Thiên Đồng

Xây Dựng Hà Nội Theo Phong Thủy

7 bài viết trong chủ đề này

Xây dựng Hà Nội theo cấu trúc phong thủy?

Posted Image

Bên cạnh nhiều ý kiến tranh luận về việc xây dựng thành phố ven sông Hồng, KTS Trần Thanh Vân có quan điểm riêng về vấn đề này, từ góc độ xem xét cấu trúc phong thủy. Tay lái vững ở đâu?

Cách đây gần nửa thế kỷ, trong khi đất nước còn bị chia cắt, sống giữa Thủ đô đầy bom đạn, thi sĩ Xuân Diệu đã làm hai câu thơ bất hủ:

Tổ quốc ta như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau

Xuất thân trong một gia đình Nho học, thi sĩ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của cha là một “Cụ Hàn xứ Nghệ ”, không chỉ tinh thông thơ phú mà còn hiểu biết sâu sắc về địa lý Phong Thủy.

Trong một phút thăng hoa, nhà thơ đã vẽ lên bố cục âm dương địa mạch hình chữ S của đất nước Việt Nam. Thật kỳ diệu, nước ta đúng là một con tàu mà Nam bộ nói chung, trong đó Sài Gòn là trung tâm, đã xứng đáng là một đầu tàu. Còn Mũi Cà Mau quả là một mũi thuyền rẽ sóng.

Posted Image

Cấu trúc hài hòa âm dương

Thành phố Hồ Chí Minh đã có 300 năm lịch sử. Nơi đây, khi xưa rộn ràng thuyền buôn từ nhiều nơi trên thế giới lui tới. Ngày nay, các thương nhân đến Việt Nam thì đa số, đầu tiên phải đến TP Hồ Chí Minh.

Sau 32 năm đất nước thống nhất, thành phố Sài Gòn năng động vẫn xứng đáng là một đại thương trường, là đầu tàu, dẫn đầu cả nước đi khai phá nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Tuy vậy, đầu tàu năng động phải khai thác sức gió và vượt sóng, đôi khi bị bập bềnh, chao đảo trước gió to, có thể mất đi sự thăng bằng, vững chãi vốn có trong truyền thống của dân tộc ta. Những lúc đó, ta rất cần tay chèo thật khỏe và tay lái thật vững, để khống chế hành trình chính xác của cả con tàu. Trong những năm tháng tới, khi nền kinh tế đã hội nhập để cả thế giới tràn vào, thì gió càng to, sóng càng lớn, chắc chắn còn nhiều chao đảo nữa. Vậy đằng sau đầu tàu năng động, rất cần một tay lái vững.

Tay lái vững ở đâu?

Huế – “Vạn đại dung thân”?

Gần 500 năm trước, khi biết dã tâm của người anh rể là Trịnh Kiểm sẽ sát hại cả gia đình mình, Chúa Nguyễn Hoàng đã đi cầu cứu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình nhìn đàn kiến leo trên hòn non bộ rồi phán: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.

Hiểu ý Trạng, Chúa Nguyễn Hoàng đã xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa rồi xây dựng bản doanh luôn trong đó, nhờ đó mà bảo toàn được tính mạng, mở đầu cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh gần 300 năm.

Nhưng “Vạn đại dung thân” khác xa với “Vạn đại bá vương”. Phú Xuân Huế có sông sâu, có núi hiểm, có Chùa Thiên Mụ và núi Ngự Bình che chắn, phù hợp cho một cuộc trốn chạy, thúc thủ.

Nhưng Huế chưa chắc đã phải là nơi lý tưởng để các anh hùng vĩ nhân kinh bang trị vì thiên hạ. Nhất kinh kỳ, nhì phố hiến”

Manh nha từ thời Tiền Thăng Long, năm 256 tr.CN, Thục Phán An Dương Vương lập nên nước Âu Lạc, đã nhận ra thế cục Phong thủy rất vượng khí của vùng đất này nên đã chọn Cổ Loa để lập Kinh đô. Một ngàn năm Bắc thuộc, tiếp theo là một ngàn năm tổ tiên chúng ta giành giật với phong kiến Phương Bắc vùng đất vô cùng quý hiển có núi Chầu, sông Tụ đi từ Cổ Loa tới La Thành.

Các thầy phong thủy phương Bắc, điển hình là quan đô hộ sứ Cao Biền, đã mất nhiều công tìm kiếm và đã phát hiện ra nhiều huyệt đạo bí hiểm nơi đây.

Tổng cộng họ tìm ra 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1517 huyệt bàng, huyệt phát quan …

Cho đến năm 1010, dưới sự dìu dắt của Thiền Sư Vạn Hạnh, Vua Lý Công Uẩn lên ngôi và đã xác định tâm huyệt Long quyển thủy chính là vùng nước thoáng rộng nhất của sông Hồng nối với Hồ Tây và hệ thống sông hồ lớn nhỏ xung quanh. Đó chính là Hệ Long mạch, tạo nên một dòng lưu thủy cực mạnh, có thể xua tan mọi ám khí, có thể tụ hội Hồn thiêng sông núi.

Khẳng định được phát hiện đó, Vua Lý Công Uẩn đã ban Chiếu dời Đô và đặt tên là Kinh đô Thăng Long (Thăng Long – Rồng quẫy sóng bay lên, là cách nói gọn của hiện tượng Long quyển thủy).

Posted Image

Từ đó, Kinh đô Thăng Long ổn định trường tồn.

Ba triều đại huy hoàng Lý, Trần, Lê, ngự trị dài nhất và đã ghi được nhiều công đức vẻ vang, làm rạng rỡ non sông chính tại đất Thăng Long. Hình ảnh Thăng Long trên bến dưới thuyền, và câu ca dân gian “nhất kinh kỳ, nhì phố hiến” đã nói lên cảnh thanh bình thịnh vượng và giao lưu kinh tế rộng rãi của Thăng Long với trong nước và ngoài nước.

Xây dựng Hà Nội theo cấu trúc phong thủy?

Sáu mươi hai năm qua, trên mảnh đất đầy đau thương và đầy hào khí này, Đảng và Chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Pháp, rồi giặc Mỹ và đang xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Làm được những việc vĩ đại đó, ta không thể không nhận thấy một điều kỳ diệu rằng, chính tổ tiên chúng ta đã rất sáng suốt từ những bước đi ban đầu và vẫn đang chỉ lối cho ta đi tiếp hôm nay.

Posted Image

Hôm nay chúng ta đã có một Thủ đô rộng lớn mà Trung tâm của thành phố trùng khớp với Tâm điểm của cấu trúc Phong thủy Thăng Long, vòng tròn tâm điểm này rộng tới 40 Km2, ôm gọn dấu tích huy hoàng của dân tộc suốt hơn 2000 năm. Luật đê điều đã cho phép chúng ta nghiên cứu khai thác hai bên bờ sông Hồng, Thành Cổ Loa đang được trùng tu tôn tạo, Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ và đang có kế hoạch bảo tồn.

Thủ đô hôm nay muốn thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nói khác đi, muốn trở thành tay lái vững để điều khiển con tàu đất nước, thì cấu trúc của Trung tâm Thủ đô phải tuân thủ nghiêm ngặt luật Phong thủy nơi đây: Bờ Nam sông Hồng là Trung tâm Chính trị và Thương mại, bờ Bắc kéo đến Cổ Loa dài 7Km phải là Trung tâm Văn hóa, Lịch sử và Du lịch.

Chính giữa sông, nơi đã có hàng ngàn ha đất bồi, nơi sinh khí vượng nhất, không thể để hoang hóa nhưng cũng không được biến thành đảo bê tông , nơi đây nên xây một Đô thị nổi với nhiều cung điện, đền đài, để nghỉ ngơi di dưỡng tinh thần và khai thác kinh doanh du lịch.

Không gian trong vùng trung tâm này cần thoáng rộng, nước phải lưu thông để duy trì Long quyển thủy, không xây các tòa nhà tháp như các cần ăng ten làm mất Dương khí, không xây khu nhà quá cao quá to và dày đặc như bức tường chặt giữa Hồ Tây và Sông Hồng, cần tái tại hình ảnh của một “Thăng Long trên bến dưới thuyền” và không mô phỏng, sao chép của bất cứ một nơi nào trên thế giới.

Posted Image

Tất cả các công trình xây dựng ở đây, tất cả các nẻo đường nơi đây phải gắn bó với trục đường đi đến thành Cổ Loa, nơi đó có Am Mỵ Châu, một người con gái rất nhân hậu nhưng đã đắc tội với non sông chỉ vì quá nhân hậu. Không phải vô cớ mà hơn 2000 năm nay dân ta vẫn thành kính dâng hương thờ một bức tượng mất đầu. Hôm nay, bức tượng đó đang ở ngay sát cạnh Trung tâm Thủ đô hiện đại. Điều đó nhắc nhở chúng ta phải mở rộng cửa, phải bắt tay với tất cả bạn bè trên thế giới nhưng vẫn phải thường xuyên cảnh giác đừng phạm sai lầm như nàng Mỵ Châu. Ngoài việc khống chế quy họach xây dựng, Thành phố cần có định hướng để phấn đấu lưu thông Dòng lưu thủy tức là lọai bỏ một Tử mạch để tìm lại một Sinh mạch, tích tụ được hồn thiêng sông núi, thì con thuyền đất nước đủ vững vàng để rẽ sóng ra khơi.

Sưu tầm từ nguồn Vietnamnet

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị

Khái niệm Phong thuỷ từ trước đến nay luôn được hiểu một cách mơ hồ và đôi khi mang màu sắc thần bí. Nhưng hiểu theo nghĩa đen của ngôn từ thì Phong là gió, Thuỷ là nước, phong thuỷ tức là tìm hiểu về hình thế của địa hình để tìm ra thế đất tốt. Cách hiểu này cũng không hẳn là sai nhưng chưa hoàn chỉnh và đầy đủ. Ngoài ra còn nhiều cách hiểu khác như cho rằng Phong thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ; hoặc Phong thuỷ còn gọi là Kham Dư, chỉ địa thế, phương hướng nhà ở, mồ mả để chọn lành tránh dữ; phong thuỷ là khoa học, đất, nước và gió….nhưng về cơ bản đều chưa thực sự phản ánh đầy đủ tính chất của môn phong thuỷ. Thậm chí đôi khi người ta còn lẫn lộn giữa phong thuỷ với các hình thức tín ngưỡng như cúng bái, bùa chú. Và trong Phong thuỷ chia ra làm nhiều trường phái, phương pháp nghiên cứu như là : Dương trạch, Bát trạch, Huyền không, Hình lý khí…

Từ cách giải thích thuật ngữ Phong thuỷ của Quách Phác đời Tấn ( Trung Quốc ) trong Táng Kinh “ Táng (chôn) là đón sinh khí. Khí gặp Phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dưỡng. Vì vậy gọi là Phong thuỷ”. Ta có thể suy luận rằng trước đây thuật Phong thuỷ chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự vận động của các dòng chảy và không khí (gió) phục vụ cho mục đích đặt mồ mả, âm phần. Mà trong thuật địa lý âm phần thì để tìm ra vị trí đất tốt trước tiên người ta phải dựa nhiều vào hình thể, sự vận động của các dòng nuớc. Và từ đó khái niệm Phong thuỷ được hiểu đơn giản là Gió và Nước. Tuy nhiên càng về sau này con người nhận biết được nhiều quy luật của sự tương tác giữa tự nhiên, hoàn cảnh môi trường sống với người sống nên tiếp tục phát triển thuật phong thuỷ để xây dựng nhà cửa, công sở .

Đến nay Phong thuỷ vẫn thường được coi là một môn lý học mang màu sắc thân bí, nhưng nếu một lý thuyết được coi là khoa học khi “giải thích hợp lý được hầu hết những vấn đề có liên quan một cách thống nhất và có quy luật tiên tri” thì từ những tổng hợp tri thức cổ đại và hiện đại chúng ta có thể đưa ra một khái niệm về Phong thuỷ hiện đại như sau: Phong thuỷ là một môn khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động, tương tác của tự nhiên và con người để điều chỉnh hoặc tận dụng những sự tương tác đó phục vụ cho mục đích của con người trong cuộc sống.Và trong Phong thuỷ vấn đề cơ bản là tìm hiểu sự ảnh hưởng của các dòng “khí” do sự vận động của tự nhiên và con người tạo ra. “Khí” ở đây có thể hiểu là một dạng vật chất được tạo thành từ những sự tương tác và được chia làm 2 dạng. Khí được tạo thành từ sự tương tác nội tại của vật chất ví dụ như địa khí hình thành từ sự vận động nội tại của Trái đất dẫn đến sự hình thành của địa hình, sông núi, ao hồ; khí hình thành từ sự tương tác bên ngoài, ví dụ như sự tương tác của Trái đất với những hành tinh khác trong vũ trụ, hoặc từ sự tương tác trên trên bề mặt Trái đất tạo ra sự sinh trưởng của vạn vật, hình dáng của kiến trúc; từ sự tương tác của các vật thể trong một ngôi nhà, từ sự tương tác của môi trường xung quanh với cấu trúc nhà ở, từ sự vận động của con người trong môi trường tác động đến cuộc sống, quyết định của con người…. “Khí” ở đây có thể hiểu là một dạng vật chất được tạo thành từ những sự tương tác và được chia làm 2 dạng là âm khí (khí hình thành do sự vận động nội tại) và dương khí (khí hình thành do sự tương tác bên ngoài). Khí được tạo thành từ sự tương tác nội tại của vật chất ví dụ như địa khí hình thành từ sự vận động nội tại của Trái đất dẫn đến sự hình thành của địa hình, sông núi, ao hồ; khí hình thành từ sự tương tác bên ngoài, ví dụ như sự tương tác của Trái đất với những hành tinh khác trong vũ trụ, hoặc từ sự tương tác trên trên bề mặt Trái đất tạo ra sự sinh trưởng của vạn vật, hình dáng của kiến trúc; từ sự tương tác của các vật thể trong một ngôi nhà, từ sự tương tác của môi trường xung quanh với cấu trúc nhà ở, từ sự vận động của con người trong môi trường tác động đến cuộc sống, quyết định của con người….

Khi hiểu được bản chất của những sự tương tác và vận động của “Khí” thì sẽ hiểu được bản chất của Phong thuỷ, đồng thời có thể xét đoán được tính hợp lý của những lý thuyết phong thuỷ khác nhau.

Khí tạo ra hình, hình quy định sự vận động của khí. Ví dụ khí Kim thì vật hình dạng tròn, khí Mộc thì vật dài, khí Thổ thì vật vuông, khí Hoả thì sắc nhọn, khí Thuỷ thì hình dáng uốn lượn mềm mại. Khí thanh thì hình thuần khiết mà đẹp, khí tạp thì hình thô lậu, vụn vặt, thiếu cân đối. Khí thanh mà hài hoà thì con người sáng suốt; khí trực thì tính cách nóng vội, cực đoan dễ sai lầm dẫn đến hao người, tốn của.

Sự vận động của Khí không chỉ ảnh hưởng hưởng đến sự hình thành của vật chất mà khí còn tương tác ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức của con người như tinh thần, thái độ, phong cách sống, tính cách, sự sáng tạo, kỷ cương pháp luật…(ý thức cũng là một dạng vật chất, ý thức nảy sinh từ nền tảng vật chất nên cũng chịu sự tương tác của vật chất – Vật chất hay ý thức – dungkq). Sống trong một ngôi nhà hoặc môi trường có kiến trúc vụn vặt, tạp loạn, nhiều góc cạnh xung đột, nhiều rác thải, nhiều đường ngang ngõ tắt sẽ khiến cho tư duy của con người ta khó tập trung, cố chấp, dễ xung đột, xô bồ, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự tôn trọng pháp luật, dễ phạm tội.

Những con đường tốc độ cao nhưng nhiều nhánh ngang vòng vèo, tự phát thì khí bị tạp loạn và khiến người điều khiển giao thông mất tập trung, nóng nảy, xử lý thiếu chính xác từ đó dễ xảy ra tai nạn.

Những toà nhà văn phòng, khu chung cư lệch lạc, hình dáng và cấu trúc không thanh thoát, nặng nề thì dễ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ, bệnh tật, kiện tụng, tư duy hạn hẹp, làm việc thiếu chuyên nghiệp. Hoặc những khu dân cư, đô thị thiết kế không gọn gàng tạo ra những ngóc ngách tù túng, chắp vá mất vệ sinh cũng dần dần làm cho tinh thần, ý thức của bộ phận dân cư sống trong môi trường đó phát triển theo chiều hướng nhỏ nhặt, luẩn quẩn, lười biếng, tiêu cực và từ đó nảy sinh tệ nạn, phạm tội. Những ví dụ trên có thể thấy được rất rõ ràng trên thực tế.

Những căn nhà hoặc khu đô thị bị thoái khí thì ế ẩm, đời sống sinh hoạt của cư dân thấp và nếu không có sự điều chỉnh hợp lý mà địa hình ngày càng thay đổi bất lợi thì có thể dẫn đến hoang phế.

Phong thuỷ không đồng nghĩa với những hình thức cúng bái, bùa chú, trấn yểm thần thánh hoặc bị pha tạp màu sắc của sự huyền bí không giải thích được. Bản chất của phong thuỷ là điều chỉnh những sự tương tác giữa môi trường và con người. Phong thuỷ hay kiến trúc đều nhằm mục đích tạo ra những không gian sống an toàn, khoẻ mạnh và thuận tiện cho sự phát triển của con người. Người kiến trúc sư có thể không hiểu về những nguyên tắc tính toán trong phong thuỷ nhưng bằng con mắt nghề nghiệp, sự nhạy cảm thì khi thiết kế một ngôi nhà hoặc 1 khu đô thị cũng sẽ có sự trùng khớp với những giải pháp thiết kế của nguyên tắc phong thuỷ. Và ngược lại một kỹ sư phong thủy khi tính toán đúng cũng sẽ đưa ra những giải pháp phong thuỷ tương đồng về mặt thẩm mỹ, công năng sử dụng giống như người kiến trúc sư. Chính vì vậy nên có nhiều công trình mặc dù không có sự tham gia của Phong thuỷ nhưng vẫn tồn tại bền vững và tạo ra sự phát triển, ví dụ điển hình như toà nhà Trắng của Mỹ, bất cứ thầy phong thuỷ giỏi nhất thế giới nào cũng chỉ mong đạt đến trình độ của người kiến trúc sư trưởng đã lựa chọn vị trí và thiết kế toà nhà đó. Tuy nhiên vì do hệ thống các nguyên tắc ứng dụng khác nhau nêngiữa người thiết kế phong thuỷ và kiến trúc sư hay bị mâu thuẫn khi đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của công trình cả về mặt kiến trúc và phong thuỷ, đạt được vẻ đẹp về kiến trúc thì lại mâu thuẫn với nguyên tắc phong thuỷ và ngược lại, đúng nguyên tắc Phong thuỷ thì lại mất yếu tố thẩm mỹ. Nhưng đó chỉ là những thiết kế rời rạc vì tuy khác nhau về nguyên tắc, hệ thống công cụ tính toán nhưng một kiến trúc sư giỏi hay một kỹ sư phong thuỷ tài năng cũng sẽ đều đưa ra giải pháp hợp lý cho một bài toán thiết kế để đạt được mục đích đề ra.

Ví dụ, khi xây một ngôi nhà lớn để tiết kiệm tài chính, nguyên liệu và giảm tải cho hệ thống kết cấu thay vì làm rầm treo kiến trúc sư bắt buộc phải thiết kế rầm ngược nhưng hệ thống rầm ngược đó lại mâu thuẫn với những giá trị về mặt phong thuỷ vì sẽ khiến cho không gian bên dưới bị chia cắt thiếu sự thông thoáng thẩm mỹ và tạo ra những áp lực làm dòng khí vận động trong ngôi nhà bị xáo trộn dần dần sẽ khiến cho tư duy của những người sống trong môi trường đó thiếu sự thông thoáng dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ. Nếu một người kiến trúc sư thiết kế thêm 1 hệ thống trần giả làm cho không gian bên trên bằng phẳng với những hoa văn hợp lý thì không những đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn giải quyết được bài toán về mặt phong thuỷ, và nếu một kỹ sư phong thuỷ thực sự khi sửa phong thuỷ thì cũng sẽ đưa ra giải pháp như vậy để đạt hiệu quả tối ưu nhưng vẫn tiết kiệm thay là treo trên trần những vật dụng mà đôi khi đạt về phong thuỷ nhưng lại thiếu thẩm mỹ. Thậm chí một người không có kiến thức chuyên môn về phong thuỷ hay kiến trúc nhưng đang trong thời kỳ thể trạng sung mãn, tư duy khoáng đạt cũng sẽ đưa ra được những ý tưởng thiết kế ngôi nhà của mình phù hợp với những nguyên tắc của phong thuỷ chỉ mục đích đơn giản là “nhìn cho vừa mắt” hoặc hợp với “gu thẩm mỹ” mà không biết rằng vô hình dung đang tự thiết kế phong thuỷ cho mình. Chỉ khác nhau là người làm phong thủy tự phát sẽ không kiểm soát được hành động của mình, nếu có tốt thì cũng không biết được tốt vì sao và nếu xấu thì vì sao xấu.

Tuy nhiên, về cơ bản kiến trúc chỉ chú trọng đến thẩm mỹ, công năng sử dụng, còn phong thuỷ mới tập chung vào việc nghiên cứu và điều chỉnh các sự tương tác đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của con người. Giả như nét đẹp thẩm mỹ của kiến trúc và sự điều chỉnh của phong thủy mâu thuẫn với nhau không thể khắc phục thì nên đề cao sự điều chỉnh của phong thuỷ. Khi đã coi kiến trúc là một môn học ứng dụng trong việc thiết kế thì cũng có thể coi Phong thuỷ là một môn học ứng dụng trong kiến trúc xây dựng đô thị. Hiểu được bản chất của Phong thuỷ và những quy luật vận động của tự nhiên thì cũng có thể kết hợp cả kiến trúc và Phong thuỷ để đưa ra giải pháp tối ưu thoả mãn những giá trị thẩm mỹ, công năng sử dụng, an toàn, phát triển cho một công trình xây dựng hoặc một bản quy hoạch đô thị làm thay đổi cuộc sống của một con người, một gia đình hay một đất nước.

Hành vi của con người bị quyết định bởi ý thức, ý thức chịu sự tương tác của môi trường nên hành vi, cách ứng xử của mỗi người ảnh hưởng nhiều từ môi trường sống. Muốn người dân có tinh thần tôn trọng pháp luật, tư duy làm việc chuyên nghiệp, hạn chế tệ nạn trong những vùng đô thị thì nhà nước phải có những chiến lược quy hoạch hợp lý từ tổng thể đến chi tiết tuân thủ những nguyên tắc về sự: thống nhất, gọn gàng, thoáng đãng, vệ sinh, thuận tiện.

Afeng.vn - Sưu tầm từ nguồn Vietlyso.com

Hội thảo Phong thuỷ trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng

Phong thuỷ lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy cảm”, rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người. Hội thảo “Phong thuỷ trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng” do Viện Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) tổ chức tại Đại Lải – Vĩnh Phúc, ngày 18 – 19/8/2007 với đầu bài: Hội thảo tập trung đề cập đến phần “dương trạch” quan hệ đến kiến trúc (KT) và quy hoạch xây dựng (QHXD)…

Khái niệm đa chiều

Có rất nhiều ý kiến định dạng phong thuỷ (PT) được đề cập tại hội thảo. Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, PT là một hiện tượng văn hoá có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưu truyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường. PGS Lê Kiều thì “định nghĩa”: PT là địa thế, địa hình, là đất và nước quanh ta. PT là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó. PT còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn, sao trời, vũ trụ, trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên PT vừa gần gũi vừa xa lạ với con người… Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhận định: PT là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý, lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹ thuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị – nông thôn, môi trường sinh thái, nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội và nhân văn (tâm lý cư trú cá nhân, cộng đồng, tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữa vật thể và phi vật thể…

Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay PT vẫn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho biết: PT phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch. Dương trạch nghiên cứu về thế giới “dương”, nơi con người sống và làm việc, đó là nhà ở, công sở, đô thị. Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “âm”, nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ…

Một lý do khác khiến PT càng trở nên “nhạy cảm” là vì “việc lãnh hội thi hành PT khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhận PT qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi). Hay “Lý luận cơ bản của PT (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất trừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ra một vẻ bí hiểm. Đọc và nghe về PT thấy một không khí sống, chết đan xen, trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thể tin, có thể không tin nhưng cũng sợ (PGS Lê Kiều). Đơn giản hơn do “thiếu nghiên cứu, thiếu tư liệu, PT đã được xem như là một lĩnh vực huyền bí, siêu thực (GS.TS Nguyễn Bá Đang).

Sức hấp dẫn của phong thuỷ

Chính vì không được nhìn nhận một cách công khai nên trong các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân, nếu có tham khảo PT thì cũng chỉ là tự phát, tùy tiện, dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình với một thầy phong thủy nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm, đánh giá nào. Ông Nguyễn Văn Vịnh nêu một thực tế là giờ đây vào bất cứ nhà sách nào cũng có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp xếp nội thất, ngoại thất theo phong thủy… Nhiều sách đến mức những người ít kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục đích sử dụng. Theo ông Vịnh, tình trạng này chứng tỏ hai vấn đề. Thứ nhất, PT được thừa nhận là cần thiết và có giá trị ứng dụng. Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật PT.

Hội thảo thu hút hàng trăm kiến trúc sư trong cả nước tham dự. 24 người đã gửi bài tham luận, trong đó có những bài tham luận dày cộm, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu. Các diễn giả diễn thuyết say sưa, tranh luận đến cùng… Tất cả các yếu tố này cho thấy giới làm nghề kiến trúc đặc biệt hứng thú, quan tâm đến PT.

Thái độ nào dành cho phong thuỷ?

Cho dù cách tiếp cận về PT còn khác nhau, cách hiểu cũng chưa hẳn đồng nhất nhưng các ý kiến tại hội thảo có điểm chung là nghiên cứu, nhìn nhận PT theo hướng khoa học. TS. KTS Lê Đình Tri cho rằng: “Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học, PT chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe, sinh lý con người”. PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: PT không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. PT chỉ đơn giản là phương cách để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn. Ths.KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “Lý luận PT về dương trạch có nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tham khảo khi xây dựng, sửa chữa nhà ở”.

Đến đây, vấn đề mà các đại biểu quan tâm là có thể ứng dụng, tham khảo PT trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng như thế nào? Ông Nguyễn Cảnh Mùi cho rằng: PT theo cách của kiến trúc hiện đại là phải đáp ứng những nguyên tắc như có cảnh quan tự nhiên đẹp, địa thế hài hoà, cao ráo, kết cấu vững chắc, ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, nguồn nước sạch sẽ, không có tiếng động, ồn ào, giao thông thuận lợi. Cảnh quan, nhân văn thuận theo đạo lý tự nhiên… TS Doãn Quốc Khoa thì bày tỏ quan điểm cá nhân: Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa nói chung, những giá trị của PT có thể học tập, kế thừa trong QH xây dựng chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. Cụ thể, đó là phương pháp tư duy tổng hợp; tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng; giá trị nhận thức về mối quan hệ tác động con người – môi trường xây dựng, giá trị về vận dụng triết lý Phương Đông trong tổ chức không gian; giá trị về tính linh hoạt, không giáo điều trong vận dụng các nguyên tắc tổ chức không gian. Giá trị về tính hài hòa, cân bằng. Giá trị về kiến trúc – quy hoạch xây dựng nhiệt đới Việt Nam.

Phát biểu hội thảo, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn kết luận: PT là một loại hình văn hóa được xã hội, người dân Châu á nghiên cứu, xem xét, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, PT cũng đã bắt đầu tràn sang các nước Châu Âu, bằng chứng là nhiều KTS Châu Âu đã đặt vấn đề nghiên cứu PT trong các dự án đô thị, nhà ở. Các bài tham luận tại hội thảo đều cho rằng PT là khoa học, có giá trị ứng dụng trong thực tế cuộc sống, giúp con người có môi trường sống tốt hơn. Do vậy, nên chăng PT cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để nhận dạng bản chất khoa học và nếu thực sự PT là khoa học thì cũng nên chăng cần được nghiên cứu ứng dụng trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng và đưa vào giáo trình đào tạo kiến trúc sư./

Ứng dụng của phong thuỷ trong dân gian

Ths.KTS Phan Thanh Hải:

Ngay từ thời Chúa Nguyễn, PT đối với đô thị Huế là một nhân tố vô cùng quan trọng, góp phần quyết định trong việc định hình bộ khung đô thị. ý tưởng QH về đô thị dựa trên nguyên tắc của PT thời kỳ này đã được triều Nguyễn sau đó kế thừa trọn vẹn và nâng lên một tầm cao mới.

Tại Huế, các thành tố KT cấu thành nên kinh đô triều Nguyễn bao gồm cả KT dương cơ và âm phần đều được đặt trong một không gian thống nhất trong tính đa dạng, giới hạn từ núi về biển, lấy sông Hương làm trục liên kết tự nhiên rất hoàn hảo.

Mã Đình Hoàn:

Người Tày, Nùng xây dựng các công trình chủ yếu dựa vào địa thế, lệ thuộc vào không gian. Nơi làm nhà, xây dựng các công trình tâm linh là điểm giao hoà của trời đất, khí lành. Họ chọn những khu đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo theo nguyên tắc: Tiền án (mặt trước) sông nước, ruộng phải thấp, hậu chẩm (phía sau) phải có thế dựa vào núi, đồi. Thế núi sông phải thuận. Núi theo hướng chung Tây Bắc, Đông Nam. Núi quần tụ theo dải. Dựng nhà, dựng đình, miếu thế đẹp nhất là Tiền tam sơn, hậu ngũ nhạc (phía trước có ba ngọn núi, phía sau vừa có rặng núi với 5 khe suối), long mạch phải chạy dài chiều thuận từ phía sau ra phía trước, nghĩa là thấp dần ra khoảng rộng. Trục thần đạo (là đường thẳng định vị hướng của công trình, từ tiền án đến hậu chẩm) phải đi vào giữa công trình xây dựng. Núi, đồi hai bên phải có thế tay ngai vững trãi…

GS.TS.KTS Nguyễn Bá Đang:

Thuật PT vẫn tồn tại, lưu truyền không công khai trong xây dựng dân gian như xem tướng đất, hướng nhà, cổng ngõ tốt – xấu, hay những tục lệ trong việc xây cất nhà cửa như xem ngày động thổ, đào móng, cất nóc… Trong các trường đào tạo kiến trúc, thuật PT được đề cập một cách khái quát trong nhân tố văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành bản sắc của kiến trúc truyền thống Việt Nam (môn Lịch sử KT Việt Nam).

TS Nguyễn Tiến Đông:

Đình làng chỉ quay về hướng có con sông. Theo đúng thuyết PT thì trước mặt của kiến trúc là trường lưu thuỷ và chắc chắn các cụ sẽ chọn thế đất để cất đình là bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ, phía sau là Hắc Quy, trước có án (Châu Tước). Như vậy, khi xây cất đình làng, vấn đề không phải là hướng mà là thế đất có hợp PT không, có hội tụ các yếu tố đã nêu không. Theo GS Hà Văn Tấn thì: Nhiều người cho rằng đình là trung tâm của làng. Sự thật không phải bao giờ cũng như vậy. Vị trí của đình tuỳ thế đất dựng đình. Mà đất dựng đình thì được chọn theo quan niệm PT trong tín ngưỡng truyền thống./

Afeng.vn - Sưu tầm từ nguồn Báo Xây Dựng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này viết từ ngày nào vậy, Thiên Đồng? Sao nói về khí giống định nghĩa về Khí của Phong Thủy Lạc Việt quá vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

(ý thức cũng là một dạng vật chất, ý thức nảy sinh từ nền tảng vật chất nên cũng chịu sự tương tác của vật chất – Vật chất hay ý thức – dungkq). Bài này hình như đọc ở đâu đó bên Vietlyso...có cả tên của dungkq

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(ý thức cũng là một dạng vật chất, ý thức nảy sinh từ nền tảng vật chất nên cũng chịu sự tương tác của vật chất – Vật chất hay ý thức – dungkq). Bài này hình như đọc ở đâu đó bên Vietlyso...có cả tên của dungkq

Đại loại vậy. Cũng từ Thiên Sứ mà ra cả. Có điều là nói thì giống, nhưng hiểu thì ko biêt thế nào.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bài có trích câu này, Sư Phụ.

Afeng.vn - Sưu tầm từ nguồn Vietlyso.com

Mà Vietlyso thì cũng có đệ tử của Sư Phụ bên đó. Có điều là nêu ra định nghĩa về Khí mà không nêu quan điểm về Khí đó là của ai, nguồn nào.

Lập lờ đánh lận con đen

Cho nên theo đệ tử nghĩ, Sư Phụ nên đăng ký ngay bản quyền sở hữu trí tuệ thôi. Thời đại siêu thông tin toàn cầu này cái gì cũng nhanh siêu tốc hết Sư Phụ ơi.

Thiên Đồng

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bài có trích câu này, Sư Phụ.

Afeng.vn - Sưu tầm từ nguồn Vietlyso.com

Mà Vietlyso thì cũng có đệ tử của Sư Phụ bên đó. Có điều là nêu ra định nghĩa về Khí mà không nêu quan điểm về Khí đó là của ai, nguồn nào.

Lập lờ đánh lận con đen

Cho nên theo đệ tử nghĩ, Sư Phụ nên đăng ký ngay bản quyền sở hữu trí tuệ thôi. Thời đại siêu thông tin toàn cầu này cái gì cũng nhanh siêu tốc hết Sư Phụ ơi.

Thiên Đồng

Cảm ơn Thiên Đồng nhắc nhở. Nhưng tôi nghĩ rằng:

Đăng ký bản quyền mà làm gì. Đó chỉ là mấy thứ lặt vặt. Bản quyền lớn nhất không thành thì mấy cái đó chỉ là vớ vẩn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites