hiki

Văn Hóa Việt Tại Thời điểm Năm 1000 Sau Công Nguyên

3 bài viết trong chủ đề này

Phim "Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long"

Bật mí những hình ảnh “Lý Công Uẩn” tại trường quay Trung Quốc

(Dân trí) - Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long sẽ là bộ phim quan trọng của đại lễ 1000 năm Thăng Long. Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên của nhân vật Lý Công Uẩn dưới bàn tay hóa trang và đạo diễn của các nhà làm phim Trung Quốc.

Bộ phim lịch sử Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, bộ phim quan trọng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đang được dư luận chú ý. Bộ phim lịch sử Việt Nam này do các nhà làm phim Trung Quốc sản xuất. Đã có những tranh cãi, đã có những dư luận, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, hãy cứ đợi chất lượng phim rồi phát xét, bởi điều quan trọng nhất mà chúng ta đang cần là một bộ phim lịch sử có chất lượng để ra mắt ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Dưới đây là những hình ảnh tạo hình của nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn tại trường quay Trung Quốc.

Posted Image

Posted Image

Hình ảnh nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn qua sự hóa trang, đạo diễn

của các nhà làm phim Trung Quốc và khả năng hóa thân của

nam diễn viên trẻ Tiến Lộc - Sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh

vừa tốt nghiệp.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Để vào vai nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn, Tiến Lộc phải học võ,

học cưỡi ngựa, học cách sử dụng vũ khí. Tiến Lộc tâm sự, anh chưa hề

được đào tạo về võ nghệ nên đã có những tai nạn "dở khóc, dở cười"

trên trường quay Hoành Điếm. Tiến Lộc từng đập gậy vào đầu quay phim,

từng làm đau cả diễn viên quần chúng trong khi biểu diễn "múa gậy lung tung".

Posted Image

Posted Image

Các nhà làm phim Trung Quốc cố gắng để bộ phim truyền hình 12 tập

Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long mang đậm bản sắc văn hóa

Việt Nam, dù quay ở Trung Quốc, hóa trang Trung Quốc

và do đạo diễn Trung Quốc thực hiện.

Posted Image

Posted Image

Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long

là bộ phim quan trọng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Hiền Hương

Trang phục của người Việt mình sao lại có cách cài vạt áo bên phải thế kia? Còn gì là bản sắc của nền văn hiến Việt nữa. Một cách tự đồng hóa ngu dốt!

Không thể nói được gì hơn, trong khi tổ tiên đã tìm mọi cách để giữ lại nền văn hiến của thời kỳ Văn Lang rực rỡ, thì nay có một số kẻ lại quyết tâm đi mượn văn hóa của Trung Hoa để xây dựng hình ảnh của Lý Thái Tổ. Rất lâu sau thời của Lý Thái Tổ, chính Nguyễn Trãi đã viết: "Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang phục của người Việt mình sao lại có cách cài vạt áo bên phải thế kia? Còn gì là bản sắc của nền văn hiến Việt nữa. Một cách tự đồng hóa ngu dốt!

Không thể nói được gì hơn, trong khi tổ tiên đã tìm mọi cách để giữ lại nền văn hiến của thời kỳ Văn Lang rực rỡ, thì nay có một số kẻ lại quyết tâm đi mượn văn hóa của Trung Hoa để xây dựng hình ảnh của Lý Thái Tổ. Rất lâu sau thời của Lý Thái Tổ, chính Nguyễn Trãi đã viết: "Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác".

Đây có thể là một thực tế lịch sử - sau hơn một ngàn năm Văn Lang sụp đổ ở Nam Dương tử với đại bộ phận người Việt ở vùng lãnh thổ Đại Việt. Bởi sự đồng hóa sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Việc đi tìm hình ảnh cái vạt áo bên trái còn sót lại, chỉ có thể ở vùng sâu, vùng xa, nơi ảnh hưởng của văn hóa Hán ít hơn trong gần 1000 Bắc thuộc đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không nói gì đến cái vạt áo, chỉ nhìn hóa trang và phong cách biểu diễn cũng đã thấy y chang phim chưởng của Tàu. Mới chỉ có vài chục năm mà còn bị ảnh hưởng đến như vậy thì nói gì đến 1000 năm :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay