HungNguyen

Chúa Jesus Chết Già?

2 bài viết trong chủ đề này

Điện thờ Rozabal

Có người tin rằng Chúa Jesus không chết lúc bị đóng đinh trên thập tự giá mà sống những năm còn lại ở Kashmir khiến một điện thờ cũ kỹ ở Srinagar trở thành nơi du khách phải đến viếng, phóng viên BBC, Sam Miller tường thuật.

Nằm sâu dưới phố Srinagar là một tòa nhà cũ gọi Rozabal.

Khu vực này lính Ấn Độ thường xuyên tuần tra hoặc soi mói bằng mắt từ đằng sau các lô cốt làm bằng cát.

Thỉnh thoảng vẫn xó những vụ xô xát với dân quân hoặc trẻ con ném đá vào trạm gác, nhưng tình hình an ninh gần đây đã tốt hơn trước và du khách đang quay lại.

Khi tôi tìm hiểu về Rozabal cách đây hai năm, người tài xế taxi chạy quanh một ngôi mộ Hồi giáo nhỏ trong một thành phố có nhiều đền và lăng, ông ta phải hỏi đường nhiều lần cuối cùng mới tìm ra.

Tòa nhà nằm ở góc đường, xây bằng đá với mái nhiều tầng theo truyền thống ở Kashmiri.

Người gác điện cho tôi vào bên trong và nói hãy nhìn qua khe của một cánh cửa gỗ. Bên trong là một bia đá được phủ bằng một tấm vải màu xanh lá cây.

Nhưng khi quay lại gần đây, điện thờ đã đóng cửa vì có quá nhiều người đến viếng.

Nguyên nhân? Số là theo sự kết hợp của Thiên Chúa giáo tân thời, Hồi giáo phi chính thống và các fan của cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code (của tác giả Dan Brown), thì ngôi mộ trong điện có chứa hài cốt quan trọng nhất từ trước đến nay của Ấn Độ mà các du khách đều muốn đến coi.

'Giáo sư khùng'

Chính thức thì đó là mộ của Youza Asaph, một giáo sĩ Hồi giáo thời trung cổ - nhưng ngày càng có nhiều người tin rằng chính là mộ của Jesus thành Nazareth.

Họ tin rằng Chúa không chết khi bị đóng đinh trên thập tự giá cách đây 2.000 năm, mà sống những năm cuối đời ở Kashmir.

"Làm sao bây giờ? Họ đã phải đóng cửa điện thờ," người có nhà gần đó là Riaz nói.

Ông không tin Chúa được chôn ở đó: "Đó là chuyện kể của mấy người bán hàng vì có giáo sư điên khùng nào đó nói đó là mộ của Chúa. Họ nghĩ nghe vậy du khách sẽ tới coi, sau bao nhiêu năm bạo động.''

"Rồi Lonely Planet (sách hướng dẫn du lịch) đăng tin này, thế là có quá nhiều người tới đây.

"Và một người nước ngoài…" ông ta lúng túng nhìn tôi, ''đập bể một miếng mộ để đem về. Đó là lý do tại sao người ta phải đóng cửa."

Ngay lúc đó một cặp người Úc lâu ngày chưa tắm xuất hiện, trên tay là cuốn sách hướng dẫn du lịch Ấn Độ của Lonely Planet, và nhờ tôi chụp cho bức hình đứng trước điện thờ Rozabal, nhưng không tỏ ra quá thất vọng khi không vào được bên trong.

Mộ của Chúa Jesus chỉ là một địa danh cần tới khi du lịch Ấn Độ.

Cuộc gặp nổi tiếng

Vết tích của tu viện Phật giáo

Nhưng không thấy Lonely Planet nhắc gì tới những gì còn lại của một tu viện Phật giáo nằm ở lưng chừng núi phía bắc của Srinagar.

Đây là nơi trước đây tôi không tới được vì một sĩ quan cảnh sát cao cấp giải thích rằng trên đó có nhiều khủng bố lắm.

Nhưng người gác điện có vẻ đang chuẩn bị để đón đông đảo du khách, với vốn tiếng Anh 50 từ, và số ngói cổ mà ông cất giấu lâu nay.

Thực ra những câu chuyện về mộ của Chúa ờ Ấn Độ không phải chỉ để khai thác du lịch, mà chúng đã được lưu truyền từ tận thế kỷ 19, để giải thích những điểm rất giống nhau giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo - một điều làm cho các học giả thời đó vô cùng quan ngại.

Có những năm người ta không biết tung tích của Chúa Jesus - trong khoảng từ 12 đến 30 tuổi, thời gian này không được ghi chép lại gì cả.

Một số nói Chúa qua Ấn Độ để tìm hiểu về đạo Phật - và có người tin như vậy.

Một nhánh Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ - Church Universal and Triumphant - là nhóm tin rằng Chúa Jesus đã từng sống ở Kashmir, nhưng không qua đời ở đó.

Và trong Hồi giáo, vốn cho rằng Jesus là đấng tiên tri áp chót, cũng có một số, được nhánh Ahmeddiya bảo hộ, tin rằng trong điện Rozabal có mộ của Chúa.

Các sử gia cười lớn khi anh nói đến chuyện Chúa Jesus từng sống ở Kashmir - nhưng ngôi mộ nay đã là một trong những nơi cần phải tới của du khách - và ngày càng có nhiều người tin chuyện này.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Thực ra những câu chuyện về mộ của Chúa ờ Ấn Độ không phải chỉ để khai thác du lịch, mà chúng đã được lưu truyền từ tận thế kỷ 19, để giải thích những điểm rất giống nhau giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo - một điều làm cho các học giả thời đó vô cùng quan ngại.”.

Tôi cho rằng, những điểm có vẻ giống nhau này như hệ nhị phân và lý thuyết Âm Dương. Chúng xuất phát độc lập với nhau – nhưng không phải vì vậy mà người ta phải ghép chúng vào một nguồn,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay