Posted 26 Tháng 3, 2010 Tử vi: Khoa học hay mê tín Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc) chungta.com Tạp chí Chân trời UNESCO 08:33' AM - Thứ sáu, 11/11/2005 Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị. Tử vi - khoa học mà huyền bí Trong những kiểu bói toán, Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Quốc đã có nhiều hình thức bói toán khác như "64 quẻ bói" do Chu Vãn Vương dựa trên Hà Đồ tạo thành. Sau đó, nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết, như thuyết âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tổ cơ bản nhằm giải thích đời sống và tuỳ từng cặp yếu tố kết hợp với nhau, nó sẽ ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tử vi sau đó . Về phạm trù số mệnh được đề cập đến ở vị trí trung tâm của Tử vi, thực ra trước đó đã có nhiều nhà triết học có những cái nhìn khác nhau về nó. Khổng Phu Tử nói: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh" nghĩa là hay cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Triết gia Trang Tử thì cho rằng, con người thành bại, nghèo hèn hay giàu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Còn học giả Tuân Tử thì phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng, tất cả hoạ phúc của con người đều do chính hành động của họ tạo thành. Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Tử vi tuy ra đời chậm nhưng nó đã tổng hoà được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ học thuật riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn áp dụng trong đời sống hàng ngày như áp dụng thuyết âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, nhiều nhà khoa học ngày nay xem Tử vi như là một bước hển về nhân học Trưng Hoa thời Trưng đại. Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học sơ kỳ. Tử vi dừng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hoá dựa trên nền tảng của triết lý âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 Can, 12 Chi dịch chuyển và biển đổi theo thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết âm Dương Ngũ Hành. Vậy Tử vi là gì và ai là người đã có công hình thành và phát triển nên dạng thức khoa học thô sơ này? Di Hi -Trần Đoàn lão Tổ Ông tổ của Tử vi là một đạo sĩ tu trên núi Hoa Sơn có tên hiệu là Di Hi và tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống. Dựa vào Kinh dịch cùng những khai triển về thuyết âm Dương Ngũ Hành của Đổng Trọng Thư, một triết gia thời Hán, ông đã lập ra Tử vi với mục đích tìm hiểu con người và số phận con người, dựa trên hệ thống quy luật biến hóa của thuyết về Vũ trụ thời đó. Bằng cách tích hợp những biến số của đời sống dựa trên ngày sinh tháng đẻ Trần Đoàn đã tìm ra nguyên tắc viết nên "lá số Tử vi" rất gọn gàng với 12 Cung và hơn 100 vì sao nhằm tiên đoán số phận của con người. Lá số Tử vi gồm 10 Chính tinh và nhiều Phụ tinh an định trên 12 Cung nằm trên một Thiên Bàn. Những vì sao và cung mệnh có mối quan hệ tương tác rất phức tạp, có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bản mệnh. Trong những ngôi sao bản mệnh, sao Tử vi là ngôi sao quan trọng nhất (Tử vi là màu tím huyền diệu) . Tử vi là tên ngôi sao Chủ tinh của con trưởng Vua Văn Vương đời Chu: Trung cung Tử vi đại đế cai quản hai cung Nam Tào, Bắc Đẩu, nắm giữ chuyện sinh tử của thiên hạ trong tay. Các vua chúa ngày xưa cũng coi Tử vi chính là sao tướng tinh của mình và cho rằng, cung sao Tử vi trên bầu trời tương ứng vào chính Hoàng cung. Tương truyền Trần Đoàn là một đạo sĩ kỳ dị. Ông ngủ suốt ngày và giấc ngủ đầu đời của ông dài tới 4ọ năm. Theo truyền thuyết thì sau này, Trần Đoàn lão tổ có gặp và dâng cho Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cuốn Tử vi chính nghĩa kinh để nhà vua dựa vào đó mà biết cách lựa chọn người tái giúp quốc thái dân an. Sau này, nhà Tống dựa trên cuốn đó mà soạn thành Triệu thị minh thuyết Tử vi (Sách của họ Triệu giảng giải minh bạch về thuyết Tử vi) Ngoài ra, cũng có những học giả nổi tiếng khác viết về Tử vi như Tử vi âm dương chính nghĩa của Lã Ngọc Thiềm và Tử vi đẩu số toàn thư do học giả La Hồng Tiên biên soạn. Đến đời Minh, có thêm tử vi thiển thuyết của Lưu Bá Ôn và Lịch số Tử vi Toàn thư của Hứa Quang Hy. Dưới triều nhà Thanh, tất cả những nghiên cứu nhỏ lẻ về Tử vi đã được .tập hợp vào thành Tử vi đại toàn. Trong một lá số Tử vi, nhiều nhất có 118 sao. Mỗi ngôi sao có một ý nghĩa. Sao này khi tương tác với sao khác lại có ý nghĩa khác Cho dù sự chính xác của Tử vi còn phải bàn cãi, nhưng việc "mã hoá" và "sơ đồ hoá" số mệnh của con người vào một lá số Tử vi đã cho thấy tham vọng lớn lao của Tử vi. Ngày nay, dưới con mắt của các nhà khoa học, Tử vi được coi là một loại hình khoa học huyền bí kết hợp với nhân học và sự phân tích độc đáo trong việc tiên đoán số mệnh con người. Thực tế, để xem chuẩn một lá số Tử vi là một điều không thể vì nó là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau. Nếu coi các nguyên tắc tương tác giữa các sao là một hàm số, thì lá số Tử vi của một người là một hàm số có tới hơn 100 biển số. Đây là một hàm số quá phức tạp và không có lời giải thấu triệt. Cũng nhiều người cho rằng, thực ra, Di Hi Lão tổ Trần Đoàn không phải là người sáng tạo ra Tử vi mà ông chỉ là người hệ thống hoá lại Tử vi mà thôi. Tử vi cũng không nên được coi là một khoa học độc lập mà nên coi nó là sự kết hợp của nhiều nguyên lý khoa học khác trong triết học Trung Hoa. Khoa học hay mê tín Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê, vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, Tử vi kgông có tính lập luận và lôgích học rõ ràng, từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một " đa hàm số” với nhiều biến đổi rất phức tạp. Điều đó cũng phần nào thể hiện Bản mệnh của con người cũng thật phức tạp. Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào. Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là "sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội". Tử vi không tách rời các phương diện và xem xét con người ở một thể giới quan tổng hợp có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể. Tuy nhiên, ông có những thiếu hụt trong Tử vi khiến nhiều người cho rằng, Tử vi không phải là một khoa học, nhưng vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng nhũng ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy, tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm. Cách tính giờ của tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa, người ta tính giờ dựa vào Mặt trời. Nhưng từ khi chịu ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm 24 múi. Quy ước này khác với quy ước của Tử vi chia một ngày làm 12 múi. Tử vi cũng có hạn chế là coi người tu hành không nằm trong vòng cung mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến việc một số gia đình cho mổ lấy thai nhi vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt, đây là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học. Lời kết Chính vì tính phức tạp trong Tử vi nên cón lúc cách nhìn trái ngược nhau về hiện tượng lý thú này. Nhiều người quan niệm Tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên, giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Tử vi có thể tiên liệu được mọi biến cố, kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản... của con người. Chỉ cần nhìn vào lá số Tử vi là có thể biết mọi việc trong quá khứ và tương lai. Thiết nghĩ đây là một quan niệm sai lầm, đề cao quá đáng vai trò của Tử vi, cho nó một giá trị lớn quá tầm vóc vốn có của nó. Cũng có nhiều người cho rằng, Tử vi là một loại hình mê tín dị đoan, chỉ dựa vào vài điều xằng bậy để lừa đảo bằng những tà thuật với động cơ trục lợi. Những suy đoán dựa trên lập luận và lôgíc của Tử vi đều là vô giá trị. Thiết nghĩ đây cũng là một nhận định vội vàng. Thực chất, đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người. Tử vi cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng đầy khiếm khuyết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự suy đoán kết hợp với những kinh nghiệm quan sát từ thực tế đời sống khiến Tử vi có một sức hấp dẫn thú vị. Thiết nghĩ, Tử vi là một ngành nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự trong tác qua lại giữa chúng, nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán đã được thống kê về số phận và tính cách con người. Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của Tử vi thì đây chính là một trong nhưng vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc. Nguồn: Tạp chí Chân trời UNESCO ---------------------------- Ý kiến nhận xét dưới bài viết: Tại sao tử vi sai? (30/06/2009 04:01:24 AM) Anh bạn tôi là một nhà khoa học " mắt xanh mũi lõ" và là người Công giáo, thế nhưng anh ấy mê tít Tử vi. Anh ấy có thể lập bảng và an sao trong đầu như một thày bói lão luyện. Chúng tôi có nhiều trao đổi ý kiến về Tử vi. Chúng tôi thấy rằng Tử vi là khoa học thực thụ. Tử vi là cách giải bài toán đa biến của cuộc đời bằng ma trận thông tin. Các sao trong tử vi có ý nghĩa giống các ký hiệu toán học vậy. Tử vi có độ chính xác khoảng 70%, Thầy giỏi có thể 90%. Quả là ấn tượng khi so với kết quả đoán luôn là 0% dù là nhà toán học lỗi lạc nhất. Thế nhưng tại sao trong cuộc sống ta lại hay gặp Tử vi sai ? Loại bỏ những nguyên nhân như nhớ không đúng ngày tháng năm sinh, gặp phải "Thầy dỏm", bản thân bài toán hàm số của tử vi vẫn còn thô sơ so với cuộc đời..Ta còn có nguyên nhân Triết học. Ta biết rằng Vật chất và ý thức xuất hiện đồng thời trong vũ trụ này, trong bất kỳ tồn tại khách quan lẫn chủ quan. Vai trò của Vật chất và ý thức là ngang nhau. Một tiến trình vận động, một quy luật dù là khắt khe nhất của vũ trụ đều có thể thay đổi được bằng cách tác động tinh thần vào nó. Và đời là duyên khởi, do đó nhiều lúc chỉ cần tác động tinh thần vào một điểm một khâu nào đó là làm thay đổi toàn bộ tiến trình vận động hoặc phá vỡ quy luật. Chúng ta không hiểu sâu sắc chuyện đó ( biết vai trò lớn lao của vật chất mà có phần coi nhẹ vai trò của ý thức.) nên chúng ta làm kết quả của Tử vi sai. Khi ta nhận kết quả tử vi của Thầy giỏi, ta biết một số diễn tiến xấu và ta có ý thức tránh làm không xảy ra diễn biến đó nữa, rồi cũng từ đó, tiến trình cuộc đời lại chuyển sang hướng khác. Tử vi đã sai. Khi ta nhận được kết quả quá tốt đẹp, ta ỷ i sinh lười, đời thế là tiêu! Tử vi cũng sai nốt. Tôi được Cha tôi lấy một lá Tử vi khi tôi mới ra đời. Vì lá số tốt cho nên ông cụ cất biến. Ngày tôi xa quê hương thì Mẹ tôi mới lục lại lá số đó đưa cho tôi dặn 60 tuổi mới mở. Kết quả: đúng gần hết( 90%). Đáng ngạc nhiên: 10 tuổi xe đụng phải nằm nhà thương nhưng không sao ( Đúng), 15 Tuổi ở Sài gòn mà bị rắn cắn nhưng không sao ( Đúng), Sẽ là Bác sĩ ( đúng), sẽ lấy vợ năm đó ( đúng) sẽ có 2con trai vào những năm..( đúng nốt), Sẽ tha hương xứ người ( quá đúng). Lúc tôi mở ra là lúc tôi biết khi già sẽ bị bệnh cao huyết áp gây chết bất đắc kỳ tử. Vội vàng đi kiểm tra ( từ trước khoẻ như voi, lại là Bs nên tôi không bao giờ đi khám kiểm tra cả) mới phát hiện ra cao huyết áp thể tiềm ẩn. Bây giờ tôi dùng thuốc đều đặn và đi làm từ thiện đều đều, mong rằng tiến trình sống sẽ khác. Khi thấy lá số tốt, hãy bỏ nó đi và sống tự nhiên. Khi thấy lá số xấu, hãy cải số với suy nghĩ và hành động " Đức Năng Thắng Số". Khi các bạn trẻ bị " Thầy" Phán: số kỵ tuổi, nên vợ nên chồng sẽ có người phải chết. Tôi khuyên bạn hãy tâm niệm như ông Nguyễn Trần Bạt đã khuyên " dù có mưa xin cứ đi ra đường" - mang theo áo mưa sợ cái gì!. Thật ngớ ngẩn khi chỉ vì lời thầy bói mà hy sinh cuộc tình đẹp. Cứ tự tin CƯỚI và luôn tâm niệm muốn không chết phải sống luôn tôn trọng thương yêu nhau, Chung thuỷ, cùng nhau làm việc thiện cho đời là chắc chắn sẽ TUYỆT VỜI đấy nhé! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2010 Bài này tác giả viết bài không có trình độ cao về tử vi,tử vi chỉ là một trong các môn dự báo về một con người nên không thể lấy nó để áp dụng vào quy luật xã hội là tập hợp của tất cả mọi người được. Nhu cầu nâng cao đời sống luôn thúc đẩy mỗi người và nhu cầu đó không có mặt trong tử vi,cho nên quy luật tất yếu mà Các Mác vĩ đại đã vạch ra về phần xã hội là tuyệt đối đúng, chỉ còn thời gian để hội tụ đủ điều kiện xuất hiện xã hội chân lý của loài người theo quy luật tất yếu mà Các Mác đã chỉ ra vào lúc nào mà thôi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2010 Bài này tác giả viết bài không có trình độ cao về tử vi,tử vi chỉ là một trong các môn dự báo về một con người nên không thể lấy nó để áp dụng vào quy luật xã hội là tập hợp của tất cả mọi người được. Nhu cầu nâng cao đời sống luôn thúc đẩy mỗi người và nhu cầu đó không có mặt trong tử vi,cho nên quy luật tất yếu mà Các Mác vĩ đại đã vạch ra về phần xã hội là tuyệt đối đúng, chỉ còn thời gian để hội tụ đủ điều kiện xuất hiện xã hội chân lý của loài người theo quy luật tất yếu mà Các Mác đã chỉ ra vào lúc nào mà thôi. Đúng sai cũng chỉ là tương đối nên tùy đối tượng mới có thể nhận biết được. Câu trên của bác đã gặp phải mâu thuẫn về điều kiện cũng như hoàn cảnh rất khó có thể xảy ra .Đôi lời làm bàn mong bác bỏ qua Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2010 Chào vietlight Đúng sai cũng chỉ là tương đối nên tùy đối tượng mới có thể nhận biết được. Câu trên của bác đã gặp phải mâu thuẫn về điều kiện cũng như hoàn cảnh rất khó có thể xảy ra .Đôi lời làm bàn mong bác bỏ qua chỉ còn thời gian để hội tụ đủ điều kiện xuất hiện xã hội chân lý Câu này bạn tô đậm có phải là câu mà bạn cho rằng đã gặp phải mâu thuẫn không. Mong bạn chỉ giáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2010 Phải chăng cần giải lại cung Phúc đức Theo định nghĩa về cung phúc đức của Tử vi: “Phúc đức thể hiện về phúc trạch, thọ yểu và sự thịnh suy trong dòng họ có ảnh hưởng đến chính mình, để từ đó hành thiện tích đức, gieo nhân tốt để quả cho đời sau được thiện quả. Ngoài ra, còn có thể biết qua về âm phần trong giòng họ. Cung phúc đức cho biết rõ, nhân quả, nghiệp báo của chính mình, là sự biểu hiện của Quả trong kiếp bởi Nhân”. (Wiki) Theo tôi, cách luận giải cung phúc đức hiện nay có vẽ mê tín khi so sánh với triết lý Phật giáo. Lý do: - Tử vi khẳng định cái phúc, hoạ, thọ, yểu của một cá nhân là do công đức của tổ tiên. Khi thầy bói tuyên bố với thân chủ của mình: “…sự bất hạnh (nghèo đói, đau khổ) của anh/chị là do tổ tiên ăn ở thất đức…”. Với sự nhận thức không rõ ràng, sẽ có người hiểu rằng: cái bất hạnh (nghèo đói) của mình là do ông bà (cha mẹ) mình ăn ở thất đức gây ra. Thay vì biết tìm cách hướng thiện thì người này quay ra oán trách, oán hận hay ghét bỏ ông bà (cha mẹ) mình, thậm chí có thể làm những việc đi quá giới hạn. Nếu điều đó xãy ra, người được bói không những không giải được cái dính mắc của mình mà còn tăng thêm “ác khẩu”, lâm vào “sân hận” ; ngoài ra ông (bà) thầy bị nghiệp nặng hơn mắc “vọng ngữ”, “tà kiến” khi đưa người khác vào hành vi bất thiện. Theo quan niệm Phật giáo: Mọi hành vi thiện (hoặc bất thiện) của con người từ thân, tâm, ngữ được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng, tạo thành cá tính cho kiếp sau (hoặc sẽ gặp quả ngay tại kiếp này). Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Ví dụ: Bản thân tôi hồi còn vô minh đặc, tưởng mình mang số “con rệp” vì làm chuyện gì to to tí thì ba lần bại mới một lần thành, hay gặp chuyện xui rủi chả đâu vào đâu, chơi bài bạc thì thua tá lả (túm lại là chuyện gì liên quan đến hên, xui, may, rủi là coi như nắm chắc 99% đại bại). Tự dưng thấy cái chuyện xui rủi cứ lặp đi lặp lại hoài và hay chụp xuống đầu mình thì hoang mang, nghi hoặc và thắc mắc “hổng lẽ số mạng có thiệt ta?”. Thế là tò mò đi xem tử vi cho biết, gặp thầy bói, ổng bảo: “số cậu phúc đức kém, bị yểu mạng, dễ chết đường”. “Yểu mạng, dễ chết đường”: không biết vì còn sống nhăn mừ, vậy coi như thằng chả đúng đi. “phúc đức kém”: tức là phúc đức của ông bà, cha mẹ kém hay là họ ăn ở sao đó…không được lòng giời chăng??? Tự nhiên cảm thấy giận mấy đấng “bề trên”, nhưng nghĩ kỹ lại thì không phải vậy. Cha mẹ đâu từng hại ai, xích mích hàng xóm chưa từng có nữa là, ông bà thì đạo đức thì khỏi bàn cải…bản thân hồi học trò thì từng vài lần tham gia “oánh” nhau, nhưng chủ yếu phục vụ “hậu cần” như: xúi, tìm hung khí, xách dép…và vài chuyện xấu nữa (hổng dám lói) nhưng cũng dám tự hào là mình tốt hơn mấy thằng xấu!!!….Vậy chắc do cha thầy bói trình độ còn non kém, phán bậy bạ làm mình mất lòng tin quá xá…??? Buồn đời, lên google gõ tam tự “xem tử vi” coi sao, bèn vô trang “xem tướng tá” gõ ngày sinh, tháng sinh, giờ sinh…lóc cóc, lóc cóc…một tí thì list bói xoè ra. Ối giời ơi, toàn là những ngôn từ chả hiểu nổi, nào là “tam hợp”, “xung chiếu”, “sao Tử vi”, “Sao Thất sát”…thế là cũng đành bó “chưng”. Một ngày đẹp trời nọ, tự “khệ nệ” một chồng ebook tử vi về “ngâm dấm”, ôi thôi đủ các tác giả: bác Hà Uyên, Vũ Tài Lục…Sau một thời gian khá dài, đủ để ebook lên men nhưng trình độ tử vi của tớ thì bảo mãi mà không thấy “lên”…kết quả, tự dịch chuyển số mạng mình từ “số con rệp” thành “số con rận”…he he he, thế là xong. Và kể từ khi tìm đến Phật lý, đến thiền thì thấy tâm hồn mình thật tĩnh lặng, sống chết chả là gì, hiểu được mọi điều đến với bản thân kiếp này là quả của tiền kiếp, đâu phải do phúc đức của ông bà (cha mẹ) gây ra…Giờ đây, số mạng không còn quan trọng với bản thân nữa…Goodbye tử vi. - Tử vi khẳng định âm trạch của dòng họ có ảnh hưởng đến thành bại của đời người. Điều này mê tín rõ ràng. Một người còn sống có bản tính tham lam, khi chết đi linh hồn y cũng tham lam. Người chết khi thể xác tan rã, còn lại linh hồn thì y có thể đi mây về gió, mắt người thường không nhìn thấy, buồn đời y “xịt” chút khí đen để người sống thấp tha thấp thỏm, buồn ngủ, mê mụi, thấy ảo ảnh; vui đời y “xịt” chút khí trắng để người sống nhận “nhân điện” được khoẻ hơn chút. Thế là hết. Ngày giờ đến, y còn phải trở lại làm người để nhận quả y đã tạo ra. Vậy, người chết đâu có tài gì để độ con cháu làm giàu, làm quan to…nếu độ được thì thiên hạ có mấy ai là người nghèo, mấy ai phải chịu bất công, làm gì còn đánh nhau bằng súng đạn…dân Việt sống thiên về tâm linh nên họ luôn tôn trọng những người đã mất, đối với ông bà thì luôn thành kính, tôn trọng nên mồ yên, mả đẹp là bổn phận của con cháu. Thế nên, nói rằng: người chết độ được người sống là mê tín. Câu hỏi còn lại từ Tử vi Trong huyền bí học, có lẽ việc con người sinh ra cùng trong một thời điểm có tính cách, tai hoạ, bệnh tật trong cuộc đời là tương đối giống nhau nhưng chắc không cùng chung một đáp số cho cuộc đời. Ví dụ: anh em sinh đôi cùng tháng, năm, ngày, giờ nhưng ít khi có sự thành bại, gia đình, con cái…giống nhau. Từ vi từ lúc khai sinh có lẽ được bắt nguồn từ một huyền môn nào đó, tuy nhiên qua thời gian lưu lạc trong nhân gian khá lâu nó đã biến thành môn “nghiệm lý”, một phép “thử sai” qua sự áp dụng: xung chiếu, tam hợp, nhị hợp, giáp mệnh…trong nhiều trường hợp, khi áp dụng nhiều công thức “thử sai” ta thấy có nhiều kết quả sàng sàng nhưng “chọi” lẫn nhau. Để phụ trợ nhiều thầy phải kèm bài xem tướng, em nào mơn mỡn thì phán “đào hoa” chiếu mệnh, em nào ốc tiêu “điện chập chờn, nước nhỏ giọt” thì cho tình duyên lận đận, miễn sao cho vừa lòng thân chủ. Trong lịch sử truyền tụng của Tử vi, thầy nào hành nghề càng có thâm niên thì trình độ lý giải càng trúng to vì thầy có nhiều nghiệm để thử sai; đôi lúc thầy chơi phải “dao hai lưỡi” khi khách hàng nhớ nhầm ngày sinh, thầy ghi lại, cuối cùng tử vi càng ngày càng rối. Trong sự hỗn độn đó, tử vi lại chia ra thành nhiều học phái khác nhau và dĩ nhiên cách áp dụng công thức, cách diễn giải cũng khác đi. Nhiều lá số của thân chủ đáng lẽ theo kinh nghiệm của thầy thì nó như vầy, nhưng không hiểu sao nó lại như vậy…cuối cùng, thầy phát hiện: “…nhờ có sao…giáp mệnh…”. Trong cuộc sống, may mắn và xui xẻo luôn đi liền nhau nhưng qua cách giải thích của tử vi thì cung nào đụng sao xấu như “Không Kiếp”, “Tuần”…thì cuộc đời xem như đen thui; từ đó lại đưa ra những cách giải hạn kỳ cục như: đi xa nhà, nằm chờ thời, cúng sao giải hạn…tất cả điều là mê tín cả. Phải chi tử vi làm được thế này. Ví dụ: Một người “mệnh không thân kiếp”, cuộc đời khó làm được việc gì xứng ý toại lòng, thì tử vi phải soi được người ta đã vướn mắc điều gì từ tiền kiếp hoặc hiện tại và đưa ra lời khuyên nên gìn giữ đức hạnh để mong hoán cải số mệnh. Như vậy, tử vi không còn là mê tín. Thật khó! Trong lần đọc được cuốn “hành trình về phương đông”, phần nói về tử vi Ấn Độ của chiêm tinh gia nổi tiếng Badu, thấy cách giải thích này đầy tính khoa học huyền môn nay xin trích dẫn dưới đây cùng thưởng ngoạn: “” …Thượng sáng tạo và đặt tất cả vạn vật vào một trật tự trong vũ trụ. Làm gì có việc ngài định đoạt số phận từng người. Tất cả diễn tiến theo luật vũ trụ, nhân nào quả nấy. Làm gì có việc số mệnh đã định sẵn, nếu thế ta cứ tiêu cực, bất động mặc cho số phận run rủi hay sao? Chiêm tinh học là một khoa học thực tiễn và tiến bộ, không thể có vấn đề mê tín. Lá số tử vi không có nghĩa là con người chỉ là nô lệ của quá khứ mà chỉ cho ta thấy rõ sự tuần hoàn của vũ trụ mà trong đó con người có thể thay đổi tính mạng. Chiêm tinh học nghiên cứu phản ứng của con người dưới ảnh hưởng tinh tú. Các tinh tú chỉ là những khí cụ trung gian biểu lộ một cách trung thực các tác động quân bình của nghiệp quả gây nên trong quá khứ. Mỗi người sinh ra đời vào một ngày giờ mà ảnh hưởng của tinh tú hoà hợp với nghiệp quả cá nhân của ỵ Các vũ trụ tuyến được tinh tú phản chiếu xuống làm mạch máu di chuyển, tế bào thay đổi, dĩ nhiên ảnh hưởng đến cuộc đời con người. Mặc dù con người không thể thay đổi việc đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nhờ ý chí tự do, y có thể vượt khỏi tầm ảnh hưởng này và chiến thắng ảnh hưởng tinh tú. Tôi lấy một thí dụ như thương gia Keymakers, bạn của các ông. Đáng lý theo số mạng thì ông ta phải chết trong cuộc chiến vừa quạ Nhưng vì một mầm thiện nẩy sinh, thấy chiến tranh quá ư tàn khốc, ông động lòng trắc ẩn mang tài sản ra giúp đỡ rât nhiều nạn nhân chiến cuộc. Dĩ nhiên, khi đó ông ta không hề biết gì về số mạng của mình, nhưng hành vi bác ái này đã tạo một phản lực mạnh mẽ thúc đẩy các vũ trụ tuyến xê dịch sang một bên và nhờ thế ông ta thoát chết. Số mạng của ông ta hoàn toàn thay đổi từ đó. Các ông hiểu rằng hoán cải số mạng không có nghĩa việc quá khứ sẽ bị xoá bỏ, nhưng đáng lý một biến cố lớn sẽ xảy ra trong kiếp này, lại không xảy ra. Khi ta phát tâm làm một việc hợp với thiên ý thì một ảnh hưởng tinh tú bỗng chói sáng và các từ điện mạnh mẽ đẩy ngược luồng vũ trụ tuyến sang hướng khác. Do đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng, nếu biết làm các việc tốt lành, đẹp đẽ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng xấu không mất đi, nhưng sẽ tiềm ẩn, chờ một cơ hội khác sẽ phát hiện lại. Nói một cách khoa học thì đời người có thể ví như một phương trình toán học, A * B bằng C. A và B là nguyên nhân và C là hậu quả, nhưng nếu tta thêm vào đó một nguyên nhân X thì A * B * X sẽ không thể bằng C nữa, vì đã có thêm nguyên tố X. Đó là nguyên lý hoán cải số mạng mà tôi vừa trình bày. Đời người thực ra đã ghi khắc trên tinh tú nhưng các tinh tú khi sáng khi mờ, và sự mờ tỏ do chính ta quyết định. Khi ta có các hành vi xấu xa nó tạo ra những động lực xấu và số thu hút các điều xấu ghi khắc trên tinh tú, phản chiếu xuống mau lẹ hơn. Dĩ nhiên hậu quả không thể lường. Trái lại, nếu ta ý thức điều này, phát tâm làm việc hữu ích tự nhiên phát sinh các động lực tốt đánh bật các ảnh hưởng xấu sang một bên. Nhờ nghiên cứu chiêm tinh học một cách đứng đắn, khoa học, con người sẽ hiểu biết mệnh trời, biết tin tưởng ở mình, và sống cuộc đời thoải mái, không bi quan, không lạc quan, an vui tự tại. “” 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 4, 2010 Tôi nghe nói trong kinh Vệ Đà có dạy 6 môn, trong đó có Tử Vi Đẩu Số. Không biết ai từng đọc kinh này chưa? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 4, 2010 Phải chăng cần giải lại cung Phúc đứcGiải lại ?.- Tử vi khẳng định cái phúc, hoạ, thọ, yểu của một cá nhân là do công đức của tổ tiênCó thấy chưa, và thấy như thế nào ?.- Tử vi khẳng định âm trạch của dòng họ có ảnh hưởng đến thành bại của đời người.Ừ !, thì sao ?.Câu hỏi còn lại từ Tử viLà sao ?. Phải chăng chỉ là vấn nạn anh em sinh đôi, sinh ba, sinh bốn ?.Còn gì nữa không ?. Nay xin có lời thế này. Muốn giải lại cung phúc đức, thời phải biết giải đoán phúc đức, và biết giải đoán tử vi trong mối liên hệ với phúc đức cung. Phải biết được tại sao tiền nhân lại nói phạm vi chi phối của phúc đức cung đến toàn bộ các cung còn lại trên lá số !!!. Không biết những điều sơ đẳng đó, coi như chưa biết luận tử vi. Đừng đề cập đến vấn đề khổng lồ đó làm gì !. Tử vi đúng là đã và đang, cũng là sẽ khẳng định, không phải chỉ có phúc hoa, thọ yểu của cá nhân một phần do công đức tổ tiên, mà còn bao gồm toàn bộ những gì thuộc về đời người hiện tại đều có liên hệ tới phúc đức của tổ tiên, mà được thể hiện tương đối rõ nét qua phúc đức cung. Tử vi cũng khẳng định âm trạch của dòng họ lên hệ đến thành bại của đời người - nếu biết xem. Và vấn nạn anh chị em sinh đôi, hay nhiều hơn nữa, được giải quyết bằng một lời giải tổng quát :Mệnh chủ, trong đó bài toán anh chị em sinh đôi, ba, tư, năm chỉ là một bài toán rất nhỏ mà thôi. Tôi không thấy sự cần thiết phải giải lại cung phúc đức !. Mà anh có thấy, thì xin hỏi, thế nào là giải lại ????. Thân ái. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2010 Chào anh Nguyen huynh Thai Phải chăng cần giải lại cung Phúc đức Theo định nghĩa về cung phúc đức của Tử vi: “Phúc đức thể hiện về phúc trạch, thọ yểu và sự thịnh suy trong dòng họ có ảnh hưởng đến chính mình, để từ đó hành thiện tích đức, gieo nhân tốt để quả cho đời sau được thiện quả. Ngoài ra, còn có thể biết qua về âm phần trong giòng họ. Cung phúc đức cho biết rõ, nhân quả, nghiệp báo của chính mình, là sự biểu hiện của Quả trong kiếp bởi Nhân”. (Wiki) Theo tôi, cách luận giải cung phúc đức hiện nay có vẽ mê tín khi so sánh với triết lý Phật giáo. Lý do: - Tử vi khẳng định cái phúc, hoạ, thọ, yểu của một cá nhân là do công đức của tổ tiên. Khi thầy bói tuyên bố với thân chủ của mình: “…sự bất hạnh (nghèo đói, đau khổ) của anh/chị là do tổ tiên ăn ở thất đức…”. Với sự nhận thức không rõ ràng, sẽ có người hiểu rằng: cái bất hạnh (nghèo đói) của mình là do ông bà (cha mẹ) mình ăn ở thất đức gây ra. Thay vì biết tìm cách hướng thiện thì người này quay ra oán trách, oán hận hay ghét bỏ ông bà (cha mẹ) mình, thậm chí có thể làm những việc đi quá giới hạn. Nếu điều đó xãy ra, người được bói không những không giải được cái dính mắc của mình mà còn tăng thêm “ác khẩu”, lâm vào “sân hận” ; ngoài ra ông (bà) thầy bị nghiệp nặng hơn mắc “vọng ngữ”, “tà kiến” khi đưa người khác vào hành vi bất thiện. Theo quan niệm Phật giáo: Mọi hành vi thiện (hoặc bất thiện) của con người từ thân, tâm, ngữ được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng, tạo thành cá tính cho kiếp sau (hoặc sẽ gặp quả ngay tại kiếp này). Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Nguyên lý lời giải của tử vi hiện tại hoàn toàn phù hợp với khoa học tự nhiên và xã hội hiện đại nhất hiện nay.Tử vi là một bộ môn được sáng lập và bổ xung trên cơ sở thực tiễn cuộc sống con người dựa vào mối liên hệ hữu cơ giữa con người và tinh tú tại thời điểm sinh và diễn tiến quá trình cuộc sống của con người đó trong môi trường văn hóa xã hội nơi sinh sống. Cung phúc đức sở dĩ tử vi cho là : Phúc đức thể hiện về phúc trạch, thọ yểu và sự thịnh suy trong dòng họ có ảnh hưởng đến chính mình, để từ đó hành thiện tích đức, gieo nhân tốt để quả cho đời sau được thiện quả. Ngoài ra, còn có thể biết qua về âm phần trong giòng họ. là do chính quá trình sáng tạo và phát triển của tử vi những số liệu về dòng họ ông bà tổ tiên có thể lấy trong gia phả hoặc qua lời kể lại để tổng kết lý luận.Anh dựa vào: Theo quan niệm Phật giáo: Mọi hành vi thiện (hoặc bất thiện) của con người từ thân, tâm, ngữ được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng, tạo thành cá tính cho kiếp sau (hoặc sẽ gặp quả ngay tại kiếp này). Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Thì trong định nghĩa của wiki trên cũng đã viết: Cung phúc đức cho biết rõ, nhân quả, nghiệp báo của chính mình, là sự biểu hiện của Quả trong kiếp bởi Nhân như vậy là giống nhau.Vấn đề anh đặt ra giải lại phúc đức theo quan niệm phật giáo thì thật khó bởi chúng ta không có số liệu thực tiễn để tổng kết lý luận và kiểm chứng lý luận. Chúng ta thử xem: Căn cứ vào thực tiễn học tập nghiên cứu sáng tạo của tôi tôi thấy có một thực tiễn thế này: nhiều khi tôi học một vần đề mới đầu tiên nhưng tốc độ hiểu nhanh đến không ngờ như không phải học mới mà chỉ là đọc lại. Khi nghiên cưú sáng tạo thì có những nhầm lẫn tưởng sai vất vào sọt rác rồi nhưng sau đó lại phải lục thùng rác để tìm vì nhầm lẫn đó lại đúng. Vậy các thực tiễn đó được giải thích thế nào. Căn cứ vào thực tiễn lá số của tôi trong tài bạch cung thì thành công nhất với các bộ sao do cung phúc đức sung chiếu. Nếu chúng ta tổng hợp được nhiều lá số như vậy thì chúng ta cứ coi cung phúc đức là cung mệnh của con người tiền kiếp đi để giải và nếu thành công thì tìm ra cả phương cách chữa lỗi lầm của tiền kiếp và tận dụng tối đa thông tin của tiền kiếp để phát triển nghề nghiệp tài năng. Vấn đề tiền kiếp nếu giải quyết theo khoa học hiện đại nhất thì chúng ta sẽ vấp phải những vấn đề rất lớn của khoa học hiện đại như các thông tin được lưu trữ như thế nào trong vật chất tinh tế, các vật chất tinh tế liên kết với nhau như thế nào để không bị tan rã trong không gian và cuối cùng cũng dẫn tới câu hỏi có hạt truyền hấp dẫn hay không, một câu hỏi còn đang phải hy vọng ở cái máy gia tốc trị giá hàng trục tỷ đô kia và toàn bộ các nhà khoa học tài năng nhất của thế giới. Tiền kiếp chỉ là một vấn đề thuần túy học vấn còn tử vi đúng như đoạn anh viết: Do đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng, nếu biết làm các việc tốt lành, đẹp đẽ. . Và đó chính là: Nhân cách quyết định số phận. Nhân cách hoàn toàn có thể rèn luyện tốt lên được thông qua giáo dục,học tập,tu dưỡng đạo đức của bản thân và hệ thống pháp luật, chuẩn mực đạo đức của nơi sinh sống.Kính anh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2010 Sin lỗi sau khi viết song uống riệu say ngủ quay một giấc, khi tỉnh ngủ nghĩ về vật chất mang thông tin liêm trinh thấy theo nguyên lý thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và nguyên tắc phản ánh thì nên lấy cung phúc đức làm cung tài bạch của tiền kiếp thì đúng hơn. Đây là vấn đề thuần túy khoa học cao cấp đề nghị ban quản trị xóa ngay những bài của những người lợi dụng vấn đề này quảng bá cho mê tín dị đoan Kính 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites