Posted 25 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) THUYẾT ĐỒNG NHẤT CỦA DỊCH "NHỮNG CHỮ CÓ ÂM GIỐNG NHAU SẼ CÙNG NHAU TRỢ NGHĨA CHO CÁI THỨ MÀ ĐƯỢC GỌI THEO ÂM ĐÓ" Giải: Đơn giản chỉ là sự Đồng Âm của chữ Hán vậy mà mãi chẳng có ai chịu hiểu cho. Một Âm có thể có nhiều Chữ, một Chữ có thể có nhiều Nghĩa. Thái Cực tức là quá nhiều Cực. Edited 25 Tháng 3, 2010 by dichnhan07 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2010 Ví dụ của anh dài dòng hơn kết luận, ví như âm thịnh dương suy; câu kết không đồng nhất với nội dung. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2010 Tôi chưa có đưa ví dụ. Sau đây mới là ví dụ: Ví như quẻ Cấu, nó vừa là “kết hợp”,vừa là “phân rẽ”, nói Cấu là “phân rẽ” cũng đúng mà nói là “kết hợp” cũng chẳngsai. Điều này là một điểm tương đồng giữa Dịch học và Số học. Với Số học, trong1 số cũng có 2 hình thái trái ngược, mâu thuẫn nhau. Ví như số 0, nó vừa có ýnghĩa là “vô tận” lại vừa có nghĩa là “hữu hạn”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2010 44. Cấu: Gồm 13 chữ. (Có thể còn nữa). 44. Thiên Phong Cấu : cáu bẩn, nhơ nhuốc, gặp, kín đáo, hợp, xây dựng, châm chọc, phân rẽ, mắng, nhục, mua sắm, mưu bàn. (Có thể còn nữa) Nếu coi Cấu là số 1 thì những ý nghĩa của nó tương tự như là 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, 91….. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2010 Câu Hỏi Hàng Ngàn Năm Tại Sao Vua Phục Hy Vạch Quẻ Mà Không Đặt Văn Tự? Câu trả lời ẩn trong Văn ngôn? “Cùng tiếng ứng nhau, cùng khí tìm nhau, nước nhảy chỗ ướt, lưat tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy”. Câu hỏi nay đã được trả lời: Bởi vì sợ rằng người đời sau học Dịch sẽ chấp nê văn tự thì sự học chẳng khác nào như chọn vỏ bỏ ngọc. Biến đổi để sinh thành cái mới trong hào và quẻ - không đóng khung ở những “từ” mà giải thích - phải lấy được ẩn ý ngoài từ. Đó mới là yêu cầu của người đi tìm dịch đạo Người đời học hiểu – Quá nghe lời cũ - Mấy gốc - Dịch hiểu quá hẹp (Chính Dịch Tâm Pháp) Hàng ngàn năm trước không ai tuyên bố bí mật này, hang ngàn năm sau chắc cũng chẳng hy vọng gì hơn. Nay tôi nói thẳng ra ý cổ nhân để Dịch không mất gốc, và cũng là để tiếp nối sự nghiệp truyền Dịch ở đời. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2010 Không biết đời Vua Phục Hy đã có chữ viết chưa chú dichnhan07 nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2010 Vật Lý Luận Từ khi phân chia ra Tam Tài, và định ra Bát Quái, vạn vật không ở ngoài Ngũ hành, quần sinh đều cùng nằm trong Nhị khí. Vua Phục Hy là ông tổ của Văn Tự. Thương Hiệt là người khởi đầu của việc làm sách. Với chân chim mà thành chương cú, chẳng là do tượng hình, hội ý, mây rồng tụ họp, truyền lại bằng trúc giản, tất thư (thẻ tre, sách sơn). Tần Hán trở về sau, chữ Lệ thay thế, rồi có chuông đồng, lại có chữ Chân, chữ Thảo. Hình dạng các chữ ây, ngày nay còn thấy, nhưng nghĩa thì xuất phát từ thời cổ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2010 Địa Trạch Lâm: Hào 2: Tượng viết: Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy. (Theo Kinh Dịch Trọn Bộ). Dịch Âm: Hàm lâm, cát, vô bất lợi, vị thuận mệnh dã. Hào này, tôi thấy lời Tượng có chỗ lầm lạc nên sửa lại. Cũng chỉ khác lời Hào là thêm 4 chữ “vị thuận mệnh dã”. Truyện rằng: Năm 1513, tháng 8 mùa thu, ngày 30, có sắc chỉ rằng: Các tuấn sĩ vệ Cẩm y, người nào bị sung quân thì khai lại để đuổi về nguyên quán theo như lệ. Dựng bia ghi tên tiến sĩ khoa Tân Mùi năm Hồng Thuận thứ 3. Sai Công bộ thượng thư chưởng bộ sự, tri Hiển Phúc điện Uy quận công Nguyễn Bá Lân trông coi việc dựng bia, Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư, Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri kinh diên sự Đôn Thư bá Lê Tung soạn bi ký; Trung thư xá nhân Ngô Ninh viết chữ chân, Tri thượng bảo giám các cục Nguyễn Huệ viết chữ triện. …………………………………………� �……. Qua 2 câu chuyện ở tháng 8 năm 1513, ta thấy nếu dùng theo bản dịch “Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy” thì chưa thật rõ ý mà lại còn bị hiểu sai về câu “chưa thuận mệnh vậy”. Làm theo sắc chỉ sao lại gọi là “chưa thuận mệnh vậy”, đã “chưa thuận” thì sao lại tốt được. Xét nghĩa 3 âm “Hàm-Lâm-Vị” -“Hàm” gồm 12 chữ, có các ý nghĩa sau: dung được (đủ chỗ dung được), ngậm (ngậm gì đó trong miệng), khắp cả, đều, hết thảy, ngu si, (hám: hại, quả quyết), vui mãi, miệt mài, nuốt. -“Lâm” gồm 5 chữ, có các ý nghĩa sau: đông đúc, ngâm nước, ở trên soi xuống, tới, kịp, mưa dầm. -“Vị” gồm 16 chữ, có các ý nghĩa sau: ngồi, nếm, bùi ngùi, trơ trọi, chưa, không, giúp, xúm xít, bề bộn lộn xộn, bình luận, nói, chăm, siêng. Tất cả những nghĩa này đều có thể dùng để luận đoán. Hiểu theo ý nghĩa của 2 câu chuyện, ta có thể sửa lại lời Tượng là: “Soi xét khắp cả, tốt, không gì không lợi, siêng năng thuận mệnh vậy”. Bài Học: Khi người xem ở vào hào này thì nên xem xét lại những gì mình đã làm, xem có lỗi sai gì không, rồi sau đó tập trung vào công việc trước mắt. Share this post Link to post Share on other sites