ngày. Nửa số tiền đã bỏ ra mà sông hồ vẫn bẩn.

Có xây thêm 2 nhà máy Phú Đô, Yên Xá (600 triệu USD) để tiêu hết 1 tỷ USD cũng chỉ xử lý 2% tổng nước sông hồ. Vài phần trăm nước sạch không đủ pha loãng 23 triệu m3 nước bẩn sông hồ nội thành, hiện 100% đang ô nhiễm với cấp độ khác nhau.

Posted Image

Trạm lớn nhất ở Yên Sở đón nước thải cuối dòng. Sông Tô xuyên qua nội thành phát tán mùi hôi, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. XLNT chỉ để làm sạch hồ cảnh khách sạn liên doanh, nước lọc xong đổ thẳng vào sông Hồng. Cư dân TP hình thành thói quen thải nước ô nhiễm trực tiếp ra môi trường. Là một nước nghèo, những nhà máy XLNT tại Hà Nội trở nên vô duyên – vô lý vì rất đắt tiền và vô dụng đã đành, nhưng tai hại hơn: nó đang làm cho cư dân TP sống trong ảo tưởng là những trạm XLNT tập trung sẽ giải quyết ổn thoả nước thải ô nhiễm. Yên tâm đi, mọi người tha hồ đổ thẳng nước thải ra sông hồ.

Không tiền, sông hồ ô nhiễm đã đành, Hà Nội tốn phí nhiều tiền mà không làm nước sông hồ sạnh hơn. Nghịch lý ấy đang cần trả lời thoả đáng.

Trông người mà ngẫm đến ta

Những nước phát triển như Đan Mạch, Mỹ... áp đặt điều kiện chặt chẽ XLNT triệt để trước khi đổ vào sông hồ. CHLB Đức cũng vậy, nhưng họ đang chuyển dần sang mô hình bán tập trung XLNT tại nguồn quy mô nhỏ đến từng cụm dân cư.

Tại Nhật, đất nước giàu có, từng trải qua thời kỳ ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế quá nóng thời hậu chiến. Nhật Bản đang thực hiện luật XLNT tại nguồn bắt buộc đến từng hộ gia đình.

Posted Image

Nhà máy XLNT tập trung, bán tập trung và gia đình: Đồng hồ đo và các nhân viên địa phương đang kiểm tra chất lượng vệ sinh nước thải của từng nhà trước khi đổ vào cống chung. Việt Nam gần đây bắt đầu quan tâm đến bảo vệ môi trường nước và có nhiều sáng kiến: dùng hoá chất, thuỷ sinh hay thanh niên ra quân tình nguyện ... Tuy vậy những cách này không ổn.. Cần có thiết bị kiểm soát chất lượng nước tự động thay cho việc ngửi thủ công. Thiết bị đo khối lượng và chất lượng nước thải xác định trách nhiệm trả phí XLNT từng tổ chức cá nhân xả nước thải. Thiết bị ngày càng rẻ và phổ biến.

Posted Image

Cần thay thế các biện pháp đối phó với môi trường không bền vững bằng các công nghệ phù hợp.

Posted Image

Ảnh trái: Phương án thoát nước do PPJ đề xuất. Ảnh phải: thay các nhà máy XLNT tập trung bằng phân tán Sơ đồ cấp nước từ sông Hồng qua hồ lắng, trạm lọc vào sông Nhuệ đổ vào sông Tô. Các cửa cống phải có trạm XLNT, đo độ sạch trước khi đổ vào sông. Sông Nhuệ cấp vào sông Tô qua khu Ciputra, Tây Hồ Tây. Hồ Tây chỉ nhận nước sạch từ quanh hồ đổ vào

Như vậy muốn nước sông Tô nối các hồ bằng nước sạch cần bổ cập nguồn nước sạch cho sông Tô. Nước thải phải xử lý 100% trước khi đổ vào sông.

Thay thế phương án 7 trạm XLNT tập trung thành hàng trăm trạm XLNT tại nguồn quy mô phân tán đến từng tổ chức các nhân, hộ gia đình có nước thải. Xóa bỏ bao cấp chi phí XLNT.

Nước sông Tô trong sạch đem lại lợi ích môi trường sống vệ sinh, cảnh quan đô thị: nơi nghỉ dưỡng giải trí, giao thông thuỷ và hơn cả là văn hoá cư dân đô thị nâng cao: Mỗi người có trách nhiệm với chính hành vi để bảo vệ cuộc sống và tương lai đô thị phát triển thân thiện bền vững.

----------------------------------------

* Sử dụng tư liệu của cụ Nguyễn Văn Uẩn, nghiên cứu của Kelly Shannon, báo cáo của PPJ…

Ảnh minh họa Hanoidata ST&BT

KTS Bùi Thế Trung sinh năm 1983, Tốt nghiệp ĐHKT Hà Nội 2005, lĩnh vực chuyên môn KTS cảnh quan. Đã tiến hành các đợt khảo sát độc lập tại BangKok, Kualalumpur, Singapore …., nghiên cứu các vấn đề GTCC, hạ tầng đô thị và giải pháp phát triển đô thị bền vững. Cộng tác với Tạp chí KTVN- BXD

KTS Bùi Thế Trung
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể giao Hà Nội cho... "những con cáo" tư vấn

Tác giả: Khánh Linh

Tuanvietnam.net

Bài đã được xuất bản.: 04/11/2010 05:00 GMT+7

3 năm trước, tôi ở TPHCM. Có một cửa hàng Gucci rất lớn mới khai trương. Rồi một khoảnh khắc, tôi nhìn vào khung cửa sổ rất lớn của cửa hàng với hình ảnh quảng cáo khổng lồ một phụ nữ hiện đại, giàu có, nhưng trong đó tôi lại nhìn thấy sự phản chiếu một phụ nữ Việt Nam bán rong nhỏ bé, đội nón lúp xúp. Đó là thời điểm tôi bừng tỉnh.

Kiến trúc Việt đi về phía vô vọng?

LTS: Giữ được bản sắc cho những công trình kiến trúc đã khó, giữ bản sắc của một thành phố còn "vất vả" hơn rất nhiều. Hà Nội với những thế mạnh về văn hóa, lịch sử, liệu có đang đánh mất mình khi phát triển? GS Michael Douglass (Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa, ĐH tổng hợp Hawaii, Mỹ) là người luôn "cổ súy" cho mục tiêu xây dựng những thành phố sống tốt, thay vì quá chú trọng đến phát triển kinh tế. Tuần Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS sau Hội thảo quốc tế "Hà Nội thiên niên kỷ - thành phố quá khứ và tương lai".

Trở thành tài sản riêng của ai đó?

- GS có quan tâm đến Đề án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và những thảo luận xung quanh đó không?

- Tôi rất quan tâm chứ. Tôi cho rằng tương lai của Hà Nội phải thuộc về những người HN, và bản quy hoạch đang được làm kia phải phản ánh tiếng nói của họ. Nhưng tôi cảm thấy thực tế của bản đồ án này không phải như vậy. Đồ án quy hoạch đã không phản ánh được văn hóa và lịch sử giàu có của thành phố, và có rất nhiều vấn đề còn tồn tại về giao thông, môi trường... cho đến việc giữ bản sắc của thành phố.

Posted Image

GS Michael Douglass.

Nguồn: Website ĐHTH Hawaii

Bản thân tôi không chống lại những công trình hiện đại bằng sắt, thép, kính, nhưng phải cân bằng. Siêu thị cũng tốt thôi, nhưng còn chợ thì sao, tại sao không giữ cả hai? Tại sao ta không có thêm cả công viên dành cho công chúng và những phòng tập tiện nghi hay những resort cho những người giàu có? Dường như các bạn đang biến nhiều không gian công cộng thành không gian riêng cho một nhóm người.

Mối lo lắng của tôi là tầm nhìn của ai, tiếng nói của ai đang được phản ánh trong đồ án quy hoạch? Còn chính quyền ở đâu, khi chính những đường phố, những tòa nhà cũng trở thành tài sản riêng của ai đó? Bạn có thể vào trong, nhưng chẳng thể làm gì ở đó, vì nó không phải của bạn. Trong khi chính chợ, công viên cũng như hè phố ở Hà Nội... mới là không gian để con người trò chuyện, chia sẻ, cả với những người quen và người không quen.

Một vấn đề nữa là công bằng xã hội, dường như ở Hà Nội bây giờ thì người giàu có tất cả, còn những người nghèo mất đất, mất cơ hội, mất nguồn sống. Mọi người đều phải được trao cơ hội để có cuộc sống tốt hơn, không thể chỉ tập trung cho những người giàu.

- GS đã có buổi seminar với chủ đề "Hà Nội - thành phố toàn cầu hay thành phố sống tốt". Phải chăng ý GS là Hà Nội đang theo xu hướng thành phố toàn cầu?

- Tôi không biết nhiều về HN như các bạn, nhưng ngược lại tôi nhìn thấy nhiều điều mà các bạn không nhìn thấy. Tôi không dám "bảo" ai đó phải làm gì, mà muốn mở ra những cuộc đối thoại, trao đổi để từ đó các bạn sẽ tìm thấy một tầm nhìn chung. Ở buổi seminar, tôi nhận ra mọi người đến đó đều rất quan tâm đến chủ đề, và đến phần thảo luận thì tôi không phải nói nhiều vì mọi người thay nhau nói rồi. Lẽ ra mỗi 6 tháng, chúng ta phải có một buổi trao đổi, thảo luận tập thể như vậy.

Những con gà sẽ bị ăn thịt

- Ý tưởng về một lựa chọn cho Hà Nội trong GS xuất phát từ khi nào?

- Ồ, một câu hỏi rất thú vị. Khi tôi đến đây lần đầu tiên, tôi nghĩ vấn đề của Hà Nội phải ở hướng ngược lại, thành phố có vẻ "đóng băng", không có nhiều sự phát triển. 10 năm phát triển đầu tiên là quãng thời gian phát triển tốt, mọi thứ thay đổi theo chiều hướng tốt lên, kể cả việc có một vài chung cư cao cấp, khách sạn sang trọng hay siêu thị chẳng hạn. Nhưng sẽ đến một điểm "ngưỡng", có lẽ từ khoảng 4, 5 năm trở lại đây, khi mọi thứ trở nên quá mức. Hà Nội giờ đây ngập tràn hình ảnh của các tập đoàn lớn, giống với bất cứ một thành phố nào.

3 năm trước, lúc đó tôi ở TPHCM. Có một cửa hàng Gucci rất lớn mới khai trương. Rồi một khoảnh khắc, tôi nhìn vào khung cửa sổ rất lớn của cửa hàng với hình ảnh quảng cáo khổng lồ một phụ nữ hiện đại, giàu có, nhưng trong đó tôi lại nhìn thấy sự phản chiếu một phụ nữ Việt Nam bán rong nhỏ bé, đội nón lúp xúp. Đúng thời điểm đó, tôi cảm thấy Việt Nam thu nhỏ lại, Đó là thời điểm tôi bừng tỉnh.

>> Quy hoạch Hà Nội: Khi bệnh hình thức và sốt ruột lên ngôi

>> Quy hoạch Hà Nội: Khi phụ lấn chính, khách át chủ

Và bây giờ là câu chuyện quy hoạch Hà Nội, khi mà công ty đang xây dựng những khu đô thị mới lại chính là công ty tư vấn thực hiện quy hoạch này. Đó là sự xung đột, sự đối lập lợi ích rất lớn, sẽ thiếu vắng sự khách quan. Điều này không được phép xảy ra.

Tôi đã từng nói đùa rằng "chúng ta không nhờ những con cáo canh giữ những con gà"

- Ồ, thế thì sẽ chẳng còn con gà nào cả?

- Đúng thế, chắc chắn những con cáo sẽ vui vẻ nhận lời, chỉ có điều những con gà sẽ bị ăn thịt.

Điều bạn cần biết là tại sao tất cả những công ty tư vấn đó lại nồng nhiệt đến Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế này. Ví dụ với các công ty Hàn Quốc, bạn phải biết là ở Hàn Quốc có hơn 500.000 ngôi nhà và căn hộ đang bỏ không, chẳng có người ở. Các công ty đó chẳng có việc gì để làm ở Hàn Quốc, nên phải tìm việc ở nơi khác. Tình trạng đó cũng diễn ra với nhiều công ty của các quốc gia khác. Ở Mỹ cũng có hàng trăm, hàng ngàn trung tâm thương mại đang bị để không. Các bạn phải tỉnh táo với xu thế này.

Ở Việt Nam hiện tại có quá nhiều cơ hội cho các tập đoàn kinh tế kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Chỉ cần mua đất nông nghiệp, rồi xây dựng đô thị trên đó. Chẳng phải làm gì nhiều, chỉ xây vài ngôi nhà hiện đại và bảo bạn bỏ tiền mua nó. Bạn tưởng đó là đầu tư nước ngoài, nhưng thật ra không phải, chính người Việt bỏ tiền mua những ngôi nhà đó đấy chứ?

Cũng do nhu cầu của chính người Việt Nam, ai cũng muốn bước chân vào tầng lớp trung lưu, và họ nghĩ họ sẽ làm được điều đó bằng cách mua một căn nhà ở khu đô thị kiểu Ciputra chẳng hạn? Một nghịch lý là tất cả những người bạn của tôi có nhà ở Ciputra đều không muốn sống ở đó, họ mua nhà để đầu tư thôi, nên tạo ra bong bóng bất động sản, "chẳng ai muốn, nhưng lại có vẻ như ai cũng muốn mua chúng". Một điểm khác biệt nữa của Việt Nam là các bạn có thể xin tiền của bố mẹ, anh chị... để mua một căn nhà rất sang trọng. Bạn sử dụng những mối quan hệ gia đình truyền thống theo cách không thể có ở các nước phương Tây.

20 năm nữa, mọi thứ sẽ biến mất?

- Theo GS, để trở thành một thành phố sống tốt, Hà Nội nhất định phải giữ được những nét đặc trưng gì?

- Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa của chúng tôi đã hỗ trợ tổ chức cuộc thi ảnh "Hà Nội - một không gian sống" vào năm ngoái. Đề tài của cuộc thi là người Hà Nội chụp ảnh thành phố của mình, chỉ có một quy định thôi: Không phải là ảnh cho khách du lịch, mà bức ảnh phải thật sự có ý nghĩa với người chụp.

Chúng tôi đã nhận được 1800 bức ảnh, và những bức đẹp nhất được tập hợp để xuất bản một cuốn sách. Khi tôi hỏi người bạn Hà Nội đã cùng chúng tôi tổ chức cuộc thi và làm cuốn sách này, rằng "ấn tượng sâu sắc nhất của cô với những bức ảnh là gì", cô ấy đã trả lời "trong 20 năm nữa, những thứ này sẽ biến mất". Bởi tất cả đều là những hình ảnh về đời sống văn hóa, đời sống xã hội rất đặc trưng của người Hà Nội, nhưng nếu không gian để diễn ra các hoạt động đó không còn thì chính các hoạt động cũng không thể còn.

Posted Image

Một trong những bức ảnh chụp Hà Nội của nhiếp ảnh gia người Canada Greg Girard trong cuốn sách ảnh "Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm" mới phát hành. Ảnh: VnExpress

Như câu chuyện phố cổ chẳng hạn. Cái hồn của phố cổ không phải chỉ là những cửa hàng nhỏ, mà là bản thân những con phố công cộng và cuộc sống trên những con phố đó. Nhưng dường như bây giờ người ta lại muốn biến những con phố đó thành vô hồn khi không cho mọi người dừng chân, không ăn uống, không cả trò chuyện bằng việc không cho buôn bán trên hè phố. Nếu thế chỉ còn dừng xe, mua đồ và đi, còn gì là phố cổ nữa?

- Nghĩa là không nên có những siêu thị hiện đại?

- Tất nhiên sẽ có những không gian được tổ chức theo kiểu siêu thị hiện đại, nhưng không thể đánh mất nét văn hóa rất riêng kia. Nét hấp dẫn của Hà Nội chính là đời sống xã hội, là sự sinh động của những con phố.

Tôi muốn bạn chú ý đến một điểm rất đặc biệt nữa của Hà Nội. Trong những công viên công cộng ở đây, có rất nhiều sinh hoạt cộng đồng hoàn toàn mang tính tự phát, tại những không gian hoàn toàn mở, bất kỳ ai cũng có thể tham gia, không có chuyện phải đóng phí, hay chuyện "chúng tôi đã kín chỗ". Nếu bạn muốn, bạn có thể tham gia một vài ngày, rồi lại đi khỏi Hà Nội, và khi quay lại thì những hoạt động vẫn còn ở đó. Mỗi hôm lại có những người đến và đi như thế. Bạn có thể đóng chút tiền nhỏ, vì có người mang âm nhạc đến cho mọi người cùng tập thể dục chẳng hạn.

Tôi đã làm một cuốn phim về những hoạt động xã hội hoàn toàn tự phát này. Và ở cuối cuốn phim là hình ảnh một cụ bà trên 80 tuổi với nụ cười thật tươi với lời chào "xin mời bạn". Đó là công viên của chung, của tất cả mọi người. Ở nước chúng tôi cũng có công viên dành cho các hoạt động ngoài trời, nhưng mỗi nhóm sẽ chơi riêng, nhóm của tôi đã đăng ký chỗ này, còn mời bạn ra chỗ khác.

Các bạn hãy quý những điều các bạn đang có.

Đừng để chỉ "thắng" trong một vài trường hợp

- Nhưng dường như những điều chúng ta đang nói ở đây thì chỉ người dân hay các chuyên gia biết với nhau. Làm sao để tiếng nói của cộng đồng đến được với chính quyền, với những người sẽ ra quyết định lớn, ảnh hưởng đến "vận mệnh" của thành phố?

Điều bạn cần biết là tại sao tất cả những công ty tư vấn đó lại nồng nhiệt đến Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế này. Ví dụ với các công ty Hàn Quốc, bạn phải biết là ở Hàn Quốc có hơn 500.000 ngôi nhà và căn hộ đang bỏ không, chẳng có người ở. Các công ty đó chẳng có việc gì để làm ở Hàn Quốc, nên phải tìm việc ở nơi khác. Tình trạng đó cũng diễn ra với nhiều công ty của các quốc gia khác. Ở Mỹ cũng có hàng trăm, hàng ngàn trung tâm thương mại đang bị để không. Các bạn phải tỉnh táo với xu thế này. Ở Việt Nam hiện tại có quá nhiều cơ hội cho các tập đoàn kinh tế kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Chỉ cần mua đất nông nghiệp, rồi xây dựng đô thị trên đó. Chẳng phải làm gì nhiều, chỉ xây vài ngôi nhà hiện đại và bảo bạn bỏ tiền mua nó. Bạn tưởng đó là đầu tư nước ngoài, nhưng thật ra không phải, chính người Việt bỏ tiền mua những ngôi nhà đó đấy chứ?

- Bạn quan tâm đến vấn đề ở quy mô nào. Nếu bạn muốn tạo dựng một cuộc sống tốt ở quy mô nhỏ, một cộng đồng nhỏ, một ngõ nhỏ thì chắc chắn không ai phản đối, thậm chí chính quyền còn ủng hộ. Nhưng bạn càng muốn thay đổi ở quy mô càng lớn thì càng khó. Luôn có ba lực lượng là: Chính quyền - khu vực tư nhân - và cộng đồng. Như trường hợp dừng dự án khách sạn trong công viên Thống Nhất, cộng đồng đã lên tiếng về điều mà họ muốn, rằng họ muốn công viên là của họ, và chính quyền đã lắng nghe.

Tôi nghĩ, điều Hà Nội đang cần là những tổ chức xã hội xuất hiện để xây dựng một tầm nhìn thật sự đại diện cho cộng đồng của Hà Nội. Bởi vấn đề hiện này là tầm nhìn về thành phố không phải do cộng đồng quyết định, mà do ai đó đó ép bạn, hoặc là chính quyền, nhiều khi chính là khu vực tư nhân. Sẽ rất tốt nếu mỗi 6 tháng chúng ta có những diễn đàn mở, nơi tất cả cùng trao đổi để tạo ra một tầm nhìn chung.

Trung tâm của chúng tôi trong vài năm vừa qua đã cố gắng để thay đổi sự quan tâm, từ việc quá chú trọng về kinh tế thành mục tiêu xây dựng "thành phố sống tốt". Trong đó, đời sống xã hội cũng quan trọng như vấn đề môi trường hay vấn đề giáo dục... vậy.

- Với trường hợp của công viên Thống Nhất, GS có thể thấy đã có rất nhiều nỗ lực từ nhiều giới, với sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông, để có một kết thúc đẹp. Nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều dự án lấn chiếm không gian công cộng, có thể ở quy mô nhỏ hơn...

- Các bạn có 3 lựa chọn: Có thể đồng ý, có thể không đồng ý, hoặc các bạn phải trình bày những điều các bạn muốn. Nếu bản thân cộng đồng chỉ giữ vai trò thụ động thì sẽ luôn là người phản đối, và các bạn sẽ cảm thấy kiệt sức. Bạn thắng trong một vài trường hợp, nhưng sẽ thua trong phần lớn trường hợp khác.

Nếu người Hà Nội không có cách để nói rõ các bạn muốn gì, mà chỉ phản đối cái người khác đưa ra, thì chắc chắn sẽ đến lúc mệt mỏi, và các bạn sẽ bỏ cuộc. Điều các bạn cần là phải có một thông điệp, một tầm nhìn thay thế. Sẽ phải có nhiều hơn những tổ chức xã hội quan tâm đến vấn đề này, để trình bày vấn đề mang tính xây dựng hơn với những người có trách nhiệm xây dựng chính sách.

- Xin cảm ơn GS.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thực sự mở ra một triển vọng mới cho Thủ đô với những bước biến chuyển lớn lao. Cơ quan đầu não

Theo quyết định, hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng, các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ được đặt tại khu vực Ba Đình trong khi khu vực Tây Hồ Tây bố trí thêm trụ sở các cơ quan Trung ương.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủt yêu cầu, rà soát và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan Trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và tây Hồ Tây; ưu tiên vị trí tại khu vực tây Hồ Tây để bố trí thêm trụ sở các cơ quan trung ương làm việc, tạo điều kiện liên hệ thuận lợi với trụ sở của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ.

Cũng theo quyết định này, trụ sở cơ quan Thành ủy, HĐND, UBND thành phố được bố trí tại khu vực xung quanh Hồ Gươm.

Xuất hiện “chùm đô thị”?

Theo quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh với các chức năng và đặc thù riêng gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

Các đô thị này có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập.

Posted Image Hà Nội sẽ xuất hiện "chùm đô thị"Các đô thị và thị trấn này được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp với các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố ).

Đô thị vệ tinh Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo, đầu tư các cơ sở trọng tâm là ĐH quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao Hòa Lạc; tiếp tục hoàn thiện Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam gắn với Đồng Mô - Ngải Sơn và vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam; phát triển hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ như: Trung tâm y tế, các cơ sở giáo dục đại học, các dự án về đô thị mới như Tiến Xuân - Phú Mãn, Đông Xuân. Đô thị này sẽ gắn kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông tốc độ cao trên Đại lộ Thăng Long và trục Hồ Tây – Ba Vì.

Đô thị vệ tinh Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là khu bảo tồn thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế và các đô thị mới. Là cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, đô thị này sẽ được gắn kết với đô thị trung tâm bằng hệ thông giao thông công cộng trên Quốc lộ 32 và đường Tây Thăng Long.

Đô thị vệ tinh Xuân Mai (cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội) là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề; phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch vụ về thương mại, đào tạo đại học, cao đẳng... Đô thị ở cửa ngõ phía Tây Nam này sẽ kết nối đô thị trung tâm với các tỉnh miền núi Tây Bắc qua hành lang Quốc lộ 6 và Nam Quốc lộ 6.

Đô thị vệ tinh Phú Xuyên (đô thị cửa ngõ phía Nam Hà Nội) là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa; xây dựng các khu, cụm công nghiệp để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, khu vực Hà Tây (cũ) và hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía Nam sông Hồng.

Hình thành các trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu nhà ở công nhân và các tiện ích đô thị khác như y tế chất lượng cao, đào tạo nghề... Xây dựng hệ thống hồ điều tiết nước nhân tạo lớn để phục vụ thoát nước, phù hợp với đặc điểm thấp trũng của khu vực. Đây là đô thị cửa ngõ phía Nam Hà Nội kết nối với đô thị trung tâm qua tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam – Quốc lộ 1A.

Đô thị vệ tinh Sóc Sơn (đô thị cửa ngõ phía Bắc Thủ đô) là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, hình thành mới khu công nghiệp Mai Đình và các khu công nghiệp sạch; trung tâm y tế, khu đại học tập trung. Khai thác tiềm năng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc và chân núi Tam Đảo.

Không gian xanh

Theo bản quy hoạch này, định hướng không gian xanh của thành phố bao gồm hành lang xanh và vành đai xanh dọc sông Nhuệ, các nêm xanh và các công viên đô thị.

Hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… được bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vực đô thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trường sống đô thị.

Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là các vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với khu vực đô thị mở rộng phía Nam sông Hồng.

Các nêm xanh là vùng đệm xanh phân cách các khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng.

Kiểm soát phát triển các làng xóm hiện hữu, xây dựng một số công trình công cộng ở quy mô nhỏ, thấp gắn với đặc trưng sinh thái cây xanh và mặt nước.

Posted Image Không gian xanh của thành phố được phê duyệt Rà soát các công trình cao tầng

Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 số 1259 /QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy hoạch xây dựng các khu dân cư nông thôn, quy chế quản lý Quy hoạch kiến trúc… phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ chỉ đạo việc rà soát, quản lý các công trình cao tầng trên địa bàn thành phố theo điều kiện cụ thể của từng khu vực, phù hợp quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch được duyệt.

Dự kiến đến năm 2030, diện tích bình quân nhà ở khu vực đô thị tối thiểu là 30m2 sàn sử dụng/người và nhà ở nông thôn tối thiểu là 25m2 sàn sử dụng/người. Khu vực nội đô sẽ bị kiểm soát về mật độ xây dựng và tầng cao, bổ sung thêm các chức năng công cộng, cây xanh và hạ tầng kĩ thuật. Kiểm soát quy hoạch và kiến trúc đối với nhà ở dân tự xây.

Mở rộng giới hạn khu nội đô

Khu vực nội đô trong Bản Quy hoạch mới được mở rộng thêm khái niệm và cả giới hạn:

Khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2 là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội. Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của khu phố cổ, khu phố cũ, Hồ Gươm, Thành cổ… Điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài.

Tại đây, sẽ hạn chế phát triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học, giảm từ 1,2 triệu người xuống khoảng 0,8 triệu người.

Khu nội đô mở rộng giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ, là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại.

Khu mở rộng phía nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4) gồm chuỗi các khu đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Đây là khu vực phát triển dân cư mới đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của vùng, quốc gia.

Khu mở rộng phía bắc sông Hồng, nam sông Cà Lồ gồm 3 khu chính: Khu đô thị Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên (phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5 và quốc lộ 1); khu đô thị Đông Anh (phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì; hình thành khu thể thao mới thành phố Hà Nội và của quốc gia, trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội và vui chơi giải trí của thành phố); khu đô thị Mê Linh - Đông Anh (phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh).

Khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây - Cổ Loa.

  • Thu Lý
Posted ImageNgày  26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 .

Share this post


Link to post
Share on other sites