Thiên Sứ

TÍNH MINH TRIẾT TRONG ĐỒ HÌNH ÂM DƯƠNG VIỆT

35 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong tiểu luận "Tính Minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Thiên Sứ tôi dưới bút danh - Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã giới thiệu đồ hình Âm Dương Việt và chứng minh tính minh triết của đồ hình này so với đồ hình Âm Dương trong cổ thư chữ Hán. Đồ hình Âm Dương Việt không chỉ tồn tại trong tranh dân gian Việt như "Lưỡng nghi sinh tứ tượng" - Tranh dân gian hàng Trống; "Đàn lợn" tranh dân gian Đông Hồ mà chúng tôi còn phát hiện được trong cả các ngồi đền cổ Việt Nam. Điều này đã cho chúng ta thấy rằng:

Trong văn hóa dân gian Việt đã lưu truyền một sự minh triết hoàn toàn riêng về thuyết Âm Dương Ngũ hành qua đồ hình Âm Dương của riêng nền văn minh này.

Dưới đây, tôi xin trân trọng giới thiệu với những bậc trí giả quan tâm những đồ hình Âm Dương Việt còn sót lại sau bao thăng trầm lịch sử của giống nòi Lạc Việt.

Posted Image

Đàn lợn

Tranh dân gian Đông Hồ

Posted Image

Lưỡng nghi sinh tứ trượng

Tranh dân gian Hàng Trống

Dưới đây, là hình Âm dương chú bé cầm trên tay được phóng to và phục chế lại.

Posted Image

Hình Thái Cực trong tranh dân gian Việt Nam

Posted ImagePosted Image

Hình Thái Cực phục chế từ tranh dân gian Việt Nam

Posted Image

Đồ hình Âm Dương trong đền thờ Mẫu thân sinh ra Thánh Gióng tại Bắc Ninh.

Kính thưa quý vị quan tâm.

Qua những đồ hình Âm Dương được giới thiệu trên đây và còn lưu truyền trong dân gian ở những đồ gỗ và gốm sứ tranh cổ. Vấn đề được đặt ra ở đây là: Tại sao với một quan niệm nền văn hóa Hán là chủ thể tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành , mà một nền văn minh Việt gọi là "Chịu ảnh hưởng văn hóa Hán" lại có một đồ hình Âm Dương khác hẳn?

Hiện tượng này được giải thích hợp lý và phủ hợp với tiêu chí khoa học chính là quan niệm cho rằng:

Dân tộc Việt có truyền thống lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ ở Nam sông Dương Tử, chính là cội nguồn của nền văn hóa Đông phương. Nền văn hiến này đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước CN và những di sản của nó bị sai lệch trong qua trình Hán hóa.

Tiểu luận này làm rõ hơn quan điểm lịch sử trên và nằm trong hệ thống những sách đã xuất bản và những tiểu luận đã trình bày trên các website.

Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÍNH MINH TRIẾT TRONG ĐỒ HÌNH ÂM DƯƠNG VIỆT
Thuyết Âm Dương ngũ hành và tranh dân gian Việt Nam
*

Lưỡng nghi sinh tứ trượng - Tính minh triết trong đồ hình Âm Dương Việt

Bức tranh này tự nó đã khẳng định nội dung triết học về sự khởi nguyên của vũ trụ qua ngay hàng chữ được ghi trên bức tranh. Nhưng có vẻ như nó chỉ nhằm nói lại một câu trong Hệ từ của kinh Dịch: “Thị cố Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”.


Posted Image

Lưỡng nghi sinh tứ trượng
(Tranh dân gian Hàng Trống)

Thực ra bức tranh này mang một nội dung minh triết sâu sắc.Đây chính là bức tranh minh họa và lý giải ý nghĩa đích thực nội dung của câu trên trong Hệ từ, khác hẳn sự lý giải của các nhà lý học Đông phương từ thời Hán đến nay.

Trải hàng ngàn năm qua – kể từ đời Hán – các nhà lý học phương Đông đã có rất nhiều cố gắng lý giải ý nghĩa của câu “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”. Có người cho rằng: Thái cực là Thái nhất, là thái Hư. Có người cho rằng: Thái cực có nguồn gốc từ Vô cực, Thái cực động sinh Dương, Dương tịnh sinh Âm, Âm Dương sinh ra Ngũ hành (Chu Hy – Dịch học khởi mông). Có người cho rằng: Tứ tượng tức là Thái Âm, Thái Dương, thiếu Âm, thiếu Dương… Nhưng tất cả các cách giải thích của họ đều mơ hồ và mâu thuẫn. Khiến cho đến nay nền văn hóa cổ Đông phương vẫn là một sự huyền bí, khó hiểu ngay từ nguyên lý khởi nguyên của nó (*).

* Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại

Trên cơ sở sự nhận định sai lầm về bản chất của sự khởi nguyên của vũ trụ được ghi nhận trong Hệ từ, những nhà nghiên cứu Hán Nho đã đưa ra những biểu tượng cho sự vận động khởi nguyên của vũ trụ: Thái cực – Âm Dương – Tứ tượng và Bát quái như sau:

Posted Image

Hình Thái Cực xưa nhất của Lai Trí Đức

Qua đồ hình của Lai Trí Đức và Chu Đôn Di chúng ta thấy rõ nét sự phân biệt giữa Thái cực (biểu tượng bằng vòng tròn ở giữa) và Âm Dương (các phần đen trắng xung quanh). Đây là một sai lầm, vì Âm Dương lúc này là một vế của chính nó. Hay diễn tả một cách cụ thể hơn, nếu chúng ta lấy vòng tròn thể hiện Thái cực của hai đồ hình này và so với một trong hai phần Âm hoặc Dương thì tự chúng sẽ là Âm Dương, phần còn lại sẽ không biết gọi là gì.

Posted Image

Hình thái cực của Chu Đôn Di


Trong biểu tượng Âm Dương hiện nay tuy có thay đổi và mang tính minh triết hơn: Không diễn tả Thái cực như một thực tế tồn tại ngoài Âm Dương, thay vào đấy là một vòng tròn bao quanh Âm Dương. Nhưng ở đồ hình này thuần túy chỉ là một biểu tượng; không hề có một cơ sở lý luận hợp lý chứng tỏ ý nghĩa của nó – cho đến tận ngày hôm nay, khi bạn đang đọc cuốn sách này. Sai lầm của biểu tượng này – là sự thể hiện tiếp tục nhận thức sai lầm trải hàng ngàn
năm trước đó trong cổ thư chữ Hán – là có thêm hai vòng tròn nhỏ biểu tượng của thiếu Âm, thiếu Dương. Như vậy, giữa Thái Âm với thiếu Dương (hoặc Thái Dương với thiếu Âm) tự nó đã có sự phân biệt; tức là đã trở thành Âm Dương.
Hay nói một cách khác: Sự nhận thức về tứ tượng trong cổ thư chữ Hán được coi là một trạng trái tồn tại trong sự chuyển hóa từ Âm Dương đến Bát quái. Đây là sự vô lý.

Xin xem hình dưới đây:

Posted Image

Hình thái cực hiện đại

Ngược lại với những nhận thức của tất cả các nhà lý học Hán nho từ trước đến tận ngày hôm nay; bức tranh dân gian Việt Nam “Lưỡng nghi sinh tứ tượng” mang một nội dung khác hẳn về sự nhận thức sự hình thành vũ trụ trong câu trong Hệ từ của kinh Dịch: "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”.

Chúng ta bắt đầu từ ba hình tượng chính của bức tranh này là
1) Đồ hình Thái cực, Âm Dương và Bát quái (do một chú bé cầm trên tay).
2) Hai chú bé với bốn thân hình gắn kết với nhau: biểu tượng của “tứ tượng”.
3) Hình con rùa (một chú bé đứng trên lưng). Những hình tượng trong bức tranh dân dã Lạc Việt này, lại là một sự lý giải rất hợp lý về ý nghĩa của vũ trụ quan cổ Đông phương thể hiện trong Hệ từ của kinh Dịch với mọi hiện tượng liên quan đến nó.

Trước hết là đồ hình hình “Thái cực sinh lưỡng nghi” của bức tranh này. Xin bạn đọc xem hình dưới đây:


Posted Image
Hình Thái Cực trong tranh dân gian Việt Nam

Posted Image
Hình Thái Cực phục chế từ tranh dân gian Việt Nam

Đây là biểu tượng của Thái cực sinh Lưỡng nghi. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự giải mã câu “Mẹ tròn, con vuông” trong tục ngữ Việt Nam (Trước đây vốn được sử dụng như là một thành ngữ). Mẹ tròn – cái có trước – biểu tượng của Thái cực, của sự chí tịnh, sinh con vuông – cái có sau – thuộc Âm động. Khi Âm sinh thì mới có sự phân biệt Âm Dương; còn bản thể khởi nguyên của vũ trụ chỉ là Thái cực. Đồ hình này về hình thức giống đồ hình Thái cực hiện đại, nhưng khác hẳn ở chỗ không có biểu tượng tứ tượng trong đồ hình này. Và một điều căn bản nữa là biểu tượng trong tranh dân gian Việt Nam có một cơ sở lý luận hợp lý chứng minh cho nội dung của nó. Đó chính là câu tục ngữ Việt Nam: “Mẹ tròn con vuông”.

Biểu tượng của “Tứ tượng” trong tranh dân gian Việt Nam, khác hẳn ý niệm này trong các cổ thư chữ Hán là nó được thể hiện tách rời đồ hình Thái cực – Âm Dương và Bát quái. Điều này chứng tỏ trong nhận thức vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Lạc Việt đã coi “Tứ tượng” là một chủ thể tương tác trong quá trình vận động của Âm Dương & bát quái và không phải Âm Dương & Bát quái.

Hai chú bé này có 4 thân hình biểu tượng của “Tứ tượng”.Bốn thân hình của đứa bé kết thành hình vuông là biểu tượng của Âm. Có nghĩa “Tứ tượng” là thuộc tính của Âm, tức là thuộc tính của sự vận động. Trong “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” (Nxb VHTT 2002) người viết đã chứng tỏ với bạn đọc là: Dương tịnh, Âm động và tứ tượng chính là 4 trạng thái tương tác có ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, gồm tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ. Vì sự vận động và trạng thái tương tác không ngừng nghỉ, nên không thể có trạng thái phân biệt rõ rệt. Như không thể phân biệt giữa “chiều tím” và “hoàng hôn”. Điều này được thể hiện bằng 4 thân hình gắn kết với nhau trong bức tranh trên. Nhưng Âm Dương về nguyên tắc vẫn là trạng thái phân biệt, như ban ngày với ban đêm. Do đó, hình ảnh hai đứa bé (sự phân biệt) cho thấy Âm Dương chi phối “Tứ tượng”.

Bức tranh trên còn một hình tượng quan trọng, đó là con rùa. Con rùa là biểu tượng một nền văn minh có chữ viết của người Lạc Việt. Bản văn cổ chữ Hán ghi nhận “Vào đời Đào Nghiêu, có sứ Việt Thường dâng con rùa lớn, trên mai có văn Khoa Đẩu, ghi việc trời đất mở mang” (sách Thông Chí của Trịnh Tiều). Như vậy, con rùa chính là phương tiện ghi nhận nền văn minh có chữ viết của người Lạc Việt từ thời cổ xưa khi chưa làm ra giấy. Thái Cực, Lưỡng nghi, tứ tượng chính là giai đoạn vận động đầu tiên của vũ trụ; hay nói một cách khác: Chính là việc “trời đất mở mang”. Chú bé “Tứ Tượng” dẫm trên mai con rùa là hình tượng sắc sảo chứng tỏ nó thuộc về văn minh Lạc Việt và đã được ghi nhận từ thời tối cổ; khi mà tổ tiên người Lạc Việt dùng mai rùa để ghi lại những tri thức của mình. Đây cũng là một biểu tượng có nội dung sâu sắc của bức tranh này.

Như vậy, với những hình tượng trong bức tranh trên thể hiện một nội dung về sự khởi nguyên của vũ trụ qua câu trong Hệ từ: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng”, khác hẳn tất cả những quan niệm trải hàng ngàn năm nay về câu này trong các bản văn chữ Hán. Bức tranh tư liệu trình bày trong sách này có thể chỉ được thực hiện khoảng vài chục năm trở lại đây. Nhưng qua nội dung của nó thì hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng: nó đã có từ thời rất xa xưa, trước cả những bản văn chữ Hán cổ nhất nói về kinh Dịch. Bởi vì ngay từ những bản văn chữ Hán cổ nhất cho đến ngày nay, cũng không hề diễn đạt một ý niệm về tứ tượng như hình tượng đã diễn đạt trong bức tranh dẫn gian Việt Nam. Về sự hiện diện của những chữ Hán trên bức tranh, có thể dẫn tới một ý niệm cho rằng nó là sản phẩm của văn minh Hán. Nhưng chính nội dung bức tranh – qua biểu tượng rất cụ thể của nó được diễn giải – lại cho thấy nó không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ, nhưng đã bị Hán hóa về chữ viết. Điều này cũng chẳng có gì là lạ, vì dù cho người Việt đã có chữ viết trước khi bị đô hộ, thì nó vẫn bị thay đổi do nhu cầu tất yếu và cần thiết là sự thống nhất chữ viết trong một đế chế. Sự đô hộ của đế chế Hán đã trải hơn 1000 năm. Đây không phải là thời gian để nói trong một giây. Điều này cũng giải thích rằng: mặc dù bức tranh có nội dung rất cổ như đã trình bày ở trên; nhưng những chữ Hán lại là loại chữ thảo thuộc về thời cận đại hoặc trung cổ.

Bức tranh dân gian Hàng Trống “Lưỡng nghi sinh tứ tượng” thể hiện một cách cô đọng và hợp lý ý nghĩa của “Thái cực sinh Lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng”. Tính minh triết trong bức tranh dân gian này đã góp phần chứng tỏ một cách sắc sảo về cội nguồn của nền văn hóa Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt, khởi nguồn của đất nước Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến.

Phụ bản

Tứ hỷ hợp cục
(Tranh cát tường Trung Hoa)
Posted Image

Chú thích trên tranh: Bốn chữ Hỷ hợp lại với nhau. Bốn điều mừng vui cùng kéo đến, thường là chúc mừng sinh nhật con trẻ; mong có cuộc sống nhiều may mắn, mừng vui...

Bức tranh trên được trích dẫn từ cuốn “Tranh vẽ cát tường Trung Hoa”, Kiều Liên biên soạn và giới thiệu, Nxb VHTT III 2002. Bạn đọc cũng nhận thấy bố cục hai đứa bé trong tranh này giống hệt tranh “Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng” của Việt Nam. Nếu có khác thì chỉ là vài chi tiết. Tính đặc thù của hình tượng hai đứa bé trong hai tranh, cho thấy đây không thể coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên về ý tưởng diễn đạt.

Với nội dung của bức tranh Trung Quốc, không thể và không cần phải diễn đạt bằng hình tượng rất kiêng cử trong văn minh Đông phương này (hai chú bé thân hình dính nhau). Điều này chỉ có thể giải thích rằng chúng có chung một cội nguồn văn hóa và xuất xứ duy nhất. Không thể cho rằng bức tranh dân gian Việt Nam là ảnh hưởng văn hóa Hán, vì nội dung của nó diễn đạt khác hẳn tất cả bản văn chữ Hán nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Như vậy, chỉ có thể giải thích rằng: Bức tranh “Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng” đã lưu truyền từ rất lâu trong cộng đồng Bách Việt và qua hơn 1000 năm Bắc thuộc ở Nam sông Dương Tử. Khi nước Việt hưng quốc (thế kỷ thứ X sau CN), những di sản của người Việt ở Nam sông Dương Tử tiếp tục bị Hán hóa. Với cách hiểu sai lệch về thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhưng được coi là ý tưởng chính thống của các nhà lý học Hán nho - đặc biệt phát triển từ thời Tống (thế kỷ X, XI) - đã khiến bức tranh mất đi nội dung ban đầu của nó và chỉ còn là một hình tượng minh họa cho điềm lành: “Tứ hỷ hợp cục”.


Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Web: lyhocdongphuong.org.vn
Trong: Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

Còn tiếp
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ có thể nói một điều: Sự vĩ đại trong tư tưởng của Chú Thiên Sứ là chất men là kết tinh quý giá của/cho nền Văn minh Lạc Việt. Tìm Về Cội Nguồn không chỉ là những lời nói suông những hô hào rỗng tuếch của các Vị Học ...Giả ngày nay. Msmvn đã cảm nhận sự chân thành, giản dị mà cao quý, vĩ đại của Chú qua bức tranh dân gian Việt. Khâm phục Khâm phục.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Mnsvn có lời khen ngợi.

Nhưng thực ra tôi không dám nhận là sự Vĩ đại - Tôi chỉ phục hồi lại một cái đã có sẵn. Sự vĩ đại thật sự nằm ngay trong giá trị của nền văn hiến huyền vĩ Việt. Bà Vanga đã nói:

"Một học thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại"

Điều này trùng khớp với những lời tiên tri - tương truyền của Trạng Trình - về vận số của dân tộc Việt sau này sẽ có một ảnh hưởng lớn đến thế giới. Học thuyết cổ xưa ấy chính là Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Trong bài hát "Hòn Vong Phu ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước, Lời bài hát mang năng tính tiên tri:

"Từ bờ tre, mái đình trong làng. Từ mái tranh, gốc rạ bên đường ...nguồn sử xanh hãy còn ghi dấu..."

Đây chính là lời nhắc nhở những di sản lịch sử văn hóa Việt còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt.

"Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua...."

Kể từ nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền Nam Dương Tử đến nay đã hơn 2000 năm.

Nếu những hiện tượng trên mang năng tính tâm linh thì xét về mặt khoa học - theo chính tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng thỏa mãn hoàn toàn những điều kiện của tiêu chí này.

Dân tộc Việt được tôn trọng trên thế giới sẽ không phải vì họ có tên lửa hạt nhân và những vũ khí hiện đại khiến thế giới phải sợ hãi; mà chính vì những giá trị tri thức huyền vĩ và nền văn hóa đầy nhân bản. Thế giới sẽ không thể hợp nhất và thanh bình nếu không có một lý thuyết thống nhất. Sẽ không thể có một lý thuyết thống nhất, nếu không thừa nhận lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm bên bờ Nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước.

Đây là lời khẳng định của tôi .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết trên đã giới thiệu với quí vị về đồ hình Âm Dương của Hán Nho cho đến đồ hình Âm Dương hiện đại nhất thuộc văn hóa Hán, đã cho chúng ta thấy rằng: Quan niệm nền văn hóa Hán là chủ nhân của Lý học Đông phương chỉ là một sư ngộ nhận khi nền văn minh Việt đã sụp đổ và bị Hán hóa cách đây hai Thiên Niên Kỷ. Thực tế đã cho thấy rằng những nhà lý học Hán nho từ Hán đến nay vẫn rất lúng túng khi đi tìm một biểu tượng mang tính minh triết cho thuyết Âm Dương. Ngược lại, nền văn hiến Việt qua những di sản còn lại trong những nét vẽ ngoệch ngoạc của những bức tranh dân gian từ Đông Hồ đến Hàng Trống, rải rác trong góc đình cổ, trong nhưng ngôi nhà tranh, tường rạ qua những mảnh gốm sứ, bát nhang ở nơi làng quê hẻo lánh...vẫn lưu truyền một đồ hình Âm Dương rất minh triết và phản ánh đúng bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

"Từ bờ tre, mái đình trong làng. Từ mái tranh, gốc rạ bên đường ...nguồn sử xanh hãy còn ghi dấu...".(Hòn Vọng Phu - Lê Thương)

Huyền vĩ thay nền văn hiến Lạc Việt.

Không những vậy, những bức tranh dân gian Việt tưởng chừng đơn sơ cho trẻ con trong những ngày Tết cho vui cửa vui nhà ấy, lại khẳng định một giá trị mà không một cổ thư chữ Hán nào nói tới. Đó chính là sự thống nhất, hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Quí vị quan tâm hãy quán xét bức tranh "Đàn Lợn" của dóng tranh Đông Hồ:

Đây chính là nội dung:

"Thiên Nhất sinh Thủy - Địa lục thành chi".

Posted Image

Đàn lợn

Tranh dân gian Đông Hồ

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bài hát "Hòn Vong Phu ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước, Lời bài hát mang năng tính tiên tri:

"Từ bờ tre, mái đình trong làng. Từ mái tranh, gốc rạ bên đường ...nguồn sử xanh hãy còn ghi dấu..."

Đây chính là lời nhắc nhở những di sản lịch sử văn hóa Việt còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt.

"Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua...."

Kể từ nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền Nam Dương Tử đến nay đã hơn 2000 năm.

-------------------------------------------------------------------------

Đọc đoạn này mà Trần Phương tôi chợt nhớ tới bài "Thề Non Nước" của thi sĩ Tản Đà, bài thơ mượn lời của đôi nam nữ tạm chia ly để nói đến vận nước trong bối cảnh nước nhà thời Pháp thuộc, nhưng nghĩ rộng ra, chàng (Nước) và nàng (Non) sao mà giống Lạc Long Quân - Âu Cơ quá ...

THỀ NON NƯỚC

Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Trời tây ngả bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa

Non xanh đã biết hay chưa

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn

Nước non hội ngộ còn luôn

Bảo cho non chớ có buồn làm chi

Nước kia dù hãy còn đi

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui

Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước không nguôi lời thề

Tản Đà

Share this post


Link to post
Share on other sites


Tranh Đàn Lợn và Nguyên lý “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi”
Trích trong: "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I - 2
"

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

www.lyhocdongphuong.org.vn

Một trong những bức tranh dân gian phổ biến và nổi tiếng của làng Đông Hồ là tranh Đàn lợn.

Đàn lợn
Tranh dân gian Đông Hồ

Posted Image

Vào những ngày Tết Nguyên đán, bức tranh này là một trong những bức tranh được ưa thích mà trẻ em Lạc Việt được cha mẹ mua về dán trên tường cho vui cửa, vui nhà. Một con lợn mẹ béo núc ních với đàn lợn con mũm mĩm, như mơ ước cho sự phú túc và nhàn tản. Bức tranh như một lời chúc lành cho một năm mới tốt đẹp, đã lưu truyền không biết được bao đời trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Trong bức tranh dân dã này, một hình tượng dễ nhận thấy là vòng tròn Âm Dương trên mình những con lợn. Hình tượng này, như muốn nhắc nhở cho người xem tranh một nội dung tiềm ẩn liên quan đến một học thuật cổ Đông Phương, cho đến nay vẫn được coi là sự huyền bí kỳ ảo. Chính vòng tròn Âm Dương và hình tượng con lợn đã chứng tỏ một nội dung liên quan chặt chẽ đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây cũng là một hiện tượng, để bắt đầu từ đó chúng ta đi tìm ý nghĩa minh triết của bức tranh này.

Đến đây, người viết xin lưu ý bạn đọc là: trong bản văn cổ trước thời Hán, nếu có nói đến Âm Dương thì không nói đến Ngũ hành. Cho đến tận ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: Thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành là hai học thuyết có xuất xứ riêng biệt, được hòa nhập vào thời Hán. Tuy nhiên, họ cũng chỉ đặt vấn đề như trên, và chưa chứng minh được học thuyết Âm Dương và Ngũ hành hòa nhập như thế nào, ngoại trừ một thực tế ứng dụng phương pháp luận thuyết Âm Dương Ngũ hành đang tồn tại. Người viết cho rằng: không thể chứng minh được sự hòa nhập của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua những bản văn cổ chữ Hán, bởi vì những bản văn đó đã sai lầm từ căn đế của học thuyết này. Do đó, việc giải mã tranh “Đàn Lợn” sẽ là sự minh chứng tiếp tục quan niệm cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh ngay từ nguyên lý khởi nguyên của nó, sẽ chứng tỏ tiếp tục rằng nền văn minh Lạc Việt chính là cội nguồn của học thuyết này. Trước hết, xin bạn đọc xem lại đồ hình Hà đồ.

Posted Image
Hà đồ cửu cung

Qua đồ hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng ở hành Thủy – phương Bắc có độ số 1 và 6. Trong sách xưa nhất là “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”, thiên “Kim quỷ chân ngôn luận” khi nói về Bắc phương như sau:

Bắc phương sắc đen, thông vào với Thận, thông khiếu ở nhị âm; tàng tinh ở Thận; bệnh phát sinh ở khê; về vị là mặn và thuộc về Thủy; thuộc về lục súc là LỢN; thuộc về ngũ cốc là đậu; thuộc về bốn mùa trên ứng với sao Thần; thuộc về Âm là Vũ; thuộc về số là số 6; thuộc về mùi là mùi húc mục, do đó biết thường sinh bệnh ở xương.

Như vậy, hiện tượng trùng khớp đáng lưu ý là: hình tượng con lợn trong tranh dân gian Việt Nam liên hệ với một bản văn chữ Hán cổ nhất liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cụ thể là “Lợn” thuộc hành Thủy. Nếu đây chỉ là một hiện tượng duy nhất thì bạn đọc có thể coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây.

Trong các sách đã xuất bản cùng tác giả, từ câu tục ngữ “Mẹ tròn con vuông” người viết đã chứng tỏ với bạn đọc: Dương có trước, Âm có sau. Bạn đọc xem lại độ số Hà đồ ở trên sẽ nhận thấy rằng ở hai hành Thủy & Mộc (hai hành thuộc Âm (*) các số Dương (số lẻ) khi cộng với 5 đều ra số Âm(số chẵn) cùng hành. Ở hai hành Hỏa và Kim (hai hành thuộc Dương (*) các số Dương đều trừ 5 ra số Âm cùng Hành. Điều này được diễn tả như sau:

@ Hai hành thuộc Âm: Thủy & Mộc
# Hành Thủy: số Dương 1 cộng 5 thành Âm Thủy, độ số
# Hành Mộc: số Dương 3 cộng 5 thành Âm Mộc, độ số 8.
@ Hai hành thuộc Dương: Hỏa & Kim
# Hành Hỏa: số Dương 7 trừ 5 thành Âm Hỏa, độ số 2.
# Hành Kim: số Dương 9 trừ 5 thành Âm Kim, độ số 4

So sánh với tranh đàn lợn, chúng ta lại thấy một sự trùng khớp nữa: Có đúng 6 con lợn trên tranh. Qua hình tượng bánh chưng, bánh dầy, người viết cũng chứng minh rằng Ngũ hành thuộc Âm từ nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành (*). Trong tranh có một Lợn mẹ – cái có trước, Dương – tương ứng với số Dương Thủy 1; năm lợn con cộng 1 = 6. Đây chính là nguyên nhân để không thể là 6 lợn con mà chỉ có 5 lợn con. Bởi vì, nếu 6 lợn con thì Âm Thủy 6 sẽ là sự phân biệt tuyệt đối với Dương thủy 1. Điều này sẽ trái với nguyên lý Ngũ hành thuộc Âm động trong nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ. Số lợn mẹ = 1 và lợn con = 5 đã chứng tỏ rằng sự phân biệt Âm Dương trong Ngũ hành là sự chuyển hóa liên tục; khi đạt đến độ số tối đa (6) thì chuyển hóa sang hành khác. Hình tượng lợn mẹ và lợn con (tức cùng giống) cũng chứng tỏ rằng: quẻ Càn trong kinh Dịch nằm ở vị trí Âm thủy (cho dù bạn đặt Hậu thiên Bát quái với Hà đồ hay Lạc thư thì tính chất này vẫn không đổi ở hành Thủy) phải cùng hành với quẻ Khảm. Đây là sự minh chứng tiếp tục của quan niệm cho rằng: Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh, bát quái chỉ là ký hiệu, siêu công thức của học thuyết này. Chính bức tranh “Đàn Lợn” trong văn hóa dân gian Việt Nam đã chứng tỏ điều này; khi dấu ấn của Âm Dương và độ số của hành Thủy thể hiện trong bức tranh này. Không những thế tranh “Đàn lợn” còn chứng tỏ nguyên lý trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành mà cổ thư chữ Hán chưa hề nói đến. Cách đây 1000 năm, nhà hiền triết thời Tống bên Trung Hoa là Chu Hy - công bố nguyên lý: “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi…” - mới chỉ nói đến hiện tượng độ số của Ngũ hành trên Hà Đồ và ông cũng không thể lý giải được nội dung của chính điều mà ông công bố.
Thật trân trọng và đáng kính thay, những nghệ nhân tranh dân gian Việt Nam, trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn trung thành với nguyên tác của tổ tiên, để hàng ngàn năm sau đó, con cháu tìm về cội nguồn và minh chứng cho một nền văn hiến trải gần 5000 lịch sử.

Phụ bản:

Đàn cá
Tranh dân gian Đông Hồ

Posted Image

* Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, Thời Hùng Vương và Bí ẩn lục thập hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” Nxb VHTT 2002, đã chứng minh.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ chúng ta so sánh hình Âm Dương trên lá cờ của Hàn Quốc với hình Âm Dương trên các di vật còn lại của nền văn hóa Việt. Chúng giống nhau hoàn toàn và không có hai cái chấm mà các triết gia cổ Hán gọi là Thiếu Âm và Thiếu Dương.

Điểm khác nhau giữa đồ hình Âm Dương Hàn - Việt này là chiều thuận nghịch kim đồng hồ.

Posted Image

Chúng ta không thể nói rằng các triết gia lý học Đông Phương Hàn Quốc bắt chước đồ hình Âm Dương Việt, Tất nhiên càng không thể nói đồ hình Âm Dương Việt trên các di sản văn hóa còn lại bắt chước Hàn Quốc. Tuy nhiên chúng ta chưa thể kết luận gì về biểu tượng Âm Dương duy nhất ở Hàn Quốc qua lá cờ này. Nhưng đây là một hiện tượng đáng lưu ý.

Hy vọng các bạn sinh viên và các nhà nghiên cứu văn Hóa Việt tại Hàn Quốc cung cấp thêm những tư liệu liên quan đến đồ hình Âm Dương còn lưu truyền ở Hàn Quốc. Có thể chúng ta phát hiện ra nhiều điều thú vị liên quan.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ HÌNH ÂM DƯƠNG VIỆT.

Posted Image

Bình trà độc ẩm vẽ hình âm dương Việt.

Posted Image

Bát hương tại chùa Dâu Bắc Ninh và hình Âm Đương Việt.

Posted Image

So sánh với bát hương hiện đại của các nghệ nhân chắc có hiểu chút ít về Dịch Tàu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đồ hình Âm Dương trong đền thờ Mẫu thân sinh ra Thánh Gióng tại Bắc Ninh.

Mấy hôm mạng lỗi nên chưa báo lại cho sư phụ được. Xin đính chính, bức hình sư phụ chụp trong buổi dã ngoại tại quê đệ tử là ở Đền Gióng - thờ Thánh Gióng, trước thuộc Tiên Du - Bắc Ninh nay thuộc xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo truyện cổ tích Việt Nam thì nơi đây trước thuộc bộ Vũ Ninh - nơi sinh ra Thánh Gióng.

Bức phù điêu trên, được đặt ở chính điện thờ Thánh Gióng, theo như các cụ trong làng kể lại thì đã được giữ lại qua vài lần trùng tu, nên có thể có niên đại rất lâu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn nncuong đã hiệu đính. Tôi hy vọng sẽ là bằng chứng rõ hơn cho việc minh chứng một giá trị minh triết Việt phi Hán và là cội nguồn của văn minh Đông phương cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay xin vui mừng báo tin với quí vị và anh chị em quan tâm là tôi đã chụp thêm một số hình ảnh liên quan đến đồ hình Âm Dương Việt. Những di sản phi vật thể Việt là những bằng chứng sắc sảo minh chứng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt.

Khi về nhà tôi sẽ đưa những hình mới chụp lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay xin vui mừng báo tin với quí vị và anh chị em quan tâm là tôi đã chụp thêm một số hình ảnh liên quan đến đồ hình Âm Dương Việt. Những di sản phi vật thể Việt là những bằng chứng sắc sảo minh chứng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt.

Khi về nhà tôi sẽ đưa những hình mới chụp lên.

TH mong những hình chú chụp qué ! he he ... (Y như trẻ con mong quà bành của mẹ vậy !)

Share this post


Link to post
Share on other sites

SO SÁNH HÌNH TƯỢNG ÂM DƯƠNG TRÊN ĐỒ GỐM SỨ VIỆT HIỆN ĐẠI.

Posted Image

Ống sứ chứa hương - nhang được minh họa bằng hình Âm Dương truyền thống Việt.

Chúng ta so sánh với cũng một vật dụng tương tự, nhưng được "hiện đại hóa" bằng kiến thức kinh Dịch Tàu:

Posted Image Posted Image

Hình bên trái là ông đựng hương - nhang thể hiện hình Âm Dương Tàu. Hình bên phải thể hiện hình Âm Dương truyền thống Việt.

Qua so sánh hình tượng Âm Dương trên hai vật dụng cùng tác dụng trên, chúng ta thấy rằng:

Khi thông tin chưa bùng nổ, trong các làng quê Việt các làng nghề vẫn sản xuất theo kiểu truyền nghề "cha truyền con nói". Nên những tri thức di sản văn hóa phi vật thể Việt không bị ảnh hưởng và còn lưu truyền rải rác sót lại đến ngày nay. Nhưng khi những phương tiện thông tin bùng nổ, nhưng tri thức liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành xuất phát từ văn minh Hán và những hình ảnh minh họa lan truyền đến làng quê Việt thì những nghệ nhân tỏ ra "cập nhật kiến thức" đã sửa lại đồ hình Âm Dương truyền thống trên các sản phẩm của họ. Điều này khiến những sản phẩm truyền thống Việt mang những hình tượng sai lệch.

Bây giờ chúng ta so sánh hình tượng con rồng liên quan đến đồ hình Âm Dương Việt và con rồng liên quan đến đồ hình Âm Dương Tàu:

Posted Image Posted Image

Hình bên trái là rồng có hình tượng cận - hiện đại với các họa tiết phức tạp. Còn hình bên phải mang những nét đặc trưng rất đơn giản.

Chúng ta cũng có thể so sánh các họa tiết khác như đám mây, quầng lửa mặt trời....trên các họa tiết minh họa thì ở đồ hình Âm Dương truyền thống đơn giản và mang tích cách điệu cao. Còn ở các họa tiết theo đồ hình Âm Dương Tàu thì rất chi tiết và phức tạp. Trong nghệ thuật hội họa - tính cách điệu và đơn giản hóa càng cao thì càng chứng tỏ tính cao cấp trong nghệ thuật.

Chỉ cần qua hai hình tượng này chúng ta cũng nhận thấy sự cổ điển của hình tượng rồng đi theo đồ hình Âm Dương Việt có tự ngàn xưa so với với lối vẽ bắt chước hình tượng rồng cận hiện đại đi kèm theo đồ hình Âm Dương Tàu.

Sự xuất hiện đồng thời của các đồ gốm sứ Việt có hai hình tượng khác nhau này , cho tôi có thể khẳng định rằng:

Loại đồ hình gốm sứ vẽ các hình Âm Dương Tàu và rồng cận hiện đại xuất hiện cách đây gần nhất 30 năm và không quá 80 năm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

TH cám ơn chú Thiên Sứ nhiều lém!

Tài liệu quý giá!

Hình này rất đặc sắc.

Chỉ biết hình này tuy đơn giản mang nhiều ý nghĩa hơn những hình của Tàu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Wildlavender vì tìm được bài này.

Với tôi chính là hình Âm Dương trong hình trên.

Posted Image

Dòng chữ được ghi dưới những họa tiết hoa văn tại gian Thượng vẫn còn đến bây giờ. (Ảnh Q.C)

Chùa Bạch Y Tuyết Sơn Bồ Tát - được xây dựng vào năm đầu tiên của thế kỷ XIX 1801.

Xóm 8, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).

Hình Âm Dương trong chùa này thuộc về nền minh triết Lạc Việt trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất nhiên nó phải có trước khi thuyết Âm Dương ngũ hành bị Hán hóa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hỏi anh Thiên Sứ: Anh có thể cho biết thêm niên đại ra đời cụ thể của những bức hình trên là bao nhiêu năm? Tương đương với thời đại nào trong xã hội phong kiến Việt Nam?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hỏi anh Thiên Sứ: Anh có thể cho biết thêm niên đại ra đời cụ thể của những bức hình trên là bao nhiêu năm? Tương đương với thời đại nào trong xã hội phong kiến Việt Nam?

Nếu nó mới ra đời trước khi tôi sinh ra thì điều đó có nghĩa lý gì với anh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Niên đại của những bức tranh hay của các cổ vật không phải là sự khai sinh hay giấy chứng nhận cho giá trị hay chứng tích của vật, của hiện tượng. Không nên lầm lẫn giữa quá trình và kết quả. Và hiện tượng, hiện vật chỉ như một nét điểm xuyết cho một hệ thống hay nền tảng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đồ hình Âm Dương Việt trên chùa Vô Vi Tự.

Tất cả những hình ảnh này, xác định rằng:

Có một tư duy minh triết - hay đúng hơn là một cách hiểu khác hoàn toàn về thuyết Âm Dương Ngũ hành chảy trong nền văn hiến Việt và không phải như cổ thư Hán miêu tả. Tất nhiên - nó sẽ liên quan đến tất cả những tri thức của nền Lý học Đông phương - nền tảng cốt lõi của văn minh Đông phương huyền bí.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ và ACE!

Ngày hôm qua mùng 9 tháng giêng, Quý tỵ, Việt Lịch, TG có chuyến đi thăm quan các điểm tâm linh của tỉnh nhà. Khác hẳn với các năm trước năm nay TG đi với tâm trạng Du Xuân là chính. Một sự bất ngờ khi trong chuyến hành trình này TG đặt chân vào chánh điện của ngôi đền có tên Đền Bạch Mã, khi bước vào chánh điện TG bắt gặp cái khay có vẽ đồ hình Âm Dương Việt. Sau khi thấy nó TG liền chụp hình sau đó xuống hỏi ban quản lý ngôi đền để hỏi xem niên đại cái khay này. Các bác quản lý đền cho biết cái khay này có từ lâu không nhớ năm cụ thể năm nào mà chỉ biết nó có từ thời mới có ngồi đền này - đây là một trong những đồ vật lâu năm nhất ở đây, để trên cái khay này có vật gọi là Gà 9 cựa. TG xin post lên đây để SP và ACE được biết ạ.

Posted Image

esized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Imageesized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Imageed to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted ImageResized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực giác thân mến.

Đồ hình Âm Dương Việt thì đã rõ. Nhưng trong bài viết trên có đoạn"

đây là một trong những đồ vật lâu năm nhất ở đây, để trên cái khay này có vật gọi là Gà 9 cựa.

.

Nhưng đồ vật gọi là "Gà 9 cựa" này Trực giác lại không chụp rõ. Nếu thời gian rảnh, Trục giác chụp kỹ linh vật này và gửi lên đây được không?

Nếu quay phim được thì rất tốt.

Tôi cho rằng: Rất có thể đây là ban thờ cô Bơ, hoặc cô Chín!? - Thánh tổ bói toán của Việt tộc. Theo nghiên cứu của tôi - Đây chính là Hịch nữ mà Đức Lạc Long Quân phái xuống cảnh báo vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI về nguy cơ xâm lược của giặc phương Bắc, theo truyền thuyết nói tới.

"Gà Chín cựa" - Tức là "Kê nghi" trù thứ 7 trong "Hồng phạm cửu trù" nổi tiếng trong cổ thư. Nhưng đúng ra phải là Trù thứ 9 - Đây là một trong những mật ngữ quan trong cho thấy Hà Đồ chính là nguyên ủy của đổi chỗ Đoài Ly (có độ số 9 - 7) - cho nên còn gọi là "Cô 9"

Rất cảm ơn Trực giác.

========================

PS: Trực giác đã qua lớp PTLV nào của TT?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực giác thân mến.

Đồ hình Âm Dương Việt thì đã rõ. Nhưng trong bài viết trên có đoạn" .

Nhưng đồ vật gọi là "Gà 9 cựa" này Trực giác lại không chụp rõ. Nếu thời gian rảnh, Trục giác chụp kỹ linh vật này và gửi lên đây được không?

Nếu quay phim được thì rất tốt.

Tôi cho rằng: Rất có thể đây là ban thờ cô Bơ, hoặc cô Chín!? - Thánh tổ bói toán của Việt tộc. Theo nghiên cứu của tôi - Đây chính là Hịch nữ mà Đức Lạc Long Quân phái xuống cảnh báo vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI về nguy cơ xâm lược của giặc phương Bắc, theo truyền thuyết nói tới.

"Gà Chín cựa" - Tức là "Kê nghi" trù thứ 7 trong "Hồng phạm cửu trù" nổi tiếng trong cổ thư. Nhưng đúng ra phải là Trù thứ 9 - Đây là một trong những mật ngữ quan trong cho thấy Hà Đồ chính là nguyên ủy của đổi chỗ Đoài Ly (có độ số 9 - 7) - cho nên còn gọi là "Cô 9"

Rất cảm ơn Trực giác.

========================

PS: Trực giác đã qua lớp PTLV nào của TT?

Sư phụ ơi, Trực giác đã học phong thủy Lạc viêt tại Trung tâm và cũng đã ra Hà Nội sinh hoạt với Câu lạc bộ PTLV được vài lần (đồng chí này nhiệt tình lắm nhưng khoảng cách địa lý cũng phần nào cản trở nên chưa thường xuyên tham gia CLB-PTLV được Sư phụ ạ/.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vâng ạ, con sẽ thực hiện như Sư phụ yêu cầu ạ!
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ hình âm dương của nhà thờ họ TG ạ, Sư phụ có ý kiến gì không ạ? con làm được gần 01 năm rồi ạ.

=========================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites