Guest Phapvan

Khởi Nguyên Của Trí Tuệ Là Khởi Nguyên Của Vũ Trụ

8 bài viết trong chủ đề này

Tôi nghĩ rằng : Khởi nguyên của Trí Tuệ là khởi nguyên của Vũ Trụ Càn Khôn.

Phapvan

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rằng : Khởi nguyên của Trí Tuệ là khởi nguyên của Vũ Trụ Càn Khôn.

Phapvan

Suy cho cùng thì đúng như vậy.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy thì Vũ Trụ này (không biết nghĩa bóng hay nghĩa đen) đã, đang và sẽ khởi nguyên hàng giây phút

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi sẽ vì mọi người, nhắc lại một lần nữa về bí mật nguồn gốc của Trí Tuệ. Đó là sự Khổ Não.

Để tìm ra lý thuyết hay nguyên lý nào đó của Lý học thì có thể có nhiều cách, tôi biết có một cách khá khó nhưng dù sao thì méo mó có hơn không. Đó là phải tôn trọng và để tâm tới mọi điều mình đọc, nhưng quan trọng hơn là phải tìm ra cách để vận dụng những điều mà mình học được.

Edited by dichnhan07

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thị Cố Dịch Hữu Thái Cực.

Thị Sinh Lưỡng Nghi.

Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng.

Tứ Tượng Sinh Bát Quái." (chu dịch đại truyện - Lê Anh Minh dịch chú, tr110)

Tôi xem đây như một phép luận lý âm dương

Thị : lời khẳng định, ai cũng phải công nhận.

Cố : Gốc của sự việc.

Dịch : khai mở, thông hiểu, định việc làm, không hòai nghi.

Hữu : có, đầy đủ.

Thái Cực : Âm Dương chưa chia (hay hiểu là hợp của âm dương).

Dịch : gốc Dịch đầy đủ ở Thái cực.

Tại sao không phải câu : Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Mà lại là câu : "Thị sinh Lưỡng Nghi" ???

Theo phép luận lý trên các nhà phong thủy đã ứng dụng :

Về con người : chia ra Đông mạng và Tây mạng là Lưỡng Nghi. Lại phân tiếp Tây Tứ Mạng và Đông Tứ mạng là Tứ Tượng. Cung Mạng là cung Bát Quái.

Về phương vị : phân chia ra Đông vị và Tây vị là Lưỡng Nghi. Lại phân tiếp Tây tứ vị và Đông tứ vị là Tứ Tượng. Phân tiếp ra Bát Quái cung vị.

Về nhà ở : phân chia ra Đông trạch và Tây trạch là lưỡng nghi. Lại phân tiếp Tây Tứ Trạch và Đông Tứ Trạch là Tứ Tượng. Phân tiếp ra là Bát Trạch.

Phép luận lý âm dương trên chính là qui luật mà cổ nhân nhận thức và ứng dụng được. Quy luật này tuần hoàn phản phục cũng chính là vòng Thái Cực xét ở góc độ tổng thể.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo sự tuần hoàn của lịch pháp thì ba nguyên là một đại chu 180 năm. Căn cứ vào Lạc Thư cửu cung và Bát Quái thì mỗi năm ứng với một Số và một Tượng ở một Phương Vị cho năm sinh của Người. năm sinh Người ta thuộc Quái Tượng nào thì lấy Quái đó làm Mệnh và Trạch nguyên cũng khởi từ đó.

Trạch thì có Tọa có Hướng.

Mệnh thì có Đông có Tây.

Luận Trạch mà không luận Mệnh là đại xấu. Luận Mệnh mà không luận Trạch là tiểu xấu. Vì Trạch có thể đổi còn Mệnh không thể đổi. Do vậy theo Mệnh mà phối Trạch mới tốt.

Tây tứ trạch như: Kiền Sơn Tốn Hướng; Đoài Sơn Chấn Hướng.

Đông Tứ Trạch như : Tốn Sơn Kiền Hướng; Chấn Sơn Đoài Hướng.

Đông Mệnh hợp với Đông Tứ Trạch, Tây Mệnh hợp với Tây Tứ Trạch - đều hợp với Tọa Sơn của Trạch.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật - nhất sinh nhị, nhị sinh tứ, tứ sinh bát, bát sinh vạn vật.

-Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

Anh Phapvan thấy hai vế này, chúng có đối nhau hay có bổ xung cho nhau không?

Anh đang bàn trí tuệ và khởi nguyên cho các lĩnh vậy của cuộc sống phải không?, nếu vậy thì mệt lắm đó, anh mới nói phần cơ bản của địa lý phong thuỷ, còn nhiều lĩnh vực khác nữa đó, xin chờ anh tiếp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật - nhất sinh nhị, nhị sinh tứ, tứ sinh bát, bát sinh vạn vật.

-Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

Anh Phapvan thấy hai vế này, chúng có đối nhau hay có bổ xung cho nhau không?

Anh đang bàn trí tuệ và khởi nguyên cho các lĩnh vậy của cuộc sống phải không?, nếu vậy thì mệt lắm đó, anh mới nói phần cơ bản của địa lý phong thuỷ, còn nhiều lĩnh vực khác nữa đó, xin chờ anh tiếp.

Chào Nhị Địa Sinh,

Nếu so sánh hai vế trên, một vế từ Đạo Đức Kinh và một vế từ Chu Dịch đại truyện thì có giống có khác : cái đi ra và cái trở về. Bàn sâu về nó tôi chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế.

Phong Thủy tôi cũng chỉ tìm dẫn chứng cho phép luận lý âm dương trên và cũng chưa đủ kinh nhiệm thực tế để đi sâu hơn.

Nhị Địa Sinh thông cảm tôi cũng rất bận, lâu lâu mới vào đây viết được chút ít.

Tôi xin tiếp tục :

Luận theo Trạch như : Đào Giếng, làm Chuồng Xí, Phóng Thủy.

Luận theo Mệnh như (nên theo): Mở Cửa, Đặt Nhà Bếp, Phòng Ngủ, Giường Ngủ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites