Posted 7 Tháng 4, 2010 Thuyết Hỗ Quái Sau khi Thuyết Đồng Nhất Của Dịch được đưa ra, một vấn đề khó khác lại được nêu lên. Đó là làm thế nào để biết được khi nào thì quẻ có ý nghĩa này và khi nào thì quẻ có ý nghĩa kia? Tuy rằng trong một quẻ có vô số nghĩa, nhưng chúng vẫn cố định trong phạm vi của mình. Để cố định được những ý nghĩa khác biệt nhau, thuyết Hỗ Quái được phát hiện. Một vấn đề khác lại được đặt ra. Đó là tại sao không dùng luôn Chính Quái mà phải dùng Hỗ Quái để biết nghĩa? Trong Chính Dịch Tâm Pháp chỉ nói một cách mơ hồ rằng: “Thể của Càn Khôn đều ở ngoài, sáu con đều bao trong đó. Đây là cái mà tượng tự nhiên có không thể lấy mà dụng tâm được”. Cách dùng Hỗ Quái để luận nghĩa như thế nào? Trong di thư, cổ nhân có nhắn lại rằng: “Tiên Thiên Đồ là Thể của Dịch, Hậu Thiên Đồ là Dụng của Dịch”. Vấn đề nằm ở đó. Trước tiên, ta nên tìm hiểu qua về Nhị Đồ này: -Trong Tiên Thiên đồ, Kiền là trời, Đoài là đầm (mây), Ly là lửa (mặt trời), Chấn là Sấm,Tốn là gió, Khảm là mưa (mặt trăng), Cấn là núi (sao), Khôn là đất, -Trong Hậu Thiên đồ, đề xuất ở Chấn, gọn gàng ở Tốn, gặp gỡ ở Ly, làm việc ở Khôn, vui mừng ở Đoài, đánh nhau ở Kiền, khó nhọc ở Khảm, hoàn thành ở Cấn. Làm sao để vận dụng được ý cổ nhân? Để hiểu được, ta cần biết được tên gọi đầu tiên của Mai Hoa Dịch Số. Tên đầy đủ là “Hội Đồ Tiên Thiên Hậu Tiên Mai Hoa Quan Chiết Tự Số Toàn Tập” (theo Mai Hoa Dịch Số của Ông Văn Tùng dịch). Tại sao lại gọi là “Hội Đồ Tiên Thiên Hậu Tiên”? Có phải là gộp 2 đồ hình lại mà dùng không? Gộp thế nào? Cũng như trong sách có dạy, Hỗ Quái chỉ dùng Đơn Quái chứ không dùng Trùng Quái. Trong một Trùng Quái có chia làm Thượng Quái và Hạ Quái. Khi một Trùng Quái đã được vạch thì từ trong đó, Hỗ Quái cùng lúc hiện ra. Xét từ dưới lên trên, một Trùng Quái có 6 hào, hào 2-3-4 sẽ làm Hỗ Quái cho Hạ Quái, hào 3-4-5 sẽ làm Hỗ Quái cho Thượng Quái. Sau khi vạch xong Chính Quái và Hỗ Quái, ta sẽ có từng cặp Thượng Quái-Hỗ Thượng Quái, Hạ Quái và Hỗ Hạ Quái. Như thế, ta đã có hai cặp Thể-Dụng. Và khi xét lại ý cổ nhân, ta sẽ lấy Chính Quái làm Thể còn Hỗ Quái làm Dụng. ……….. “Manh mối đã được đưa ra và người có Tâm sẽ thấy được” 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2010 Tại sao lại gọi là “Hội Đồ Tiên Thiên Hậu Tiên”? Có phải là gộp 2 đồ hình lại mà dùng không? Gộp thế nào? hội đồ tiên thiên hậu tiên có thể là tiên thiên bát quái chia làm 2 phần :hậu-tiên chăng ? tiên thiên đồ đi từ quẻ càn kim (thái dương)=>kết thức tại quẻ khôn mộc (thái âm) hậu thiên đồ đi từ quẻ khảm thủy (thiếu âm) =>kết thúc tại quẻ ly hỏa (thiếu dương) việc gộp 2 đồ hình với nhau tuấn dương cho rằng ko thể ,do ko cùng tính chất -còn đồ hình tiên thiên chia ra làm 2 phần : hậu -tiên với chiều thái dương -thái âm thiếu dương-thiếu âm về mặt logic có vẻ hợp lý hơn là gộp 2 đồ hình tiên thiên -hậu thiên với nhau +giả dụ lý thuyết trên là hợp lý thì việc xếp đồ hình tiên thiên bát quái hậu cũng chẳng dễ dàng gì ? ko biết chú dịch nhân thiên về hướng suy nghĩ nào ? có thể nêu ra để mọi người cùng trao đổi ko ạ kính chú tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2010 Coi như đã xếp đúng đi, ta sẽ làm gì tiếp? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2010 Từ khi Thuyết Đồng Nhất của Dịch được nêu ra, vấn đề ý nghĩa của mỗi quẻ càng trở nên phức tạp hơn trước đây, sự tập trung vào ý nghĩa được đẩy cao, và vấn đề về Tượng quẻ bị phai nhạt. Nhưng nếu ý nghĩa mới thực sự quan trọng thì đã chẳng cần thiết phải vạch Tượng, cần truyền miệng rộng rãi thôi cũng được rồi. Vậy nhiệm vụ của Tượng quẻ là gì? Phải chăng là nguồn gốc của cái nguyên lý “Lấy thứ cố định để chế ngự thứ vô định” (Lấy Tĩnh Chế Động). Đây chính là cái nguyên lý trong Bốc Dịch Lục Hào, thấy Động thì tìm Hợp, thấy Tĩnh thì tìm Xung. Tượng được lập lên để giúp xác định ý nghĩa của Quẻ. Ví như 2 quẻ Đại Súc và Tiểu Xúc, đều cùng âm “Súc” cả, phân biệt ra sao? Sơn Thiên Đại Súc là tượng “Sao ở trên Trời”, nên ta sẽ thấy với ý nghĩa “đứng sững-nổi cao”, còn Phong Thiên Tiểu Xúc là tượng “Gió thổi trên Trời”, nên ta sẽ thấy với ý nghĩa “tiếp xúc-húc đâm-thúc giục-vội gấp”. Chính là theo nguyên lý “nước nhảy chỗ ướt, lửa tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ”. Hay chính là cái được gọi là Định Luật Tương Đồng. Chuyển sang vấn đề khác, nếu so sánh với Số Học thì Dịch Học còn dễ hơn vì có Tượng để định, còn số thì chỉ có số và số. Ví như “Chẵn” hay “Lẻ” thì cũng là số 8, “Được” và “Mất” cùng là số 7, “Thêm” hay “Bớt” đều là số 1. Lấy gì để mà xác định. Trong Triết Học có dạy, vật sẽ bộc lộ đặc tính khi có những va chạm, và từ chỗ biết trước sự va chạm ta sẽ biết sự bộc lộ đặc tính của vật. Ví như con người, khi gặp hoàn cảnh thuận lợi thì sẽ vui vẻ, lạc quan, còn gặp hoàn cảnh bất lợi thì sẽ chán nản, buồn bã. Đó là nguyên lý xác định. Người học Dịch nên để Tâm mình rộng và cao. Share this post Link to post Share on other sites