+Achau+

Bước đi Nham Hiểm Mới Của Trung Quốc Tại Hoàng Sa

6 bài viết trong chủ đề này

Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa

(vitinfo.com.vn)

VIT - Trung Quốc thông qua "đề án bảo vệ di vật khảo cổ" tại Hoàng Sa của Việt Nam. Đề án "bảo vệ di vật khảo cổ" này do cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc đệ trình trong “hai kỳ họp” của Trung Quốc, theo đó trong thời gian tới Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm khảo cổ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo như đề án được đệ trình “hai kỳ họp” vừa qua, phía Trung Quốc cho rằng, ngay từ thời Tây Hán quần đảo Hoàng Sa đã là “con đường tơ lụa trên biển” quan trọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nhận định do vị trí giao thương trên biển quan trọng nên tại khu vực này sau khi xảy ra các vụ đắm tàu sẽ là một trong những khu vực chứa nhiều tài liệu khảo cổ có giá trị quan trọng. Chính vì vậy, việc đưa khu vực này vào khu vực khảo cổ cần được bảo vệ và nghiêm cứu một các nghiêm túc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động bước đầu khai thác và tìm hiểu khảo cổ tại khu vực biển này của Việt Nam. Đến năm 2007 và 2008, Trung Quốc cũng đã cử tàu “đảo Hoa Quang 1” tới đây tác nghiệp. Tiếp đó, tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã tiến hành khảo sát một khu vực rộng 7100km vuông đồng thời phát hiện ra 11 địa điểm có khảo cổ quan trọng. Đồng thời đến tháng 9 năm 2009, một trung tâm bảo vệ di sản văn hóa dưới nước quốc gia của Trung Quốc cũng đã được thành lập. Trung tâm này cùng với Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa có nhiệm vụ xây dựng đề án bảo vệ khảo cổ dưới biển tại Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo các chuyên gia khảo cổ nước này nhận đinh, khu vực biển này có nhiều tài liệu và hiện vật khảo cổ quan trọng chưa được khai thác. Tuy nhiên do phân bố trên diện tích rộng với số lượng nhiều, bên cạnh đó địa điểm lại cách xa Trung Quốc đại lục…những điều đó chính là một thách thức đối với giới khảo cổ nước này.

Được biết, các hiện vật khảo cổ trong khu vực biển này chủ yếu là đồ sứ và đồ đồng.

Trong công tác bảo vệ mà đề án đưa ra bao gồm hai vấn đề lớn. Một là tăng cường công tác tuyên truyền pháp quy về tầm quan trọng bảo vệ văn vật dưới đáy biển, áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các hoạt động trục vớt văn vật phi pháp. Thứ hai, kết hợp giữ các cơ quan chức năng của chính phủ, địa phương, ngư chính..tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ các hiện vật dưới biển thuộc khu vực Hoàng Sa mà phía Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền của họ.

Hiện, tại Hoàng Sa phía Trung Quốc đã phát hiện ra hơn 50 địa điểm khảo cổ có giá trị, trong đó đặc biệt chú ý là đảo Trung Bắc và đảo Cam Tuyền đã được Quốc Vụ Viện nước này liệt vào khu vực bảo vệ quan trọng.

Theo như đề án trên, cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc đã đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn nhằm bảo vệ và nghiêm cứu khu vực văn vật quan trọng dưới đáy biển thuộc phạm vi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cụ thể, thứ nhất, tích cực đẩy mạnh và cổ vũ các công trình nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này. Đồng thời liệt công tác bảo vệ văn vật dưới nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trọng tâm công tác của “kế hoạch 5 năm lần thứ 12”. Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu chuyên đề và báo cáo liệt kê văn vật cụ thể. Thứ ba, làm tốt công tác bảo vệ văn hiện vật dưới nước thuộc Hoàng Sa. Thành lập trung tâm nghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa dưới nước khu vực Biển Đông và Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa. Các bộ ban nghành có liên quan làm tốt công tác khảo sát khao học, định kỳ tuần tra, các tàu ngư chính tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hộ tống, trục vớt khảo cổ. Thứ tư, áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khác đối với các hành vi vi phạm, trục vớt trái pháp luật các cổ vật. Thiết lập mối liên hệ tương quan giữa các cơ quan liên quan, nghiên cứu và tìm ra phương thức công tác hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan chuyên trách qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

Những hiện vật khảo cổ (cho dù là có căn cứ khoa học chính xác) là những tư liệu khoa học có giá trị, nhưng nó không là chứng cớ khẳng định chủ quyền một vùng đất hay một vùng biển. Chủ quyền quốc gia đối với một vùng đất hay vùng biển được xác định dựa trên các công ước quốc tế. Việc Trung Quốc đưa quân vào đánh chiếm và chiếm giữ bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là hành động xâm lược, chống lại các công ước quốc tế. Ý đồ đen tối lấy khyếch trương công việc khảo cổ học nhằm lẩn tránh các cuộc đối thoại nghiêm túc là tiền đề cho những hành vi nham hiểm.

Cho dù là dưới hình thức nào, vị khoa học hay không, thì việc Trung Quốc tiến hành tìm kiếm khảo cổ học tại quần đảo Hoàng Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam và công ước trên biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và hiệp ước ứng xử giữa Trung Quốc và Asean về các vấn đề trên biển.

Cao Phong (theo GOV.CN)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung quốc rất giàu kinh nghiệm trong việc thi triển mưu cao kế hiểm. Trải dài lịch sử cổ đại, trung đại các nước Tế, Yên, Tấn, Sở, Nguỵ..v..v..liên tục thực hành các chiêu này để đấu đá lẫn nhau, tập đại thành trong các học thuyết quân sự cha ông họ để lại. Nếu muốn biết bước kế tiếp họ làm gì để lấn biển, lấn đất, giành dân, tranh thủ dư luận công đồng quốc tế, hoà xa, ép gần, dương đông kích tây...cứ dở sách cũ ra đọc, có đầy đủ trong đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có xem bài này ở Vitinfo, phía dưới còn có cả mục "Ý kiến bạn đọc". Tôi định góp ý, nhưng lại thôi. Bây giờ HungNguyen đưa lên đây. Anh có thấy ý này trong bài viết không?

Theo như đề án được đệ trình “hai kỳ họp” vừa qua, phía Trung Quốc cho rằng, ngay từ thời Tây Hán quần đảo Hoàng Sa đã là “con đường tơ lụa trên biển” quan trọng của Trung Quốc.

Nếu thời Hùng Vương trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử thì thời Tây Hán không phải là bằng chứng lịch sử cho Hoàng Sa của Trung Quốc.

Nhưng "Tham thì thâm. Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham".

Đức Phật nói: "Thế gian khổ vì vô minh", nên khó ai học được chữ "ngờ" là vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bây giờ muốn vọng động gì rất khó khăn. Thế giới chú ý và để phòng nó rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây bọn Trung Quốc cũng đã từng khảo cổ ở Hoàng Sa và tuyên bố với thế giới là có xuơng của tổ tiên họ ở đó. Hồi đó, nhà ta cũng bảo với TQ là sang Gò Đống Đa mà khảo cổ, có đầy xuơng Trung Quốc đấy

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, chúng ta đã, đang và sẽ phải đối phó với Tàu trên nhiều mặt trận:

- Các tài liệu cổ học tinh hoa bị sửa sai lệch.

- Các sản phẩm độc hại để làm suy giảm chất lượng con người Việt:

+ Sản phẩm tiêu dùng không đảm bảo chất lượng an toàn, có độc tố, có ác xạ (chỉ thẩm định được bằng Cảm Xạ Học).

+ Vũ khí rẻ tiền.

+ Văn hóa phẩm độc hại.

+ Đồ chơi trẻ em: mang tính giáo dục tiêu cực.

+ ...

+ (Thử hỏi người Việt gốc Hoa tại Việt Nam có mấy người xài hàng Tàu?!).

- Hiện nay còn một chủ đề mới: đã, đang và sẽ có một làn sóng "các chàng Rể Tàu" về với đất Việt; thượng vàng, hạ cám đều có cả! Người thành đạt cũng tìm vợ Việt. Người công nhân từ các dự án, các doanh nghiệp Tàu đang hoạt động tại Việt Nam. Sứ mệnh của người "Việt mới" và các thế hệ " Việt mới F' " này tại đất nước chúng ta là gì?!.

- "Ai giữ được dãy Trường Sơn, người đó nắm đất nước Việt, nắm được Đông Dương, và dễ dàng vươn ra Thái Bình Dương, Châu Á và Thế Giới!".

+ Thử hỏi đã có bao nhiêu doanh nghiệp Tàu đang ở khu vực phên dậu này?

+ Các doanh nghiệp nước ngoài còn lại đang thuê đất dài hạn tại khu vực này là Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. Xin hỏi những đất nước này là người gì?

+ Tại yếu huyệt Tây Nguyên, có bao nhiêu người Tàu?

Hỡi Ôi! Hỡi Ôi!

Ô Hô! Ô Hô!

Kính!

Thiện Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay