PhucTuan

Lời đồn Về Bản đồ Trên Vách đá đầu Nguồn Sông A Vương (quảng Nam)

8 bài viết trong chủ đề này

Lời đồn về bản đồ trên vách đá đầu nguồn sông A Vương

(Quảng Nam)

10:38, 05/02/2010

Nguồn: cand.com

Đã có nhiều tin tồn cho rằng, những hình tượng khắc sâu trong vách đá ở đầu nguồn sông A Vương (Quảng Nam) là tấm bản đồ kho báu của người Pháp, vì trước đây, trong khu vực rừng nguyên sinh này quân đội Pháp đã đến chiếm giữ, đóng đồn. Nhưng, cũng có không ít người bảo, đó là chữ viết của người C'Tu cổ xưa (?!).

Những kí hiệu lạ được khắc sâu trong vách đá ở đầu nguồn sông A Vương, trên nhánh suối Achia, đoạn chảy qua thôn Nal, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) mới được đồng bào C'Tu phát hiện trong vòng một tuần qua. Nhiều người đổ xô đến đây xem.

Đầu tháng 2/2010, chúng tôi có mặt tại thôn Nal và được cụ bà Bhnươch Bhươi (95 tuổi), cho hay, từ hồi còn là con gái trong một vài lần đi bắt cá ở đoạn suối này, bà đã thấy những kí hiệu kia trên đá.

Posted Image

Kí hiệu lạ trên vách đá

Cụ Bhnươch Bhươi khẳng định, những kí hiệu đó đã có trước khi ông cố của cụ ra đời. Theo quan sát của chúng tôi, trên vách đá có chiều cao 4m, dài hơn 3m, các kí hiệu được khắc chia thành 3 cụm. Vì vách đá nằm bên đoạn suối sâu, nên để xem các kí hiệu này, một số người dân đã dùng tre lồ ô làm thành cây cầu nhỏ đến gần nó.

Posted Image

Nhiều người tò mò vượt cầu tre qua suối Achia để xem kí hiệu lạ trên vách đá.

Anh Bling Biên, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Tây Giang, lấy phấn trắng kẻ lại các kí hiệu để chúng tôi chụp ảnh được rõ hơn, và nói rằng, từ khi phát hiện tảng đá có chữ lạ, nhiều người dân sống trong khu vực kéo về xem, nhưng không ai đọc được cả; kể cả những già làng sống trên trăm mùa rẫy...

Đã có nhiều tin tồn cho rằng, đó là tấm bản đồ kho báu của người Pháp, vì trước đây, trong khu vực rừng nguyên sinh này quân đội Pháp đã đến chiếm giữ, đóng đồn. Nhưng, cũng có không ít người bảo, đó là chữ viết của người C'Tu cổ xưa (?!).

Ngày 4/2, ông Nguyễn Hữu Sáng, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, cho biết: Để làm rõ kí hiệu trên vách đá là gì, lãnh đạo Huyện ủy và chính quyền huyện Tây Giang đã liên hệ với một số nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học, thông báo việc phát hiện nó. Sự thật, nếu đây là những chữ viết của người C'Tu cổ thì Huyện ủy và UBND huyện Tây Giang sẽ có biện pháp bảo tồn, lưu giữ, tuyên truyền cho đồng bào C'Tu hiểu biết thêm về nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Long Vân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là chữ Khoa đẩu cổ. Không tin các bạn hãy so sánh với nhưng topic ngay trên diễn đàn này có nội dung liên quan đến chữ Khoa Đẩu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đây là chữ Khoa đẩu cổ. Không tin các bạn hãy so sánh với nhưng topic ngay trên diễn đàn này có nội dung liên quan đến chữ Khoa Đẩu.

Tôi đã từng suy nghĩ vấn đề này rất nhiều nhưng chưa bao giờ dám xác quyết. Bởi nếu chiếu theo bảng phân tích các nét bút tích cổ (chẳng hạn trong bảng các ký tự Khoa Đẩu của cụ Đỗ Văn Xuyền) so với các nét chữ của người Chăm hay các dân tộc Môn Khmer (hoặc người Thái - Tày - Nùng,...) cho thấy khá tương đồng, đặc biệt là nét chữ ngoằn ngoèo hình giun như trên.

Bởi vậy, theo tôi nghĩ, tinh hoa văn hiến Việt vẫn còn ẩn chứa đâu đó trong các tộc người rải rác ở khắp các vùng miền Việt Nam, nơi kế thừa của nền văn minh - văn hiến Lạc Việt (*).

--------------------

(*) Tôi kiên quyết bác bỏ những luận điểm cho rằng : tộc người Lạc Việt là một trong những bộ tộc Việt cổ (trong nhóm Bách Việt) di cư về phương nam và tồn tại rải rác trong suốt thời kỳ Bắc thuộc và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay (còn tộc người Kinh hiện nay là tộc người lai Hoa - Việt) mà điển hình người ta cho rằng một trong số bộ tộc Lạc Việt nguyên thuỷ còn lại hiếm hoi đó chính là người Lạch ở Đà Lạt. (Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng ở các HDV du lịch nội địa)

Edited by Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã từng suy nghĩ vấn đề này rất nhiều nhưng chưa bao giờ dám xác quyết. Bởi nếu chiếu theo bảng phân tích các nét bút tích cổ (chẳng hạn trong bảng các ký tự Khoa Đẩu của cụ Đỗ Văn Xuyền) so với các nét chữ của người Chăm hay các dân tộc Môn Khmer (hoặc người Thái - Tày - Nùng,...) cho thấy khá tương đồng, đặc biệt là nét chữ ngoằn ngoèo hình giun như trên.

Vì tối hôm qua viết chưa hết ý nên xin được bổ sung thêm vào bài viết trước vài đường link :

http://home.vnn.vn/tim_chu_viet_co_giua_ca...456-631651685-0

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/1/214203/

TP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (1)

I. Chữ viết của người Chiêm thành

Lịch sử xa xưa của đất Quảng Nam gắn liền với vương quốc Chiêm Thành cũ. Người Chăm vùng Quảng Nam xưa thuộc thị tộc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa), thị tộc Dừa có mặt từ thế kỷ đầu trước công nguyên bị nhà Hán đô hộ. Một cách gần chính xác, vùng đất Quảng Nam thuộc tiểu vương quốc Amaravati trong tập hợp vương quốc Chiêm Thành cũ (Campapura), ngoài ra còn khoảng 4 tiểu vương quốc tự trị khác.

Những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng (sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký) ghi nhận vương quốc cổ Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II, năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời.

Đầu thế kỷ thứ III, đến đời con cháu Khu Liên - người sáng lập vương quốc Lâm Ấp, người Chiêm thành có cử nhiều phái bộ sang Giao Chỉ triều cống, các văn thư đều viết bằng chữ Hồ (tức chữ Phạn cổ). Điều này chứng tỏ người Ấn Độ (tu sĩ và thương nhân) đã vào Lâm Ấp truyền giáo và giao thương trước thế kỷ thứ II và đã phổ biến chữ viết. Những địa danh và tên các vương triều từ thế kỷ thứ III trở đi đều mang tên Ấn Độ, kể cả tên nước (Campapura là tên một địa danh tại miền bắc Ấn Độ). Chữ Phạn trở thành chữ quốc ngữ của vương quốc Champa cổ từ thế kỷ II. Những bia ký tìm được vào giai đoạn này đều được khắc bằng chữ Phạn cổ (chữ sanskrit).

Lâu dần chữ Phạn cổ có nhiều thay đổi. Người Chăm pha trộn và biến cải chữ Phạn cổ thành tiếng "Chăm mới", nhất là từ sau thế kỷ XV khi vương quốc miền Bắc bị tan rã, dân chúng Nam Chiêm Thành chỉ sử dụng chữ "Chăm mới" và còn áp dụng cho đến ngày nay. Chữ "Chăm mới" có nhiều trùng hợp với các loại chữ viết của các dân tộc hải đảo Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia .

Từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XV, đạo Hồi được đông đảo người theo và trở thành tôn giáo thứ hai của vương quốc Chiêm Thành, sau đạo Bà La Môn. Chữ Ả Rập được du nhập vào vương quốc Chiêm Thành cùng với đạo Hồi, nhưng không lấn át được chữ Phạn. Vị vua theo đạo Hồi được biết đến nhiều nhất là Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah), trị vì 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Po Alah học đạo ở La Mecque 37 năm rồi mới về nước trị vì. Dưới triều vua Po Alah, đạo Bà La Môn và đạo Hồi phát triển rất mạnh, nhiều đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo được xây dựng tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam).

Với truyền thống phát triển chữ viết như trên, liệu tác giả dòng chữ viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương thuộc đất Quảng Nam có phải là người Chăm không ?

Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (2)

II. Người Cơ tu

Hiện nay xét về mặt thực địa, nơi có dòng chữ viết trên thuộc huyện Tây Giang. Huyện Tây Giang trước năm 2003 thuộc huyện Hiên, nằm phía tây bắc tỉnh Quảng Nam . Tính đến năm 2001, người Cơ tu chiếm toàn bộ dân số huyện Hiên (1). Huyện Hiên được xem là vùng đất phát tích của dân tộc Cơ tu. Với mật độ quần cư đậm đặc như vậy, cư dân bản địa của huyện Hiên chính là người Cơ tu chớ không phải người Chăm.

Ta có thể hình dung tình hình vùng Trung bộ như sau: hồi đầu công nguyên, nhóm Chăm Nam Đảo từ biển tràn vào; trước đó đã có các nhóm Việt tộc bản địa cư trú. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài. Một số cư dân bản địa thuộc hệ Mon-Khmer, không chấp nhận/không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống. Nhóm cư dân Việt tộc bản địa này chính là những nhóm dân tộc thiểu số ngày nay, trong số đó có người Cơ tu. Nói cách khác, vương quốc Chiêm thành xưa là một cộng đồng nhiều chủng tộc và đa văn hóa.

Về mặt ngôn ngữ học, tiếng Cơ tu (cùng tiếng Bru-Vân Kiều và tiếng Tà Ôi) thuộc nhóm Katu, nhánh Mon-Khmer. Khác với cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Nhóm tiếng Việt-Mường cũng thuộc nhánh Mon-Khmer, có lẽ vì vậy người ta thấy một số từ Cơ tu giống tiếng Việt. Chẳng hạn, từ nước, tiếng Cơ tu là “đac”; từ khuất lấp tiếng Cơ tu là “lơơp”; để học bài tiếng Cơ tu là “dưr hoc bhơar”.

Trong cộng đồng người Cơ Tu xác định những người có cùng một ông tổ chung, cùng dấu hiệu nhận nhau và liên quan đến một huyền thoại hay một tập tục kiêng kỵ nhất định, mối quan hệ này gọi là “tô”, giống như họ của người Việt.

Edited by Tiểu Âm Dương
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (3)

III. Chủ nhân dòng chữ đầu nguồn sông A Vương ?

Ngay tại thời điểm này, có thể bị cho là vội vã khi phát biểu ngay rằng: chủ nhân dòng chữ trên vách đá đầu nguồn sông A Vương là của cư dân Việt tộc. Nhưng quan sát hệ thống mô-típ hoa văn trang trí trên trang phục, nhà làng, cột lễ, nhà mồ... người ta sẽ thường thấy hàng loạt mô-tip bắt nguồn từ nghệ thuật trang trí Đông Sơn. Những tia mặt trời trên trống đồng Đông Sơn là hình ảnh được đồng bào ưa thích và dùng nó như một hình mẫu để trang trí trên các vật dụng như gùi, cái khiên, các công trình tín ngưỡng như cột lễ, cây nêu, nhà mồ, các công trình kiến trúc như nhà làng... Vậy với vai trò là văn hóa mẹ, văn hóa Đông Sơn là mạch nguồn làm nên văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Trường Sơn.

Tuy nhiên, bằng chứng trên vẫn có thể xem đó như kết quả của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa. Còn chịu khó đọc, ta sẽ thấy sử chép, năm 42 quân đội Hai Bà Trưng chiếm giữ 65 thành trì trong các quận Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ. Đất Quảng Nam xưa thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam. Chi tiết chứng minh hùng hồn tinh thần đoàn kết giữa các bộ tộc Việt là đạo binh của hai Bà Trưng dùng voi xung trận - loại khí tài chiến tranh hoàn toàn xa lạ với người Hán. Dựa trên cơ sở địa danh “Tượng Lâm”, thì không có gì quá đáng nếu cho rằng: từ năm 42, cư dân Việt tộc Quảng Nam đã đưa voi ra đất Bắc tham chiến (?); vì luyện quân tượng không phải nghề phổ biến của nhóm dân cư đồng bằng sông Hồng.

Về đất Tượng Lâm, các sử liệu Trung Hoa xác quyết đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam xưa kia, trực thuộc quyền quản trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Một số học giả người Chăm xác nhận lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm : Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam ) và Vijaya (Nghĩa Bình), sau này gọi chung là Bắc Chiêm Thành.

Trong đời sống hằng ngày của người Cơ tu, quan niệm về “vạn vật hữu linh”, những tập tục kiêng cữ vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ, được áp dụng khá khắt khe trong sinh hoạt và sản xuất. Họ có những lễ tục liên quan đến tô tem. Ngoài ra, người Cơ tu còn có các lễ tục thờ thần bản mệnh, ma thuật chữa bệnh, ma thuật làm hại, lễ hội. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa (2). Tôi (người biên soạn - Tiểu Âm Dương) có nhiều băn khoăn khi nhớ đến một đoạn đề cập trong sử TQ: ". . .Thời vua Trang Vương nhà Chu: "... ở đất phía nam đất "Kinh Diệc" (Kinh Việt) có vị Tù Trưởng Bách Việt dùng ảo thuật thu phục rất nhiều Bộ Lạc quy tụ về cùng rồi tự xưng là Hùng Vương...". Những hoạt động huyền thuật xa xưa của Việt tộc không nằm ngoài thế giới quan vạn vật hữu linh.

Dù được gọi bằng nhiều tên như Kha tu, Ka tu, K’ tu,... (là sự phiên âm và cách viết chệch của tộc danh Cơ tu) hoặc Cao, Hạ, Phương, Ca tang nhưng Cơ tu là tên gọi chính được đồng bào thừa nhận, với nghĩa là: người sống ở đầu ngọn nước.

Vậy ai là chủ nhân của dòng chữ viết trên là đầu nguồn sông A Vương ? Ở đây có một sự trùng hợp “ngẫu nhiên” - họ là những người sống ở đầu ngọn nước, tổ tiên dân tộc Cơ tu ngày nay – một bộ phận cư dân Việt tộc chăng ?

------------

(1) Theo số liệu thống kê năm 1999, cả nước có khoảng 58.000 người dân tộc Cơ Tu. Cư trú tập trung tại huyện Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam; tây nam huyện A Lưới và tây huyện Phú Lộc thuộc tỉnh Thưa Thiên – Huế. Tại Lào, theo Ethnologue thì năm 1998 dân tộc Cơ tu có 14.700 người, cư trú chủ yếu tại thượng nguồn sông Xê Kông, trong các tỉnh Xekong, Saravan và Champasak.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_C%C6%A1_Tu

- Quá trình nghiên cứu tiếng Cơtu ở Quảng Nam (Nguyễn Thị Xuân Bốn, tạp chí Khoa học & Sáng tạo, số 07(08) – 2001).

http://www.tuhai.com.vn/forums/index.php?action=printpage;topic=1259.0

(2) Dân tộc Cơ tu, chưa tìm ra tên tác giả.

http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=748

-----------------------

Nguồn tham khảo:

- Quá trình nghiên cứu tiếng Cơtu ở Quảng Nam (Nguyễn Thị Xuân Bốn, tạp chí Khoa học & Sáng tạo, số 07(08) – 2001)

- Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

http://www.uvyd.com/forums/index.php?showtopic=999&st=25

- Xã hội Sa Huỳnh

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Sa_Hu%E1%BB%B3nh

- Huyền thoại về ngôi nhà mồ Ctu

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=140124#ixzz0kLyMOoMt

- Bảo tồn văn hóa dân tộc CơTu

http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=4005

Hết

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết chữ đó có nghĩa là gì? Liệu bác Xuyền có biết thông tin này để đọc không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết chữ đó có nghĩa là gì? Liệu bác Xuyền có biết thông tin này để đọc không nhỉ?

Việc này cần phải nhờ đến các thành viên ngoài Hà Nội mới được. Phần tôi (đang ở trong Sài gòn) sau khi biên soạn xong bài "Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương", Tiểu Âm Dương đang bước vào phần thứ hai: thử dịch đoạn văn trên vách đá. Nếu có kết quả, thì tôi sẽ post lên đây để mọi người đọc chơi nhe. :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay