Thiên Đồng

Ngang Ngược Và Vô Lý

5 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá VN: Ngang ngược và vô lý!

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...0329233249.aspx

Ngày 22.3, tàu cá QNg-50362 TS cùng 12 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc ngang nhiên bắt giữ đòi tiền chuộc, trong lúc họ đang hành nghề tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN. Như vậy, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 33 tàu cá với 373 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Bắt tàu, bắn người

Suốt những ngày qua, người thân của 12 ngư dân ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) - đang bị phía Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa, VN) - như ngồi trên lửa vì không biết số phận chồng, con họ ra sao. Ngày 29.3 - thời điểm phía Trung Quốc hẹn sẽ liên lạc - nhiều gia đình lại lặn lội đến nhà chị Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng và cũng là chủ tàu cá QNg-50362 TS Tiêu Viết Là (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), để ngóng chờ nhưng vẫn bặt vô âm tín. Cố liên lạc theo số điện thoại 00 86 13976018105 và 13976688406 thì chỉ nghe toàn tiếng Trung Quốc nên chả ai hiểu gì.

Posted Image

Ngư dân Bình Châu đang đối mặt với những chuyến ra khơi đầy bất trắc - Ảnh: Hiển Cừ

Suốt những ngày qua, người thân của 12 ngư dân ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) - đang bị phía Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa, VN) - như ngồi trên lửa vì không biết số phận chồng, con họ ra sao. Ngày 29.3 - thời điểm phía Trung Quốc hẹn sẽ liên lạc - nhiều gia đình lại lặn lội đến nhà chị Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng và cũng là chủ tàu cá QNg-50362 TS Tiêu Viết Là (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), để ngóng chờ nhưng vẫn bặt vô âm tín. Cố liên lạc theo số điện thoại 00 86 13976018105 và 13976688406 thì chỉ nghe toàn tiếng Trung Quốc nên chả ai hiểu gì.

Mắt đỏ hoe, chị Bưởi kể: "Tối 25.3, khi anh Là điện thoại về báo tin tàu và 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ, tui điếng cả người, ngất xỉu luôn". Theo chị Bưởi, đây là lần thứ 4 trong 4 năm qua, tàu cá của gia đình bị phía Trung Quốc tấn công, bắt giữ. Trong đó, năm 2006, khi chạy vào núp gió tại khu vực đảo Phú Lâm, tàu của anh Là cùng 10 ngư dân bị phía Trung Quốc cho ca-nô đuổi theo thu sạch máy móc, dụng cụ, gạo, cá..., chỉ còn chừa đủ dầu cho chạy về đến Bình Châu, thiệt hại hơn 150 triệu đồng. Một năm sau, tháng 6.2007, trên đường chạy tránh bão tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, khi phát hiện tàu Trung Quốc từ xa, anh Là cho mở hết tốc lực mong thoát nạn nhưng bị tàu Trung Quốc rượt theo, nổ súng xối xả làm 6 ngư dân bị thương, nhiều người sau đó trở nên tàn phế, chẳng thể đi biển. Sau đó, dù được thả về trên một chiếc tàu khác (cũng ở Bình Châu) nhưng chiếc tàu trị giá trên 300 triệu đồng của anh Là bị Trung Quốc tịch thu luôn...

Tán gia, bại sản

Sau 2 lần bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tàu, gia đình anh Là trở nên trắng tay, nợ nần đầm đìa. Nhưng dân biển nếu không ra khơi thì biết làm nghề gì nuôi sống gia đình, lấy gì trả nợ? Vì vậy, đầu năm 2008, vợ chồng anh Là quyết định thế chấp căn nhà để vay ngân hàng cả trăm triệu đồng, vay mượn thêm của họ hàng mua lại chiếc tàu cá công suất 160 CV, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Sau một thời gian chuyển đổi ngư trường vào Nam nhưng thua lỗ, anh Là và các ngư dân trở lại quần đảo Hoàng Sa - ngư trường truyền thống mà từ bao đời nay ngư dân Quảng Ngãi đã bám trụ - để một lần nữa tàu của anh lại bị Trung Quốc vô cớ bắt giữ, tịch thu máy móc, phương tiện hành nghề. Và cũng một lần nữa, gia đình anh Là đành phải bán tàu công suất lớn, mua lại tàu nhỏ hơn để trả bớt nợ nần.

Tu sửa, mua sắm máy móc, thiết bị vừa xong, hôm 12.3, anh Là cho tàu QNg-50362 TS cùng 11 ngư dân, trong đó có 2 người con là Tiêu Viết Lành và Tiêu Viết Vấn, rời bến Bình Châu rẽ sóng thẳng tiến ra Hoàng Sa hành nghề lặn. Đi chuyến biển đầu tiên trên chiếc tàu mới, các ngư dân đều cầu mong trời yên biển lặng, khai thác được nhiều hải sản. Nào ngờ, chỉ 10 ngày sau họ lại bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc.

"Cớ sao tàu của gia đình tui ra Hoàng Sa đánh bắt lại bị Trung Quốc bắt, giữ? Bây giờ có bán nhà cũng không trả nổi 700 triệu đồng tiền nợ, lấy đâu ra tiền chuộc tàu, chồng con?", chị Bưởi khóc tức tưởi. Thấy mẹ liên tục ngất xỉu, trong lúc cha, anh bị bắt, bị đòi tiền chuộc, mấy ngày qua em Tiêu Thị Vang (đang học lớp 9) cũng chẳng thiết học hành, ở nhà chăm sóc mẹ và dự định nghỉ học kiếm việc làm để phụ giúp gia đình.

Bám biển, ra khơi mong cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn và nuôi con học hành, nhưng cứ ra khơi xa lại bị Trung Quốc bắt giữ khiến gia đình anh Là rơi vào cảnh cùng quẫn, tán gia bại sản. Tương tự, gia đình của những ngư dân đang bị Trung Quốc giam giữ cũng đang rơi vào cảnh khốn khó, con cái đứng trước nguy cơ thất học, bởi nguồn thu nhập chính chỉ mong vào từng chuyến đi biển của chồng, cha, anh. Chị Cao Thị Phụng, vợ ngư dân Nguyễn Đức Chung, lo lắng: "Mấy ngày qua không có tin tức gì, tui lo quá. Ảnh mà có mệnh hệ gì, chắc mấy mẹ con cũng chết theo chứ biết bấu víu vào ai".

Posted Image

Những người vợ thẫn thờ chờ ngóng tin chồng - Ảnh: Hiển Cừ

Không thể chấp nhận

Không chỉ lo lắng mà nhiều ngư dân quanh vùng còn tỏ ra khá bức xúc chuyện Trung Quốc liên tục bắt giữ tàu cá VN. "Quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống mà bao đời nay cha, ông chúng tôi ra đó đánh bắt có sao đâu. Nhưng bây giờ liên tục bị Trung Quốc rượt đuổi, bắt giữ. Thật vô lý!", ngư dân Dương Tằm bất bình.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bức xúc: "Không ra quần đảo Hoàng Sa đánh bắt thì ngư dân Bình Châu chỉ còn biết bỏ nghề biển, bởi đây là ngư trường chính. Còn ra đấy, Trung Quốc thích bắt thì bắt, rồi buộc nộp phạt mới thả người thì làm sao ngư dân chịu cho thấu". Theo ông Hùng, chỉ tính trong năm 2009, Trung Quốc đã 3 lần bắt giữ 3 tàu cá cùng 38 ngư dân Bình Châu, đồng thời tịch thu tài sản trị giá khoảng 2 tỉ đồng của ngư dân. Điều này là hết sức ngang ngược và vô lý. "Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, không lý gì Trung Quốc lại bắt, giữ tàu cá của ngư dân VN. Nhà nước cần có sự can thiệp kịp thời để các ngư dân bị bắt nhanh chóng được trở về quê nhà", ông Hùng nói.

Trước sự tái diễn những hành động vô lý của phía Trung Quốc, ông Trương Ngọc Nhi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết ngày 29.3 UBND tỉnh đã có công văn gửi các cơ quan chức năng trung ương nhanh chóng can thiệp và yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện toàn bộ tài sản cùng 12 ngư dân. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nhi khẳng định: "Việc Trung Quốc liên tiếp bắt giữ tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi khi mưu sinh trên quần đảo Hoàng Sa là hành động vô nhân đạo, không thể chấp nhận được, gây tổn hại đến vật chất và tinh thần cho ngư dân nên phía Trung Quốc cần phải bồi thường".

Tính từ năm 2005 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có 33 tàu cá với 373 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ. Trong đó có một số vụ điển hình:

- Ngày 26.4.2009, tàu QNg-94734 TS của ông Phạm Tĩnh, 58 tuổi, ở thôn Phần Thất, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ cùng 13 ngư dân đang trên đường tìm kiếm ngư trường tại tọa độ 17 độ vĩ bắc - 111,50 độ đông thì bị hai tàu của Trung Quốc (số hiệu 44061, 44831) rượt đuổi tịch thu khoảng trên 3 tấn cá.

- Ngày 16 và 17.6.2009, 3 tàu cá là QNg-6364 TS, QNg-6517 TS và tàu QNg-6597 TS, cùng 37 ngư dân Quảng Ngãi đang hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm và buộc nộp phạt 210.000 nhân dân tệ.

- Ngày 1.8.2009, tàu QNg-95031 TS, công suất 105 CV của ông Nguyễn Tấn Lự (57 tuổi, quê ở Bình Châu, Bình Sơn) có 13 lao động, nghe tin thời tiết xấu vào trú ẩn ở quần đảo Hoàng Sa thì bị Trung Quốc bắt giữ.

- Ngày 7-8.12.2009, Trung Quốc lại bắt giữ 3 tàu cá QNg-66398 TS, QNg-96004 TS và QNg-66119 TS cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn.

Những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ngày 22.3: Tiêu Viết Là, 44 tuổi; Tiêu Viết Lành, 25 tuổi; Tiêu Viết Vấn, 18 tuổi; Nguyễn Văn Đưa, 28 tuổi; Nguyễn Đức Chung, 40 tuổi; Nguyễn Văn Thoại, 40 tuổi; Phạm Vĩnh, 37 tuổi (đều ở xã Bình Châu); Nguyễn Văn Say, 25 tuổi; Võ Thanh Tra, 32 tuổi; Huỳnh Văn Hòa, 32 tuổi; Võ Tấn Hùng, 34 tuổi; Dương Minh Tình, 24 tuổi (đều ở xã Bình Hải).

Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân VN

Ngày 29.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của VN trước việc ngày 22.3.2010, tàu cá QNg-50362 TS và 12 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị lực lượng tuần tra Trung Quốc giữ và yêu cầu nộp tiền phạt khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga cho biết: "Sau khi nhận được thông tin về sự việc, Bộ Ngoại giao VN đã gặp phía Trung Quốc khẳng định rõ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ vụ việc, thông báo kết quả cho phía VN và thả ngay, vô điều kiện, tàu cá cùng toàn bộ số ngư dân nói trên".

Nguyên Phong

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý của kẻ mạnh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng "yêu cầu" phía Trung Quốc thả tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị bắt đòi tiền chuộc khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hồi tuần trước.

Tàu của ông Tiêu Viết Là, thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, trên có 12 thuyền viên, bị bắt hôm 22/03.

Hiện những người này bị giữ trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn từ năm 1974.

Chúng tôi đã liên lạc với những người bắt giữ các ngư dân Việt Nam để hỏi thêm chi tiết và nói chuyện được với một vị đại diện, ông Vương:

BBC: Thân nhân các ngư phủ Việt Nam nói rằng các ông đã gọi điện cho họ và đòi tiền chuộc. Nhưng họ không nghe được hết các câu nói của các ông. Ông có thể cho biết rõ hơn không ạ?

Ông Vương: Đây không phải chuyện tiền chuộc hay không. Chúng tôi muốn nói rằng, các ngư dân Việt Nam đã xâm phạm vùng biển của Trung Quốc và chúng tôi bắt giữ họ theo quy định của luật pháp Trung Quốc. Họ đã đánh bắt cá trong vùng biển của chúng tôi.

Hiện chúng tôi đang điều tra để làm rõ câu chuyện và sẽ sớm ra quyết định thể theo luật pháp của nước chúng tôi.

BBC: Tức là chưa có chi tiết gì về khoản tiền chuộc phải không thưa ông? Nếu trả tiền chuộc thì họ có được tự do ngay không?

Ông Vương: Chúng tôi đang xem xét việc này. Chúng ta cần phải chờ quyết định vì mọi thứ cần phải tuân theo quy trình thủ tục. Họ vi phạm lãnh hải CHND Trung Hoa, đánh bắt trộm, xâm phạm nghiêm trọng nguồn lợi hải sản của chúng tôi. Để ra quyết định thì chúng tôi cần có đầy đủ chứng cứ.

BBC: Thưa ông tình hình của họ ra sao?

Ông Vương: Rất tốt, họ được chăm sóc rất đầy đủ. Họ đang ở đất Trung Quốc mà, nên không bị ngược đãi gì đâu.

Chúng tôi cho họ chỗ tạm trú, thức ăn, nước uống, tất cả mọi vật dụng cần thiết. Theo đúng quy tắc nhân đạo, khi họ ốm chúng tôi cũng chăm sóc y tế cho họ đầy đủ.

BBC: Tức có việc họ bị bệnh hay sao, thưa ông?

Ông Vương: Nay thì không, nhưng vừa rồi có mấy người bị cảm cúm. Chúng tôi đã cấp thuốc và họ đỡ rồi. Họ đã khỏe lại cả.

BBC: Họ bị giam giữ ở đâu?

Ông Vương: Không phải ở trung tâm thị trấn này, mà ở bên ngoài.

BBC: Thưa, ông là người chịu trách nhiệm về số ngư dân này?

Ông Vương: Không, tôi đại diện cho những người đang làm việc về trường hợp này. Tôi là dân địa phương, từ nơi các thuyền viên Việt Nam bị bắt nên tham gia vào vụ việc.

Hiện chúng tôi đang làm hồ sơ để chuyển lên cơ quan chức năng Bộ hải sản để ra quyết định cuối cùng. Khi có phương hướng giải quyết, đích thân tôi sẽ gọi điện báo cho gia đình các ngư dân Việt Nam biết.

Ngư trường lớn

Các vụ bắt giữ ngư dân đã diễn ra nhiều lần với tổng số hàng chục người bị Trung Quốc bắt trong năm qua.

Các vụ như thế này sẽ còn tiếp diễn vì vùng biển quanh Hoàng Sa là ngư trường lớn, được ngư dân Việt Nam thường tới đánh bắt, như nhận định của ông Võ Thiên Lăng, phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, đại diện ở miền Trung.

"Tại đây nguồn lợi thủy sản khá tốt, mùa vừa rồi ngư dân Lý Sơn đánh cá, tôm ở đây sản lượng rất tốt.

Bởi vậy ngư dân Việt Nam cứ bám biển mà đánh bắt thôi."

"Lại thêm, đảo Phú Lâm là một vịnh kín, khi sóng to gió lớn ngư dân thường về neo đậu tránh bão từ xưa tới nay."

Theo ông Lăng, việc cử hải quân tháp tùng thuyền đánh cá thì không thể thực hiện được, nhưng khi "ngư dân Việt Nam đang khai thác mà tàu nước khác tới tranh chiếm, gây sự, thì chắc chắn các lực lượng biên phòng phải can thiệp bảo vệ ngư dân rồi".

Về việc Trung Quốc đòi tiền chuộc sau khi bắt giữ ngư dân, ông Võ Thiên Lăng cho biết: "Chúng tôi đã có công văn phản đối kịch liệt việc Trung Quốc đòi tiền chuộc, tuy nhiên đây là quan điểm chính thức, còn thực tế thì chưa có tác dụng gì lắm. Ngư dân nhiều khi quá lo sợ đã tự nộp tiền".

Ông Lăng cũng nhận định: "Quan điểm của Việt Nam là Hoàng Sa là của Việt Nam và Trung Quốc cũng khẳng định là của họ vậy nên tranh chấp này chắc còn tiếp diễn dài dài".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

751 ngư dân đang bị bắt giữ ở nước ngoài!

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201...0330235814.aspx
30/03/2010 23:58
Trước tình hình nước ngoài bắt giữ tàu cá của VN ngày càng gia tăng, hôm qua 30.3, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị khẩn cấp bàn về vấn đề này. Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua tình hình tàu cá VN bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt khi đang hoạt động trên biển diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân và quan hệ ngoại giao giữa VN và các nước trong khu vực.

Posted Image
Bên cạnh những bất trắc do thiên nhiên, giờ đây ngư dân ra khơi còn đối mặt với nguy cơ bị nước ngoài bắt giữ - Ảnh: Q.T
Bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện

Từ đầu năm 2010 đến nay đã có 18 vụ bắt giữ tàu cá và 208 ngư dân VN. Các biện pháp áp chế đối với ngư dân VN khi bị bắt giữ là tịch thu tàu, xử phạt hành chính và phạt tù đối với thuyền trưởng, máy trưởng. Theo thống kê chưa đầy đủ, số ngư dân của ta còn bị nước ngoài tạm giữ đến nay là 751 người, trong đó Indonesia giam giữ khoảng 280 người, Malaysia giam giữ khoảng 450 người, Philippines giữ 21 người.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2009, toàn tỉnh có 45 tàu và 599 ngư dân bị các nước khác bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện. Cụ thể, Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu và 433 ngư dân, trong đó có 4 tàu và 48 ngư dân bị giam giữ ở đảo Phú Lâm, 6 tàu và 32 ngư dân phải nộp phạt từ 50.000-70.000 nhân dân tệ để được thả về. Số còn lại phía Trung Quốc tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản, nhiên liệu rồi đuổi ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn 23 tàu và 141 ngư dân bị nước ngoài giam giữ.

Thế nhưng địa phương có số tàu cá bị bắt giữ, xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang. Từ năm 2009 đến nay tại tỉnh Kiên Giang có tổng cộng 277 ngư dân bị các nước bắt giữ. Trong đó có 189 ngư dân được trả về qua đường ngoại giao, 57 ngư dân được trả qua thỏa thuận trên biển. Hiện vẫn còn 31 ngư dân của Kiên Giang bị giam giữ, 10 tàu bị tịch thu.

Nỗ lực hỗ trợ ngư dân

Phân tích nguyên nhân của tình trạng gia tăng các trường hợp tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, các cơ quan chức năng cho rằng Trung Quốc gần đây đã tăng cường mở rộng phạm vi, tần suất tuần tra, kiểm soát vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, các nước lân cận phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ “hình lưỡi bò” nên cũng đã gia tăng tần suất kiểm tra và áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với tàu cá nước ngoài, trong đó có VN.

Ông Trần Kim Dương - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, cho biết: “Ngư dân Bình Định có truyền thống đánh cá nổi (câu cá ngừ đại dương, câu cá mập, lưới vây, lưới cản, lưới rê khơi...) nên thường xuyên di chuyển ngư trường, đánh bắt xa bờ và dài ngày. Trong khi đó trên biển cả khó phân biệt được vùng chồng lấn, vùng giáp ranh. Hơn nữa tàu cá của ta chưa được trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhiều khi gặp lý do bất khả kháng, đang đánh bắt ở hải phận VN thì gặp gió hoặc bão hoặc dòng chảy của biển cuốn sang hải phận nước khác. Cũng không loại trừ trường hợp do đuổi theo đàn cá nên không để ý và vượt qua vùng giáp ranh. Đây là do rủi ro nghề nghiệp chứ không phải ngư dân của ta cố ý xâm phạm lãnh hải nước khác”.

Theo ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, phương hướng triển khai các biện pháp hỗ trợ ngư dân trong thời gian tới là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật VN, tổ chức ngư dân đi khai thác vùng biển xa bờ theo mô hình tổ đội để hỗ trợ nhau trên biển, các địa phương có thể xem xét các khoản ngân sách để lập quỹ hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ các trường hợp ngư dân không cố tình vi phạm nhưng bị nước ngoài bắt giữ và xử phạt; củng cố và phát triển lực lượng tuần tra trên biển, thường xuyên có mặt tại các vùng biển trọng điểm hoặc tranh chấp để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân ta. Đặc biệt tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các tàu cá khi hoạt động cần đăng ký với cơ quan chức năng để được cấp giấy phép hoạt động, khi đi đánh bắt phải báo cáo với cơ quan chức năng để được hỗ trợ trên biển.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu các tỉnh ven biển quản lý chặt chẽ tàu cá của địa phương, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tổ chức đưa người và tàu cá sang khai thác tại vùng biển nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Tổng hợp từ năm 2006 đến nay có 641 vụ bắt giữ xảy ra đối với 1.186 tàu cá và 7.045 ngư dân VN. Riêng trong năm 2009 có đến 161 vụ với 2.472 ngư dân VN bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử phạt. Trong đó có 29 vụ liên quan đến Trung Quốc, 45 vụ liên quan đến Malaysia, 2 vụ liên quan đến Philippines, 56 vụ liên quan đến Indonesia, và Campuchia có 29 vụ.

Bộ NN-PTNT cho rằng, số vụ nước ngoài bắt giữ ngư dân VN gia tăng cũng xuất phát từ một số hành vi vi phạm mới, nhất là đối với vùng biển phía Nam. Đó là một số đơn vị, cá nhân tự ý tổ chức đưa người và tàu VN ra nước ngoài hoạt động khi chưa được phép của cơ quan thẩm quyền. Một số người tổ chức đưa ngư dân VN sang Indonesia bằng hộ chiếu phổ thông rồi đưa lên tàu cá nhỏ của Indonesia để làm nghề lặn, khai thác san hô đen, hải sâm… Hình phạt đưa ra đối với hành vi này khá nghiêm khắc: phạt tù từ 5-7 năm, phạt tiền đến 3 triệu rupiah.

Điều tra vụ tàu cá bị đâm chìm

Ngày 30.3, ông Thạch Đình Nghĩa - Phó chủ tịch UBND xã Diễn Bích (H.Diễn Châu, Nghệ An) cho biết đã báo cáo lên UBND huyện và cơ quan chức năng đề nghị điều tra làm rõ vụ tàu của ngư dân trong xã bị đâm chìm khi đang đánh cá trên biển. Theo đó, khoảng 23 giờ đêm 21.3, khi tàu cá số hiệu NA 2218 của anh Nguyễn Văn Dân (ở xóm Hải Nam) đang neo đậu tại vị trí 18,53 độ bắc, 106,32 độ đông, cách đất liền khoảng 50 hải lý thì bất ngờ bị một tàu hàng đâm trực diện làm vỡ đôi rồi bỏ chạy. Do trời tối và hoảng loạn, các ngư dân không nhìn thấy số hiệu tàu hàng này. Sau khi bị đâm, 4 ngư dân phải nhảy xuống biển và sau đó được tàu bạn đến cứu. Tàu NA 2218 bị chìm hoàn toàn cùng với ngư cụ trên tàu, thiệt hại hơn 200 triệu đồng.

Xin giúp ngư dân Việt Nam!

Bài viết Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá VN: Ngang ngược và vô lý! đăng trên Thanh Niên hôm qua đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của bạn đọc.

Vô lý quá!

Thật vô lý khi ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt và đòi tiền chuộc nhiều lần trong khi đang đánh bắt cá tại Hoàng Sa, là vùng biển Việt Nam. Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm dụng và bắt giữ tàu, người là xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Rất mong các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có tiếng nói và hành động mạnh hơn để tình trạng trên không còn diễn ra nữa. (hain...@gmail.com)

Thật là ngang ngược!

Cứ thỉnh thoảng lại nghe tin ngư dân quê mình bị tàu Trung Quốc bắt giữ, tôi thật sự rất đau lòng nhưng chẳng biết làm sao cả. Hôm nay, đọc tin bà con quê tôi bị mất người mất của, thật bức xúc vô cùng. Tại sao Trung Quốc lại có những hành động ngang ngược, vô lý như vậy? Tha thiết xin cơ quan chức trách có biện pháp giúp ngư dân Việt Nam. (khungtroi...@yahoo.com)

Tôi rất bức xúc

Là người dân Quảng Ngãi, hiểu được nỗi khó nhọc của những người con của biển. Họ bất chấp mọi sự nguy hiểm, xa gia đình hàng tháng trời cũng chỉ mong có được một chuyến đi thành công để cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Nhưng quả thật không dưới 5 lần tôi nghe ngư dân ta bị tàu Trung Quốc bắt giữ, phải chăng là ngư dân ta đã đánh bắt ngoài lãnh thổ Việt Nam? Hay là do sự ngang ngược của phía Trung Quốc? Vậy tại sao chúng ta lại không có những biện pháp mạnh tay hơn? (anhdung...@yahoo.com)

Không để tình trạng tái diễn

Chúng ta nên có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này tái diễn. Ngư dân có thể thành lập các đội đánh cá với số lượng lớn để dễ bề giúp đỡ nhau hay liên lạc với đất liền khi gặp "cướp biển". Quan trọng hơn là sự có mặt thường xuyên của lực lượng tuần tra của hải quân trên vùng biển chủ quyền của chúng ta, đặc biệt là khu vực quần đảo Hoàng Sa. Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ ngư dân, khuyến khích ngư dân ra khơi cũng là đồng thời có ý nghĩa khẳng định vùng chủ quyền không thể tranh cãi được của chúng ta. (truongvinh...@yahoo.com)
Quang Thuần
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng quá...lo quá....

Trung Quốc điều tàu tới Trường Sa

Trung Quốc vừa điều hai tàu tuần ngư tới vùng biển Trường Sa để làm công việc "bảo vệ ngư dân và chống cướp biển".

Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) nói lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.

Hãng này cho biết: "Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc".

Tham gia tuần tra có hai tàu ngư chính số 311 và 202 thuộc hai lực lượng tuần ngư khác nhau của Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói đợt tuần tra kéo dài một tháng, nhưng "có khả năng kéo dài hơn tùy hoàn cảnh thực tế".

Quyết định điều tàu ra Trường Sa cho thấy động thái ngày càng mạnh bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi ở Biển Đông.

Hiện chưa có phản ứng từ các nước láng giềng nhưng hoạt động của tàu Trung Quốc tại khu vực không thể không khiến các lân bang e ngại.

Tháng Tư là thời gian biển lặng, thuận tiện cho việc ra các đảo ngoài khơi xa và Việt Nam thường tổ chức các đoàn ra thăm các đảo tại Trường Sa vào dịp này.

Hãng thông tấn Trung Quốc tuyên bố quần đảo Trường Sa và vùng Biển Đông xung quanh đã được người Trung Quốc khai thác từ thế kỷ thứ hai, đặt hiện diện tại hơn 110 đảo và bãi ngầm.

Kể từ năm 1985, khi Trung Quốc bắt đầu chương trình khôi phúc nghề cá ở Trường Sa, hải đội của nước này tại đây tăng từ 13 lên tới hơn 600 tàu thuyền vào năm 2009, có lúc tới 900 tàu, sản lượng hải sản đánh bắt được tới 50.000 tấn.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa từ tháng Hai năm nay.

Nó nằm trong kế hoạch công bố hồi tháng 03/2009 trong có việc xây dựng thêm tàu tuần dương từ số tàu chiến cũ để điều tới Nam Hải (Biển Đông) hỗ trợ các tàu đánh cá.

Hồi tháng 11/2009, Trung Quốc cử tàu ngư chính tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã có tranh chấp thì có thiệt hại! Khó mà tìm thấy tinh thần thiện chí ở đây! nhưng dù sao đây cũng là nước láng giềng anh em để các nhà ngoại giao 2 bên giải quyết các bạn ơi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay