wildlavender

Đập Thủy điện Trên Sông Mekong đe Dọa An Ninh Lương Thực

6 bài viết trong chủ đề này

Đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa an ninh lương thực

Nghề cá không chỉ là nguồn thu nhập quan trọng cho ngư dân địa phương mà còn có ý nghĩa sống còn trong việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực.

Nghề cá Mekong nuôi sống Đông Nam Á

Sông Mekong cung cấp ngành công nghiệp cá nội địa lớn nhất thế giới. Theo Ủy ban sông Mekong, xấp xỉ 2,6 triệu tấn cá hoang dã và những nguồn tài nguyên thủy sinh khác được thu hoạch mỗi năm, đạt giá trị ít nhất 2 tỉ USD. Nếu tính về ngành công nghiệp thứ cấp, như chế biến và tiêu thụ cá, tổng giá trị kinh tế của nghề cá Mekong vào khoảng 5,6 - 9,4 tỉ USD/năm - đóng góp đáng kế vào kinh tế khu vực.

Nghề cá không chỉ là nguồn thu nhập quan trọng cho ngư dân địa phương (với rất nhiều người thuộc diện nghèo nhất của khu vực) mà còn có ý nghĩa sống còn trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

Thu nhập của hàng triệu ngư dân sống dọc theo dòng chảy của sông Mekong và các nhánh sông chính sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi việc đánh bắt cá sụt giảm. Khoảng 70% cá đánh bắt thương mại của sông Mekong là loài di cư khoảng cách xa. Việc xây dựng hệ thống đập thuỷ điện trên dòng chính Mekong sẽ ngăn chặn con đường di cư này. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, các ảnh hưởng này khó có thể dùng công nghệ để giảm bớt.

Posted Image

(Ảnh Newsmekong)

Công nghệ “tạo hành lang” di cư cho cá hiện nay không thể đáp ứng được lượng di cư khổng lồ - có thể đạt tới 3 triệu con/giờ vào thời kỳ đỉnh điểm. Và, tính đa dạng trong các cách thức di cư là đặc tính của hàng trăm loài cá Mekong.

Ảnh hưởng từ các đập thuỷ điện trên sông Mekong sẽ là cái giá rất lớn với sức khoẻ, dinh dưỡng và an ninh lương thực của con người. Hơn một nửa tiêu thụ đạm động vật của 60 triệu người hạ lưu Mekong đến từ công nghiệp cá của sông.

Nghề cá sông Mekong không chỉ nuôi dưỡng các cộng đồng người sống dọc theo con sông, mà cung cấp thực phẩm cho cả người dân ở những thành phố, thị trấn lớn. Việc sụt giảm trong số lượng đánh bắt cá sẽ giảm bớt lượng cá cung cấp cho thị trường, dẫn tới tình trạng khan hiếm và giá cả tăng cao, và cuối cùng là mức tiêu thụ cá xuống thấp.

Các gia đình nghèo hơn sẽ đặc biệt khó khăn. Thay thế nguồn đạm từ cá hiện tại bằng các nguồn protein khác sẽ đắt đỏ hơn nhiều và đó là một thách thức trong tiêu dùng gia đình.

Khi nguồn đạm từ cá là trung tâm dinh dưỡng cho con người tại khu vực Mekon thì việc giảm sụt lượng đánh bắt sẽ làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, vốn luôn là vấn đề lớn tại một số vùng trong khu vực. Do vây, sức khoẻ con người sẽ bị giảm sút, tình trạng ốm đau bệnh tật trở nên phổ biến hơn, khả năng học tập tiếp thu kiến thức giảm, khả năng sản xuất hộ gia đình giảm, nghèo nàn trở nên trầm trọng hơn.

Cuối cùng, vì những ảnh hưởng tiềm tàng với an ninh lương thực, dinh dưỡng và sức khoẻ con người, xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng Mekong có thể đẩy lùi nỗ lực của chính phủ và các tổ chức quốc tế trong việc xoá đói giảm nghèo, đạt những mục tiêu Thiên niên kỷ.

Trả giá

Ngoài những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nghề cá và an ninh lương thực khu vực, còn có rất nhiều tác động khác được báo trước nếu hệ thống đập thuỷ điện tiếp tục xây dựng trên sông.

Theo ước tính chính thức, tổng cộng các đập sẽ tạo ra khoảng 600km hồ chứa nước dọc sông Mekong, đòi hỏi việc tái định cư cho 88.000 người. Có một thực tế buồn ở khu vực Mekong là, cuộc sống của những người phải thay đổi chỗ ở vì các dự án thuỷ điện trở nên tôồ tệ hơn sau tái định cư.

Tính đa dạng hoá môi trường sinh thái dưới nước của Mekong chỉ đứng thứ hai sau Amazon, sẽ bị đe doạ. Một số loài cá di cư bị ảnh hưởng bởi hệ thống đập là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài ăn thịt. Những loài này là trung tâm của sự ổn định và khả năng sinh sản của toàn bộ hệ thống sinh thái sông Mekong. Tổn thất của chúng cũng là hậu quả không thể lường trước được với hệ sinh thái.

Đập thuỷ điện cũng sẽ đẩy một số loài cá đang ở mức nguy hiểm như cá heo Irrawaddy và cá da trơn khổng lồ Mekong tới bờ vực tuyệt chủng, mất đi hệ sinh thái dồi dào này sẽ là một thảm hoạ mang tính toàn cầu.

Đập thủy điện cũng phá vỡ tính thuỷ học đồng thời ngăn chặn sự chuyên chở trầm tích giàu dinh dưỡng của sông. Những trầm tích này là phân bón tự nhiên bồi đắp hai bờ sông, những cánh đồng lúa bát ngát phì nhiêu trải dài khắp tiểu vùng, bồi đắp đất trồng và giảm thiểu sử dụng phân bón nhân tạo đắt tiền.

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tám đập thuỷ điện ở thượng nguồn Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương)... Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư, cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại lục từ trước tới nay - đập Tiểu Loan - bắt đầu đưa nước vào hồ chứa trong năm nay, và có ít nhất hai dự án khác đang trong quá trình xây dựng.

Những dự án này sẽ thay đổi căn bản chu kỳ khô hạn - lũ lụt tự nhiên của sông Mekong, ngăn chặn vận chuyển trầm tích, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sinh kế của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn tại Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Những tác động tới mực nước và nghề cá đã được ghi chép lại tại khu vực biên giới Thái Lan - Lào. Bất chấp như vậy, tiến trình xây dựng đập thuỷ điện vẫn diễn ra mà không hề có sự tham vấn của bất kỳ quốc gia vùng hạ nguồn nào nào, cũng như không có một đánh giá hoàn chỉnh về tác động của đập tới con sông và con người sống dọc theo sông.

Đập nước phá tan những giá trị văn hóa

Nhịp điệu bất tận của chu kỳ nước lớn, nước ròng Mekong nghìn đời nay đã nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho mọi người dân trong khu vực.

Con sông đem lại những nền tảng của cuộc sống cho cả người dân nông thôn hay thành thị, nó nuôi dưỡng những giá trị văn hoá, chuẩn mực truyền thống, truyền cảm hứng vào âm nhạc, điệu múa, ca khúc, ẩm thực, nghề thủ công và đời sống tâm linh, tạo nên bức tranh đời sống đa sắc màu của cả một vùng.

Dọc theo con sông, những lễ hội truyền thống, văn hoá đã ăn sâu vào tiềm thức người dân tiểu vùng. Ví dụ như Campuchia có “lễ hội nước” nổi tiếng vào tháng 11, khi sông vào mùa cạn.

Sông cũng là nguồn cảm hứng của văn hoá dân gian, của những truyền thuyết bao đời như Lễ hội Thần rắn thu hút hàng nghìn người tham gia tại Lào và Thái Lan nói về vị thần huyền bí từ sông.

Nếu ngôi nhà sông huyền thoại của thần rắn trở thành những cái hồ lặng sóng vì đập thuỷ điện, thì tâm linh người dân sẽ đi về đâu?

Văn hoá đa dạng và giàu bản sắc của khu vực cũng tạo ra thị trường hấp dẫn cho du lịch sinh thái, nhưng đập thuỷ điện đã đe doạ những điểm nóng du lịch ấy. Thúc đẩy du lịch là chính sách chung của tất cả chính phủ dọc khu vực Mekong. Tại Siphandone, phía nam Lào, cá heo Irrawaddy và thác Khone Phapheng trở thành điểm du lịch quốc gia, nhưng cũng trở nên mong manh với đập Don Sahong.

Còn ở tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan, đập Ban Koum đã đe doạ nhấn chìm “moonscape of the Mekong”, một quang cảnh tự nhiên kỳ bí được tạo nên từ hơn 3.000 lỗ chạm khắc vào đá bởi chính dòng sông Mẹ.

Giải pháp năng lượng

May mắn thay, cuộc cách mạng năng lượng hiện tại trên toàn cầu đã minh chứng rằng, có rất nhiều chọn lựa mới để đáp ứng nhu cầu điện. Việc phá sông làm đập trở thành thứ công nghệ lỗi thời.

Phnom Penh đã thông qua chính sách năng lượng quốc gia, khuyến khích đầu tư và công nhệ năng lượng mới. Các chính phủ Mekong có thể sẽ bước qua kỷ nguyên những năm 1950 của những con đập lớn và bắt đầu hướng tới sự phát triển ổn định, xây dựng nền kinh tế hiện đại mà không ảnh hưởng tới lợi ích của các sông mang lại.

Suốt hai thập niên qua, quan ngại về những kế hoạch xây dựng đập nước lớn khắp vùng Mekong ngày một gia tăng. Ngày 14/3/2009, Liên minh Cứu Mekong đã bắt đầu một chiến dịch mới bảo vệ sông Mekong.

Đây là một mạng lưới gồm các nhóm hoạt động xã hội, các nhà học giả, báo chí, hiệp hội ngư dân, ngôn dân, những người dân bình thường từ các nước Mekong và cộng đồng quốc tế… sẽ làm việc cùng nhau để bảo vệ sông Mẹ, tài nguyên của sông và sinh kế của người dân.

Kể từ khi bắt đầu, Liên minh cứu Mekong đã thu thập được hơn 16.000 chữ ký của những người dân các nước Mekong và khắp thế giới, thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị khu vực “giải phóng” dòng chảy của sông và theo đuổi chọn lực cung cấp điện ít tổn thất hơn.

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang treo 4 tỷ quả bom nguyên tử trên đầu cư dân hạ lưu sông Mekong.

Thứ sáu, 02/04/2010, 07:54(GMT+7)

Posted Image

Đập thủy điện Trung Quốc

VIT - Các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong trước mắt đã tác động ảnh hưởng không nhỏ tới con sông và nhiều người dân sống dọc hai bờ sông. Những ảnh hưởng đó đã thấy ngay trước mắt, nhưng một nguy cơ không thể lường trước đối với các quốc gia lưu vực sông Mekong là trong trường hợp xấu nhất những đập thủy điện này bị vỡ.

Những yếu tố tác động ảnh hưởng trước mắt khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong như: Sức khoẻ, dinh dưỡng và an ninh lương thực của con người; làm thay đổi dòng chảy; ảnh hưởng giao thông đường thủy; làm cạn kiệt lượng nước tưới tiêu; làm thay đổi căn bản chu kỳ khô hạn - lũ lụt tự nhiên của sông Mekong, ngăn chặn vận chuyển trầm tích, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sinh kế của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn; làm giảm khả năng cản dòng của toàn bộ dòng chảy chính sông Mekong khu vực dưới Vân Nam. Nước sẽ chảy nhanh hơn ra biển, gây mất khả năng trữ nước. Hậu quả là khiến lượng nước thoát đi trong dòng chính của Mekong lớn hơn bao giờ hết, trong cả mùa khô lẫn mùa mưa......và nhiều ảnh hưởng khác. Nhưng nguy cơ khủng khiếp nhất là liệu Trung Quốc có đảm bảo được về độ an toàn của các con đập này. Trong trường hợp xấu nhất khi động đất xảy ra hay do yếu tố kỹ thuật xây dựng mà những con đập này bị vỡ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các quốc gia ở hạ lưu?

Posted Image

Đập thủy điện của Trung Quốc

xây trên thượng nguồn sông Mekong

Được biết, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tám đập thuỷ điện ở thượng nguồn Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương)... Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư, cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại lục từ trước tới nay - đập Tiểu Loan cao 300 mét với hồ chứa dài 169 km dự kiến hoàn thành và bắt đầu chứa nước vào năm 2010. Đập Nuozhadu cao 254 mét (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng.

Chỉ đơn thuần với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước, đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1000 mét (năng lượng tương đương với 4 tỷ quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima). Bên cạnh đó sông Lan Thương chảy trong một cái khe sâu giữa hai bờ cao hàng trăm mét.

Posted Image

Toàn bộ phần sông Mekong chảy qua phần Trung Quốc

là chảy giữa khe núi sâu lòng máng

Trong trường hợp xảy ra vỡ đập thì lượng nước 40 tỷ m3 ở các hồ khổng lồ này sẽ đổ từ độ cao 1000m xuống tạo sóng thần cao tới hàng trăm mét, với độ cao và tốc độ này sức quét của các sóng thần do nước tạo ra có một sức phá hủy dây truyền khủng khiếp làm cho tất cả các đập cùng bị vỡ. Nếu trường hợp xấu nhất này xảy ra, thì bắt đầu từ khu vực Tam Giác Vàng gồm các quốc gia như Lào, Thái lan, Miến Điện các đợt sóng xung kích, về bản chất là các sóng dài dạng soliton khổng lồ có chiều cao hàng chục mét sẽ bắn ra với tốc độ rất lớn nhấn chìm một vùng rộng hàng chục nghìn km2 dưới cột nước cao hàng chục mét. Đây sẽ là một thảm họa, không đơn thuần là diệt chủng mà, nơi những cột nước này lao qua sẽ không thể còn lại bất lỳ một dấu vết nào của nền văn mình con người.

Các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong cũng không thể không cảnh giác. Suốt hai thập niên qua, quan ngại về những kế hoạch xây dựng đập nước lớn khắp vùng Mekong ngày một gia tăng. Ngày 14/3/2009, Liên minh Cứu Mekong đã bắt đầu một chiến dịch mới bảo vệ sông Mekong. Đây là một mạng lưới gồm các nhóm hoạt động xã hội, các nhà học giả, báo chí, hiệp hội ngư dân, ngôn dân, những người dân bình thường từ các nước Mekong và cộng đồng quốc tế… sẽ làm việc cùng nhau để bảo vệ sông Mẹ, tài nguyên của sông và sinh kế của người dân.

Kể từ khi bắt đầu, Liên minh cứu Mekong đã thu thập được hơn 16.000 chữ ký của những người dân các nước Mekong và khắp thế giới, thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị khu vực “giải phóng” dòng chảy của sông và theo đuổi chọn lực cung cấp điện ít tổn thất hơn.

Nguồn điện năng ở các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi nhuận to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó những hậu quả ảnh hưởng nặng nề từ các đập này đã và đang đổ xuống đầu những quốc gia ở hạ lưu. Hơn thế nữa những nguy cơ mang tính tiềm ẩn cũng đang rình rập những người dân định cư bên hai bờ con sông này.

Thanh Hà

Tin tổng hợp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu quả của việc xây đập thủy điện tại thượng nguồn sông Mê Kông của TQ thật khủng khiếp, và nếu có tai họa xảy ra, TQ sẽ chẳng thiệt hại bao nhiêu, mà thảm họa diệt vong của cư dân ĐNA là rõ ràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh cãi trên dòng sông Mekong

Báo Thái Lan chỉ trích Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn sông Mekong, trong khi Bắc Kinh đổ lỗi cho thay đổi khí hậu.

Báo tiếng Anh Bangkok Post hôm 23/02 vừa có bài bình luận nói rằng, kể từ khi Trung Quốc hoàn thành một số đập nước, mỗi mùa khô dòng sông Mekong lại trở nên cạn kiệt.

"Tình hình năm nay tồi tệ hơn năm ngoái, và tương lai sẽ còn tồi hơn thế nữa khi nhiều đập đang được xây dựng ở Trung Quốc."

Trong khi đó cùng ngày tại Bắc Kinh, Tân Hoa Xã ra bản tin nói mức nước đầu nguồn trên sông Mekong xuống thấp nhất trong 50 năm nay, nhiều thuyền bè của nước này đã mắc cạn, và cho đây là ảnh hưởng của el Nino.

Hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc nói lượng nước chảy chỉ bằng 1/2 các năm đã khiến hàng chục chiếc thuyền mắc cạn. Hàng năm vào thời gian này, lượng nước chảy từ bình nguyên Tây Tạng là vào khoảng 400-500 mét khối/giây, nhưng năm nay chỉ còn 250 mét khối.

Trung Quốc cũng nói tình trạng khô hạn bất thường đã gây ra nhiều vụ cháy rừng tại tỉnh Vân Nam, một tỉnh có sông Mekong chảy qua.

Trung Quốc đã phải cho đóng cửa bốn đập nước tại Vân Nam để giữ nước.

Tuy thừa nhận một trong các yếu tố gây biến đổi môi trường có thể là các công trình xây dựng, Trung Quốc nói không chỉ một mình nước này, mà các nước khác chung dòng sông Mekong cũng đang xây cất các công trình lớn ở hạ lưu.

Đổ lỗi cho nhau

Bangkok Post trong bài báo nói về sông Mekong nhận định rằng sông Mekong nay khô cạn tới nỗi khó có thể được gọi là một dòng sông nữa.

"Thuyền đi từ khu vực Chiang Khong của tỉnh Chiang Rai (một tỉnh miền Bắc Thái Lan) tới cố đô Luang Prabang của Lào nay đã ngừng chạy vì nước quá cạn. Tàu chở hàng từ Trung Quốc cũng mắc kẹt tại Chiang Saen thuộc Chiang Rai."

Báo này trích lời ông Chirasak Inthayos, điều phối viên của Hệ thống Bảo vệ Nguồn lợi Thiên nhiên và Văn hóa sông Mekong nói rằng tình hình tại đây xấu nhất trong hơn chục năm nay.

Ông Chirasak cũng cảnh báo tới tháng Tư, đỉnh điểm của mùa khô, thì tình hình còn tồi tệ hơn nữa.

Bangkok Post chỉ trích việc Trung Quốc quyết định đóng cửa đập để trữ nước tại Vân Nam, nói điều này cho thấy Bắc Kinh "không quan tâm gì tới sự khó khăn của người dân các nước dưới hạ lưu".

"Trung Quốc chỉ quan tâm tới người dân của mình và các ngành công nghiệp, kinh doanh và nông nghiệp đang ngày được mở rộng của nước này."

Báo Thái nói các nước cùng chia sẻ dòng Mekong vì e ngại "Người anh Cả" đã không lên tiếng khi Trung Quốc xây dựng đập nước đầu tiên trên sông Mekong, cho dù việc xây dựng này vi phạm quy định và luật lệ quốc tế.

"Nay tuy muộn nhưng chúng ta cần cất tiếng phản đối việc Bắc Kinh sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách bất công."

Bài bình luận trên Bangkok Post khép lại bằng câu: "Không thể để cho dòng sông, cũng như cuộc sống của những người phụ thuộc vào dòng sông này, bị hủy hoại.

"Nếu chúng ta cứ im lặng chịu đựng thì điều đó sẽ xảy ra."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện nay, sự hạn chế của nước sông Mêkong trong mùa kiệt, kết hợp với triều cường (xâm nhập mặn) sâu vào nội đồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và nước cấp cho bà con ven biển nước ta. Thiếu nước trong mùa khô là điều cần quan tâm và giải quyết. Cây lúa không chịu được độ mặn cao đã phải chết (Cây trồng không vượt qua 4 phần ngàn). Nếu tình trạng xây đập như trên và không có một giải pháp thích đáng cho vùng hạ lưu thì tương lai, việc giải quyết xâm nhập mặn, ổn định sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long là giải pháp .....Xây đập tại vùng đầu nguồn của VN ???!!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ bảo vệ đập thủy điện trên sông Mekong

Posted Image

Nhiều khu vực sông Mekong chứng kiến nước cạn kỷ lục

Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc nói rằng các đập thủy điện của họ trên sông Mekong gây ra tình trạng cạn nước kỷ lục cho các quốc gia ở dưới hạ nguồn.

Nói chuyện tại hội nghị thượng đỉnh ở Thái Lan, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói nước sông cạn là do hạn hán chứ không phải do đập thủy điện.

Hơn 60 triệu người từ Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam phụ thuộc vào sông Mekong để sinh nhai.

Nhiều khu vực của sông này bị cạn ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm.

Tình trạng hạn hán thêm ở hạ nguồn, cộng thêm lưu lượng muối cao và dinh dưỡng trong đất giảm, đã đe dọa tới việc sản xuất lương thực tại các vựa lúa của Campuchia và Việt Nam.

‘Vấn đề nghiêm trọng’

Lãnh đạo Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam đã tham dự hội nghị thượng đỉnh sông Mekong ở Hua Hin của Thái Lan.

Nói chuyện tại hội nghị này, Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva cảnh báo sông Mekong không thể tồn tại nếu không có sự quản lý tốt.

Ông nói: “Sông Mekong bị đe dọa bởi nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ cả việc sử dụng nước không bền vững tới tác động của thay đổi khí hậu”.

Các nhà hoạt động đổ lỗi các con đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã góp phần làm mực nước sông giảm và tạo ra những thay đổi không thể đảo ngược được đối với hệ sinh thái của sông.

Trung Quốc có tổng số tám đập đã xây dựng hoặc đang lên kế hoạch xây trên sông này, và họ nói còn muốn xây thêm.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao TQ Song Tao nói các đập này không gây ra vấn đề.

“Thống kê cho thấy các đợt hạn hán gần đây trên toàn lưu vực sông là do thời tiết hết sức khô hạn, và mực nước sông Mekong giảm không có gì liên quan tới việc phát triển các đập thủy điện”.

Ông nói bằng cách điều tiết dòng nước chảy, các đập này có thể giúp ngăn ngừa lụt lội và giảm bớt hạn hán.

Ông Song Tao còn nói Trung Quốc đã tăng mức độ chia sẻ thông tin trong những tháng gần đây, nhấn mạnh tới việc nước này cấp dữ liệu về hai trạm thủy điện cho các nước dưới hạ nguồn từ tháng Ba.

Ông Abhisit nói ông hi vọng việc chia sẻ thông tin sẽ trở nên “hệ thống hơn và nhất quán hơn” trong tương lai.

Posted Image

Hướng chảy của sông Mekong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay