wildlavender

Tự Che Bằng Dù Của Mình

3 bài viết trong chủ đề này

Posted Image</IMG>

Tự che bằng dù của mình.

Có một thanh niên đứng tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị sư đang cầm dù đi qua, bèn gọi:

- Thiền sư! Cứu độ chúng sanh một tí đi! Dẫn tôi đi một đoạn có được không…

Nhà sư quay lại:

- Tôi đang đi trong mưa, ông đang đứng dưới mái hiên, mà dưới mái hiên không có mưa, tôi cần gì giúp ông…

Thanh niên lập tức rời khỏi mái hiên, chạy ra đứng dưới mưa rồi nói:

- Bây giờ tôi cũng đang đứng trong mưa, ông giúp tôi chứ…

Sư đáp:

- Tôi đang ở trong mưa, ông cũng đang ở trong mưa. Tôi không bị ướt, vì tôi có dù. Ông bị ướt vì ông không có dù. Cho nên không phải tôi giúp ông mà cái dù giúp ông. Nếu ông muốn được giúp, không cần phải tìm tôi, mà hãy tự đi tìm cái dù.

Sư nói xong đi thẳng về phía trước…

(Theo Hoa Linh thoại)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời bàn...lựng:

Về ông sư

1. Ông sư này keo kiết, ích kỷ nên không cho mượn dù.

2. Ông sư này sợ người ta cướp dù.

3. Ông sư này muốn chơi khâm gã thanh niên, cho hắn bị ướt chơi. hehe :D

4. Ông sư này sợ cái dù nhỏ mà hai người đi chung thì không đủ, cả hai cũng sẽ ướt. Ổng sợ bị ướt nên hong cho. Ặc!

5. Ông sư này dùng triết lý để mục đích cuối cùng không cho gã thanh niên này đi chung cũng vì...không muốn đi chung.

6. Ông sư này không có óc thực tế hoặc tưng tửng hoặc mắc lòa khi bảo gã thanh niên tự tìm dù cho mình, trong khi đó gả thanh niên này ở ngay khu vực không có bán dù hoặc vì nghèo không có tiền mua dù.

7. Ông sư này sợ cho đi chung, về chùa trể, lỡ việc tụng kinh nên nói cho qua chuyện rồi...chuồn mau. :P

Về gã thanh niên

1. Gã này vô duyên. Sư chỉ có cái dù bé tí thế mà đòi đi chung. Cả hai cùng ướt cũng vậy thôi. Đúng là đầu to mà óc như trái nho!

2. Lại càng vô duyên! biết bao nhiên người lòn mái hiên mà đi trên lề đường, có chết toi gì đâu? Đúng là đầu to mà óc như trái nho!

3. À! Hay gã này là đồng tính, muốn dê sư?

4. Lại hơi bị "khìn", khi cứ cố chạy ra cho khỏi hiên để bị ướt, ướt rồi mà đòi đi dù chung...là nghĩa là sao? Khìn quá đi mất! :D

5. Cứ đợi hết mưa rồi về. Có chết thằng mọi nào đâu?

6. Đi đâu thì cũng phải biết mùa, biết thời tiết mà mang theo dù hay áo mưa...Ngớ ngẫn sao mà không biết dị chời?! :blink:

7. Nếu có quên dù thì chịu ướt tắm mưa luôn...sợ gì mưa rơi?

8. Nếu mà yếu sợ ra mưa rồi bị bệnh thì đợi tạnh mưa mà về! Lại nghe lời sư chạy ra đứng dưới mưa...quả là không ưa nỗi! :angry:

Hic.Mô Phật! Thiên Đồng tôi nghĩ vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin các vi hãy tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho. Rồi khi nào rảnh đến đây uống trà nói lại để Thiên Đồng học với. (Ý ý! câu này hơi bị quen à nhen, nhớ ở đâu nè. Hè hè!) A Di Đà Phật! :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Nhà sư trong câu chuyện thoạt nhìn có vẻ khó tính và lạnh lùng, nhưng kỳ thực lòng ông quá đỗi từ bi. Giúp người thì rất cần, tuy nhiên giúp như thế nào, có giá trị tức thời hay dài lâu… mới là chuyện đáng bàn.

Người ta đã nói rất nhiều về chuyện giúp người thì nên cho "cơm" hay "cần câu cơm". Rõ ràng thì về lâu về dài và căn bản nhất vẫn là cho "cần câu cơm", tức là trao một phương tiện làm kế sinh nhai để họ tự vực dậy cuộc sống của mình. Bởi lẽ miệng ăn thì núi lở, sự giúp đỡ vật chất từ bên ngoài cũng có giới hạn, nếu tự thân không vận động để vươn lên thì khó cải thiện đói nghèo.

Bất cứ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài cũng có tính giai đoạn và tạm thời. Không ai có thể giúp ta mãi mãi, cho dù đó là những người vô cùng thân thiết và rất mực yêu thương. Nói như nhà sư trong câu chuyện, không ai có thể che dù cho anh hoài mà vấn đề là anh phải sắm dù để tự che lấy. Vì thế, phải thay đổi tư duy ngay từ lúc này, tìm cách sắm dù cho riêng mình mới là điều quan yếu, chứ không phải xin người khác che giúp.

Chiếc dù của đời mình là tất cả những hành trang cần yếu để bước vào đời như sức khỏe, tri thức, đạo đức và sự khéo léo trong quan hệ, ứng xử v.v… Mưa gió, bất trắc trên đường đời có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên cần phải tạo dựng chiếc dù để tự che lấy mình trong mọi hoàn cảnh. Dù của mình càng to, bền chắc thì càng dễ dàng bước đến thành công.

Về một phương diện khác, nhà sư muốn trao truyền thông điệp về sự thong dong trong mưa bão cuộc đời của mình, bình an nhờ có chiếc dù Chánh pháp. Trong nhiều nỗi biến động và nhiêu khê của cuộc đời, người biết nương tựa Chánh pháp có thể bình an, tự tại. Có điều, để tìm về bến bờ giải thoát, an vui ấy thì "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi", hãy tìm trong kho tàng Chánh pháp một pháp tu để an trú, làm chiếc dù cho riêng mình thì mới có thể thong dong, tự tại được.

Cũng như hành trình cuộc sống, hành trình thăng hoa tâm linh cũng đòi hỏi sự nỗ lực cao độ, không hề dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, cho dù đó là các bậc thầy, thì mới có thể tiến xa và thành công viên mãn.

TÂM NGUYỄN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay