VIETHA

Tường Trình Từ Hoàng Sa

15 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Kỳ 1: 10 ngày nghẹt thở trên vùng biển Hoàng Sa

Những ngư dân đang ngày đêm bám biển Hoàng sa để mưu sinh như những chiến binh canh giữ đất trời ngoài trùng dương của tổ quốc. Họ như những cột mốc “sống” khẳng định chủ quyền trường tồn trên vùng biển đảo Hoàng Sa suốt mấy trăm năm nay.

Phóng viên VietNamNet đã có 10 ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa cùng ngư dân với lời dặn trước khi xuất phát: Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm. Khi phóng viên vừa về đất liền thì nhận được tin chiếc tàu cùng đoàn bị tàu Trung Quốc bắt.

Để giúp độc giả hiểu cuộc sống và sự quật cường của ngư dân nơi vùng biển Hoàng Sa, chúng tôi xin đăng tải loạt phóng sự “Tường trình từ vùng biển Hoàng Sa” với những hình ảnh, câu chuyện nóng hổi phóng viên vừa mang về.

Trước khi đăng tải loạt bài, chúng tôi - Những người làm báo VietNamNet xin được chân thành cảm ơn bà con ngư dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi. Đặc biệt là hai thuyền trưởng, kiêm chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn và Tiêu Viết Hồng (Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã từng đùm bọc, chở che, giúp đở, chia sẽ từng giọt nước, miếng cơm trong những ngày chúng tôi lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa.

Kỳ I: Vượt biển ra Hoàng Sa

Posted Image- Qua nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi được một chủ tàu chấp nhận cho làm ngư dân “không số” lên tàu đánh bắt xa bờ ra Hoàng Sa với điều kiện là chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ và hiểm nguy. Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm.[/b]

Tôi chấp nhận tất cả và âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi đầy hiểm nguy này! Bất chợt tôi nhớ câu thơ mà một lão ngư dân đọc cho tôi nghe khi hỏi chuyện về Hoàng Sa nơi Âm Linh Tự trong một sáng đầu xuân ở huyện đảo Lý Sơn: “Hoàng sa, trời nước mênh mông; Người đi thì có, người về thì không…” mà lòng tôi quặn thắt cho số phận những ngư dân ngày đêm mưu sinh trên vùng biển Hoàng Sa. Rất nhiều những chàng trai ra đi mãi mãi không về, thân xác họ vùi dưới lòng biển sâu bởi bão tố cuồng phong nhấn chìm…

Hơn 50 giờ ra Hoàng Sa

Để chuẩn bị cho chuyến đi “lành ít, dữ nhiều” này, tôi không còn thời gian để suy nghĩ cho riêng mình. Chỉ biết rằng, chuyến đi sinh tử ra Hoàng Sa ấy là niềm khao khát cháy bỏng nhiều năm tôi mơ một lần được nhìn thấy vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc sau hơn 36 năm nằm trong tay của ngoại bang bây giờ sẽ như thế nào. Số phận mong manh của những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu trắng tay lên bờ mà tôi đã từng gặp, họ đã sống và mưu sinh nơi vùng biển này ra sao?

Posted Image

Tàu đánh bắt của ngư dân ra đảo Hoàng Sa.

Bỏ lại phía sau phố phường tấp nập, với bao trăn trở suy tư của cuộc sống đời thường, tôi khoát bộ đồ lao động trở thành ngư dân “không số” lên chiếc tàu đánh bắt xa bờ 120 CV mang số hiệu Qng-95…TS của một ngư dân Quảng Ngãi rời cảng Sa Kỳ trong một sáng giữa tháng 3 ra vùng biển Hoàng Sa trong sự can ngăn, lo lắng của bạn bè và người thân.

Trên con tàu công suất 120 CV nhỏ bé, tổng cộng 12 thuyền viên. Tôi là “thuyền viên không số” thứ 13 không tính thuyền trưởng, kiêm chủ tàu. Hình như con số 13 không may mắn với người phương tây. Nhưng với bà con ngư dân thì họ chẳn hề suy nghĩ.

Posted Image

Chuẩn bị lương thực, nước uống, dầu trước khi ra Hoàng Sa.

Vị thuyền trưởng, kiêm chủ tàu đồng ý cho tôi đi theo bảo rằng: “Có thể tàu chật, nhưng tấm lòng anh em tụi tui không chật. Chỉ mong anh cố mà chịu đựng gian khổ, chia sẽ cùng anh em. Có phước cùng hưởng, có hoạ cùng chia…” Tôi hiểu lời trấn an ấy. Bởi ra khơi, thì mặt biển mênh mông ấy là không bến bờ. Không có bất cứ thước kẻ nào vạch được cái đường biên hình học duy lý lên bề mặt của đại dương biển cả. Chỉ có tình thương yêu bọc đùm, tạo thành một khối mới có thể vượt qua những bất trắc hiểm nguy nơi mặt đại dương hoang dại

Chuyến ra Hoàng Sa âm thầm ấy, tôi đã mang nặng bao tấm lòng ân nghĩa của bà con ngư dân nơi vùng biển khó nghèo này giành cho tôi. Nhiều ngư dân tôi gặp nơi cảng Sa Kỳ, tất cả đều ái ngại khi biết tôi ra Hoàng Sa không phải để đi chơi hay đánh bắt mà là chuyến đi sinh tử đánh cược số phận cho rủi may để thực hiện thiên chức của người làm báo tôn trọng sự thật.

Posted Image

Ngư dân thắp hương nguyện cầu trước khi xuống tàu ra Hoàng Sa.

Nhiều ngư dân khi biết tôi quyết định ra Hoàng Sa đầy hiểm nguy thì ái ngại. Họ bảo rằng, nếu ra Hoàng Sa thì tôi là người “ngoại đạo” đầu tiên đến vùng biển đảo đầy hiểm nguy này. Tất nhiên, ai gặp tôi cũng đều tay bắt với lời cầu chúc an lành. Nhiều người trong số họ còn làm phép cầu phúc lành cho tôi một chuyến đi dữ ít lành nhiều. Thú thực, lòng tôi rưng rưng khi những tấm lòng bao dung của bà con ngư dân nơi vùng biển này giành cho tôi-Một đứa con không phải của biển!

Hành trình hơn 50 giờ đồng hồ với khoản thời gian tính của bà con ngư dân là hơn 2 ngày 2 đêm ra Hoàng Sa. Trong chuyến hải hành gian nan và hiểm nguy ấy, khi tận mắt chứng kiến cảnh lão ngư dân, kiêm thuyền trưởng trên tàu đưa tôi ra Hoàng Sa đã hai lần dừng tàu trước khi ra cửa biển để lễ vật khấn vái ơn trên phù hộ độ trì cho chuyến ra khơi. Tôi mới thấy hết những hiểm nguy rập rình, mà chổ dựa của những ngư dân nghèo này không nơi bấu víu. Họ chỉ tin vào thế giới tâm linh như sức mạnh nhiệm màu giúp họ vượt qua tai ương của biển cả luôn rập rình ngoài vùng biển Hoàng Sa!

Posted Image

Nguyện cầu trước biển của chủ tàu trước khi ra biển Hoàng Sa.

Lời cầu khẩn trước biển của lão ngư dân thuyền trưởng Nguyễn T.T trong buổi sáng ra khơi đã phải 2 lần quay đầu tàu hướng về đất mẹ để cầu khẩn nghe sao mà thắt lòng. Thú thật, lòng tôi đau nhói khi những lời cầu khấn của bao số phận ngư dân gửi gắm đức tin vào một đấng linh thiêng vô hình nào đó của biển, của đất trời. Họ cầu cho những đứa con từng cưỡi sóng đạp gió ra khơi được an lành, mà lòng tôi tự hỏi có ngư dân nào trước khi ra biển không lễ lạt thành khẩn gửi lòng tin vào tâm linh?!

Bài học đầu tiên khi ra Hoàng sa

Vượt qua vùng biển Lý Sơn chừng 70 hải lý, biển mênh mông không một bóng tàu qua lại. Con tàu nhỏ bé như một chiếc lá trôi bập bềnh giữa biển bao la. Thế giới nhỏ bây giờ của tôi với 12 thuyền viên trên tàu là 6 m2 làm nơi ăn, ngủ, nghỉ. Diện tích khiêm tốn còn lại giành cho chứa dầu và lương thực, nước uống.

Tài công N. V. A., người đã có hơn 17 năm bám vùng biển Hoàng Sa thấy tôi sốt ruột bảo rằng: Phía trước là Hoàng Sa, người ra biển không được nóng vội. Cho dù có gặp bất trắc cũng phải bình tỉnh để đối mặt. Đó là bài học đầu tiên trong đời làm báo tôi học được trong chuyến ra Hoàng Sa lần này.

Posted Image

Mênh mông biển Hoàng Sa.

Những ngày lênh đênh trên biển, tôi đã nhận ra tấm lòng bao dung rộng như biển cả của bao ngư dân tôi gặp. Họ sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy về phía mình để cho anh em đồng đội được bình yên. Lão thuyền trưởng Nguyễn T.T. đã từng bảo với tôi rằng: “Sống giữa biển cả nguy hiểm này, nếu không thương yêu đùm bọc nhau thì khó lòng mà vượt qua những tai ương rập rình phía trước. Tình đoàn kết, lòng yêu thương nhau là điều thiêng liêng nhất mà mỗi thuyền viên trên tàu tâm niệm…”

Đêm ngày thứ 2, khi con tàu đi ngang qua đảo Phú Lâm, Tri Tôn, là những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ của Việt Nam hơn 36 năm qua. Đứng nhìn từ xa trong màn đêm đen dày đặc giữa biển, mắt tôi chỉ thấy quầng sáng và ánh đèn nhấp nháy của đèn tín hiệu mà ngực tôi như nghẹn lại và lòng đau quặn thắt. Bởi vùng đất thiêng ấy đã thấm đẫm bao máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông mấy trăm năm trước bỏ công khai phá bây giờ đang nằm trong tay ngoại bang.

Posted Image

Căng thẳng khi đi qua vùng biển "tử thần".

Đi ngang qua những hòn đảo, một phần đất máu thịt của tổ quốc, nhưng tôi không được đặt chân đến. Con tàu cứ thế chầm chậm trôi đi trong bóng đêm dày đặc. Tất cả đèn trên tàu đều được tắt, âm thanh duy nhất chỉ là tiếng máy nổ của chiếc tàu bị sóng biển ầm ào nuốt chửng. Ngồi trong ca bin tàu cùng với tài công N.V.A, mắt tôi đăm đắm nhìn về hướng đảo Tri Tôn chỉ nhận ra ánh đèn đỏ chớp nháy liên hồi.

Tài công N.V.A thở dài bảo với tôi rằng: “Mỗi lần tàu đánh cá của bà con mình ra vùng biển Hoàng Sa, khi đi qua các đảo đều phải chọn ban đêm, không dám đi ban ngày vì sợ tàu tuần tra Trung Quốc phát hiện rượt bắt. Mỗi lần đi ngang qua đây, tụi tui đau lắm. Không biết đến bao giờ mới hết cảnh khổ đi qua vùng đất của tổ quốc mà không dám ngước nhìn. Hỏi răng không đau được…”

Có ra Hoàng Sa, được nghe bà con ngư dân kể lại nổi gian khó nhọc nhằng những ngày bám biển, mới thấm hết được cái giá mà ông cha ta đã trả để bảo vệ. Giờ đây, cho dù phần đất thiêng liêng ấy vẫn còn trong tay của ngoại bang. Nhưng tất cả những ngư dân ngày đêm bám nơi vùng biển này vẫn luôn tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước. Tất cả họ đều mơ đến một ngày không xa, Hoàng Sa, mãnh đất thiêng ấy không còn trong tay ngoại bang.

Kỳ 2: Nghẹt thở đi qua vùng biển “tử thần”

Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”. Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương vì bị lính Trung Quốc nổ súng bắn....

Edited by Thiên Sứ
9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”.

Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương….

Đi qua vùng biển “tử thần”

Trước khi tàu bắt đầu chạy qua vùng biển đảo Phú Lâm, tôi được lệnh của thuyền trưởng Nguyễn T.T. yêu cầu đem toàn bộ máy móc bọc vào túi ni-lon cột chặt đưa cất giấu dưới hầm tàu để đề phòng khi tàu Trung Quốc phát hiện bắt giữ .

Posted Image

Chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần"

Thuyền trưởng T. bảo: “Nếu không may bị tàu TQ bắt giữ, phát hiện anh đem theo máy ảnh, chắc chắn anh khó có đường trở về. Vì vậy, trường hợp xấu nhất, có thể phải vứt bỏ toàn bộ máy móc anh mang theo xuống biển, nếu như anh muốn bảo toàn mạng sống để trở về…”.

Không biết thực hư lời cảnh báo đó như thế nào. Nhưng trong hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm qua vùng biển được bà con ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết” này, toàn bộ đèn trên tàu được lệnh tắt. Chỉ còn bóng điện nhỏ đủ soi sáng chiếc la bàn đặt trước bánh lái cho tài công định hướng chạy tàu giữa đêm đen trên biển.

Trên gương mặt thuyền trưởng Nguyễn T.T lộ rõ vẻ căn thẳng, mắt luôn quan sát phía trước và hai bên. Thuyền trưởng T. kể: Hơn 22 năm bám vùng biển Hoàng Sa từ những ngày còn là ngư dân đi bạn đến khi sắm tàu, anh thuộc vùng biển này như lòng bàn tay và nhận biết ánh đèn của các tàu.

Đâu là tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam, đâu là tàu quân sự, tàu tuần tra của Trung Quốc. Trừ trường hợp tàu tuần tra của Trung Quốc bất thần xuất hiện thì bó tay. Nếu phát hiện từ xa, thì còn có cơ may chạy thoát.

Posted Image

Biển Hoàng Sa chụp từ khoang tàu trước khi chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần"

Chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương….

Nơi vùng biển “tử thần” này, chỉ mới hôm ngày 23-3, khi trên đường từ Hoàng Sa trở về, tôi lại nhận được tin tàu của ông Tiêu Viết Là, một tàu đánh bắt công suất 70 CV mang số hiệu Qng-50362 mà tôi đã gặp nơi vùng biển Hoàng Sa cùng 12 thuyền viên trên tàu đang đánh bắt cách đảo Phú Lâm khoảng chừng 4 hải lý đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ đòi khoảng tiền chuộc hơn 150 triệu đồng.

Tôi vuốt ngực, ơn trời tôi đã gặp may. Nếu hôm 22-3, tôi ở lại trên chiếc tàu ấy, chắc giờ này đã trở thành “con tin” bị Trung Quốc bắt giữ nơi đảo Phú Lâm.

Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện mà ông Là kể cho tôi nghe hoàn cảnh khi ông đã 2 lần trắng tay vì bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Sự đời người ta bảo”họa bất hoá tam”, nhưng với ông, lần bị bắt này là thứ 3 trong vòng hơn 5 năm qua.

Ông kể: 2 lần trắng tay trở về, rồi đi bạn làm thuê không đủ nuôi vợ con 7 người trên bờ. Đánh liều ông vay tiền mua tàu và ra Hoàng Sa. Lần này thì ông cùng 11 thuyền viên tiếp tục bị bắt, thu tàu, đòi tiền chuộc với số tiền vượt ngoài khả năng của một ngư dân

nghèo.

Posted Image

Sửa máy móc cho an toàn chờ trời tối để vượt qua vùng biển "tử thần"

Việc ngư dân Việt Nam đi ngang hay đánh bắt tại khu vực đảo Phú Lâm, Tri Tôn thường xuyên bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ thu tàu xảy ra như cơm bữa trong những năm gần đây. Bởi Trung Quốc không muốn sự có mặt thường xuyên của ngư dân Việt Nam tại vùng biển này. Nhưng đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, việc Trung Quốc bắt giữ tàu đòi tiền chuộc là vô lý…”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn nói.

Đó là chưa kể hàng trăm tàu khác với hàng trăm ngư dân phải bỏ mình nơi vùng biển này vì bão tố.

Chỉ tính riêng trận bão Chan Chu hồi tháng 5-2006, đã có hơn 158 ngư dân tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng bỏ mình khi đánh bắt tại khu vực biẻn Hoàng Sa bị cơn bão Chan Chu nhấn chìm.

Hơn 10 giờ nghẹt thở

Suốt chuyến hải hành chạy ngang vùng biển đảo Phú Lâm, Tri Tôn đến vùng biển đảo Bom Bay phải mất hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm.

Thuyền Trưởng Nguyễn T.T bảo với tôi rằng: “Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ. Cách đây chừng 10 năm, vùng biển này còn là vùng biển chung, tàu đánh bắt các nước trong khu vực cùng đánh bắt quanh các đảo. Nhưng không hiểu tại sao, mấy năm gần đây Trung Quốc lại tăng cường tuần tra, không cho tàu các nước đánh bắt, muốn độc chiếm khu vực biển Hoàng Sa và không muốn sự xuất hiện của ngư dân Viẹt Nam, nên thường xuyên bắt giữ thu tàu…”.

Posted Image

Những chiếc tàu đã từng vượt qua vùng biển "tử thần" an toàn

Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang thì bảo rằng, anh đã có hơn 22 năm bám nơi vùng biển Hoàng Sa. Những năm trước, khi đánh bắt cũng như đi qua vùng biển này vào ban ngày đều bình yên. thường xuyên gặp tàu Trung Quốc tuần tra, không hề bị xua đuổi hay bắt bớ. Nhưng không hiểu vì sao độ chừng 5 năm trở lại đây, tàu quân sự và kiểm ngư của Trung Quốc lại có những động thái bắt giữ tàu đánh bắt của bà con ngư dân Việt Nam.

Đến 1 giờ sáng đêm ngày thứ 3, tàu chúng tôi đã vượt qua vùng biển “tử thần” nằm sát đảo Phú Lâm chừng 10 hải lý. Vùng biển đảo chìm Bom Bay hiện ra trong màn đêm. Theo tay chỉ của thuyền trưởng T., đảo chìm Bom Bay hiện ra giữa mênh mông biển cả chỉ xác định qua ánh đèn hiệu nhấp nháy được Trung Quốc cho xây dựng trên đảo này.

Đây là đảo không có lực lượng quân sự Trung Quốc đóng giữ. Nhưng theo thuyền trưởng T. cho biết, thỉnh thoảng tàu quân sự và tàu kiểm ngư Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra tại khu vực này. Nhiều tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị bắt giữ.

Tuy nhiên, vùng biển quanh đảo Bom Bay vẫn là ngư trường tương đối an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt vào ban đêm. Đặc biệt là nghề lặn biển săn tìm hải sâm, tôm hùm và các loài cá quí nhiều vô kể nơi các rạn san hô quanh đảo.

Posted Image

Phía bên kia là đảo Phú Lâm cách 10 hải lý

Điểm quyết định dừng tàu để chuẩn bị đánh bắt lúc 1 giờ sáng ngày thứ 3 sau chuyến ra Hoàng Sa được thuyền trưởng T. xác định là cách đảo Bom Bay chừng 2 hải lý nằm ở toạ độ 16 độ 03-447N và 112 độ 26-854E thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Cả rạn san hô quanh khu vực đảo Bom Bay kéo dài hơn 12 hải lý là ngư trường tốt nhất cho nghề lặn biển vào ban đêm của ngư dân Việt Nam.

Thuyền phó T.V. A. chuẩn bị đồ nghề cho đêm đánh bắt đầu tiên ra Hoàng Sa. Thời gian được ấn định cho hai nhóm thợ lặn là 4 giờ đồng hồ, chia làm 2 ca. Sau đó, tàu phải lập tức rời nơi đánh bắt trước 5 giờ sáng ra hải phận quốc tế neo đậu để tránh tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi bắt giữ.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa

Trong chuyến ra Hoàng sa, tôi đã có nhiều ngày đêm cùng sống, cùng ăn, cùng ở và cùng xuống lòng đại dương với những ngư dân lặn biển săn tìm hải sản giữa biển Hoàng Sa. Cuộc mưu sinh cơm áo nhọc nhằn của những ngư dân có tận mắt chứng kiến mới thấy hết những hiểm nguy mà họ đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt.

Hoàng Sa, những ngày tôi được tận mắt thấy, tai nghe và những giờ phút nghẹt thở cùng với ngư dân khi vượt qua vùng biển “tử thần” đảo Phú lâm, Tri Tôn. Tôi mới hiểu hết cái giá của tự do mà bao máu xương của cha ông đã đổ xuống…

Hơn 1 ngày đêm, trước khi tàu đến vùng biển đảo Bom Bay, nhờ chiếc bộ đàm trên tàu của thuyền trưởng N.T.T, tôi liên lạc trước với tàu đang đánh bắt của anh Nguyễn Thanh Tuấn đang đánh bắt tại đây và được chấp nhận cho tôi lên tàu làm ngư dân “không số” để cùng ăn, cùng ở và cùng lặn biển với ngư dân.

Posted Image

Những ngư dân trẻ vẫn can trường bám biển Hoàng Sa.

So với chiếc tàu đưa tôi ra Hoàng Sa, tàu của anh Nguyễn Thanh Tuấn lớn hơn nhiều với công suất 120 CV. Anh Tuấn tiếp tôi ngay trên ca bin tàu và bảo anh vừa mới trở lại Hoàng sa sau khi bỏ dở chuyến biển để cứu và đưa 17 ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm hôm 9-3 vào bờ.

Đây là chuyến biển thứ 2 kể từ sau Tết Nguyên đán 2010 anh trở lại vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh. Trên tàu có tất cả 12 thuyền viên đều là anh em bà con ruột thịt trong gia đình. Anh Tuấn cười bảo: “Cái nghề của anh em tụi tui có chi mô mà kể. Anh sống ở trên tàu ít đêm sẽ hiểu. Tụi tui ăn cơm dương gian, làm bạn với hà bá mà. Cực khổ trăm bề, nhưng chúng tôi quyết không bỏ biển…”

“Suốt mấy chục năm ni tàu bà con ngư dân thường xuyên bị Trung Quốc bắt bớ đánh đập, cướp tàu, rượt đuổi. Nhưng với bà con ngư dân tụi tui vẫn xem biển đảo Hoàng Sa là nhà, như một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc nên sẵn sàng đối mặt, không hề biết run sợ, cho dù trong tay không một tấc sắt. Có thể nói, mỗi một con tàu của ngư dân Việt Nam xuất hiện ở vùng biển Hoàng Sa giống như cột mốc chủ quyền “sống” bất khả xâm phạm…” anh Tuấn tâm sự.

Posted Image

Mài "vũ khí" để chuẩn bị lặn xuống lòng biển sâu.

Trong suốt chuyến đánh bắt kéo dài gần 1 tháng, tàu anh Tuấn cùng hàng trăm tàu của ngư dân khác có mặt nơi vùng biển Hoàng Sa thoắt ẩn, thoắt hiện quanh khu vực các đảo nhỏ như Tri Tôn, Phú Lâm, Hai Trụ, Ba Tiếng, Bom Bay…thuộc quần đảo Hoàng Sa để đánh bắt vào ban đêm.

Với lão thuyền trưởng can trường Nguyễn Thanh Tuấn, dường như sóng gió, bão tố, hay những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc với lão đều có cách để né tránh và không hề biết run sợ.

Đã từng bị Trung Quốc bắt giữ, rồi bị bão Chan Chu nhấn chìm, nhưng tất cả những hiểm nguy ấy anh đã vượt qua và trở về an toàn. Thời gian ở biển Hoàng Sa với anh nhiều hơn ở nhà. “Mỗi năm từ tháng Giêng đến tháng 8, tàu tui có mặt thường xuyên. Chỉ trừ những ngày vào bờ lấy nhiên liệu và lương thực ít ngày, thời gian còn lại là ở vùng biển ni…” anh Tuấn kể.

Hôm tôi sang tàu anh đang đánh bắt sát khu vực đảo Bom Bay chừng 1 hải lý. Tôi hỏi anh có sợ không? Vừa cầm lái điều khiển con tàu chầm chậm tiến lùi theo hệ thống dây dẫn hơi và điện thắp sáng cho anh em lặn dưới biển, anh cười bảo: “Bọn chúng tàu to, nhưng cũng biết sợ bóng đêm, cũng ngán ngại những chiếc tàu nhỏ của ngư dân Việt Nam.”

Posted Image

Ngư dân lặn biển vừa lên khỏi mặt nước giữa đêm khuya nơi biển Hoàng Sa.

“Mỗi ngày anh em tụi tui chỉ làm vào ban đêm, sáng ra là chạy xa đảo hơn 10-20 hải lý ngoài hải phận quốc tế để neo đậu cho anh em ngủ lấy sức và tránh sự truy đuổi của tàu tuần tra Trung Quốc…” anh Tuấn tâm sự.

Cả 12 thuyền viên trên tàu chia làm 2 ca lặn. Mỗi ca 5 người, còn lại hai người trên tàu kéo ống hơi cho những người lặn bên dưới. Mỗi ca lặn dưới lòng biển Hoàng Sa dọc theo các rạn san hô quanh khu vực các đảo nhỏ kéo dài từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Riêng anh Tuấn thì điều khiển con tàu chạy theo thợ lặn đang làm việc dưới lòng biển Hoàng Sa và làm công việc cảnh giới tàu Trung Quốc bất ngờ tấn công.

Hiểm nguy rập rình

Trong câu chuyện anh Tuấn tâm sự với tôi trong đêm trắng cùng anh nơi vùng biển sát đảo Bom Bay, anh Tuấn cười buồn bảo: “Cái nghề lặn biển mò tôm cá của anh em tụi tui giống như ma. Ngày ngủ đêm thức, những hiểm nguy rập rình ngày đêm với những ngư dân không biết đâu mà lần. Tất cả phó mặc cho sự may rủi…”, rồi anh cười bảo với tôi rằng: “Hên, xui thôi mà…”

Còn câu chuyện mà thuyền phó Nguyễn Văn Á kể với tôi giữa đêm nơi vùng biển Hoàng Sa, nếu không tận mắt chứng kiến khó mà tin được. Đang điều khiển con tàu chạy theo hệ thống dây dẫn hơi cho anh em thợ lặn dưới biển, bỗng từ xa khoảng chừng 200m, ánh đèn của thợ lặn dưới biển hắt lên. Tưởng là anh em lên, nhưng khi quan sát thấy bất thường, anh Á quyết định cho tàu chạy chậm lại nơi ánh đèn.

Posted Image

Bám theo những ngư dân đang lặn đêm dưới biển.

Bất ngờ một thợ lặn tên Nam bị áp lực nước quá mạnh dưới lòng biển sâu hơn 30m gây co cơ phải trồi lên mặt nước. Do bị đau thắt cơ do nước ép, Nam không thực hiện qui trình giảm áp, nên bị co giật. Lập tức Nam được đưa lên tàu cấp cứu. Nam quằn quại đau đớn vì bị co rút cơ do áp lực nước.

“Đây là trường hợp nhẹ, được phát hiện kịp thời, nên chưa gây hậu quả nghiêm trọng.” anh Á cho biết.

Theo anh Á kể, nhiều thợ lặn đang làm việc dưới độ sâu hơn 30m nước, thường xuyên bị áp lực nước gây co cơ. Nặng hơn có thể gây liệt toàn thân nếu không cấp cứu kịp thời. Ngay trên tàu của anh Á, đã có 3 trường hợp bị bại liệt phải lên bờ, trở thành người tàn phế.

Chuyện áp lực nước gây chảy máu tai, trào máu mũi, gây bại liệt. Rồi gặp các loại cá dữ dưới nước như cá mập xảy ra hàng đêm khi lặn biển. Nhưng những nguy hiểm ấy không đáng sợ bằng tàu Trung Quốc phát hiện rượt đuổi.

Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn, chủ tàu Qng-95821-TS kể, anh đã nhiều lần bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Nhưng nhờ cảnh giới và phát hiện từ xa, nên tàu anh đã nhiều lần chạy thoát.

Posted Image

Người trên tàu dõi mắt theo dõi thợ lặn dưới biển.

Câu chuyện kể lại của thuyền trưởng Nguyễn Minh Quang, chủ tàu Qng-90078-TS trong cái đêm ngồi cùng tôi trên ca bin tàu giữa biển Hoàng Sa như một thước phim quay chậm. Ký ức những ngày kinh hoàng bị bắt giữ đánh đập vẫn chưa thôi ám ảnh anh cùng 12 thuyền viên trên tàu.

Anh Quang nhớ lại: Nhận được tin báo bão với sức gió giật trên cấp 12 của cơn bão số 9 hồi tháng 9-2009 vừa qua, tàu anh cùng hàng chục tàu khác đang đánh bắt tại vùng biển đảo Tri Tôn. Do bão đến quá nhanh, không thể cho tàu chạy vào đất liền kịp. Biết là nguy hiểm, nhưng anh vẫn quyết định đưa tàu vào đảo Cẩu do Trung Quốc chiếm giữ để tránh bão.

Posted Image

Những ngư dân lặn biển này thường xuyên đối mặt với hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa. Nhưng họ vẫn can trường bám biển.

Khi đưa tàu vào gần đến đảo, đạn của lính Trung Quốc bắn ra như mưa. Anh nghĩ kiểu ni chết là cái chắc. Bởi bão đuổi sau lưng, còn đạn trên đảo bắn ra như mưa trên đầu. Tàu anh cùng hàng chục tàu khác của bà con đảo Lý Sơn không còn sự chọn lựa nào khác là dàn hàng ngang cắm đầu chạy vào đảo Cẩu để tránh bão.

Anh Quang nhớ lại: “Hồi đó anh em tụi tui chỉ nghĩ một điều, nếu chạy vào đảo còn có cơ may sống sót. Nếu có chết cũng còn tìm được xác cho vợ con nhìn thấy. Chứ ở ngoài biển, thì bão nhấn chìm, tìm đâu ra xác…”

Nhiều chuyện kinh hoàng giữa biển Hoàng Sa mà các thuyền trưởng Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thanh Tuấn… kể cho tôi nghe, khi tận mắt chứng kiến trong những đêm thức trắng giữa biển. Tôi mới hiểu những nhọc nhằn, gian khổ, và hiểm nguy đang treo lơ lửng trên đầu họ suốt những chuyến ra khơi, nhưng họ vẫn ngày đêm can trường bám biển.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cực khổ trăm bề, nhưng chúng tôi quyết không bỏ biển…”

“Suốt mấy chục năm ni tàu bà con ngư dân thường xuyên bị Trung Quốc bắt bớ đánh đập, cướp tàu, rượt đuổi. Nhưng với bà con ngư dân tụi tui vẫn xem biển đảo Hoàng Sa là nhà, như một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc nên sẵn sàng đối mặt, không hề biết run sợ, cho dù trong tay không một tấc sắt. Có thể nói, mỗi một con tàu của ngư dân Việt Nam xuất hiện ở vùng biển Hoàng Sa giống như cột mốc chủ quyền “sống” bất khả xâm phạm…” anh Tuấn tâm sự.

... có mặt nơi vùng biển Hoàng Sa thoắt ẩn, thoắt hiện quanh khu vực các đảo nhỏ như Tri Tôn, Phú Lâm, Hai Trụ, Ba Tiếng, Bom Bay…thuộc quần đảo Hoàng Sa để đánh bắt vào... ban đêm.

... những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc với lão đều có cách để ... né tránh và không hề biết run sợ.

...anh cười bảo: “Bọn chúng tàu to, nhưng cũng biết sợ bóng đêm, cũng ngán ngại những chiếc tàu nhỏ của ngư dân Việt Nam.

“Mỗi ngày anh em tụi tui chỉ làm vào ban đêm, sáng ra là chạy xa đảo hơn 10-20 hải lý ngoài hải phận quốc tế để neo đậu cho anh em ngủ lấy sức và tránh sự truy đuổi của tàu tuần tra Trung Quốc…” anh Tuấn tâm sự.

Cả 12 thuyền viên trên tàu chia làm 2 ca lặn. Mỗi ca 5 người, còn lại hai người trên tàu kéo ống hơi cho những người lặn bên dưới. Mỗi ca lặn dưới lòng biển Hoàng Sa dọc theo các rạn san hô quanh khu vực các đảo nhỏ kéo dài từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Riêng anh Tuấn thì điều khiển con tàu chạy theo thợ lặn đang làm việc dưới lòng biển Hoàng Sa và làm công việc cảnh giới tàu Trung Quốc bất ngờ tấn công.

Tất cả phó mặc cho sự may rủi…”, rồi anh cười bảo với tôi rằng: “Hên, xui thôi mà…”

ẽo

....nhiều lần bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Nhưng nhờ cảnh giới và phát hiện từ xa, nên tàu anh đã nhiều lần chạy thoát.

Khi đưa tàu vào gần đến đảo, đạn của lính Trung Quốc bắn ra như mưa. Anh nghĩ kiểu ni chết là cái chắc. Bởi bão đuổi sau lưng, còn đạn trên đảo bắn ra như mưa trên đầu. Tàu anh cùng hàng chục tàu khác của bà con đảo Lý Sơn không còn sự chọn lựa nào khác là dàn hàng ngang cắm đầu chạy vào đảo Cẩu để tránh bão.

Anh Quang nhớ lại: “Hồi đó anh em tụi tui chỉ nghĩ một điều, nếu chạy vào đảo còn có cơ may sống sót. Nếu có chết cũng còn tìm được xác cho vợ con nhìn thấy. Chứ ở ngoài biển, thì bão nhấn chìm, tìm đâu ra xác…”

Thật xót xa cho dân ta, cũng khá khen cho tinh thần AQ của mình ( thật ra không AQ thì cũng không bỉết nên làm gì hơn). Mỗi tàu là 1 cột mốc chủ quyền nhưng lại là cột mốc chủ quyền ...chui. Thật xót xa cho thân phận nước yếu. Làm sao giúp những ngư dân này đây khi họ thay chúng ta, những cư dân thành phố, lấy mạng sống chính mình ra làm cột mốc chủ quyền chui, và khi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng đó có hy sinh cũng là ...hên xui.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

'Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông'

Tất cả những ngư dân tôi gặp trong những ngày theo tàu lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đều khẳng định rằng: Biển Hoàng Sa là nhà của họ. Mỗi năm, hơn 2/3 thời gian họ sống và mưu sinh nơi vùng biển đầy hiểm nguy này. Dường như những tai ương bão tố, sự đe doạ, uy hiếp tính mạng của tàu tuần tra Trung Quốc hàng ngày, hàng giờ vẫn không làm họ chùn bước. Bởi trong trái tim của họ, biển đảo Hoàng Sa là phần máu thịt thiêng liêng không thể thiếu…

Máu thịt Hoàng Sa

Bà con ngư dân tụi tui một cảnh hai quê. Nhà ở đất liền, nhưng cuộc sống thì ở biển Hoàng Sa. Tất cả miếng cơm manh áo, tài sản và tính mạng đều ở hết ngoài biển. Mỗi năm 12 tháng, anh em tụi tui sống ngoài vùng biển Hoàng Sa hết 8 tháng. Mấy chục năm ni, anh em tụi tui đều xem vùng biển Hoàng Sa như ngôi nhà thứ 2 của mình…”, mở đầu câu chuyện với tôi trong đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự. Posted ImageChúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng...

Những ngày lênh đênh trên những chuyến tàu đánh bắt của bà con ngư dân, bất cứ thuyền viên nào tôi gặp, khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa là câu chuyện về biển, về ký ức những ngày đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển này lại cứ thế tuôn trào.

Ở tuổi 30, nhưng thuyền viên Trương Văn Tin trên tàu Qng-95821 đã có thâm niên hơn 13 năm sống ở biển Hoàng Sa.

Tin kể: “Mỗi khi tàu hết nhiên liệu, lương thực phải vào đất liền. Lên bờ ít ngày lại nhớ biển không chịu được. Vùng biển Hoàng Sa đến bây giờ với em đã là máu thịt không thể thiếu…Posted Image....Nhưng Hoàng Sa là máu thịt của Tổ quốc vẫn mãi mãi trong tim

Còn thuyền viên Trương Văn Công, người lớn tuổi nhất và có thâm niên hơn 25 năm bám vùng biển Hoàng Sa. Trong ký ức của mình, ông vẫn nhớ như in những lần thoát chết trong gang tấc.

Trong cái đêm trắng giữa biển Hoàng Sa ông kể cho tôi nghe những lần ông cùng các thuyền viên bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Thậm chí những lần tưởng chết rồi. Nhưng nhờ Mẹ biển chở che, ông trở về an toàn trong nước mắt của vợ con chờ đợi vô vọng trên bờ.

Câu chuyện về biển Hoàng Sa mà thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng, chủ tàu đánh bắt Qng-55111-TS kể cho tôi nghe trong cái đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay là cả một quãng đời gian khó nhưng đầy kiêu hãnh của anh. Năm 15 tuổi anh lên tàu làm ngư dân sau khi nghỉ học. Đến năm 20 tuổi anh là thợ lặn nỗi tiếng ở vùng biển Hoàng Sa.

Giống như kình ngư anh vẫy vùng một vùng biển rộng, từng hợp đồng đi trục vớt đồ cổ tại đảo Cù Lao Chàm. Từng cưỡi sóng đạp gió tung hoành ngang dọc nơi vùng biển Hoàng Sa. Nhiều chuyến biển kéo dài cả tháng trời không vào bờ.

Thời trai trẻ khi chưa có vợ con trên bờ, anh ở lì ngoài Hoàng Sa hết tháng này đến tháng khác, cứ thế theo tàu đi lặn bắt cá ở các rạn san hô ven các đảo Hoàng Sa. Lúc bão tố chạy vào bờ ít ngày, tan bão là nhớ biển nên lại trở ra.

Posted ImageMột góc đảo chìm giữa biển Hoàng Sa.

Gom góp chút vốn liếng trong những năm làm thợ lặn, vay mượn thêm bạn bè, người thân, anh đóng chiếc tàu công suất 70 CV với trang thiết bị hiện đại, từ máy định vị, máy dò tìm cá cùng các máy móc thiết bị chuyên dùng cho nghề lặn biển. Anh bắt đầu những tháng ngày lấy biển Hoàng Sa làm nhà.

Đã hơn 23 năm có mặt thường xuyên trên vùng biển Hoàng Sa, ở cái tuổi 38 dạn dày sóng gió biển khơi, anh bảo với tôi rằng chưa bao giờ anh biết khóc trước gian khổ hay bất trắc của những ngày gặp bão tố hay bị tàu Trung Quốc rượt đuổi.

Nhưng khi tôi nhắc đến Hoàng Sa mắt anh rưng rưng, tim anh như nghẹn lại. Bởi Hoàng Sa đối với anh như là máu thịt, là ngôi nhà thứ 2 đầy sóng gió. Biển Hoàng Sa đã cho anh và vợ con, anh em trên bờ cuộc sống cơm áo hàng ngày. Posted ImageNiềm vui của ngư dân bắt được con cá to giữa lòng biển Hoàng Sa.

Hỏi về ký ức những ngày sống ở biển Hoàng Sa, anh trả lời tôi bằng ánh mắt đăm đăm nhìn về hướng đảo Tri Tôn, Phú Lâm, Hai Trụ…Ở đó anh đã có những tháng ngày kinh hoàng đối mặt với bão biển, với những trận rượt đuổi nghẹt thở của tàu tuần tra Trung Quốc.

Đã có lúc tui suy nghĩ bán tàu lên bờ tìm nghề khác để mưu sinh. Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu. Cho dù có phải đương đầu với bao hiểm nguy, tui cũng sống chết với Hoàng Sa…”, thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng khẳng định

Sống chết với Hoàng Sa

Nhiều chủ tàu tôi gặp trong những ngày ở biển Hoàng Sa và khi đã vào bờ. Tất cả đều đoan chắc rằng họ đã sinh ra ở biển, biển nuôi sống họ bao đời nay và bây giờ con cháu họ vẫn tiếp tục ra khơi. Nên họ quyết sống chết với vùng biển Hoàng Sa này.

Bởi ở đó suốt mấy trăm năm nay, hết thế hệ này, đến thế hệ khác tiếp nối bước chân ra đảo không hề biết run sợ trước bão tố.

Posted ImageChúng tôi vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa, bất chấp mọi thế lực hung bạo.

Lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn kể với tôi rằng anh là đời thứ 7 tiếp nối bước chân của cha ông ra Hoàng Sa. Năm 16 tuổi đã lên tàu vượt sóng gió với hơn 4 ngày đêm. Ngày đó trong ký ức của ông vẫn còn tươi nguyên với những chiếc tàu công suất nhỏ, dụng cụ thô sơ.

Nhưng những ngư dân lớp cha anh vẫn kiên cường bám vùng biển này để mưu sinh. Đến thời của anh may mắn hơn có được tàu to, công suất lớn, nên thời gian ra Hoàng Sa được rút ngắn xuống còn hai ngày hai đêm.

Trong câu chuyện về khát vọng ngày mai, ông mơ một ngày con cháu của ông cũng sẽ tiếp nối và sẽ đóng được những chiếc tàu to hơn để chinh phục vùng biển đảo giàu có này. Và ngày đó, ông tin Hoàng Sa không còn trong tay của ngoại bang.

Còn bây giờ, ông bảo: “Có chết, tui cũng bám vùng biển này để chết, quyết không lên bờ.”

Lời khẳng định của ông như một lời nguyền trước biển cả, mà không phải đến bây giờ ông mới nói. Những chuyến biển sinh tử mà ông từng đối mặt nơi vùng biển Hoàng Sa này từ nhiều năm trước vẫn không làm ông chùn bước. Posted ImageNiềm vui của ngư dân khi săn bắt được hải sâm giữa biển Hoàng Sa

Ngay chuyến ra khơi đầu năm, khi tàu ông vừa đến vùng biển đảo Phú Lâm đã gặp tàu của 17 ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm giữa khuya, ông sẵn sàng bỏ chuyến biển với phí tổn hàng trăm triệu đồng để cứu người đưa vào bờ mà không hề đòi hỏi thiệt hơn.

Với ông, cũng như nhiều ngư dân khác, những bạn tàu cùng bám biển Hoàng Sa như anh em ruột thịt một nhà. Lúc hoạn nạn cùng chia sẻ là lẽ thường tình.

Trong cái đêm ngày 21/3, tàu ông Là bị Trung Quốc bắt, qua máy bộ đàm, ông thông báo rằng có tất cả 7 tàu đánh bắt của bà con Lý Sơn và Bình Châu bị tàu tuần tra rượt đuổi và tàu ông Là kém may mắn bị bắt giữ.

Ông Tuấn trầm ngâm bảo: “Mấy năm gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc thường xuyên rượt đuổi bắt giữ tàu của bà con ngư dân Việt Nam. Nên việc đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa gặp khó khăn. Cho dù khó khăn và hiểm nguy, nhưng tất cả bà con tui không ai bỏ tàu lên bờ…

Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang đã 3 lần bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc, cướp máy móc, đập phá đồ đạc trên tàu. Đã từng trắng tay trở về.

Hôm gặp tôi giữa biển Hoàng Sa, đưa tay chỉ chiếc tàu mới mua hồi đầu năm 2008, sau đó bị Trung Quốc thu giữ máy móc, thiết bị hôm tháng 9-2009 khi đang tránh bão tại đảo Cẩu và được bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ dàn máy ICOM, anh Quang tâm sự: “Giữa biển Hoàng Sa, tất cả thông tin với đất liền, tàu bạn, cũng như thông tin dự báo thời tiết đều nhờ vào dàn máy ICOM. Nhờ vậy mà anh em đi biển của tàu tui và các tàu bạn trên vùng biển Hoàng Sa thấy gần đất liền…”

Posted ImageBất chấp mọi hiểm nguy, ngư dân vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa để mưu sinh

Hỏi chuyện hiểm nguy, anh Quang tâm sự: Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa làm sao mà kể cho hết. Nhưng anh em chúng tôi không bao giờ nói hiểm nguy. Bởi giữa cái chết và cái sống nơi vùng biển Hoàng Sa khó mà biết trước. Nhưng cho dù có chết, anh em tụi tui vẫn quyết bám vùng biển này. Bởi đó là vùng đất thiêng của Tổ quốc mà cha ông mấy trăm năm trước đã đổ máu, mồ hôi để khai phá. Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông…

Không riêng gì anh Quang, anh Tuấn, anh Hồng, cùng hàng chục ngư dân khác trên các tàu đánh bắt giữa biển Hoàng Sa mà tôi có dịp ngồi trò chuyện, tất cả đều khẳng định với tôi rằng biển Hoàng Sa là máu thịt của họ.

Cho dù có hiểm nguy, họ vẫn kiên quyết bám biển và không biết run sợ trước bất kỳ thế lực nào, cho dù hung bạo đến đâu.

Edited by VIETHA
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần những phóng sự như thế này để khơi lại lòng yêu nước trong mỗi con người nhất là trong nền kinh té thị trường này !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đêm dưới lòng biển Hoàng Sa

Hằng đêm họ đối mặt với bao hiểm nguy giữa lòng biển bao la. Bất chợt tôi nhớ câu đùa vui của thuyền viên Nguyễn Văn Nam nói về cái nghề của mình: “Ngày lên dương gian ngủ; Tối xuống âm phủ làm bạn với hà bá” mà quặn thắt lòng…

Nhọc nhằn mưu sinh nơi lòng biển

Tôi đã từng theo tàu ra biển, từng đối mặt với sóng gió đại dương. Nhưng chuyến ra Hoàng Sa lần này khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận hết những gian khó nhọc nhằn của những ngư dân lặn bắt hải sản nơi vùng biển Hoàng Sa.

Miếng cơm, manh áo của họ đang được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả bằng tính mạng của mình.

Ngày ngủ, đêm xuống lòng đại dương mênh mông đối mặt với hiểm nguy bủa vây quanh mình. “Mỗi lần ngậm ống hơi lặn xuống lòng biển là rùng mình. Trời yên biển lặng còn dễ chịu. Những hôm trời nổi gió, lạnh thấu xương, lại bị sức ép của nước, nên thường xuyên xảy ra tai nạn. Nhẹ thì chảy máu lỗ tai, trào máu mũi. Nặng thì bị co cơ, tê liệt. Dưới lòng biển còn ấm, nhưng khi lên tàu thì rét run cầm cập…” thuyền viên Trương Văn Trưởng trên tàu Qng-95821-TS kể.

Posted Image

Từ lòng biển Hoàng Sa lên sau khi bắt đầy tôm cá trong chiếc túi nhựa mang theo bên mình. Kết thúc 1 ca lặn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ

Mỗi một lần xuống lòng biển giữa đêm khuya kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Tuỳ độ sâu mà mỗi thợ lặn sau khi bắt đầy cá trong chiếc túi lưới mang theo bên mình trồi lên mặt nước.

Nếu độ sâu khoảng 15-20m nước thì có thể lên ngay trong vòng 10 phút. Nếu độ sâu trên 30m nước thì sau khi lên mặt nước phải thực hiện qui trình giảm áp tuỳ mỗi người có thể kéo dài hơn 30 phút. Nếu thợ lặn nào làm sai một chút thì hậu quả chết người hoặc bại liệt toàn thân là khó tránh khỏi…”, Thuyền phó Trương Văn Á, một thợ lặn giàu kinh nghiệm giải thích.

Để được xuống lòng biển Hoàng Sa, tôi phải mất hai đêm thực tập. Ngậm ống hơi, mang bộ đồ lặn biển, đeo dây chì vào thắt lưng, tôi theo thuyền viên Trương Văn Nam lặn xuống lòng biển Hoàng Sa ở độ sâu hơn 15m nước.

Trong ánh đèn điện được nối từ máy phát trên tàu cùng ống dẫn hơi, lòng biển Hoàng Sa đen thẫm hiện ra trong ánh sáng mờ ảo của chiếc đèn điện 110W.

Cả rặng san hô đủ màu sắc như những cánh rừng bạt ngàn giữa đại dương hiện ra trước mắt trong ánh điện mờ ảo. Theo tay chỉ của Nam và cái gật đầu ra hiệu, tôi bám theo phía sau bắt đầu đêm săn bắt cá giữa lòng biển Hoàng Sa.

Lách qua những rặng san hô mọc chen chúc, những con hải sâm nằm trơ mình, cứ thế nhặt bỏ vào túi lưới mang bên mình. Những con cá to ngủ đêm trong hang được Nam dùng xiên đâm. Nhiều con cá to, người và cá vật nhau giữa lòng biển mới bắt được.

Posted Image

Ngư dân lặn đêm dưới lòng biển Hoàng Sa

Tôi cố chịu đựng bám theo Nam. Nhưng trước sức ép của nước, cũng như thiếu dưỡng khí, ngực tôi bắt đầu tức, khó thở. Hai lỗ tai đau nhức và hai chân gần như không điều khiển được. Bỏ chuyến săn bắt cá, Nam đưa tôi lên mặt nước.

Thú thật, lần đầu tiên tôi nếm mùi của đau đớn vì bị co cơ do sức ép của nước. “May lên kịp, và sức khoẻ tốt. Nếu không thì hậu quả chảy máu lỗ tai, hộc máu mũi và bại liệt là khó tránh khỏi…”, Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bảo với tôi như vậy.

Nằm trong khoang tàu tôi thấy mùi mặn chát không phải của nước biển. Mà cái mùi mặn ấy thấm tận trong lòng của máu, mồ hôi và nước mắt trong cuộc mưu sinh cơm áo giữa lòng đại dương mênh mông đầy bất trắc.

Luật của biển

“Đã ra biển là đối mặt với hiểm nguy, bất cứ nghề nào ở biển cũng phải đổ mồ hôi và máu mới có được miếng cơm manh áo cho vợ con trên bờ. Biển hào phóng ban tặng cho con người cuộc sống. Nhưng biển cũng lấy cuộc sống của con người. Luật biển rất sòng phẳng và công tâm…”. Lời triết lý của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn sau 22 năm bám biển như khẳng định cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những ngư dân giữa đại dương mênh mông là tất yếu phải chấp nhận.

Posted Image

Luật của biển là đức tin nhiệm màu của Mẹ biển. Mỗi chuyến ra khơi, ngư dân sắm lễ vật cúng trước biển trước khi đánh bắt

Suốt chuyến hải hành ra Hoàng Sa, tôi mới hiểu ra thế giới tâm linh với biển mà mỗi ngư dân mang trong mình khi ra với Mẹ biển.

Trước mỗi tai ương cướp đi bao sinh mạng con người, nhưng bao giờ những con dân của biển cũng tôn trọng và coi biển như lòng mẹ bao dung. Không bao giờ oán trách, bởi Mẹ biển đã cho họ cuộc sống miếng cơm manh áo hàng ngày.

Những lúc cuồng phong, bão tố, những ngư dân như anh Tuấn, anh Quang, anh Hồng và hàng nghìn ngư dân khác đều chắp tay trước ngực nguyện cầu và tự hỏi mình đã làm gì để Mẹ biển nổi cơn thịnh nộ?!

Mãi đến khi đã vào bờ, tôi mới kịp hiểu ra tại sao trước và sau mỗi chuyến đi biển, rất nhiều lễ nghi thành kính được ngư dân bày ra trước biển để nguyện cầu với lòng thành kính. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang đã từng đoán chắc với tôi rằng: “Không có luật nào nghiêm bằng luật của biển. Cái luật bất thành văn ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong tâm mỗi con người sống ở biển. Đã hứa là làm, cho dù lời hứa ấy chỉ ở trong tâm chẳng ai hay….

Còn nhớ sau trận bão số 9 hồi năm ngoái khi tôi về các làng chài ở Bình Châu, huyện Bình Sơn và An Hải, đảo Lý Sơn. Đi qua những làng chài xơ xác vì bão quật tan tành, nhà cửa đổ sập chưa kịp dựng lại, nhưng bà con ngư dân lại mổ heo ăn mừng.

Hỏi ra mới biết họ vừa mới thoát chết trở về từ Hoàng Sa. Tận mắt chứng kiến cảnh những ngư dân liêu xiêu trở về nhà sau bão tôi mới hiểu ra tại sao nhà sập không lo dựng lại, mà lo mổ heo ăn mừng.

Họ bảo không phải mổ heo để ăn mừng mình sống sót trở về mà mổ heo để cúng thần biển mà mình đã nguyện cầu khi gặp tai ương bão tố.

Posted Image

Chút lòng thành sau chuyến biển trở về

“Anh em đi biển tụi tui, cứ mỗi lần gặp tai ương là cầu nguyện trong tâm. Ai cầu nguyện và hứa điều gì trước biển là phải thành tâm. Thoát nạn trở về, cho dù có nghèo khó cũng phải thực hiện cho bằng được lời mình đã hứa trước biển…” - thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang giải thích cho tôi hiểu cái luật bất thành văn ấy.

“Ngay anh em bạn tàu, bất kỳ người nào gặp tai nạn trên biển trong lúc đánh bắt thì chủ tàu phải lo chu toàn. Không chỉ lo cho bản thân người bị nạn mà cả vợ con, cha mẹ của họ. Nếu họ không còn ra biển được nữa, thì chủ tàu cứ thế phải lo cho cuộc sống của họ đúng 1 năm. Luật biển là vậy…” Chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn kể.

Nhiều lắm những luật biển bất thành văn như thế được những lão ngư kể cho tôi nghe trong những đêm trắng giữa biển Hoàng Sa. Lòng chân thành, tính cương trực, thẳng thắn và can trường được hun đúc từ những hiểm nguy mà Mẹ biển dạy họ.

Từ những đêm trắng giữa biển Hoàng Sa với bao câu chuyện về biển, tôi đã thấu hiểu vì sao suốt mấy trăm năm nay, dù có phải đối mặt với hiểm nguy của bão tố, của tàu tuần tra Trung Quốc giữa biển Hoàng Sa, những ngư dân tay trắng vẫn đương đầu chống chọi không hề biết run sợ…

Edited by Thiên Sứ
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàng Sa, nơi cuộc sống không có chỗ cho sự yếu hèn

Trong những ngày lênh đênh trên các tàu cá, tận mắt nhìn những ngư dân can trường bám biển, đối mặt với bao hiểm nguy suốt mấy chục năm nay nơi vùng biển Hoàng Sa. Đối với tôi, họ là những “chiến binh” dũng cảm cưỡi sóng đạp gió, không hề run sợ và khuất phục dưới bất kỳ thế lực hung bạo nào

“Chiến binh” của biển

Hạnh phúc của tôi trong những ngày sống ở biển Hoàng Sa là được nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió trên nóc ca bin của những chiếc tàu đánh cá đang ngày đêm bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh.

Mỗi lần nhìn lá cờ Tổ quốc phần phật bay, tim tôi như nghẹn lại cùng với lòng tự hào. Tổ quốc vẫn hiển hiện trên bầu trời biển đảo giữa trùng khơi.

Posted Image

Những "chiến binh" trẻ giữa biển Hoàng Sa.

Trước biển bao la, những ngư dân mặt sạm đen vì nắng gió biển khơi luôn rạng rỡ nụ cười lạc quan. Nhiều ngư dân trẻ tôi từng gặp, giữa trùng khơi họ đều khẳng định với tôi rằng: Họ chỉ có hai bàn tay trắng nhưng đất trời Hoàng Sa mãi mãi trong trái tim và luôn gợi nhắc quá khứ hào hùng của cha ông suốt mấy trăm năm cưỡi sóng đạp gió chinh phục vùng biển đảo này.

Trung Quốc ỷ thế tàu to, trang bị súng ống, còn bà con ngư dân tàu nhỏ lại tay trắng, giữa biển mênh mông nên họ ăn hiếp. Thực lòng mà nói, nếu được cho phép, bà con ngư dân tụi tui sẵn sàng đối mặt để bảo vệ chủ quyền…” - thuyền viên Trương Văn Công khẳng định.

Posted Image

Những "chiến binh" trẻ đang ngày đêm bám biển Hoàng Sa, đối mặt với bao hiểm nguy nhưng gương mặt luôn rạng rỡ nụ cười.

Không riêng gì ông Công, mà tất cả những thuyền viên tôi gặp giữa biển Hoàng Sa đều bảo rằng họ không hề biết run sợ cho dù có bị bắt, bị đánh đập.

Nhiều lần bị bắt, đánh đập, rồi cướp toàn bộ máy móc, kể cả cá đánh được, tức lắm, nhưng chỉ có hai bàn tay trắng không biết làm chi hơn, đành phải chấp nhận. Cái mà anh em tụi tui lo sợ nhất là bị cướp tàu, hoặc bị tàu lớn bất ngờ đâm chìm tàu giữa biển như trường hợp tàu Qng-96516-TS của anh Dương Thanh Phú ở Lý Sơn hôm 9/3. Còn những hiểm nguy khác không nghĩa lý gì…” - thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự.

Mỗi một chiếc tàu cưỡi sóng đạp gió ra Hoàng Sa mang theo những đứa con đất Việt dũng cảm, can trường. Tôi vẫn còn nhớ như in lời tâm tình của thuyền viên Nguyễn Thanh Tích trên tàu Qng-95821: “Cuộc sống ở Hoàng Sa là nơi không dành cho những người run sợ, yếu hèn. Nếu sợ chết thì chỉ ra một lần rồi mãi mãi không quay trở lại...

Tôi hỏi Tích: Trong số những thuyền viên mà Tích quen biết, có ai không trở lại Hoàng Sa?". Tích lắc đầu: “Nói là vậy, nhưng tất cả những người ra Hoàng Sa mưu sinh, chẳng ai bỏ biển bao giờ cho dù họ có bị Trung Quốc bắt giữ, đánh đập. Thậm chí nhiều chủ tàu bị giữ tàu, trắng tay trở về nhưng một thời gian sau họ cũng tìm cách quay trở lại biển Hoàng Sa…”

Những đêm trắng cùng thức với ngư dân giữa Hoàng Sa, tôi được nghe những câu chuyện kinh hoàng nơi biển cả, từ chuyện giông tố nổi lên bất ngờ, đến chuyện tàu Trung Quốc rượt đuổi bắt giữ.

Hơn 40 thuyền viên tôi gặp giữa biển Hoàng Sa, người ít nhất cũng 2 lần thoát chết và 1 lần bị Trung Quốc bắt giữ. Nhiều chủ tàu trắng tay lên bờ, họ lại tiếp tục vay mượn để đóng tàu mới ra khơi.

Posted Image

"Chiến binh" can trường giữa biển Hoàng Sa.

Ngay như thuyền trưởng kiêm chủ tàu Dương Lúa, Lê Văn Lộc ở An Hải, huyện đảo Lý Sơn, bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu hồi cuối tháng 9/2009. Không còn phương tiện, cả hai chủ tàu đều lên tàu bạn tiếp tục bám biển Hoàng Sa mưu sinh.

“Nếu được nhà nước hỗ trợ, tụi tui sẽ vay vốn đóng mới tàu tiếp tục ra bám biển Hoàng Sa...” - Lão ngư Dương Lúa khẳng định

Ngồi trò chuyện cùng ngư dân, tôi gọi họ là những “chiến binh” của biển. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn, Tiêu Viết Hồng đều bảo: Tụi tui là những “chiến binh” của biển nhưng là những “chiến binh” tay trắng. Mấy chục năm nay dẫu đối mặt với bao hiểm nguy, chúng tôi không bao giờ biết run sợ. Cho dù những kẻ cậy tàu to, súng lớn, nhưng khó lòng mà khuất phục được ý chí kiên cường của những người con đất Việt.

Hào khí Hoàng Sa

Nếu lấy mốc từ ngày Phạm Quang Ảnh, người con của đất đảo Lý Sơn dưới thời triều Nguyễn đã “vâng mệnh vua ban” đóng thuyền buồm ra Hoàng Sa để đo đạc, đóng cột mốc trên đảo đã hơn 400 năm.

Kể từ ngày đó, những con dân đất Việt cứ thế hết đời này đến đời khác tiếp nối bước chân ra chinh phục vùng biển đảo Hoàng Sa bất chấp những hiểm nguy rập rình.

Posted Image

Tượng đài Hoàng Sa, niềm kiêu hãnh của con dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nên hào khí Hoàng Sa cho con cháu mai sau.

Ông Võ Hiển Đạt, một người con được sinh ra trên đất đảo Lý Sơn, không nối gót cha anh xuống tàu ra Hoàng Sa mà ở nhà chăm chỉ học hành để làm phận sự truyền cái chữ cho con dân xứ đảo và chú tâm nghiên cứu lịch sử của vùng đất.

Ông khẳng định rằng, từ thuở Phạm Quang Ảnh “vâng mệnh vua ban” thống lĩnh đội Hoàng Sa giong thuyền buồm ra đo đạc, cắm cột mốc chủ quyền nơi đảo Hoàng Sa, những bước chân nối tiếp rầm rập xuống thuyền vượt biển tạo nên hào khí Hoàng Sa nơi vùng đất đảo này.

Ông Đạt nói rằng: "Cái hào khí Hoàng Sa được hun đúc từ nhiều thế hệ cha ông truyền trong dòng máu của mỗi con dân xứ biển lòng quả cảm, ý chí kiên cường không hề biết sợ run trước thế lực hung bạo nào…

Trước khi ra biển Hoàng Sa, tôi đã có những ngày sống ở đảo Lý Sơn, tận mắt chứng kiến cảnh ngư dân nơi huyện đảo sắm lễ vật lũ lượt đến Âm Linh Tự làm lễ cầu nguyện trước mỗi chuyến ra Hoàng Sa.

Bất kể sớm, trưa, chiều tối, trong khói hương nghi ngút cùng tiếng chuông ngân lên nơi Âm Linh Tự như nhắc nhở cháu con nơi vùng đất đảo này ghi nhớ công khai phá của tiền nhân.

Trong cái không khí trầm hùng của nghi lễ những ngày đầu năm nơi làng biển của huyện đảo này, tôi như nghe vang vọng những bước chân rầm rập xuống thuyền và tiếng mái chèo khua nước của đội hùng binh mấy trăm năm trước.

Còn bây giờ, nơi cảng cá Lý Sơn hay cảng biển Sa Kỳ, hàng trăm tàu thuyền chen chúc vào ra. Ngư dân trên những chiếc tàu đầy tôm cá từ Hoàng Sa trở về, hay những chiếc tàu rẽ sóng ngược ra Hoàng Sa với bao kỳ vọng cho cuộc sống no cơm ấm áo.

Nhiều lão ngư tôi gặp giữa biển Hoàng Sa bảo rằng: Có ra Hoàng Sa mới thấy cái hào khí của con dân đất Việt bao đời bám biển. Bất chấp mọi hiểm nguy, những đứa con biển vẫn can trường không hề biết sợ...

Posted Image

Bất chấp mọi hiểm nguy, những con tàu ngày đêm rẽ sóng ngược ra Hoàng Sa.

Tôi vẫn còn nhớ như in lời của lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn trong cái đêm trắng nơi đảo Bom Bay: “Không có sức mạnh nào có thể khuất phục được những đứa con đất Việt đang ngày đêm bám biển Hoàng Sa. Bây giờ và mãi mãi về sau, chúng tôi và cháu con đã, và đang tiếp tục tiếp nối bước chân của tiền nhân ra vùng biển đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền…

Giữa những ngày biển lặng, đi qua vùng biển Lý Sơn, hay dọc các vùng ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, thanh niên trai tráng của các làng chài lần lượt kéo nhau xuống tàu ra Hoàng Sa.

Họ ra đi trong tâm thế của người con nước Việt ra vùng biển đảo chủ quyền của Tổ quốc để mưu sinh. Tôi đã gặp hàng đoàn trai tráng xuống tàu ra Hoàng Sa bám biển với những chuyến đánh bắt dài ngày và những chuyến tàu rời Hoàng Sa trở về khi tàu đã đầy tôm cá.

Hoàng Sa trong tâm trí của những chàng trai ra đi với lời hò hẹn của bao thiếu nữ trên bờ mong ngày trở về như những sợi dây vô hình nối chặt đất liền với biển đảo Hoàng Sa như là máu thịt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tựa vào nhau để sống với Hoàng Sa

Sợi dây đất liền với biển đảo Hoàng Sa được kết nối bằng ý chí can trường của những con dân đất Việt. Vẫn biết rằng, những đứa con của biển vẫn không hề đơn độc giữa đại dương mênh mông nhưng những ngày sống nơi vùng biển Hoàng Sa trên những con tàu nhỏ bé đối mặt hàng ngày với những hiểm nguy của tàu tuần tra Trung Quốc, tôi mới cảm nhận sự đơn độc của ngư dân nơi vùng biển này là có thật.

Giữa sóng gió trùng khơi, giữa bủa vây của kẻ bạo tàn với tàu to súng lớn, họ đã biết đoàn kết một lòng để bảo vệ nhau trong cơn hoạn nạn…

Chỉ hai bàn tay trắng

Tôi vẫn còn nhớ như in khi cùng ngồi với thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn vào sau cái đêm anh cùng 12 ngư dân trên tàu trên đường ra Hoàng Sa nghe tiếng kêu cứu của tàu mang số hiệu Qng-96516 do anh Dương Thanh Phú làm thuyền trưởng bị tàu lạ bất ngờ đâm chìm nơi vùng biển đảo Hoàng Sa giữa khuya hôm ngày 9/3.

Anh kể lại rằng lúc đó chỉ nghe tiếng kêu cứu giữa đêm đen là quay tàu lại cùng anh em lao vào hiểm nguy, giữa sóng to gió lớn để cứu 17 thuyền viên đang chới với giữa biển, khi tàu bắt đầu chìm.

Posted Image

Những "chiến binh" của biển giữa Hoàng Sa

Cứu được 17 thuyền viên lên tàu an toàn, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn sẵn sàng bỏ chuyến đánh bắt để đưa những người bị nạn vào bờ mà không hề toan tính thiệt hơn. Hôm tôi gặp anh giữa biển Hoàng Sa, vẫn nét mặt rạng ngời, thoáng chút âu lo về số nợ vay mượn cho chuyến đi biển trước chưa trả được, cộng với hệ thống máy liên lạc ICOM bị hư hỏng nặng không sửa chữa được.

Anh kể: “Anh em tụi tui ra biển chỉ có hai bàn tay trắng với chiếc tàu. Sóng to gió lớn thì không ngại, nhưng chỉ ngại những tàu tuần tra Trung Quốc cậy tàu to, lại trang bị súng ống ăn hiếp mà thôi…”.

Đưa tay chỉ dàn máy ICOM bị hư hỏng không sửa chữa được, anh kể vẫn kiên quyết ra khơi với hy vọng chuyến đi biển này gặp may để trả nợ và mua lại dàn máy ICOM để còn liên lạc với đất liền khi gặp sự cố.

Posted Image

..."Chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng..."

Ngay thuyền viên Nguyễn Đức Danh, làm việc trên tàu đánh bắt Qng-95821 của anh Nguyễn Thanh Tuấn làm thuyền trưởng, mới 20 tuổi đầu nhưng đã có thâm niên hơn 4 năm bám biển Hoàng Sa. Danh nói chuyện cùng tôi trong buổi chiều tắt nắng nơi đảo Bom Bay khi đang chuẩn bị đồ nghề để lặn xuống lòng biển vào ban đêm.

Danh bảo: “Có ra và sống ở Hoàng Sa mới hiểu được thế nào là gian khổ. Tụi em chỉ có hai bàn tay trắng, quanh mình là biển mênh mông. Nhiều khi gặp tàu tuần tra rượt đuổi không biết gọi ai để giúp. Mà ngoài biển cả mênh mông này, tàu Trung Quốc to đùng, lại trang bị súng ống, chỉ có con đường là chạy trốn. Làm sao đương đầu nổi…”.

Tôi hỏi Danh có sợ không, Danh cười bảo: “Mình tàu nhỏ, chỉ với hai tay trắng tất nhiên là sợ khi đối mặt mình bị thiệt. Nhưng nếu mình có tàu to như nó thì chẳng sợ. Mà nếu đã sợ tàu to thì tụi em làm răng dám ra vùng biển này”.

Posted Image

... Nhưng Hoàng Sa luôn trong trái tim chúng tôi!

Trong suốt cuộc trò chuyện, lúc nào Danh cùng những người bạn tàu tuổi mới vừa đôi mươi đều khát khao, mơ ước có được con tàu to, có được sự giúp đỡ, bảo vệ của lực lượng chức năng nước mình để đương đầu với thế lực hung bạo, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Danh xoè hai bàn tay bảo: “Tụi em chỉ có hai bàn tay trắng vẫn bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh. Nhưng trong trái tim của những ngư dân trẻ như em, biển đảo Hoàng Sa luôn luôn trong trái tim mình…”.

Đương đầu

Với chủ tàu Qng-90078-TS kiêm thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang, cứ tưởng anh bán tàu lên bờ, bởi anh đã 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp máy móc.

Chỉ tính riêng trong năm 2009, anh đã 2 lần bị bắt giữ, bị thu giữ máy móc tại đảo Phú Lâm và đảo Cẩu thuộc quần đảo Hoàng Sa khi chạy vào tránh bão. Cứ sau mỗi lần trắng tay trở về anh lại vay mượn để mua sắm máy móc và tiếp tục ra Hoàng Sa để bám biển.

Anh là một trong hàng trăm ngư dân và chủ tàu ở vùng biển Quảng Ngãi này vẫn kiên cường đương đầu với những hiểm nguy và những thế lực hung bạo ngoài biển Hoàng Sa để mưu sinh mà không hề biết run sợ.

Posted Image

Những chiếc tàu nhỏ của ngư dân vẫn đương đầu với thế lực hung bạo ngoài biển Hoàng Sa

Hỏi điều gì đã khiến các anh dám đánh cược mạng sống và tài sản của mình nơi vùng biển đầy hiểm nguy này, những thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Thanh Tuấn, Tiêu Viết Hồng…đều khẳng định:

”Đó là ý chí và dòng máu được hun đúc và truyền lại bao đời nay từ cha ông vượt đại dương ra chinh phục Hoàng Sa. Vùng biển đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thấm không biết bao nhiêu mồ hôi, máu của các bậc tiền nhân khai phá. Lẽ nào vì thế lực hung bạo, vì những hiểm nguy mà bỏ biển…”.

Bỏ biển để cầu an cho riêng bản thân mình là có tội với cha ông. Chúng tôi không bao giờ rời Hoàng Sa, sẵn sàng đối mặt với bao hiểm nguy để bám biển. Không phải đời chúng tôi, mà đến đời con cháu chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ra Hoàng Sa…”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định như vậy.

Còn lão kình ngư Tiêu Viết Hồng, chủ tàu Qng-55111-TS, thì khẳng định: "Cho dù có bão giông, đầy rẫy những hiểm nguy chực chờ nhưng với chúng tôi, Hoàng Sa là máu thịt, là đất thiêng của Tổ quốc đã cho chúng tôi cuộc sống cơm áo từ bao đời nay.

Dẫu bây giờ vùng đất thiêng ấy đang nằm trong tay ngoại bang nhưng chúng tôi tin một ngày nào đó không xa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc sẽ lại trở về…”.

Posted Image

Thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng, một trong hàng nghìn "chiến binh" của biển Hoàng Sa

Niềm tin mãnh liệt ấy đã được chắp cánh và kết tinh từ khí thiêng của cha ông mấy trăm năm trước truyền lại. Đã suốt hơn 30 năm qua từ sau ngày giải phóng, những lớp con dân đất Việt vẫn nối gót cha ông ra vùng biển đảo Hoàng Sa để mưu sinh.

Những trận cuồn phong, bão tố, những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc thường xuyên đe doạ tính mạng họ, nhưng tất cả con dân đất Việt đều không chùn bước. Họ sẵn sàng đối mặt để tồn tại trên mặt biển mênh mông Hoàng Sa.

Để tồn tại, đối mặt với bao hiểm nguy giữa trùng dương, những đứa con của biển đã tựa lưng vào nhau những lúc khó khăn nhất. Có nhiều chuyện cảm động cứu người giữa biển khơi khi gặp nạn như câu chuyện cứu 17 ngư dân thoát chết trong gang tấc của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn.

Trong chuyến ra Hoàng Sa trở về, tôi theo tàu anh Tiêu Viết Hồng. Đang ngồi trên buồng lái miên man bao câu chuyện biển trời, bất ngờ anh Hồng đưa tay chỉ về phía xa và gọi anh em trên tàu: "Xem phía xa hình như có một chiếc thúng bị trôi. Xem kỹ có phải người bị trôi hay không? Nếu có người thì phải quay tàu lại cứu họ…"

Posted Image

Những ngư dân biết tựa lưng vào nhau những lúc khó khăn để vượt qua hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa

Lo cho mình, cho bạn tàu miếng cơm manh áo và sự bình yên trở về nhưng những thuyền trưởng hay bất kỳ ngư dân nào như anh Hồng, anh Tuấn, anh Quang đều biết quan tâm và bảo bọc nhau trong những lúc khó khăn nhất.

Chỉ có tình yêu thương, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào ruột thịt mới giúp chúng tôi vượt qua những lúc nguy hiểm nhất giữa trùng khơi. Bởi ngoài Hoàng Sa suốt mấy chục năm nay chỉ có bà con ngư dân bám biển mưu sinh, chúng tôi còn biết dựa vào đâu nếu không đoàn kết một lòng…", thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rưng rưng Trường Sa

TT - Anh Bút Bi thân mến, tôi kể anh nghe chuyện này. Tôi vừa về từ Trường Sa. Anh hiểu được cuộc chia tay của người đất liền với lính đảo không ? Xúc động lắm, dằn lòng lắm. Vậy mà tôi không khóc. Nhưng chiều nay tôi đã khóc ở một tiệm ảnh.

Anh Bi à, ở Trường Sa, mỗi khi lên đảo, tôi nói với những người lính rằng để tôi chụp hình, về đất liền tôi sẽ phóng ảnh và gửi cho mẹ, cho vợ, cho người yêu, cho con... của những người lính ấy. Tôi chụp từ Trường Sa Đông sang Phan Vinh, từ Đá Tây, Đá Lát, từ Tiên Nữ qua Thuyền Chài...

Này là hình anh Bốn gửi cho chị gái ở Kim Sơn, này anh Phương gửi chị ở Ninh Bình, này anh Bình gửi mẹ ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, này Khánh gửi bố ở Thanh Hóa... Những người lính chỉ mong một điều : những tấm hình khiến gia đình gần gụi nhau hơn qua ngàn trùng đại dương.

Chiều nay, khi ra tiệm rửa hình, chị chủ tiệm đưa cho tôi xấp hình, cỡ hình to hơn tôi đặt, được ép plastic cẩn thận. Tôi ngạc nhiên: “Em phóng hình cỡ nhỏ và không ép mà chị ?”. Chị cười: “Nhìn hình chị biết, coi những tấm bảng địa danh trong hình là biết em chụp lính ở Trường Sa và gửi cho gia đình các anh lính ở quê chứ gì ? Chị không ra được Trường Sa, cho chị góp chút tình !”. Chị còn trách sao không chụp nhiều hơn...

Tôi bật khóc như một đứa trẻ con ngay trong cửa tiệm. Ôi Trường Sa ! Ôi Hoàng Sa ! Mỗi tấc đất của Người trong mỗi dòng máu Việt luôn là niềm thao thức khôn nguôi !

NĂM QUẢNG TRỊ

Tuổi Trẻ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàng Sa, 36 năm vẫn cách một nhịp chèo?

Hình như tôi đã khóc trong những đêm trắng cùng ngư dân đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa. Tôi đã khóc, nhưng nước mắt tôi không chảy, mà nghe quặn thắt trong lòng khi nhìn về phía quầng sáng, nơi có ánh đèn tín hiệu nhấp nháy trên đảo Tri Tôn, Bom Bay, Phú Lâm…

Tôi cũng như hàng triệu con dân đất Việt đang ngày đêm bám biển và hướng về Hoàng Sa đã đớn đau nhìn vùng đất thiêng của Tổ quốc đang còn nằm trong tay của ngoại bang hơn 36 năm qua…

Tôi không khóc…

Trước khi ra Hoàng Sa, tôi đã mất nhiều tháng trời đọc lại toàn bộ tư liệu lịch sử về Hoàng Sa, mảnh đất thiêng của Tổ quốc. Tôi đã đến nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về Hoàng Sa.

Khi ở trong căn phòng nhỏ của Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, nơi “ở nhờ” của vị Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa và cái nơi được gọi là phòng trưng bày ấy chỉ chừng 16m2 chật hẹp mà lòng tôi tự hỏi: Chúng ta còn nghèo, nhưng lẽ nào lại nghèo với quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước?

Lẽ nào không có một chốn riêng tử tế để đặt cái trung tâm hành chính của huyện đảo đã từng thổn thức bao con tim của người con đất Việt khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa!

Posted Image

Chúng tôi không bao giờ biết khóc. Chúng tôi sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển Hoàng Sa.

Thú thực, khi đặt chân vào Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng để đi tìm cái phòng làm việc của ông Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, tôi biết rõ mười mươi ông Đặng Công Ngữ là Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Cái chức danh ấy là có thực, nhưng không hiểu sao người ta không muốn giới thiệu bằng một bảng hướng dẫn?

Trong hành lang hẹp dẫn đến căn phòng trưng bày tư liệu và hiện vật huyện Hoàng Sa nằm chéo góc đối diện với phòng làm việc của ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch huyện Hoàng Sa, tôi phải đứng chờ để người quản lý mở cửa. Nhưng dường như cửa đóng then cài đã lâu lắm, nên chiếc ổ khoá phải được đập phá, tôi mới vào được.

Trong cái căn phòng chật hẹp ấy, tôi đã vỡ oà với biết bao nhiêu hình ảnh, tư liệu khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đứng nhìn những hình ảnh, tư liệu mà lòng tôi rưng rưng.

Trong lòng tôi có biết bao câu hỏi tại sao? Chúng ta nghèo đến mức để không có một nơi trưng bày những tư liệu, hình ảnh này cho con dân nước Việt tìm về để thổn thức, để yêu thương cái mảnh đất mà 36 năm nay vẫn còn nằm trong tay của ngoại bang?

Mãi đến bây giờ, cái huyện đảo Hoàng Sa được thành lập đã 13 năm (thành lập từ tháng 01/1997) được xác định ranh giới hành chính là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Ngày 21/4/2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014.

Tôi đã mất nhiều ngày đi tìm cái trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa, đi tìm vị chủ tịch huyện đảo này. Nhiều lời giới thiệu tôi đến Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng. Vẫn biết rằng, vị chủ tịch khả kính và kho tư liệu ngồn ngộn đang tá túc tại đây nhưng không hiểu sao đã nhiều lần tôi đến mà chân tôi không thể bước nổi qua cánh cửa hẹp này.

Bởi tôi cũng như hàng triệu triệu trái tim con dân nước Việt vẫn ước mong một trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa được xây dựng to đẹp. Bởi, đó là niềm tự hào của mọi con dân đất Việt khi tìm về để tri ân những bậc tiền nhân, để nhớ về vùng đất thiêng của Tổ quốc.

Trong những ngày được làm ngư dân lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa, tim tôi nghẹn lại khi nhìn thấy những lá cờ Tổ quốc phần phật tung bay trên nóc ca bin của những con tàu ngư dân lướt sóng.

Tôi đã đứng lặng người trước biển với niềm tự hào: Tổ quốc vẫn hiện diện hàng ngày, hàng giờ nơi vùng biển đầy hiểm nguy này. Lòng tôi ấm lại và không hề biết run sợ trước bất kỳ thế lực nào.

Posted Image

Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên nóc ca bin các tàu đánh bắt tại biển Hoàng Sa

Thuyền viên Nguyễn Văn Nam cùng hàng trăm thuyền viên khác mà tôi gặp trong những ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đã tự hào nói với tôi rằng: Ngoài biển Hoàng Sa mênh mông, lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc mỗi con tàu đã giúp chúng tôi tự hào và vững tin hơn để đối mặt với hiểm nguy.

Những tư liệu, hình ảnh, những sắc phong, những chiến thuyền, những con dân đất Việt một thời sống ở Hoàng Sa… Một trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa, một vị chủ tịch huyện đảo. Và ngoài biển đảo Hoàng Sa, tôi đã nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay…

Đó là tất cả niềm tự hào của con dân đất Việt, là nơi truyền lửa yêu thương và niềm tin để cháu con tiếp tục cuộc hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

…nhưng lòng quặn thắt

Tôi đã thắt lòng khi đi ngang qua các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ban đêm. Đứng nhìn từ xa, quầng sáng cùng ánh đèn nhấp nháy mà theo tay chỉ của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bảo đó là đảo Phú Lâm, Tri Tôn, Hai Trụ, Bom Bay… hiện vẫn đang còn bị Trung Quốc chiếm giữ. Thú thực, lúc đó, nước mắt tôi không rơi, nhưng lòng tôi quặn thắt.

Cố với tay để nhặt nắm đất thiêng của Tổ quốc nhưng xa quá, mặc dù vùng đất thiêng ấy chỉ cách nơi tôi đi qua chưa đầy 2 hải lý trong cái đêm vượt qua vùng biển “tử thần” đảo Tri Tôn, Phú Lâm.

Tôi năn nỉ thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn trong cái đêm đánh bắt nơi vùng biển đảo Bom Bay tìm cách cho tôi một lần được đặt chân lên đảo. Nhưng thuyền trưởng Tuấn bảo rằng: "không thể được", dù nơi ấy không phải là đảo quân sự nhưng cũng lắm hiểm nguy.

Bởi chỉ cần đặt chân lên cái đảo san hô nhỏ nơi có trụ đèn là lập tức tàu tuần tra Trung Quốc vây bắt ngay.

Posted Image

Phía bên kia là đảo Hoàng Sa, một phần máu thịt của Tổ quốc

Còn thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng thì nửa đùa, nửa thật bảo với tôi rằng: "Nếu anh muốn lên các đảo Trung Quốc chiếm giữ chỉ có cách duy nhất là cho tàu chạy thẳng vào đảo và chấp nhận bị Trung Quốc bắt giữ là lên được đảo. Nhưng chưa chắc anh được lên đảo Phú Lâm, hay Tri Tôn. Ngay như anh em tụi tui bị Trung Quốc bắt giữ cũng chỉ lên được cái đảo nhỏ không tên nằm cạnh các đảo lớn".

Đất trời thiêng liêng, biển đảo Hoàng Sa của Tổ quốc đây rồi. Tôi nhắm mắt nghe hồn thiêng sông núi, nghe lời thì thầm của vùng biển đảo yêu thương đang còn rên xiết trong tay của ngoại bang chiếm giữ.

Ngước nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay kiêu hãnh trên nóc của những con tàu rẽ sóng giữa biển Hoàng Sa, tôi thấy tự hào. Nhưng lòng tôi lại quặn thắt khi nhìn về phía biển mờ xa nơi cái quần sáng nhấp nháy trong đêm mà lòng tôi tự hỏi: Đã hơn 35 năm đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, nhưng một phần đất máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc vẫn còn trong tay của ngoại bang. Chúng ta liệu có lãng quên dần theo thời gian?!

Hoàng Sa máu thịt đây rồi! Tôi đã chạm tay vào vùng biển yêu thương để mà thổn thức, mà đau đớn cùng với niềm tự hào của con dân đất Việt trong những ngày được sống cùng hàng nghìn ngư dân can trường bám biển Hoàng Sa

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 28 và 29/4 tới, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ diễn ra lễ khao lề thế, một lễ hội hoành tráng mang tầm quốc gia với sự tham gia của tất cả các dòng tộc trên các đảo lân cận.

Đây là lễ hội thường niên của người dân huyện đảo Lý Sơn, được tổ chức vào khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tri ân công đức tổ tiên, tưởng nhớ đến những đội hùng binh của triều Nguyễn năm xưa đã dốc lòng xông pha ra biển lớn cắm mốc hải phận và vĩnh viễn bỏ xác nơi hải đảo xa xôi.

Năm nay được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia với sự quy hội của hơn 40 tộc học trên khắp đảo Lý Sơn và các đảo lân cận. Theo đó lễ hội sẽ tiến hành dựng lại toàn bộ không khí vừa trang nghiêm nhưng cũng rất đỗi bi hùng của những người chiến sỹ khi ra ra trận, đồng thời phối hợp tổ chức hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước.

Nghi thức thả thuyền và hình nhân trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Nguồn: didulich)

Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức lễ hội, người dân địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió) với mục đích tỏ lòng biết ơn với các thế hệ tiền nhân đã bỏ mình vì lãnh thổ thiêng liêng, tạo ý nghĩa tôn vinh văn hóa cổ truyền, khơi gợi niềm tự hào về một vùng đất giàu truyền thống.

Để đáp ứng nhu cầu du khách đến dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, huyện đảo Lý Sơn đã liên tục tăng cường thêm các chuyến tàu ngược xuôi từ Sa Kỳ đi Lý Sơn, theo đó phối hợp với quần chúng nhân dân trên đảo tạo điều kiện cho du khách có thêm chỗ ở tránh tình trạng quá tải tại các nhà nghỉ và nhà công vụ.

Trong 4 tháng đầu năm, huyện đảo Lý Sơn đã đón gần 10.000 lượt khách tham quan di tích, du lịch. Lễ hội năm nay cũng được xác định là mở màn cho chương trình Festival biển – đảo sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012 tại Quảng Nam.

Tại lễ khao thế lính Hoàng Sa năm nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng sẽ tiến hành khánh thành khu đội lưu niệm di tích Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa.

Thiên Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Để bảo vệ bình yên trên biển, để trở thành lá chắn bảo vệ biển trời, những người chiến sỹ Cảnh sát biển vẫn ngày đêm cưỡi sóng vượt trùng dương. Và, một phần cơ thể của họ đã gửi lại giữa đại dương mênh mông trong những cuộc tuần tiễu.

Gian nan những chuyến tuần tra

Sau mấy ngày neo tàu tại âu cảng Bạch Long Vĩ, tàu CSB 2008 lại nhận được lệnh ra khơi làm nhiệm vụ. Thuyền trưởng Quế thông báo ngắn gọn: "Anh em vừa nhận được thông tin có một số tàu có nhiều biểu hiện nghi vấn đang chở hàng tại vùng biển thuộc tỉnh Nam Định nên có lệnh phải kiểm tra".

Dứt lời, thuyền trưởng Quế vội thông báo qua bộ đàm để mọi người sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. Mọi thao tác đều diễn ra rất nhanh chóng.

Tàu rẽ sóng, lao nhanh về khu vực xuất hiện mục tiêu.

Cảnh sát biển đang tiến hành kiểm tra các tàu có biểu hiện nghi vấn trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Hoàng Sang.

Sau khi phát tín hiệu, chiếc tàu lạ vội tắt máy và thả neo. Thuyền trưởng Quế vội ra lệnh cho hạ xuồng. Một đợt sóng lớn ập đến. Chiếc xuồng bị cột sóng hất lên không trung rồi ném xuống giống như người ta ném trái bóng.

Theo lệnh của thuyền trưởng, một chiến sỹ bám chặt vào lan can tàu, lựa sóng, chờ cho đến khi sóng đẩy xuồng lên sát mặt boong tàu rồi thả người xuống. Số anh em còn lại dùng dây thừng quấn vào tàu mẹ để cho xuồng không bị đánh ra xa. 4 chiến sỹ còn lại lần lượt lựa sóng, đu mình xuống chiếc xuồng đang vật lộn với những con sóng giữ.

Xuồng nổ máy, cắt sóng rồi lao nhanh về phía trước. Một lúc sau, chiếc xuồng chỉ còn là một chấm nhỏ li ti giữa đại dương xanh thẳm.

Thuyền trưởng Quế kể rằng, những cuộc truy đuổi, kiểm tra tàu lạ thường rất nguy hiểm, đặc biệt là vào những hôm biển động, tầm nhìn hạn chế.

"Năm 2005, tàu K2006 và 1011 phát hiện thấy tàu Trung Quốc đánh bắt trong địa phận lãnh hải của Việt Nam, cách Bạch Long Vĩ khoảng 17 -20 lý. Thông tin ấy nhanh chóng được báo cáo khẩn cấp về Chỉ huy trưởng Vùng 1 Cảnh sát biển. Trước việc vùng biển của Việt Nam bị tàu cá nước ngoài xâm phạm, chỉ huy Vùng 1 đã họp khẩn cấp ra lệnh các chiến sỹ bằng mọi cách áp sát tàu cá nước ngoài để kiểm tra.

Hạ xuồng để truy đuổi tàu lạ trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Hoàng Sang.

Phát hiện có lực lượng truy đuổi, tàu lạ tăng tốc rồi bỏ chạy. Vừa điều khiển tàu chạy theo hình chữ chi để gây khó dễ cho lực lượng kiểm tra, tàu nước ngoài còn cắt các đoạn dây thừng rồi ném xuống biển.

Sau 3 giờ truy đuổi, chân vịt tàu tuần tra vướng phải dây thòng lọng ném xuống biển nên không thể di chuyển. Các chiến sỹ trên tàu buộc phải lặn xuống sâu để gỡ những đoạn dây vướng vào chân vịt. Mất hơn 3 tiếng đồng hồ, tàu mới có thể di chuyển tiếp"- Thượng úy Quế kể lại.

Các chiến sỹ trên tàu kể rằng, nguy hiểm nhất trong mỗi chuyến kiểm tra là khi tàu lạ bỏ chạy vào lúc sóng to, trời mù. Những lúc ấy, việc tiếp cận được tàu lạ là rất khó. Bởi trong quá trình bỏ chạy, tàu lạ vừa dùng dây thép và dây thừng để ném xuống biển, vừa đổ dầu lên boong tàu.

Nếu tàu tuần tra đuổi đến gần và áp sát, tàu lạ liền đổ dầu mỡ lên để các chiến sỹ tuần tra không thể bấu vào mạn thuyền. Có khi, các thuyền viên trên tàu bị kiểm tra còn dùng vũ khí để chống trả.

Để khống chế tàu bỏ chạy, các chiến sỹ Cảnh sát biển chỉ còn cách lợi dụng lúc tàu áp thật sát rồi nhảy sang, cuộn tròn người lại trong lưới đánh cá.

Hiểm nguy luôn rình rập trong mỗi chuyến tuần tra. Ảnh: Hoàng Sang

"Những lúc ấy đòi hỏi mỗi người làm nhiệm vụ phải cực kỳ quyết đoán. Chỉ cần tàu áp gần sát là phải nhảy liền. Chậm 1 giây, sóng đánh ra xa, cú nhảy hụt bước thì rất nguy hiểm. Đã có một đồng chí do nhảy hụt chân, lại đúng lúc sóng dồn 2 chiếc tàu vào nên bị đè nát cả chân" - Trung úy Quảng - Đội nghiệp vụ Vùng 1 nhớ lại.

Khi đã bị tàu của lực lượng tuần tra khống chế, các thuyền viên trên tàu lại tìm cách phá máy, để tàu không thể di chuyển được. Trong thời gian đó, có khi tàu lạ lại gọi thêm tàu đến ứng cứu.

Thượng úy Phạm Văn Thái - trưởng ngành điện vẫn nhớ như in lần rượt đuổi tàu Trung Quốc diễn ra năm ngoái: "Tháng 9 năm 2009, trong khi tàu chúng tôi làm nhiệm vụ ở phía Đông đảo Bạch Long Vĩ thì phát hiện một số tàu nước ngoài đánh cá trộm tại khu vực thuộc lãnh hải Việt Nam.

Ngay sau khi chúng tôi lên tàu để kiểm tra thì các thuyền viên trên tàu nước ngoài đồng loạt phá máy. Thuyền trưởng vừa thông báo nhanh tình về Vùng 1 để xin thêm "chi viện", vừa phải chỉ huy anh em bằng mọi cách nhanh nhất khắc phục lại máy đã bị phá. Mãi tận hơn 11 giờ đêm, 2 chiếc tàu của lực lượng Cảnh sát biển mới áp tải được 4 chiếc tàu cá nước ngoài về Cảng".

Gửi lại trùng dương một phần cơ thể người lính

Đến bây giờ, Thượng úy Hoàng Quốc Hiệp - trợ lý quân lực Vùng 1 Cảnh sát biển vẫn không thể quên được chuyến tuần tra vào tháng 12/2004.

Hôm đó là ngày 7/1/2004, biển động dữ dội. Tàu của anh đang cập cảng K20 thì nhận được tin có một đoàn tàu nước ngoài chở dầu lậu đang ở vùng biển của Việt Nam, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 20 hải lý.

Thượng úy Hiệp khi đó đang là thuyền phó quân sự của tàu nhận được lệnh bằng mọi giá phải tiến hành kiểm tra tàu nước ngoài xâm nhập trái phép vào lãnh hải Việt Nam.

Đang là ngày có gió mùa Đông Bắc nên biển động dữ dội, trời lại rất mù nên tầm nhìn hạn chế. Sau khi phát tín hiệu, yêu cầu tàu lạ dừng lại để kiểm tra nhưng tàu nước ngoài vẫn bỏ chạy, tàu của Hiệp được lệnh đuổi theo.

Thượng úy Hoàng Quốc Hiệp đang nhớ lại giây phút chân trái anh bị cán nát trong một cuộc truy bắt tàu Trung Quốc xâp nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Sang.

Một lúc sau thì tàu tuần tra đã đuổi kịp tàu nước ngoài. Thấy bị áp sát, một số thuyền viên trên tàu lạ đã đổ dầu tràn lên boong tàu, tìm mọi cách để lực lượng kiểm tra không thể áp sát và lên tàu.

Biên đội trưởng của tàu lúc ấy là Trung tá Đới Văn Thịnh liền ra lệnh cho anh em: bằng mọi giá phải áp sát tàu lạ rồi tìm cách nhảy sang, khống chế các thuyền viên trên tàu.

Tàu tuần tra dần dần áp sát, đợi cho khi sóng đánh xô hai chiếc tàu lại gần nhau thì các chiến sỹ làm nhiệm vụ nhảy sang tàu bên kia.

"Khi đó, tôi phải mang trên mình máy ICOM và vũ khí, sóng lại rất to, tàu lạ lại trơn như rây mỡ nên tìm mọi cách mà vẫn không làm sao áp sát được tàu nước ngoài. Nhưng trước quyết tâm của chỉ huy vùng, anh em buộc phải cố gắng để khống chế tàu lạ. Khi thân tàu của mình vừa áp sát tàu lạ, tôi vội vàng nhảy sang.

Một cơn sóng ập đến quá nhanh, đánh xa tàu của mình ra nên một chân trượt xuống. Tay đang cố gắng bấu vào mạn tàu để tìm cách trèo lên thì lại một cơn sóng nữa ập vào. Hai chiếc tàu va vào nhau. Chân trái của tôi đau nhói và không thể cử động nữa. Chỉ kịp nghe anh em chiến sỹ hét lên: Tàu cán nát chân trái của thuyền phó mất rồi" - Thượng úy Hiệp bàng hoàng nhớ lại.

Lúc này, các chiến sỹ đã sang được tàu nước ngoài vội vàng cắt lưới cá để sơ cứu cho Hiệp. Mặc cho chân trái nát bét, máu chảy đầm đìa cả boong tàu nhưng Hiệp vẫn ra lệnh cho anh em khẩn trương kiểm tra tàu nước ngoài vi phạm. Hơn 1 tiếng sau, anh mới được đưa trở lại tàu tuần tra.

Lúc đó đã là 4 giờ chiều. Anh em vừa tìm cách dẫn giải tàu nước ngoài vi phạm về Cát Bà để xử lý vi phạm, vừa tìm cách đưa anh về để băng bó vết thương. Có 4 chiếc tàu nước ngoài bị vi phạm nên mặc dù rất đau, Hiệp vẫn bảo anh em cố gắng phân bố lực lượng hợp lý, áp tải tàu về an toàn.

Thời tiết quá xấu, trời mù, ra đa không thể quét được xa nên mãi tới hơn 10 giờ đêm, tàu mới đến phao số 0. Một chiêc tàu cao tốc đã chờ sẵn để đưa anh về cảng K20 rồi chuyển lên bệnh viện Hải quân.

Hiểm nguy luôn rình rập theo mỗi chuyến tuần tra nhưng những người lính vẫn ngày đêm bám biển để khẳng định chủ quyền dân tộc. Những con tàu vẫn ngày đêm lặng lẽ ra khơi để bảo vệ bình yên trên biển, để trở thành lá chắn từ xa cho Tổ quốc. Ảnh: Hoàng Sang.

Tại đây, các bác sỹ đã buộc phải cắt bỏ một phần chân trái của Hiệp. Không thể đi biển như trước nữa, lãnh đạo Vùng đã bố trí cho anh làm Trợ lý quân lực của Vùng 1.

Hiệp bảo rằng, khi anh bị cắt bỏ một phần chân trái, cảm giác đau đớn thì ít mà hụt hẫng thì nhiều. Hỏi lý do, Hiệp chỉ cười buồn: "Đã đi biển rồi thì "nghiện" biển. Giờ phải ngồi ở nhà thì khó chịu trong người lắm".

Nhiều lúc, nhớ biển quá, Hiệp lại xin chỉ huy cho đi những chuyến ngắn ngày. Những chuyên đi dù ngắn ngủi đó đã giúp Hiệp với đi phần nào nỗi nhớ về những tháng ngày lênh đênh trên biển cùng đồng đội. Với anh, biển khơi xanh thẳm với cái nắng bỏng rát, với những cột sóng trắng xóa như là những thớ thịt trong con người anh.

Và một phần cơ thể anh đã bỏ lại giữa trùng dương mênh mông đó

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Luỹ thép trên biển

Dù cho cuồng phong dậy sóng, những con thuyền của ngư dân vẫn ngày ngày cưỡi sóng ra với biển khơi. Giữa trùng dương, những chiến sỹ Cảnh sát biển vẫn ngày đêm âm thầm bảo vệ bình yên cho những con tàu.

Để bảo vệ vùng biển, những người lính Cảnh sát biển không phải chỉ biết cầm súng, lên đạn và sẵn sàng quyết tử. Để giữ yên vùng biên viễn của Tổ quốc, họ đã biết làm nhiều hơn vậy.

Và chính họ đã góp phần tạo thành một lá chắn vững chắc, bảo vệ Tổ quốc từ xa, để cho những con tàu khát gió ngày ngày tìm đến biển khơi, để tạo thành một "cột mốc" giữa đại dương.

Bữa cơm trên đảo Hòn La

Đầu giờ chiều, sau khi nhận được thông tin là sắp có gió mùa Đông Bắc, thuyền trưởng Quế vội cho tàu cập cảng Hòn La (Quảng Bình).

Sau mấy ngày lênh đênh trên biển, nước ngọt, thức ăn dự trữ đã gần hết. Tàu vừa cập cảng, thượng úy Quế đã bảo anh em đi xin nước ngọt và thuê xuồng cá ngư dân lên đất liền mua thêm ít thức ăn dự trữ.

Hơn phân nửa anh em từ thuyền trưởng, thuyền phó đến Chính trị viên cởi bỏ quân phục, mặc mỗi chiếc quần xà lỏn rồi xách can nhựa lên một đơn vị bộ đội đóng trên đảo để xin nước.

Đảo trưởng đảo Hòn La cười giòn: "Gì chứ nước sinh hoạt thì thoải mái mà, để tớ kêu anh em bộ đội khiêng giùm cho với".

Tranh thủ lúc tàu cập cảng tránh gió bão, các chiến sỹ Cảnh sát biển lên đảo xin thêm nước ngọt để sinh hoạt trong suốt hải trình dài gần 1 tháng. Ảnh: Hoàng Sang.

Nói là vậy nhưng anh em chiến sỹ trên tàu đều biết rõ mồn một, rằng trên cái ốc đảo không có nổi nguồn điện thắp sáng, ngửa cổ tứ bề là biển này thì nước quý như vàng. Nước sinh hoạt là nước mưa hứng vào bể, chủ yếu phục vụ cho ăn uống hàng ngày. Muốn tắm thì xuống biển rồi về múc nước xối qua.

Ấy vậy mà vị đảo trưởng vẫn luôn miệng thoăn thoắt: "Kia là bể nước ăn, các cậu đưa can nhựa lại mà lấy. Còn đằng sau nữa là bể nước tắm giặt. Cứ "mái thoải" đi nhé".

Vừa gánh nước được một lúc thì cũng là lúc xuồng cá của ngư dân ghé đến để chở anh em chiến sỹ lên đất liền mua thêm thức ăn. Trong lúc chờ anh nuôi làm "nhiệm vụ" gánh nước, mấy ngư dân cũng lên bờ, mang theo can nhựa giúp các chiến sỹ gánh nước. Cứ 2 người làm thành một cặp, kẻ trước người sau lúi húi gánh nước về đổ vào thùng dự trữ.

Một lúc sau, khi bể nước đã gần đầy, thuyền trưởng Quế bảo một bộ phận anh em đi theo thuyền cá ngư dân lên bờ mua thức ăn. 7 người trên một chiếc xuồng chầm chậm tiến về đất liền.

Tàu CSB 2008 đang chuẩn bị cập âu cảng Bạch Long Vĩ để tránh sóng. Ảnh: Hoàng Sang.

Thuyền trưởng Quế bảo rằng, sau nhiều hôm lênh đênh trên biển, hạnh phúc duy nhất của cánh lính là được cập một hòn đảo nào đó. Lên đảo, thức ăn sẽ được cải thiện, bữa ăn có thêm đĩa rau xanh tươi giòn, anh em được tắm rửa thoải mái hơn trên tàu, không còn phải "tắm búng" như khi tàu đang lênh đênh trên biển nữa.

"Những lần tàu cập đảo, chúng tôi thường gọi cho ngư dân trên biển để nhờ họ chở vào bờ đi chợ. Lần nào cũng như lần nào, họ đều không lấy tiền rồi còn cho chúng tôi khi thì con cá, lúc thì con tôm. Ngại quá, mà trả tiền thì họ nhất định không chịu lấy, anh em chỉ còn cách là đưa cho họ ít dầu" - Quế nói.

Lên đảo, vừa được tắm giặt thoải mái, thoát khỏi cảnh "tắm búng", bữa ăn lại được cải thiện nên cánh lính lâu lâu lại hỏi khéo thuyền trưởng: "Tàu mình có ghé đảo không thủ trưởng?".

Chập tối, trong khi các chiến sỹ đang lúi húi chuẩn bị cho bữa tối thì đã thấy các chiến sỹ nơi đảo Hòn La đến thăm. Qùa mà họ mang theo là những ngọn rau bầu tươi nõn được trồng gần các bể nước.

Chợt nhớ, lúc chiều, trong khi các chiến sỹ đang lấy nước từ bể thì thuyền trưởng Quế chạy lại nơi những ngọn bầu xanh nõn, tay vân vê những quả bầu còn bé xíu rồi bảo: "Cái này mà nấu canh thì ngon phải biết".

Bữa cơm tối với một đĩa rau bầu luộc, ít cá tươi mà ngư dân vừa cho được dọn lên trên bờ. Thuyền trưởng Quế mời mấy chiến sỹ trên đảo cùng với ngư dân nán lại uống cùng anh em chén rượu nhạt. Những chiếc đầu lúi húi, quân quần bên mâm cơm còn nghi ngút khói.

Lũy thép giữa biển

Thuyền trưởng Quế bảo rằng, chính những người lính đóng quân nơi đảo và những ngư dân trên biển là "cứu cánh" cho anh em trong những chuyến tuần tra dài lê thê trên biển. Và cũng chính họ là nguồn động lực để anh em chiến sỹ ngày đêm băng sóng ra với biển khơi.

Trưởng ngành điện tàu CSB 2008 - Thượng úy Phạm Văn Thái vẫn nhớ như in chuyến tuần tra tháng 4 năm ngoái. Hôm đó, tàu đang làm nhiệm vụ trên vùng biển thuộc tỉnh Thanh Hóa thì phát hiện một số tàu lạ có nhiều biểu hiện nghi vấn. Trời quá mù nên sau khi tiến hành kiểm tra tàu lạ, các chiến sỹ không thể phát hiện ra tàu mẹ đang ở đâu.

Một lúc sau không thấy xuồng chở các chiến sỹ trở về, thuyền trưởng bèn ra lệnh cho tàu đi tìm. Hơn một tiếng đồng hồ vẫn không thấy bóng dáng chiếc xuồng chở các chiến sỹ đi làm nhiệm vụ. Máy ra đa cũng không thể phát hiện được vì trời quá mù. Cố tìm nhưng không được, chỉ huy tàu bèn ra lệnh trở về chỗ cũ, nơi mà chiếc xuồng con xuất phát.

Các chiến sỹ Cảnh sát biển đang thăm hỏi và giúp đỡ ngư dân trên biển. Ảnh: Hoàng Sang.

Trong khi đó, các chiến sỹ trên xuồng vì mất phương hướng nên đi quá xa khu vực neo tàu, máy bộ đàm không thể liên lạc được. Rất may lúc đó có một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Bình Định ghé tới. Các chiến sỹ vội lên tàu, nhờ la bàn để định vị tọa độ.

Chỉ khi đó, họ mới biết mình đã lạc mất tàu mẹ gần 20 hải lý. Họ trở về tàu mẹ khi trời đã nhá nhem tối, biển bắt đầu dậy sóng.

"Thấy họ trở về cùng một ít cá và tôm mà ngư dân tàu cá mang tặng, anh em trên tàu mừng quá mà quên mất đói và khát. Thế đó, giữa biển khơi mênh mông, nếu không có những ngư dân của mình giúp đỡ thì không biết chuyện gì đang xẩy ra nữa" - Thượng úy Thái tiếp lời.

Còn nhớ trong lần trò chuyện với ngư dân Hoàng Văn Hùng vào một chiều biển động, Hùng bảo rằng không thể bỏ biển vì mắc nợ với biển quá nhiều. Món "nợ" mà Hùng vẫn hay nhắc tới chính là nợ ân tình của những người chiến sỹ làm nhiệm vụ trên biển.

Hùng kể rằng: có hôm nghe tin đài báo gió nhưng vì tiếc luồng cá nên tàu vẫn cố nén lại. Khi sóng đã bắt đầu mạnh, Hùng vội vàng thu lưới để đưa tàu vào neo tại âu đảo Bạch Long Vĩ. Thuyền đang chạy bỗng nhiên khựng lại. Máy tắt lịm. Anh cùng các thuyền viên loay hoay mãi vẫn không thể sửa được. Mở khoang chứa dầu mới biết dầu đã hết. Lúc này, tàu của ngư dân đã vào tránh gió bão hết rồi.

Ngày cũng như đêm, luôn luôn có những con tàu ra khơi đệ̉ bảo vệ bình yên cho vùng biển Tổ quốc. Ảnh: Hoàng Sang.

May sao, cách đó không xa là nơi tàu Cảnh sát biển đang neo đậu. Sau khi nhận được tín hiệu, thuyền trưởng tàu CSB 2008 liền ra lệnh cho anh em tiến sát vị trí tàu gặp nạn rồi bảo anh em lấy mấy chục lít dầu cho ngư dân.

Dầu đầy nhưng tàu cá vẫn chết đứ đự. Thuyền trưởng Quế buộc phải cho thợ máy sang kiểm tra và sửa. Lúc tàu cá nổ máy, cũng là lúc sóng biển bắt đầu dữ dội.

Cái ân tình, "món nợ" mà Hùng nhắc tới, có khi là những lần vào âu tránh bão, lương thực, thực phẩm mang theo đều hết thì được các chiến sỹ Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển mang cho ít mì tôm, quần áo, thuốc men để chờ ngày thuyền ra khơi.

Cái ân tình đó, Hùng bảo sẽ trả hết cả cuộc đời này bằng cách ngày ngày tháng tháng đưa tàu ra khơi. Những lúc gặp tàu của lực lượng tuần tra, Hùng thường biếu một ít cá tươi rói để anh em chiến sỹ cải thiện đời sống.

Anh bảo rằng: mỗi khi đánh cá, thấy tàu tuần tra của mình neo đậu từ xa thì hạnh phúc lắm, bởi lúc đó, tàu của Hùng và những ngư dân khác đang được bảo vệ.

Nghe câu chuyện của những ngư dân mà chúng tôi được gặp trên chuyến hải trình kéo dài gần 1 tháng này, mới hiểu hết vì sao họ không thể bỏ thuyền, bỏ biển. Với họ, biển khơi là quê hương. Nơi đó, có những con người ngày đêm âm thầm bảo vệ họ, tạo thành một lũy thép vững chãi giữa trùng dương.

Và họ, những ngư dân lưng trần rám nắng sẽ nguyện suốt đời gắn bó với biển trời để trả nợ những "ân tình", để tạo thành một "cột mốc" nơi "trời nước gặp nhau" này.

Edited by VIETHA

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Hoàng Sa, Trường Sa lúc nào cũng là của VN'

Ông Nguyễn Đình Đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam

Vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong các mối quan tâm lớn của người Việt, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc sau trận hải chiến 19/01/1974, khi 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trong lúc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

Đài BBC nói chuyện với nhà sử học lão thành Nguyễn Đình Đầu về chính sách của Việt Nam Cộng hòa đối với Hoàng Sa - Trường Sa:

Ông Nguyễn Đình Đầu: Thời VNCH, Hoàng Sa - Trường Sa nằm ở miền Nam nên thuộc chủ quyền của VNCH, cho tới năm 1975.

Từ mấy trăm năm về trước, Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Khi người Pháp tới, thì quản lý là nhân danh Việt Nam, do vậy chủ quyền đối với hai quần đảo này vẫn thuộc về Việt Nam.

Tôi biết là trên cả hai nơi này, đều đã có các nghiên cứu, khảo sát khí tượng học từ rất lâu rồi. Riêng Hoàng Sa, là đảo có nhiều chim, nhiều phân chim, nên người Việt Nam trong những năm 60-70 còn khai thác phân chim khối lượng lớn ở đó.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, năm 1974 Trung Quốc đã có hành động quân sự để chiếm Hoàng Sa.

BBC: Hồi đó, ông đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Phản ứng của chính quyền và dư luận lúc đó ra sao ạ?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Ngay lập tức chính phủ VNCH đã lên tiếng phản đối, đưa vấn đề Hoàng Sa ra quốc tế. Lúc đó họ có quan hệ với Liên Hiệp Quốc và các nước mà người ta gọi là các nước tự do.

Lúc ấy ở miền Nam, tôi cứ tưởng rằng Trung Quốc lấy Hoàng Sa để giao lại cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cho Bắc Việt. Nhưng không ngờ, họ chiếm là chiếm đứt luôn đất của mình.

Mà tôi cho rằng vào thời điểm ấy, nhiều người cũng nghĩ như tôi, là Trung Quốc lấy Hoàng Sa cho VNDCCH.

Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà VNDCCH không có phản ứng gì.

BBC: Thưa ông, có cáo buộc là chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu đã "làm mất Hoàng Sa", không hiểu ông nghĩ sao?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Không đơn giản như thế. Lúc ấy, có quân đội VNCH được giao nhiệm vụ giữ Hoàng Sa, và đã có kháng cự mãnh liệt (với quân Trung Quốc).

Bên VNCH bị chìm một số tàu, thương vong thì cả hai phía đều bị nhiều.

BBC: Để khẳng định lại chủ quyền với các quần đảo đã mất, theo ông Việt Nam cần phải làm gì?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Có hai vấn đề - đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sử học... như chúng tôi, thì chúng tôi đưa ra những bằng chứng, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng tôi có nhiều tư liệu bản đồ của cả Trung Quốc và các nước, trong đó nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, và Việt Nam có chủ quyền ở Biển Đông. Tất nhiên tài liệu của Việt Nam trong các thời kỳ cũng nói như vậy. Đó là trách nhiệm của chúng tôi công bố những tài liệu đó.

Còn vấn đề giải quyết tranh chấp trên thực tiễn ra sao thì lại thuộc về phạm vi chính trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay