Kim Cương

Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng-thanh Hoá

3 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Sau một thời gian dài với nhiều khó khăn trắc trở, cuối cùng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng cũng đã nhận được sự đồng thuận của Giáo hội và các cấp chính quyền cho phép cử hành Lễ Đặt Đá xây dựng vào ngày 19-2 Canh Dần, ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm và cũng là ngày quân dân tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước hân hoan tổ chức lễ "Kỷ niệm 45 năm ngày Chiến thắng Hàm Rồng - mồng 3 tháng 4 năm 2010". Đại đức Thích Kiến Nguyệt đã làm việc với Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Thanh Hóa, các cơ quan Ban, Ngành cấp thành phố và cấp tỉnh, UBND thành phố, UBND tỉnh Thanh Hóa, các cấp ủy Đảng và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo.

Điều đáng nói hơn cả là sự vui mừng phấn khởi của toàn thể Tăng, Ni và Phật tử Thanh Hóa.

Như vậy là sau nhiều năm mong đợi ước mơ của người Phật tử Thanh Hóa đã sắp biến thành hiện thực.

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo từ bi gia hộ cho công trình được sớm thành tựu như ý nguyện của đồng bào Phật tử và nhân dân Thanh Hóa.

Sau đây là một vài hình ảnh công việc chuẩn bị cho "Lễ Đặt Đá":

Posted Image

Phối cảnh TVTL Hàm Rồng

Quý Thầy làm việc với Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa

Posted Image

ĐĐ Thích Kiến Nguyệt làm việc với Đại diện Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa

Posted Image

Posted Image

Thầy Thông Tánh, thầy Kiến Nguyệt và Ban trị sự tỉnh Thanh Hoá

Quý Thầy làm việc với Thành ủy và UBND Tỉnh Thanh Hóa

Posted Image

Quý Thầy làm việc với Thành uỷ Thanh Hóa

Posted Image

Quý Thầy làm việc với Uỷ ban ND tỉnh Thanh Hoá

Chư Tôn đức cùng các Phật tử tham gia công tác chuẩn bị cho Lễ đặt đá

Posted Image

Thầy Tâm Thuần cùng các Phật tử đến thăm TVTL Hàm Rồng

Bàn giao đất

Posted Image

Bàn giao đất

Posted Image

San lấp mặt bằng

San lấp và các công tác chuẩn bị

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Các công tác chuẩn bị xây dựng Thiền viện

Posted Image

Posted Image

Những vị khách đầu tiên

Phụ đề tiếp theo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

-------------o0o-----------

Thanh Hoá, ngày 24 tháng 6 năm 2008

Ý tưởng của doanh nghiệp

các nội dung xin ý kiến đóng góp

cho dự án

Đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái

Trúc Lâm Thiền Viện Hàm Rồng

Phần I: Cơ sở lý luận và nhân văn về việc xây dự án

Công Ty Cổ Phần Xuân Minh SĐ Thanh Hoa là một doanh nghiệp có duyên về tôn tạo xây dựng các công trình tâm linh bằng nguồn vốn tự có và huy động sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp bạn bè có chung một tâm nguyện về việc tôn tạo các di tích Văn hoá, tín ngưỡng và lịch sử của Xứ Thanh. Sau khi biết được UBND tỉnh Thanh Hoá có quy hoạch khu du lịch sinh thái Hàm Rồng kết hợp nguyện vọng của các tăng ni Thiền Phái Trúc lâm muốn xây dựng một Thiền Viện Trúc Lâm tại đây.

Chúng tôi thiết nghĩ núi Hàm Rồng, Núi Ngọc, Sông Mã là một vùng đất linh thiêng, là miền đất gốc của người Việt, là một địa danh đã đi vào lịch sử bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam.

Doanh nghiệp Công Ty Cổ Phần XUMI SĐ Thanh Hoa đề xuất Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đề án về việc đầu tư tại khu vực Núi Rồng – Sông Mã - Cầu Hàm Rồng – Núi Ngọc một quần thể du lịch tâm linh - lịch sử - văn hoá – sinh thái mà hạt nhân là trúc lâm thiền viện Hàm Rồng nhằm lưu giữ bảo tồn vĩnh viễn một địa danh gắn liền với sự phát triển lịch sử, văn hoá, xã hội của xứ Thanh và của cả nước.

I.Ý nghĩa lịch sử và nhân văn

Nói đến Thanh Hoá là cả nước, cả thế giới biết đến Hàm Rồng – Sông Mã đây là biểu tượng lịch sử của sự hy sinh và chiến đấu vì độc lập và tự do của tổ quốc của nhân dân Thanh Hoá. Rất nhiều người con của Thanh Hoá, của cả nước đã hy sinh tại mảnh đất này. Chúng ta, thế hệ hôm nay cần phải có các công trình tưởng niệm tương xứng để tri ân và giữ lại niềm tự hào cho các thế hệ mai sau mỗi khi tưởng nhớ tới Cha ông đã mãi nằm lại nơi đây vì giang sơn đất nước.

Núi Rồng – Sông Mã - cầu Hàm Rồng – núi Ngọc nằm trong quần thể khu du lịch văn hoá lịch sử có Làng Đông Sơn nơi tìm thấy những chiếc trống đồng cổ nhất Việt Nam, là biểu tượng của cả một nền văn hoá dân tộc Việt con Lạc cháu Hồng: Văn hoá Đông Sơn.

1. Ý nghĩa tâm linh gắn liền huyền thoại

Thiên nhiên kỳ bí đã ban cho tỉnh Thanh Hoá một dãy núi thiêng, núi đẹp. Dãy núi Rồng với 9 ngọn nằm bên bờ sông Mã như một Rồng thiêng cửu khúc đang đạp nước vươn tay giữ Ngọc Minh Châu, tư thế như chuẩn bị bay lên từ dòng Sông Mã.

Theo thuyết phong thuỷ, tại đây có một huyệt đạo vô cùng linh thiêng, sức ảnh hưởng của huyệt đạo này là vô cùng lớn với sự phát triển của lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá tỉnh Thanh đã sinh ra rất nhiều các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ là các vị vua, vị chúa, các nhà văn hoá, chính trị ảnh hưởng lớn tới sự phát triển lịch sử, văn hoá kinh tế của cả dân tộc việt. Lê Đại Hành, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Triệu Trinh Nương, Đào Duy Từ, Lê Văn Hưu… Mà huyệt đạo Hàm Rồng chính là một trong những huyệt đạo có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự linh thiêng này

Tuy nhiên để Rồng cất cánh bay lên, chúng ta phải đầu tư, tôn tạo, phải bỏ công, bỏ của, bỏ trí tuệ và tâm hồn để đưa cái hồn của quê hương, của dân tộc vào đưa, chúng ta phải đưa được niềm khao khát xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp thành các biểu tượng cụ thể dưới hình thức các công trình văn hoá, tâm linh.

1.1. Ý nghĩa về môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng:

Cuộc sống ngày càng bận rộn, môi trường đô thị, công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm. Một rừng cây xanh, một dòng sông xanh là điều kiện lý tưởng để giữ lại bầu không khí trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Thanh Hoá.

Nơi đây như một lá phổi của thành phố, cung cấp dưỡng khí cho môi trường đô thị. Cũng như là nơi để cho người dân sau một tuần lao động vất vả có thể đến đây nghỉ dưỡng, đươc hít thở bầu không khí trong lành.

Tuy nhiên hạ tầng rừng, sông, núi chưa được cải tạo sạch, đẹp các dịch vụ cho nhu cầu du lịch nghỉ dương, chữa bệnh theo nhu cầu y học dân tộc… chưa được đầu tư nên việc tận dụng nguồn tài nguyên này là rất hạn chế.

1.2. Ý nghĩa văn hoá giáo dục:

Môt gia đình, một địa phương, một vùng đất luôn có những niềm tự hào riêng về văn hoá, lịch sử. Đó là truyền thống, là cội nguồn nuôi những ước mơ hoài bão phấn đấu cho tương lai của mỗi con người, mỗi địa phương và cả một dân tộc.

Biểu tượng núi Hàm Rồng – Sông Mã - Cầu Hàm Rồng – Núi Ngọc đạt đến cái tầm là biểu tượng của niềm tự hào của cả một dân tộc vì độc lập và tự do, dám chiến đấu hi sinh và đã đánh thắng kẻ thù giàu có nhất thế giới có một nền kỹ thuật chiến tranh hiện đại bậc nhất thế giới. Đây thời chiến tranh phá hoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được thế giới ca ngợi là biểu tượng lương tri loài người.

Mỗi người con xứ Thanh đi xa về gần, luôn đau đáu nỗi niềm mong muốn được nhìn thấy một Hàm Rồng, một Núi Ngọc được đầu tư, tôn tạo thành một kỳ quan Văn hoá, lịch sử, tâm linh tương xứng với sự đóng góp của địa danh này vào lịch sử văn hoá đất Việt.

Phần II: Cơ sở thực tiễn và tính khả thi

I. Mục tiêu đầu tư

Doanh nghiệp đề xuất phương án tôn tạo toàn bộ Núi Rồng- Núi Ngọc bao gồm một vùng có địa giới bao gồm 9 ngọn núi thiêng của dãy Núi Rồng và Núi Ngọc thuộc quy hoạch bảo tồn vùng du lịch sinh thái, lịch sử Hàm Rồng – Sông Mã thành vùng du lịch tâm linh, lịch sử văn hoá và sinh thái. Các hạng mục đầu tư bao gồm:

1. Bảy bức tượng phật đặt trên 7 ngọn núi thuộc dãy núi Rồng

Ngọn cao nhất có bức tượng Phật Đức Thích Ca Mâu Ni lớn nhất có khối lượng 1000 tấn bằng đá núi Nhồi, các ngọn kế tiếp xung quanh có các khối lượng giảm dần 800,600,400,200,100 và một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên toà sen tay cầm bình nước Dương Chi cứu khổ cứu nạn.

2. Các ngôi đền thờ các anh hùng dân tộc là con em Thanh Hoá

Các thần núi, thần sông, các liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh bảo vệ cầu Hàm Rồng

3. Ba ngôi chùa lớn: Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng thuộc Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng

4. Hệ thống đường du lịch trên núi: Được ghép hoàn toàn bằng đá phiến

5. Hai khu dịch vụ du lịch: Khu đón khách và khu dịch vụ.

- Khu đón khách bao gồm hệ thống bãi để xe, nhà hàng ăn uống, siêu thị bán đồ chay, đồ thờ, đồ lưu niệm…

- Khu dịch vụ du khách ngủ lại do Hàm Rồng là một khu du lịch tâm linh lớn nên nhu cầu ngủ lại của du khách trong các tour đi du lịch cần có một khu bao gồm các nhà nghỉ, ăn, giải trí rất là lớn. Đồng thời đây là điểm trung chuyển và xuất phát của các tour du lịch:

a. Hàm Rồng, Sông Mã, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Sầm Sơn bằng phương tiện đường thuỷ

b Hàm Rồng, Sông Chu, Lam Kinh, Sầm Sơn bằng phương tiện thuỷ

c. Hàm Rồng, Sông Lèn, Hàn Sơn, Sầm Sơn bằng phươn tiện thuỷ

Nên ở khu dịch vụ nghỉ lại phải xây dựng một cầu cảng cho cách tour du lịch bằng đường sông ở Thanh Hoá.

6. Các khu nghỉ dưỡng, võ đường VoViNam, khu nhà thiền, khu chữa bệnh bằng y học truyền thống.

7. Tôn tạo núi Ngọc, Cầu Hàm Rồng theo hướng sử dụng ánh sáng, đèn màu, laze…để Núi Ngọc trở thành viên Ngọc Minh Châu của Thanh Hoá.

8. Khu trưng bày chiến tích chiến tranh trong chiến đấu bảo vệ Hàm Rồng – Nam Ngạn.

II. Tính khả thi của dự án

1. Nguyên tắc tôn tạo:

Giữ nguyên cảnh quan mội trường trừ các vị trí phải xây dựng: Nhà cửa, đường đi, diện tích còn lại giữ nguyên và trồng bổ sung cây xanh, cây cảnh, cây thuốc nam… theo nguyên tắc các hoạt động du lịch dưới tán cây xanh của rừng. Do vậy vốn đầu tư chỉ phải tập trung vào xấy dựng các công trình thiết yếu.

Mô típ kiến trúc của tất cả các hạ mục công trình phải thể hiện được kiến trúc truyền thống, vật liệu xây dựng chủ yếu là gốm, gỗ và đá.

Riêng phần sau tượng được chế tác và lắp dựng từ các khối đá khai thác tại Thanh Hoá. Trên mỗi phiến đá ghép nên mỗi bức tượng phật sẽ khắc tên các doanh nghiệp, các cá nhân trực tiếp cung tiến các khối vật liệu tạo nên bức tượng này.

2. Nguồn vốn xây dựng:

Đây là một quần thể các công trình văn hoá tâm linh, lịch sử rất lớn nên đòi hỏi phải có một nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng cho xây dựng, đầu tư, tôn tạo. Nhưng đây đồng thời cũng là một công trình phúc lợi, tín ngưỡng phục vụ đa số nhân dân lao động và cũng sẽ là một tâm điểm du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Vì vậy hướng xử lý vốn đầu tư cũng sẽ mang tính xã hội hoá rất cao.Nguồn vốn chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và hội phật giáo Việt Nam. Ví dụ: Các doanh nghiệp khai thác các tour du lịch liên quan, các doanh nghiệp muốn khai thác các vị trí kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ tham gia đầu tư vào các hạng mục của dự án.

Riêng bức tượng phật bằng đá khổng lồ, các con đường lên núi, vào chùa đường đi bộ trong khu du lịch bằng đá… sẽ nhận từ nguồn cung tiến, đóng góp bằng các hiện vật của các doanh nghiệp, các cá nhân hảo tâm trong cả nước,

Được tham gia đóng góp dù chỉ một khối đá, được ghi danh công đức vào các công trình tâm linh tầm cỡ thế giới là nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân trong cả nước.

3. Thời gian thi công:

Học tập công trình Bãi Đính- Ninh Bình, mỗi hạng mục sẽ do một doanh nghiệp tự đảm nhiệm tổ chức xây dựng và đưa vào khai thác. Riêng các chùa sẽ do ban trị sự phật giáo tỉnh tiếp quản và đưa vào sử dụng.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm đầu tư dự án:

Công ty cổ phần XUMI SĐ Thanh Hoa sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế, qui hoạch, thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật, tổ chức quản lý đầu tư và thi công.

Các sở xây dựng, tài nguyên và môi trường văn hoá thể thao du lich, ban trị sự phật giáo tỉnh… là các cơ quan tư vấn.

Dự án sẽ được UBND tỉnh, UBND thành phố phê duyệt theo qui định của pháp luật.

5. Tiến trình thực thi dự án:

- Tham khảo ý kiến các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, UBND tỉnh, hội phật giáo Việt Nam, tỉnh hội phật giáo Tỉnh… để thu thập ý tưởng, mục tiêu đầu tư một cách đầy đủ về việc đầu tư tôn tạo trung tâm du lịch tâm linh - lịch sử, văn hoá- sinh thái Hàm Rồng

- Sau khi nhận được chủ trương của UBND tỉnh doanh nghiệp sẽ trưng cầu ý kiến của các sở ban ngành có liên quan trước khi tiến hành tư vấn thiết kế quy hoach chi tiết khu du lịch Hàm Rồng

- Sau khi được các cơ quan chức năng thông qua quy hoạch chi tiết sẽ tiến hành thiết kế sơ bộ, lập sa bàn trưng cầu ý kiến đông đảo nhân dân, nhận ý kiến phản hổi thông qua một Website riêng cho dự án.

- Sau khi tập hợp ý kiến đông đảo nhân dân và ý kiến các cơ quan chuyên

môn tư vấn thiết kế sẽ lựa chọn phương án tối ưu để thiết kế chi tiết dự án trình UBND tỉnh thông qua.

- Tiến hành lập ban QLDA và quỹ đầu tư thực hiện dự án để tiến hành đầu tư tôn tạo công trình

- Cố gắng khởi động dự án trong quý 3 năm 2008 để quý 2 năm 2009 công trình khởi công. Phấn đấu đầu năm 2010 hoàn thành 2 bức tượng phật:

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10m bằng đá cẩm thạch Hà Trung- Thanh Hoá được dựng tại đỉnh R3

Tượng Thích Ca Mâu Ni nặng 1000tấn với toà sen có đường kính 25m và chiều cao tượng là 24m sẽ được dựng trên điểm cao nhất tại đỉnh R4 dãy núi Rồng.

Tượng Thích Ca Mâu Ni sẽ lập kỷ lục guness về một bức tượng đức thích ca mâu ni bằng đá nặng nhất thế giới do con người tạo nên, và đây cũng là công trình cùng thủ đô Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Sau đó các hạng mục sẽ được dần hoàn thành và đưa vào sử dụng.

III.Kết Luận

Chúng Tôi ý thức được đây là một vùng đất thiêng khi quy hoạch thiết kế và thi công các hạng mục và tổng thể công trình phải đạt được những yêu cầu rất cao về kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan môi trường. Nhưng một yêu cầu quan trọng nhất đây phải là một công trình tâm linh mang được hồn thiêng sông núi. Mạng được bản sắc dân tộc, bản sắc người Thanh Hoá.

Núi Rồng, Núi Ngọc, Sông Mã và Cầu Hàm Rồng đã là những địa danh nổi tiếng linh thiêng đồng thời các địa danh này đã mang trên mình các thắng tích ý nghĩa lịch sử của quân dân xứ Thanh anh hùng bất khuất.

Nay công việc tôn tạo phải cố gắng làm tăng thêm vẻ đẹp huyền ảo, kỳ vĩ…Đồng thời nơi đây cũng sẽ phải là một công viên xanh, sạch phục vụ lợi ích nghỉ dưỡng, chữa bệnh của nhân dân lao động thành phố.

Chắc cắn đây sẽ là một đầu mối quan trọng của ngành du lịch Thanh Hoá trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Thanh. Từ đây sẽ toả ra các vùng miền. các danh thắng trong cả tỉnh các Tour du lịch tâm linh lịch sử: Lam Kinh, Suối Cá Thần, Hàn Sơn, Sầm Sơn, Am Tiên … bằng các loại hình du lịch, bằng các loại giao thông thuỷ, bộ… và các Tour du lịch này sẽ hoạt động quanh năm.

Núi Rồng, Sông Mã, Núi Ngọc, Cầu Hàm Rồng sẽ trở nên lung linh huyền bí và nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ và linh thiêng. Đây sẽ xứng đáng là điểm tựa tinh thần để chúng ta vượt khó phát triển và vươn tới những tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng phồn thịnh và văn minh.

Edited by BatBoThienLong

Share this post


Link to post
Share on other sites

A di đà phật. Đây là duyên cho đại chúng. Nhưng mà toàn cảnh kiến trúc công trình chùa cũng không tránh hạt sạn.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng Thanh Hoá-Lễ Đặt Đá Xây Dựng

Sáng ngày 03/4/2010 (nhằm 19 tháng 02 Canh Dần), Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm kết hợp với BTS THPG Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng tại núi Hàm Rồng - Phường Hàm Rồng – TP Thanh Hóa.

Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT Thích Đắc Pháp - Ủy viên HĐTS TW GHPGVN - Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Long - Cố vấn Ban quản Trị Thiền phái Trúc Lâm,HT Thích Thông Hiếu- Trụ trì TVTL Đạo Huệ; HT Thích Trí Chơn; ĐĐ Thích Tâm Đức - Ủy viên HĐTS TW GHPGVN - Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, ĐĐ Thích Chiếu Tuệ - Trưởng ban Hoằng pháp BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội cùng chư tôn đức Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, BTS các tỉnh thành phía Bắc, Đại diện Ban Quản Trị Thiền Phái Trúc Lâm. Cùng chư Tôn đức trụ trì các tổ đình tự viện và đông đảo các Phật tử gần xa đã về tham dự đông đủ.

Về phía chính quyền có ông Nguyễn Lam - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Đinh Văn Luyện – Phó tổng biên tập báo nhân dân, ông Hoàng Văn Hoằng - Bí thư thành uỷ- Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa, ông Hà Văn Thương - Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hoá cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành các cấp TW, Tỉnh, Thành phố Thanh Hóa, Phường Hàm Rồng, chính quyền sở tại cùng đông đảo bà con Phật tử tỉnh Thanh Hóa.

Posted Image

ĐĐ Thích Trúc Thông Phổ tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.

Posted Image

Tiếp đó, ĐĐ. Thích Kiến Nguyệt - Trụ trì TVTL Tây Thiên đọc diễn văn khai mạc, trong đó có đoạn “Hôm nay Thanh Hóa làm lễ Đặt Đá xây dựng TVTL Hàm Rồng, góp phần tôn tạo danh thắm núi Hàm Rồng trở thành một danh lam thắng tích, một nơi du lịch văn hóa tâm linh, góp phần xây dựng kinh tế cho địa phương nói riêng và cho đất nước nói chung.

TVTL Hàm Rồng còn là nơi khôi phục lại dòng thiền của dân tộc, do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng... Việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, xét về mặt văn hóa còn có ý nghĩa bảo tồn phát huy di sản văn hóa đạo đức, niềm tự hào của dân tộc, qua đó tôn vinh giá trị phi vật thể của Thiền phái Trúc Lâm, đưa Phật giáo Việt Nam sánh ngang tầm Phật giáo thế giới…

Được biết, Ban Hưng công xây dựng TVTL Hàm Rồng được Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm chấp thuận, bao gồm Trưởng Ban Hưng Công - Đại đức Thích Kiến Nguyệt; Phó Ban Hưng Công kiêm Thủ bổn: Đại đức Thích Trúc Thông Tánh, Trị sự: Đại đức Thích Trúc Thông Vĩnh.

Posted Image

Phật tử Nguyễn Trọng Phúc – Pháp danh Phương Nhân Đức thay mặt Phật tử và nhân dân Thanh Hóa phát biểu ý kiến, khẳng định "Chúng con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TW GHPGVN đến các cấp chính quyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Thiền viện Tây Thiên nói riêng và TVTL Yên Tử nói chung xây dựng cho nhân dân Thanh Hóa Thiền viện trên đỉnh núi Hàm Rồng.

Thể theo tâm nguyện của nhân dân Phật tử muốn có một nơi Thiền Viện tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, TVTL Hàm Rồng đã đáp ứng được lòng khao khát mong đợi của nhân dân và phật tử Thanh Hóa hướng tới cuộc sống tốt đẹp, an lành và hạnh phúc..."

Posted Image

Ông Nguyễn Bá Nghênh – Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa phát biểu ý kiến, nêu rõ "TVTL Hàm Rồng được xây dựng là công trình không chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, mà còn góp phần thực hiện thành công dự án( Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng) nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân..."

Ông Nguyễn Bá Nghênh khẳng định "TVTL Hàm Rồng là một tự viện của Phật giáo thuộc Thiền phái Trúc Lâm là thành viên của GHPGVN. Vì vậy phải luôn chấp hành Hiến chương của GHPGVN và Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng của nhà nước, cùng với Ban đại diện Phật giáo thành phố, BTS tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa , Hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh…

Posted Image

ĐĐ Thích Tâm Đức thay mặt TW GHPGVN phát biểu tán thán công đức xây dựng TVTL Hàm Rồng của chư tôn đức Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm, đây sẽ là một danh lam thắng cảnh của Thanh Hóa để Phật tử và nhân dân cùng về chiêm bái, lễ Phật.

Posted Image

HT Thích Đắc Pháp – ban đạo từ, nhấn mạnh "Sự kiện TVTL Hàm Rồng tổ chức lễ đặt đá mang dấu ấn lịch sử ngày Hàm Rồng chiến thắng ( 4/4/1955) TVTL Hàm Rồng sẽ cùng với BTS Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, hòa hợp và phát triển theo đúng phương châm “ Đạo pháp – Dân tộc – CNXH”.

Cuối buổi lễ chư tôn đức cùng quý vị lãnh đạo làm lễ dâng hương và đặt đá khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng.

Posted Image

Văn nghệ chào mừng của đoàn Thanh niên Phật tử Trần Thái Tông - Thiền Viện Sùng Phúc

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

- Theo Cẩm Vân - phattuvietnam.net -

Edited by BatBoThienLong
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay