Posted 11 Tháng 5, 2010 Trục Thăng Long: Rồng bay hay Rồng nằm thẳng? Tác giả: Trần Huy Ánh Bài đã được xuất bản: 11/05/2010 Trong triển lãm quy hoạch chung Hà Nội, trục Thăng Long luôn đông người xem. Trên báo chí cũng nhiều ý kiến. Đã có kiến trúc sư cho biết một trong những ý tưởng hình thành lấy hình mẫu đại lộ Champs Elysées, trục đường làm nổi danh Paris. Tuy vậy, có không ít nghi ngại từ nhiều phía. Từ lối đi dạo trên cánh đồng thành đại lộ trứ danh Năm 1616, trên cánh đồng ngoài tường thành Paris, hoàng hậu Marie de Médicis mở một con đường trồng cây hai bên để đi dạo. Năm 1724, đại lộ kéo dài tới vị trí Quảng trường Étoile. Năm 1763, Quảng trường Concorde ở đầu đại lộ được khánh thành. Năm 1806, Napoléon Bonaparte dựng Khải Hoàn Môn ở Étoile. Ảnh trái: Trục Champs - Elysées xuất phát từ Louvre đến Étoile dài 2 km, nối tiếp 4 km tới La Défense Ảnh phải: Ảnh chụp từ đỉnh tháp La Conncorde xuyên qua biểu tượng của Paris lịch sử (Khải Hoàn Môn) để vươn tới tương lai với biểu tượng Grand Arche - Quảng trường trung tâm La Défense Năm 1858, Haussmann tiến hành cải tạo lớn Paris, các thảm cỏ và hai hàng cây hai bên được trồng mới. Cuối đại lộ, Quảng trường Étoile cũng được quy hoạch lại, chiều dài gần 2 km. Đầu thế kỷ 20, nơi đây trưng bầy các sản phẩm công nghiệp mới: Đường tầu điện ngầm, xe hơi, rạp chiếu phim... Ảnh trái: Paris đầu thế kỷ 17: Nhà thờ Đức Bà vươn cao trên đảo, sông Sein chảy hai bên Ảnh phải: Công việc mở đường trong những năm 1852-1855: Haussmann cải tạo lớn Paris Năm 1932-1939, quy hoạch vùng Paris định ra giới hạn để kéo dài gấp đôi ra ngoại ô La Défense, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh vào thập kỷ 60, thời tỉnh trưởng Paul Delouvrier. Năm 1980, sơ đồ vùng Paris được xem xét lại, xuất hiện các công trình đô thị hiện đại quy mô lớn ở đoạn cuối trục đường, xuyên qua đại lộ Charlle de Gaule và Grande Armée tới La Défense. Thời mà tổng thống Miterrand dạt dào cảm xúc, muốn là "một KTS hay là ông hoàng dạo bước trên đường phố". Cuối thế kỷ 20, trục đường được đầu tư hàng trăm triệu Franc để ngầm hoá bãi đỗ xe, lát đá granit xám. Cho tới nay, nó không ngừng được chăm chút tô điểm mỗi ngày. Từ một lối di dạo trên cánh đồng trở thành đại lộ trứ danh của Kinh đô Ánh sáng - Thủ đô quốc gia giàu có, xây dựng bởi các chuyên gia quy hoạch đô thị lừng danh - Con đường đã đi qua lịch sử 4 thế kỷ như vậy. Hà Nội : Xưa và nay Đồng thời với hoạt động hiện đại hoá đô thị Paris, tại Hà Nội, các KTS quy hoạch tài hoa đến từ nước Pháp cũng tiến hành các dự án mở rộng thành phố. Các trục đường lớn được vạch ra, giao cắt với nhau tạo thành những cánh sao- quảng trường - Étoile (tiếng Pháp nghĩa là ngôi sao). Nghiên cứu đầu tiên năm 1923, sau 20 năm bản kế hoạch công phu hoàn thành (1943). Ảnh trái: Quy hoạch Hà Nội năm 1943 với các quảng trường cánh sao, góc phải chú thích vùng dự trữ đặc biệt Ảnh phải: Quảng trường Đấu xảo năm 1923, đã bị ném bom 1944, nay là vị trí Cung Hữu nghị Tuy vậy, các thủ tục chuẩn bị đất đai mới thực sự quan trọng. Chính vì vậy Bản đồ Quỹ dự trữ đất đặc biệt được công bố "Délegation Speciale". Thành phố uỷ thác cho Công ty Địa ốc tiến hành các thủ tục trưng mua đất nằm trong ranh giới Quỹ đặc biệt, lúc ấy thuộc tỉnh Hà Đông, kinh phí vay Ngân hàng Địa ốc. Diện tích rộng gấp đôi nội thành cũ (28 km2/12 km2). Có đất, đường phố xây dựng theo tiêu chuẩn chặt chẽ về thẩm mỹ, kỹ thuật, vệ sinh ngang với Châu Âu đương thời. Nhà đất được bán thu hồi vốn trả lại cho Ngân hàng Địa ốc dưới nhiều hình thức: Bán lô đất có hạ tầng, bán nhà xây sẵn, trực tiếp, trả dần, cho thuê dài hạn, ngắn hạn...Tất cả vận hành trơn chu tại một đầu mối duy nhất, trực tiếp từ toà thị chính. Các sở kiến trúc quy hoạch, địa chính, vệ sinh, thuế...bộ máy gọn nhẹ hoạt động hiệu quả. Tham nhũng, hối lộ rất ít vì công chức sợ mất việc, mất luôn tiền bảo lãnh trách nhiệm và sợ...mang tiếng, xấu hổ. Nửa đầu thế kỷ 20 đi qua phố cổ, phố cũ nhà cửa ngăn nắp, cống rãnh tươm tất, cây cối thẳng hàng cứ thế hình thành- nhà ra nhà, phố ra phố. Giờ đây khu vực là hồn cốt của Hà Nội, nó đang được khoanh vùng để được gọi là di sản, có điều mỗi ngày nó tàn tạ đi một ít mặc cho sáng kiến bảo tồn mỗi ngày một nhiều. Con đường nào làm rạng danh Thành phố Theo niềm tin tâm linh, Rồng nằm thẳng duỗi ra là Rồng ốm, có lẽ vậy nên dư luận xã hội có nhiều người lo ngại. Ở triển lãm quy hoạch mới đây, thì trục Rồng đang quẫy mạnh. Nhiều người mắt dán vào bản vẽ, mồm gọi điện thoại cho người nhà xuống, lo tiền mua đất nơi Rồng vẽ chạy qua. Có vị bực lắm vì Rồng cắt vào dự án bất động sản dở dang. Tại đây có hai chỗ rất hay. Một là vùng đất dự trữ Trung tâm hành chính Quốc gia (TTHCQG), diện tích đến cả ngàn hec -ta ở sườn Đông Ba Vì. Hai là phối cảnh trục từ sông Nhuệ đến vành đai 4 rất giống Champs Elisee: Cây xanh dày đặc, diện tích đất công cộng mấy trăm hec- ta. Hà Nội nên chăng khẩn trương trưng mua hơn 1.000 hec- ta này làm Quỹ đất dự trữ đặc biệt, ra quy chế bảo vệ tài sản công cộng - giống như "Délegation Speciale " của Hà Nội xưa. Triển lãm quy hoạch chung Hà Nội tại Vân Hồ, từ 21/4 đến 1/5/2010. Đông đảo cư dân Hà Nội đến xem, đặc biệt quan tâm đến Trục Thăng Long (Ảnh: KTS Lê Việt Sơn, chụp 24/4/2010) Các đô thị văn minh trên toàn thế giới đều làm vậy, đơn giản là chỉ có thể xây theo quy hoạch khi chủ động quỹ đất. Thủ tục này pháp điển hoá là " Kế hoạch chiếm giữ đất đai - Plan d'Occupation dis Sols- POS". Chỉ riêng hai vùng POS này là đủ lý do để ủng hộ Trục Thăng Long. Có điều Trục Thăng Long nên kết thúc tại nút giao cắt với vành đai 4. Đoạn từ vành đai 4 vượt qua hồ Đồng Mô để sang khu dự kiến TTHC, tốt nhất là cứ chấm gạch để đó cho đến 2050 hãy bàn. Khu vực hướng tuyến đi qua vành đai xanh hay hành lang xanh thì 2 nơi này, cần cấm xây dựng. Đất đai ở đây thuộc vùng "Can thiệp đất đai - Zones d'Intervention Foncière - ZIF", ưu tiên quyền trưng mua của thành phố, để tích tụ ruộng đất phục vụ mầu xanh đô thị. Đường vượt qua vành đai Xanh hay hành lang Xanh thì đặt trên cao, ở dưới vùng Xanh cần được bảo tồn- ngăn chặn cái bệnh "bám đường". Nó còn là không gian thoát nước nhanh cho lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy- khác hẳn đường Láng Hoà Lạc đắp cao thành con đê ngăn nước, kéo dài úng ngập Hà Nội cuối năm 2008. Đường lên cao xuống thấp, uốn lượn như Rồng bay, tạo nên cái Trục Champs de Thăng Long. Ảnh trên: Trục Thăng Long, đoạn 1, khuyến nghị làm đường trên cao qua vành đai Xanh hai bờ sông Nhuệ Ảnh dưới: Hình phối cảnh mở rộng đoạn trục 350m có rất nhiều cây xanh và không gian công cộng Thành phố cần thông báo rõ phân kỳ đầu tư, cách tiếp cận đất đai theo quy hoạch sẽ giảm thiểu những đầu cơ lãng phí và giúp xã hội phát triển có trật tự...Có con đường chạy dài mang theo rắc rối mệt mỏi, có con đường dừng lại ở chỗ hợp lý, đem lại niềm vui, nâng cao đời sống cho cả cộng đồng. Đường vẽ ra bởi người người tài hoa, làm ra bởi người công tâm, vì lợi ích chung - làm cho thành phố xanh sạch, thuận hoà, ngay ngắn, thịnh vượng thì đường ấy sẽ làm rạng danh thành phố. Đoạn cuối với khu đất dự trữ TTHCQG. Khuyến nghị đoạn qua hành lang Xanh đến năm 2050 mới thi công (lúc đó TTHCQG mới nghiên cứu) và làm đường trên cao (đánh dấu vòng màu xanh) *Bài viết sử dụng tư liệu: L'urbanisme - Pierre Merlin, GS ĐHTH Paris và Trường Cầu đường Quốc gia- Chủ tịch Viện QHĐT Pháp -NXB Thế giới1993. Ảnh nguồn Hanoidata 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 5, 2010 Đồ án quy hoạch Hà Nội vội vàng và cảm tính * TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ quan điểm về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ bất đắc chí, quay lưng với thời cuộc. Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không còn năng động, rất nguy hiểm. Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được Thường vụ Quốc hội xem xét vào sáng nay. Ngay sau khi đồ án được đưa ra lấy ý kiến đông đảo quần chúng nhân dân, đã có những ý kiến băn khoăn, thắc mắc, những ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, nhà khoa học… Về trình tự thực hiện, quy hoạch chung mới chỉ là định hướng. Nếu quy hoạch chung được duyệt mới bước sang giai đoạn quy hoạch chi tiết. Sau quy hoạch chi tiết mới triển khai đến thiết kế đô thị và lập các dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể, từ đó mới khái toán được giá thành. Phải căn cứ vào suất đầu tư xây dựng của từng loại công trình mới ra được giá thành và sơ bộ kế hoạch thi công xây dựng. Cuối cùng mới tính toán giá thành và mới lập kế hoạch thi công. Vậy mà quy hoạch chung đang lập hiện gần như chấp nhận lại các đồ án quy hoạch chi tiết đã được thẩm định sơ sài, phê duyệt vội vã trong những năm 2006–2008, chủ yếu bám theo sông Nhuệ, trên các địa bàn Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Từ Liêm..., rồi đưa ra biện hộ rằng đây là nơi “hình thành các nêm xanh”. Thực ra không có một ý tưởng nào ngoài việc hợp thức hóa những sản phẩm vội vàng ấy. Trong thời gian qua, không chỉ có các nhà khoa học, giới truyền thông mà đông đảo nhân dân cả nước hết sức quan tâm tới triển lãm giới thiệu Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội trong đó có những ý kiến trái chiều về “trục tâm linh”. Đó là mối quan tâm rất chính đáng và cần phải suy nghĩ một cách thực sự nghiêm túc. Thế nào là trục tâm linh? Và căn cứ vào đâu để cho đó là trục tâm linh? Các nhà tư vấn đã ai xem đến những cuốn sách về địa lý phong thủy của Cao Biền và Tả Ao đang tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi chúng tôi công tác? Nếu ai chưa nắm chắc về huyệt và huyệt đạo thì không thể nói được gì về trục tâm linh cả. Thế nhưng rất lạ là trên bản đồ vệ tinh đã vẽ “trục tâm linh” đi từ dốc chợ Bưởi, xuyên qua Làng văn hóa các dân tộc, vượt qua hồ Đồng Mô. Và người ta cũng bắt đầu nói rất nhiều đến khái niệm “trục tâm linh”. Và sự thật là nó đã tạo ra một cơn sốt bất động sản ghê gớm dọc theo chiều dài 30 km này. Phải chăng người ta dụng ý dùng ba chữ “trục tâm linh” để gây xáo trộn thị trường bất động sản? Hà Nội sẽ làm trục đường nối trung tâm với Ba Vì Gần đây cách gọi để thuyết minh về trục này đã “uyển chuyển” hơn bằng cách gọi là trục giao thông, hay trục văn hóa. Theo tôi, việc này đã có con đường Láng – Hòa Lạc và quốc lộ 32, đang được hoàn thiện và mở rộng. Còn nói đây là trục văn hóa, được hiểu như là để kết nối các vùng, các điểm văn hóa thì tôi cho rằng là rất không thuyết phục. Đã có những điểm nào được kết nối xung quanh trục này ở hai bên đường, tiêu chí nào để xác định các điểm đó? Chưa kể nó sẽ đi xuyên qua các làng mạc, các di tích cổ, điều này đã phá vỡ cảnh quan văn hóa làng Xứ Đoài! Người dân thủ đô rất quan tâm tới quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà. Bộ Xây dựng đã công bố kết quả thăm dò ý kiến nhân dân về đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội trong đó hai vấn đề có tỷ lệ đồng thuận thấp nhất trong rất nhiều vấn đề của đồ án, là vị trí Trung tâm hành chính quốc gia (69,4 %) và trục Thăng Long (76,5 %). Có thể thấy rõ ba nguyên nhân. Thứ nhất, về góc độ kinh tế. Trước hết, phải làm rõ Trung tâm hành chính quốc gia sẽ gồm những gì, trong khi Nhà Quốc hội ở Ba Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đang ở Mỹ Đình? Rất nhiều cơ quan cấp bộ như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng…đã được cấp đất và đã hoặc đang chuẩn bị xây dựng, chuẩn bị hoàn thành. Những công trình trụ sở lớn, giá trị hàng trăm tỷ đồng ở nội thành mà chỉ để dùng trong vòng 20 năm ư? Chẳng lẽ một đơn vị nào đó sau khi giải quyết toàn bộ những thủ tục ở khu vực nội thành hiện nay sau đó lại phải đi hàng chục cây số lên Ba Vì để xin một con dấu? Có phải là vô cùng lãng phí không? Thứ hai là vấn đề quy hoạch. Quy hoạch phải giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, trước khi đi vào chi tiết. Ai sẽ giải quyết các vấn đề, trong đó có việc đền bù của các dự án cũ đã được đưa ra và phê duyệt vội vã khoảng năm 2007- 2008 vừa rồi mà tôi vừa nói? Thứ ba, chúng ta thấy rằng đặt Trung tâm Hành chính quốc gia ở Ba Vì là không còn “tựa núi, nhìn sông” nữa mà là “chui vào núi rời xa sông”, về phong thủy rất kém. Chân núi Ba Vì không phải là địa điểm tụ khí. Sau 1000 năm định đô, con cháu cần khẳng định lại giá trị của vị trí trung tâm mà tiền nhân đã định vị và tiếp tục bồi đắp, tiếp nối giá trị ấy bằng một việc trong tầm tay là mở rộng thêm vị trí trung tâm ấy sang khu vực Tây Hồ Tây, giống như tôn lên cái Nhân - Lõi - Linh hồn 1000 năm để lại, thì mới là phải đạo, chưa nói đến các thực tế khác về quy hoạch, kinh tế. Theo đồ án quy hoạch vừa đưa ra trưng cầu dân ý thì Trung tâm Hành chính quốc gia sẽ đặt tại chân núi Ba Vì (Tản Viên Sơn). Chúng ta đều biết, xứ Đoài là vùng đất phía Bắc của tỉnh Hà Tây cũ, là nơi có địa thế kẹp giữa hai dãy núi Tam Đảo và Tản Viên. Bị bao vây bởi sông Hồng và hai dãy núi nên đây là vùng đất tương đối biệt lập và khép kín, ít có giao lưu. Do tính chất địa lý, lịch sử đó nên nơi đây đã hình thành nên những làng mạc khép kín, do đó lưu giữ được tương đối toàn vẹn những nét văn hóa Việt cổ (Việt - Mường) và bảo tồn cảnh quan văn hóa xứ Đoài như đền chùa đình miếu và các nhà ở dân gian. Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, bất đắc chí, bất lực và quay lưng với thời cuộc. Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không còn năng động, không còn linh hoạt… thì rất nguy hiểm(!). TS. Nguyễn Xuân Diện 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2010 BÀN RÕ HƠN VỀ VIỆC KHÔNG NÊN ĐẶT TTHCQG Ở SÁT CHÂN NÚI BA VÌ Trong Phong thủy nói chung đều thừa nhận "Âm thì nhô cao, Dương trũng thấp". Ấy là chính cổ thư chữ Hán ghi nhận như vậy. Sự phục hồi nhân danh khoa học của Phong Thủy Lạc Việt đã chứng minh rất rõ điều này. Trong một bài viết ngắn - do kết luận giống nhau - chúng tôi không thể lặp lại sự minh chứng quá phức tạp này. Nhưng trên cơ sở "Âm nhô cao, Dương trũng thấp", chúng tôi xét về mối tương quan giữa vị trí Hoàng thành Thăng Long từ hàng ngàn năm trước với dãy núi Ba Vì và sông Hồng. Ở vị trí Hoàng Thành Thăng Long sát sông Hồng từ hàng ngàn năm trước, các phong thủy gia tiền nhân Việt vẫn xác định Ba Vì chính là điểm "Sơn" tựa của Hoàng Thành và sông Hồng chính là minh đường tụ thủy. Hay nói rõ hơn: Không phải vì khoảng cách xa hàng trăm cây số của Hoàng thành Thăng Long hơn 1000 năm trước mà dãy Ba Vì không được coi là sơn tọa của hoàng thành. Điều này các thế hệ phong thủy gia cho đến nay đều thừa nhận. Vậy thì tại sao các bậc tiền nhân lại không đưa hoàng thành vào sát chân núi Ba Vì như ngày nay để có thể tựa sơn thêm phần chắc chắn, mà lại để cách xa như vậy? Điều này, bài viết của anh Tom_XP trong topic này đã phân tích và lý giải. Thế đất tọa núi, nhìn sông không đổi. Sát núi quá "Âm thịnh, Dương suy". Xa núi quá "Dương thịnh, Âm suy". "Âm thắng Dương tắc loạn"; "Dương thắng Âm tắc bế". Hình thể đã có, nhưng khi Dương khí mới tụ, việc đặt Hoàng Thành Thăng Long ở sát sông Hồng hoàn toàn hợp lý. Vậy thì sau hàng ngàn năm trôi qua, Dương khí ngày càng thịnh, Âm khí lui dần về phía dãy Ba Vì. Vậy việc lựa chọn một TTHCQG phải là nơi cân bằng Âm Dương trên thế đất này. Đó chính là trung tâm của cuộc đất có thế núi chầu sông tụ này, mà anh Tom_XP đã đề xuất với sự thống nhất của chúng tôi: Chính là vùng Quốc Oai của Sơn Tây. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2010 Một vài thông tin lượm lặt trong quá trình công tác : - Bác T. ở Viện QH mới lên chức là người trong đầu luôn thường trực khái niệm " trục", lí do xuất hiện cái trục TL là từ người này!!! Bác này hồi trẻ có nhiều việc kiếm cơm mà ai biết đều có thể gọi là dân "thi công cai thầu" khá rắn. - Có nhiều thông tin chi tiết trong QH Hà nội lần này bà con dân chúng xem mà do lí do chuyên môn nghề nghiệp không có nên không nhận ra. Một trong những trò hài hước nhất là cái vành đai xanh, ý thì tốt nhưng làm thì,cụ thể tính luôn cả diện tích trồng rau thành diện tích cây xanh, không biết việc này đã được sửa đổi chưa?!! - Địa chất thủy văn nước ngầm khu Quốc Oai hiện tại rất bi đát, trữ lượng nhỏ và sâu, sông Đáy sắp thành ao chuôm, khả năng bồi lấp là rất lớn. Ý tưởng dòng sông du lịch nghe hơi làm trò, có khi là để thổi mấy cái dự án đón đầu cũng nên!!! - Dọc theo 2 bờ sông này, các hecta đất nông nghiệp, đất thuê 50 năm của các nông trường ngày xưa đang ồ ạt vào tay các cá nhân, quan chức, tổ chức làm dự án hoặc đầu cơ...nước dùng canh tác gần như hết nhu cầu mặc dù hiện tại vẫn đa số trồng ngô hoa màu các loại. Dám khẳng định 100%, tính từ tim đường Láng Hòa Lạc sang hai bên 1km, đất đã có chủ, tất!!!! - Đứng về khía cạnh phong thủy MrPlkaR chịu, nhưng thiết nghĩ, với những ai làm phong thủy nên đọc, tự học về kiến trúc quy hoạch để tiếp nhận các thông tin về chuyên môn, hiểu các chỉ số liên quan đến cuộc sống dân cư,...Hiểu thông tin khoa học, kết hợp sự phân tích của môn phong thủy, các kiến nghị mới có trọng lượng tạo sự chú ý cho cac nhà chuyên môn, chức trách. Phân tích đa chiều bao giờ cũng cho kết quả tốt đẹp hơn. Mong các bậc cao nhân cân nhắc, phân tích có tính khoa học, tỉ mỉ chi tiết hơn nữa. Các thông tin này vui lòng xem như đọc cho vui tin vỉa hè các bác nhé, em sợ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2010 Thêm một ý kiến của KTS Phác Nguyên được đăng ngày 18/5/2010 tại Tuanvietnamnet.vn Hậu thế hiểu sai Chiếu dời đô nên định đô sai? Tiếp tục bàn chuyện chọn đất định đô của ông cha xưa, KTS Phác Nguyên cho rằng, có tình trạng hiểu nhầm lý do chọn địa điểm trong "Chiếu dời đô" của Đức Lý Thái Tổ, để rồi trên cơ sở đó suy diễn sẽ rất nguy hại. Hiện nay, đang có tình trạng hiểu nhầm lý do chọn địa điểm trong "Chiếu dời đô" của Đức Lý Thái Tổ, để rồi trên cơ sở đó suy diễn sẽ rất nguy hại. Vì vậy, chúng tôi thấy cần trao đổi, nói lại đôi điều. Xin dẫn lại: "Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi". "Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[8], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước". (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992) - Trích nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (đã đối chiếu với lần tái bản 2004); Hiện có bản lại dịch là: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". (Bản dịch của Đức Vân; in trong Tóm tắt lịch sử Triều Lý - Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh; Giấy phép xuất bản số 35/VHTT ngày 22/10/2001 của Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh) Đức Lý Thái Tổ. Ảnh: Petroconexgroup. Đây là một bản dịch sai, vì người dịch đã lấy nhịp văn làm trọng, bỏ qua nghĩa học thuật (xin bỏ qua việc bàn "Cuộn" và "Ngồi" không phải từ chỉ thế đất, thế đất hay dùng chữ "Chầu" và "Phục" ); Sai nhất là đoạn "tiện giang sơn hướng bối chi nghi" bị dịch thành "lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Thuật phong thủy thể hiện kỹ năng tìm các "cuộc đất" tốt cho việc xây cất nhà cửa, cung điện, công trình phục vụ người sống gọi là Dương Trạch; Các "cuộc đất" tốt cho việc chôn cất, thờ phụng người đã chết hoặc thế giới tâm linh, thánh thần gọi là Âm Trạch; Âm Trạch tốt mà dùng làm nơi xây cất nhà cửa, cung điện thì tai họa và ngược lại Dương Trạch tốt mà dùng xây lăng mộ, đền đài cũng sẽ không yên (xấu); Thường, Âm Trạch ở những khu vực cao (đồi núi); Dương Trạch ở vùng thấp (đồng bằng, thung lũng); Dương Trạch tốt thường là nơi có gò cao ở vùng đất thấp; Âm Trạch tốt là nơi có địa hình bằng phẳng (hõm) ở vùng núi, đồi; Câu: "tiện nghi núi sông sau trước" (sau, trước mô tả núi sông ở xa - tức vùng đất đồng bằng rộng mênh mông) gắn với câu "Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa" (tức chỉ địa thế vùng Núi Nùng - gò cao) "sáng sủa" tức Dương Trạch - Đất bằng rộng mênh mông mới có thể xây dựng đô thị hàng đầu đất nước (có thể xoay nhà nhiều hướng) - Một "cuộc đất" hiếm có để định đô; Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Khi dịch thành "lại tiện hướng nhìn sông dựa núi (ỷ dốc - tức núi gần áp sát) là nói về một khu đất hẹp sát núi (chân hoặc sườn núi) tức Âm Trạch - thường dùng để xây cất lăng mộ, đền, miếu, chùa chiền - có thể là một công trình hoặc một nhóm công trình - ngược hoàn toàn với nội dung gốc của "Chiếu dời đô"; Nếu hiểu theo nghĩa này để chọn đất để làm nơi ở đã sai chưa nói đến chọn nơi định đô; Mặt khác, gượng ép, chọn thế áp núi, các ngôi nhà chỉ phù hợp với một hướng (tuổi) của chủ nhân (một thời); Không có cho thời sau, nói chi đến bàn dân trăm họ; Một nơi thế đất chỉ cho phép các ngôi nhà quay về một hướng "nhìn sông dựa núi" không thể là đô thị quần cư; làm cung điện, ngay cả làm thành quách (với an ninh, quốc phòng) cũng ở "thế cùng rồi" hay "thế của quả nhân"; Thủ đô không phải cho một nhà (dù là Nhà - viết hoa), Thủ đô thuộc mọi nhà và mọi nhà không thể dựa vào một núi (dù núi to đến mấy); Thủ đô không phải là một ngôi đền dù ngôi đền đó có linh thiêng; Tìm cuộc đất cho cho Thủ đô (tức nơi đặt Triều đình - xưa kia và Chính phủ - ngày nay) chắc rằng phải cẩn trọng nghĩ đến nhiều điều hơn thế nữa để tránh sai lầm gây hậu họa cho đất nước; càng không thể hồ đồ tin theo một bản dịch sai; Đơn giản, đã ở "ở giữa khu vực trời đất " và "chính giữa nam bắc đông tây" thì không thể chỉ "nhìn sông"; mà "tụ hội quan yếu của bốn phương" lại càng không thể " dựa núi"; Chúng tôi không hiểu nhiều về Thuật phong thủy, không dám lạm bàn. Chỉ trộm nghĩ, trong hai nhà (Nhà Hồ và Nhà Mạc) có bị hiểu sai thế này không (hay bị loạn thần xúi bẩy) mà chọn nơi đóng đô vào Âm Trạch (Tìm nơi ỷ dốc, dựa lưng - tức tìm nơi cát cứ - thế thủ cho riêng mình) để đến nỗi vận số ngắn ngủi, bị người đời sau chê cười; Và, Nhà Nguyễn có phải nghĩ về dòng họ quá nhiều không mà chọn "cuộc đất" lẫn lộn Âm Dương (Kinh thành Huế - cùng thế đất với hệ thống Lăng mộ dày đặc), câu nệ thế núi sông (Kinh thành theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) khiến cho lại thêm một lần dân tộc thành vong quốc nô, đất nước thành nhược tiểu quốc; "lại tiện hướng nhìn sông dựa núi"; Hình như, đã có ai đó, giờ đây đang dùng cách hiểu này để tư vấn cho Chính phủ chọn nơi đặt chỗ cho Trung tâm Hành chính quốc gia - Nghĩ đến đây, chợt rùng mình, một cơn gió thẳng hướng tây, phía sau, ào ào tới, mang theo khí lạnh ngàn năm - chắc Thần Tản Viên nhắc nhở. Thành Cổ Loa- cuộc đất với thế thủ đơn độc -Thành nhà Hồ- điển hình cho cuộc đất "nhìn sông dựa núi" Kinh đô Hoa Lư với vị thế cuộc đất "nhìn sông dựa núi", giãn cách thâm nhập (thời chiến) đương nhiên cũng sẽ ngăn cản sự quy tụ, phát triển (thời bình), Kinh thành Huế- "cuộc đất" lẫn lộn Âm Dương- cùng thế đất với hệ thống Lăng mộ dày đặc. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2010 Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Nhân có thêm tư liệu, tôi minh họa rõ hơn thế đất ở sát chân núi Ba Vì và so sánh với: Thành Cổ Loa, Hoa Lư, Thành nhà Hồ và Huế: Vị trí dự kiến xây dựng TTHCQG tại sát chân núi Ba Vì. Qua sự so sánh trên thực tế này và lịch sử đã thể hiện. Chúng ta nhận thấy tính chất tiểu khí của các khu vực trên. Bởi vậy, tôi có ý kiến cho rằng: Khu sát chân núi Ba Vì chỉ nên dùng làm việc nhỏ như: Lăng mộ, tru sở khu vực hành chính cấp quận, khu Du lịch với nhiều khách sạn....và không xứng đáng với tầm cỡ quốc gia. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2010 Xem 'cò' đất Quốc Oai vẽ Quy hoạch Hà Nội Cập nhật lúc 07:28, Thứ Sáu, 14/05/2010 (GMT+7) , - Thông tin về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội 2030 - 2050 đã khiến cho những cò đất "mới nổi" tại huyện Quốc Oai phất lên nhanh chóng. Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều người nông dân đã bỏ nghề ruộng đồng, gà vịt để chuyển sang nghề buôn đất. Và chưa ở nơi đâu, người ta lại có thể chứng kiến cảnh những người nông dân này thông thaọ quy hoạch Hà Nội như ở nơi đây. Bài 1: Đi chợ đất "dã chiến" giữa trung tâm Hà Nội "mới" Bài 2: "Đất bèo" Ba Vì lên đời đất vàng, muốn mua phải... cướp Bài 3: "Cò" đất mọc như nấm, giá đất ven đô tăng rầm rầm Thông tin về Quy hoạch Hà Nội 2030 – 2050 lan ra nhanh chóng sau khi Hà Nội có cuộc triển lãm tham khảo ý kiến người dân những ngày cuối tháng 4/2010 vừa qua khiến người dân đua nhau về các vùng đô thị vệ tinh, vùng lân cận sắp có dự án để đầu tư đất đã làm cho những người nông dân tại các vùng quê yên ả bị xáo trộn trong cơn lốc “bán đất đổi đời”. Con đường làng nhỏ bé ồn ã hơn vì những chiếc xe ô tô đắt tiền từ trung tâm HN chạy về tìm mua đất. Đất tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội nhanh chóng bị xẻ gọn, cắt miếng để bán dần. Và những người nông dân nhanh chóng biến thành cò đất thực thụ. Người nông dân này thậm chí có thể kể vanh vách các dự án sẽ về thôn làng của anh, thậm chí diễn đạt cả trên bản vẽ tay. Hết vẽ lên giấy, "cò đất" tên Trung tiếp tục thuyết phục chúng tôi mua đất bằng cách dùng gạch vỡ vẽ thông tin quy hoạch, dự án lên nền cổng của ngôi nhà mà anh ta giới thiệu đang cần bán. Thời đại của công nghệ điện thoại di động cũng khiến cho những cò đất mới nổi như người tên Trung này làm việc đơn giản và hiệu quả hơn. Trên con đường dẫn chúng tôi đi tìm đất, hàng chục cuộc điện thoại đựơc cò Trung gọi đi để môi giới. Mảnh đất này đang đựơc 2 cò đất rao bán với giá 600 triệu/250m2. Người chủ nhà đi vắng, chỉ có vợ con ở nhà nên trao trọn vẹn niềm tin cho cò đất với hi vọng, bán đựơc đất là sẽ đổi đời, sẽ xây đựơc nhà mới cao rộng như căn nhà hàng xóm mới dựng lên. Và những anh nông dân chuyển nghề môi giới này rõ rang đã khá thành thạo với công việc đó. Thế mới hay, Thông tin về Quy hoạch Hà Nội được người dân đón chờ và mong ngóng thế nào. Bởi đô thị vệ tinh ở đâu, khu hành chính mới sẽ mọc lên ở chỗ nào, có vào thôn xóm của mình không, đối với người dân hết sức quan trọng. Người ở trung tâm Thành phố thì đua nhau về đầu tư đất. Còn những người nông dân chân lấm tay bùn thì vội vã túm lấy cơ hội để có thể bán đất hoặc làm cò đất đổi đời. Nhóm PV Điều tra 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2010 Hết đất rồi nên phải dời TT hành chính lên Ba Vì? Cập nhật lúc 05:46, Thứ Sáu, 04/06/2010 (GMT+7), - Thảo luận tổ về đồ án quy hoạch chung Hà Nội chiều 3/6, hai điểm nhấn - Trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long - đều vấp phải những phản biện mạnh mẽ. Theo các ĐB, còn nhiều vấn đề cấp thiết, gây bức xúc của Thủ đô như ách tắc giao thông, ngập úng, môi trường ô nhiễm, nhà siêu mỏng siêu méo... chưa được giải quyết rốt ráo trong đồ án này. Không thiếu những ĐB đặt vấn đề thẳng: Phải chăng đằng sau hai điểm nhấn này là lợi ích liên quan đến bất động sản? Ý tưởng của những người buôn đất? Ý tưởng chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì, dù Chính phủ đã giải trình đó là quỹ đất dự trữ cho tầm nhìn 2050, vẫn không thuyết phục được các ĐBQH. "Tôi cảm thấy có gì đó mang tính tự phát", Chủ nhiệm VP Quốc hội Trần Đình Đàn băn khoăn. Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn "cảm thấy có gì đó mang tính tự phát". Đa số phát biểu đều khẳng định không thể tách rời Trung tâm hành chính với Trung tâm chính trị: "Tư duy này là một sai lầm về mặt quan điểm và phương pháp luận. Trong này viện cớ một vài nước nhưng chỉ ra mỗi Malaysia, chứ thế giới phổ biến không làm thế", Phó Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách QH Trịnh Huy Quách (ĐB Bắc Kạn) chất vấn. Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM Trần Du Lịch đặt câu hỏi "có phải vì phía Bắc Hà Nội có Ciputra, phía Tây thì Hàn Quốc đã thuê, chúng ta hết đất rồi nên bây giờ lên Ba Vì không?". ĐB Trần Đình Long (Đắk Lắk) thẳng thắn nêu nghi vấn: "Phải chăng quy hoạch này nằm trong ý tưởng của những người đã mua đất đai và khoanh vùng ở Ba Vì rồi, muốn cho giá đất tăng lên vùn vụt, nên mới tìm mọi cách đưa các bộ lên Ba Vì?”. Ông Long đề nghị phải làm rõ trách nhiệm và các ý đồ đằng sau việc này. ĐB Trần Du Lịch: "Có phải vì phía Bắc Hà Nội có Ciputra, phía Tây thì Hàn Quốc đã thuê, chúng ta hết đất rồi nên bây giờ lên Ba Vì?". Cũng như ông Quách, ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đưa ra một nhận xét tương tự, chỉ mới công bố quy hoạch mà giá đất đã tăng vù vù, tăng một cách vô tội vạ, không quản lý được. Ông Quách xót xa: "Tại sao không dự trữ đất mà công bố đó sẽ là khu hành chính, khiến dân đoán già đoán non viển vông bán sạch đất rồi". Chưa thấy lợi ích quốc gia Ý tưởng trục Thăng Long cũng vấp phải những câu hỏi rất "thực tế" của các ĐBQH. Rất nhiều ý kiến đồng tình với ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn)"một bên là đường 32 đã được cải tạo tốt, một bên Láng - Hoà Lạc khá thênh thang thì liệu xây trục có cần?". ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) còn chỉ rõ tính thiếu hợp lý của cách giải thích sử dụng “quỹ đất” như đất dọc trục Thăng Long đã thành dự án hết rồi, thiết kế bán nhà biệt thự, nhà vườn, khu chung cư cả rồi. Đưa ra thông tin bất động sản chỉ làm sôi động dọc trục Thăng Long, trong khi Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn vẫn "êm dịu". "Dường như nhiều ý tưởng được đưa vào quy hoạch này để hợp thức hóa những dự án đã cấp phép, đặc biệt là trục Thăng Long được mô tả rất nhiều, có gì đó không bình thường", bà Loan thẳng thắn. ĐB Nguyễn Minh Thuyết thì tập trung phân tích việc làm sao để huy động được sức của các nhà đầu tư, của dân cho dự án này. Ông nhắc lại đề xuất của Bộ trưởng Xây dựng khi giải phóng mặt bằng thì giải phóng rộng thêm ra hai bên đường, cho đấu giá, xây những ngôi nhà đẹp, lấy tiền đó bù vào tiền giải phóng mặt bằng đường, không phải bỏ tiền nhà nước, mà còn lãi, nhưng đến nay vẫn không làm. "Phải chăng những người quyết định quy hoạch này đã biết trước dự án, có chuyện mua bán đất ở hai bên đường. Thế nên việc ích nước lợi dân mà không làm", ông Thuyết nghi ngại. ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì băn khoăn phải chăng chúng ta cứ "canh me" kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nên cái gì có liên quan đến Hà Nội phải đưa vào làm hết trong năm nay? Ông Phong cũng đặt câu hỏi: Lợi ích quốc gia đạt được trong đồ án này là gì? "Mới đưa QH cho ý kiến thôi mà giá đất các nơi đã lên vùn vụt. Nó tạo thành dư luận rằng cái này là để giải quyết cái lợi ích nào đó chứ không phải lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu", ông Phong chất vấn. "Để phần" cho khóa sau quyết Rất nhiều ĐB đề nghị Thủ tướng không nên phê duyệt trong nhiệm kỳ này mà phải cân nhắc rất kỹ, nghiên cứu kỹ ý kiến cử tri, nhân dân nhiều vùng trên cả nước, các nhà khoa học để xây dựng đồ án hợp lý chứ không nên quyết trong nhiệm kỳ này. Như chia sẻ của ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), nhiệm kỳ này quá đặc biệt, chỉ trong 4 năm đã thông qua toàn những vấn đề lớn lao quan trọng của đất nước: thủy điện Lai Châu, mở rộng Hà Nội, điện hạt nhân, bây giờ là quy hoạch Hà Nội và rồi đường sắt cao tốc: "Chưa có thời gian để kiểm nghiệm lại xem về sau con cháu sẽ đánh giá thế nào về những quyết định này". ĐB Bùi Thị Bình (Hòa Bình) đề xuất luôn: "Nên để Quốc hội khóa sau bàn sẽ "chín" hơn. Quốc hội khóa này đã quyết nhiều vấn đề lớn rồi, để phần cho khóa sau nữa". "Từ đầu năm đến nay, giá đất tăng liên tục tại hầu hết các dự án phát triển khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở. Tăng mạnh nhất ở phía tây, các dự án khu vực quận Hà Đông có giá chuyển nhượng trong tháng 5 tăng trung bình 40% so với tháng 12/2009. Giá đất thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai đầu tháng 5 được chào bán 8 - 12 triệu đồng/m2. Xuất hiện tình trạng "làm giá", tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá lên cao, nhất là ở Thạch Thất, Ba Vì". Báo cáo tình hình thị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội của Chính phủ, được gửi đến QH sáng 2/6 Nhóm phóng viên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2010 Quy hoạch Hà Nội: Không có chuyện “dời đô”Không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi. Đó là khẳng định tại báo cáo bổ sung của Chính phủ về một số nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày trước Quốc hội sáng nay. Trước đó, và chiều 3/6, khi thảo luận tại tổ về đồ án, ý tưởng hình thành trục Thăng Long và chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì đã không thuyết phục được nhiều đại biểu. Ý kiến tại nhiều tổ cho rằng, việc đưa trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì trong khi trung tâm chính trị vẫn ở Ba Đình là “rất phi thực tế và lãng phí”. Không có chuyện “dời đô” Báo cáo bổ sung viết “phải hiểu rằng toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Do vậy “không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi”. “Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là trung tâm chính trị của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta”, báo cáo nhấn mạnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng giải thích, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội. Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Trong ý tưởng quy hoạch chung lần này Ba Vì “chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050”. Trụ sở các bộ ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu, báo cáo nêu rõ. Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ… phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. “ Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồ án quy hoạch chung”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Trục Thăng Long không phải là trục tâm linh Bên cạnh trung tâm hành chính quốc gia thì ý tưởng hình thành trục Thăng Long trong đồ án cũng khiến nhiều đại biểu băn khoăn. Báo cáo bổ sung của Chính phủ cho biết, trong quy hoạch chung có 5 trục giao thông mới được đề xuất song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, trong đó có một trục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối với khu vực nội đô với Hòa Lạc, tạm gọi là trục Thăng Long. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5 km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. "Một số ý kiến nêu trục Thăng Long là trục tâm linh hay trục hoàng đạo là không đúng với ý tưởng của đồ án", báo cáo viết. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Bộ trưởng cho rằng, trước mắt cần triển khai tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh các nội dung trên, báo cáo này cũng giải trình thêm các vấn đề về quá trình tổ chức thực hiện, dự báo phát triển và một số nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều tại Quốc hội. Sau khi nghe báo cáo bổ sung, Quốc hội sẽ dành toàn bộ thời gian còn lại để thảo luận tại hội trường về đồ án. (Nguồn: TBKT, 15/6) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2010 Trục Thăng Long không phải là trục tâm linh Bên cạnh trung tâm hành chính quốc gia thì ý tưởng hình thành trục Thăng Long trong đồ án cũng khiến nhiều đại biểu băn khoăn. Báo cáo bổ sung của Chính phủ cho biết, trong quy hoạch chung có 5 trục giao thông mới được đề xuất song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, trong đó có một trục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối với khu vực nội đô với Hòa Lạc, tạm gọi là trục Thăng Long. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5 km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. "Một số ý kiến nêu trục Thăng Long là trục tâm linh hay trục hoàng đạo là không đúng với ý tưởng của đồ án", báo cáo viết. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Bộ trưởng cho rằng, trước mắt cần triển khai tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh các nội dung trên, báo cáo này cũng giải trình thêm các vấn đề về quá trình tổ chức thực hiện, dự báo phát triển và một số nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều tại Quốc hội. Sau khi nghe báo cáo bổ sung, Quốc hội sẽ dành toàn bộ thời gian còn lại để thảo luận tại hội trường về đồ án. (Nguồn: TBKT, 15/6) Nhời bàn của Thiên SứTrước đây, rộ lên một cách diễn đạt một con đướng đại lộ lớn trong dự án chạy xuốt Hanoi là "Trục Tâm Linh", hay "Trục Hoàng Đạo". Cách gọi làm giới kiến trục ngơ ngác và hổng dám có ý kiến, vì nó nằm ngoài "chuyên môn". Nhưng giới phong thủy cũng ....ngớ ngẩn luôn. Vì trong các sách "Thánh hiền" để lại không có công trình kiến trúc đường lộ nào gọi là "Trục Tâm Linh" cả (Ngoại trừ những quần thể kiến trúc có kết cấu trên một trục thẳng hàng và liên quan đến vị trí vào những thời điểm nhất định của các vì sao trong vũ trụ. Nhưng nó lại ở tận....Ai Cập. Và họ cũng không gọi nó là "trục Tâm linh" khi dịch ra tiếng Việt). Nhưng lúc đầu, những nhà làm dự án cứ gọi như thế cho nó "Oai". Bây giờ thì được các quan chức kết luận là không phải. Thôi thì gọi là gì cũng được. Nhưng cái vấn đề là có cần thiết về mặt thực tế phải có một con đường như vậy hay không? Nó mang lại những điều lợi thiết thực cho việc phát triển Hanoi bây giờ và tương lai? Con đường đó có phải là giải pháp duy nhất đúng để bảo đảm sự phát triển đó hay không? Tương lai của con người ngày càng có xu hướng tiết kiệm thời gian: Tốc độ cao trong di chuyển, truyền đạt thông tin....để đạt mục đích của nó. Nhưng một con đường xuyên tâm như vậy trong một khu vực nhỏ - như Hanoi mở rộng - so với tổng thể quốc gia vốn không lớn như Việt Nam thì có cần thiết không? Chẳng ai làm một con đường tốn kém như vậy với mục đích phóng xe cho nhanh lên Ba Vì để....đi Ao Vua chơi cả. Cho rằng, trong tương lai khi vực cuối đường sẽ là nơi có những dự án kinh tế đồ sộ khiến cho nó phải có một con đường nối với Trung tâm văn hóa, chính trị xã hội ở Hà Nội cũ, thì điều này cũng chưa phải là lý do để làm con đường như vậy. Chưa nói đến việc dự án kinh tế cần thiết phải có một trục đường đó có khả thi hay không? Hay nó cũng chỉ là một ý tưởng chủ quan để rồi phải bỏ không cho hoang phế (Tôi đã nhìn thấy những khu đô thi ngay tại Hanoi, mà những khu nhà xây nên không có người ở)? Trên đây, tôi chỉ trình bày một cái nhìn trực quan với các vấn đề đặt ra và chỉ đặt ra với mục đích nhằm tới sự có lợi, chưa nói đến việc mặt trái của việc làm con đường có khả năng làm xáo trộn không gian văn hóa xung quanh Hà Nội cũ như Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện nói tới ở bài trên. Còn nếu xét về phương pháp luận của khoa phong thủy - vốn là kiến thức tổng hợp nghiên cứu sự tương tác nhiều mặt của môi trường - thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2010 Hà Nội: Không nên dời đô lên Ba Vì Cập nhật lúc 10:44, Thứ Sáu, 20/08/2010 (GMT+7) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký văn bản gửi Thủ tướng, góp ý về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. UBND TP Hà Nội cho rằng, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thể thống nhất, không tách rời. Khu vực Ba Đình luôn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia hoặc hành chính qua các thời kỳ trong lịch sử đất nước. Không cần trục Thăng Long Hà Nội khẳng định, không nên chuyển Trung tâm hành chính lên Ba Vì bởi về mặt không gian Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, khả năng tiếp cận các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh gắn với một đô thị hành chính, chưa nói đến việc ảnh hưởng đến vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của quốc gia và Hà Nội. Dự kiến, Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 9 Hà Nội cũng đề xuất hai khu vực có thể xây dựng trụ sở các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là tây hồ Tây và khu vực kế Trung tâm hội nghị quốc gia tại Mỹ Đình - Mễ Trì, có đủ điều kiện theo các tiêu chí đặt ra. Tại cuộc đối thoại giữa Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội và lãnh đạo các quận, huyện về quản lý quy hoạch chiều 19/8, Phó Giám đốc Sở Dương Đức Tuấn cho hay, dự kiến đồ án này sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong tháng 9 tới. Hai nội dung trong đồ án có nhiều ý kiến khác nhau nhất, ngay cả trong Chính phủ và Quốc hội, là đề xuất chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì và xây dựng trục Thăng Long nối liền hồ Tây với Ba Vì . Theo ông Tuấn, quan điểm của Hà Nội là trung tâm hành chính và trung tâm chính trị của cả nước nên gần nhau. Hiện nay, một số bộ, ngành đã xây dựng trụ sở tại khu vực Mỹ Đình và một số địa điểm khác trong nội thành cũ, do vậy không nên chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì mà đặt tại khu vực tây hồ Tây hoặc Mỹ Đình là hợp lý. Do vậy, đề xuất xây dựng trục Thăng Long là không hợp lý, không còn cần thiết. Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm Lê Văn Thư bày tỏ, thực tế sử dụng đất tại Từ Liêm cho thấy việc xây dựng trục Thăng Long là không hợp lý. Bởi trục đường này đi vào nhiều khu vực dân cư cũ trên địa bàn, thậm chí cả điểm vừa được đầu tư xây dựng mới. Ngoài ra, hành lang xanh trong đồ án cũng cần được làm rõ. Dải cây xanh lớn nhất nằm trên địa bàn Từ Liêm, sẽ ảnh hưởng đến 25 - 30 vạn dân. Vậy việc di dời dân ra khỏi hành lang này thế nào, có khả thi không là cả vấn đề? Quận, huyện "lực bất tòng tâm" Tại cuộc đối thoại này, lãnh đạo các quận, huyện cũng thẳng thắn góp ý với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về những tồn tại của ngành, đặc biệt là lãnh đạo các huyện thuộc Hà Tây cũ. Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đinh Hữu Hạnh cho biết, các dự án trên địa bàn liên quan đến thu hồi đất không thể triển khai được từ khi Hà Nội mở rộng. Do quy hoạch chung chưa có nên địa phương đành “lực bất tòng tâm”. Đan Phượng đang rất mong mỏi có được quy hoạch cụ thể trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hồng Quang bức xúc, quy hoạch là để phát triển nhưng thực tế hiện nay địa phương rất khó khăn vì quy hoạch. Thành phố giao chỉ tiêu cho huyện thực hiện đấu giá đất, nhưng chưa có quy hoạch, chỉ giới đường đỏ nên không dám triển khai. Các huyện cũng đề xuất được phân cấp mạnh hơn nữa trong việc lập và phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Vũ Tuấn Định, Hà Nội đang trong quá trình phát triển, nhất là các khu dân cư đô thị nhưng có đến 6 huyện không có kiến trúc sư nào như Đan Phượng, Phúc Thọ, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên. Phó Chủ tịch thường trực TP Phí Thái Bình nhận định, công tác cán bộ tại cơ sở là đáng lo ngại, nhiều địa bàn trắng kiến trúc sư quy hoạch. Tuy nhiên, chủ trương phân cấp vẫn phải đẩy mạnh để giảm tải cho TP. Ngoài ra, cán bộ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc phải xuống địa phương nhiều hơn nữa. Theo Tiền Phong Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2010 'Không bàn Trung tâm hành chính quốc gia nữa' 3 ngày sau khi Chủ tịch Hà Nội công bố kiến nghị không dời trung tâm hành chính lên Ba Vì, chiều 23/8 Bộ Xây Dựng họp báo khẳng định, quy hoạch chung thủ đô đã không đề cập đến định hướng này từ tháng 6, song Bộ vẫn thấy cần thiết xây dựng trục đường Hồ Tây - Ba Vì. >Hà Nội kiến nghị không dời trung tâm hành chính lên Ba Vì Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn. Ảnh: Đoàn Loan. Ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, trả lời báo chí. - Thưa Thứ trưởng, UBND Hà Nội mới đây kiến nghị không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và không cần thiết có trục Thăng Long, quan điểm của Bộ Xây dựng như thế nào? - Khái niệm Trung tâm hành chính quốc gia đã không còn tồn tại sau ngày 15/6. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, báo cáo của Chính phủ đã không nhắc đến Trung tâm hành chính quốc gia. Lúc đó, Chủ tịch Hà Nội cũng có mặt ở đó song tôi không hiểu sao mới đây Hà Nội lại đề nghị không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia. Đây có thể là sự nhầm lẫn, quan liêu. Hà Nội có đề xuất địa điểm xây dựng mới tại Tây Hồ Tây và Mỹ Đình. Thực tế, các bộ ngành của Hà Nội đang xây dựng tại đây rồi, theo tôi, thực tế không cần thiết phải đặt ra vấn đề này. Đồ án quy hoạch hiện nay dựa trên cơ sở định hướng quy hoạch kinh tế xã hội của Hà Nội năm 2020, tầm nhìn 2030. - Tại sao Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội vẫn có tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì?, bản chất tuyến đường này có khác so với trục Thăng Long trước đó? - Đường Hồ Tây - Ba Vì bản chất vẫn như trục Thăng Long, do Hà Nội đã có Đại lộ Thăng Long (hay là Láng - Hòa Lạc) nên chúng tôi phải thay đổi tên trục Thăng Long. Không có tuyến đường này thì lưu lượng giao thông sẽ dồn lên quốc lộ 32 và Láng - Hòa Lạc. Khi đô thị Hòa Lạc tăng lên 60 vạn dân thì 2 tuyến đường này sẽ không gánh được. Thực tế trên các quốc lộ hiện nay đều có đường kẹp phụ trợ. Đường Láng - Hòa Lạc cần có đường cùng với nó là Hồ Tây - Ba Vì. Khu vực Mỹ Đình sẽ tập trung nhiều bộ ngành trung ương. Ảnh: Hoàng Hà. Đường Hồ Tây - Ba Vì đã có ý tưởng từ đồ án quy hoạch Hà Nội năm 1998, ngoài ra, còn có mục đích an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế. Khi cần thiết, đường này có thể là đường băng cho máy bay như ở Singapore đã áp dụng. Hà Nội đang quá tải lưu lượng giao thông. Tôi e rằng mở thêm tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì vẫn còn chưa đủ, phải có quy hoạch để giữ đất, nếu các dự án lấp vào đó thì sẽ không ổn. Đơn vị tư vấn đã tính toán kỹ lưỡng, song quyết định thuộc về Thủ tướng. Về góc độ chuyên môn và quản lý nhà nước, chúng tôi thấy cần đề xuất. - Đồ án quy hoạch đề cập đất dự trữ tại Ba Vì, nơi trước đây dự kiến là Trung tâm hành chính quốc gia, ý tưởng cho khu đất dự trữ này là gì? - Trung tâm chính trị quốc gia vẫn ở Ba Đình, Trung tâm hành chính không bàn đến nữa. Đất dự trữ dự kiến là khu văn hóa, vui chơi công cộng... - Có ý kiến cho rằng công tác xây dựng Đồ án quy hoạch giữa Hà Nội và Bộ Xây dựng chưa có sự phối hợp hiệu quả, ông nghĩ sao? "Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, báo cáo của Chính phủ đã không nhắc đến Trung tâm hành chính quốc gia. Lúc đó, Chủ tịch Hà Nội cũng có mặt ở đó song tôi không hiểu sao mới đây Hà Nội lại đề nghị không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia. Đây có thể là sự nhầm lẫn, quan liêu. Kiến nghị của Hà Nội mới đây là sự trao đổi công việc, không ảnh hưởng tới tiến độ của Đồ án quy hoạch chung Hà Nội". - Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội là cơ quan đầu mối với Hà Nội. Từ trước đến nay chưa có vấn đề gì phức tạp nảy sinh, không có vướng mắc gì. Tôi chia sẻ với ông Nguyễn Thế Thảo về những khó khăn giải quyết các dự án ở Hà Nội. Đồ án này sẽ được các thành viên của Hội đồng nghiệm thu nhà nước là các bộ ngành đánh giá, có tư vấn phản biện nước ngoài. Tôi tin rằng Đồ án sẽ được phê duyệt trước dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. - Bộ Xây dựng sắp tiến hành trưng bày mô hình quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 có trị giá tới 3 triệu USD, ông nghĩ sao nếu có ý kiến cho rằng là lãng phí? - Mô hình trưng bày gồm 14 mô hình, trong đó có 2 mô hình lớn có diện tích 710m2 và 200m2, còn lại rộng 50-60m2. Toàn bộ do Tập đoàn Posco tài trợ với trị giá 2,8 triệu USD. Về pháp lý, chúng ta thuê đơn vị này lập dự án quy hoạch chung Hà Nội thì phải trả hết tiền, song họ tài trợ xây dựng mô hình quy hoạch để người dân hiểu rõ về quy hoạch chung Hà Nội. Tập đoàn Posco lựa chọn Công ty Tinh Vũ (Trung Quốc) vốn nổi tiếng thi công các mô hình để sản xuất và thi công công trình này. Đoàn Loan ghi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2010 Không xây trung tâm hành chính, không cần tuyến Hồ Tây - Ba Vì Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, UBND Hà Nội đã đúng khi cho rằng không nên xây dựng tuyến Hồ Tây - Ba Vì (30 km) khi Ba Vì không còn là Trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Ông Đào Ngọc Nghiêm. Ảnh: Đoàn Loan. - UBND Hà Nội cho rằng trục Hồ Tây - Ba Vì không có ý nghĩa về công năng và kinh tế - xã hội, trong khi đó, Bộ Xây dựng cho rằng cần xây dựng để giải quyết giao thông, an ninh quốc phòng, ý kiến của ông như thế nào? - Khi xây dựng một tuyến đường phải gắn với thu nhập, khả năng đầu tư dự án để tránh quy hoạch treo. Năm 1997, chúng ta đã từng nói đô thị 1 triệu dân là cần có đường sắt đô thị, song khi thu nhập bình quân chỉ 200 - 300 USD thì chưa thể triển khai được. Để xây dựng trục Ba Vì - Hồ Tây, tư vấn phải tính toán lưu lượng của đường Láng - Hòa Lạc và quốc lộ 32, quy mô dân số Hòa Lạc là 60 vạn và Sơn Tây là 25 vạn. Trước kia, Ba Vì dự kiến là Trung tâm hành chính quốc gia với trụ sở các bộ ngành, song nay không nói đến, thì không cần có đại lộ lớn như vậy. Như tính toán mặt cắt đường của Láng - Hòa Lạc là 10 làn xe và quốc lộ 32 là 6 làn đủ đảm bảo nhu cầu của 2 đô thị, ngoài ra còn được hỗ trợ bởi 4 đường vành đai và đường sắt đô thị. Với mặt cắt đường như thế này quan điểm của UBND Hà Nội là đúng, không cần thiết xây dựng tuyến Hồ Tây - Ba Vì. Mức thu nhập của dân cư Hà Nội khoảng 1.600 USD/người, đang vươn lên 10.000-11.000 USD/người trong 20 năm nữa, thì phải tính toán chi phí làm đường là bao nhiêu. Khi mở một tuyến đường mới song lưu lượng đi lại ít thì không chấp nhận được. Một lý do nữa là trục không gian nối văn hóa Ba Vì và Thăng Long - Hà Nội là vấn đề cần thuyết phục hơn nữa bởi giao lưu văn hóa không phải chỉ qua một đại lộ. Trục đường Hồ Tây - Ba Vì dự kiến có 6 làn xe và tập trung nhiều công trình. Ảnh phối cảnh: Hoàng Hà. - Đồ án Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội có đề cập đến đất dự trữ tại Ba Vì, ông nghĩ sao về đề xuất này? - Trong quy hoạch bao giờ cũng cần có đất dự trữ. Riêng đất dự trữ trong đồ án này tới 40 năm, thì không nên khẳng định chức năng của nó là gì mà chỉ đặt ra là đất dự trữ phát triển. Khi có nhu cầu mới thì chúng ta có thể bố trí vào đó. Theo tôi, khu vực Ba Vì thích hợp là không gian xanh, khu nghỉ dưỡng, không nên xây dựng tập trung ở đó. - Hà Nội đề xuất xây dựng các bộ ngành trung ương tại khu vực Mỹ Đình và Tây Hồ Tây, ông bình luận gì về các vị trí trên? - Tôi được biết khu Tây Hồ Tây có 60 ha dành để xây dựng, khu vực này là trục không gian đẹp, nối Hà Nội phát triển và trung tâm Cổ Loa, rất thuận lợi về giao thông. Từ quy hoạch năm 1998 nơi đây đã được xác định là trung tâm thủ đô. Mỹ Đình là trục không gian quan trọng, kế thừa được các định hướng quy hoạch cũ, không xa trung tâm chính trị Ba Đình. Trong khi Mỹ Đình và Tây Hồ Tây vẫn còn đất trống thì không có lý do gì sử dụng đất dự trữ tại Ba Vì để xây dựng các bộ ngành. - Điểm tâm đắc của ông đối với Đồ án quy hoạch chung thủ đô là gì? - Bản đồ án có một số điểm mới, đó là cấu trúc chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Ngoài ra, đồ án cũng đặt vấn đề tốc độ phát triển của Hà Nội rất lớn. Trước khi sáp nhập, Hà Nội sử dụng bình quân một năm hơn 1.000 ha và Hà Tây 2000 ha để phát triển đô thị. Trong đồ án này, Hà Nội sẽ sử dụng tới 5.000 ha trong một năm. Góp ý của UBND thành phố Hà Nội cho Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội: Trục đường Hồ Tây - Ba Vì là hệ quả gắn liền với việc quyết định vị trí Trung tâm hành chính quốc gia, ảnh hưởng lớn tới những lĩnh vực kinh tế - xã hội và phát triển đô thị bền vững. Khi đã khẳng định không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì thì việc xây dựng trục này không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế xã hội. Với đề xuất định hướng phân bổ dân cư khu vực phía Tây trên 1 triệu người, định hướng về giao thông đã có trên 32 làn xe, cùng với các tuyến đường sắt đô thị số 5 (đường Láng - Hòa Lạc), số 2 (trên đường 6) và số 3 (trên đường 32) cũng đã đảm bảo nhu cầu giao thông giữa thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh phía Tây, chức năng kết nối giữa Ba Đình và Ba Vì không còn cần thiết nữa. Nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được hình thành như tư vấn đề xuất, sẽ có nguy cơ không chỉ phá vỡ ý tưởng hành lang xanh, còn tạo cơ hội cho sự ra đời các khu đô thị bám hai bên hệ trục... Việc xác định tuyến đi thẳng theo hướng Đông - Tây, sự kiến là 6 làn xe, có tốc độ cao trên quãng đường hơn 30km, xét theo yếu tố vật lý sẽ không đảm bảo giao thông (do ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt người điều khiển giao thông. Đoàn Loan thực hiện Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2010 Không xây trung tâm hành chính, không cần tuyến Hồ Tây - Ba Vì Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, UBND Hà Nội đã đúng khi cho rằng không nên xây dựng tuyến Hồ Tây - Ba Vì (30 km) khi Ba Vì không còn là Trung tâm hành chính quốc gia tương lai. Ông Đào Ngọc Nghiêm. Ảnh: Đoàn Loan. - UBND Hà Nội cho rằng trục Hồ Tây - Ba Vì không có ý nghĩa về công năng và kinh tế - xã hội, trong khi đó, Bộ Xây dựng cho rằng cần xây dựng để giải quyết giao thông, an ninh quốc phòng, ý kiến của ông như thế nào? - Khi xây dựng một tuyến đường phải gắn với thu nhập, khả năng đầu tư dự án để tránh quy hoạch treo. Năm 1997, chúng ta đã từng nói đô thị 1 triệu dân là cần có đường sắt đô thị, song khi thu nhập bình quân chỉ 200 - 300 USD thì chưa thể triển khai được. Để xây dựng trục Ba Vì - Hồ Tây, tư vấn phải tính toán lưu lượng của đường Láng - Hòa Lạc và quốc lộ 32, quy mô dân số Hòa Lạc là 60 vạn và Sơn Tây là 25 vạn. Trước kia, Ba Vì dự kiến là Trung tâm hành chính quốc gia với trụ sở các bộ ngành, song nay không nói đến, thì không cần có đại lộ lớn như vậy. Như tính toán mặt cắt đường của Láng - Hòa Lạc là 10 làn xe và quốc lộ 32 là 6 làn đủ đảm bảo nhu cầu của 2 đô thị, ngoài ra còn được hỗ trợ bởi 4 đường vành đai và đường sắt đô thị. Với mặt cắt đường như thế này quan điểm của UBND Hà Nội là đúng, không cần thiết xây dựng tuyến Hồ Tây - Ba Vì. Mức thu nhập của dân cư Hà Nội khoảng 1.600 USD/người, đang vươn lên 10.000-11.000 USD/người trong 20 năm nữa, thì phải tính toán chi phí làm đường là bao nhiêu. Khi mở một tuyến đường mới song lưu lượng đi lại ít thì không chấp nhận được. Một lý do nữa là trục không gian nối văn hóa Ba Vì và Thăng Long - Hà Nội là vấn đề cần thuyết phục hơn nữa bởi giao lưu văn hóa không phải chỉ qua một đại lộ. Trục đường Hồ Tây - Ba Vì dự kiến có 6 làn xe và tập trung nhiều công trình. Ảnh phối cảnh: Hoàng Hà. Ông này nói giống tôi ghê :D . Nhời bàn của Thiên Sứ Trước đây, rộ lên một cách diễn đạt một con đướng đại lộ lớn trong dự án chạy xuốt Hanoi là "Trục Tâm Linh", hay "Trục Hoàng Đạo". Cách gọi làm giới kiến trục ngơ ngác và hổng dám có ý kiến, vì nó nằm ngoài "chuyên môn". Nhưng giới phong thủy cũng ....ngớ ngẩn luôn. Vì trong các sách "Thánh hiền" để lại không có công trình kiến trúc đường lộ nào gọi là "Trục Tâm Linh" cả (Ngoại trừ những quần thể kiến trúc có kết cấu trên một trục thẳng hàng và liên quan đến vị trí vào những thời điểm nhất định của các vì sao trong vũ trụ. Nhưng nó lại ở tận....Ai Cập. Và họ cũng không gọi nó là "trục Tâm linh" khi dịch ra tiếng Việt). Nhưng lúc đầu, những nhà làm dự án cứ gọi như thế cho nó "Oai". Bây giờ thì được các quan chức kết luận là không phải. Thôi thì gọi là gì cũng được. Nhưng cái vấn đề là có cần thiết về mặt thực tế phải có một con đường như vậy hay không? Nó mang lại những điều lợi thiết thực cho việc phát triển Hanoi bây giờ và tương lai? Con đường đó có phải là giải pháp duy nhất đúng để bảo đảm sự phát triển đó hay không? Tương lai của con người ngày càng có xu hướng tiết kiệm thời gian: Tốc độ cao trong di chuyển, truyền đạt thông tin....để đạt mục đích của nó. Nhưng một con đường xuyên tâm như vậy trong một khu vực nhỏ - như Hanoi mở rộng - so với tổng thể quốc gia vốn không lớn như Việt Nam thì có cần thiết không? Chẳng ai làm một con đường tốn kém như vậy với mục đích phóng xe cho nhanh lên Ba Vì để....đi Ao Vua chơi cả. Cho rằng, trong tương lai khi vực cuối đường sẽ là nơi có những dự án kinh tế đồ sộ khiến cho nó phải có một con đường nối với Trung tâm văn hóa, chính trị xã hội ở Hà Nội cũ, thì điều này cũng chưa phải là lý do để làm con đường như vậy. Chưa nói đến việc dự án kinh tế cần thiết phải có một trục đường đó có khả thi hay không? Hay nó cũng chỉ là một ý tưởng chủ quan để rồi phải bỏ không cho hoang phế (Tôi đã nhìn thấy những khu đô thi ngay tại Hanoi, mà những khu nhà xây nên không có người ở)? Trên đây, tôi chỉ trình bày một cái nhìn trực quan với các vấn đề đặt ra và chỉ đặt ra với mục đích nhằm tới sự có lợi, chưa nói đến việc mặt trái của việc làm con đường có khả năng làm xáo trộn không gian văn hóa xung quanh Hà Nội cũ như Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện nói tới ở bài trên. Còn nếu xét về phương pháp luận của khoa phong thủy - vốn là kiến thức tổng hợp nghiên cứu sự tương tác nhiều mặt của môi trường - thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2010 Hà Nội không thay đổi quyết định bỏ trục Hồ Tây – Ba Vì Cập nhật lúc :11:28 AM, 25/08/2010 Sau khi Bộ Xây dựng đưa ra quan điểm vẫn giữ nguyên trục Hồ Tây – Ba Vì, trao đổi với báo chí ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố không thay đổi các nội dung đã đưa ra trong văn bản số 6496 gửi Thủ tướng. Bộ xây dựng bảo lưu quan điểm xây trục Hồ Tây – Ba Vì Nhập khẩu mô hình quy hoạch Thủ đô 3 triệu USD Không nên dời đô về Ba Vì Theo ông Thành, quan điểm của Hà Nội đã thể hiện rất rõ trong văn bản gửi Thủ tướng vừa qua. Theo đó, ngoài đề xuất không di chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì, trục Hồ Tây – Ba Vì chỉ nên phát triển là trục không gian, tạo cảnh quan môi trường, chứ không nên là con đường giao thông huyết mạch. "Trước sau thành phố Hà Nội vẫn thống nhất các nội dung như đã báo cáo với Thủ tướng trong văn bản số 6496 và không đồng tình với ý tưởng quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và trục giao thông Hồ Tây - Ba Vì", ông Thành nhấn mạnh. Theo UBND thành phố Hà Nội nếu không quy hoạch Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì thì không cần xây trục Thăng Long. Ảnh: T.Đảng Về việc Bộ Xây dựng vừa tiếp tục gửi một văn bản mới, trong đó, có “điều chỉnh” trục Hồ Tây – Ba Vì không còn thẳng tắp như quy hoạch ban đầu, ông Thành cho rằng, thành phố sẽ xem xét, góp ý cho bản mới này, tuy nhiên, quan điểm của thành phố không thay đổi và chậm nhất là ngày 30/8, văn bản góp ý bổ sung này sẽ được gửi lên Thủ tướng Chính phủ. Như Đất Việt đã đưa tin, sau 5 ngày (17/8) Hà Nội ký văn bản đề xuất với Thủ tướng Chính phủ không di chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì và quy hoạch trục Hồ Tây – Ba Vì, chiều 23/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn tổ chức họp báo và thông tin rằng Bộ Xây dựng vẫn bảo lưu quan điểm xây trục Hồ Tây – Ba Vì; về quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì, Chính phủ đã không báo cáo nội dung này với Quốc hội. Trao đổi với Đất Việt, nhiều kiến trúc sư cho rằng, nếu không quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì thì không cần thiết xây dựng trục Hồ Tây – Ba Vì, vì ngoài trục Thăng Long rộng lớn, khu vực phía Tây Hà Nội có khoảng 28 làn xe khác nằm trên các quốc lộ, đường xuyên tâm lớn như quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường Lê Văn Lương… “Để tránh lãng phí, nếu có quy hoạch thì chỉ nên phát triển tuyến đường này ở một trục giao thông ảo”, ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội nói. Trọng Đảng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2010 Quy hoạch Hà Nội: Ai đã “giác ngộ”, Ai vẫn “U mê”? Tác giả: Phác Nguyên Theo cảm nhận của người trong nghề, chúng tôi thấy có lẽ đồ án quy hoạch thủ đô sau khi sửa vẫn chỉ là "bình mới, rượu cũ". Cái mới có chăng chỉ là thay tên đổi họ khu đất và con đường. Cái cũ chính là cấu trúc đô thị và sự hoang phí ngày càng gia tăng. Vì vậy, Hà Nội có nói về những cái cũ cũng không có gì lạ. LTS: Những thông tin liên quan đến Đồ án quy hoạch chung Hà Nội luôn thu hút sự quan tâm hàng đầu của người dân. Những phát biểu mới nhất của lãnh đạo Hà Nội và Bộ Xây dựng liên quan đến đồ án này đang thu hút sự chú ý của công luận. Tôn trọng tính đa chiều của thông tin, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của kiến trúc sư Phác Nguyên liên quan đến chủ đề này để mọi người cũng suy ngẫm. Hôm 20/08/2010, báo Tiền Phong có bài: "Đồ án quy hoạch chung Thủ đô: Hà Nội phản đối dời đô lên Ba Vì". Thế nhưng, cũng trên tờ báo này hôm 21/08/2010 lại có tin "Bộ Xây dựng bảo lưu tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì". Tiếp theo hàng loạt các trang mạng khác đều đồng loạt đưa tin cùng nội dung. Chúng tôi, những người vẫn dõi theo đồ án này đi từ vui mừng đến thất vọng. Thật đúng là "Ngày vui ngắn chẳng tày gang". Vui mừng vì: "UBND TP Hà Nội cho rằng, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thể thống nhất, không tách rời. Trong đồ án cần khẳng định Ba Đình hiện tại cũng như lâu dài vẫn là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia. Về vấn đề Ba Vì sẽ là khu dự trữ để xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia, UBND TP Hà Nội cho rằng Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, khả năng tiếp cận với các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh, khả năng gắn với một đô thị hành chính. Đồng thời nếu xây dựng các cơ quan hành chính tại đó sẽ ảnh hưởng tới vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của Quốc gia và ảnh hưởng đến môi trường của Hà Nội". (VNR 500). Và, "UBND TP phân tích khá chặt chẽ, hiện có 2 khu vực đáp ứng yêu cầu xây dựng trụ sở cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là tây hồ Tây và khu vực kề cận Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Mỹ Đình - Mễ Trì (Từ Liêm). Các khu vực này đủ điều kiện quỹ đất và các tiêu chí khác để xây dựng tổ hợp công trình hiện đại với các loại hình giao thông công cộng đặc biệt, đủ đáp ứng liên kết nơi làm việc của Chính phủ và trung tâm chính trị tại Ba Đình". "Dẫn chứng con số đề xuất của đồ án "năm 2030, cần sử dụng 800-810 km2 trong tổng số 1.200 km2 đất đô thị", thành phố Hà Nội cho rằng, như vậy, trong vòng 20 năm tới, diện tích đất đô thị mở rộng lên tới 4,5 lần (hiện là 180 km2) và dân số tăng 2,5 lần. Từ phân tích này, UBND TP nhấn mạnh, "cần chứng minh, phân tích tính khả thi, phát triển bền vững, tiết kiệm đất và những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội với tốc độ phát triển và quy mô đất đô thị quá lớn". (Lao động). "Theo phân tích của lãnh đạo TP Hà Nội, trục đường nối Hồ Tây - Ba Vì (trục Thăng Long-PV) là hệ quả gắn liền với việc quyết định vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia, ảnh hưởng lớn tới những lĩnh vực kinh tế - xã hội và phát triển đô thị bền vững. Vì vậy, khi đã khẳng định không xây dựng Trung tâm hành chính Quốc gia mới tại Ba Vì thì việc xây dựng trục này không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế - chính trị - xã hội". (Vnmedia) Chúng tôi thấy rằng Nhân dân và Lãnh đạo Thủ đô Hà Nội rất có trách nhiệm và tôn trọng chân lý. Một thái độ thực sự cầu thị và rất có dũng khí (có lẽ đây là lần đầu tiên một địa phương "dám cãi" một cách công khai với Bộ Xây dựng về quy hoạch). Chắc rằng, đây không phải ý kiến của một vài cá nhân mà là ý chí của tập thể lãnh đạo TP Hà Nội. Những ý kiến này, giờ đây không chỉ thể hiện mong muốn của toàn thể nhân dân thủ đô mà còn là ý nguyện của nhân dân cả nước. Nhưng cũng thất vọng vì: Trong các bài đăng phỏng vấn ông Thứ trưởng Bộ Xây dựng chứa đựng những thông tin mà bất kể ai quan tâm đều nhận thấy: các nội dung, ý kiến mà công luận, các đại biểu quốc hội, các tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp góp ý cho đồ án quy hoạch Hà Nội trong thời gian qua đã không được Bộ Xây dựng tiếp thu nghiêm túc: Thứ nhất, Trục Thăng Long vẫn giữ nguyên cấu trúc và quy mô, chỉ thay tên gọi thành tuyến đường Hồ Tây- Ba Vì; Thứ hai, Trung tâm Hành chính quốc gia (1.000 ha cũng chỉ đổi tên), khu vực này giờ chuyển thành Khu đất dự trữ (!!?); (Ai cũng dễ dàng nhận thấy chừng nào hai yếu tố nói trên cùng song song tồn tại thì ý đồ "dời đô" vẫn còn lẩn quất, ẩn họa đâu đây; Chỉ cần đổi tên lại là xong; Như vậy, để ngăn chặn ý đồ "dời đô" cần hủy bỏ triệt để ý tưởng khu dự trữ cho Trung tâm Hành chính quốc gia tại Ba Vì và tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì); Thứ ba, "ông Nguyễn Đình Toàn cho rằng, một số góp ý của Hà Nội đối với đồ án quy hoạch chung là không phù hợp, bởi sản phẩm mới nhất của đồ án đã được điều chỉnh sau khi xin ý kiến Quốc hội" (VNR 500). Chúng tôi cảm thấy chưa đúng, bởi lẽ các góp ý, kiến nghị của thành phố Hà Nội đều xuất phát từ tinh thần cầu thị và đáng được tôn trọng, tiếp thu từ ý kiến của công luận, các tổ chức chuyên môn và các đại biểu Quốc hội. Xin nhắc lại, các nội dung tồn tại của đồ án tập trung trong 7 vấn đề sau: 1) Sự phi lý trong đề xuất khái niệm, lựa chọn vị trí Trung tâm Hành chính quốc gia tại Ba Vì (dù có đổi tên thành Khu dự trữ vẫn không sửa được sai lầm trong tư duy về cấu trúc đô thị thủ đô); 2) Chưa có quy hoạch hoàn thiện và mở rộng Trung tâm Chính trị - hành chính (Ba Đình và phụ cận) cũng như các trung tâm khác của Thủ đô; 3) Quy hoạch tràn lan, dàn trải; Hoang phí tài nguyên (điển hình là sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng lúa); 4) Thiếu các luận cứ khoa học thực hiện quy hoạch (xác định quy mô đô thị, quy hoạch phát triển); 5) Thiếu các giải pháp khả thi, giải quyết các vấn nạn của đô thị (tắc đường, ngập nước, ô nhiễm môi trường - Bởi đồ án đã không nêu được các nguyên nhân cốt lõi gây ra các vấn nạn (căn bệnh) này của đô thị Việt Nam mà chính Quy hoạch chung Hà Nội hiện cũng đang mắc phải); 6) Sự phi lý (không chỉ ở tên gọi) của Trục Thăng Long (tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì); 7) Thiếu cơ sở về nguồn lực thực tế (nguy cơ làm suy giảm sức mạnh quốc gia do triển khai mở rộng thiếu tính thực tiễn, hoang tưởng về quy mô đô thị); Các nội dung này, trong thời gian qua đã được đông đảo người dân, giới trí thức, các cơ quan chuyên môn phân tích rất kỹ lưỡng. Chúng tôi xin không nhắc lại. Nhưng, điều mà Bộ Xây dựng nói đã tiếp thu ý kiến Quốc hội nằm ở chỗ nào khi các vấn đề nêu trên vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Thứ tư, thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho rằng: "Văn bản của TP Hà Nội vẫn dựa trên những hồ sơ, tên gọi cũ, chưa được cập nhật những sản phẩm mới mà tư vấn - thiết kế đã làm". Về điều này, có 3 giả thuyết: 1) Có thể ông Toàn chưa đọc kỹ văn bản của UBND TP Hà Nội, theo các tài liệu đăng tải trên các báo thì trong văn bản của UBND TP Hà Nội đều gọi đúng tên cũ và tên sửa đổi (xem ở trên); 2) Cách thức tổ chức, quản lý thực hiện của Bộ Xây dựng có vấn đề, bởi trong Ban chỉ đạo, Hội đồng thẩm định nhà nước và Nhóm tư vấn quy hoạch luôn có thành phần của Hà Nội (phải chăng Bộ Xây dựng không cộng tác với Hà Nội?); 3) Vì Bộ Xây dựng khăng khăng bảo lưu ý tưởng phi lý này (ý tưởng Dời đô = Khu dự trữ (TTHCQG) + Tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì (TTL). Dù có đổi tên nhưng bản chất vẫn thế) khiến TP Hà Nội không còn cách nào khác là phải làm kiến nghị gửi Chính phủ. Theo cảm nhận của người trong nghề, chúng tôi thấy có lẽ đồ án quy hoạch sau khi sửa vẫn chỉ là "bình mới, rượu cũ". Cái mới có chăng chỉ là thay tên đổi họ khu đất và con đường. Cái cũ chính là cấu trúc đô thị và sự hoang phí ngày càng gia tăng. Vì vậy, Hà Nội có nói về những cái cũ cũng không có gì lạ. Thứ năm, đối với trục đường nối Hồ Tây - Ba Vì (Trục Thăng Long cũ) ông Toàn có nói "Dù không có Trung tâm hành chính mới tại Ba Vì thì tuyến đường này vẫn rất cần thiết. Tuyến đường này có 3 chức năng. Thứ nhất là giao thông, giải thoát cho giao thông phía tây thủ đô. Thứ hai là vấn đề kỹ thuật. Bên dưới tuyến đường là các đường ống dẫn nước từ sông Đà về nội đô để cấp nước sạch cho thành phố, hệ thống nước thải, cáp điện ngầm cũng chôn dưới tuyến đường này. Thứ ba là tuyến này tạo các điểm nhấn là các trung tâm vui chơi, giải trí, văn hóa. Tuyến Hồ Tây - Ba Vì (có đoạn Vân Canh- Vành đai 4 lớn nhất rộng 350 m, dài 3,5 km) để xây dựng các công trình văn hóa, giải trí phục vụ nhân dân thủ đô". (Tiền Phong). Đây là những kiến thức rất cơ bản, bởi với chức năng trung tâm vui chơi giải trí, văn hóa (thường dành cho không gian đi bộ) sẽ luôn mâu thuẫn với chức năng giao thông. Vả lại, nếu là chức năng giao thông thì phải được tính toán ngay từ đầu, tại sao đến phút chót mới nghĩ ra, bởi đây là nhiệm vụ cơ bản của các nhà kỹ thuật đô thị (cần xem lại năng lực hành nghề của cơ quan tư vấn hoặc có sự ngụy tạo sản phẩm của các nhà tư vấn quốc tế không?). Thứ nữa, hệ thống cấp nước từ Sông Đà đã, đang được thi công lắp đặt tại Đại Lộ Thăng Long (tuyến Láng - Hòa Lạc cũ), nước thải hay cáp điện thì tuyến đường nào cũng có. Việc lý giải "Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm tuyến đường tương tự như tuyến này" xem ra không thuyết phục. Xin dẫn chứng, đại lộ Champs - Elysées (Pháp) thẳng nhưng không dài. Đường Trường An (Trung Quốc) dài nhưng không "thẳng tắp" như đã có lần ông Toàn khẳng định. Hàn Quốc có tiếng là kỷ luật và thủ đô của họ lại chật chội. Nhật Bản là một dân tộc tiết kiệm, không "vén tay áo xô, đốt nhà tang giấy". Vậy nên, trên toàn thế giới không đâu có một tuyến đường phi lý cả về mặt kỹ thuật và văn hóa như vậy. Bảo vệ cho sự tồn tại của tuyến đường này chỉ là ngụy lý và hoang phí bởi 1000 ha đất và vốn đầu tư >10.000 tỷ đồng không phải chuyện chơi. Hà Nội hoàn toàn sáng suốt khi khẳng định tuyến đường này chỉ có lý khi tồn tại theo quy hoạch cũ (tức khi còn Trung tâm Hành chính quốc gia được đặt tại Ba Vì). Thứ sáu, quỹ đất dự trữ trong quy hoạch đô thị (quy hoạch chung cho các thành phố khác với các khu đô thị). Các quỹ đất dự trữ cho trung tâm không thể đưa ra ngoài mà phải được trù liệu nội tại, liền kề (bán kính <6~8km) để đảm bảo sự ổn định cấu trúc thành phố. Khi đưa trung tâm ra ngoài tức tạo ra một đô thị, thành phố khác (Vì vậy không thể có chuyện có khu đất dự trữ cho Trung tâm chính trị - hành chính Ba Đình lại nằm ở Ba Vì (cách tới 40km) - Ai cũng hiểu ngầm ý "dời đô" khi tư vấn đề xuất ý tưởng này - dù có bao biện, lý giải thế nào). Việc Hà Nội đề xuất: "hiện có 2 khu vực đáp ứng yêu cầu xây dựng trụ sở cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là Tây Hồ Tây và khu vực kề cận Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Mỹ Đình - Mễ Trì (Từ Liêm)" là hoàn toàn nhất quán (trong các quy hoạch trước đây cũng đã có lựa chọn như vây). Đáng tiếc rằng Bộ Xây dựng chưa nhận ra điều này(?). Thứ bảy, ông Toàn nói tiếp "Hiện Hà Nội đang mời các nhà đầu tư làm các tuyến đường vành đai 4 và 3,5. Nhà đầu tư sẵn sàng làm theo phương thức BT, đổi đất lấy hạ tầng. Nhà nước không mất đồng nào cả. Vấn đề là đầu tư đúng hướng và thực hiện đúng quy hoạch. Chúng ta có thể phân kỳ để làm trục này, bước đầu chỉ làm 2-4 làn, còn lại trồng cây ở giữa để giữ đất". Lập luận như vậy xem ra không phù hợp thời cuộc hiện nay. Việc đổi đất lấy hạ tầng chỉ phù hợp với giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Với nhu cầu vốn cho hạ tầng ước tính 90 tỷ USD mà nghĩ đến giải pháp này là ngây thơ. Tổng mức đầu tư cho thành phố trong vòng 20 năm theo nhu cầu đất của quy hoạch đề ra tương ứng không thể thấp hơn 1000 tỷ USD. Với GDP (chỉ được tính trên thặng dư <10% tức < 10 tỷ USD) của Việt Nam, tính cả lượng kiều hối. FDI cũng không thể biến ý tưởng này thành hiện thực bởi Việt Nam không chỉ có Hà Nội. Việc đề xuất một quỹ đất quá lớn sẽ tạo ra sự hoang phí, nạn đầu cơ, tham nhũng, làm suy yếu nguồn lực của đất nước. Hình thành bong bóng bất động sản nhanh chóng và chúng ta sẽ khánh kiệt. Đô thị sẽ bị bỏ hoang (hiện nay đã xảy ra). Trong khi, người nông dân mất ruộng, an ninh lương thực bị đe dọa không chỉ ở thủ đô mà sẽ trên phạm vi cả nước vì quy hoạch Hà Nội đã nêu tấm gương xấu về thiêu hủy tài nguyên một cách vô trách nhiệm. Và điều này còn làm phương hại tới an ninh. Thứ tám, với một đồ án tầm cỡ như thế này, không thể thực hiện một cách vội vã và chiếu lệ. Việc thu xếp bằng sự khôn khéo không thay thế được thực chất. Các phiếu xin ý kiến nhân dân (tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) đều có mẫu định sẵn, trong khi cung cấp thiếu thông tin (hiện nay, vẫn không có các thông tin cơ bản về đất đai, nhất là đất nông nghiệp, đất trồng lúa bị thu hồi để phát triển đô thị) vì vậy độ tin cậy rất thấp, không thể lấy làm cơ sở biện minh cho những bất cập của đồ án. Trái ngược với sự "giác ngộ" của Hà Nội, xem ra Bộ Xây dựng vẫn còn trong cơn "u mê" của trận đồ bát quái. Điều này lý giải vì sao các vấn nạn của các đô thị Việt Nam đang trong trạng thái vô phương cứu chữa. Thứ chín, "Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn vừa có văn bản xin phép Thủ tướng Chính phủ cho nhập khẩu mô hình đồ án quy hoạch chung Hà Nội để trưng bày tại cung Quy hoạch xây dựng quốc gia". "Hiện toàn bộ lô hàng mô hình trên đã cập cảng Hải Phòng". (Landtoday). Thông tin này khiến một lần nữa khiến chúng tôi kinh ngạc và thất vọng, bởi như vậy câu chuyện "Trình quốc hội chỉ để tham khảo" là có thật (?) "Trong khi các ý kiến về Đồ án quy hoạch chung này đang nằm trong quá trình xem xét và phản biện, Chính phủ chưa phê duyệt thì việc khuếch trương làm mô hình quy hoạch của Bộ Xây dựng chẳng khác gì là sự thách thức đối với dư luận và những nhà chuyên môn". (Thanh Niên). Đã đến lúc cần xem xét lại năng lực, trách nhiệm của những người được giao quản lý và thực hiện đồ án này trước khi quá muộn. Nước ta đã có quá nhiều bài học cay đắng như thế này rồi! Bộ Xây dựng có "lách luật"? Như con số mà UBND TP Hà Nội đã nêu ("năm 2030, cần sử dụng 800-810 km2 trong tổng số 1.200 km2 đất đô thị", thành phố Hà Nội cho rằng, như vậy, trong vòng 20 năm tới, diện tích đất đô thị mở rộng lên tới 4,5 lần (hiện là 180 km2) và dân số tăng 2,5 lần. Như vậy, quỹ đất đô thị tăng lên so với mấy tháng trước đây (khi trình bày với quốc hội là 920 km2) tới 280 km2. Đề xuất này của quy hoạch là cảm tính hoàn toàn thiếu cơ sở thực tiễn và có thể gây ra hiểm họa về môi trường tự nhiên và biến động xã hội không lường trước được. Quy hoạch sử dụng đất như thế này chắc chắn là sản phẩm tư duy của những người quen ở môi trường quan liêu, bao cấp, không có khả năng làm quy hoạch thực sự. Các chuyên gia quy hoạch quốc tế không bao giờ có thể có suy nghĩ hoang phí như thế. Bởi tiết kiệm đất bao giờ cũng là tiêu chí hành đầu xác định năng lực chuyên môn; Sự dễ dãi này chỉ có ở chúng ta mà thôi? "Ngay khi thảo luận quy hoạch Hà Nội ở Chính phủ, tôi có phát biểu là dự án mở rộng quy hoạch Hà Nội là lấy quá nhiều đất nông nghiệp, lấy đến 43 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó 33 nghìn ha đất trồng lúa. Tôi đã đề nghị Chính phủ bổ sung, điều chỉnh quy hoạch Hà Nội để hạn chế lấy đất lúa", bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã nói trước Quốc hội. Trong khi đó, đại biểu QH Nguyễn Đình Xuân vẫn băn khoăn, "Hà Nội mở rộng có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, đặc biệt là đất lúa. Vậy việc ứng xử như thế nào? Nói người dân và chính quyền địa phương phải giữ gìn đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực, nhưng Hà Nội lại làm mất nhiều đất lúa quá". Theo Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam "Hiện nay diện tích nông nghiệp của Thủ đô là 189 nghìn ha, đất trồng lúa là 117 nghìn ha, thế mà Quy hoạch đến năm 2030 lấn chiếm tới 73,5% diện tích đất nông nghiệp và 66% diện tích đất trồng lúa. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn bảo tồn 50 nghìn ha và đất trồng lúa chỉ còn 40 nghìn ha". Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Phần mục tiêu đến năm 2020 nêu rõ: "sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài". Ngày 23/12/2009 Chính phủ đã có Nghị quyết Số: 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong đó ghi rõ "Diện tích đất lúa cần giữ, bảo vệ nghiêm ngặt phải được xác định cụ thể đến từng địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa đến hộ sử dụng". Ngày 19/6/2010 Quốc hội đã có Nghị quyết số: 49/2010/QH12, về Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình quốc hội chủ trương đầu tư; tại Điều 3. Tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (khoản 3 - Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 hécta (ha) trở lên); Như vậy, Quy hoạch Hà Nội với hơn 30 ~ 70 ngàn ha đất lúa bị đô thị hóa, Bộ Xây dựng sẽ giải quyết như thế nào để con voi chui qua lỗ kim. Chỉ tính riêng tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì đã có hơn 500ha đất lúa bị mất. Hoang phí như thế này quả thực không có gì đáng hổ thẹn hơn. Đây thực sự là hiểm họa quốc gia và không phải chuyện của một nhóm người! Tại các nước phát triển, các nhà quy hoạch chỉ được giao cho số đất được giới hạn, khống chế từ trước. Đất canh tác nông nghiệp không bao giờ được tùy tiện sử dụng cho đô thị, đây là nguyên tắc. Quỹ đất này, phải được Quốc hội thông qua, chấp thuận. Cao hơn, cần phải trưng cầu dân ý. Không thể giao quyền cho một vài cá nhân định đoạt một lượng đất khổng lồ như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2010 Không lo ngại đường Hồ Tây - Ba Vì phá hỏng cảnh quan Đường dẫn từ trung tâm thủ đô đông đúc lên Ba Vì xanh sạch đi lại nhanh, thuận tiện càng phát huy giá trị kinh tế xã hội. Những lo ngại trục đường sẽ phá hỏng cảnh quan khá vu vơ, trong khi không có trục đường này, Hà Tây (cũ) và Hà Nội hiện nay có nhiều dự án tấn công cảnh quan nơi đây rồi. Bài dưới đây là quan điểm của kiến trúc sư Trần Huy Ánh, thành viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Tuy không chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì, nhưng đây đã được xác định lập quỹ đất dự trữ quốc gia, không gian phát triển cho 40 năm nữa (năm 2050), như vậy không có nghĩa là không cần đường dẫn lên đó. Giả sử quỹ đất dự trữ ấy Hà Nội trồng rừng, làm công viên cây xanh công cộng thì hàng nghìn ha rừng kết hợp với hàng nghìn ha mặt nước hồ Đồng Mô, lại kề cận đô thị công nghệ cao Hoà Lạc sẽ thật sự là công viên nghỉ dưỡng lý tưởng cho thủ đô, tạo việc làm dịch vụ cho nhân dân địa phương. Con đường dẫn từ trung tâm thành phố đông đúc lên Ba Vì xanh sạch đi lại nhanh, thuận tiện càng phát huy giá trị kinh tế xã hội. Mặc dù thực tế cũng như quy hoạch đã xác định thêm nhiều trục giao thông từ trung tâm thành phố về phía Tây, nhưng trục Ba Vì - Hồ Tây đảm nhiệm đặc thù giao thông riêng. Nó có vai trò như khép kín vòng tròn giao thông, đảm bảo sự lưu thông thuận tiện nhất nếu có bất cứ sự cố nào. Nội đô Hà Nội nối Hoà Lạc chỉ có một trục duy nhất sẽ ẩn chứa tê liệt nếu gặp sự cố. Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ tạo không gian hiện đại. Ảnh: Đồ án Quy hoạch chung HN. Những lo ngại trục đường sẽ phá hỏng cảnh quan khá vu vơ, trong khi thực tế không có trục đường này, Hà Tây (cũ) và Hà Nội hiện nay có nhiều dự án chủ động tấn công cảnh quan nơi đây rồi. Bảo tồn đặc biệt không gian tự nhiên Ba Vì thì việc trước mắt và quan trọng của thành phố là triệt thoái các dự án kinh doanh bất động sản núp tên sinh thái nhà vườn, khu nghỉ dưỡng kết hợp sân golf quanh đây mới là thiết thực, lại mở rộng thêm diện tích dự trữ quốc gia. Còn trục đường vượt qua hai khu vực vành đai xanh và hành lang xanh thì đưa nó lên cao, đảm bảo hành lang thoát nước (2 khu này đều trũng), giữ nguyên đồng ruộng xanh bên dưới, loại bỏ hiện tượng xây dựng bám 2 bên đường, đỡ cả mối lo lợi ích nhóm này kia làm đường là phụ, bán đất ven đường là chính. Mặt cắt đường rộng cỡ nào cũng nhờ máy tính trợ giúp xác định sao cho phù hợp. Ví như khi chưa xuất hiện nhu cầu lớn chỉ cần một tuyến tàu điện một ray cũng là một gợi ý. Việc kết hợp trục giao thông với các tuyến đường dây đường ống kỹ thuật đi dưới mặt đất hay đặt trên cao đều bố trí được. Đoạn vượt qua hành lang xanh đến đất dự trữ quốc gia để tới 30-40 năm nữa không biết ra sao. Nhưng đoạn từ Hoàng Quốc Việt tới vành đai 4 cần can thiệp ngay vì hiện tại đang đứng trước nguy cơ bị băm nát rồi. Mặt cắt đường 300 mét tạo không gian lớn hai bên đường tới hàng nghìn mét, đó chính là không gian Hà Nội mới, hướng tới thiên niên kỷ thứ hai. Những khu đô thị lý nhí chia lô, những cao ốc bé như bó đũa bám chợ bám đường chỉ thích hợp với tư duy anh hàng xén. Các nhà quy hoạch và quản lý nếu cố gắng vượt khỏi cái nhận thức cũ kỹ thì quý lắm. Hãy trưng bày cái mô hình này ra, hỏi những công dân thủ đô tầm tuổi dưới 35 ấy, rằng họ có bằng lòng Hà Nội xắp xếp không gian khoáng đạt như vậy? Họ mới là người cho câu trả lời đáng ghi nhận. KTS Trần Huy Ánh ============= NDK mạn phép nhăng cuội mấy dòng: Không xét đến yếu tố phong thủy, việc xây dựng con đường đâm thẳng này quá lãng phí khi nó: 1/ Nối thủ đô HN với .... chân núi Ba Vì (không gian Hà Nội mới nào ở núi Ba Vì?) 2/ Đường 32 và đường Láng - Hòa Lạc đủ năng lực đáp ứng nhu cầu giao thông từ nội đô đến 2 đô thị vệ tinh của Hà Nội. Sự cố (nếu có) xảy ra trên đường Láng - Hòa Lạc thì Đường 32 sẽ là phụ trợ - với điều kiện phải nâng cấp đường thoát khỏi tình trạng hiện giờ Đô thị bám đường là do chức năng của các nhà quản lý, đô thị lố nhố một phần lỗi do kiến trúc sư. Việc triệt các dự án núp bóng là đúng đắn và cần thiết nhưng không có nghĩa là chặn đường kiếm ăn của mấy ông doanh nhân mà vung tiền cho bên giao thông. Hơn nữa, 1 con đường khác 1 cái công viên ở chỗ nó giải quyết nhu cầu đi lại của con người chứ không phải chỉ để thỏa mãn con mắt và tâm lý "phóng xe đường rộng thích lắm!" Đọc bài từ chiều mà buồn tới tối! :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2010 Chết toi mấy thằng đầu cơ roài. Hè hè. :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2010 Trục Hồ Tây-Ba Vì có hợp với cảnh quan Hà Nội? 28/08/2010 10:25:50 - UBND TP Hà Nội đã có văn bản kiến nghị không đặt Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và không xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì. Ngược lại, Bộ Xây dựng lại cho rằng cần thiết phải xây dựng trục đường này bởi lưu lượng giao thông ra, vào từ phía tây là rất lớn. Trong các ý kiến, các nhà khoa học cũng có sự khác nhau với lý do riêng. TIN LIÊN QUAN Không "dời đô", vẫn cần xây trục Hồ Tây - Ba Vì KTS Trần Huy Ánh (Hội KTS Việt Nam): Gánh thêm nhiệm vụ an ninh quốc phòng Theo tôi được biết trục Hồ Tây - Ba Vì nếu cần sẽ trở thành một sân bay dã chiến. Nghe có vẻ lạ nhưng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta được biết đến dự định này. Chỉ cần ta có con đường lớn, không gian đô thị hiện đại lại có thể đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc phòng nữa thì Hà Nội ta rất đáng làm. Không gian đô thị hiện đại từ sông Nhuệ đến vành đai 4 là đề xuất có lý. ThS.KTS Trần Quốc Bảo (giảng viên chính khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Đại học Xây dựng, thành viên nhóm nghiên cứu kiến trúc Hà Nội - GRAH): Tuyến đường dễ bị tai nạn giao thông Quan điểm của tôi là không nên xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì, một trục giao thông rộng tới 100m dài khoảng 30km. Vì nếu cho rằng trục đường này quan trọng trong việc nối trung tâm với khu vực phía tây thành phố cũng không đúng vì hiện nay chúng ta đã có 5 tuyến đường ra phía tây. Việc xây dựng một trục mới cách Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 32 khoảng 3 - 4km là không cần thiết. Thêm nữa, khi nhìn vào biểu đồ mặt trời Hà Nội, việc xây dựng một tuyến giao thông thẳng theo hướng Đông Tây dài tới 30km sẽ là tác nhân gây chói lóa cho người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường vào buổi sáng và buổi chiều. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông chưa được lưu ý một cách thỏa đáng. Cuối cùng là ảnh hưởng của trục đường tới không gian kiến trúc và môi trường đô thị. Nếu được xây dựng thì trục đường sẽ mọc lên rất nhiều dự án khu đô thị bám, như vậy sẽ phá vỡ ý tưởng tạo vành đai xanh của chính nhóm tư vấn. Việc biến đổi một diện tích cây trồng lớn thành đường sá và khu đô thị dứt khoát có tác động tiêu cực đến môi trường. KTS Đào Ngọc Nghiêm, (nguyên giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội): Ba vấn đề cho nhà chức trách Hiện nay, trong đồ án trình Thủ tướng đã không đề cập đến vấn đề này nữa. Thế nhưng, người ta vẫn tranh cãi về chuyện nên hay không nên xây dựng trục đường Hồ Tây - Ba Vì. Theo tôi, cần trình bày lý do có hay không để xây dựng trục đường này. Vì thế, tôi sẽ không đưa ra kết luận là nên hay không nên mà tôi muốn đặt ra 3 câu hỏi với mong muốn nhà chức trách trả lời rồi tự quyết định. Thứ nhất, mạng lưới giao thông của TP Hà Nội là mạng lưới giao thông kiểu mạng nhện gồm 5 tuyến vành đai và các tuyến xuyên tâm. Vì thế, điều tiết giao thông phải căn cứ vào mạng đường chứ không phải một trục thẳng. Thứ hai, về vấn đề văn hóa, việc mở rộng và kết nối với Hà Tây cũ là việc rất cần nhưng việc kết nối văn hóa là sự lan tỏa truyền thống chứ không phải thông qua một đại lộ. Thứ ba, cần phải xem xét và cân nhắc về điều kiện kinh tế, tổng kinh phí để hoàn tất cho hạ tầng giao thông hiện nay cho Hà Nội bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, các tuyến đường vành đai, hoàn thiện nốt các tuyến đường 1, hệ thống giao thông công cộng yêu cầu một số kinh phí cực lớn. Làm thêm một tuyến đường nữa có cân đối được ngân sách đầu tư hay không? TS Nguyễn Văn Muôn, (Phó tổng thư ký Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam): Bình mới rượu cũ Việc xây dựng trục đường Hồ Tây - Ba Vì hoàn toàn vô lý. Từ trung tâm Hà Nội lên Ba Vì đã có 32 làn xe rồi, cần gì thêm một trục đường khi không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì nữa. Việc đổi tên trục Thăng Long thành trục Hồ Tây - Ba Vì chẳng qua là bình mới rượu cũ. Trong khi ngừng xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì thì hà cớ gì lại làm trục Hồ Tây - Ba Vì? Việc đại diện Bộ Xây dựng khẳng định là sẽ không có dự án nào "ăn theo" hai bên trục đường thì liệu trên thực tế có làm được không? Theo KTS Ngô Doãn Đức, Viện trưởng Viện Kiến trúc Việt Nam sau khi họp bàn và xem xét kỹ lưỡng, ngày 26/8, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có văn bản nêu ý kiến đóng góp cho Quy hoạch Hà Nội lên TƯ Đảng. Trong công văn có phần lưu ý về quy hoạch từng khu vực và mạng lưới, nên phân biệt rõ khái niệm vành đai xanh và hành lang xanh. Nên quy hoạch hệ thống không gian xanh thành một bộ khung bảo vệ thiên nhiên, gắn với cấu trúc đô thị. Đối với đất dự trữ cho khu xây dựng các công trình của các bộ ngành, việc chọn địa điểm Ba Vì cho mục đích này là không có cơ sở cả về khí hậu, đất đai, tính chất, cảnh quan và tính xã hội nhân văn. Do đó, Hội kiến nghị nếu cần dự trữ thì chọn nơi khác, không nên bảo vệ ý tưởng ở Ba Vì. Chính vì vậy, trục Hồ Tây - Ba Vì không còn cơ sở để tồn tại trong đồ án. Cảnh quan đặc trưng của Hà Nội lại càng không nên có trục thẳng, dài và lớn như đồ án đề ra. Kiều Phương - Hiền Dung (Thực hiện) -------------------------------------------- Buồn cười đến ngất ngây. Trong bài trên có góp ý của tiến sĩ Nguyễn Văn Muôn. Không biết đây có phải là "Muôn Tàu" ngày xưa bạn của Thiên Sứ không (Thấy người sang bắt quàng làm họ :D )? Anh này rất giỏi chữ Tàu. Tất nhiên Thiên Sứ tôi ủng hộ ý kiến bạn mình rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2010 Trục Hồ Tây - Ba Vì không phải là đường cao tốc Không cần thiết phải so sánh với trục Trường An (Bắc Kinh, Trung Quốc), Champs - Elysees (Paris, Pháp) hay The Mall (Washington. DC của Mỹ), trục Hồ Tây - Ba Vì có sứ mạng riêng của nó. TS.KTS. Thái Thành Chương bày tỏ quan điểm. Định hướng quy hoạch chung thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định, thủ đô Hà Nội là đô thị “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, cơ bản được phát triển theo mô hình chùm đô thị (có cấu trúc gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh), với hệ giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với hệ giao thông vùng thủ đô và quốc gia. Trong hệ thống các trục hướng tâm được hoạch định, các nhà tư vấn có đề xuất xây dựng mới trục Hồ Tây - Ba Vì (trục Thăng Long cũ) nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến quốc lộ 21 nhằm giải quyết vấn đề giao thông giữa khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phía Tây của thủ đô Hà Nội và phụ cận. Quy hoạch các đô thị vệ tinh của Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.Để hình thành trục đường này ngoài các luận cứ khoa học tính toán nhu cầu giao thông đô thị (trên cơ sở quy mô dân số, việc làm, khoảng cách đi lại, mật độ phân bổ lưới đường... gắn với tầm nhìn đến năm 2050), các chuyên gia trong nhóm tư vấn còn thống nhất về ý tưởng là con đường cảnh quan để kết nối khu vực Ba Vì với khu vực Hồ Tây - Ba Đình, tạo cơ hội để xây dựng một tổ hợp không gian kiến trúc mới với các công trình văn hóa (như Đài Độc lập, hệ thống bảo tàng, cung văn hóa...), các công trình dịch vụ, thương mại tiêu biểu của quốc gia và của thủ đô ngàn năm tuổi trên trục (đoạn từ quốc lộ 70 đến vành đai 4, dài khoảng 4 km). Khi nghiên cứu hướng tuyến, có chuyên gia tư vấn còn nhận thấy ở cả hai khu vực Ba Đình và Ba Vì (núi Tản Viên) còn đều được lựa chọn để lưu giữ đến muôn đời những giá trị di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người con, lãnh tụ vĩ đại của non sông đất nước Việt Nam ta. Cần khẳng định rằng trục Hồ Tây - Ba Vì không phải là đường cao tốc như đại lộ Thăng Long (trục Láng - Hòa Lạc cũ), hay một xa lộ hiện đại nào đó, nó có ý nghĩa là đường giao thông nhưng mang tính văn hóa - lịch sử và được thiết kế đặc biệt để đảm bảo toát lên tư tưởng của thời đại, thân thiện với môi trường, cảnh quan phù hợp với cấu trúc thủ đô Hà Nội mở rộng. Các chuyên gia Vùng Iie-de - France (phản biện quốc tế cho đồ án quy hoạch chung Hà Nội) đánh giá: “Trục không gian này là một yếu tố cơ bản và tượng trưng cho sự liên kết có ý nghĩa chính trị và văn hóa giữa hai địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây cũ. Ý tưởng này cần được thực hiện bằng một trục giao thông dành cho nhiều loại hình phương tiện chứ không chỉ đơn thuần là một trục không gian ảo". Đúng là không cần thiết phải so sánh với trục Trường An (Bắc Kinh, Trung Quốc), Champs - Elysees (Paris, Pháp) hay The Mall (Washington. DC của Mỹ), trục Hồ Tây - Ba Vì có xứ mạng riêng của nó. Nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được xây dựng, ngoài yếu tố kỹ thuật về giao thông thuần túy, chúng ta có quyền nghĩ đến và tự hào về một không gian biểu đạt sự thăng hoa của nền văn hóa dân tộc mà ở đó có sự kết tinh văn hóa của thời đại Hồ Chí Minh. TS.KTS. Thái Thành Chương 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2010 Đúng là không cần thiết phải so sánh với trục Trường An (Bắc Kinh, Trung Quốc), Champs - Elysees (Paris, Pháp) hay The Mall (Washington. DC của Mỹ), trục Hồ Tây - Ba Vì có xứ mạng riêng của nó. Nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được xây dựng, ngoài yếu tố kỹ thuật về giao thông thuần túy, chúng ta có quyền nghĩ đến và tự hào về một không gian biểu đạt sự thăng hoa của nền văn hóa dân tộc mà ở đó có sự kết tinh văn hóa của thời đại Hồ Chí Minh.Lại một tư duy có chỉ số IQ cao nữa.Híc! Xây một con đường chứ không phải xây một tượng đài hoặc thể hiện một biểu tượng, nên quảng cáo như vậy là không đúng chỗ. chúng ta có quyền nghĩ đến và tự hào về một không gian biểu đạt sự thăng hoa của nền văn hóa dân tộc mà ở đó có sự kết tinh văn hóa của thời đại Hồ Chí Minh. Bác Hồ bảo hơn 4000 năm văn hiến đấy!Vấn đề là xây con đường này có tác dụng và mục đích gì.Tôi phát biểu về mặt Phong thủy thì con đường này thực chất nối sông Hồng với Tam đảo. Trong phong thủy thì trục Đông Tây cũng là trục Tuyệt Mang - chính xung giữa Đông và Tây trạch. Như vậy tạo ra thế Âm Dương xung đối giữa Âm khí là Ba Vì và Dương khí là sông Hồng. Âm Dương có thể hài hòa và có thể xung đối. Con đường này chính là xung xát khí của đối xung Âm Dương. Quên nhanh đi. Đấy là lời khuyên của tôi. Còn tùy quí vị. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2010 'Trục Hồ Tây - Ba Vì nên đặt là đường Độc lập' "Trục Ba Vì - Hồ Tây sẽ là trục nối kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch sinh thái cho thủ đô, để Hà Nội thực sự là một thành phố xanh", KTS Phạm Cao Nguyên, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội bày tỏ quan điểm. - Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, trục đường Hồ Tây - Ba Vì không nên tồn tại vì không có Trung tâm hành chính tại Ba Vì, quan điểm của ông thế nào? - Theo tôi, với thực tế giao thông hiện nay, trục Ba Vì - Hồ Tây sẽ giúp Hà Nội có một trục cảnh quan mà chúng ta chưa hề có. Trục giao thông này có vai trò kết nối giữa đô thị dịch vụ du lịch sinh thái xanh Ba Vì với trung tâm Hà Nội bằng các công trình kiến trúc hiện đại, sinh thái. Trục nối Ba Vì với nội thành sẽ tạo một quần thể thống nhất cho các đô thị vệ tinh, trong đó có đoạn bố trí tượng đài Độc lập, các công trình văn hóa thế kỷ, trung tâm mua sắm, khu đi bộ... Vậy nên, nếu cho rằng trục đường này không giúp ích cho sự phát triển kinh tế xã hội là chưa chính xác. Giao thông ở đây có thể là giao thông đô thị với xe bus, xe con phục vụ hoàn toàn cho dân sinh. Nếu xác định rõ điều đó, tôi tin rằng trục Ba Vì - Hồ Tây sẽ là trục nối kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch sinh thái cho Hà Nội. Nó sẽ có vai trò đặc biệt trong việc tạo thành chuỗi môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, để thủ đô Hà Nội thực sự là một thành phố xanh. Trước đây, trục này đã được chọn là Thăng Long, nay tên này đã chuyển sang cho Láng - Hòa Lạc. Vậy chúng ta hãy đặt cho nó cái tên Độc Lập bởi ở đó sẽ đặt tượng đài Độc Lập, có đền thờ Bác Hồ trên núi Ba Vì… Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ có tượng đài Độc Lập. Ảnh phối cảnh: Hoàng Hà. - Nhiều ý kiến lo ngại trục Hồ Tây - Ba Vì dễ biến thành quy hoạch treo, ông nghĩ sao? - Tôi không đồng tình với lo ngại tuyến đường là quy hoạch treo. Nói quy hoạch treo ở đây là lạm dụng. Chúng ta cần hoạch định cho đến năm 2050, còn tới thời điểm đó, có thể xây to hơn, hoặc nhỏ hơn. Còn nếu đã duyệt dự án rồi, giải phóng mặt bằng rồi để đấy, để đất hoang hóa thì mới gọi là quy hoạch treo. Nếu lo ngại không có tiền để làm đường thì rất vô lý. Nếu nói nghĩ cho thế hệ con cháu thì phải mạnh dạn. Tầm nhìn cho 2050 là phải lớn, phải dành cho lớp trẻ. Tôi tin là sẽ làm được nếu chúng ta thực sự xác định kế hoạch cụ thể, có chính sách tốt trong việc chuyển hóa tài nguyên đất đai thành vốn, vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp. Nó cũng giống như việc bắn pháo hoa, cải tạo các hồ tại Hà Nội, nếu kêu gọi doanh nghiệp thì công việc trở nên dễ dàng. Điều mà tôi lo nhất chính là vấn đề tổ chức thực hiện. Có thực hiện được hay không mới là cái quan trọng nhất. - Đồ án có quy hoạch quỹ đất dự trữ tại Ba Vì, theo ông, khu vực này nên có chức năng gì? - Cần quy hoạch Ba Vì thành đô thị dịch vụ du lịch sinh thái xanh, kiên quyết không cho xây nhà cao tầng. Bali (Indonesia) là một điển hình về thành phố biển xanh. Ở đó có quy định rất đơn giản là các công trình không được xây cao quá cây dừa. Ba Vì cũng nên thế. Ba Vì đang xanh, lại có rừng nguyên sinh cần được đặc biệt bảo vệ, phải tránh không gian xanh này bị phá vỡ bởi các công trình xây dựng. Chúng ta cần bảo tồn các khu văn hóa, khu di tích lịch sử và lõi là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh núi Ba Vì. Bên cạnh đó là khu du lịch sinh thái phù hợp với không gian tự nhiên Ba Vì. Chúng ta sẽ phát triển được nền kinh tế dịch vụ du lịch xanh bảo tồn được không gian xanh và là đặc trưng đô thị xanh Hà Nội. Thực tế, Hà Nội đang thiếu lá phổi xanh, nhìn sang các nước có rừng trong thành phố mà mơ ước. Nhiều người cho rằng khi mở rộng thành phố là cơ hội để chúng ta có đất trồng rừng, tạo nên chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho người dân, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Vậy hà cớ gì mà chúng ta không tận dụng tiềm năng sinh thái vốn có của vùng núi Ba Vì. Đoàn Loan thực hiện :D :D ^_^ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2010 Tầm nhìn đến 2050? Vĩ đại quá nhỉ? Xin lỗi nha. Ngay bây giờ người ta đang đặt vấn đề làm một thành phố ngầm dưới đất, sâu khoảng hàng 100 m. 40 năm nữa tầm nhìn của nhân loại về môi trường sống của mình đã khác. Chúng ta thử so sánh năm 2010 với năm 1970 tầm nhìn đã khác hẳn dù nhân danh bất cứ cái gì. Thí dụ: Chuyên lên mặt trăng là háo hức của thời đó. Bây giờ là chuyện vặt. 50 năm nữa với nền tảng tư duy kiểu này thì thật là chán hẳn. Còn cách đây 60 năm thì tầm tư duy đã khác. Theo tôi không nên dùng tư duy hạn hẹp của hiện tại để xác quyết chuyện 50 năm sau. Ngoại trừ ......xem bói. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2010 Việc mở rộng thủ đô Hà Nội là một tất yếu của lịc sử. Việc quy hoạch là chuyên ngành của các chuyên gia xây dựng rồi sin miễn bàn phần đập đi xây lại hay xây mới để lấy giá trị sản phẩm theo dự toán xây dựng. Quan trọng là các chuyên gia kinh tế quốc dân đánh giá ra sao, khu sản xuất ở đâu cần bao nhiêu tỷ đô để lập được các nhà máy xí nghiệp để chuyển đổi thành công những người nông dân kia thành công nhân và đảm bảo cuộc sống cho họ, hay một thành phố xanh xạch đẹp không cần phát triển sản xuất chỉ cần phát phát triển kinh tế du lịc bằng vốn tự có.Một thành phố tự nó sẽ có nếu nó hội tụ đủ các điều kiện để thành phố phát triển,và khi phát triển một thành phố bằng ý trí con người thì thì cần tổng hợp tất cả mọi trí tuệ lại mới có một thành phố. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Chủ tịch Hà Nội đồng ý xây trục Hồ Tây – Ba Vì Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước ngày 7.9 đã họp thẩm định đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.Với 13 thành viên hội đồng thẩm định, hầu hết các ý kiến đều thống nhất đánh giá đồ án quy hoạch chung thủ đô HN được nghiên cứu, xây dựng công phu, thể hiện được ý tưởng tổng quan của đồ án về chiến lược phát triển không gian đô thị, định hướng phát triển cân bằng dựa trên bảo tồn. Chiều ngày 9.9, TS.KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, Uỷ viên thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định QHC đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao Động. * Xin ông cho biết đánh giá chung của Hội đồng thẩm định cấp nhà nước về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội (QHC)- đồ án đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận thời gian qua?Đánh giá chung của 13 thành viên hội đồng thẩm định đều khá thống nhất, cho rằng đây là đồ án quy hoạch được lập bài bản nhất từ trước đến nay. Với 1.082 trang thuyết minh tổng thể, khoảng 300 trang thuyết minh tóm tắt, hàng chục bản vẽ thiết kế chi tiết, có thể nói liên danh tư vấn quốc tế và trong nước đã làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm. Cách triển khai, phương pháp tiếp cận và cách tổ chức nghiên cứu lập đồ án QHC tuân thủ đúng pháp luật và Luật Quy hoạch đô thị, nhiệm vụ thiết kế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quá trình triển khai lập quy hoạch, thường trực Chính phủ đã trực tiếp nghe liên danh tư vấn báo cáo 3 lần, đồng thời cho ý kiến hoàn thiện bản đồ án. Quy hoạch chung cũng được các hội chuyên ngành và các chuyên gia uy tín cho ý kiến, đặc biệt là tổ chức triển lãm trong 2 tuần lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân. Như vậy, có thể thấy chưa có một đồ án quy hoạch nào được triển khai tuần tự, công phu, lấy ý kiến đông đảo các tầng lớp đóng góp cho đồ án đến như vậy. Trước hết, chúng tôi khẳng định tư vấn đã có tiếp thu ý kiến và thể hiện trong đồ án hoàn thiện dần so với các lần báo cáo. Tuy nhiên, sự tiếp thu của các nhà chuyên môn là biết chọn lọc, có tiếp thu và có bảo lưu ý kiến. Bộ Xây dựng cũng đã tiến hành dựng mô hình để khi Chính phủ phê duyệt có những hình dung về không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan là việc nên làm chứ không phải như một số ý kiến cho rằng làm như vậy là “cầm đèn chạy trước ôtô”.* Vấn đề còn gây nhiều tranh cãi thời gian qua về việc có cần thiết phải xây dựng trục đường Hồ Tây - Ba Vì (tên gọi cũ là trục Thăng Long), ý kiến của Hội đồng thẩm định ra sao, thưa ông? Về trục Thăng Long, sau này đổi tên thành trục Ba Vì - Hồ Tây đã nhận được sự đồng thuận cao về việc cần thiết phải có trục đường này. Cả Chủ tịch Hội đồng- (Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân- PV) và Phó Chủ tịch hội đồng (Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo-PV) đều đồng ý nên xây dựng trục Thăng Long như đồ án đưa ra. Về sự cần thiết phải có tuyến đường này, các ý kiến đều nhất trí trước hết phải xác định đây là một trục giao thông quan trọng nhằm kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh phía tây, trong tương lai sẽ lên tới 1 triệu dân. Vì vậy, các tuyến đường hiện hữu theo tính toán sẽ không thể đủ đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai, tránh những bất cập của đô thị hiện nay về nạn tắc đường. Hơn nữa phải nói thêm là hiện trên báo chí đưa ra quan điểm, không còn quy hoạch Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì thì cũng không nhất thiết phải có trục đường Hồ Tây- Ba Vì, nhưng nói như thế là chưa chuẩn. Tôi khẳng định, Trung tâm hành chính quốc gia không hề gắn kết với trục Thăng Long. Trước đây, khi còn ở Bộ Xây dựng, chỉ đạo lập quy hoạch HN (quy hoạch 108) thì đã có trục đường này, mục đích là để kết nối khu vực trung tâm với chuỗi các đô thị Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn. Quy hoạch 108 cũ đã đề xuất tuyến đường này như một trục đột phá không gian đô thị từ đông sang tây, khó có trục nào thay thế. Chúng tôi đề xuất, trước tính quan trọng, cấp thiết của trục Thăng Long, trong QHC này, chưa nên đề xuất chi tiết về mặt cắt toàn tuyến mà để đến giai đoạn sau, sẽ tổ chức một cuộc thi ý tưởng thiết kế để các tư vấn trong nước, quốc tế đưa ra ý tưởng cho quy hoạch trục đại lộ đặc biệt quan trọng này. Đồ án cũng chưa làm rõ được trung tâm hành chính của thủ đô Hà Nội sẽ đặt ở đâu, thưa ông?Đây cũng là vấn đề còn có ý kiến góp ý. Hiện nay, HN mong muốn trung tâm hành chính của thủ đô đặt ở khu vực Hồ Gươm, gần tượng đài Lý Thái Tổ hiện nay, nhưng vị trí này là quá chật hẹp và không còn quỹ đất để xây dựng một trung tâm hành chính xứng tầm với một thủ đô đã mở rộng và phát triển với quy mô lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, vị trí để xây dựng một trung tâm hành chính mới của HN có thể là khu vực tây Hồ Tây là phù hợp. Trung tâm hành chính của thành phố hiện nay nên chuyển là trung tâm hành chính của quận Hoàn Kiếm, hoặc là khu chức năng thương mại của thành phố. * Sau cuộc họp hội đồng thẩm định ngày 7.9, hội đồng sẽ đưa ra ý kiến cuối cùng như thế nào để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua đồ án quy hoạch HN? - Từng thành viên hội đồng thẩm định sẽ phải có ý kiến bằng văn bản để hội đồng tập hợp thành một văn bản chung gửi Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, văn bản cuối cùng sẽ được thông qua để trình Thủ tướng vào cuối tháng 9 này.Theo Quỳnh TrangLao Động Share this post Link to post Share on other sites